Tổ chức công tác kế toán tại công ty xây dựng và phát triển nông thôn

Qua các phần đã trình bày ở trên ta thấy, công ty đã tổ chức bộ máy khá hợp lý, các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả, cung cấp kịp thời chính xác các thông tin cần thiết cho lãnh đạo công ty trong việc giám sat kỹ thuật, quản lý kinh tế phù hợp với điều kiện hiện nay, với yêu cầu quản lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó tạo điều kiện cho công ty chủ động trong sản xuất, trong quan hệ với khách hàng và ngày càng có uy tín trên thị trường trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, đảm bảo đứng vững trong cơ chế thị trường. Sau một thời gian thực tập tại công ty xây dựng và phát triển nông thôn, em thấy công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thúc đẩy quá trình CNH-HĐH đất nước. Công tác hạch toán kế toán ở công ty khá hoàn chỉnh được thực hiện đúng chế độ. Tuy nhiên, bên cạnh những cố gắng và ưu điểm mà công ty đã thực hiện được, trong quá trình hạch toán còn có những hạn chế nhỏ mà em đã nêu ở phần III, nhằm góp phần hoàn thiện hơn công tác tổ chức hạch toán các phần hành của công. Do kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế nên việc phân tích, đánh giá của em trong báo cáo thực tập tổng hợp này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng các bạn để báo cáo có thể hoàn thiện hơn.

doc53 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổ chức công tác kế toán tại công ty xây dựng và phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính và hoạt động bất thường của Công ty. Nhận số liệu từ kế toán tiền lương, đồng thời sau khi đã tập hợp chi phí vật liệu, máy thi công, chi phí khác,... thì bộ phận này tiến hành kết chuyển toàn bộ các chi phí trên vào tài khoản 154 - sản phẩm dở dang. Khi công trình hoàn thành thì kết chuyển vào tài khoản 632 - giá vốn xây lắp. Sau đó kế toán tổng hợp kết chuyển giá vốn xây lắp sang tài khoản 911 - xác định kết quả kinh doanh và xác định doanh thu xây lắp thuần. Kế toán ngân hàng và tài sản cố định: Theo dõi các khoản tiền chuyển khoản, tiền séc, tiền vay ngân hàng và tiền gửi ngân hàng. Kế toán ngân hàng kiêm kế toán tài sản cố định có nhiệm vụ theo dõi tài sản cố định (TSCĐ), lập thẻ cho từng TSCĐ, theo dõi nguồn vốn sử dụng và trích khấu hao TSCĐ hàng tháng, quý của khối cơ quan Công ty. Vào sổ chi tiết tăng, giảm TSCĐ đồng thời lập báo cáo tổng hợp tăng giảm TSCĐ, vốn kinh doanh, nguồn vốn khấu hao. Kế toán tiền mặt, tiền lương và bảo hiểm xã hội: Cán bộ kế toán này chịu trách nhiệm viết Phiếu thu, Phiếu chi trên cơ sở chứng từ gốc hợp lệ để thủ quỹ căn cứ thu và xuất tiền chi dùng tại Công ty sau đó tập hợp vào sổ quỹ hàng tháng đối chiếu với thủ quỹ Công ty. Đồng thời cán bộ kế toán này kiêm luôn kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội có trách nhiệm tính lương và bảo hiểm xã hội cho CBCNV theo chế độ quy định. Theo dõi tình hình tăng giảm lao động, tiền lương của công ty, lập bảng thanh toán tiền lương, BHXH, ghi sổ lương, thanh quyết toán, tổng hợp tiền lương toàn công ty. Kế toán căn cứ vào Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương, hàng quý kế toán tiến hành trích bảo hiểm xã hội theo dõi các tài khoản sau: TK 334, 3382, 3383, 3384, 111,... Theo dõi, kiểm tra lưu trữ tất cả các chứng từ liên quan đến tiền mặt, tiền lương, BHXH, các hợp đồng lao động, các quyết định và các giấy tờ khác liên quan đến tiền mặt, tiền lương, tiền thưởng và BHXH. Thủ quỹ: Thu và chi tiền trên cơ sở các chứng từ kế toán, đó là các phiếu thu và phiếu chi đã được duyệt. Kiểm tra đối chiếu các chứng từ thu chi, các chứng từ ngân hàng và quản lý quỹ, lập báo cáo quỹ. Mở sổ quỹ, ghi chép thu, chi trên sổ quỹ, tính toán tồn quỹ hàng ngày, lưu trữ phiếu thu, phiếu chi, cuối tháng giao lại chứng từ thu chi cho kế toán lưu dữ. Kiểm kê quỹ tiền mặt hàng ngày, hàng tháng và đột xuất, đảm bảo tiền khớp đúng giữa sổ sách và thực tế, thường xuyên đối chiếu giữa sổ kế toán và sổ quỹ, lập báo cáo tồn quỹ hàng tháng, lập báo cáo chi tiết công nợ giữa Công ty với các đơn vị hàng tháng, quý... Đảm bảo an toàn quỹ tiền mặt, giữ bí mật thu chi và tồn quỹ. Theo dõi, ghi chép trên sổ chi tiết, giữ quỹ công đoàn. Lưu trữ các loại sổ sách chứng từ thuộc phần việc được phân công Kế toán đội và kế toán trung tâm tư vấn: Đội xây dựng là một đợn vị sản xuất trực tiếp trực thuộc Công ty cho nên các đội có thể hạch toán chứng từ để nộp lại cho kế toán tổng hợp. Kế toán đội và kế toán trung tâm tư vấn không tổ chức bộ máy kế toán mà chỉ có các nhân viên kế toán. Các nhân viên này làm nhiệm vụ thu thập chứng từ liên quan đến chi phí sản xuất (nguyên vật liệu, lao động, các chi phí khác). Định kỳ hàng tháng, hàng quý các nhân viên kế toán phải gửi về Công ty để đối chiếu so sánh với nhân viên kế toán của phòng. Mối liên hệ giữa tổ chức bộ máy kế toán với tổ chức bộ máy quản lý chung của công ty xây dựng và phát triển nông thôn. a, Tiếp nhận hóa đơn, chứng từ Cán bộ phòng kế toán có trách nhiệm tiếp nhận các hóa đơn, chứng từ có liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty từ khách hàng, từ đội sản xuất và ký vào sổ giao chứng từ. b, Kiểm tra hóa đơn, chứng từ Cán bộ phòng kế toán kiểm tra hóa đơn, chứng từ (kiểm tra tính hợp lệ, số tiền, nội dung, ngày phát hành, tên và mã số thuế của khách hàng, chữ ký, dấu của các bên có liên quan). Nếu thấy hợp lệ thì giữ lại còn nếu không thì trả lại cho khách hàng, cho các bộ phận gửi đến để đổi lại hóa đơn hoặc chỉnh sửa lại hóa đơn theo quy định của Bộ tài chính. c, Phân loại chứng từ. Kế toán phân loại hóa đơn theo các phần hành kế toán máy để khi nhập số liệu vào máy được dễ dàng, tránh lầm lẫn như : tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tài sản cố định… d, Hạch toán kế toán Dựa vào hóa đơn kế toán viên định khoản theo đúng chế độ tài chính đã quy định của nhà nước. Dựa trên chương trình phần mềm kế toán mà công ty đang sử dụng (hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm vacom), kế toán viên nhập dữ liệu theo từng chứng từ đã phân loại. e, Lập các báo cáo tài chính Trên cơ sở các dữ liệu đã nhập, kế toán tổng hợp lập các báo cáo tài chính theo chế độ quy định của nhà nước bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính, đồng thời lập các báo cáo quản trị theo yêu cầu quản lý của lãnh đạo công ty như báo cáo chi tiết chi phí, doanh thu theo từng hoạt động… Trách nhiệm Tiến trình thực hiện CB kế toán CB kế toán Lãnh đạo công ty CB kế toán CB kế toán CB kế toán Lãnh đạo công ty Tiếp nhận hóa đơn, chứng từ Kiểm tra hóa đơn, chứng từ Không Trả lại Hợp lệ Kiểm tra, ký duyệt Tập hợp, phân loại chứng từ Hạch toán Lập các báo cáo tài chính Ký duyệt Sơ đồ mối liên hệ giữa bộ máy kế toán với tổ chức bộ máy quản lý chung của công ty xây dựng và phát triển nông thôn. g, Ký duyệt các báo cáo tài chính Sau khi đã lập xong các báo cáo tài chính, kế toán tổng hợp trình kế toán trưởng xem xét ký duyệt. Nếu có sai sót hoặc thiếu kế toán trưởng yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung, ký duyệt sau đó mới chuyển cho lãnh đạo công ty ký duyệt. h, Phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh So sánh các chỉ tiêu của năm nay với năm trước để tìm ra nguyên nhân tăng, giảm. từ đó tìm ra biện pháp tối ưu để tăng lợi nhuận Phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng thanh toán nợ và thu hồi nợ… i, Kiến nghị, đề xuất với lãnh đạo công ty Sau khi tổng hợp xong các báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị của công ty kế toán trình lãnh đạo công ty xem xét, ký duyệt đồng thời đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý doanh thu. k, Lưu hồ sơ Các hồ sơ: hóa đơn chứng từ, các báo cáo tài chính của công ty, các sổ sách… liên quan đến công ty được lưu tại phòng tài chính kế toán của công ty. II: Vận dụng chế độ kế toán hiện hành tại công ty xây dựng và phát triển nông thôn. Chế độ chứng từ Các chứng từ kế toán áp dụng tại công ty đều tuân thủ theo chế độ kế toán quyết định 1141/TC/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính Ngoài ra công ty còn sử dụng các chứng từ đặc thù như hợp đồng giao khoán, hợp đồng thuê máy, bản thanh lý hợp đồng ... Chế độ tài khoản Công ty xây dựng và phát triển nông thôn luôn tuân thủ chế độ kế toán quyết định 1864/QĐ - BTC ngày 16/12/1998 của Bộ tài chính và tuân thủ theo quyết định sửa đổi và bổ sung: quyết định 149/2001/QĐ/BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính Để hệ thống tài khoản sử dụng hợn, công ty đã có một số thay đổi nhỏ dựa theo tính đặc thù trong tổ chức sản xuất của ngành xây lắp như: Tài khoản 152: Nguyên vật liệu Do nguyên vật liệu là yêu tố chủ yếu của ngành xây lắp nên công ty đã mở chi tiết cho tài khoản 152 + Thứ nhất: chi tiết theo công trình ví dụ: TK 152A: công trình hồ Nà Cáy huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn + Thứ hai: chi tiết theo từng loại vật liệu Những loại vật liệu có tính năng công dụng như nhau thì xếp cùng một nhóm và đánh mã số cho từng nhóm đó, ngoài ra còn đánh những mã số cấp 2, cấp 3 để theo dõi từng nhóm vật liệu cụ thể theo từng thứ ví dụ: TK 152.01: xi măng TK 152.01.01 xi măng Chin phon TK 152.01.02 xi măng Bút sơn Tài khoản 141: tạm ứng được chi tiết thànhTK 1413: Tạm ứng cho đội xây dựng. Tài khoản 151: hàng mua đang đi đường, không sử dụng vì vật tư mua về luôn có hóa đơn kèm theo, không có trường hợp hóa đơn về mà hàng chưa về và ngược lại. Tài khoản 157: hàng gửi bán, không sử dụng vì công ty đấu thầu rồi mới tiến hành thi công. Tài khoản 159: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, không sử dụng do công ty không thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Tài khoản 121, 128, 129, 228, 229: chưa được sử dụng trong hệ thống tài khoản kế toán của công ty. Chế độ sổ sách Công ty xây dựng và phát triển nông thôn thống nhất áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ và chứng từ ghi sổ của công ty được lập mỗi tháng một lần vào cuối tháng. Vì là một công ty có quy mô vừa, hoạt động kinh doanh diễn ra khá thường xuyên. Để đảm bảo chính xác của thông tin kế toán, kịp thời xử lý khối lượng công việc và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ kế toán công ty đã áp dụng kế toán máy vào công tác kế toán. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán viên kiểm tra chứng từ rồi định khoản đến từng tài khoản chi tiết (tiểu khoản, tiết khoản) ngay trên chứng từ, phân loại chứng từ theo đối tượng, nghiệp vụ … rồi nhập số liệu vào máy theo từng phần hành, kiểm tra tính khớp đúng của số liệu trên máy với số liệu trên chứng từ gốc. Việc kết chuyển dữ liệu, tổng hợp in ấn sổ sách, báo cáo, các sổ tổng hợp, sổ chi tiết sẽ do máy thực hiện hoàn toàn. kế toán chỉ việc lưu dữ chứng từ gốc, các sổ tổng hợp, các sổ chi tiết do máy in ra vào các hồ sơ kế toán. Chứng từ gốc Bảng kê chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sơ đồ tổ chức hệ thống sổ kế toán của công ty xây dựng và phát triển nông thôn Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra, đối chiếu Với hình thức này ưu điểm là dễ làm, dễ kiểm tra đối chiếu, dễ phân công chia nhỏ phù hợp với doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh vừa. Tuy nhiên việc ghi chép thường trùng lặp, dễ nhầm lẫn, sổ sách nhiều Chế độ báo cáo tài chính Hiện nay công ty mới chỉ lập 3 báo cáo theo quy định Nhà nước đó là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài chính. III: Hạch toán các phần hành kế toán chủ yếu tại công ty xây dựng và phát triển nông thôn. Công ty xây dựng và phát triển nông thôn áp dụng thuế giá trị gia tăng và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ Phương pháp và quy trình hạch toán trên phần hành kế toán tài sản cố định Mấy năm gần đây do tính chất công trình giá trị lớn, thời gian thi công kéo dài trong nhiều năm, địa bàn hoạt động xa trụ sở công ty nên mấy năm gần đây công ty đầu tư mua sắm trang thiết bị mới 100%. Tài sản cố định tăng do mua sắm đều bằng nguồn vốn tín dụng còn tài sản cố định giảm do thanh lý, nhượng bán Nguyên giá tài sản giá mua ghi trên hoá chi phí vận chuyển cố định mua ngoài đơn chưa thuế lắp đặt Tài khoản sử dụng Tài khoản 211: Tài sản cố định hữu hình Tài khoản này phản ánh sự biến động tăng, giảm, hiện có TSCĐHH theo nguyên giá Kết cấu Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐHH tăng khi mua sắm Bên Có: Nguyên giá TSCĐHH giảm khi thanh lý, nhượng bán Dư bên Nợ: phản ánh nguyên giá TSCĐ cuối kỳ Tài khoản này gồm có: TK 2112: nhà cửa, vật kiến trúc TK 2113: máy móc thiết bị TK 2114: phương tiện vận tảI TK 2115: Thiết bị dụng cụ quản lý TK 2118: Tài sản cố định văn phòng công ty Tài khoản 214: Hao mòn tài sản cố định hữu hình (HMTSCĐ). Tài khoản này phản ánh giá trị biến động tăng, giảm hao mòn tài sản cố định Bên Nợ: phản ánh giá trị HMTSCĐ giảm Bên Có: phản ánh giá trị HMTSCĐ tăng khi trích khấu hao hoặc nhận tài sản cố định đã qua sử dụng Dư bên Có: phản ánh giá trị TSCĐ cuối kỳ Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản sau: TK 341: vay ngắn hạn TK 811: chi phí khác Tk 1332: thuế giá trị gia tăng đầu vào TK 627: chi phí sản xuất chung TK 642: chi phí quản lý doanh nghiệp TK 623: chi phí sử dụng máy thi công TK 341 TK 211 TK 811 Nguyên giá TSCĐ giá trị còn lại Tổng giá chưa có thuế của TSCĐ thanh toán TK 1332 xoá sổ Thuế GTGT TSCĐ TK 214 đầu vào khấu hao TSCĐ TK 3381 TK 1381 Tài sản cố định thừa do Tài khoản cố định thiếu kiểm kê chờ xử lý do kiểm kê chờ xử lý sơ đồ hạch toán tổng hợp tài sản cố định b, Hạch toán khấu hao tài sản cố định (KHTSCĐ) Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng Mức khấu hao Nguyên giá TSCĐ Nguyên giá Tỉ lệ khấu hao TSCĐ năm Thời gian sử dụng TSCĐ TSCĐ năm Việc tính khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng tức là TSCĐ tăng trong tháng này thì tháng sau mới tính khấu hao và TSCĐ giảm trong tháng này thì tháng sau mới thôi tính khấu hao. Từ đó để tính khấu hao tháng chúng ta tính như sau: Mức KHTSCĐ Mức KHTSCĐ Mức KHTSCĐ Mức KHTSCĐ tháng N tháng N-1 tăng tháng N giảm tháng N TK 211 TK 214 TK 627 Khấu hao TSCĐ chi phí sản xuất chung thực tế ps Xóa sổ tài Trích sản cố định TK 811 KHTSCĐ TK 642 Giá trị còn Chi phí quản ký lại TSCĐ DN thực tế PS sơ đồ hạch toán tổng hợp khấu hao tài sản cố định Chứng từ sử dụng Biên bản bàn giao TSCĐ ( mẫu số 01-TSCĐ) Thẻ TSCĐ (mẫu số 02- TSCĐ) Biên bản thanh lý TSCĐ kể cả nhượng bán (ngoài chứng từ này còn sử dụng hoá đơn khi bán) Bảng tính và phân bổ khấu hao Sổ sách sử dụng Hạch toán chi tiết có: Sổ chi tiết TSCĐ Bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ Hạch toán tổng hợp có: Chứng từ ghi sổ lập cho nghịêp vụ tăng, giảm và KHTSCĐ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ cho TSCĐ Sổ cái mở riêng cho từng tài khoản 211, 214 Phương pháp và quy trình hạch toán trên phần hành kế toán nguyên vật liệu Phương pháp hạch toán ở công ty xây dựng và phát triển nông thôn do đặc thù của ngành xây lắp, vật liệu rất phong phú và đa dạng, tình hình nhập- xuất diễn ra thường xuyên liên tục vì vậy công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho nhằm đảm bảo việc phản ánh kịp thời, chính xác nội dung kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp . Tính giá nguyên vật liệu nhập kho Đánh giá nguyên vật liệu là thước đo tiền tệ biểu hiện giá trị nguyên vật liệu theo những nguyên tắc nhất định, đòi hỏi phải đảm bảo yêu cầu của đánh giá. Về nguyên tắc, kế toán nhập- xuất- tồn kho phải phản ánh theo giá thực tế. Phương pháp tính giá hợp lý sẽ có tác dụng lớn tới nhiệm vụ, mục đích của hạch toán. ở công ty xây dựng và phát triển nông thôn nguyên vật liệu được tính theo giá thực tế. Việc hạch toán theo giá thực tế giúp cho việc hạch toán được chính xác, giảm được khối lượng ghi sổ sách. Giá thực tế Giá hoá đơn chưa Chi phí chiết khấu thương mại, NVL mua thuế GTGT thu mua giảm giá hàng bán Tính giá nguyên vật liệu xuất kho Công ty sử dụng giá thực tế đích danh để xuất vật liệu. Theo phương pháp này thì vật liệu nhập kho theo giá nào thì xuất kho theo giá đó mà không quan tâm đến thời gian nhập, xuất. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu Việc hạch toán chi tiết vật liệu được thực hiện ở hai nơi là ở kho và ở phòng kế toán thông qua 3 phương pháp đó là thẻ song song, sổ đối chiếu luân chuyển, sổ số dư. Hiện nay công ty hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song. Bảng tổng hợp chi tiết N-X-T Sổ kế toán chi tiết vật liệu Phiếu nhập kho Thẻ kho Kế toán tổng hợp Phiếu xuất kho Chú thích: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu Các sổ sách sử dụng Thẻ kho Sổ kế toán chi tiết vật tư Bảng tổng hợp chi tiết nhập- xuất- tồn Hạch toán tổng hợp + Chứng từ sử dụng Hoá đơn mua hàng (hoặc hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng) Biên bản kiểm nghiệm vật tư Lập phiếu nhập kho, phiếu xuất kho vật liệu + Tài khoản sử dụng Tài khoản 152: Nguyên vật liệu Tài khoản này phản ánh gía trị nhập- xuất - tồn của nguyên vật liệu theo giá thực tế Bên Nợ: Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho Bên Có: Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho Dư bên Nợ: Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản 133, 331, 627, 621, 1413 ở công ty xây dựng và phát triển nông thôn không có trường hợp vật liệu về mà hoá đơn chưa về hoặc ngược lại mà chỉ có trường hợp nguyên vật liệu về có hoá đơn kèm theo vì khi có nhu cầu sử dụng các đội mới tiến hành thu mua. Nguyên vật liệu ở công ty hoàn toàn là mua ngoài, vật liệu xuất dùng để thi công công trình có thể được đội tự thu mua hoặc là cán bộ vật tư của công ty mua rồi xuất kho cho đội dưới hình thức vay vốn. TK 331, 111 TK 152 TK 1413 Giá mua NVL đội tạm ứng bằng NVL Công ty chưa có thuế GTGT của công ty mua TK 133 Thuế GTGT TK 621 đầu vào Xuất kho vật liệu để sản TK 1413 xuất Giá chưa có thuế Đội XD GTGT TK 627 tự đi mua TK 133 Thuế GTGT Xuất vật liệu dùng cho đầu vào ban quản lý công trình sơ đồ hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu của công ty + Sổ sách tổng hợp Bảng kê chứng từ phát sinh bên có TK 331, TK 1413 Chứng từ ghi sổ lập cho nghiệp vụ tăng, giảm nguyên vật liệu Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái TK 152 Bảng cân đối số phát sinh Phương pháp và quy trình hạch toán trên phần hành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. a, Hạch toán tiền lương Hiện nay, Công ty Xây dựng và Phát triển nông thôn áp dụng hình thức trả lương cơ bản: trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian. Hình thức trả lương theo sản phẩm áp dụng cho hình thức tiền lương tính cho những công việc có định mức hao phí nhân công và được thể hiện trong các hợp đồng làm khoán. - Đối với công nhân viên thuộc Công ty khi có thông báo nhận lương kế toán đội sẽ lên công ty lấy lương về cho công nhân. Sau khi phát lương xong chứng từ sẽ được lưu lại tại phòng kế toán Công ty. - Đối với công nhân thuê ngoài: căn cứ vào Hợp đồng làm khoán nhân công để thanh toán tiền công. Tổng số lương phải trả cho nhân công thuê ngoài được hạch toán vào TK 334. Sau khi thoả thuận về đơn giá, đội trưởng đội sản xuất sẽ ký hợp đồng thuê ngoài với tổ trưởng tổ lao động thuê ngoài đó. Khi khối lương thuê ngoài được hoàn thành, đội trưởng đội sản xuất sẽ đứng ra nghiệm thu và thanh toán theo khối lượng và đơn giá mà hai bên đã thoả thuận trên hợp đồng thuê khoán ngoài rồi ký vào đó. Hợp đồng kết thúc, kế toán đội lập bảng thanh toán tiền lương cho công nhân thuê ngoài. Chứng từ sử dụng Bảng chấm công Hợp đồng giao khoán Bảng thanh toán lương và bảo hiểm xã hội Phiếu chi Tài khoản sử dụng TK 334: Phải trả công nhân viên. Tài khoản này phản ánh mối quan hệ thanh toán giữa công ty với công nhân viên về tiền lương và các khoản khác Bên Nợ: Các khoản khấu trừ lương và số ứng trước kỳ I (nếu có). Bên Có: Số tiền lương phải trả cho công nhân viên Dư bên Có: phản ánh số tiền phải trả cho công nhân viên Ngoài ra công ty còn sử dụng các tài khoản TK 111, TK 622, TK 627, TK 642, TK 1413 TK 111 TK 334 TK 622 Thanh toán lương cho công phải trả lương cho công nhân viên ở công ty nhân trực tiếp sản xuất TK 1413 TK 627 Thanh toán lương cho công phải trả lương cho nhân nhân ở đội xây dựng viên ban quản lý công trình TK 3383, 3384 TK 642 Khấu trừ các khoản (BHXH , phải trả lương cho nhân BHYT) và lương viên quản lý doanh nghiệp Sơ đồ hạch toán tổng hợp tiền lương của công ty b, Hạch toán các khoản trích theo lương. Tài khoản sử dụng TK 338: Phải trả, phải nộp khác. Tài khoản này được chi tiết như sau: TK 3382: Kinh phí công đoàn (KPCĐ) TK 3383: Bảo hiểm xã hội (BHXH) TK 3384: Bảo hiểm y tế (BHYT) Các tài khoản trên có nội dung: Phản ánh nguồn hình thành và phạm vi sử dụng BHXH, BHYT, KPCĐ. Bên Nợ: Phản ánh số đã nộp, đã chi Bên Có: Phản ánh trích lập KPCĐ, BHXH, BHYT Dư bên Có: KPCĐ, BHXH, BHYT chưa nộp Cũng như các doanh nghiệp nhà nước khác, ở công ty xây dựng và phát triển nông thôn quỹ BHXH được hình thành bằng cách tính theo tỉ lệ 20% trên tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên của người lao động thực tế trong kỳ hạch toán. người sử dụng lao động phải nộp 15% trên tổng quỹ lương và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, còn 5% trên tổng quỹ lương thì do người lao động trực tiếp đóng góp (trừ vào thu nhập của họ). Còn quỹ BHYT công ty phải thực hiện trích quỹ 3% trên số thu nhập tạm tính của người lao động, trong đó doanh nghiệp phải chịu 2% (tính vào chi phí sản xuất kinh doanh), còn người lao động trực tiếp nộp 1% (trừ vào thu nhập của họ) KPCĐ được trích lập theo tỉ lệ 2% trên tổng số tiền lương phải trả cho người lao động và doanh nghiệp phải chịu toàn bộ (tính vào chi phí sản xuất). TK 111, 112 TK 3382, 3383, 3384 TK 622, 627, 641 Nộp KPCĐ, BHXH, BHYT Trích KPCĐ, BHXH, BHYT hoặc chi tiêu KPCĐ tính vào chi phí TK 334 Trích KPCĐ, BHXH, BHYT trừ vào thu nhập của CNV sơ đồ hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương của công ty xây dựng và phát triển nông thôn Phương pháp và quy trình hạch toán trên phần hành kế toán chi phí sản xuất- giá thành sản xuất. Đối tượng tập hợp chi phí là các công trình, hạng mục công trình. Vì vậy, trước khi thi công công trình công ty cần phải lập dự toán. Các dự toán xây dựng công trình cơ bản được lập theo hạng mục công trình và phân tích theo hạng mục chi phí. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVL TT) Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp (CP NC TT) Khoản mục chi phí sản xuất chung (CP SXC) Công ty xây dựng và phát triển nông thôn không sử dụng tài khoản 623: chi phí sử dụng máy thi công mà gộp chung chi phí sử dụng máy thi công vào tài khoản 627: chi phí sản xuất chung Tài khoản sử dụng TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVL TT) Tài khoản này được sử dụng để tập hợp và kết chuyển CP NVL TT Bên Nợ: Tập hợp CP NVL TT Bên Có: - Giá trị nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho - Kết chuyển CP NVL TT vào giá thành Tài khoản này cuối kỳ không có số dư TK 622: chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản này được sử dụng để tập hợp và kết chuyển CP NC TT Bên Nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành Tài khoản này cuối kỳ không có số dư TK 627: Chi phí sản xuất chung Tài khoản này được sử dụng để tập hợp và kết chuyển CP SXC Bên Nợ: tập hợp chi phí sản xuất chung Bên Có: kết chuyển chi phí sản xuất chung Tài khoản này cuối kỳ không có số dư TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Bên Có: Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành Dư bên Nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ Ngoài ra, còn sử dụng các tài khoản 152, TK 133, TK 1413, TK 334… TK 152 TK 621 TK 152 Xuất kho nguyên vật liệu Vật liệu đã xuất kho sử cho đội sản xuất dụng cho sản xuất dùng không hết nhập lại kho TK 154 Kết chuyển CP NVL TT Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất Kết chuyển chi phí TK 338 nhân công trực tiếp Trích KPCĐ, BHXH, BHYT cho công nhân xây lắp sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp của công ty xây dựng và phát triển nông thôn TK 334 TK 627 TK 154 Tiền công phải trả cho công nhân điều khiển máy và ban quản lý TK 338 Các khoản trích theo lương Kết chuyển chi phí của công nhân xây lắp và công sản xuất chung nhân điều khiển máy thi công TK 214 Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 152 Xuất vật liệu dùng cho ban quản lý công trình TK 1413, 111,112 Chi phí dịch vụ mua ngoài chưa có thuế GTGT TK 133 Thuế GTGT đầu vào Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung của công ty xây dựng và phát triển nông thôn TK 621 TK 154 TK 632 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 622 kết chuyển chi phí nhân Kết chuyển giá thành sản công trực tiếp phẩm xây lắp đã nghiệm bàn giao để xác định kết quả TK 627 Kết chuyển chi phí sản xuất chung sơ đồ hạch toán tổng hợp giá thành sản phẩm xây lắp của công ty Chứng từ sử dụng Bảng phân bổ vật liệu Chứng từ phản ánh chi phí khấu hao tài sản cố định: bảng tính và phân bổ khấu hao Chứng từ phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài: hóa đơn mua hàng và các chứng từ chi tiền (phiếu chi, giấy báo nợ, chứng từ phản ánh chi bằng tiền tạm ứng) Các chứng từ phản ánh chi phí khác bằng tiền Sổ sách sử dụng Sổ chi phí sản xuất kinh doanh Bảng kê tổng hợp chi phí sản xuất Chứng từ ghi sổ lập cho bên Nợ TK 621, TK 622, TK 627 Chứng từ ghi sổ lập cho bên Có TK 621, TK622, TK 627 Sổ cái lập riêng cho từng TK 621, TK 622, TK 627 Phương pháp và quy trình hạch toán trên phần hành kế toán xác định kết quả. Tài khoản sử dụng TK 511: Doanh thu bán hàng Bên Nợ: Kết chuyển doanh thu thuần Bên Có: Doanh thu bán hàng phát sinh tăng Tài khoản này cuối kỳ không có số dư TK 911: xác định kết quả Tài khoản này phản ánh: kết chuyển doanh thu thuần của các hoạt động và chi phí của các hoạt động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Bên Nợ: Kết chuyển chi phí của các hoạt động Kết chuyển lãi Bên Có: Kết chuyển các khoản doanh thu thuần Kết chuyển lỗ Tài khoản này cuối kỳ không có số dư Ngoài ra còn sử dụng các TK 421, TK 511, TK 632, TK 642… TK 632 TK 911 TK 511 TK 111,131 (1) (3) (4) (6) TK 642 TK 3331 (2) (5) TK 421 (7) (8) chú thích: (1) Kết chuyển giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp đã nghiệm thu bàn giao để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. (2) kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để tính giá thành toàn bộ sản phẩm xây lắp hoàn thành tiêu thụ trong kỳ. (3) Kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ (4) Doanh thu xây lắp của nhà thầu chưa có thuế (5) Thuế GTGT đầu ra (6) Tổng giá thanh toán mà nhà thầu nhận được (7) Lỗ kinh doanh xây lắp (8) Lãi kinh doanh xây lắp Sổ sách sử dụng Tổ chức hạch toán chi tiết gồm có: Sổ chi tiết giá vốn Sổ chi tiết bán hàng Tổ chức hạch toán tổng hợp: Bảng kê chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ lập cho nghiệp vụ doanh thu, giá vốn, thanh toán Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Số cái lập riêng cho các TK 632, TK 511, TK 911 IV: báo cáo kế toán. 1, Số lượng báo cáo Báo cáo kế toán là biểu hiện của phương pháp tổng hợp, cân đối kế toán phản ánh tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, kết quả của từng hoạt độngtrong một thời kỳ nhất định (dùng cho cuối tháng, cuối quỹ, cuối năm). Hiện nay công ty xây dựng và phát triển nông thôn lập 3 loại báo cáo theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT đó là: Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả kinh doanh Thuyết minh báo cáo tài chính Ngoài ra công ty còn lập các báo cáo theo yêu cầu của ban lãnh đạo công ty như: báo cáo chi tiết về chi phí, doanh thu… 2, Phương pháp lập các báo cáo. Hiện nay công ty xây dựng và phát triển nông thôn áp dụng kế toán máy nên việc lập các báo cáo cuối kỳ rất dễ dàng (sau khi nhập các chứng từ gốc vào máy, cuối kỳ thực hiện các bút toán phân bổ tự động và bút toán kết chuyển thì máy sẽ tự động in ra các báo cáo). Sau đây là phần lý giải các chỉ tiêu trên các báo cáo Phương pháp lập bảng cân đối kế toán Cột số đầu năm căn cứ vào số liệu ở cột số cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán ngày 31/12 năm trước Cột số cuối kỳ được lập như sau: Phần tài sản A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (Mã số 100) (MS100) MS100=MS110+MS120+MS130+MS140+MS150+MS160 I: Tiền (Mã số110) (MS110) MS110=MS111+MS112+ MS113 II: Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (MS120) MS120= MS121+ MS128+ MS129 III: Các khoản phải thu (MS 130) MS130= MS131+MS132+MS133+MS134+MS138+MS139 Trong đó MS134= MS135+MS136 IV: Hàng tồn kho (MS140) MS140= MS141+MS142+MS143+MS144+MS145+MS146+MS 47+ MS149 V: Tài sản lưu động khác (MS150) MS150= MS151+MS152+MS153+MS154+MS155 VI: Chi sự nghiệp (MS160) MS160= MS161+MS162 B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn (Mã số 200) (MS200) I: Tài sản cố định (MS210) MS210= MS211+MS214+MS217 Trong đó: MS211= MS212+MS213 MS214= MS215+MS216 MS217= MS218+MS219 II: Các khoản đầu tư tài chính (MS220) MS220= MS221+MS222+MS228+MS229 III: Chi phí xây dựng cơ bản dở dang ( MS230) IV: Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn (MS240) Tổng tài sản (MS250) Nguồn vốn A: Nợ phải trả (MS300) MS300=MS310+MS320+ MS330 I: Nợ dài hạn (MS310) MS310=MS311+MS312+MS313+MS314+MS315+MS316+ +MS 317+MS 318 II: Nợ dài hạn (MS320) MS320=MS321+MS322 III: Nợ khác (MS330) MS330=MS331+MS332+MS333 B: Nguồn vốn chủ sở hữu (MS 400) MS400=MS410+MS420 I: Nguồn vốn, quỹ MS410=MS411+MS412+MS413+MS414+MS415+MS417+MS419 II: Nguồn kinh phí (MS 420) MS420=MS416+MS418+MS421+MS422+MS425 Phương pháp lập báo cáo kết quả kinh doanh Lập báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo kế toán tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình doanh thu, chi phí, kết quả theo từng hoạt động của doanh nghiệp đồng thời phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước về các khoản thuế. Gồm 3 phần nhưng thường chỉ lập có hai phần là phần I và phần II Phần I: Lãi, lỗ - Dựa vào báo cáo kết quả kinh doạnh kỳ trước - Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ báo cáo các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 Tổng doanh thu (Mã số 01) Các khoản giảm trừ MS 03=MS04+MS05-MS06+MS07 Doanh thu thuần MS10=MS01-MS03 Giá vốn hàng bán MS11 Lợi tức gộp MS20=MS10-MS11 Chi phí bán hàng MS21 Chi phí quản lý doanh nghiệp MS22 Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh MS30=MS20-(MS21+MS22) Doanh thu hoạt động tài chính MS31 Chi phí hoạt động tài chính MS32 Lợi tức hoạt động tài chính MS40=MS31-MS32 Thu nhập khác MS41 Chi phí khác MS42 Lợi tức bất thường MS50=MS41-MS42 Tổng lợi tức trước thuế MS60=MS30+MS40+MS50 Thuế lợi tức phải nộp MS70 Lợi tức sau thuế MS80=MS60-MS70 Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước Cột 5 = Cột 2 + Cột 3 – Cột 4 Bản thuyết minh báo cáo tài chính - Phần trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Phần trình bày bằng số liệu phải thống nhất với số liệu trên các báo cáo tài chính khác. - Đối với báo cáo quỹ, các chỉ tiêu thuộc phần chế độ kế toán phải thống nhất trong cả niên độ kế toán - Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp chỉ sử dụng trong thuyết minh báo cáo tài chính năm. Phần III: Nhận xét, đánh giá về tổ chức hạch toán kế toán tại công ty xây dựng và phát triển nông thôn. I: Những thành tựu đã đạt được tại công ty Cùng với sự đổi mới toàn diện cơ chế quản lý kinh tế, với chức năng là một công cụ phục vụ cho quản lý doanh nghiệp, kế toán ngày càng phát triển và hoàn thiện. Cũng như các doanh nghiệp nhà nước khác, công ty xây dựng và phát triển nông thôn gặp rất nhiều khó khăn trước sự chuyển đổi của nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng công ty đã thích ứng được với cơ chế mới, phục hồi sản xuất tạo chữ tín cho khách hàng, chiếm lĩnh thị trường trong nước. Chính sự hoàn thiện công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng là một nhân tố quan trọng góp phần vào sự thành công đó của công ty. Công ty xây dựng và phát triển nông thôn tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập là phù hợp với doanh nghiệp có quỵ mô vừa, lực lượng sản xuất phân tán… Mô hình này tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra giám sát tình hình tài chính trong việc ra quyết định quản lý và chỉ đạo kịp thời của ban lãnh đạo công ty. Đồng thời tạo điều kiện cho công tác phân công lao động, chuyên môn hoá các phần hành kế toán, nâng cao trình độ nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm của kế toán viên. Các phần hành kế toán được phân công tưong đối rõ ràng cho từng kế toán viên trong phòng, có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các phần hành kế toán với nhau, đảm bảo tính thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán ghi chép. Do đó kế toán dễ kiểm tra, đối chiếu, kịp thời phát hiện các sai sót và sửa chữa. Từ đó đảm bảo kế toán cung cấp thông tin trung thực, giúp cho ban lãnh đạo công ty và các ngành chức năng đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh trong kỳ, xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường. Về chứng từ và luân chuyển chứng từ: Công ty sử dụng nghiêm chỉnh chấp hành mọi hoá đơn chứng từ theo đúng mẫu và quy định của Bộ Tài Chính. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh trên hoá đơn, chứng từ, phù hợp cả về số lượng, nguyên tắc ghi chép cũng như yêu cầu của công tác quản lý chứng từ. Bên cạnh việc kiểm tra chứng từ thường xuyên, kế toán không ngừng hợp lý hoá các thủ tục và xử lý chứng từ như: giảm các thủ tục xét duyệt và ký duyệt chứng từ tới mức tối đa, đồng thời thực hiện quy trình luân chuyển chứng từ theo đúng quy định và phù hợp với yêu cầu của nghiệp vụ kinh doanh. Về hệ thống tài khoản: công ty đã sử dụng đúng các tài khoản theo chế độ kế toán quy định, ngoài ra công ty còn mở thêm một số tài khoản (tiết khoản, tiểu khoản) để phục vụ cho việc hạch toán. Điều này thể hiện sự linh hoạt trong việc áp dụng các tài khoản kế toán. Về sổ sách: phòng tài chính kế toán đã xây dựng sổ sách với những cách thức tổ chức ghi chép, phương pháp hạch toán phù hợp với yêu cầu, mục đích của chế độ kế toán, đáp ứng đầy đủ các thông tin hữu dụng đối với từng yêu cầu quản lý của công ty và các đối tượng liên quan khác. Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ đây là hình thức ghi chép mẫu sổ đơn giản, thuận lợi cho việc cơ giới hoá công tác kế toán, phù hợp với việc áp dụng kế toán máy. Các sổ sách, bảng biểu kế toán được công ty thực hiện đầy đủ, ghi chép cẩn thận, rõ ràng và có hệ thống hạch toán tương đối chính xác, tuân thủ chế độ kế toán do Bộ Tài Chính và Nhà nước quy định. Công ty đã cơ giới hoá lao động kế toán bằng cách trang bị đầy đủ máy vi tính. Việc sử dụng máy tính trong công tác kế toán của công ty đã nâng cao năng suất lao động cho bộ phận kế toán từ đó tác động đến năng suất lao động và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn công ty. Thông qua việc vi tính hoá khối lượng công việc của kế toán được giảm nhẹ về mặt tính toán, ghi chép và tổng hợp số liệu kế toán. Các báo cáo được công ty lập và luôn nộp đúng, đủ, kịp thời theo quy định của Bộ tài chính và Nhà nước đã đề ra. II: Những tồn tại, hạn chế và biện pháp khắc phục. Sau một thời gian thực tập tại công ty xây dựng và phát triển nông thôn, qua quá trình nghiên cứu và tham khảo ý kiến của các cô, các chú, các anh, các chị trong phòng kế toán, em đã phần nào nắm bắt được những ưu điểm nổi bật cũng như những vướng mắc trong công tác kế toán của công ty. Sau đây em xin mạnh dạn đưa những hạn chế nhỏ cần khắc phục để nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của công tác kế toán, phù hợp với xu thế của thời đại. Công ty là một doanh nghiệp có quy mô vừa nên công ty sử dụng bộ máy kế toán tập trung là hợp lý, thuận tiện cho việc áp dụng tin học vào công ty (hiện nay công ty sử dụng phần mềm Vacom). Tuy nhiên một số phần hành vẫn bị gián đoạn. Vì vậy để giải quyết vấn đề này, công ty có thể chọn mua phần mềm kế toán mới hoặc đặt hàng cho các đơn vị tin học nghiên cứu. Mặc dù, công việc trong phòng kế toán được phân chia rõ ràng, cụ thể cho từng kế toán viên nhưng vẫn còn có chỗ chưa hợp lý. Bởi vì một kế toán viên phải đảm nhiệm nhiều công việc (ví dụ như kế toán ngân hàng kèm theo kế toán tài sản cố định) nên đã làm mất đi tính độc lập của người đó. Việc Công ty áp dụng hình thức khoán gọn công trình cho các đội cũng gây không ít khó khăn cho Công ty trong việc hạch toán chính xác các chi phí phát sinh ở các đội. Bởi vì các chi phí được tập hợp trên Công ty đều do các đội gửi các chứng từ lên. Hơn nữa nó còn gây khó khăn cho Công ty trong việc theo dõi phát sinh các khoản công nợ do có những chi phí đội được từ quyền đi mua, thanh toán bằng tạm ứng của Công ty. Lợi dụng điều này các đội đã vay, ứng rất nhiều có khi vượt quá quyết toán công trình. Nhìn chung ở công ty có khá nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sử dụng nhiều tài khoản kế toán nên áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ là hợp lý. Nhưng trên thực tế hiện nay mỗi tháng công ty mới tiến hành lập chứng từ ghi sổ một lần. Như vậy ảnh hưởng đến tính kịp thời của thông tin kế toán. Vì vậy theo em công ty nên tiến hành 10 đến 15 ngày lập chứng từ ghi sổ một lần, đảm bảo cho công tác kế toán không dồn dập vào những ngày cuối tháng và việc lập báo cáo được kịp thời hơn Mặt khác, hiện nay việc luân chuyển chứng từ ở công ty chưa khẩn trương và nghiêm túc, kế toán trưởng của công ty quy định là ngày 30 hàng tháng các đội xây dựng phải gửi chứng từ về công ty nhưng thực tế nhiều khi cuối tháng các đội xây dựng vẫn chưa gửi chứng từ về công ty. Vì vậy công ty nên đề nghị đội trưởng của các đội xây dựng phải quan tâm sát sao hơn nữa tới công tác kế toán, đôn đốc cán bộ kế toán đội phải chuyển chứng từ kịp thời, đúng thời hạn 10 đến 15 ngày một lần để kế toán công ty lập chứng từ ghi sổ. Hiện nay bộ tài chính đã ban hành nhiều chuẩn mực kế toán mới như thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn kế toán thực hiện 4 chuẩn mực về Hàng tồn kho, Tài sản cố định hữu hình, Tài sản cố định vô hình, Doanh thu và thu nhập khác công ty đã áp dụng rồi nhưng còn 10 chuẩn mực mới thì công ty chưa áp dụng vì vậy thời gian tới công ty nên áp dụng. Tổng công ty XDNN& PTNN Công ty xây dựng và PTNT BảNG CÂN Đối kế toán Năm 2003 Đơn vị tính: Đồng Tài sản Mã số Số dư đầu năm Số dư cuối kỳ A. Tài sản lưu động và đtư ngắn hạn 100 40.783.290.125 48.495.835.677 I. Tiền 110 1.380.117.385 1.043.358.911 1. Tiền mặt tại quỹ (gồm có cả NP) 111 368.467.618 229.364.050 2. Tiền gửi ngân hàng 112 1.011.649.767 813.994.861 3. tiền đang chuyển 113 II: Các khoản đầu tư tài chính n.hạn 120 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 2. Đầu tư ngắn hạn khác 128 3. Dự phòng giảm giá đầu tư 129 III: Các khoản phải thu 130 34.559.003.923 43.670.056.049 1. Phải thu của khách hàng 131 33.156.777.864 42.405.373.180 2. Trả trước cho người bán 132 19.533.000 42.405.373.180 3. Thuế GTGT được khấu trừ 133 112.837.812 4. Phải thu nội bộ 134 45.722.372 124.889.027 - Vốn KD ở các ĐV trực thuộc 135 27.366.836 124.889.027 - Phải thu nội khác 136 18.355.536 5. Các khoản phải thu khác 138 1.372.419.181 1.263.547.148 6. Dự phòng phải thu khó đòi 139 -148.286.306 -148.286.306 IV: Hàng tồn kho 140 623.731.932 843.036.341 1. Hàng mua đang đi đường 141 2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 142 521.423.267 53.943.980 3. Công cụ, dụng cụ trong kho 143 4. Chi phí SXKD dở dang 144 102.308.665 789.092.361 5. Thành phẩm tồn kho 145 6. Hàng hóa tồn kho 146 7. Hàng gửi bán 147 8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V: Tài sản lưu động khác 150 4.220.436.885 2.939.384.376 1. Tạm ứng 151 4.153.781.033 2.939.384.376 2. Chi phí trả trước 152 66.655.852 3. Chi phí chờ kết chuyển 153 4. Tài sản thiếu chờ xử lý 154 5. Các khoản thế chấp, ký quỹ n.hạn 155 VI. Chi sự nghiệp 160 1. Chi sự nghiệp năm trước 161 2. Chi sự nghiệp năm nay 162 B: Tài sản cố định, đầu tư Dài hạn 200 4.347.898.516 4.709.837.516 I: Tài sản cố định 210 4.209.800.335 4.571.739.335 1. Tài sản cố định hữu hình 211 4.209.800.335 4.571.739.335 - Nguyên giá 212 6.960.616.006 8.000.497.947 - Giá trị hao mòn lũy kế 213 -2.750.815.671 -3.428.758.612 2. Tài sản cố định thuê tài chính 214 - Nguyên giá 215 - Giá trị hao mòn lũy kế 216 3. Tài sản cố định vô hình 217 - Nguyên giá 218 - Giá trị hao mòn lũy kế 219 II: Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 1. Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 2. Góp vốn liên doanh 222 3. Đầu tư dài hạn khác 228 4. Dự phòng giảm giá Đ.tư TC dài hạn 229 III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 138.098.181 138.098.181 IV. Các khoản ký quỹ, ký cược d.han 240 Tổng cộng tài sản 250 45.131.188.641 53.205.673.193 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 300 40.678.273.080 48.507.422.983 I. Nợ ngắn hạn 310 37.719.366.032 46.298.922.983 1. Vay ngắn hạn 311 7.787.950.000 8.186.017.000 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 312 3. Phải trả người bán 313 22.897.610 22.897.610 4. Người mua trả tiền trước 314 4.060.719.257 6.000.413.376 5. Thuế & các khoản phải nộp NN 315 1.752.589.963 636.884.266 6.Phải trả công nhân viên 316 7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ 317 24.076.360.617 24.962.613.477 - Phải trả cho các đơn vi nội bộ(TCTY) 317 325.330.619 273.026.437 - Phải trả cho các đơn vị nội bộ 317 23.751.029.998 24.689.587.040 8. Các khoản phải trả& phải nộp khác 318 18.848.585 6/490/097/254 II. Nợ dài hạn 320 2.928.500.000 2.208.500.000 1. Vay dài hạn 321 2.928.500.000 2.208.500.000 2. Nợ dài hạn 322 III. Nợ khác 330 30.407.048 0 1. Chi phí trả trước 331 30.407.048 2. Tài sản thừa chờ xử lý 332 3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 333 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 4.452.915.561 4.698.250.210 I. Nguồn vốn, quỹ 410 4.163.826.780 4.611.667.262 1. Nguồn vốn kinh doanh 411 3.499.625.559 3.562.618.819 2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 3. Chênh lệch tỷ giá 413 4. Quỹ đầu tư và phát triển 414 664.201.221 664.201.221 5. Quỹ dự phòng tài chính 415 6. Lợi nhuận chưa phân phối 417 384.847.222 7. Nguồn vốn đầu tư XDCB 419 II. Nguồn kinh phí 420 289.088.781 86.582.948 1. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc 416 56.387.759 56.387.759 2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 418 232.701.022 30.195.189 3. Quỹ quản lý của cấp trên 421 4. Nguồn kinh phí sự nghiệp 422 - Nguồn kinh phí sư nghiệp năm trước 423 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 424 5. Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ 425 Tổng cộng nguồn vốn 430 45.131.188.641 53.205.673.193 Ngày 31 tháng 1 năm 2004 Kết quả hoạt động kinh doanh Năm 2003 Phần I – Lãi, lỗ Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Mã số Quý trước Quỹ này Lũy kế từ đầu năm 1 2 3 4 5 Tổng doanh thu 1 71.748.606.126 Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu 2 Các khoản giảm trừ (04+05-06+07) 3 + Chiết khấu 3 + Giảm giá 5 + Giá trị hàng bán bị trả lại 6 + Thuế doanh thu, thuế xuất khẩu phải nộp 7 1. Doanh thu thuần (01-03) 10 71.748.606.126 2. Giá vốn hàng bán 11 68.016.285.274 3. Lợi tức gộp (10-11) 20 3.732.320.852 4. Chi phí bán hàng 21 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 3.003.927.659 6. Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh [20-(21+22)] 30 728.393.193 - Doanh thu từ hoạt động tài chính 31 11.545.917 - Chi phí từ hoạt động tài chính 32 191.295.964 7. Lợi tức hoạt động tài chính (31-32) 40 (179.750.047) - Thu nhập khác 41 19.047.619 - Chi phí khác 42 1.703008 8. Lợi tức bất thường (41-42) 50 17.344.611 9. Tổng lợi tức trước thuế (30+40+50) 60 565.987.757 10. Thuế lợi tức phải nộp 70 181.140.535 11. Lợi tức sau thuế (60-70) 80 384.847.222 Phần II: tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước Chỉ tiêu Số còn phải nộp kỳ trước Số còn phải nộp kỳ này Số đã nộp trong kỳ này Số còn phải nộp đến cuối kỳ này 1 2 3 4 5 I: Thuế 1.732.644.963 3.448.203.906 4.543.964.603 636.884.266 1. Thuế VAT 701.941.284 3.259.871.871 4.492.375.103 (530.561.948) 2. Thuế doanh thu 591.282.195 44.398.000 546.884.195 3. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 4. Thuế lợi tức 412.163.751 181.140.535 - 593.304.286 5. Thu trên vốn - 6. Thuế tài nguyên 7. Thuế nhà đất 8. Tiền thuê đất 4.191.500 4.191.500 9. Các loại thuế khác 27.257.733 3.000.000 3.000.000 27.257.733 II. Bảo hiểm, kinh phí công đoàn 8.202.703 309.762.787 249.042.143 68.924.347 1. Bảo hiểm xã hội (6.537.181) 268.242.991 234.378.143 27.327.667 2. Bảo hiểm y tế (4.107.701) 22.734.101 18.626.400 3. Kinh phí công đoàn 18.848.585 18.785.695 14.664.000 22.970.280 III. Các khoản phải nộp khác 1. Các khoản phụ thu 2. Các khoản phí, lệ phí 3. Các khoản phải nộp khác Tổng cộng 1.740.848.666 3.757.966.693 4.793.006.746 705.808.613 Tổng số thuế phải nộp năm trước chuyển sang kỳ này: Trong đó: thuế lợi tức: Ngày 31tháng 1 năm 2003 Giám đốc công ty Kế toán trưởng Lập biểu Thuyết minh báo cáo tài chính Năm 2003 Đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp Hình thức sở hữu vốn : Nhà nước là chủ sở hữu Hình thức hoạt động: Doanh nghiệp nhà nước Lĩnh vực kinh doanh: Xây lắp có bao thầu Tổng số công nhân viên Trong đó: nhân viên quản lý Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp: Niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1/2003 kết thúc 31/12/2003 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam Phương pháp kế toán tài sản cố định: Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: Theo nguyên giá Phương pháp khấu hao áp dụng: Trích theo Quyết định số 166 ngày 31/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Nguyên tắc đánh giá : Theo giá thực tế Phương pháp hạch toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ) Kê khai thường xuyên Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố Yếu tố chi phí Số tiền Nguyên vật liệu 26.926.606.436 Nhiên liệu động lực Tiền lương và các khoản phụ cấp 15.222.534.956 Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn 309.762.787 Khấu hao tài sản cố định 1.236.736.973 Chi phí dịch vụ mua ngoài 24.320.644.122 Chi phí trực tiếp khác Cộng 68.016.285.274 Phần luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí sản xuất Tổng cộng 68.016.285.274 Ngày31tháng 1năm 2004 Tình hình tăng giảm tài sản cố định Nhóm TSCĐ Chỉ tiêu Đất Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc, thiết bị P/tiện vận tải truyền dẫn Thiết bị dụng cụ quản lý Cây lâu năm súc vật lv TSCĐ khác Tổng cộng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 I. Nguyên giá TSCĐ 1. Số dư đầu kỳ 4.937.522.707 1.244.360.333 430.704.400 258.222.325 6.870.809.765 2. Số tăng trong kỳ 1.495.237.476 78.309.025 1.573.546.501 Trong đó - Mua sắm mới - Xây dựng mới 3. Số giảm trong kỳ 539.600.000 60.101.000 599.701.000 Trong đó - Thanh lý - Nhượng bán 4. Số dư cuối kỳ 4.937.522.707 2.199.997.809 430.704.400 276.430.350 7.844.655.266 Trong đó: - Chưa sử dụng - Đã khấu hao hết - Chờ thanh lý II. Giá trị đã hao mòn 1. Đầu kỳ 2.742.232.708 2. Tăng trong kỳ 1.236.736.973 3. Giảm trong kỳ 597.997.992 4. Số dư cuối kỳ 3.380.971.689 III. Giá trị còn lại 1. Đầu kỳ 4.128.577.057 2. Cuối kỳ 4.463.683.577 3.3 Tình hình thu nhập quỹ lương Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Kỳ này Kỳ trước 1. Tổng quỹ tiền lương 15.222.534.956 2. Tiền thưởng 3. Tổng thu nhập 15.222.534.956 4. Tiền lương bình quân 1.300.000 5. Thu nhập bình quân 1.300.000 3.4 Tình hình tăng, giảm vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu Số đầu kỳ Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ Số cuối kỳ I. Nguồn vốn kinh doanh 3.499.625.559 62.993.260 3.562.618.819 1. Ngân sách nhà nước 2. Tự bổ sung 3. Vốn liên doanh 4. Vốn cổ phần II. Các quỹ 1. Quỹ phát triển kinh doanh 664.201.221 664.201.221 2. Quỹ dự trữ 3. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 56.387.759 56.387.759 4. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 232.701.022 202.505.833 30.195.189 III. Nguồn vốn đầu tư XDCBB 1. Ngân sách cấp 2. Nguồn khác Tổng cộng 4.452.915.561 62.993.260 202.505.833 4.313.402.988 Kết luận Qua các phần đã trình bày ở trên ta thấy, công ty đã tổ chức bộ máy khá hợp lý, các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả, cung cấp kịp thời chính xác các thông tin cần thiết cho lãnh đạo công ty trong việc giám sat kỹ thuật, quản lý kinh tế phù hợp với điều kiện hiện nay, với yêu cầu quản lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó tạo điều kiện cho công ty chủ động trong sản xuất, trong quan hệ với khách hàng và ngày càng có uy tín trên thị trường trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, đảm bảo đứng vững trong cơ chế thị trường. Sau một thời gian thực tập tại công ty xây dựng và phát triển nông thôn, em thấy công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thúc đẩy quá trình CNH-HĐH đất nước. Công tác hạch toán kế toán ở công ty khá hoàn chỉnh được thực hiện đúng chế độ. Tuy nhiên, bên cạnh những cố gắng và ưu điểm mà công ty đã thực hiện được, trong quá trình hạch toán còn có những hạn chế nhỏ mà em đã nêu ở phần III, nhằm góp phần hoàn thiện hơn công tác tổ chức hạch toán các phần hành của công. Do kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế nên việc phân tích, đánh giá của em trong báo cáo thực tập tổng hợp này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng các bạn để báo cáo có thể hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Trần Thị Phượng, cảm ơn ban lãnh đạo công ty và các cô chú phòng tài chính kế toán của công ty xây dựng và phát triển nông thôn đã nhiệt tình giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này. Mục lục Tên Trang Lời nói đầu 1 Phần I: Những vấn đề cơ bản về hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tại công ty xây dựng và phát triển nông thôn 2 I: Lịch sử hình thành và phát triển của công ty xây dựng và phát triển nông thôn 3 II: Loại hình doanh nghiệp III: Đặc điểm sản xuất kinh doanh tại công ty xây dựng và phát triển nông thôn Chức năng Thị trường Tình hình kinh tế tài chính, lao động IV: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty xây dựng và phát triển nông thôn Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty V: Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và quy mô công nghệ sản xuất sản phẩm trong công ty xây dựng và phát triển nông thôn Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Phần II: Tổ chức công tác kế toán tại công ty xây dựng và phát triển nông thôn Nhiệm vụ chủ yếu của kế toán công ty Phương thức tổ chức bộ máy kế toán của công ty Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty Phân công lao động trong bộ máy kế toán của công ty Mối liên hệ giữa tổ chức bộ máy kế toán với tổ chức bộ máy quản lý chung của công ty II: Vận dụng chế độ hiện hành tại công ty xây dựng và phát triển Nông thôn Chế độ chứng từ Chế độ tài khoản Chế độ sổ sách Chế độ báo cáo tài chính III: Hạch toán trên các phần hành chủ yếu của công ty Phương pháp và quy trình hạch toán trên phần hành kế toán tài sản cố định Phương pháp và quy trình hạch toán trên phần hành kế toán nguyên vật liệu Phương pháp và quy trình hạch toán trên phần hành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Phương pháp và quy trình hạch toán trên phần hành kế toán chi phí sản xuất- giá thành sản phẩm Phương pháp và quy trình hạch toán trên phần hành kế toán xác định kết quả IV: Báo cáo kế toán tại công ty xây dựng và phát triển nông thôn Số lượng báo cáo Quy trình lập báo cáo tài chính và báo cáo quản trị Phần III: Nhận xét, đánh giá về tổ chức hạch toán kế toán tại công ty xây dựng và phát triển nông thôn I: Những thành tựu đã đạt được II: Những tồn tại, hạn chế và biện pháp khắc phục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0543.doc
Tài liệu liên quan