Tình trạng stress và các yếu tố liên quan ở học sinh trường Trung học Phố thông Nam Hà, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai năm 2012

KẾT LUẬN Tỷ lệ stress ở học sinh phân bố theo đặc tính mẫu Tỷ lệ stress ở học sinh là 44,8%, trong đó stress bệnh lý nhẹ là 34,8%, stress bệnh lý nặng là 10%. Tỷ lệ stress ở nữ là 51,5%, ở nam là 32,1%. Mối liên quan giữa tỷ lệ stress và 4 nhóm yếu tố: bản thân học sinh, gia đình, môi trường học tập, xã hội Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng stress của học sinh với lo lắng về: ngoại hình bản thân, kinh tế gia đình, áp lực học tập từ phía thầy cô, an ninh nơi ở, không có bạn bè để chia sẻ khi gặp chuyện buồn. Trong đó, áp lực học tập từ phía thầy cô và kinh tế gia đình là 2 yếu tố gây stress chính ở học sinh. Đây cũng là hai nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của học sinh trung học cơ sở. KIẾN NGHỊ Nhà trường cần xây dựng phòng tư vấn tâm lý và chăm sóc sức khỏe tâm thần để giải tỏa các vấn đề tâm lý cho học sinh như học tập quá căng thẳng, vấn đề gia đình có xáo trộn, sức khỏe kém ảnh hưởng việc học; tránh việc học sinh bị stress lâu dài có thể dẫn đến các hậu quả không tốt như bị trầm cảm, các bệnh lý tâm thần, tự sát. Bổ sung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường, đưa chương trình giáo dục kỹ năng sống vào chương trình chính khóa hoặc ngoại khóa tại trường, trong đó nên có kỹ năng đương đầu với stress và đề ra cách ứng phó với stress.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng stress và các yếu tố liên quan ở học sinh trường Trung học Phố thông Nam Hà, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  639 TÌNH TRẠNG STRESS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH  TRƯỜNG THPT NAM HÀ, THÀNH PHỐ BIÊN HOÀ, TỈNH ĐỒNG NAI  NĂM 2012  Phùng Đức Nhật*, Điền Ngọc Trang*, Nguyễn Nhất Chi Mai*, Nguyễn Thị Tuyết Vân* TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Ở Việt Nam, vấn đề stress học đường đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bởi những hệ  quả do stress gây ra đối với học sinh như trầm cảm, có hành vi gây hấn hoặc thậm chí tự sát. Trong những năm  gần đây, viện Tâm thần Trung Ương, khoa tâm thần bệnh viện Nhi Trung Ương và các trung tâm tư vấn ngày  càng nhận nhiều phụ huynh đưa con em đi khám, với các triệu chứng chủ yếu là kém ăn, mất ngủ, chóng mặt,  khó thở, tay chân bủn rủn. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ stress ở học sinh trường THPT Nam Hà, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và  các yếu tố liên quan.  Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả tại trường Nam Hà, thành phố Biên Hòa,  tỉnh Đồng Nai năm 2012. Cỡ mẫu là 401 học sinh, được chọn theo cụm với đơn vị cụm là lớp, chọn được 9 lớp.  Mỗi khối chọn ngẫu nhiên 3 lớp bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên.  Kết quả: Điểm trung bình tự cảm nhận stress của đối tượng tham gia là 23,9 +/‐ 4,35 điểm. Tỷ lệ học sinh  có biểu hiện stress theo thang đo PSS‐10 (>=24 điểm) là 44,8%, trong đó stress bệnh lý nhẹ chiếm 34,8%, stress  bệnh lý nặng chiếm 10%. Nghiên cứu phát hiện các yếu tố sau là yếu tố gây stress ở học sinh: lo lắng về kết qủa  học tập, về tương lai; lo lắng về kinh tế gia đình, về áp lực học tập, tình hình an ninh nơi ở và thiếu bạn chia sẻ  khi buồn. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ stress ở học sinh với tỷ lệ học sinh cảm thấy lo lắng về  kết quả học tập, về tương lai và về bệnh của bản thân. Những học sinh lo lắng về kinh tế gia đình bị stress cao gấp  1,56 lần học sinh không lo lắng về kinh tế gia đình. Học sinh lo lắng nhiều về áp lực học tập sẽ bị stress gấp 1,81  lần học sinh không lo lắng. Tỷ lệ học sinh lo lắng vì không có bạn để chia sẻ cao gấp 1,57 lần học sinh không lo  lắng. Nhóm học sinh lo lắng về tình hình an ninh nơi ở bị stress gấp 1,5 lần nhóm không lo lắng.  Kết luận: Tỷ lệ stress ở học sinh là 44,8%, trong đó stress bệnh lý nhẹ là 34,8%, stress bệnh lý nặng là 10%.  Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng stress của học sinh với lo lắng về: ngoại hình bản thân, kinh  tế gia đình, áp lực học tập từ phía thầy cô, an ninh nơi ở, không có bạn bè để chia sẻ khi gặp chuyện buồn. Trong  đó, áp lực học tập từ phía thầy cô và kinh tế gia đình là 2 yếu tố gây stress chính ở học sinh.  Kiến nghị: Nhà trường cần xây dựng phòng tư vấn tâm lý và chăm sóc sức khỏe tâm thần để giải tỏa các  vấn đề tâm lý cho học sinh.   Từ khóa: stress, học sinh trung học phổ thông.   ABSTRACT  THE STATUS OF STRESS AND RELATED FACTORS OF HIGH SCHOOL STUDENTS IN NAM HA  SCHOOL, BIEN HOA CITY, DONG NAI PROVINCE, 2012  Phung Duc Nhat, Dien Ngoc Trang, Nguyen Nhat Chi Mai, Nguyen Thi Tuyet Van   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 639 ‐ 647  Background:  In Viet Nam,  stress  in  school  students had been concerned by many  researchers due  to  its  * Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: Ths. Phùng Đức Nhật  ĐT: 0818103434  Email:phungducnhat@ihph.org.vn  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 640 consequences such as depression, rebelious behaviors, or even suicide. Recently, the central Institute for Mental  Health, the mental health department of Central Pediatrics Hospital, and many counselling centers received more  and  more  school  students  accompanied  by  their  parents  coming  to  consult  with  symptoms  like  anorexia,  insomnia, dyspnea, weakness of limbs.  Objectives: To determine the proportion of students having stress in Nam Ha high school, Bien Hoa city,  Dong Nai province and its related stressors.  Methods: This is a cross‐sectional study at Nam Ha high school, Bien Hoa city, Dong Nai province in 2012  with a sample of 401 students by class clusters, randomly chosed 3 classes for each grades: 10th grade, 11th grade,  and 12th grade.  Result:  The mean  of  self‐perceived  stress  score was  23,9  +/‐  4.35. Proportion  of  students  having  stress  measured by PSS‐10 scale was 44.8%, in which mild stress was 34.8% and serious stress was 10%. The study  revealed stressors: worry of study achievemnt, about the future, about household economy, study pressure, living  security at home, and lack of friend to share sadness feeling. There was an association between proportion of stress  and worry about students’study, worry about  future, and worry about their own  illness. Students suffered by  poor household  economy have a  tendency of getting  stress 1.56  times higher  than others. Students did worry  about study pressure suffered stress 1.81 times higher than others. Proportion of students with no friend to share  sadness feeling who suffered stress was 1.57 times higher others. Those students who did worry about security of  their living place suffered stress 1.5 times higher those who did not worry.  Conclusion: Proportion of students having stress was 44.8%, in which mild stress was 34.8% and serious  stress was 10%. There were relationships among stress and these stressors: worry about physical appearrances,  poor household  economy,  study pressure  from  teachers,  living  security, no  friend  to  share  sadness  feeling.  In  which, study pressure  from  teachers and poor household economy were  two main stressors. Recommendation:  schools should have a counselling room for students to release their mental stress.  Key words: stress, high school student.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Ở Việt Nam, vấn đề stress học đường đang  được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm bởi những  hệ  quả  do  stress  gây  ra  đối  với  học  sinh  như  trầm cảm, có hành vi gây hấn hoặc thậm chí tự  sát. Trong những năm gần đây, viện Tâm  thần  Trung  Ương,  khoa  tâm  thần  bệnh  viện  Nhi  Trung Ương và các trung tâm tư vấn ngày càng  nhận nhiều phụ huynh đưa con em đi khám, với  các  triệu  chứng  chủ  yếu  là  kém  ăn, mất  ngủ,  chóng mặt, khó thở, tay chân bủn rủn. Theo các  chuyên gia tâm thần học, sức ép học tập, thi cử  đang đè nặng lên trẻ ngay từ khi học mẫu giáo(5). Nghiên  cứu  ở  các  trường  trung  học  phổ  thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm  2007 cho thấy có 21% học sinh bị trầm cảm, 3%  có hành vi cố ý tự gây thường tích, 8% đã từng  bỏ nhà đi. Một nghiên cứu khác của  trung  tâm  Nghiên cứu Phụ nữ, đại học Quốc gia Hà Nội,  năm 2008 khảo sát  trên 200 học sinh  lớp 12 đã  chỉ ra rằng 47% học sinh bị stress từ mức độ nhẹ,  vừa và nặng (3).  Nghiên cứu “Tình trạng stress và các yếu tố  liên quan ở học sinh trường trung học phổ thông  Nam Hà,  thành  phố Biên Hòa,  tỉnh  Đồng Nai  năm 2012” nhằm mục tiêu xác định tỷ lệ stress ở  học sinh và các yếu tố liên quan dẫn đến stress.   Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát Xác định tỷ lệ stress ở học sinh trường THPT  Nam Hà, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và  các yếu tố liên quan.  Mục tiêu cụ thể 1.  Xác  định  tỷ  lệ  stress  ở  học  sinh  trường  THPT Nam Hà, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  641 Nai năm 2012.   2.  Xác  định mối  liên  quan  giữa  tình  trạng  stress và yếu  tố bản  thân, môi  trường học  tập,  yếu tố gia đình, yếu tố xã hội ở học sinh trường  THPT Nam Hà, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng  Nai.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu  Nghiên  cứu  cắt  ngang  mô  tả.  Thời  gian:  04/2012‐11/2012  Địa điểm: trường THPT Nam Hà, thành phố  Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai  Đối tượng nghiên cứu  Học sinh trường THPT Nam Hà, thành phố  Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai  Cỡ mẫu nghiên cứu  Công thức tính cỡ mẫu      k d ppZn *1 2 2 21     Trong đó:  ‐ Chọn =0,05  ‐ Z (1‐/2) = 1,96  ‐ p: Tỷ lệ stress của học sinh trường THPT Nam Hà, do  chưa có số liệu chính thức nên ước tính là 50%  ‐ d: độ chính xác tương đối, d=5%  ‐ k: hệ số thiết kế, chọn k=1,5 do chọn mẫu cụm.  Vậy:  n  =  576  học  sinh.  Do  cỡ mẫu  n  vào  khoảng  từ 10%  tổng số học sinh  trở  lên, nên  ta  hiệu chỉnh cỡ mẫu theo kích thước quần thể. Cỡ  mẫu cuối cùng là Nhc = 401 học sinh  Kỹ thuật chọn mẫu  Bước  1: Chọn mẫu  cụm với  đơn vị  cụm  là  lớp, chọn được 9 lớp. Mỗi khối chọn ngẫu nhiên  3 lớp bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên.  Bước 2: Lấy thông tin của tất cả các học sinh  trong lớp được chọn. Nếu học sinh vắng mặt thì  sẽ quay lại lấy thông tin vào ngày hôm sau.  Công cụ và cách thu thập số liệu   Bộ câu hỏi soạn sẵn, hướng dẫn cho học sinh  tự điền vào bộ câu hỏi  Tiêu chí chọn mẫu  Tiêu chí đưa vào   Học  sinh  có mặt  tại  thời  điểm  điều  tra  và  đồng ý tham gia nghiên cứu.  Tiêu chí loại ra   Những học sinh trả lời không đủ 10 câu hỏi  trong bảng tự cảm nhận của Cohen.  Xử lý số liệu   Số liệu được nhập bằng phần mềm EpiData  3.1 và phân tích bằng phần mềm Stata 10.0.  Biến số đánh giá tình trạng bị stress: là biến  nhị giá, gồm 2 giá trị: có và không. Dựa vào bảng  cảm nhận stress của Cohen:   ‐ Không bị stress hoặc phản ứng stress thích  nghi: <24 điểm.  ‐ Stress bệnh lý: >=24 điểm.  ‐ Stress bệnh lý nhẹ: từ 24 đến 29 điểm  ‐ Stress bệnh lý nặng: >= 30 điểm  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Đặc điểm phân bố mẫu nghiên cứu  Bảng 1: Đặc điểm dân số ‐ xã hội của mẫu nghiên  cứu (n= 400)   Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 140 35 Nữ 260 65 Dân tộc Kinh 387 96,8 Hoa 11 2,8 Khác 2 0,4 Tôn giáo Thiên chúa 54 13,5 Tin lành 3 0,7 Phật giáo 152 38 Không có tôn giáo 184 46 Khác 7 1,8 Trình độ học vấn Lớp 10 134 33,5 Lớp 11 133 33,25 Lớp 12 133 33,25 Học lực hiện nay Giỏi 55 13,8 Khá 282 70,5 Trung bình 59 14,8 Yếu 3 0,7 Kém 1 0,2 Chỗ ở hiện tại Nhà gia đình 389 97,2 Nhà người quen 3 0,8 Nhà trọ 8 2,0 Ký túc xá 0 0 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 642 Tỷ lệ nữ trong mẫu nghiên cứu là 65%, tỷ lệ  nam  là 35%. Số học sinh nữ cao gần gấp đôi số  học  sinh nam.  Đa  số học  sinh  là dân  tộc Kinh  chiếm 96,8%, tỷ lệ học sinh là người Hoa chiếm  2,8%. Phần  lớn học  sinh  có  học  lực  ở  loại  khá  (70,5%), số học sinh có học lực ở mức trung bình  và  giỏi  lần  lượt  chiếm  tỷ  lệ  14,8  và  13,8%. Có  97,2% học sinh đang ở nhà của mình, số học sinh  ở nhà trọ chiếm 2%.  Bảng 2: Tỷ lệ stress ở học sinh (n=400)  Stress Tần số Tỷ lệ (%) Có 179 44,8 - Bệnh lý nhẹ (24-29) 139 34,8 - Bệnh lý nặng (>=30) 40 10 Không (<24điểm) 221 55,2 Điểm trung bình tự cảm nhận stress của đối  tượng tham gia là 23,9 +/‐ 4,35 điểm.  Tỷ lệ học sinh có biểu hiện stress theo thang  đo PSS‐10  (>=24 điểm)  là 44,8%,  trong đó stress  bệnh  lý  nhẹ  chiếm  34,8%,  stress  bệnh  lý  nặng  chiếm 10%.   Bảng 3: Mối liên quan giữa tỷ lệ stress với các yếu tố  thuộc về bản thân học sinh (n=400)   Đặc điểm Stress (n, %) p PR (KTC 95%) Có Không Lo lắng về kết quả học tập 0,58 Không lo lắng 12 (40) 18 (60) Có lo lắng 167 (45,1) 203 (54,9) Lo lắng về ngoại hình bản thân 0,02 1,31 (1,03- 1,67) Không lo lắng 56 (37,3) 123 94 (62,7) Có lo lắng (49,2) 127 (50,8) Lo lắng về bệnh của bản thân 0,65 Không lo lắng 37 (63,8) 21 (36,2) Có lo lắng 3 (75) 1 (25) Có mối  liên quan có ý nghĩa  thống kê giữa  tình  trạng  stress  ở học  sinh với việc  lo  lắng về  ngoại hình bản thân. Học sinh  lo  lắng nhiều về  ngoại hình  bản  thân  bị  stress  cao  gấp  1,31  lần  học  sinh  không  lo  lắng,  p=0,02<0,05,  PR=1,31  (KTC 95%: 1,03‐1,67). Bảng 4: Mối liên quan giữa tỷ lệ stress với các yếu tố  gia đình (n=400)  Đặc điểm Stress (n, %) p PR (KTC 95%) Có Không Lo lắng về kinh tế gia đình 0,004 1,56 (1,1- 2,1) Không lo lắng 26 (30,9) 58 (69,1) Có lo lắng 153 (48,4) 163 (51,6) Lo lắng về hôn nhân của cha mẹ 0,3 Không lo lắng 116 (42,9) 154 (57,1) Có lo lắng 63 (48,5) 67 (51,5) Lo lắng về xáo trộn trong gia đình 0,5 Không lo lắng 3 (75) 1 (25) Có lo lắng 41 (58,5) 29 (41,5) Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ  lệ stress ở học sinh với sự lo lắng của học sinh về  tình  trạng  kinh  tế  gia  đình  (p<0,01),  PR  =  1,56  (KTC 95%: 1,1‐2,1),  theo đó học sinh  lo  lắng về  tình trạng kinh tế gia đình bị stress cao gấp 1,56  lần học sinh không lo lắng về kinh tế gia đình.  Bảng 5: Mối liên quan giữa tỷ lệ stress với các yếu tố  thuộc về nhà trường (n=400)   Đặc điểm Stress (n, %) p PR (KTC 95%)Có Không Lo lắng về quan hệ với thầy cô 0,2 Không lo lắng 100 (42,2) 79 137 (57,8) Có lo lắng (48,5) 84 (51,5) Lo lắng về áp lực học từ thầy cô 0,002 1,81 (1,16-2,84) Không lo lắng 15 (26,3) 42 (73,7) Có lo lắng 164 (47,8) 179 (52,2) Lo lắng về khối lượng bài vở <0,001 2,26 (1,57- 2,27) Vừa 24 (23,1) 80 (76,9) Nhiều 155 (52,4) 141 (47,6) Lo lắng về thi cử 0,5 Không lo lắng 9 (39,1) 14, (60,9) Có lo lắng 170 (45,2) 206 (54,8) Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ  lệ stress ở học sinh với việc học sinh  lo  lắng về  những  áp  lực  học  tập  từ  phía  thầy  cô,  với  p<0,002, PR=1,81  (KTC  95%:  1,16‐2,84),  theo  đó  những học  sinh  lo  lắng về áp  lực học  tập xuất  phát  từ phía  thầy  cô bị  stress  cao gấp  1,81  lần  học sinh không lo lắng về những áp lực này.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  643 Bảng 6: Mối liên quan giữa tỷ lệ học sinh bị stress  với các yếu tố thuộc về môi trường xã hội (n=400)  Đặc điểm Stress (n, %) p PR (KTC 95%)Có Không Lo lắng vì không có bạn để chia sẻ <0,001 1,57 (1,26-1,96)Không lo lắng 76 (35,3) 139 (64,7) Có lo lắng 103 (55,7) 82 (44,3) Lo lắng về an ninh nơi ở <0,001 1,5 (1,19-1,88)Không lo lắng 72 (35,8) 129 (64,2) Có lo lắng 107 (53,7) 92 (46,3) Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ  lệ stress của học sinh với việc học sinh lo lắng vì  không  có  bạn  thân  để  chia  sẻ  khi  có  chuyện  buồn, p <0,001, PR = 1,57  (KTC 95%: 1,26‐1,96),  theo đó học sinh lo lắng vì không có bạn để chia  sẻ bị  stress  cao gấp 1,57  lần học  sinh không  lo  lắng về vấn đề này.  Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ  lệ stress của học sinh với việc học sinh lo lắng về  tình hình an ninh nơi ở, p <0,001, PR=1,5  (KTC  95%: 1,19‐1,88),  theo đó những học sinh  lo  lắng  về an ninh nơi ở bị stress cao gấp 1,5 lần học sinh  không cảm thấy lo lắng.  BÀN LUẬN  Đặc tính mẫu nghiên cứu Qua khảo sát 400 học sinh của trường trung  học  phổ  thông Nam Hà,  có  140  học  sinh  nam  (35%) và 260 học sinh nữ  (65%). Tỷ  lệ học sinh  nữ  nhiều  gần  gấp  đôi  tỷ  lệ  học  sinh  nam,  sự  chênh lệch về giới tính trong mẫu khảo sát hoàn  toàn phù hợp với sự phân bố giới tính tại trường  THPT Nam Hà.   Về học lực  Đa số học sinh có học lực khá, giỏi. Tỷ lệ học  sinh giỏi  là 13,7%, khá 70,5%,  trung bình 14,8%  và yếu kém là 0,7%.   Về nơi ở hiện tại  Tỷ  lệ học sinh sống chung với gia đình khá  cao (97,2%).  Mức  độ  stress  ở học  sinh và  các mối  liên  quan  Tỷ lệ stress chung ở học sinh khối 10, 11, 12  là 44,8%,  trong đó, học sinh có biểu hiện stress  bệnh lý nặng là 10%, stress bệnh lý nhẹ là 34,8%.  Tỷ  lệ này khá  cao  so với nghiên  cứu  trên  sinh  viên  năm  thứ  nhất  đại  học  Y  dược  TP.HCM,  trong  đó  stress nặng  chiếm  4,3%  và  stress nhẹ  chiếm 24,8%. Sự khác biệt này có  thể  là do đối  tượng khảo sát ở nghiên cứu này là học sinh cấp  3, đang ở  lứa tuổi vị thành niên, chưa biết cách  ứng phó stress và các học sinh  lớp 12 phải đối  mặt với kỳ  thi đại học nên chịu áp  lực học  tập  nhiều hơn.   Kết quả tỷ  lệ stress thu được từ nghiên cứu  cũng cao hơn nghiên cứu ở 182 sinh viên khoa Y  tế công cộng của tác giả Lê Thu Huyền, trong đó  có  44  sinh  viên  bị  stress  bệnh  lý  chiếm  tỷ  lệ  24,2%, trong đó stress nhẹ chiếm tỷ lệ 21,4% và  stress nặng chiếm 2,8% (4).  Mối liên quan giữa tình trạng stress và các  yếu tố thuộc về bản thân học sinh  Cảm nhận về ngoại hình bản thân và lo lắng  về ngoại hình  Ngoại hình bản  thân  là yếu  tố nguy cơ gây  stress cao ở học sinh trung học phổ thông vì đây  là giai đoạn  trẻ đang  lớn, có nhiều  thay đổi về  thể chất và tâm sinh lý.   Lo lắng về kết quả học tập và tương lai  Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ  lệ stress ở học sinh với tỷ lệ học sinh cảm thấy lo  lắng về kết quả học tập, về tương lai và về bệnh  của bản thân, p <0,05.  Mối liên quan giữa tình trạng stress và các  yếu tố thuộc về gia đình  Hoàn  cảnh  kinh  tế  gia  đình  là một  trong  những yếu  tố gây stress ở học sinh. Tình  trạng  kinh  tế gia đình càng kém  thì  lo  lắng và  stress  càng tăng lên. Những học sinh lo lắng về kinh tế  gia đình bị stress cao gấp 1,56 lần học sinh không  lo lắng về kinh tế gia đình (p=0,004).  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 644 Mối liên quan giữa tình trạng stress và các  yếu tố thuộc về nhà trường  Áp lực học tập và mối lo lắng của học sinh  Theo điều tra về stress do học tập của tác giả  Phạm Thanh Bình, trong đó có 15,3% học sinh có  stress nặng(6).  Trong nghiên cứu 333 học sinh tại hai trường  trung  học  phổ  thông  Massachusette  (106  học  sinh)  và Washington  (227  học  sinh)  tác  giả  có  nhận định rằng nhiều học sinh chịu gánh nặng  stress  từ  chương  trình  học  nặng  nề  và  sức  ép  phải vào được các trường danh tiếng(2).   Môi  trường học  tập  trong nhà  trường cũng  có ảnh hưởng đáng kể đến stress, trong đó quan  trọng nhất là áp lực từ thầy cô và khối lượng bài  vở. Nghiên cứu cũng cho  thấy học sinh  lo  lắng  nhiều về áp lực học tập sẽ bị stress gấp 1,81 lần  học  sinh không  lo  lắng và vượt qua  được. Kết  quả này  theo  tác giả Hồ Hữu Tính nghiên cứu  trên học sinh trung học phổ thông tại Phan Thiết  là 1,62 lần(1).  Khối lượng bài vở  Kết quả nghiên cứu cho thấy khi khối lượng bài  vở học tập tăng lên, tỷ lệ stress của học sinh tăng  lên. Học sinh cảm nhận khối lượng bài vở nhiều  bị  stress  gấp  2,26  lần  so  với  học  sinh  có  khối  lượng bài vở ở mức vừa phải.   Mối liên quan giữa tình trạng stress và các yếu  tố thuộc về môi trường xã hội  Có hai yếu tố khảo sát là mối quan hệ bạn bè  ngoài xã hội và tình hình an ninh nơi ở.   Quan hệ với bạn bè ngoài xã hội  Việc không  có bạn  thân  để  chia  sẻ khi gặp  chuyện buồn lại gây stress cao ở học sinh. Tỷ lệ  học sinh  lo  lắng vì không có bạn để chia sẻ cao  gấp  1,57  lần học  sinh không  lo  lắng  (KTC95%:  1,26‐1,96) (p <0,05).  An ninh nơi ở  Có mối liên quan giữa việc lo lắng về an ninh  nơi  ở và  tình  trạng  stress  của học  sinh. Nhóm  học  sinh  lo  lắng về  tình hình an ninh nơi  ở bị  stress gấp 1,5  lần nhóm không  lo  lắng. Nghiên  cứu của Hồ Hữu Tính cũng cho kết quả tương tự  với nhóm an ninh nơi ở kém có tỷ lệ stress tăng  lên gấp 1,53 lần nhóm ở nơi có an ninh tốt (1).   KẾT LUẬN  Tỷ  lệ  stress  ở học  sinh phân bố  theo  đặc  tính mẫu  Tỷ  lệ  stress  ở  học  sinh  là  44,8%,  trong  đó  stress bệnh  lý nhẹ  là 34,8%, stress bệnh  lý nặng  là  10%.  Tỷ  lệ  stress  ở  nữ  là  51,5%,  ở  nam  là  32,1%.   Mối  liên quan giữa tỷ  lệ stress và 4 nhóm  yếu  tố:  bản  thân  học  sinh,  gia  đình, môi  trường học tập, xã hội  Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa tình  trạng  stress  của học  sinh  với  lo  lắng  về: ngoại  hình bản thân, kinh tế gia đình, áp lực học tập từ  phía thầy cô, an ninh nơi ở, không có bạn bè để  chia sẻ khi gặp chuyện buồn. Trong đó, áp  lực  học tập từ phía thầy cô và kinh tế gia đình  là 2  yếu tố gây stress chính ở học sinh. Đây cũng  là  hai  nguyên  nhân  chủ  yếu  ảnh  hưởng  đến  sức  khỏe tâm thần của học sinh trung học cơ sở.   KIẾN NGHỊ  Nhà trường cần xây dựng phòng tư vấn tâm  lý và chăm sóc sức khỏe tâm thần để giải tỏa các  vấn đề tâm lý cho học sinh như học tập quá căng  thẳng, vấn đề gia đình có xáo trộn, sức khỏe kém  ảnh hưởng việc học; tránh việc học sinh bị stress  lâu dài  có  thể dẫn  đến  các hậu  quả  không  tốt  như bị trầm cảm, các bệnh lý tâm thần, tự sát. Bổ sung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh  trong nhà trường, đưa chương trình giáo dục kỹ  năng  sống  vào  chương  trình  chính  khóa  hoặc  ngoại khóa tại trường, trong đó nên có kỹ năng  đương đầu với stress và đề ra cách ứng phó với  stress.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  645 TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Hồ Hữu Tính  (2009). Thực  trạng stress  lo âu và những  liên  quan  đến  lo  âu  ở  học  sinh  lớp  12  trường  THPT Phan  Bội  Châu. Phan Thiết. Bình Thuận. Luận văn tốt nghiệp cử nhân  Y Tế công cộng năm 2009. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí  Minh. Tr. 185.  2. Lauren DF  (2011).  Students  Stress  in  high‐pressure  college  preparatory  schools. Degree  of  Bachelor  of Arts. Wesleyan  University. Pp 42.   3. Lê Thị Thanh Thủy (2009). Stress trong học tập và cách ứng  phó ở học sinh cuối cấp trung học phổ thông. Tạp chí Tâm lý  y học. 4. 22.  4. Lê  Thu Huyền  (2010).  Tình  trạng  stress  và  các  yếu  tố  liên  quan của sinh viên Y tế công cộng. đại học Y Dược thành phố  Hồ Chí Minh. năm 2010. Luận văn  tốt nghiệp cử nhân y  tế  công cộng. Đại học Y dược Thành Phố Hồ Chí Minh. Tr 91.  5. Ngô Toàn Định (1995). Tâm lý y học. Nhà xuất bản y học. Hà  Nội. 89‐89.   6. Phạm Thanh Bình  (2007). Stress  trong học  tập  của học  sinh  trung học phổ thông. Tạp chí tâm lý y học. 12 (105).  Ngày nhận bài báo:       13/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   12/6/2014  Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_trang_stress_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_hoc_sinh_truong.pdf
Tài liệu liên quan