Tính ưu thế
Tỷ lệ về tính ưu thế từ kết quả nghiên cứu
này và một số nghiên cứu trước đây được thể
hiện trong bảng 3.
Tỷ lệ ưu thế trái trong nghiên cứu của chúng
tôi thấp hơn so với các tác giả khác. Tính ưu thế
đã được xác định do sự phân nhánh của động
mạch vành vì vậy nó là đặc tính có tính bẩm sinh
và có thể có liên quan đến yếu tố chủng tộc.
Về sự tưới máu cơ tim, phần trước vách gian
thất được cấp máu bởi động mạch gian thất
trước qua các nhánh vách. Phần sau vách gian
thất được cấp máu bởi nhánh gian thất sau.
Trong ưu thết trái, nhánh gian thất sau xuất phát
từ động mạch vành trái, nghĩa là, toàn bộ vách
gian thất được cấp máu bởi động mạch vành trái
và không có sự thông nối với động mạch vành
phải trong vách gian thất. Điều này sẽ tăng sự
nguy hiểm trong trường hợp tắc động mạch
vành trái. Nói cách khác, trong trường hợp tắc
động mạch vành trái, những người có ưu thế trái
sẽ nguy hiểm hơn những người có ưu thế phải
và trung gian. Trong nghiên cứu này, chúng tôi
chỉ gặp 3,2% ưu thế trái.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 51 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính ưu thế của động mạch vành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Giải Phẫu Học 287
TÍNH ƯU THẾ CỦA ĐỘNG MẠCH VÀNH
Nguyễn Hoàng Vũ*, Dương Văn Hải*, Trần Minh Hoàng**
TÓM TẮT:
Đặt vấn đề: Tính ưu thế động mạch vành tùy thuộc vào nguyên ủy của nhánh gian thất sau và các nhánh
sau bên thất trái. Tính ưu thế liên quan đến sự tưới máu cơ tim và bệnh lý động mạch vành.
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ các dạng ưu thế động mạch vành ở người Việt Nam.
Đối tượng: 125 quả tim lấy từ tử thi được ướp dung dịch formol tại bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y Dược
TP.HCM.
Kết quả: Động mạch vành phải và động mạch vành trái đều xuất phát ở xoang phải và xoang trái tương
ứng. Động mạch vành phải kết thúc ở bờ phải tim trong 1,6%, giữa bờ phải và tâm điểm 2,4%, ở tâm điểm
14,4%, giữa tâm điểm và bờ trái 74,2%, kết thúc ở bờ trái tim 10,4% trường hợp. Nhánh gian thất sau xuất phát
từ động mạch vành phải trong 96,8%, từ động mạch mũ 3,2% trường hợp. Các nhánh sau bên thất trái xuất phát
từ động mạch vành phải chiếm 80%, từ động mạch mũ chiếm 6,4% và từ cả hai chiếm 13,6%. Ưu thế phải chiếm
79,2%, ưu thế trái 3,2% và 17,6% là cân bằng. Không có sự liên quan giữa giới tính và tính ưu thế động mạch
vành.
Kết luận: Qua nghiên cứu này, chúng tôi kết luận ưu thế phải chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là cân bằng và
ưu thế trái chiếm tỷ lệ thấp nhất. Không có sự liên quan giữa giới tính và tính ưu thế động mạch vành.
Từ khóa: Ưu thế, Ưu thế phải, Ưu thế trái, cân bằng, nhánh gian thất sau, nhánh sau bên thất trái, tâm
điểm.
ABSTRACT
THE DOMINANCE OF CORONARY ARTERIES
Nguyen Hoang Vu, Duong Van Hai, Tran Minh Hoang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 287 - 291
Introduction: The dominance of coronary arteries depends on the origin of the posterior interventricular
branch and left posteriolateral ventricular branches. The dominance relates to myocardial irrigation and coronary
artery diseases.
Objective: To study the patterns of coronary dominance in Vietnamese.
Materials and methods: 125 hearts of 125 cadavers preserved in formalin solution in department of
Anatomy, Ho Chi Minh city University of Medicine and Pharmacy.
Results: The right coronary artery (RCA) and the left coronary artery originated respectively from the right
sinus and the left sinus of aorte. The right coronary terminated at the right border in 1.6% of the specimens,
between the right border and the crux in 2.4%, at the crux in 14.4%, between the crux and the left border in
74.2%, and terminated at the left border in 10.4%. The posterior interventricular branch originated from RCA in
96.8%, from the left circumfex artery (LCx) in 3.2% of the specimens.The left posterolateral ventricular branches
orginated from RCA in 80%, from LCx in 6.4%, and from both of them in 13.6% of the specimens. Right
dominance was found in 79.2%, Left dominance in 3.2% and balanced dominance in 17.6% of the specimens.
Conclusion: Through this study, we concluded that right dominance accounted for the highest propotion,
* Bộ môn Giải phẫu học, ĐH Y Dược TPHCM. ** Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh ĐH Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Hoàng Vũ ĐT: 0903863252 Email: vuhoangdr@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 288
followed by the balanced dominance, and the left dominance was the lowest. The dominance did not relate to the
gender.
Key words: Dominance, Right dominace, Left dominance, balanced dominance, posterior inventricular
branch, left posterolateral ventricualr branch, crux.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tim được cung cấp máu bởi hai động mạch
vành: động mạch vành phải và động mạch vành
trái. Động mạch vành phải cung cấp máu cho
tâm nhĩ phải, mặt trước và mặt hoành tâm thất
phải, 1/3 sau của vách gian thất. Động mạch
vành trái cho hai nhánh chính là động mạch gian
thất trước và động mạch mũ. Động mạch gian
thất trước cung cấp máu cho tâm nhĩ trái, mặt
trước hai tâm thất và 2/3 trước của vách gian
thất. Động mạch mũ cung cấp máu cho hầu hết
mặt trái tâm thất trái. Riêng mặt hoành tâm thất
trái có thể do động mạch vành phải hoặc động
mạch vành trái cung cấp máu tùy thuộc vào
động mạch nào là động mạch ưu thế. Động
mạch ưu thế là động mạch cho nhánh gian thất
sau (posterior interventricular branch) và cho các
nhánh sau bên thất trái (left posteral lateral
branches) để cấp máu cho mặt hoành thất trái.
Nếu nhánh gian thất sau và các nhánh sau bên
thất trái xuất phát từ động mạch vành phải thì ta
gọi là ưu thế phải (Right dominance), nếu xuất
phát từ động mạch mũ là ưu thế trái (Left
dominance). Trường hợp nhánh gian thất sau
xuất phát từ động mạch vành phải và các nhánh
sau bên thất trái xuất phát từ động mạch mũ thì
ta gọi là cân bằng (balanced dominance) hoặc
không có tính ưu thế (non-dominance). Tính ưu
thế liên quan trực tiếp đến sự tưới máu của cơ
tim do đó nó cũng liên quan đến hậu quả của
bệnh lý động mạch vành, một bệnh lý trở nên
khá phổ biến trên thế giới hiện nay. Vì vậy,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo
sát tính ưu thế động mạch vành ở người Việt
Nam, góp phần vào việc chẩn đoán, điều trị
bệnh động mạch vành.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
125 tử thi người Việt Nam (91 nam, 34 nữ),
tuổi trung bình 68,1 (từ 33 đến 95) đã ngâm
formol 10% tại bộ môn Giải Phẫu học, Đại học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Phương pháp chọn mẫu và kỹ thuật phẫu
tích
Mẫu được chọn lựa thuận tiện, là những tử
thi được sử dụng chuẩn bị cho việc giảng dạy
năm học 2011-2014, trừ những trường hợp đã
được mổ tim hoặc can thiệp động mạch vành.
Phẫu tích: Tử thi được mở ngực và cắt các
mạch máu lớn (động mạch chủ, động mạch phổi,
tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh
mạch phổi) để đưa tim ra ngoài. Tim được phẫu
tích tỉ mỉ, bóc sạch lớp màng ngoài tim để bộc lộ
hệ thống động mạch vành rồi quan sát, đo đạc
các chỉ số sau:
Nguyên ủy động mạch vành phải và động
mạch vành trái.
Điểm tận của động mạch vành phải.
Nguyên ủy của nhánh gian thất sau.
Nguyên ủy và số lượng các nhánh sau bên
thất trái.
Tỷ lệ tính ưu thế phải, ưu thế trái, không ưu
thế.
Mối tương quan giữa tính ưu thế và giới
tính.
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel
2007.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Giải Phẫu Học 289
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Nguyên ủy động mạch vành
Động mạch vành phải: tất cả mẫu nghiên
cứu đều có động mạch vành phải và đều xuất
phát từ xoang phải động mạch chủ như bình
thường.
Động mạch vành trái:
120 mẫu (chiếm tỷ lệ 96%) có sự hiện diện
của thân chung động mạch vành trái và đều xuất
phát ở xoang trái động mạch chủ.
1 trường hợp (0,8%) không có thân chung
động mạch vành trái, động mạch mũ và động
mạch gian thất trước xuất phát bằng hai lỗ riêng
ở xoang trái động mạch chủ.
4 trường hợp (3,2%) chỉ có động mạch gian
thất trước xuất phát từ xoang trái động mạch chủ
mà không có thân chung động mạch vành trái và
động mạch mũ.
Như vậy về nguyên ủy động mạch vành,
chúng tôi không gặp trường hợp nào bất thường.
Các trường hợp không có thân chung động
mạch vành trái hoặc động mạch mũ là một dạng
dị dạng động mạch vành chúng tôi sẽ đề cập ở
bài báo khác.
Điểm tận động mạch vành phải (bảng 1)
Động mạch vành phải thường đi qua khỏi
tâm điểm và tận hết trước khi đến bờ trái tim.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, động mạch
vành phải kết thúc xa vị trí nguyên ủy hơn. Điều
này có lẽ để bù trừ cho động mạch mũ hơi “ngắn
hơn” như đã nói ở trên.
Bảng 1. Vị trí điểm tận của động mạch vành phải
Tác giả Số
mẫu
Điểm tận hết của động mạch vành
phải
Bờ
phải
Giữa
bờ phải
và tâm
điểm
tâm
điểm
Giữa
tâm
điểm và
bờ trái
Bờ trái
James TN
(7) 106 2% 7% 9% 64% 18%
Das H
(5) 70 4,28% 8,57% 18,57% 58,58% 10,00%
Ballesteros
LE
(3) 221 8,6% 13,6% 75,6% 2,2%
Nghiên cứu
này 125 1,60% 2,40% 14,40% 71,20% 10,40%
Nguyên ủy của nhánh gian thất sau (bảng 2)
Bảng 2. Nguyên ủy nhánh gian thất sau
Tác giả Số mẫu
Nguyên ủy nhánh gian thất
sau
Từ ĐM vành phải Từ ĐM
mũ
Kalpana
(10) 100 89% 11%
Ortale
(13) 40
87,5% (5% không có
nhánh gian thất sau) 7,5%
Das H
(5) 70 81,43% 18,57%
Fazliogullari Z
(7) 50
86% (10% không có
nhánh gian thất sau) 4%
Ballesteros LE
(3) 221 93,2% 6,8%
Nghiên cứu này 125 96,8% 3,2%
Nhánh gian thất sau hiện diện ở 100% mẫu
nghiên cứu. Trong đó, 121 trường hợp (chiếm
96,8%) nhánh gian thất sau xuất phát từ động
mạch vành phải, chỉ có 4 trường hợp (tỷ lệ 3,2%)
xuất phát từ động mạch mũ.
Kết quả của chúng tôi gần giống với nghiên
cứu của Fazliogullari Z, tỷ lệ nhánh gian thất sau
xuất phát từ động mạch mũ rất thấp. Tuy nhiên,
mẫu nghiên cứu của Fazliogullari Z chỉ giới hạn
ở 50 quả tim.
Nguyên ủy nhánh gian thất sau là một
trong những yếu tố xác định tính ưu thế của
động mạch vành. Những trường hợp ưu thế
phải và không ưu thế, nhánh gian thất sau
xuất phát từ động mạch vành phải, trường
hợp ưu thế trái thì nhánh gian thất sau xuất
phát từ động mạch mũ.
Nguyên ủy của các nhánh sau bên thất trái
Các nhánh sau bên thất trái là các nhánh ở
mặt hoành thất trái, còn gọi là nhánh sau thất
trái. Các nhánh này xuất phát từ động mạch mũ
hoặc từ động mạch vành phải.
6,4% trường hợp các nhánh sau thất trái chỉ
xuất phát từ động mạch mũ. Một động mạch mũ
cho từ 1 đến 4 nhánh sau bên thất trái, trung
bình là 2 nhánh.
80% trường hợp các nhánh sau thất trái chỉ
xuất phát từ động mạch vành phải. Động mạch
vành phải thường cho từ 1 đến 6 nhánh sau thất
trái, trung bình là 3,5 nhánh. 13,6% trường hợp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 290
các nhánh sau thất trái xuất phát từ cả động
mạch mũ lẫn động mạch vành phải. Về đặc tính
này, chúng tôi chưa thấy nghiên cứu nào đề cập
nên chưa so sánh được.
Tính ưu thế
Tỷ lệ về tính ưu thế từ kết quả nghiên cứu
này và một số nghiên cứu trước đây được thể
hiện trong bảng 3.
Tỷ lệ ưu thế trái trong nghiên cứu của chúng
tôi thấp hơn so với các tác giả khác. Tính ưu thế
đã được xác định do sự phân nhánh của động
mạch vành vì vậy nó là đặc tính có tính bẩm sinh
và có thể có liên quan đến yếu tố chủng tộc.
Về sự tưới máu cơ tim, phần trước vách gian
thất được cấp máu bởi động mạch gian thất
trước qua các nhánh vách. Phần sau vách gian
thất được cấp máu bởi nhánh gian thất sau.
Trong ưu thết trái, nhánh gian thất sau xuất phát
từ động mạch vành trái, nghĩa là, toàn bộ vách
gian thất được cấp máu bởi động mạch vành trái
và không có sự thông nối với động mạch vành
phải trong vách gian thất. Điều này sẽ tăng sự
nguy hiểm trong trường hợp tắc động mạch
vành trái. Nói cách khác, trong trường hợp tắc
động mạch vành trái, những người có ưu thế trái
sẽ nguy hiểm hơn những người có ưu thế phải
và trung gian. Trong nghiên cứu này, chúng tôi
chỉ gặp 3,2% ưu thế trái.
Bảng 3. Tỷ lệ tính ưu thế:
Tác giả Số
mẫu
Đối
tượng
TÍNH ƯU THẾ
Phải Trái Cân bằng
Angelini
(2) 1950 X-quang 89% 8,4% 2,5%
Abdellah
(1) 429 X-quang 77% 8% 15%
Loukas M
(12) 200 Thi thể 55% 33% 12%
Balesteros
(3) 221 Thi thể 76% 6,8% 17,2%
Nghiên cứu này 125 Thi thể 79,2% 3,2% 17,6%
Mối tương quan giữa tính ưu thế và giới
tính (bảng 4)
Theo Kouchoukos NT(11), ưu thế trái ở nam
nhiều hơn ở nữ giới, nhưng trong nghiên cứu
này, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về tính ưu thế giữa hai giới nam và nữ. Có thể
do tính ưu thế trái trong nghiên cứu của chúng
tôi xuất hiện với tỷ lệ quá thấp nên không thấy
được sự khác biệt này.
Bảng 4. Mối tương quan giữa tính ưu thế và giới
Giới tính Ưu thế phải Ưu thế trái Trung gian
Nam 72,1% 2,2% 19,8%
Nữ 82,4% 5,9% 11,8%
Chung cho hai giới 79,2% 3,2% 17,6%
Hình 1. Ưu thế phải: nhánh gian
thất sau và các nhánh sau bên
thất trái đếu xuất phát từ ĐMVP:
1. ĐM vành phải; 2. Nhánh gian
thất sau; 3. Các nhánh sau bên
thất trái
Hình 2. Ưu thế trái: nhánh gian
thất sau và các nhánh sau bên thất
trái đếu xuất phát từ động mạch
mũ: 1. ĐM mũ; 2. Nhánh gian thất
sau; 3. Các nhánh sau bên thất trái
Hình 3. Cân bằng: nhánh gian thất
sau xuất phát từ động mạch vành
phải, các nhánh sau bên thất trái
xuất phát từ động mạch mũ: 1.
Động mạch vành phải; 2. Động
mạch mũ; 3. Nhánh gian thất sau;
4. Các nhánh sau bên thất trái
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Giải Phẫu Học 291
KẾT LUẬN
Ưu thế phải gặp tỷ lệ cao nhất, kế đến là
trung gian và thấp nhất là ưu thế trái. Tính ưu
thế không liên quan đến giới tính. Một số dạng
dị dạng động mạch vành cũng gặp trong nghiên
cứu này như không có động mạch mũ, có hai
động mạch gian thất trước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abdellah AAA, Elsayed ASA, Hassan MA (2009).
Angiographic coronary artery anatomy in the Sudan Heart
Center. Khartoum Medical Journa; 2(1): 162-164.
2. Angelini P, Villason S, Chan AV, Diez JG (1999). Normal
and Anomalous Coronary Arteris in Human. In: Coronary
Artery Anomalies: A Comprehensive Approach. (eds: Angelini
P.). Lippincott Williams & Wilkins, Philadenphia; pp:27 – 79.
3. Ballesteros LE., Ramirez ML, Quintero ID (2011). Right
coronary artery anatomy: Anatomical and morphometric
analysis. Rev Bras Cir Cardiovas 26(2): 230 – 237.
4. Ballesteros LE, Ramirez LM (2008). Morphological
expression of the left coronary artery: a direct anatomy
study. Florida Morphol; 67 (2): 135-142
5. Baskurt M, Okcun B, Caglar IM, Ozkan AA, Ersanli M,
Gurman T (2010). “Congenital absence of the left circumflex
coronary artery and an unusually dominant course of the
right coronary artery”. Cardiovasc J Afr; 21 (5): 286-288.
6. Das H, Das G, Das DC, Talukdar K (2010). A study of
coronary dominance in the population of ASSAM. J Anat. So.
India.; 59(2) 187-191.
7. Fazliogullari Z, Karabulut AK, Ulver Dugan N, Uysal II
(2010). Corpnary artery variations and median artery in
Turkish cadaver hearts. Singapore Med J.; 51 (10): 775 – 780.
8. James TN (1961). Anatomy of the coronary arteries, 1st
edition, Harper & Row, Publishers, Inc., Hagerstown,
Maryland, pp 3-202.
9. Joshi SD, Joshi SS, Athavale SA (2010). Origins of the
coronary arteries and their significance. Clinics; 65(1):79 – 84.
10. Kalpana R. (2003). A Study on Principal Branches of
Coronary Arteries in Humans. Journal of Anatomy of the
Anatomical Society of India, 52 (2): 137 – 140.
11. Kouchoukos NT, Blackstone EH, Doty DB, Hanley FL, Karp
RB (2003). Cardiac Surgery, Vol 1; 3rd edition, Churchill
Livingstone; Philadelphia; pp: 22-28.
12. Loukas M, Curry B, Bowers M, Louis Jr R G, Bartczak A,
Kiedrowski M et al (2006). The relationship of myocardial
bridges to coronary artery dominance in the adult human
heart. J Anat 209(1): 43 – 50.
13. Majid Y, Warade, Sinha J, Kalyanpur A, Gupta T (2011).
“Superdominant right coronary artery with absent left
circumflex artery”. Biomed Imaging Interv J., 7(1): e2.
Ngày nhận bài báo: 30/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/11/2014
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_uu_the_cua_dong_mach_vanh.pdf