Một số kinh nghiệm gợi mở cho
Việt Nam
Thứ nhất, đối với đơn vị hành chính
cấp cơ sở (cấp xã), việc thành lập, nhập, chia
đơn vị hành chính thường dựa trên nền tảng
sẵn có, tức là sự tồn tại của các cộng đồng
lãnh thổ tự nhiên. Nhà nước tôn trọng sự tồn
tại sẵn có của các đơn vị hành chính này, chỉ
sắp xếp lại các đơn vị hành chính đã có và
đặt ra các quy chế cho chúng.
Thứ hai, đối với đơn vị hành chính
cấp tỉnh, vùng, việc phân chia dựa trên các
nguyên tắc bảo đảm sự quản lý của Nhà
nước (cấp tỉnh); bảo đảm định hướng phát
triển kinh tế quốc gia (cấp vùng).
Thứ ba, các tiêu chí cụ thể phân chia
đơn vị hành chính cấp tỉnh, vùng là quy mô
dân số, khả năng phát triển kinh tế của địa
phương, khả năng bảo đảm cung ứng dịch
vụ công ở trên địa bàn đơn vị hành chính
Thứ tư, thực tiễn cho thấy: các đơn
vị hành chính lãnh thổ ở Pháp ít xáo trộn,
thường chủ yếu theo hướng giữ nguyên, nếu
có là xu hướng sáp nhập các đơn vị hành
chính lãnh thổ nhỏ lại thành một đơn vị lớn
hơn, tạo tiền đề cho việc quản lý kinh tế,
quy hoạch đô thị được thuận lợi. Số lượng
các đơn vị hành chính lãnh thổ thường có xu
hướng giảm đi cho đến ngày nay
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức đơn vị hành chính ở cộng hòa Pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔ CHỨC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH Ở CỘNG HÒA PHÁP
Tóm tắt:
Thành lập, phân loại, thay đổi các đơn vị hành chính lãnh thổ là
tiền đề để một quốc gia tiến hành các biện pháp phát triển kinh tế
và quản lý xã hội. Kinh nghiệm về tổ chức, cải cách, đổi tên đơn
vị hành chính ở Cộng hòa Pháp có thể gợi mở một số ý tưởng cho
Việt Nam trong quá trình cải cách, tổ chức quản lý chính quyền
địa phương hiện nay.
Nguyễn Hoàng Anh*
* PGS. TS. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Abstract
Establishment, classification and change of the territorial
administrative units are a premise for a nation to take measures for
economic development and social management. The experience
of organizing, reforming and renaming administrative units in the
French Republic may provide a number of ideas for Vietnam in
the process of reforming and managing the local administration
today.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Tổ chức đơn vị hành chính; đơn
vị hành chính cấp xã, liên xã; đơn vị hành
chính cấp tỉnh, vùng; Cộng hòa Pháp.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 15/09/2019
Biên tập : 01/10/2019
Duyệt bài : 05/10/2019
Article Infomation:
Keywords: Organization of
administrative units; commune and
inter-commune administrative units;
provincial and regional administrative
units; French Republic.
Article History:
Received : 15 Sep. 2019
Edited : 01 Oct. 2019
Approved : 05 Oct. 2019
1. Đơn vị hành chính cấp xã
Trong tổ chức đơn vị hành chính lãnh
thổ của Cộng hoà Pháp, nguyên tắc tôn trọng
tính tự nhiên vốn có của cộng đồng lãnh thổ
là nguyên tắc hàng đầu - được thể hiện trên
các khía cạnh sau:
a) Duy trì những cộng đồng dân cư
vốn có - đặc biệt cấp xã
Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các đơn
vị hành chính lãnh thổ ở Pháp là đối tượng
của khá nhiều cải cách. Tuy nhiên, những
cải cách, phân chia các đơn vị hành chính ở
Pháp hầu như không chạm đến xã - loại đơn
vị hành chính lãnh thổ lâu đời, cổ xưa nhất.
Xã vốn có nguồn gốc từ xa xưa là các
giáo khu, vốn là quần thể dân cư tự nhiên,
tồn tại từ lâu đời, Nhà nước không lập nên
các xã mà chỉ làm việc thừa nhận sự tồn tại
của xã. Như vậy, nguyên tắc đầu tiên trong
phân loại đơn vị hành chính ở xã - đó là thừa
nhận hiện trạng tự nhiên, vốn có của các
cộng đồng dân cư cơ sở.
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
60 Số 19(395) T10/2019
Các xã ở Pháp dù quy mô, phạm vi địa
lý hay kinh tế rất khác nhau, nhưng các địa
phương bình đẳng về mặt pháp lý. Chúng
có chung những thiết chế giống nhau và
cùng hưởng chung thẩm quyền. Ý tưởng về
sự bình đẳng của địa phương là ý tưởng cốt
lõi, ra đời cùng với cách mạng tư sản Pháp.
Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các
thất bại trong các cải cách nhằm xoá bỏ quy
chế thống nhất giữa các địa phương. Người
Pháp luôn muốn duy trì những di sản văn
hoá, lịch sử, tinh thần của cộng đồng - kể
cả những cộng đồng nhỏ bé nhất1. Vì vậy,
đối với cấp xã, việc phân loại đơn vị hành
chính không dựa trên căn cứ can thiệp của
Nhà nước: Nhà nước chỉ thừa nhận hiện
trạng vốn có. Bởi vậy, việc phân chia đơn
vị xã hầu như không dựa trên các tiêu chí
về dân số, địa giới hành chính hay kinh tế.
Ví dụ: có những xã chỉ có dân số dưới 100
người, nhưng cũng có những xã - thành phố
có số dân rất lớn - trên 300. 000 tới hàng
triệu người. Bên cạnh những xã nông thôn
nhỏ thì có những thành phố rất lớn - nhưng
vẫn có quy chế pháp lý một xã, như Paris.
Vì thừa nhận xã trên cơ sở sự hiện diện
sẵn có, cho đến nay ở Pháp có tới 36.779 xã
với số lượng dân cư không giống nhau và
trình độ phát triển kinh tế xã hội cũng rất
khác biệt2.
Tuy nhiên, một quy chế chung cho các
địa phương khác nhau cũng hàm chứa nhiều
bất cập. Đặc biệt, quá trình đô thị hoá đã
làm gia tăng sự khác biệt này: nhiều xã nông
thôn ngày càng thưa thớt do thanh niên đi ra
thành phố, ngược lại ở các đô thị lớn, dân số
ngày càng đông đúc và tính chất cộng đồng
truyền thống cho đến nay hầu như không
còn. Sự khác biệt quá lớn như vậy dẫn đến
1 Rapport d'information n° 110 (2018-2019) de M. Mathieu DARNAUD, fait au nom de la commission des lois, déposé
le 7 novembre 2018, xem tại:
2 Tham khảo: Jean - Luc Boeuf, Manuela Magnan, Les collectivites territoriales et la decentralisation, Decouverte de la
Vie publique, La documentation Francaises, 2007.
3 Ministere de la Cohesation des territoire et des relations avec les collectivites teritoriales, “Les collectivites locales en
chifres 2019”, https://www.cohesion-territoires.gouv.fr/sites/default/files/2019-07/les_collectivites_locales _en _chif-
fres_2019.pdf.
năng lực của một số địa phương không đủ
để thực thi tất cả những công việc tự quản
được giao.
b) Sự ra đời của tổ chức liên xã
Do Pháp có quá nhiều đơn vị hành
chính cấp xã với những quy mô rất khác biệt
(3.4970 xã, tính đến năm 2019) trong đó có
tới 97,2 xã có số dân ít hơn 10000 người 3.
Những xã quá nhỏ với quy mô dân số ít ỏi
không đủ nguồn lực để thực hiện những dịch
vụ công đáp ứng nhu cầu dân chúng. Việc
tồn tại quá nhiều xã manh mún cũng rất khó
để thực hiện các công việc chung như quy
hoạch lãnh thổ. Mặt khác, việc sáp nhập các
xã lại không nhận được sự ủng hộ từ chính
địa phương - do ý muốn bảo tồn truyền
thống và bản sắc vốn có từ lâu đời của từng
xã. Để giải quyết mâu thuẫn đó, một sáng
kiến mới ra đời: đó là sự ra đời các liên kết
của xã. Hình thức này một mặt cho phép
bảo tồn nguyên vẹn vị thế của chính quyền
xã; mặt khác vẫn có một pháp nhân để thực
hiện những thẩm quyền hay nhiệm vụ đòi
hỏi nguồn lực lớn hay sự tập trung trên địa
bàn lãnh thổ. Việc thành lập một liên xã phải
được sự cho phép của ủy ban cấp tỉnh về
liên xã; sau đó tỉnh trưởng ra quyết định về
danh sách các thành viên liên xã; tiếp sau
các xã có tên trong danh sách phải tuyên bố
tán thành trong thời hạn 3 tháng (bằng biểu
quyết đa số tuyệt đối trong nội bộ hội đồng
dân cử từng xã) - và sau đó, tỉnh trưởng ra
quyết định thành lập liên xã. Lãnh đạo hoạt
động liên xã gồm có một chủ tịch liên xã,
một cơ quan hành chính - được cử lên từ các
đại diện của từng xã thành viên.
Các tổ chức liên xã là tên gọi chung
cho các hình thức hợp tác giữa các xã. Đó là
mô hình liên kết của các xã dưới hình thức
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
61Số 19(395) T10/2019
pháp lý là một pháp nhân công nhằm cùng
thực hiện một dịch vụ công; hoặc cùng soạn
thảo một dự án phát triển kinh tế hay cùng
quy hoạch lãnh thổ. Các liên xã có thể tồn
tại dưới hình thức mềm - không có thu thuế
riêng mà mọi hoạt động dựa trên tài trợ của
các xã thành viên; hoặc dưới hình thức chặt
chẽ hơn - đó là các liên xã có quyền thu thuế
- và tổ chức này cũng có những thẩm quyền
quan trọng hơn liên xã mềm.
Bên cạnh đó, pháp luật về chính quyền
địa phương Cộng hòa Pháp còn sử dụng thuật
ngữ “các tổ chức liên kết giữa địa phương”.
Thuật ngữ này được quy định rõ trong Bộ
Luật chung về chính quyền địa phương.
Ngoài Luật về chính quyền địa phương, các
văn bản pháp quy của chính quyền Pháp - ví
dụ: Thông tư Liên tịch ngày 20 tháng 4 năm
2001 đã cụ thể hóa các điều khoản liên quan
đến hợp tác quốc tế của địa phương - cũng
liệt kê rõ các chủ thể liên địa phương.
Các tổ chức liên kết giữa các địa
phương gồm:
- Các đơn vị sự nghiệp hợp tác liên
xã - bao gồm các nghiệp đoàn liên xã; các
cộng đồng liên xã; các cộng đồng quy hoạch
đô thị; các cộng đồng thành thị, các nghiệp
đoàn quy hoạch;
- Các viện hoặc các tổ chức liên tỉnh -
được thành lập theo Điều L.5421-1 của Bộ
Luật chung về chính quyền địa phương;
- Các chi nhánh liên vùng được thành
lập theo Điều L.5421-1 của Bộ Luật chung
về chính quyền địa phương;
Các đơn vị liên xã/tỉnh/vùng không
được coi là đơn vị hành chính lãnh thổ -
chúng chỉ có thể tham gia vào những lĩnh
vực hoạt động nhất định đã được chính
quyền địa phương tương ứng uỷ quyền.
Như vậy, đơn vị liên xã/tỉnh/vùng là
giải pháp tình thế để xử lý những bất cập trong
phân loại đơn vị hành chính lãnh thổ hiện
thời, và không làm xáo trộn hệ thống chính
quyền địa phương đang tồn tại. Ưu điểm của
việc ra đời các đơn vị liên xã/tỉnh/vùng là:
chúng hoàn toàn không thay đổi quy chế
pháp lý của địa phương, không tăng thêm
các nguồn lực hay đầu tư công - mà chỉ là
sáng kiến nội bộ của các thành viên và hoạt
động trong phạm vi thẩm quyền, lĩnh vực
của các thành viên lập ra chúng. Đây là tác
phẩm của địa phương, và không đem đến
những thay đổi xáo trộn trong cơ cấu hành
chính lãnh thổ quốc gia.
2. Đơn vị hành chính cấp tỉnh, vùng
Nếu xã là đơn vị hành chính tự nhiên,
thì tỉnh và vùng là các đơn vị hành chính
nhân tạo mới ra đời về sau - do Nhà nước
chủ động sắp đặt. Sự ra đời của các đơn vị
hành chính lãnh thổ tỉnh, vùng có các đặc
trưng như sau:
a) Cấp tỉnh
Ngoại trừ các đơn vị hành chính tự
nhiên - đã tồn tại trước Nhà nước, thì việc
lập các đơn vị hành chính lãnh thổ mới cũng
theo nguyên tắc là không có đơn vị hành
chính lãnh thổ nào được thành lập một cách
đường đột, mà là kết quả của quá trình thử
nghiệm lâu dài.
Trước Cách mạng tư sản Pháp, tổ chức
lãnh thổ hành chính hết sức phức tạp, các đơn
vị hành chính, quân sự, giáo hội, tư pháp và
thuế chồng lấn lên nhau và không có ranh giới
rõ ràng. Đến đầu thế kỷ XVIII mới có các
sắc lệnh để thống nhất địa giới hành chính
trong quốc gia. Sắc lệnh 17873 đã sáp nhập
hội đồng của một số tỉnh cũ lại để tạo thành
các tỉnh mới. Số lượng các tỉnh của Pháp là
39 đơn vị - đây là kết quả của các cuộc chiến
tranh, từ kế thừa gia tộc, từ các liên minh, và
từ sự quần cư địa lý. Các đơn vị hành chính
lãnh thổ này có tên gọi là tỉnh/ tổng được cai
trị bởi các thiết chế bổ nhiệm bởi Vua, và bởi
các dòng tộc quyền quý.
Ngay sau sự sụp đổ của triều đình
phong kiến, một bản báo cáo đã được đệ trình
lên các nhà lập hiến mới - với nội dung phân
chia lại lãnh thổ quốc gia thành 80 tỉnh chưa
kể Paris, mỗi tỉnh chia ô thành 18 khu vực,
trong đó có 9 xã hoặc huyện; mỗi xã/ huyện
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
62 Số 19(395) T10/2019
lại chia thành 9 tổng4. Sự phân chia này có
ý đồ chính trị khá rõ: nhằm làm cho các địa
phương - với quy mô lãnh thổ và dân số ít ỏi
- sẽ không thể lấn át chính quyền trung ương.
Ngày 22/12/1789, một sắc luật của
Quốc hội lập hiến Pháp đã được ban hành
để thay thế từ 75 tỉnh cũ (province) bằng
85 tỉnh mới (département) dựa trên tiêu chí
về địa lý và thuỷ văn5. Lý do của cải cách
này là việc chia cắt tỉnh cũ đã tỏ ra không
phù hợp để chính quyền trung ương có thể
kiểm soát các địa phương này, và cũng là
để đơn giản hoá việc tổ chức lãnh thổ theo
những đơn vị hành chính thống nhất, tránh
tình trạng rải rác khác biệt về quy mô,
kích thước và chồng chéo trùng lắp. Ngày
13/1/1790, Quốc hội đã quyết định sáp nhập
và điều chỉnh địa giới một số tỉnh trước đó,
ví dụ: nhập Clamecy vào tổng Nivernais; và
sáp nhập Forez, Beaujolais và Lyonnais vào
một tỉnh; chia Alsace thành hai tỉnh; Paris và
ngoại ô chỉ là một tỉnh v.v.. Đến năm 1795,
cấu trúc bên trong của các tỉnh có sự thay
đổi, các huyện và thay vào bằng các thị xã.
Chính quyền trung ương tản quyền được tập
trung về thủ phủ của tỉnh, các xã mất quyền
tự chủ. Đạo luật ngày 17/2/1800 lại sửa đổi
lần nữa cấu trúc của tỉnh: các tổng chia thành
các quận (thay thế các huyện nhưng với số
lượng nhỏ hơn nên thành ra rộng hơn); các
tổng và các xã6
Thời kỳ đầu, sự phân chia các đơn vị
hành chính tỉnh được thực hiện theo nguyên
tắc thuận lợi cho việc quản lý các công việc
của chính quyền. Sau nhiều lần điều chỉnh,
đến nay, các tỉnh được chia lại theo nguyên
tắc bảo đảm sự quản lý hành chính trong nội
4 Cécile SOUCHON et Marie-Elisabeth ANTOINE, « La formation des départements », Histoire par l'image [en ligne],
consulté le 23 novembre 2019. URL :
5 Isabelle Bernier, “L’histoire de la creation des departements francais, https://www.futura-sciences.com/sciences/ques-
tions-reponses/histoire-histoire-creation-departements-francais-revolution-12312/, consulté le 20 novembre 2019.
6 Marie-Ange Grégory, La cause départementaliste. Genèses et réinventions d’une controverse politique française, thèse
pour le doctorat en science politique, IEP Aix-en-Provence / Université Aix-Marseille, 2014.
7 “La Region - une longue histoire”, accede 20 novembre 2019.
8 “La Region - 50 ans d’evolution - Chronologie”, https://www.vie-publique.fr/eclairage/20136-la-region-50-ans-devo-
lution-chronologie, Publié 5 janvier 2017, accédé 19 novembre 2019.
9 “ La Region - 50 ans d’evolution - Chronologie”, https://www.vie-publique.fr/eclairage/20136-la-region-50-ans-devolution-chronologie,
Publié 5 janvier 2017, accédé 19 novembre 2019.
bộ tỉnh: Lãnh thổ của tỉnh vừa không quá lớn
vừa đủ để quản lý một cách dễ dàng từ một
thủ phủ tập trung các dịch vụ hành chính.
b) Cấp vùng
Ngay từ thời Đệ tam Cộng hoà, đối
diện với nhu cầu liên kết kinh tế, một số thí
điểm về quản lý vùng đã được đề ra. Năm
1954, sau một thập kỷ kể từ khi Chiến tranh
thế giới thứ hai chấm dứt, nhu cầu phân
quyền cho địa phương trở lại. Vùng lúc này
được coi như các khu vực địa lý để chuẩn bị
và thực hiện kế hoạch hoá kinh tế.
Sự kiện đầu tiên là các Uỷ ban Vùng
mở rộng - vốn từ sáng kiến khu vực tư -
được thừa nhận. Tiếp sau đó, Chính phủ ban
hành Nghị định ngày 30/6/1955 đã thành lập
21 vùng hoạch định kinh tế. Về bản chất
đây là các tổ chức liên tỉnh - hội nghị bao
gồm các tỉnh trưởng, nhằm điều phối chung
đối với các chương trình, kế hoạch phát triển
vùng - sau khi tham vấn ý kiến của Uỷ ban
vùng mở rộng7.
Cuộc cải cách năm 1964 (Nghị định
ngày 14/3/1964) đã lập ra 21 Vùng trưởng.
Bên cạnh đó có cơ quan tham vấn là các
Uỷ ban phát triển kinh tế vùng - bao gồm
đại diện của các nhóm lợi ích xã hội nghề
nghiệp hay nhóm cộng đồng8.
Năm 1972 đánh dấu một cải cách
lớn liên quan đến cấp Vùng: nhu cầu phát
triển kinh tế dẫn đến việc Nhà nước trao
cho vùng một số quyền tự quản. Đạo luật
ngày 5/7/1972 đã xác định tư cách của vùng
là một Tổ chức hành chính công tự quản
(hoặc còn gọi là đơn vị sự nghiệp công).9
Vùng lúc này có cơ quan dân cử, có cơ quan
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
63Số 19(395) T10/2019
tư vấn và cơ quan hành chính của mình - đó
là vùng trưởng.
So với xã và tỉnh, vùng chưa phải là
đơn vị hành chính, do chưa có tư cách pháp
nhân, cũng chưa có những thẩm quyền tự
quyết riêng. Phải đến năm 1982, Đạo Luật
số 82-213 ngày 2/3/1982 về quyền và tự do
của các xã, tỉnh và vùng (thường đuợc gọi là
Đạo luật Phân quyền) trao cho Vùng quy chế
đơn vị hành chính lãnh thổ10. Vùng được xác
định là đơn vị hành chính lãnh thổ - giống
như xã và tỉnh. Nhưng phải đợi đến lần sửa
đổi Hiến pháp năm 2003 với Đạo Luật sửa
đổi Hiến pháp số 2003-276 ngày 28/3/2003
thì Vùng mới được ghi nhận chính thức
trong Hiến pháp là một đơn vị hành chính
lãnh thổ11.
3. Cải cách đơn vị hành chính ở nước
Cộng hoà Pháp
Từ năm 1981, sự chồng chéo giữa ba
cấp hành chính địa phương (vùng, tỉnh, xã)
gợi nên nhiều quan ngại về việc chồng lấn
sang thẩm quyền của tỉnh; hoặc sự tồn tại
của các tổ chức liên xã cũng làm tổn hại đến
thẩm quyền của xã. Thêm vào đó, các vấn
đề về kinh phí, ngân sách và phân định trách
nhiệm. Đây chính là lý do dẫn đến việc ra
đời Uỷ ban cải cách các đơn vị hành chính
lãnh thổ - mà chủ tịch là Edouard Balladur12.
Ngày 1/3/2009, Uỷ ban cải cách các
đơn vị hành chính lãnh thổ trình Báo cáo,
trong đó nhấn mạnh sự cần thiết để tăng
cường thiết chế vùng - so với tương quan các
nước ở Châu Âu. Theo đó, dân số trung bình
của một vùng phải đạt từ 3-4 triệu người.
Năm 2009, Nghị Viện Pháp đã thông
qua Luật về cải cách các đơn vị hành chính
địa phương. Theo đạo luật này, Hội đồng
tỉnh bị xóa bỏ, chỉ tồn tại Hội đồng vùng
10 Loi n° 82-213 du 2 mars 1982 relative aux droits et libertés des communes, des départements et des regions, xem tại:
https://www.legifrance.gouv.fr.
11 Loi constitutionnelle n°2003-276 du 28 mars 2003 relative à l'organisation décentralisée de la République, consulté sur
https://www.legifrance.gouv.fr/.
12 La réforme de l'état territorial, Nicolas Kada, Revue française d'administration publique 2012/1 (n° 141), pages 109 à 120.
13 LOI n° 2015-29 du 16 janvier 2015 relative à la délimitation des régions, aux élections régionales et départementales
et modifiant le calendrier electoral consulte sur: https://www.legifrance.gouv.fr/.
nhiệm kỳ 6 năm. Vùng được chuyển giao
một phần thẩm quyền của Hội đồng tỉnh
- trở thành chủ thể cơ bản trong phát triển
kinh tế. Số lượng vùng được điều chỉnh từ
22 vùng thành 14 (kể từ 3/6/2014). Đến
ngày 6/1/2015, Nghị viện Pháp đã ban hành
đạo luật giảm số lượng vùng còn 1313.
4. Một số kinh nghiệm gợi mở cho
Việt Nam
Thứ nhất, đối với đơn vị hành chính
cấp cơ sở (cấp xã), việc thành lập, nhập, chia
đơn vị hành chính thường dựa trên nền tảng
sẵn có, tức là sự tồn tại của các cộng đồng
lãnh thổ tự nhiên. Nhà nước tôn trọng sự tồn
tại sẵn có của các đơn vị hành chính này, chỉ
sắp xếp lại các đơn vị hành chính đã có và
đặt ra các quy chế cho chúng.
Thứ hai, đối với đơn vị hành chính
cấp tỉnh, vùng, việc phân chia dựa trên các
nguyên tắc bảo đảm sự quản lý của Nhà
nước (cấp tỉnh); bảo đảm định hướng phát
triển kinh tế quốc gia (cấp vùng).
Thứ ba, các tiêu chí cụ thể phân chia
đơn vị hành chính cấp tỉnh, vùng là quy mô
dân số, khả năng phát triển kinh tế của địa
phương, khả năng bảo đảm cung ứng dịch
vụ công ở trên địa bàn đơn vị hành chính
Thứ tư, thực tiễn cho thấy: các đơn
vị hành chính lãnh thổ ở Pháp ít xáo trộn,
thường chủ yếu theo hướng giữ nguyên, nếu
có là xu hướng sáp nhập các đơn vị hành
chính lãnh thổ nhỏ lại thành một đơn vị lớn
hơn, tạo tiền đề cho việc quản lý kinh tế,
quy hoạch đô thị được thuận lợi. Số lượng
các đơn vị hành chính lãnh thổ thường có xu
hướng giảm đi cho đến ngày nay
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
64 Số 19(395) T10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- to_chuc_don_vi_hanh_chinh_o_cong_hoa_phap.pdf