Tình trạng quá cảm ngà của bệnh nhân khoa răng hàm mặt – Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh

KẾT LUẬN Việc chẩn đoán chính xác tình trạng quá cảm ngà nhằm đưa ra hướng điều trị thích hợp đã và đang là một vấn đề nghiên cứu được quan tâm hiện nay. Qua khảo sát cho thấy phần trăm bệnh nhân có quá cảm ngà chiếm tỉ lệ khá cao 55,41%. Tỉ lệ này được báo cáo tăng lên theo tuổi, hơn nữa, sự tăng mức độ ngà lộ do tụt nướu thường đi kèm với sự tăng mức độ mòn răng do chế độ ăn uống những chất có tính axít làm cho tỉ lệ quá cảm ngà sẽ lại càng gia tăng nhiều hơn trong tương lai. Bên cạnh đó, do việc thực hành vệ sinh răng miệng và sự phát triển của các phương pháp điều trị nha chu, bệnh nhân có thể giữ được răng lại lâu hơn trong miệng và có sự tăng tình trạng ngà lộ, điều này dẫn đến tỉ lệ quá cảm ngà tiếp tục gia tăng. Vì vậy, yêu cầu tìm ra các phương pháp đo lường chính xác tình trạng quá cảm ngà của bệnh nhân cũng như các biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay trong nha khoa.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 19 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng quá cảm ngà của bệnh nhân khoa răng hàm mặt – Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 143 TÌNH TRẠNG QUÁ CẢM NGÀ CỦA BỆNH NHÂN KHOA RĂNG HÀM MẶT – ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM Phạm Thị Mai Thanh*, Ngô Thị Quỳnh Lan** TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát tình trạng quá cảm ngà của bệnh nhân Khoa Răng Hàm Mặt – Đại học Y Dược TP.HCM năm 2014. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 370 bệnh nhân của Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược TP.HCM, từ 18 đến 65 tuổi. Sử dụng thám trâm điện tử Yeaple (Model 200A Electronic Force Sensing Probe) để đánh giá tình trạng quá cảm ngà. Kết quả: Tỉ lệ phần trăm bệnh nhân có quá cảm ngà 55,41%, trong đó nữ bị quá cảm ngà nhiều hơn nam có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Lứa tuổi bị quá cảm ngà nhất là nhóm 23-31 tuổi (30,73%). Trung bình một bệnh nhân có 3,9 răng bị quá cảm ngà, trong đó nam (3,3 răng) thấp hơn nữ (4,3 răng) có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Nhóm tuổi từ 32-45 có trung bình số răng bị quá cảm cao nhất là 5 răng. Nhóm răng bị quá cảm ngà phổ biến nhất là răng cối nhỏ (63,78%), và răng cửa là nhóm răng ít bị quá cảm ngà nhất (18,65%). Răng cối nhỏ thứ nhất hàm dưới bị quá cảm ngà nhiều nhất (37,03%) và ít bị quá cảm ngà nhất là răng cối lớn thứ hai hàm trên (4,05%). Kết luận: Tỉ lệ quá cảm ngà của bệnh nhân trong nghiên cứu này là 55,41%. Từ khóa: Quá cảm ngà, thám trâm điện tử Yeaple. ABSTRACT PREVALENCE OF DENTINE HYPERSENSITIVITY AMONG PATIENTS ATTENDING THE FACULTY OF ODONTO – STOMATOLOGY, UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY, HOCHIMINH CITY Pham Thi Mai Thanh, Ngo Thi Quynh Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 143 - 149 Objectives: This study aimed to investigate the prevalence of dentine hypersensitivity among patients attending the Faculty of Odonto-Stomatology, University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City, Vietnam. Methods: This descriptive cross-sectional study was conducted on 370 patients (155 males and 215 females) attending the clinics of Faculty of Odonto-Stomatology, University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City, aged between 18 to 65 years old. Dentine hypersensitivity was assessed by a tactile method using Yeaple Probe (Model 200A Electronic Force Sensing Probe). The mean sensitivity score based on the Yeaple Probe Index (0 = subject does not respond and 3 = subject considers stimulus to be painful). Results: Of the patients 205 were diagnosed as having dentine hypersensitivity, giving a prevalence figure of 55.41%. Prevalence of dentine hypersensitivity for female was statistically significant higher than that of male (p<0.001). The mean number of hypersensitive teeth was 3.9 per patient, it was higher in females (4.3 teeth) than in males (3.3 teeth)( p<0.001). The prevalence of dentine hypersensitivity was highest among 23- to 31- year olds (30.73%). An age peak was observed. The mean number of dentine hypersensitive teeth per patient showed a peak * Khoa Răng Hàm Mặt, ĐH Y Dược, TP.Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS.Phạm Thị Mai Thanh ĐT: 0909358185 Email: phamthimaithanh186@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 144 (5 teeth) in the 32-45 year age group. The premolars (63.78%) were the most common teeth sensitive while incisors (18.65%) were the least sensitive ones. The commonest teeth affected by dentine hypersensitivity were the first premolars of mandible (37.03%), the second molars of maxilla (4.05%) were the least sensitive ones. Conclusion: The prevalence of dentine hypersensitivity in this studied population was 55.41%. Key words: Dentine hypersensitivity, Yeaple Probe. MỞ ĐẦU Quá cảm ngà là một vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến nhiều người(6,8,9,10). Việc chẩn đoán chính xác tình trạng cũng như mức độ trầm trọng quá cảm ngà sẽ giúp các chuyên gia nha khoa đưa ra những hướng tiếp cận khác nhau trong việc điều trị cho bệnh nhân đang hoặc có nguy cơ cao gặp phải quá cảm ngà. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp đo lường quá cảm ngà, việc chọn lựa một hoặc nhiều phương pháp tùy thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia, mục tiêu nghiên cứu cũng như quy mô của cơ sở điều trị(2). Khác với đo lường các bệnh răng miệng cơ bản như sâu răng và nha chu về phương tiện và chỉ số đo đạc, việc đo lường quá cảm ngà chủ yếu dựa vào nhận thức đau của mỗi cá thể dưới các tác nhân kích thích trên ngà răng. Các kích thích này thường được chia thành năm nhóm chính: cơ học, hóa học, điện, nhiệt và bay hơi. Thực tế trên lâm sàng, các kích thích này có thể được tạo ra từ những phương tiện đơn giản, rẻ tiền như kích thích cơ học gây ra bởi thám trâm nha khoa, hay kích thích nhiệt - bay hơi từ luồng hơi của ghế nha khoa đến các thiết bị đo lường khách quan như thám trâm điện tử Yeaple - là một dụng đo lực cọ xát có hiển thị cường độ lực. Phương pháp này giúp xác định đúng thời điểm khởi đầu sự ê buốt răng (ngưỡng đau) cho nên được xem phương pháp chẩn đoán chính xác tình trạng quá cảm ngà(2,3). Tại Việt Nam, trong những năm gần đây số lượng báo cáo về tỉ lệ hiện mắc quá cảm ngà liên tục gia tăng và nhu cầu chăm sóc răng miệng ngày càng cao(4,6,10). Chính vì vậy việc chẩn đoán chính xác tình trạng quá cảm ngà, qua đó đưa ra hướng điều trị nhằm cải thiện tình trạng ê buốt, khó chịu cho bệnh nhân là vấn đề mà các chuyên gia Răng Hàm Mặt quan tâm trong thực tế lâm sàng. Để khảo sát tình trạng này, nhiều nghiên cứu dịch tễ học răng miệng đã thực hiện trong cộng đồng bằng những thang đo lường khác nhau, tuy nhiên hầu hết chỉ sử dụng các phương pháp đo lường dựa trên cảm nhận chủ quan của người đo lẫn người bệnh như “thám trâm nha khoa”, “luồng hơi”, “bảng câu hỏi” Kết quả thực tế cho thấy có sự chênh lệch về tỉ lệ cũng như mức độ trầm trọng của quá cảm ngà giữa các phương pháp đo lường(6,10). Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào sử dụng các phương pháp đo lường khách quan ghi nhận quá cảm ngà trên người Việt Nam. Chính vì vậy nghiên cứu này được tiến hành nhằm khảo sát tình trạng quá cảm ngà trên nhóm bệnh nhân của Khoa Răng Hàm Mặt – Đại học Y Dược TP.HCM thông qua việc sử dụng thám trâm điện tử Yeaple - được xem là phương pháp chuẩn trong chẩn đoán quá cảm ngà. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm các mục tiêu sau: 1- Xác định tỉ lệ quá cảm ngà răng trên bệnh nhân của Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược TP.HCM. 2- Mô tả mức độ trầm trọng quá cảm ngà răng trên bệnh nhân có quá cảm ngà của Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược TP.HCM. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu Mẫu nghiên cứu bao gồm 370 bệnh nhân đến tư vấn, khám và điều trị răng miệng tại các khu điều trị lâm sàng của Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược TP.HCM cũng như các đơn vị Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 145 thực hành Răng Hàm Mặt trên địa bàn TP.HCM trực thuộc Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược TP.HCM năm 2014. Tiêu chí chọn mẫu Có tiền sử quá cảm ngà răng. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tuổi từ 18 đến 65. Sức khỏe tổng quát tốt. Tiêu chí loại trừ Ở mức độ cá thể Đang được điều trị quá cảm ngà dưới bất kỳ hình thức nào. Mang khí cụ chỉnh nha và hàm giả. Đang sử dụng thuốc giảm đau, an thần hoặc thuốc điều trị tâm thần. Vệ sinh răng miệng kém, mảng bám và vôi răng nhiều. Bệnh nhân nghi ngờ bị bệnh nha chu. Nhiễm trùng đường hô hấp cấp trong ngày khám. Bệnh nhân đang mang thai hoặc cho con bú. Ở mức độ răng Những răng có sâu răng 1/3 cổ mặt ngoài. Những răng có miếng trám tại vị trí 1/3 cổ mặt ngoài. Những răng đã được điều trị nội nha. Những răng có sang thương sâu răng nghi ngờ ảnh hưởng tủy răng. Răng trụ cho hàm giả tháo lắp hay hàm giả cố định. Răng đang mang khâu chỉnh nha. Răng có triệu chứng tương tự quá cảm ngà: răng nứt, gãy; răng nhạy cảm sau khi trám Quy trình nghiên cứu Bước 1: Sàng lọc bệnh nhân thông qua vệc sử dụng bảng câu hỏi, đánh giá tình trạng quá cảm ngà dựa vào cảm nhận chủ quan của bệnh nhân. Dựa vào kết quả trả lời (nghi ngờ/ chắc chắn quá cảm ngà), bệnh nhân được đưa vào nhóm đánh giá thử nghiệm lâm sàng. Bước 2: Đánh giá quá cảm ngà bằng thám trâm điện tử Yeaple (Model 200A Electronic Force Sensing Probe), đầu thám trâm đặt vuông góc với cổ răng mặt ngoài tại đường nối men-xê măng. Ban đầu sử dụng lực 10 gram và sau đó tăng lực lên từng nấc (10g/nấc) cho đến khi bệnh nhân cảm thấy khó chịu hoặc khi lực đạt đến 100 gram. Ghi nhận lực tại thời điểm này (ngưỡng đau). Đồng thời phân loại mức độ đáp ứng của bệnh nhân theo thang 0-3(3). 0 : không đau ở lực > 75g 1 : đau ở 50g < lực ≤ 75g 2 : đau ở 25g < lực ≤ 50g 3 : đau ở lực ≤ 25g Hình 1: Thám trâm điện tử Yeaple (3) KẾT QUẢ Bảng 1. Tỉ lệ % bệnh nhân có quá cảm ngà theo giới. Tình trạng quá cảm ngà răng Tỉ lệ % quá cảm ngà Nam N (%) Nữ N (%) Tổng N (%) Có quá cảm ngà 73 (47,1) 132 (61,4) 205 (55,41) Không có quá cảm ngà 82 (52,9) 83 (38,6) 165 (44,59) Kiểm định χ2, p<0,001 Bảng 2. Trung bình số răng có quá cảm ngà của bệnh nhân theo giới. Giới tính Trung bình số răng có quá cảm ngà TB ĐLC Nam 3,35 0,07 Nữ 4,31 0,06 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 146 Chung 3,96 0,05 Kiểm định T cho hai mẫu độc lập, p<0,001 Bảng 3. Tỉ lệ % bệnh nhân có quá cảm ngà theo nhóm tuổi. Tình trạng quá cảm ngà răng Tỉ lệ % quá cảm ngà theo nhóm tuổi ≤ 22 N (%) 23 – 31 N (%) 32 – 45 N (%) ≥ 46 N (%) Tổng N (%) Có quá cảm ngà 28 (13,66) 63 (30,73) 61 (29,76) 53 (25,85) 205 (55,41) Không có quá cảm ngà 64 (38,78) 33 (20) 35 (21,21) 33 (20) 165 (44,59) Kiểm định χ2, p<0,001 Bảng 4. Trung bình số răng có quá cảm ngà của bệnh nhân theo nhóm tuổi. Tình trạng quá cảm ngà răng Trung bình số răng quá cảm ngà theo nhóm tuổi ≤ 22 TB (ĐLC) 23 – 31 TB (ĐLC) 32 – 45 TB (ĐLC) ≥ 46 TB (ĐLC) Tổng TB (ĐLC) Số răng 3,07 (0,12) 3,18 (0,06) 5 (0,09) 4,16 (0,11) 3,96 (0,05) Kiểm định ANOVA 1 yếu tố, p<0,001 Biểu đồ 1. Tỉ lệ % bệnh nhân có quá cảm ngà theo từng nhóm răng. Biểu đồ 2. Tỉ lệ % bệnh nhân có quá cảm ngà theo từng răng ở hai hàm. BÀN LUẬN Trong thời gian nghiên cứu, tổng cộng có 370 bệnh nhân tuổi từ 18 đến 65 đến tư vấn, khám và điều trị răng miệng tại Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược TP.HCM thỏa các tiêu chí chọn mẫu. Trong đó có 155 nam (41,89%) và 215 nữ (58,11%), chiếm tỉ lệ 1/1,39. Tỉ lệ nữ cao hơn nam, điều này có thể do nữ thường quan tâm đến tình trạng răng miệng nên có nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng nhiều hơn nam, vì vậy tổng số bệnh nhân nữ đến khám răng miệng của Khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược TP.HCM cao hơn bệnh nhân nam. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Theo y văn chúng tôi thấy rằng quá cảm ngà thường gặp ở lứa tuổi từ 20-40, cao nhất ở khoảng 35-40 tuổi và giảm dần trong độ tuổi 40- 60, do vậy trong nghiên cứu này chúng tôi chọn đối tượng từ 18 đến 65 tuổi(1,7,8). 18 tuổi được xem là lứa tuổi đã trưởng thành về mặt giới tính cũng như tâm lý. Các đối tượng từ 18 tuổi trở lên có thể tự cảm nhận được triệu chứng đau do quá cảm ngà và phân biệt được với các cơn đau khác trên lâm sàng (sâu răng, răng nứt, răng gãy, răng nhạy cảm sau khi trám). Về mặt giải phẫu học, ngà răng ở các răng vĩnh viễn bắt đầu có sự gia tăng số trung bình về mật độ và kích thước các ống ngà từ tiếp nối ngà - tủy đến tiếp nối men - ngà ở người từ 16-75 tuổi, sự thay đổi này có ảnh hưởng đến cơ chế gây đau trong quá cảm ngà theo thuyết thủy động học. Ngoài ra, sau 65 tuổi các đối tượng thường bị suy yếu về sức khỏe Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 147 tổng quát cũng như sức khỏe răng miệng. Nghiên cứu tại Mỹ 1978 và 1988 cho thấy tỉ lệ phần trăm người trưởng thành mất răng toàn bộ cao nhất sau 65 tuổi (67% - 79%) do ảnh hưởng bệnh sâu răng và nha chu - hai bệnh răng miệng vốn rất phổ biến từ trước đến nay. Việc mất nhiều răng trong miệng có thể ảnh hưởng đến kết quả về trung bình số răng có quá cảm ngả cũng như tỉ lệ phần trăm nhóm răng có quá cảm ngà của bệnh nhân. Nhiều nghiên cứu cùng đề tài trên thế giới cũng chọn đối tượng mẫu là bệnh nhân của bệnh viện Đại học hoặc bệnh nhân ở các phòng khám nha khoa(1,8,9). Việc chọn dân số mẫu là bệnh nhân có thể không phản ánh chính xác tình trạng quá cảm ngà của dân số nói chung, do bệnh nhân đến khám tại các bệnh viện và phòng khám nha khoa đa số có vấn đề về sức khỏe răng miệng, hầu hết bệnh nhân đến khám và điều trị nha khoa ít nhiều bị ảnh hưởng bởi bệnh nha chu nhiều hơn dân số bình thường nên kết quả ghi nhận trên đối tượng này không phản ánh khách quan tình trạng quá cảm ngà của dân số. Tuy nhiên, trong tiêu chí chọn mẫu của chúng tôi những bệnh nhân có vôi răng, mảng bám nhiều, nghi ngờ bị viêm nha chu cũng như những răng có triệu chứng giống quá cảm ngà như răng nứt, răng sâu lớn, răng bị viêm tủy đều đã loại ra khỏi nghiên cứu, chính vì vậy dân số nghiên cứu không làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá tình trạng quá cảm ngà. Hơn nữa, nghiên cứu thực hiện với cỡ mẫu tương đối lớn (370 bệnh nhân tương ứng với 9443 răng) và độ tuổi khá rộng từ 18-65 có thể phản ánh đầy đủ tỉ lệ phần trăm cũng như mức độ trầm trọng quá cảm ngà giữa các nhóm tuổi, điều mà trước đây chưa có nghiên cứu nào thực hiện ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Việc đánh giá tình trạng quá cảm ngà của bệnh nhân thông qua sử dụng các phương pháp kích thích lên vùng cổ răng gần đường nối men - xê măng để đánh giá đáp ứng đau của bệnh nhân là một trong những phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn và thường được các tác giả trên thế giới sử dụng với mục tiêu chẩn đoán quá cảm ngà(2,3). Hiện nay, trên lâm sàng có nhiều phương pháp đo lường quá cảm ngà bao gồm sử dụng kích thích điện (Tarbet 1982), nhiệt (Mazor 1991), thổi hơi và cọ xát (Carlo 1982, Johansen 1998) (2,3). Mặc dù rất nhiều tác động có thể gây đau trên ngà răng, nhưng không phải tất cả đều có ý nghĩa như nhau vì kích thích phải mô phỏng được những tác động tự nhiên mà bệnh nhân gặp phải. Do đó việc chọn lựa kích thích cũng rất quan trọng. Không như nhiều nghiên cứu khác, đánh giá tình trạng quá cảm ngà dựa trên các phương pháp đo lường chủ quan như thám trâm nha khoa, luồng hơi. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thám trâm điện tử Yeaple - một thiết bị đo lực cọ xát có hiển thị cường độ lực để đo lường tình trạng này. Cường độ lực cọ xát khởi đầu là 10 gram, tăng mỗi 10g/nấc cho đến khi bệnh nhân cảm thấy khó chịu hoặc khi cường độ lực tối đa là 100 gram. Phương pháp này giúp xác định đúng thời điểm khởi đầu sự ê buốt răng (ngưỡng đau) cho nên đây được xem là công cụ chẩn đoán khách quan nhất tình trạng quá cảm ngà hiện nay trên thế giới do có thể đo lường lực tác động(2,3). Kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng độ tuổi và giới tính của các đối tượng tham gia nghiên cứu đã phản ánh được một số đặc điểm dịch tễ học của quá cảm ngà ở người Việt Nam trưởng thành. Tỉ lệ phần trăm bệnh nhân có quá cảm ngà Tỉ lệ hiện mắc quá cảm ngà trong nghiên cứu của chúng tôi là 55,41% (Bảng 1). Kết quả này phù hợp với các báo cáo trước đây của tác giả Hoàng Đạo Bảo Trâm (2012) và Tống Minh Sơn (2014) cho rằng tỉ lệ nhạy cảm ngà ở người Việt Nam trưởng thành khoảng 47% - 57% và tỉ lệ này nằm ở mức trung bình trên thế giới(4,5,8,10). Tuy nhiên một số nghiên cứu đưa ra một tỉ lệ thấp hơn từ 2,8% - 18,2% (1). Sự khác biệt này có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi bao Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 148 gồm những bệnh nhân đến khám răng miệng tại trường Đại học, tất cả các đối tượng đã được sàng lọc thông qua bảng câu hỏi trước khi đánh giá lâm sàng nên đây là những đối tượng có nguy cơ mắc phải quá cảm ngà, nhưng thấp hơn so với kết quả của một số nghiên cứu khác vì các tác giả chọn đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân của Bệnh viện, đây được xem là nhóm đối tượng có quá cảm ngà cao. Trong nghiên cứu này, kết quả còn ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỉ lệ phần trăm nam và nữ có quá cảm ngà, với tỉ lệ nữ có quá cảm ngà cao hơn nam (Bảng 1). Sự khác biệt này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây(5,6,7). Cho đến nay, sự khác biệt này vẫn còn đang tranh cãi, đa số các tác giả cho rằng nữ có sức khỏe tổng quát và nhận thức vệ sinh răng miệng tốt hơn, thường xuyên chải răng nhiều hơn nên họ dễ nhạy cảm với đau hơn nam. Ngoài ra, cũng có thể do chế độ ăn khác nhau nên nữ có răng bị mài mòn và xoi mòn nhiều hơn nam. Tần suất quá cảm ngà tăng dần theo tuổi và đặc biệt cao nhất ở lứa tuổi thanh niên (23-31 tuổi) chiếm tỉ lệ 30,73% và sau đó giảm dần theo tuổi tác. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001 (Bảng 2). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Từ Uyên (2010)(6). Trong nghiên cứu đó, tác giả nhận thấy những đối tượng từ 23 tuổi trở lên có quá cảm ngà cao nhất. Một nghiên cứu khác của Tống Minh Sơn (2014) cũng đã báo cáo tỉ lệ phần trăm quá cảm ngà gặp nhiều ở lứa tuổi 22-40 (87,83%), trong đó cao nhất là dưới 30 tuổi(10). Trung bình số răng có quá cảm ngà Kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy trung bình một bệnh nhân có 3,9 răng quá cảm ngà. Trung bình số răng có quá cảm ngà ở nam (3,3 răng) thấp hơn nữ (4,3 răng) có ý nghĩa thống kê (p<0,001) (Bảng 3). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Liu (1998), theo tác giả trung bình số răng có quá cảm ngà là 3,8 răng. Sự tương đồng này có thể do mẫu nghiên cứu của Liu có khoảng tuổi khá rộng từ 20-83 tuổi, do đó trung bình số răng bị quá cảm của nghiên cứu này cao(5). Tuy nhiên, đây là con số lớn hơn nhiều so với kết quả của những nghiên cứu khác. Theo Nguyễn Thị Từ Uyên (2010), trung bình số răng quá cảm là 1,12 - 2,48, có thể lý giải sự khác biệt này do nghiên cứu chỉ thực hiện trên những đối tượng là sinh viên từ 19-23 tuổi, đây là lứa tuổi ít có quá cảm ngà nhất trong nghiên cứu của chúng tôi cho nên trung bình số răng quá cảm thấp hơn(6). Kết quả ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,001) về trung bình số răng bị quá cảm ngà giữa các nhóm tuổi. Trung bình số răng có quá cảm ngà cao nhất ở nhóm tuổi từ 32-45, trong đó cao nhất là 5 răng (Bảng 4). Nhìn chung kết quả này khá phù hợp với nghiên cứu của Çolak (2012) với trung bình số răng quá cảm cao nhất là 5,5 răng ở nhóm tuổi từ 41-50(1). Trung bình quá cảm ngà ở các nhóm răng Nghiên cứu này cho thấy bệnh nhân có răng cối nhỏ bị quá cảm ngà nhiều nhất chiếm tỉ lệ 63,78% và răng cửa là nhóm răng ít bị quá cảm nhất với 18,65% (Biểu đồ 1). Tương tự, nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới cũng cho rằng răng cối nhỏ là nhóm răng thường bị quá cảm nhất(1,6). Một số tác giả khác như Taani và Awartani (2002) hay Rees (2003) lại báo cáo răng cửa là nhóm răng bị ảnh hưởng nhiều nhất(8,9). Nghiên cứu thực hiện trên đối tượng là những bệnh nhân đang điều trị bệnh nha chu của trường Đại học, sự khác biệt này dẫn đến làm sai lệch kết quả trong nhóm răng bị ảnh hưởng nhất. Trong điều trị viêm nha chu không phẫu thuật, nhóm răng cửa một chân đáp ứng tốt hơn so với nhóm răng nhiều chân, ở răng cửa việc loại bỏ mô nhiễm trùng ở bề mặt chân răng dường như dễ dàng hơn và do vậy nó được giữ lại trên miệng lâu hơn so với răng nhiều chân. Sự tụt nướu có thể là nguyên nhân khiến các răng cửa có nguy cơ nhạy cảm nhiều hơn. Mặt khác, bệnh nhân cũng thực sự muốn giữ lại những răng này lâu Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 149 hơn chủ yếu do thẩm mỹ ngay cả khi các răng này đã bị suy yếu trầm trọng. Khi phân biệt chi tiết giữa hàm trên và hàm dưới, nghiên cứu còn cho thấy nhóm răng cối nhỏ hàm dưới bị quá cảm ngà nhiều nhất và răng cối lớn thứ hai hàm trên là nhóm ít bị quá cảm ngà nhất. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu Nghiên cứu của chúng tôi đã sử dụng thám trâm điện tử Yeaple để đo lường tình trạng quá cảm ngà. Trong chẩn đoán và điều trị quá cảm ngà hiện nay, thám trâm điện tử Yeaple là một thiết bị cơ học được Hướng dẫn ADA khuyến nghị sử dụng như là một “phương pháp chuẩn”. Ưu điểm chính của thám trâm Yeaple là sự nhạy xúc giác có thể ghi lại dưới dạng một lực cố định và lực này có thể lặp lại được. Đầu thám trâm cũng có khả năng tiếp xúc đến tất cả bề mặt răng(2,3). Tuy nhiên, thiết bị đo này có giá thành cao và khá hiếm trên thị trường thế giới và tại Việt Nam nên ít được sử dụng trong các điều tra cộng đồng. Do đó, để khắc phục những hạn chế trên, cần thêm nữa các nghiên cứu tiến hành so sánh thám trâm nha khoa và luồng hơi là hai phương pháp được sử dụng khá phổ biến trên thế giới nhằm khẳng định giá trị chẩn đoán của cả hai phương pháp này, qua đó có thể ứng dụng phương pháp này trong các nghiên cứu dịch tễ học về quá cảm ngà ở Việt Nam. KẾT LUẬN Việc chẩn đoán chính xác tình trạng quá cảm ngà nhằm đưa ra hướng điều trị thích hợp đã và đang là một vấn đề nghiên cứu được quan tâm hiện nay. Qua khảo sát cho thấy phần trăm bệnh nhân có quá cảm ngà chiếm tỉ lệ khá cao 55,41%. Tỉ lệ này được báo cáo tăng lên theo tuổi, hơn nữa, sự tăng mức độ ngà lộ do tụt nướu thường đi kèm với sự tăng mức độ mòn răng do chế độ ăn uống những chất có tính axít làm cho tỉ lệ quá cảm ngà sẽ lại càng gia tăng nhiều hơn trong tương lai. Bên cạnh đó, do việc thực hành vệ sinh răng miệng và sự phát triển của các phương pháp điều trị nha chu, bệnh nhân có thể giữ được răng lại lâu hơn trong miệng và có sự tăng tình trạng ngà lộ, điều này dẫn đến tỉ lệ quá cảm ngà tiếp tục gia tăng. Vì vậy, yêu cầu tìm ra các phương pháp đo lường chính xác tình trạng quá cảm ngà của bệnh nhân cũng như các biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay trong nha khoa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Çolak H, Demirer S, Hamidi M (2012). Prevalence of dentine hypersensitivity among adult patients attending a dental hospital clinic in Turkey. West Indian Med J,61 (2), pp.174-179. 2. Gillam D.G., Newman H.N. (1993). Assessment of pain in cervical dentinal sensitivity studies. A review. J Clin Periodontol, 20, pp.383-394. 3. Kleinberg I, Kaufman H.W., Wolff M (1994). Measurement of tooth hypersensitivity and oral factors involved in its development. Archs Oral Biol, 39, pp.63S-71S. 4. Lê Nữ Khôi Nguyên, Phạm Ngọc Dung, Hoàng Đạo Bảo Trâm (2005). Thử nghiện lâm sàng hiệu quả điều trị quá cảm ngà cổ răng của vécni shellac F. Tiểu luận tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM. 5. Liu H.C., Lan W.H., Hsieh C.C. (1998). Prevalence and distribution of cervical dentin hypersensitivity in a population in Taipei, Taiwan. Journal of Endodontics, 24 (1), pp.45-47. 6. Nguyễn Thị Từ Uyên, Trần Đức Thành, Hoàng Trọng Hùng (2010). Tình trạng quá cảm ngà răng của sinh viên Đại học Y Dược TP.HCM. Tiểu luận tốt nghiệp Bác sĩ Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM. 7. Que K, Ruan J, Fan X, Liang X, Hu D (2010). A multi-centre and cross-sectional study of dentine hypersensitivity in China. Journal of Clinical Periodontology, 37, pp.631-637. 8. Rees J.S., Jin L.J., Lam S, Kudanowska I (2003). The prevalence of dentine hypersensitivity in a hospital clinic population in Hong Kong. Journal of Dentistry,31, pp.453-461. 9. Taani S.D.M.Q., Awartani F (2002). Clinical evaluation of cervical dentine sensitivity (CDS) in patients attending general dental clinics (GDC) and periodontal speciality clinics (PSC). Journal of Clinical Periodontology, 29, pp.118-122. 10. Tống Minh Sơn (2013). Tình trạng nhạy cảm ngà răng của nhân viên công ty Bảo hiểm Nhân thọ tại Hà Nội. Nghiên cứu Y học, số 5, tr.31-36. Ngày nhận bài báo: 30/01/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/02/2015 Người phản biện: TS Huỳnh Kim Khang Ngày bài báo được đăng: 10/04/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_trang_qua_cam_nga_cua_benh_nhan_khoa_rang_ham_mat_dai_h.pdf
Tài liệu liên quan