Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế - xã hội lên
tình trạng sâu răng đã được ghi nhận trong
nhiều nghiên cứu. Thu nhập hàng tháng của gia
đình ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến số
trung bình răng sâu của sinh viên. Sinh viên
sống trong gia đình có mức thu nhập trên 10
triệu đồng/ tháng có chỉ số S-R là 1,13 thấp hơn
có ý nghĩa thống kê so với sinh viên sống trong
gia đình có mức thu nhập từ 5 đến 10 triệu/
tháng (1,77) và dưới 5 triệu/ tháng (2,70). Thu
nhập hàng tháng của gia đình tác động lên tình
trạng sâu răng theo nhiều cách. Mức thu nhập
của gia đình ảnh hưởng đến thức ăn, dinh
dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai và của
trẻ nhỏ trong giai đoạn hình thành, phát triển
mầm răng. Mức thu nhập còn ảnh hưởng đến lối
sống, tình trạng sức khỏe con cái trong gia đình.
Bên cạnh đó, con cái trong gia đình có thu nhập
cao sẽ có điều kiện thuận lợi để tiếp cận các biện
pháp phòng ngừa, chẩn đoán sớm và các
phương pháp điều trị hơn những gia đình có thu
nhập thấp hay trung bình.
Nha chu là bệnh mãn tính, quá trình bệnh lí
được tích lũy theo thời gian. Từ lâu, kiến thức và
tác hại của bệnh sâu răng đã được tuyên truyền
rộng rãi trong cộng đồng, ngược lại hiểu biết của
người dân về bệnh nha chu còn rất hạn chế.
Người dân Việt Nam quan niệm người lớn tuổi
răng sẽ suy yếu, lung lay và bị nhổ bỏ mà không
biết nguyên nhân của tình trạng này là do bệnh
nha chu. Do đó người dân không có các biện
pháp phòng tránh bệnh nha chu hợp lí.
Tình trạng nha chu, vệ sinh răng miệng của
sinh viên sinh sống ở thành thị tốt hơn các sinh
viên ở nông thôn có ý nghĩa thống kê, thể hiện
qua cả 3 điểm số PI, CI và OHI-S. Sự khác biệt
này có thể do những hạn chế về nguồn nhân lực,
trang thiết bị y tế ở vùng nông thôn và các hoạt
động tuyên truyền, giáo dục chưa đến được đa
số người dân.
Chỉ nha khoa giúp làm sạch mảng bám thức
ăn ở vùng kẽ răng mà việc chải răng đơn thuần
không làm được. Thói quen sử dụng chỉ nha
khoa giúp làm giảm mức độ mảng bám, vôi răng
có ý nghĩa thống kê. Kết quả này tương đồng với
nghiên cứu của Sambunjak D(9). Trong nghiên
cứu này các sinh viên nữ có thói quen sử dụng
chỉ nha khoa nhiều hơn, điều này góp phần giải
thích mức độ bệnh nha chu ở sinh viên nữ giới
thấp hơn so với nam.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 40 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng sức khỏe răng miệng và các yếu tố liên quan của sinh viên năm I khoa răng hàm mặt Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 229
TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA SINH VIÊN NĂM I KHOA RĂNG HÀM MẶT ĐẠI HỌC Y DƯỢC
TP. HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2013-2014
Đồng Ánh Tuyết*, Nguyễn Thị Thanh Hà**, Ngô Uyên Châu**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng của sinh viên năm thứ nhất khoa Răng Hàm Mặt - Đại
học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh năm học 2013-2014 và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức
khỏe răng miệng của sinh viên.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả với phương pháp chọn mẫu toàn bộ,
khám lâm sàng ghi nhận tình trạng răng miệng theo chỉ số SMT, CPI, OHI-S (WHO 1997) của 130 sinh viên
năm thứ nhất của khoa Răng Hàm Mặt - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh trong đợt khám sức khỏe đầu
năm học tại trường. Các yếu tố về nơi sinh sống, gia đình, thói quen vệ sinh răng miệng của sinh viên được thu
thập thông qua bảng câu hỏi. Sử dụng các phép kiểm định sử dụng là χ2, phép kiểm t cho 2 mẫu độc lập, phép
kiểm Kruskal-Wallis, phép kiểm ANOVA.
Kết quả: tỉ lệ sâu răng, SMT-R, tình trạng vệ sinh răng miệng của sinh viên năm thứ nhất khoa Răng Hàm
Mặt - Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh xếp ở mức độ trung bình và tình trạng bệnh nha chu của sinh
viên xếp mức độ cao theo phân loại của WHO năm 2003. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tình trạng sâu răng,
bệnh nha chu giữa nam và nữ. Yếu tố gia đình, trình độ học vấn của cha mẹ, thói quen vệ sinh răng miệng có ảnh
hưởng có ý nghĩa thống kê đến tình trạng sức khỏe răng miệng.
Kết luận: Cần phát triển các chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng và nâng cao ý thức chăm sóc răng
miệng cho sinh viên khoa Răng Hàm Mặt nói riêng và các trường Đại học trên cả nước nói chung.
Từ khóa: Tình trạng sức khỏe răng miệng, thói quen vệ sinh răng miệng.
ABSTRACT
ORAL HEALTH AND RELATED FACTORS AMONG FRESH DENTAL STUDENTS – UNIVERSITY OF
MEDICINE AND PHARMACY AT HCM CITY (ACADEMIC YEAR 2013-2014)
Dong Anh Tuyet, Nguyen Thi Thanh Ha, Ngo Uyen Chau
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 229 - 235
Ojective: Determine oral health status and treatment needs among first-year dental students and analyse
correlation between factors and oral health status.
Subjects and method: A cross-sectional study was conducted in 130 first year students of Faculty of
Odonto-Stomatology of University of Medicine and Pharmacy at HCM city by total sampling technique. Clinical
examinations including dental caries and periodontal diseases (WHO, 1997) and oral hygiene (OHI-S index)
were carried-out. Data regarding students’oral hygiene habits, place of residence and family factors were gathered
by using a questionnaire with the Face to Face interview method. Independent Sample T-test, Anova test,
Kruskall Wallis test and Chi-Square test were applied.
Results: The prevalence of dental caries among first year dental students was moderate, and the periodontal
* BS RHM khóa 2008-2014- Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM
** Bộ môn Nha khoa công cộng- Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: ThS Nguyễn Thị Thanh Hà ĐT: 0938489911 Email: nguyenthithanhha@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 230
status was high (WHO 2003 classification). In addition, 83% of them had calculus. There were statistical
differences in prevalence of dental caries and periodontal diseases between males and females and in mean of OHIS
between the degree of mothers’ education, historical residences and using dental floss related.
Conclusion: The factors including gender, parent’s education, family’s income, residence, and oral hygiene
habits were related to students’oral health status.
Key words: oral health status, oral hygiene habits.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những thập niên gần đây, bệnh sâu răng
và nha chu là vấn đề sức khỏe răng miệng (SKRM)
chính được quan tâm đáng kể do tỉ lệ và tỉ lệ bệnh
mới khá cao ở tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc
biệt là các nước đang phát triển. Mặc dù, các dạng
bệnh này không được đánh giá nguy hiểm như
một số bệnh toàn thân như tim mạch, tiểu đường
nhưng lại có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khía
cạnh tâm lý và chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân. Hai dạng bệnh này xảy ra ở tất cả mọi lứa
tuổi, từ trẻ em đến thanh thiếu niên và cả những
người lớn tuổi.Tại Việt Nam cũng như trên thế giới
đã có rất nhiều nghiên cứu và báo cáo về tình trạng
bệnh nha chu và sâu răng cũng như các yếu tố liên
quan đối với trẻ em và người cao tuổi. Tuy nhiên, ở
nước ta, các báo cáo thường tập trung vào các
nhóm tuổi chỉ số 6 tuổi, 12-15 tuổi, 35-44 tuổi
theo WHO, ít có nghiên cứu thực hiện trên thanh
niên trẻ, đặc biệt là sinh viên.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát tình trạng sức khỏe răng miệng và
các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng răng miệng
của sinh viên năm thứ nhất khoa Răng Hàm Mặt
- Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh -
người sẽ thực hiện công việc chăm sóc sức khỏe
răng miệng cho cộng đồng trong tương lai.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả học sinh sinh viên năm thứ nhất khoa
RHM – Đại học Y Dược TP.HCM.
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu toàn bộ. Cỡ mẫu: 130 sinh viên
năm thứ nhất khoa RHM – Đại học Y Dược
TP.HCM năm học 2013 – 2014.
Phương tiện nghiên cứu
- Bộ đồ khám (gương khám, kẹp gắp, thám
trâm 23) và khay đựng dụng cụ.
- Dung dịch sát khuẩn, gòn, găng tay, cây đo túi.
- Đèn pin nhỏ để soi răng khi ánh sáng tự
nhiên không đủ.
- Phiếu khám lâm sàng, bảng câu hỏi phỏng vấn.
Phương pháp thu thập dữ liệu
Số liệu được thu thập dựa trên khám lâm sàng
tình trạng sâu răng, nha chu và ghi nhận vào phiếu
điều tra dựa theo tiêu chí của WHO 1997(13) và bảng
câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các trẻ về kiến thức,
thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Kiểm soát sai lệch thông tin
Tập huấn, định chuẩn đội điều tra, chỉ số
Kappa = 0,72
Xử lí số liệu
Mã hóa số liệu, xử lý và phân tích số liệu
bằng phần mềm SPSS 16.0 for Window, dùng
phép kiểm thống kê: thống kê mô tả tỉ lệ %, chỉ
số SMT-R, CPI, OHI-S, tỷ lệ % về yếu tố bản thân
- gia đình và thống kê phân tích: phép kiểm χ 2,
kiểm định t cho hai mẫu độc lập, phép kiểm
Kruskal-Wallis, phép kiểm ANOVA.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Nghiên cứu được tiến hành theo phương
pháp chọn mẫu toàn bộ 130 sinh viên năm thứ
nhất khoa RHM – ĐH Y Dược TP.HCM năm học
2013 - 2014, gồm 2 lớp: RHM 2013 và CN PHR
2013 với tỉ lệ nam/nữ là 53,8/46,2. Các sinh viên có
độ tuổi từ 19 đến 23 tuổi (trung bình 19,25± 0,63).
Bệnh sâu răng
Bảng1: tình trạng sâu răng phân bố theo giới tính
Nam Nữ Chung P
n % n % n %
Sâu răng 46 35,3 50 38,5 96 26,8
0,018
Không sâu răng 24 18,5 10 7,7 34 73,8
Phép kiểm định Fisher’s
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 231
(*) p < 0,05; phép kiểm định t cho 2 mẫu độc lập
Biểu đồ1: Trung bình S, M, T và SMT-R phân bố theo giới tính
Tỉ lệ bệnh sâu răng toàn bộ của mẫu nghiên
cứu là 73,8% thuộc mức độ trung bình theo phân
loại của WHO năm 2003(14). Kết quả này tương tự
với điều tra SKRM toàn quốc của Bộ Y tế năm
2001 ở nhóm 15-17 tuổi (68,6%)(8), nghiên cứu của
Trịnh Thị Tố Quyên (2011) trên sinh viên ĐH Sài
Gòn (71,9%)(11) và của Phạm Thị Mỹ Hạnh (2008)
trên sinh viên ĐH Y Thái Bình (70,4%)(8).
Đoạn này xin xem lại vì bị mất 1 đoạn so với
bản gốc
Trung bình SMT-R của sinh viên nữ cao hơn
nam có ý nghĩa thống kê, đặc biệt sinh viên nữ
có số trung bình răng sâu (2,35) cao hơn có ý
nghĩa thống kê so với nam (1,21). Như vậy mức
độ bệnh sâu răng của nữ cao hơn so với nam,
phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trịnh Thị
Tố Quyên trên sinh viên ĐH Sài Gòn(11) và của
Hossein H tiến hành trên người dân 18 tuổi ở
Iran(3). Sự khác nhau này có thể do nữ thường
mọc răng sớm hơn nam, thường có thói quen ăn
quà vặt, bánh kẹo nhiều hơn và do khác biệt về
nội tiết tố giữa nam và nữ.
Bệnh nha chu
Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 5,4% sinh
viên có mô nha chu lành mạnh, 13,1% sinh viên bị
chảy máu nướu khi thăm khám; 83,1% sinh viên có
vôi răng và không có sinh viên nào có túi nha chu.
Như vậy tình trạng nha chu ở sinh viên hầu hết
là viêm nhiễm ở mô nha chu nông (viêm nướu và
vôi răng) và tình trạng bệnh có thể hoàn nguyên
được nếu được điều trị thích hợp. Tỉ lệ bệnh nha chu
tương tự với các nghiên cứu trước đây trong nước và
trên thế giới nhưng cao hơn so với Trung Quốc(12).
Vôi răng là tình trạng bệnh nha chu phổ biến
ở sinh viên năm thứ nhất khoa RHM – ĐH Y
Dược TP.HCM (83,1% có vôi răng). Số trung bình
sextant có vôi răng ở sinh viên là 3,34 ± 0,19, xếp
mức độ cao theo phân loại của WHO(14). Kết quả
này tương tự với điều tra SKRM toàn quốc năm
2001 ở lứa tuổi 15 – 17 (83,4% có vôi răng, trung
bình 3,23 sextant có vôi răng)(10). Tuy nhiên kết quả
này lại cao hơn so với nghiên cứu của Trịnh Thị
Tố Quyên trên sinh viên ĐH Sài Gòn năm 2011
(2,4 ± 1,5)(11). Sự khác biệt này có thể do sự khác
biệt về cỡ mẫu. Nghiên cứu này tiến hành trên các
sinh viên năm thứ nhất khoa RHM – ĐH Y Dược
TP.HCM (130 sinh viên) trong khi nghiên cứu của
Trịnh Thị Tố Quyên thực hiện trên tất cả sinh viên
năm thứ nhất của ĐH Sài Gòn (hệ Đại học và hệ
Cao đẳng với 3575 sinh viên). Mặt khác, sự phân
bố tỉ lệ nam/nữ của hai nghiên cứu không tương
đồng (trong nghiên cứu này, sinh viên nữ chiếm
46,2% còn nghiên cứu của Trịnh Thị Tố Quyên có
74,5% sinh viên là nữ).
Yếu tố giới tính cũng có ảnh hưởng đến tình
trạng bệnh nha chu. Số trung bình sextant lành
mạnh ở nữ (1,27) cao hơn nam (0,56) và số trung
bình sextant chảy máu nướu ở nam (5,44) cao
hơn nữ (4,73) có ý nghĩa thống kê. Kết quả này
cho thấy sinh viên nữ có tình trạng nha chu tốt
hơn nam, tương tự với nghiên cứu của Hossein
H ở Iran(3) và nghiên cứu của Debabrata K ở
Belgan(1). Điều này có thể do nữ giới thường
quan tâm đến SKRM hơn và có thói quen chăm
sóc răng miệng tốt hơn so với nam.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 232
Bảng2: Tỉ lệ % bệnh nha chu của sinh viên phân bố
theo giới tính
Mô nha chu lành
mạnh (%)
Chảy máu
nướu (%)
Vôi răng
(%)
p
Nam 0 14,6 85,4
0,010 Nữ 11,7 8,3 80,0
Chung 5,4 11,5 83,1
Phép kiểm định χ2
Biểu đồ 2: Số trung bình sextants lành mạnh và có bệnh nha chu phân bố theo giới tính
Tình trạng vệ sinh răng miệng
Tình trạng vệ sinh răng miệng của sinh viên
năm thứ nhất khoa RHM – ĐH Y Dược TP.HCM
được xếp ở mức độ trung bình theo phân loại
của WHO(14) với mảng bám và vôi răng chủ yếu
ở 1/3 cổ răng. Kết quả này cho thấy cần có các
chương trình hướng dẫn phương pháp vệ sinh
răng miệng thích hợp cho sinh viên.
Theo nghiên cứu, sinh viên nữ có số trung
bình sextant không có mảng bám nhiều hơn nam
có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể do nữ
thường có ý thức vệ sinh răng miệng tốt hơn và
chăm sóc răng miệng kĩ lưỡng hơn nam.
Bảng 3: trung bình điểm số PI, CI, OHI-S phân bố
theo giới tính
Điểm PI
(TB ± ĐLC)
Điểm CI
(TB ± ĐLC)
Điểm OHI-S
(TB ± ĐLC)
Nam 0,89 ± 0,05 0,65 ± 0,05 1,55 ± 0,09
Nữ 0,76 ± 0,06 0,57 ± 0,06 1,33 ± 0,10
Chung 0,83 ± 0,04 0,61 ± 0,04 1,44 ± 0,07
P 0,066 0,340 0,116
Phép kiểm định t cho 2 mẫu độc lập
Ảnh hưởng của các yếu tố đến sức khỏe răng miệng
Bảng 4: Các yếu tố liên quan đến SMT
SMT-R S M T
(TB ± ĐLC) (TB ± ĐLC) (TB ± ĐLC) (TB ± ĐLC)
Trình độ học vấn
của cha
Dưới cấp 3 2,93 ± 0,43 1,89 ± 0,34 0,13 ± 0,06 0,91 ± 0,24
Cấp 3 3,53 ± 0,50 2,37 ± 0,42 0,11 ± 0,07 1,05 ± 0,29
ĐH, Sau ĐH 2,77 ± 0,42 1,09 ± 0,22 0,02 ± 0,02 1,66 ± 0,36
p
(1)
0,475 0,023 0,288 0,177
Trình độ học vấn
của mẹ
Dưới cấp 3 3,78 ± 0,53 2,19 ± 0,42 0,06 ± 0,04 1,53 ± 0,35
Cấp 3 2,10 ± 0,32 1,33 ± 0,23 0,12 ± 0,06 0,65 ± 0,31
ĐH, Sau ĐH 3,51 ± 0,48 1,86 ± 0,36 0,06 ± 0,05 1,59 ± 0,35
p
(1)
0,015 0,204 0,640 0,045
Thu nhập hàng
tháng của gia đình
< 5 triệu VNĐ 3,67 ± 0,62 2,70 ± 0,56 0,08 ± 0,07 0,89 ± 0,33
5-10 triệu VNĐ 3,14 ± 0,38 1,77 ± 0,27 0,15 ± 0,06 1,22 ± 0,27
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 233
SMT-R S M T
(TB ± ĐLC) (TB ± ĐLC) (TB ± ĐLC) (TB ± ĐLC)
> 10 triệu VNĐ 2,57 ± 0,42 1,13 ± 0,25 0,03 ± 0,02 1,41 ± 0,33
p
(3)
0,291 0,012 0,235 0,574
Số con trong gia
đình
1-2 con 2,76 ± 0,31 1,46 ± 0,18 0,10 ± 0,05 1,20 ± 0,25
> 2 con 3,49 ± 0,45 2,18 ± 0,40 0,06 ± 0,05 1,25 ± 0,25
p
(2)
0,168 0,107 0,505 0,887
Nơi sinh sống
Thành thị 2,67 ± 0,34 1,62 ± 0,26 0,08 ± 0,04 0,97 ± 0,23
Nông thôn 3,48 ± 0,39 1,87 ± 0,29 0,09 ± 0,04 1,50 ± 0,28
p
(2)
0,118 0,528 0,678 0,134
Bảng 5: Các yếu tố liên quan đến PI, CI và OHI-S
PI CI OHI-S
(TB ± ĐLC) (TB ± ĐLC) (TB ± ĐLC)
Trình độ học vấn của cha
Dưới cấp 3 0,73 ± 0,08 0,92 ± 0,07 1,65 ± 0,13
Cấp 3 0,65 ± 0,07 0,83 ± 0,07 1,48 ± 0,12
ĐH, Sau ĐH 0,50 ± 0,05 0,76 ± 0,05 1,27 ± 0,09
p(1)
0,271 0,067 0,082
Trình độ học vấn của mẹ
Dưới cấp 3 0,94 ± 0,08 0,73 ± 0,08 1,66 ± 0,14
Cấp 3 0,82 ± 0,06 0,63 ± 0,06 1,44 ± 0,11
ĐH, Sau ĐH 0,74 ± 0,05 0,49 ± 0,06 1,23 ± 0,09
p(1)
0,077 0,042 0,025
Thu nhập hàng tháng của
gia đình
< 5 triệu VNĐ 0,98 ± 0,09 0,71 ± 0,09 1,69 ± 0,16
5-10 triệu VNĐ 0,80 ± 0,06 0,63 ± 0,06 1,43 ± 0,10
>10 triệu VNĐ 0,78 ± 0,06 0,53 ± 0,06 1,31 ± 0,11
p(2) 0,213 0,239 0,178
Số con trong gia đình
1-2 con 0,80 ± 0,05 0,59 ± 0,05 1,40 ± 0,09
> 2 con 0,87 ± 0,05 0,64 ± 0,06 1,51 ± 0,10
p(3)
0,394 0,528 0,401
Nơi sinh sống
Thành thị 0,70 ± 0,05 0,52 ± 0,05 1,22 ± 0,08
Nông thôn 0,98 ± 0,05 0,72 ± 0,06 1,67 ± 0,10
p(3)
< 0,001 0,012 < 0,001
(1) Phép kiểm ANOVA (2) Phép kiểm t cho 2 mẫu độc lập (3) Phép kiểm Kruskal-Wallis
PI CI OHI-S
(TB ± ĐLC) (TB ± ĐLC) (TB ± ĐLC)
Sử dụng nước súc miệng
Có 0,78 ± 0,07 0,61 ± 0,07 1,40 ± 0,13
Không 0,86 ± 0,04 0,61 ± 0,05 1,47 ± 0,08
p 0,361 0,973 0,627
Sử dụng tăm xỉa răng
Có 0,86 ± 0,06 0,61 ± 0,06 1,47 ± 0,11
Không 0,81 ± 0,05 0,61 ± 0,05 1,42 ± 0,09
p 0,562 0,994 0,751
Sử dụng chỉ nha khoa
Có 0,65 ± 0,06 0,49 ± 0,07 1,14 ± 0,11
Không 0,91 ± 0,04 0,67 ± 0,05 1,59 ± 0,08
p 0,001 0,030 0,002
Phép kiểm định t cho 2 mẫu độc lập
Trình độ học vấn của cha, mẹ có ảnh hưởng
có ý nghĩa đến tình trạng vệ sinh răng miệng và
mức độ sâu răng. Điều này có thể do cha mẹ có
trình độ học vấn cao hơn sẽ có quan điểm đúng
đắn và kiến thức về sức khỏe răng miệng nhiều
hơn, chăm sóc răng miệng cho con cái của mình
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 234
tốt hơn và giúp con cái hình thành thói quen
chăm sóc răng miệng tốt. Nghiên cứu của Nihias
(1977), Hansa (1995), Oliver (1998), Paulanden
(2003) đã chứng tỏ điều này(4).
Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế - xã hội lên
tình trạng sâu răng đã được ghi nhận trong
nhiều nghiên cứu. Thu nhập hàng tháng của gia
đình ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến số
trung bình răng sâu của sinh viên. Sinh viên
sống trong gia đình có mức thu nhập trên 10
triệu đồng/ tháng có chỉ số S-R là 1,13 thấp hơn
có ý nghĩa thống kê so với sinh viên sống trong
gia đình có mức thu nhập từ 5 đến 10 triệu/
tháng (1,77) và dưới 5 triệu/ tháng (2,70). Thu
nhập hàng tháng của gia đình tác động lên tình
trạng sâu răng theo nhiều cách. Mức thu nhập
của gia đình ảnh hưởng đến thức ăn, dinh
dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai và của
trẻ nhỏ trong giai đoạn hình thành, phát triển
mầm răng. Mức thu nhập còn ảnh hưởng đến lối
sống, tình trạng sức khỏe con cái trong gia đình.
Bên cạnh đó, con cái trong gia đình có thu nhập
cao sẽ có điều kiện thuận lợi để tiếp cận các biện
pháp phòng ngừa, chẩn đoán sớm và các
phương pháp điều trị hơn những gia đình có thu
nhập thấp hay trung bình.
Nha chu là bệnh mãn tính, quá trình bệnh lí
được tích lũy theo thời gian. Từ lâu, kiến thức và
tác hại của bệnh sâu răng đã được tuyên truyền
rộng rãi trong cộng đồng, ngược lại hiểu biết của
người dân về bệnh nha chu còn rất hạn chế.
Người dân Việt Nam quan niệm người lớn tuổi
răng sẽ suy yếu, lung lay và bị nhổ bỏ mà không
biết nguyên nhân của tình trạng này là do bệnh
nha chu. Do đó người dân không có các biện
pháp phòng tránh bệnh nha chu hợp lí.
Tình trạng nha chu, vệ sinh răng miệng của
sinh viên sinh sống ở thành thị tốt hơn các sinh
viên ở nông thôn có ý nghĩa thống kê, thể hiện
qua cả 3 điểm số PI, CI và OHI-S. Sự khác biệt
này có thể do những hạn chế về nguồn nhân lực,
trang thiết bị y tế ở vùng nông thôn và các hoạt
động tuyên truyền, giáo dục chưa đến được đa
số người dân.
Chỉ nha khoa giúp làm sạch mảng bám thức
ăn ở vùng kẽ răng mà việc chải răng đơn thuần
không làm được. Thói quen sử dụng chỉ nha
khoa giúp làm giảm mức độ mảng bám, vôi răng
có ý nghĩa thống kê. Kết quả này tương đồng với
nghiên cứu của Sambunjak D(9). Trong nghiên
cứu này các sinh viên nữ có thói quen sử dụng
chỉ nha khoa nhiều hơn, điều này góp phần giải
thích mức độ bệnh nha chu ở sinh viên nữ giới
thấp hơn so với nam.
KẾT LUẬN
Bệnh sâu răng và nha chu vẫn luôn là hai
bệnh răng miệng phổ biến trong cộng đồng sinh
viên năm thứ nhất Khoa Răng Hàm Mặt Đại học
Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Các sinh viên
này vẫn chưa được trang bị những kiến thức nha
khoa chuyên sâu, nên tình trạng sâu răng và tình
trạng vệ sinh răng miệng của họ vẫn thuộc loại
trung bình. Có nhiều yếu tố phối hợp tác động
đến tình trạng bệnh sâu răng và nha chu. Do đó
để làm giảm tỉ lệ bệnh cần tăng cường các biện
pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao
nhận thức của sinh viên cũng như các bậc cha
mẹ về sức khỏe răng miệng, cung cấp kiến thức
về chăm sóc răng miệng và hướng dẫn các
phương pháp vệ sinh răng miệng thích hợp.
Đồng thời phát triển các chương trình chăm sóc
răng miệng cho đối tượng sinh viên và cho cả
cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Debabrata Kundu (2011), “Periodontal status of a given
population of West Bengal: An epidemiological study”, J
Indian Soc Periodontol, 15(2), pp.126-129.
2. Hai-Xia Lu (2013), “Risk indicators of oral health status among
young adults aged 18 years analyzed by negative binomial
regression”, BMC Oral Health, 13, pp.40.
3. Hossein H (2008), “Oral Health and Treatment Needs Among
18 Year- Old Iranians”, Med Princ Pract, 17, pp.302-307.
4. Paulander J. (2003), “Association between level of education
and oral health status in 35-, 50-, 65- and 75-year-olds”, Journal
of Clinical Periodontology, 30(8), pp. 697–704.
5. Ling Zhu (2003), “Oral health knowledge, attitudes and
behavior of children and aldolescents in China”, International
Dental Journal, 53, pp. 289-298.
6. Maria GHB (2008), “Relationship between oral health and its
impact on quality of life among adolescents”, Braz Oral Res, 22
(1), pp.36-42
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 235
7. Mitsuhiro Ohshima (2009), “Comparison of periodontal
health status and oral health behavior between Japanese and
Chinese dental students”, Journal of Oral Science, 51 (2), pp.275-
281.
8. Phạm thị Mỹ Hạnh (2008), “Dental caries and relation factors
in the first- and second- year medical student in Thai Binh
medical university, Vietnam”, J Health Res, 22 (1), pp.73-77.
9. Sambunjak D (2011), “Flossing for the management of
periodontal diseases and dental caries in adults”, The Cochrane
Library, Wiley, 12.
10. Trần Văn Trường, Trịnh Đình Hải (2002), Điều tra sức khỏe
răng miệng toàn quốc, NXB Y học, Hà Nội, tr.17-51.
11. Trịnh Thị Tố Quyên, Ngô Thị Quỳnh Lan (2013), “Tình trạng
sức khỏe răng miệng và mối liên quan với chất lượng cuộc
sống của sinh viên Đại học Sài Gòn”, Tạp chí Y học, Đại học Y
Dược TP.HCM, tập 17 (2), tr.24-32.
12. Wang Hong-Ying (2002), “The second national survey of oral
health status of children and adults in China”, International
Dental Journal, 52, pp.283-290.
13. World Health Organization (1997), Oral Health Surveys: Basic
Methods, Geneva, 4th edion, pp.21-46.
14. World Health Organization (2003), The World Oral Health
Report,Geneva, pp.3-32.
Ngày nhận bài báo: 02/02/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24/02/2015
Người phản biện: TS Ngô Đồng Khanh
Ngày bài báo được đăng: 10/04/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_trang_suc_khoe_rang_mieng_va_cac_yeu_to_lien_quan_cua_s.pdf