LỜI MỞ ĐẦU
Cạnh tranh là bản chất vốn có của nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường càng phát triển, cạnh tranh cũng ngày càng khốc liệt. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội song cũng không ít những thách thức. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cần phải nỗ lực không ngừng, phát huy nội lực, biết tận dụng những cơ hội và tiềm năng sẵn có của đơn vị, đồng thời phải có những giải pháp và hướng đi đúng đắn.
Thực tế đã chứng minh nền kinh tế Việt Nam chuyển từ mô hình kế hoạch hóa tập trung sang mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý, điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một bước tiến quan trọng, thành công rực rỡ trong chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Với đường lối đổi mới đó chúng ta đã từng bước thu được những thành quả rất đáng khích lệ. Biểu hiện là những năm gần đây nền kinh tế đang dần khởi sắc, đời sống người dân được nâng cao, thu hút được nhiều vốn cho đầu tư, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và sản xuất ra nhiều sản phẩm đảm bảo đủ cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Góp phần vào thành công chung đó là sự phát triển năng động, sáng tạo của các thành phần kinh tế mà cụ thể là các “Doanh nghiệp xây dựng Việt Nam”.
Đối với mỗi doanh nghiệp, TSCĐ là một bộ phận quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư, là điều kiện cần thiết để giảm sức lao động chân tay, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Việc mở rộng quy mô và đầu tư mới TSCĐ làm tăng cường năng lực sản xuất, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, song việc quản lý, sử dụng TSCĐ như thế nào để có hiệu quả lớn nhất là vấn đề rất quan trọng cần thực hiện ngay và thực hiện triệt để mà hiện nay các doanh nghiệp đang rất quan tâm: Điều đó đặt ra yêu cấu đối với công tác quản lý TSCĐ phải ngày càng tốt hơn và cần thiết phải tổ chức, tổ chức tốt công tác hạch toán TSCĐ trong mỗi doanh nghiệp.
Công ty TNHH xây dựng Đồng Tâm – Hà Nam là một doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Từ ngày thành lập đến nay, trải qua 15 năm phát triển, nhận thấy vai trò của TSCĐ trong việc sản xuất kinh doanh của mình, Công ty đã đầu tư mua sắm được một lượng lớn TSCĐ với đầy đủ các chủng loại nhằm phục vụ cho việc thi công các công trình. Mặt khác, việc quản lý TSCĐ trong sản xuất kinh doanh như thế nào để đạt được hiệu quả cao cũng là vấn đề được đơn vị hết sức quan tâm coi trọng về cả hiện vật và giá trị TSCĐ. Tuy nhiên TSCĐ là một tài sản có giá trị lớn, đa dạng và phong phú về chủng loại, nên việc sử dụng, quản lý hết sức phức tạp, chi phí tốn kém và còn nhiều vấn đề cần phải tìm hiểu, tìm hướng giải quyết và phát triển.
Do vậy trong quá trình thực tập, tìm hiểu thực tế tại Công ty, em đã chọn chuyên đề “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức kế toán TSCĐ để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty xây dựng Đồng Tâm” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
Nội dung nghiên cứu: Chế độ kế toán – Chuẩn mực kế toán về TSCĐ - Quá trình hạch toán – quản lý TSCĐ.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu: Ghi chép phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình tăng, giảm TSCĐ của Doanh nghiệp cũng như từng bộ phận trên các mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu, giá trị, trích khấu hao đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ ở các bộ phận khác nhau.
Phương pháp xử lý số liệu: Lập các báo cáo về TSCĐ, phân tích tình hình trang thiết bị sử dụng và bảo quản các loại TSCĐ.
Nội dung khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về công tác quản lý và tổ chức kế toán TSCĐ tại Công ty Đồng Tâm.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý và tổ chức kế toán TSCĐ ở Công ty Đồng Tâm.
Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức kế toán TSCĐ tại Công ty Đồng Tâm.
100 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2285 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổ chức hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty xây dựng Đồng Tâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tài liệu khác có liên quan.
Sổ kế toán: Nhật ký – Sổ cái.
Trình tự hạch toán: Căn cứ vào các chứng từ kế toán liên quan, kế toán phản ánh vào các sổ kế toán như sau:
Chi tiền ứng trước khoản tiền thuê tài chính:
Nợ TK 342 – Số tiền thuê trả trước.
Có TK 111, 112.
Khi nhận TSCĐ thuê tài chính:
Nợ TK 212 – Giá trị hợp đồng thuê.
Có TK 342 – Giá trị hợp đồng thuê.
Các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi nhận vào Nguyên giá TSCĐ:
Nợ TK 212 – Số chi phí phát sinh.
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111, 112 – Tổng thanh toán.
Định kỳ nhận được hóa đơn thanh toán tiền thuê tài chính:
Nợ TK 342 – Số phải trả kỳ này.
Có TK 111, 112 – Số tiền trả kỳ này.
Khi hết thời hạn thuê theo hợp đồng:
+ Nếu trả lại TSCĐ thuê tài chính cho bên cho thuê:
Nợ TK 214(2) – Hao mòn TSCĐ thuê tài chính.
Có TK 212 – Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính.
+ Nếu mua lại thì ghi nhận chuyển giao quyển sở hữu ghi:
Khi chuyển từ tài sản thuê tài chính sang tài sản chủ sở hữu:
Nợ TK 211 – Giá trị theo hợp đồng thuê.
Có TK 212 – Giá trị theo hợp đồng thuê.
Số tiền trả khi mua lại TSCĐ thuê tài chính :
Nợ TK 211, 213 – Số phải trả thêm.
Có TK 111, 112 – Số phải trả thêm.
Đồng thời chuyển giá trị hao mòn:
Nợ TK 2142 – Hao mòn TSCĐ thuê tài chính.
Có TK 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình.
VD số 09: Tài liệu từ VD số 01 đến VD số 08 và các chứng từ liên quan: Trích sổ tổng hợp “Nhật ký – Sổ cái” như sau:
+ Ngày tháng ghi sổ: 25/08/2009.
+ Số phát sinh: Mua máy lu rung KASAI thanh toán bằng chuyển khoản.
+ Ghi sổ:
Nợ TK 211 604.523.809.
Nợ TK 133 30.226.191.
Có TK 112 634.750.000.
BẢNG 2.4
Đơn vị: Mẫu số S01-DN
Địa chỉ: Phủ Lý – Hà Nam. (Ban hành theo QĐ số 15/QĐ-BTC)
NHẬT KÝ SỔ CÁI
Năm 2009 ĐVT: 1.000 VND
Chứng từ
Diễn giải
Định khoản
Số phát sinh
Tài khoản 111
Tài khoản 112
Tài khoản 211
Tài khoản 133
Tài khoản 711
Tài khoản 214
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
Số đầu năm
22.490.471,734
11.225,738
4.214.947,455
258.233.966
Số phát sinh trong năm
………
Tháng 3/09
5
01/3
Thu tiền thanh lý xe ô tôHoa Mai
111
711
6.666,667
6.666,667
6.666,667
111
333
333,333
333,333
01
01/3
Ghi giảm TSCĐ-xe ô tô
214
211
62.735
62.735
62,735
………
Tháng 8/09
70
25/8
Mua TSCĐ thanh toán bằng chuyển khoản
211
112
604.523.809
604.523,809
604.523,809
133
112
30.226.191
30.226,191
30.226.191
………
Cộng PS năm
142.941.731,109
4.130,842
3.862.093,846
3.646.430,933
881.309,498
4.429.446,472
62.735
1.880.739,841
1.880.739,841
6.666,667
6.666,667
62,735
1,039,913
Số cuối năm
23.247.120,589
279.973,892
4.712.267,067
8.581.658,927
0
0
0
0
3,559,211,966
2.2.4. Kế toán khấu hao TSCĐ
Tại Công ty, phương pháp tính trích khấu hao TSCĐ là “Phương pháp khấu hao theo đường thẳng”.
Nội dung của phương pháp: Là phương pháp khấu hao mà mức khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ.
Cách tính toán số khấu hao:
Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng cơ bản (có thời gian thi công trải dài qua nhiều năm, giá trị lớn), nên việc tính giá thành sản phẩm được thực hiện vào cuối niên độ kế toán (năm). Vì vậy, việc tính trích và phân bổ khấu hao TSCĐ cũng được thực hiện vào cuối năm.
=
12 tháng
Mức khấu hao bình quân năm
Mức khấu hao
bình quân tháng
=
Số năm sử dụng
Nguyên giá TSCĐ
Mức khấu hao
bình quân năm
Việc tính trích khấu hao được tính cụ thể, chi tiết cho từng TSCĐ theo nguyên tắc “Tròn tháng” tức là: TSCĐ tăng (giảm) tháng này thì sang tháng sau mới tính trích hoặc thôi tính trích khấu hao.
Trong đó: Số năm sử dụng căn cứ vào “Khung thời gian sử dụng cho các loại TSCĐ” ban hành kèm theo QĐ 206/2003/QĐ-BTC.
Phân bổ số tiền khấu hao vào chi phí công trình: Số tiền khấu hao được phân bổ cho từng công trình và được kết chuyển vào chi phí công trình.
=
Tổng chi phí phát sinh trong năm của các công trình
Tổng số tiền khấu hao năm
Mức khấu hao phân bổ cho công trình
x
Chi phí phát sinh trong năm của công trình đó
VD số 10: Trích “Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ” năm 2009 như sau:
BẢNG 2.5 BÁO CÁO KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NĂM 2009
Số TT
Ngày tháng năm
Ghi tăng tài sản cố định
Khấu hao tài sản cố định
Ghi giảm tài sản cố định
Tên, đặc điểm, ký hiệu TSCĐ
Nước sản xuất
Tháng năm đưa vào sử dụng
Số hiệu TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
Khấu hao năm
Số khấu hao đã trích các năm trước chuyển sang
Năm 2009
Lũy kế KH đến khi chuyển sổ hoặc ghi giảm TSCĐ
Chứng từ
Lý do giảm TSCĐ
Giá trị còn lại của TSCĐ
Tỷ lệ hoặc năm sử dụng
Mức kế hoạch
Số hiệu
Ngày tháng năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
I
Nhà văn phòng công ty
VN
1996
222,500,000
25
118,200,000
8,900,000
127,100,000
95,400,000
II
Thiết bị văn phòng
Nhật
139,611,100
55,962,720
23,540,500
79,503,220
60,107,880
1
Máy thủy chuẩn
Nhật
1999
MTC01
11,313,000
6
10,511,500
801,500
11,313,000
-
2
Máy vi tính
Nhật
2000
MVT01
12,547,220
5
12,547,220
12,547,220
-
3
Máy vi tính
Nhật
2003
MVT02
20,054,880
5
12,030,000
4,010,000
16,040,000
4,014,880
4
Máy vi tính
Nhật
2005
MVT03
11,263,000
3.5
5,900,000
2,950,000
8,850,000
2,413,000
5
Máy phôtô
Nhật
2005
MPT01
18,200,000
4
9,100,000
6,050,000
15,150,000
3,050,000
6
Máy thủy chuẩn B20
Nhật
2005
MTC02
11,500,000
5
1,950,000
1,560,000
3,150,000
7,990,000
7
Máy kinh vi NT2CD
Nhật
2005
MKV01
23,500,000
5
3,924,000
3,140,000
7,064,000
16,436,000
8
Máy vi tính
Nhật
2006
MVT04
15,000,000
5
3,000,000
3,000,000
12,000,000
9
Máy tính sách tay
Nhật
2007
MVT05
16,233,000
4
2,029,000
2,029,000
14,204,000
III
Máy thi công
6,490,353,171
1,893,918,246
876,182,500
2,770,100,746
3,720,252,425
1
Máy lu nhật
Nhật
LU01
175,000,000
25
175,000,000
175,000,000
-
2
Máy phát điện
Nhật
PD01
20,000,000
10
20,000,000
20,000,000
-
3
Máy đầm rung
Nhật
MD01
21,000,000
10
21,000,000
21,000,000
-
4
Máy trộn bê tông tự hành
VN
TBT01
10,000,000
6
10,000,000
10,000,000
-
5
Máy đầm rung
TQ
MD02
16,000,000
7
16,000,000
16,000,000
-
6
Máy nén khí
VN
MNK01
18,000,000
8
15,750,000
2,250,000
18,000,000
-
7
Bộ đà giáo
Nhật
DG01
70,000,000
10
70,000,000
70,000,000
-
8
Máy xúc Nhật Kobeko
Nhật
MX01
419,047,600
7
274,065,079
62,500,000
336,565,079
82,482,521
9
Máy lu Nhật TG4121089
Nhật
LU02
76,190,476
8
49,544,650
10,050,500
59,595,150
16,595,326
10
Máy gạt Mitsubisi
VN
MG01
85,714,300
8
54,950,857
10,958,000
65,908,857
19,805,443
11
Thiết bị nấu nhựa
TQ
NN01
30,061,900
5
30,061,900
-
30,061,900
-
12
Máy phá bê tông
Nhật
MNK02
13,213,760
5
13,213,760
-
13,213,760
-
13
Máy lu Sakai
Nhật
LU03
163,000,000
6
135,700,000
26,300,000
120,000,000
1,000,000
14
Ô tô cầu tự hành
Nhật
CTH01
199,578,000
6
86,920,000
31,560,000
118,480,000
81,098,000
15
Máy cắt bê tông Mikasa
TQ
CBT01
24,190,480
7
10,060,000
3,580,000
13,640,000
10,550,480
16
Máy cắt 12KWTQ
Nhật
CBT02
10,761,904
7
4,800,000
1,500,000
6,300,000
4,461,904
Số TT
Ngày tháng năm
Ghi tăng tài sản cố định
Khấu hao tài sản cố định
Ghi giảm tài sản cố định
Tên, đặc điểm, ký hiệu TSCĐ
Nước sản xuất
Tháng năm đưa vào sử dụng
Số hiệu TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
Khấu hao năm
Số khấu hao đã trích các năm trước chuyển sang
Năm 2009
Lũy kế KH đến khi chuyển sổ hoặc ghi giảm TSCĐ
Chứng từ
Lý do giảm TSCĐ
Giá trị còn lại của TSCĐ
Tỷ lệ hoặc năm sử dụng
Mức kế hoạch
Số hiệu
Ngày tháng năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
Máy lu đã qua sử dụng
Nhật
LU04
276,190,476
5
124,285,000
55,238,000
179,523,000
96,667,476
18
Máy ủi xích Komasu
Nhật
MU01
119,047,619
5
53,550,000
23,800,000
77,350,000
41,697,619
19
Máy san tự hành Komasu
Nhật
MS01
161,904,761
6
54,000,000
27,000,000
81,000,000
80,904,761
20
Máy xúc Komasu cần dài
TQ
MX02
659,047,619
5
265,826,000
145,000,000
410,826,000
248,221,619
21
Máy phát điện 4,5KWTQ
Nhật
PD02
17,857,143
7
4,070,000
2,570,000
6,640,000
11,217,143
22
Máy ủi Komasu 68269
Nhật
MU02
238,095,238
5
83,420,000
55,610,000
139,030,000
99,065,238
23
Máy ủi nhỏ Komasu
VN
MU03
54,285,700
5
15,048,000
10,524,000
25,572,000
28,713,700
24
Máy trộn bê tông
Nhật
TBT02
11,460,000
5
3,565,000
2,037,000
5,602,000
5,858,000
25
Máy lu SaKai30034
Nhật
LU05
57,142,857
5
9,525,000
7,620,000
17,145,000
39,997,857
26
Máy đầm đất Mikasa
Nhật
MD03
22,380,950
5
3,750,000
3,000,000
6,750,000
15,630,950
27
Máy xúc đào KMSPC200L
Nhật
MX03
410,476,190
6
68,413,000
68,413,000
136,826,000
273,650,190
28
Máy lu SaKai
Nhật
LU06
666,666,667
6
111,111,000
111,111,000
222,222,000
444,444,667
29
Máy xúc Hitachi300LC
Nhật
MX04
638,095,238
6
106,349,000
106,349,000
212,698,000
425,397,238
30
Thùng nấu nhựa
VN
NN02
20,230,000
3
3,940,000
3,940,000
7,880,000
12,350,000
31
Máy lu SaKai7610
Nhật
LU07
133,333,333
6
22,200,000
22,200,000
111,133,333
32
Máy ủi KomasuD31A13
Nhật
MU04
190,476,200
6
31,746,000
31,746,000
158,730,200
33
2009
Thiết bị nấu, phun nhựa
VN
NN03
76,190,476
4
17,463,000
17,463,000
58,727,476
34
2009
Lu rung Sakai
Nhật
LU08
609,523,809
6
33,863,000
33,863,000
575,660,809
35
2009
Máy ủi bánh xích D31
Nhật
MU05
380,952,381
5
380,952,381
36
2009
Máy lu SaKai
Nhật
LU09
190,476,190
5
190,476,190
37
Máy san Komasu
Nhật
MS02
204,761,904
5
204,761,904
IV
Phương tiện vận tải
1,429,194,656
445,218,000
131,290,000
576,508,000
852,686,656
1
Ô tô KIA GTX
LD
90T2467
183,851,324
8
137,610,000
27,190,000
164,800,000
19,051,324
2
Ô tô MATDA 626 (Thuê TC)
LD
29S4247
400,963,920
6
267,200,000
66,800,000
334,000,000
66,963,920
3
Ô tô HuynDai 15T
HQ
90T3233
447,619,048
6
40,408,000
37,300,000
77,708,000
369,911,048
2009
Ô tô Toyota Camry 2.4
90T5969
397,960,364
6
397,960,364
V
TSCĐ vô hình
300,000,000
6,000,000
6,000,000
294,000,000
Thuê đất 50 năm (Phủ lý)
2002
300,000,000
6
6,000,000
6,000,000
294,000,000
Tổng cộng
8,581,658,927
2,519,298,966
1,039,913,000
3,559,211,966
5,022,446,961
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
NGƯỜI LẬP BẢNG KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC
BẢNG 2.6
BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Năm 2009 ĐVT: VND
STT
Tên công trình
Mức khấu hao phân bổ
Ghi chú
I
CHI PHÍ MÁY THI CÔNG
1
S/c hệ thống chiếu sáng Thanh Liêm
1,000,000
2
Hội trường nhà văn hóa xã Liêm Cần
7,500,000
3
Duy tu đường trục Huyện
35,000,000
4
Đường dây hạ thế 0,4 KV xã Thanh Lưu
25,000,000
5
San nền sân vận động nhà văn hóa Thanh Liêm
32,500,000
6
XD Trường cấp I Thanh Lưu
12,500,000
7
Vườn hoa Nam Cao-Phủ lý
37,500,000
8
S/c thường xuyên ĐT 495 huyện Thanh Liêm
17,500,000
9
Giải tỏa giao thông Thanh Liêm
10,000,000
10
S/c đường ĐH 02(9712) Thanh Liêm
17,500,000
11
Kênh C2-Lý Nhân
25,000,000
12
Trường PTTH A Kim Bảng
27,500,000
13
Sửa chữa nền đường 495 Thanh Liêm
27,500,000
14
Kênh Nhâm Tràng
12,500,000
15
Đường Nguyễn Úy-Kim Bình
342,580,500
16
San lấp + XD chợ lương huyện Duy Tiên
30,700,000
17
Nhà hiệu bộ trường Đinh Công Tráng
7,500,000
18
Duy tu S/c Quý 4
37,500,000
19
Cổng, tường rào - Trường cấp 2 Thanh Lưu
5,000,000
20
San nền nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt
175,000,000
21
Đường 9003 - Huyện Kim Bảng
26,702,000
22
Cầu Mai Xá - Lý Nhân
22,500,000
Cộng
913,482,500
II
CHI PHÍ QLDN
1
Khấu hao TSCĐ, thiết bị quản lý
126,430,500
Tổng cộng
1,039,913,000
Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người lập biểu Kế toán trưởng
Căn cứ chứng từ, kế toán định khoản:
Nợ TK 154 – 913.482.500
Nợ TK 642 – 126.430.500
Có TK 214 – 1.039.913.000
Và ghi vào sổ “Nhật ký – Sổ cái“, sổ chi tiết các tài khoản liên quan.
2.2.5. Kế toán sửa chữa TSCĐ và các nghiệp vụ khác về TSCĐ
2.2.5.1. Kế toán sửa chữa TSCĐ:
Tài khoản kế toán: TK 142, 242, 111, 112, 331, 133.
Chứng từ kế toán: Hợp đồng kinh tế, biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa hoàn thành đưa vào sử dụng.
Sổ kế toán sử dụng: Sổ “Nhật ký – Sổ cái”, các Sổ chi tiết.
a/ Sửa chữa TSCĐ theo phương thức tự làm:
Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng TSCĐ:
Khi phát sinh các chi phí về vật liệu, nhân công, kế toán căn cứ chứng từ phản ánh như sau:
Nợ TK 142 – Chi phí phát sinh.
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK – 111, 112 – Tổng thanh toán.
Cuối năm phân bổ chi phí sửa chữa vào chi phí công trình:
Nợ TK 154 – (Chi tiết theo từng công trình).
Có TK 142 – Tổng thanh toán.
Sửa chữa lớn TSCĐ:
Khi phát sinh các chi phí về vật liệu, nhân công, kế toán căn cứ chứng từ phản ánh như sau:
Nợ TK 2413 – Chi phí phát sinh.
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111, 112 – Tổng thanh toán.
Khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành:
+ Những chi phí phát sinh không thỏa mãn tiêu chuẩn ghi tăng nguyên giá TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 242 – Chi phí phát sinh.
Có TK 2413 – Tổng chi phí phát sinh.
+ Những chi phí phát sinh thỏa mãn tiêu chuẩn ghi tăng nguyên giá TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình.
Có TK 2413 – Tổng chi phí phát sinh.
b/ Sửa chữa TSCĐ theo phương thức thuê ngoài:
Khi thuê ngoài sửa chữa TSCĐ (thường là giao khoán trọn gói) kế toán không phải tập hợp các khoản chi phí phát sinh mà khi “Thanh lý hợp đồng thuê khoán”, căn cứ vào các chứng từ liên quan:
Nếu chi phí sửa chữa phát sinh nhỏ hoặc phát sinh lớn nhưng không đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ, kế toán phản ánh như sau:
Nợ TK 142, 242 – Chi phí sửa chữa.
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK – 111, 112, 331 – Tổng giá thanh toán.
Cuối năm tiến hành phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí công trình:
Nợ TK 154 – (Chi tiết cho từng công trình) – Chi phí phân bổ
Có 142, 242 – Chi phí sửa chữa phân bổ.
Nếu chi phí sửa chữa phát sinh lớn đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ, kế toán phản ánh như sau:
Nợ TK 211 – Giá trị tăng thêm.
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 331 – Tổng giá thanh toán.
VD số 11: Trong tháng 7/2009. Tổ xe máy thi công có tiến hành sửa chữa một số máy thi công và thiết bị quản lý. Chứng từ kế toán gồm có:
HÓA ĐƠN BÁN HÀNG Mẫu số: 02/GTGT-3L
THÔNG THƯỜNG DH/2005B
Liên 2: Giao khách hàng 0005809
Ngày 10 tháng 7 năm 2009
Đơn vị bán hàng: Garage sửa chữa ô tô Nguyễn Đức Miêng
Địa chỉ: Phủ Lý - Hà Nam
Số tài khoản:
Điện thoại:
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Đức Thiện
Tên đơn vị:
Địa chỉ: Tp Phủ Lý - Hà Nam
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: TM
MST: 0700238569
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1*2
1
Thông, hàn két nước
Chiếc
2
2,000,000
4,000,000
2
Nhíp
-
5
380,000
1,900,000
3
Lọc nhớt
-
12
100,000
1,200,000
4
Bóng đèn
-
5
15,000
75,000
5
Cộng sửa chữa, thay thế
1,000,000
Cộng tiền bán hàng hóa, dịch vụ:
8,550,000
Số tiền viết bằng chữ: Tám triệu, năm trăm năm mươi ngàn đồng./.
Người mua hàng
Người bán hàng
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn)
Được chấp thuận theo công văn số 3921 TCT/AC ngày 4/11/1998
Mẫu số: 01 GTKT-4L-02
XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH SX Ô TÔ HÒA BÌNH
Mã số thuế: 0100112740-1
VIETNAM MOTORS CORPORATION
HÓA ĐƠN BÁN PHỤ TÙNG (GTGT)
VMC Bidg Km*Nguyen Trai roard, Thanh Xuan District, Ha Noi, SRV
SPARE PARTS SALES INVOICE
Tel no: 8.547480 - 8.547484 - 8.544293
AA/2006T-HN
Fax.No (84) - 8.544682 - 8.544293
BÁN CHO/SOLD TO: Anh Thiện
Số/No: 0003265
Mã số thuế khách hàng
Ngày/Date: 9/7/2007
ĐỊA CHỈ/ADDRESS: Hà Nam
Số
Mã phụ tùng
Tên phụ tùng
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
TT/TEM
Part no
QTY
PRICE
1
GAYR-33-267
Bộ cupen phân bơm phanh trước
444,000
2
Dầu phanh
78,000
3
Tiền công thay thế
150,000
Cộng tiền hàng (Amount)
672,000
Tiền thuế GTGT (VAT Value): 10% = 52.200đ; 5% = 7500đ
59,700
Tổng cộng tiền thanh toán (Total)
731,700
Số tiền viết bằng chữ: (Bảy trăm ba mươi mốt ngàn, bảy trăm đồng chẵn)
XÁC NHẬN LÀ ĐÚNG/ CERTIFED CORRECT
GHI CHÚ/CONDITTION:
…………………………………………………….
NGƯỜI MUA/CUSTOMER
…………………………………………………….
…………………………………………………….
…………………………………………………….
…………………………………………………….
Liên 2: Giao khách hàng - Customer Copy
Đơn vị: PHIẾU CHI Quyển số: 5 Mẫu số 02-TT
Địa chỉ: Hà Nam. Ngày 10 tháng 7 năm 2009 Số : 25 QĐ15/TC-QĐ-BTC
Ngày 20 tháng 3 năm 2006
Nợ: 142- 9.222.000
Nợ: 133- 59.700
Có: 111-9.281.900
Họ tên người nhận tiền: Ông Nguyễn Đức Thiện.
Địa chỉ: Tổ máy thi công.
Lý do chi: Sửa máy móc, thiết bị.
Số tiền: 9.281.700 (Chín triệu, hai trăm tám mốt ngàn, bảy trăm đồng).
Kèm theo: 03 chứng từ gốc.
Ngày 10 tháng 7 năm 2009
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập biểu Thủ quỹ Người nhận tiền
(Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký)
Đơn vị: Mẫu số 03-TSCĐ
Bộ phận: Tổ máy thi công (Ban hành theo QĐ15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
SỬA CHỮA HOÀN THÀNH
Ngày 10 tháng 7 năm 2009
Nợ:………
Nợ:………
Có:………
Căn cứ quyết định số: 35/QĐ-GĐCT ngày 03/7/2009 của Giám đốc Công ty về việc sửa chữa TSCĐ.
Chúng tôi gồm:
Ông: Nguyễn Lê Nam Chức vụ: Phó giám đốc Công ty
Ông: Nguyễn Mạnh Huy Chức vụ: Tổ trưởng tổ xe máy TC
Ông: Lê Quang Tài Chức vụ: Kế toán trưởng
Ông: Lại Văn Phấn Chức vụ: Trưởng phòng tổ chức
Ông: Nguyễn Quốc Việt Chức vụ: Cán bộ Phòng kỹ thuật
Đã kiểm nhận việc sửa chữa TSCĐ như sau:
Tên, ký mã hiệu, quy cách TSCĐ: Máy ủi D31; Máy lu SAKAI; Xe ô tô MADAZ 626.
Bộ phận quản lý, sử dụng: Văn phòng Công ty và Công trường San nền sân vận động-Nhà văn hóa huyện Thanh Liêm.
Thời gian sửa chữa: Từ 03/7/2009 đến 10/7/2009.
Các bộ phận sửa chữa gồm có:
STT
Tên phụ tùng thay thế, sửa chữa
Chi phí thực tế
Kết quả kiểm tra
Ghi chú
I
Máy ủi, máy lu
8,550,000
Phụ tùng mới 100%
1
Thông, hàn két nước
4,000,000
2
Nhíp
1,900,000
3
Lọc nhớt
1,200,000
4
Bóng đèn
450,000
5
Công sửa chữa, thay thế
1,000,000
II
Xe ô tô MADAZ 626
672,000
Bộ cupen phân bơm phanh trước
444,000
Dầu phanh
78,000
Tiền công thay thế
150,000
Tổng cộng
9,222,000
Kết luận: Các phụ tùng mua mới 100%. Máy móc thiết bị sau khi lắp ráp, sửa chữa hoạt động tốt, đảm bảo có thể thực hiện ngay công việc.
ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN ĐẠI DIỆN CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẠI DIỆN BÊN GIAO
Căn cứ các chứng từ trên, kế toán định khoản, ghi vào sổ “Nhật ký – Sổ cái”, sổ chi tiết các tài khoản 111, 142, 133. Trích “Sổ chi tiết TK142”:
SỔ CHI TIẾT
Tài khoản: 142
BẢNG 2.7 Năm 2009
Chứng từ
Nội dung diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Số
Ngày tháng
Nợ
Có
……………….
………
………
Tháng 7/2009
Dư đầu tháng
145,327,000
…..
……..
……………….
25
10/7/09
Ông Nguyễn Đức Thiện thanh toán tiền Sửa chữa máy thi công
111
9,222,000
…..
…….
……………….
Cộng phát sinh trong tháng
27,618,000
Số dư cuối tháng
172,945,000
2.2.5.2. Các nghiệp vụ khác về TSCĐ:
Ở Công ty, các nghiệp vụ khác liên quan đến TSCĐ phát sinh chủ yếu là đi thuê hoạt động và cho thuê hoạt động TSCĐ. Ngoài ra còn có nghiệp vụ về Thuê tài chính TSCĐ.
Tài khoản sử dụng: 142, 242, 212, 342, 111, 112, 511, 33311.
Chứng từ kế toán: Hợp đồng kinh tế, Biên bản nghiệm thu, xác nhận ca máy hoạt động, các chứng từ thanh toán.
a/ Cho thuê hoạt động TSCĐ:
Khi phát sinh hoạt động này, kế toán mở sổ để tập hợp các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động cho thuê và chi tiết cho từng khách hàng, từng vụ việc:
Căn cứ các chứng từ phản ánh chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động, kế toán định khoản:
Nợ TK 154 (Chi tiết cho từng hoạt động)-Chi phí mua ngoài.
Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào.
Có TK 111, 112, 331 – Tổng thanh toán.
Định kỳ tính trích khấu hao TSCĐ và phân bổ cho hoạt động cho thuê:
Nợ TK 154 – Số khấu hao phân bổ.
Có TK 214 – Số khấu hao phân bổ.
Khi phát hành hóa đơn thanh toán tiền thuê tài sản:
Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng số tiền thu.
Có TK 511 – Doanh thu cho thuê tài sản.
Có TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra.
b/ TSCĐ đi thuê hoạt động:
Khi nhận được các chứng từ về thanh toán tiền thuê TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 154 (Chi tiết cho nơi sử dụng tài sản thuê)-Số tiền thuê.
Nợ TK 142, 242 – Nếu số tiền thuê lớn, liên quan tới nhiều đối tượng.
Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 331 – Tổng thanh toán.
Cuối năm phân bổ Chi phí thuê TSCĐ cho các đối tượng liên quan:
Nợ TK 154 (Chi tiết cho nơi sử dụng tài sản thuê) - Số tiền thuê.
Có TK 142, 242 – Số tiền phân bổ.
c/ TSCĐ thuê tài chính:
- Các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính trước khi nhận tài sản thuê. Ứng trước khoản tiền thuê đảm bảo việc thuê tài chính.
111, 113
Nợ gốc phải trả các kỳ tiếp theo
Ứng trước tiền thuê
342
Khi phát sinh chi phí trực tiếp
Ban đầu trả bằng tiền
Kết chuyển chi phí trực tiếp ban đầu ghi tăng NG khi nhận TS thuê tài chính
142
212 – TSCĐ thuê tài chính
Khi nhận tài sản cố định thuê tài chính:
Nợ TK 212 – Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính.
Có TK 342 – Giá trị TSCĐ thuê tài chính (Giá chưa có GTGT).
Có TK 142 – K/c chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản
thuê phát sinh trước khi nhận Tài sản thuê.
Định kỳ nhận được hóa đơn thanh toán tiền thuê tài sản.
Nợ TK 342 – Gốc vay phải trả.
Nợ TK 635 – Số lãi phải trả.
Có TK 111, 112 – Tổng số tiền trả nợ.
Kế toán trả lại hoặc mua lại tài sản thuê tài chính:
+ Kết chuyển Nguyên giá TSCĐ:
Nợ TK 211 – Nguyên giá TSCĐ hữu hình.
Có TK 212 – Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính.
Có TK 111, 112 – Số tiền phải trả thêm khi mua lại.
+ Kết chuyển hao mòn TSCĐ:
Nợ TK 2142 – Số đã khấu hao.
Có TK 2141 – Số đã khấu hao.
VD số 12: Tháng 12/2008, Phòng kế toán tập hợp được các chứng từ về trả nợ tiền thuê như sau:
HÓA ĐƠN DỊCH VỤ CHO THUÊ TÀI CHÍNH Mẫu số: 05/TTC-3LN
(Liên 2: Giao khách hàng) Ký hiệu: AA/2006T
Ngày 20 tháng 12 năm 2008 Số: 0001533
Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Mã số thuế:
Địa chỉ: Tầng 3 tòa nhà 10B, phố Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
Số tài khoản: VND 068.100.0008453
Hợp đồng thuê số: 016.02.13 ngày 16 tháng 12 năm 2004.
Thời gian cho thuê: Từ ngày 16 tháng 12 năm 2004 đến ngày 10 tháng 12 năm 2008.
Giá trị tài sản cho thuê (chưa có GTGT): 400.963.920đ.
Thuế GTGT đã nộp của tài khoản cho thuê: . …………
(Hóa đơn GTGT hoặc biên lai nộp thuế GTGT số 009486 ngày 16 tháng 12 năm 2004).
Bên đi thuê:
Địa chỉ: Hà Nam.
Số tài khoản: VND……………………………..tại…………………………………………
Hình thức thanh toán:…………………………..
Chỉ tiêu
Kỳ này
Lũy kế
1. Tên dịch vụ cho thuê: Xe ô tô Mazda 626
2. Số tiền thuê: Kỳ 15 – 15
16.884.457
441.090.073
3. Thuế GTGT
4. Tiền bán lại tài sản thuê theo hợp đồng CTTC
5. Tổng cộng tiền thanh toán (2+3+4)
16.844.457
441.090.073
Tổng số tiền thanh toán kỳ này: Mười sáu triệu, tám trăm bốn mươi bốn nghìn, bốn trăm năm mươi bảy đồng.
Bên đi thuê Kế toán trưởng bên cho thuê Giám đốc Công ty CTTC NHNT
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
THÔNG BÁO
(V/v thanh toán tiền thuê tài chính kỳ 10/12/2008)
Kính gửi: CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG ĐỒNG TÂM
Chiểu theo hợp đồng cho thuê tài chính số 16.02.13 (26800001269/Dư Nợ: 17.765.044/lãi suất: 10,80%) kỳ này 16/12/04 giữa Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Công ty và lịch thanh toán giữa hai bên, chúng tôi xin thông báo tới Công ty số tiền phải thanh toán như sau:
Tổng số: 17.659.075,00
Trong đó:
Gốc: 17.553.106,00
VAT: 0,00
Lãi: 105.969,00
Lãi phạt quá hạn: 0,00
Phí quản lý: 0,00
Các khoản khác: 0,00
Để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của bên đi thuê, Công ty cho thuê tài chính đề nghị Quý Công ty thanh toán số tiền nói trên không muộn hơn ngày 10/12/08. Việc thanh toán thực hiện bằng séc, chuyển khoản hoặc tiền mặt vào tài khoản của Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, số 068.100.0008453 tại Hội Sở chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Nếu thanh toán bằng chuyển khoản, đề nghị quý khách hàng chuyển trước hai ngày.
Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý khách hàng.
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH NHNTVN
T/L GIÁM ĐỐC
Cán bộ kinh doanh Trưởng phòng kinh doanh
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VN Liên 2/copy
Incombank LỆNH CHI Số/No:
Payment order
Ngày/Date: 19/12/08
Tên đơn vị trả tiền/payer: Công ty Đồng Tâm.
Tài khoản Nợ/Debit A/C: 102010000366818.
Tại Ngân hàng/With Bank: Công thương Hà Nam.
Số tiền bằng chữ/Amount in words: (Mười bảy triệu, sáu trăm năm mươi chín ngàn không trăm bảy năm đồng.
Tên đơn vị nhận tiền/Payee: Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Tài khoản Có/Credit/AC: 0681000008453.
Tại ngân hàng/With Bank: Hội sở chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Nội dung/Remarks: Trả tiền gốc và lãi.
Ngày hạch toán/Accounting date 19/12/08 Đơn vị trả tiền/Payer
Giao dịch viên Kiểm soát viên Kế toán Chủ tài khoản
Số tiền bằng số/Amount in figures
17.659.075
Căn cứ các chứng từ trên, kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 342 – 17.553.106.
Nợ TK 635 – 105.969.
Có TK 112 – 17.659.075.
Và ghi sổ “Nhật ký- Sổ cái”. Sổ chi tiết các tài khoản TK 432, 635, 112.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG ĐỒNG TÂM
3.1. NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY
Qua quá trình tìm hiểu thực tế tình hình công tác quản lý và tổ chức kế toán nói chung, kế toán TSCĐ nói riêng, cùng với những kiến thức được học ở trường, tôi nhận thấy công tác quản lý và tổ chức kế toán TSCĐ tại Công ty có những ưu điểm và hạn chế sau:
3.1.1. Về ưu điểm
- Trước hết về tổ chức bộ máy kế toán: Phòng kế toán Công ty được tổ chức theo kiểu “Tập trung” gọn nhẹ, nhân sự kế toán được bố trí đủ, phân công nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh và quy mô của đơn vị.
- Hình thức kế toán: Đơn vị đang áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký – Sổ cái”, mở các sổ, thẻ theo dõi chi tiết về số hiện có và tình hình biến động của TSCĐ đảm bảo quản lý chặt chẽ tài sản của đơn vị. Nhìn chung công việc hạch toán đơn giản, ít sai sót, dễ kiểm tra, thuận lợi cho việc phân công và chuyên môn hóa cán bộ kế toán. Chứng từ kế toán được lập đầy đủ theo đúng quy định, trình tự luân chuyển chứng từ nhanh gọn, chặt chẽ đảm bảo tính cập nhật thông tin cao. Ngoài ra Công ty đã tận dụng được ưu thế là các bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại để giảm bớt khối lượng ghi chép.
- Về phân loại TSCĐ: Công ty tổ chức phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện và theo quyền sở hữu cho thấy được kết cấu, trình độ trang bị và khả năng của TSCĐ giúp cho việc hạch toán và quản lý TSCĐ của đơn vị được tốt hơn.
- Về phương pháp khấu hao: Áp dụng “Phương pháp khấu hao đường thẳng “cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu tính trích khấu hao TSCĐ để bù đắp hao mòn, công việc tính toán dễ, ít sai sót, nhanh gọn, thuận lợi cho công tác kiểm tra, đối chiếu mức khấu hao được phân bổ và tập hợp vào chi phí công trình.
3.1.2. Những hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những ưu điểm trên đơn vị còn có những hạn chế sau:
Về sổ sách kế toán:
Công ty đã mở tương đối đầy đủ các loại sổ sách. Về loại sổ chi tiết Công ty mở theo đặc thù quản lý của đơn vị, chưa đúng mẫu quy định, việc ghi chép còn ghi tắt chưa đầy đủ chi tiết các mục. Việc sử dụng tài khoản kế toán trong Công ty còn nhiều bất cập đó là không mở tài khoản chi tiết trong các tài khoản tổng hợp như: TK 211, TK 213, TK 214 để theo dõi số hiện có và tình hình biến động nguyên giá, giá trị hao mòn của từng loại TSCĐ dẫn đến hạn chế việc cung cấp thông tin về từng loại TSCĐ cho quản lý, khi cần thông tin kế toán phải kiểm tra lại chứng từ và sổ TSCĐ, đồng thời không có căn cứ để đối chiếu số liệu với thuyết minh Báo cáo tài chính. Công ty không mở TK 001 để phản ánh tình hình nhận và trả giá trị TSCĐ thuê ngoài theo phương thức thuê hoạt động với bên cho thuê mà chỉ theo dõi trên hợp đồng thuê, đồng nghĩa với việc chưa phản ánh hết đầy đủ các mối quan hệ kinh tế - pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động của Công ty. Chưa thực hiện đánh số hiệu rõ ràng dễ hiểu, dễ kiếm cho TSCĐ, gây khó khăn nhất định cho việc theo dõi kiểm kê và quản lý TSCĐ trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như cho từng bộ phận sử dụng.
Về phương pháp tính trích và phân bổ khấu hao:
Do áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng cho nên không tránh khỏi hạn chế chung của phương pháp là thu hồi vốn chậm, TSCĐ không tránh khỏi hao mòn vô hình, mặt khác lúc tính trích khấu hao và phân bổ khấu hao kế toán chưa tính toán được chính xác khối lượng công việc, số ca máy thi công mà TSCĐ phục vụ cho từng công trình, dẫn đến việc phân bổ khấu hao còn mang tính chất tập trung, tổng hợp, chưa sát với thực tế.
Ví dụ: Một số công trình có yêu cầu về máy móc thiết bị đặc chủng để thi công nhưng đơn vị không có phải đi thuê ngoài hoặc có những đợt thi công gấp để hoàn thành tiến độ do không đủ máy móc thiết bị để thi công nên phải thuê ngoài, chi phí đi thuê được hạch toán trực tiếp vào công trình nhưng vẫn phân bổ khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp vào chi phí của công trình đó dẫn đến sự không phù hợp khi ghi nhận chi phí. Và việc hạch toán khấu hao TSCĐ trong thời gian cho thuê hoạt động vào chi phí tài chính, hạch toán tiền thu từ cho thuê vào thu nhập khác của doanh nghiệp là không hợp lý vì hoạt động cho thuê TSCĐ là một hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp. Ngay cả khi khấu hao TSCĐ cho thuê và chi phí phát sinh trong quá trình cho thuê được hạch toán vào chi phí sản xuất chung và được phân bổ cho các công trình cũng là điều bất hợp lý vì TSCĐ cho thuê không phát huy tác dụng trong việc thi công các công trình. Việc làm này hoặc không phản ánh nội dung, quy mô chi phí, doanh thu hoặc làm sai lệch thông tin về giá thành công trình xây dựng của doanh nghiệp.
Khấu hao TSCĐ trong những ngày không sử dụng được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp là không hợp lý bởi lẽ những TSCĐ này được sử dụng cho mục đích thi công các công trình chứ không phải phục vụ cho quản lý doanh nghiệp. Việc ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp trong trường hợp này là không đúng với mục đích sử dụng TSCĐ và phản ánh sai bản chất, quy mô của chi phí quản lý doanh nghiệp.
Về sửa chữa TSCĐ:
Đơn vị chưa lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ điều này có thể gây ra sự khó khăn về tài chính cho đơn vị nếu vào giai đoạn cuối TSCĐ thường hỏng hóc nhiều và đột xuất, mặt khác nó chưa phản ánh tính khoa học của công tác kế toán.
Về phân tích tình hình trang bị, sử dụng TSCĐ:
Đơn vị chưa tổ chức công tác “Phân tích tình hình trang bị, sử dụng và quản lý TSCĐ”. Điều này làm hạn chế công tác quản lý TSCĐ và sẽ ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, qua phân tích Công ty có thể nắm bắt được các thông tin như: Tình hình trang bị TSCĐ đã đảm bảo cho sản xuất kinh doanh chưa, việc sử dụng TSCĐ đã hiệu quả chưa, còn vấn đề gì cần phải khắc phục, công tác quản lý có chặt chẽ không, điều động máy móc thiết bị có hợp lý không, thấy rõ ưu, nhược điểm của việc đầu tư vốn cố định, giúp Công ty có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Doanh nghiệp chưa xây dựng quy chế tài chính nội bộ và quy chế quản lý, sử dụng TSCĐ áp dụng trong doanh nghiệp.
Quy chế tài chính nội bộ quy định nội dung, trình tự ghi nhận doanh thu, chi phí, thẩm quyền phê duyệt đầu tư, điều chuyển, thanh lý, nhượng bán tài sản nói chung, TSCĐ nói riêng, nhận góp vốn, phân chia lợi nhuận, xử lý lỗ, mục đích sử dụng các quỹ, chế độ kế toán.
Quy trình quản lý, sử dụng TSCĐ đề cập cụ thể đến các vấn đề tổ chức, kinh tế, kỹ thuật trong việc đầu tư, điều chuyển, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Việc ban hành và áp dụng quy chế tài chính nội bộ, quy chế quản lý, sử dụng TSCĐ sẽ tạo ra sự thống nhất, minh bạch và công khai quá trình thực hiện, làm tăng tính hiệu quả của công tác quản lý, sử dụng TSCĐ.
Doanh nghiệp chưa tổ chức kế toán quản trị TSCĐ, chưa tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng TSCĐ nói riêng. Tất cả các phần hành kế toán tại phòng kế toán trong đó có phần hành TSCĐ đều thực hiện chức năng kế toán tài chính. Việc theo dõi, quản lý về số lượng, tình trạng kỹ thuật và điều động TSCĐ thuộc về phòng kỹ thuật. Việc phân tích hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng TSCĐ không được tiến hành thường xuyên, không tổ chức bộ máy phân tích và xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá. Doanh nghiệp chỉ tiến hành tính toán một số chỉ tiêu phục vụ cho việc đánh giá khái quát tình hình tài chính và kết quả kinh doanh khi lập thuyết minh Báo cáo tài chính vào cuối mỗi năm.
Những hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra ngoài trời, chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên, TSCĐ và các điều kiện thi công thường xuyên phải di chuyển, nhu cầu về số lượng chủng loại TSCĐ hiện đại ngày một tăng trong khi khối lượng công việc không đều giữa các thời điểm trong năm. Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước nói chung, chính sách tài chính kế toán nói riêng thường xuyên thay đổi, nhiều điểm không thống nhất đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức thực hiện của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân chủ quan là hạn chế về số lượng, trình độ đội ngũ cán bộ kế toán trong doanh nghiệp so với khối lượng công việc và yêu cầu cập nhật kịp thời chất lượng thông tin ngày càng cao.
3.2. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY
Qua một số nhận xét rút ra từ ưu, nhược điểm trong công tác kế toán TSCĐ của Công ty và qua thời gian nghiên cứu thực tế so với lý luận. Tôi xin đề xuất một vài ý kiến của mình mong được góp một phần hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức kế toán TSCĐ tại Công ty.
- Về sổ sách kế toán: Đơn vị nên mở đầy đủ các loại sổ sách, mở tài khoản chi tiết trong các tài khoản tổng hợp TK 211, TK213, TK 214 để theo dõi số hiện có và tình hình biến động nguyên giá, giá trị hao mòn theo Chế độ kế toán và các văn bản nhà nước quy định. Tuy có thể vất vả hơn trong việc ghi chép, phản ánh và tổng hợp số liệu xong sẽ đảm bảo cho Công ty quản lý tài sản từ tổng quát đến chi tiết một cách đầy đủ, rõ ràng, đúng chế độ. Mặt khác còn giúp cho các công việc liên quan tới TSCĐ được thuận lợi hơn: Cung cấp thông tin cho quản lý, đối chiếu, kiểm tra số liệu được dễ dàng và chính xác.
Khi TSCĐ tăng hay giảm kế toán đều phải lập chứng từ để làm căn cứ pháp lý cho việc ghi chép và kiểm tra. Các chứng từ phản ánh tình hình tăng, giảm TSCĐ bao gồm:
+ Biên bản kiểm kê và cách tiến hành kiểm kê TSCĐ:
Thành phần kiểm kê bao gồm: Cán bộ của phòng kế toán, kỹ thuật, và đại diện bộ phận sử dụng TSCĐ.
Chuẩn bị phiếu kiểm kê (có dán được lên vật kiểm kê), có thể đứt làm 2 liên (ghi rõ số thứ tự phiếu, ngày kiểm kê, loại tài sản, số lượng).
Đánh mã số cho tài sản kiểm kê, phân công một người ghi chép, một người kiểm đếm, một người quan sát (là người của bộ phận kỹ thuật có trách nhiệm đánh giá chất lượng của TSCĐ) và dán phiếu kiểm kê.
Sau khi kiểm kê, tổng hợp kết quả kiểm kê, đối chiếu sổ kế toán (Tài liệu: Số liệu tài sản trên sổ kế toán, số liệu tài sản theo dõi ngoài bảng đối với tài sản hết khấu hao, thẻ TSCĐ). Nếu có chênh lệch cần điều tra nguyên nhân (có thể thực hiện kiểm kê lại nhờ vào các phiếu kiểm kê đã được dán để loại những tài sản đã được kiểm kê). Thu các phiếu kiểm kê về đảm bảo số lượng thu vê bằng với số lượng phát ra. Lập biên bản kiểm kê, xác nhận số lượng, giá trị tài sản thừa thiếu so với sổ kế toán, làm cơ sở để tăng cường quản lý TSCĐ, quy trách nhiệm (trừ lương, phê bình trước Công ty), ghi sổ kế toán số chênh lệch.
Phải ghi rõ thời điểm kiểm kê, tiến hành kiểm kê theo từng đối tượng ghi TSCĐ, xác định rõ nguyên nhân gây ra thừa, thiếu TSCĐ, có ý kiến nhận xét của ban kiểm kê, có đầy đủ chữ ký (ghi rõ họ tên) của Trưởng ban kiểm kê, chữ ký soát xét của kế toán trưởng và giám đốc Công ty. Mọi khoản chênh lệch về TSCĐ của Công ty đều phải báo cáo giám đốc xem xét.
+ Biên bản giao nhận TSCĐ: Xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành công việc xây dựng. Biên bản được lập cho từng TSCĐ, khi giao nhận cùng một lúc nhiều tài sản cùng loại, cùng giá trị và cho cùng một đơn vị giao có thể lập chung một biên bản giao nhận TSCĐ.
+ Biên bản thanh lý: Làm căn cứ cho việc ghi giảm TSCĐ, biên bản này do ban thanh lý TSCĐ lập và phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của trưởng ban thanh lý, kế toán trưởng và giám đốc Công ty.
+ Đánh giá lại tài sản cố định: Đảm bảo cho giá trị của TSCĐ phù hợp với mặt bẳng giá có sự thay đổi lớn do tình hình lạm phát gây ra.
Đánh giá lại TSCĐ sử dụng chứng từ kế toán là: “Biên bản đánh giá lại TSCĐ”. Biên bản này do hội đồng đánh giá lập, các thành viên hội đồng phải ký và ghi rõ họ tên vào biên bản. Xác định đánh giá lại TSCĐ làm căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch (tăng, giảm) do đánh giá lại TSCĐ. Biên bản này được lập thành 2 bản, 1 bản lưu tại phòng kế toán để ghi sổ kế toán và 1 bản lưu cùng với hồ sơ kỹ thuật của TSCĐ.
Công ty có thể mua hoặc cử nhân viên có đủ năng lực trình độ, kinh nghiệm (tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên, đã làm việc tối thiểu 2 năm tại Công ty) đi đào tạo, tư vấn kỹ thuật về phần mềm quản lý TSCĐ. Phần mềm quản lý TSCĐ giúp doanh nghiệp nắm bắt được trạng thái tài sản một cách nhanh chóng để đưa ra các kế hoạch và quyết định kịp thời, hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm chi phí, bảo vệ đầu tư và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Khai thuế qua mạng Internet giúp cho cán bộ kế toán không phải xếp hàng chờ nộp tờ khai tại cơ quan thuế, nhờ vậy tiết kiệm được đáng kể thời gian, công sức, chi phí, hạn chế được hiện tượng phiền hà, nhũng nhiễu (nếu có).
Quy định của cơ quan Nhà nước cho phép các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tự in hóa đơn thanh toán, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản do đặc thù riêng của ngành này, trong đó có Công ty xây dựng Đồng Tâm. Vì là xây dựng nên một năm trung bình chỉ xuất được hai đến ba hóa đơn, do thời gian thi công thường kéo dài từ một đến ba năm mới hoàn thành mà phải in một quyển hóa đơn trong khi hóa đơn xuất ra quá ít do đặc thù của ngành nên sẽ khó cho Công ty đưa ra phương án hợp lý thuận tiện cho cả Công ty và cơ quan thuế.
Tiến tới kế toán Việt Nam hòa nhập chuẩn mực kế toán quốc tế, và theo IAS16 TSCĐ được ghi nhận chỉ thỏa mãn hai điều kiện đó là:
+ Thu được lợi ích từ TSCĐ.
+ Nguyên giá được đo lường tin cậy.
Nếu Công ty áp dụng điều kiện ghi nhận trên thì sẽ thuận lợi cho việc ghi chép hạch toán đơn giản vì bất cứ TSCĐ nào thỏa hai điều trên thì đều được coi là TSCĐ. Nhưng sẽ khó cho việc phân loại, phân bổ khấu hao, đánh giá hiệu quả sử dụng, không có tiêu chuẩn đo lường cụ thể và công tác quản lý hợp lý.
- Về phân loại TSCĐ: Công ty tiến hành phân loại theo hình thái biểu hiện và theo quyền sở hữu. Tuy nhiên để quản lý và sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả hơn Công ty cần vận dụng thêm một số cách phân loại khác như: Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành, phân loại theo nơi sử dụng.
- Về phương pháp tính trích khấu hao: Từ trước ngày 01/01/2010 Công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao đường thẳng (Theo QĐ 206/2003/QĐ-BTC), đây là một phương pháp rất thông dụng và được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Bắt đầu từ ngày 01/01/2010 Công ty áp dụng theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Do thị trường có nhiều biến động, khoa học công nghệ phát triển không ngừng, mặt khác Công ty có một số TSCĐ chịu ảnh hưởng của tác động đó như: Máy vi tính, máy photo copy, các thiết bị đo đạc kỹ thuật. Do vậy, để có thể nhanh chóng đổi mới công nghệ, trang thiết bị mới Công ty có thể phân loại ra và đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Cục thuế tỉnh Hà Nam) chuyển sang phương pháp tính khấu hao nhanh để thu hồi vốn và đổi mới máy móc, trang thiết bị, vừa giảm bớt hao mòn vô hình giúp cho việc đổi mới, nâng cấp và thay mới tài sản, đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời tăng cường sử dụng thời gian cả về thời gian và cường độ trong giới hạn kỹ thuật cho phép để thu hồi nhanh chi phí đầu tư ban đầu. Sử dụng các TSCĐ bị hao mòn một cách hợp lý.
Thực hiện đánh giá lại tài sản vào cuối mỗi kỳ hoặc niên độ kế toán. Trong nền kinh tế thị trường giá cả thường xuyên biến động, hiện tượng hao mòn vô hình xảy ra rất nhanh chóng. Điều này làm cho nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ không còn chính xác, phản ánh sai lệch so với giá trị hiện tại của chúng. Việc thường xuyên đánh giá và đánh giá lại TSCĐ giúp Công ty lựa chọn cho mình được phương pháp khấu hao thích hợp để đưa ra giải pháp kịp thời đối với tài sản mất giá, tránh tình trạng thất thoát vốn.
- Về phương pháp phân bổ khấu hao TSCĐ: Công ty phải theo dõi chi tiết về “Nhật trình hoạt động” của máy móc thiết bị về thời gian làm việc và nơi làm việc từ đó suy ra số ca máy mà máy móc thiết bị đã hoạt động phục vụ thi công tại từng công trình,
trên cơ sở đó căn cứ vào “Bảng giá dự toán ca máy và thiết bị xây dựng” ban hành kèm theo Quyết định 1260/1998/QĐ-BXD (được điều chỉnh thêm hệ số nếu thị trường
có biến động nhiều) để tính ra tổng số tiền chi phí máy thi công theo định mức đã tiêu tốn trong năm chi tiết cho từng công trình. Việc phân bổ khấu hao phải hợp lý đúng mục đích sử dụng TSCĐ.
Chi phí MTC tính theo QĐ 1260/QĐ-BXD của công trình đó
Tổng số tiền khấu hao năm
Trên cơ sở đó tiến hành phân bổ khấu hao TSCĐ cho từng công trình như sau:
x
=
Mức khấu hao phân bổ cho công trình
Tổng số tiền chi phí MTC tính theo QĐ 1260/QĐ-BXD của các công trình trong năm
Áp dụng chế độ khấu hao mới và mức khấu hao cho từng tháng, quý từng bộ phận hoạt động theo đúng chế độ quy định.
Khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ và thời gian sử dụng TSCĐ: Đối với TSCĐ trực tiếp tham gia vào quá trình thi công thì Công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh nhằm sớm thu hồi vốn, tạo khả năng đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp. Phải lập bảng tính và phân bổ khấu hao nhằm theo dõi chính xác số khấu hao tăng hay giảm.
Về công tác sửa chữa tài sản cố định và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ:
Công ty nên lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ, thực tế hiện nay ở Công ty thì kế toán chưa có kế hoạch trích trước để hình thành quỹ sửa chữa lớn TSCĐ. Cho nên khi việc sửa chữa lớn phát sinh đơn vị không thể chuẩn bị kịp về tài chính dẫn đến việc sửa chữa TSCĐ có thể bị đình trệ, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh (vì không có máy móc thi công) và còn nhiều vấn đề khác phát sinh. Do đó Công ty nên có kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, được như vậy Công ty sẽ chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất của mình.
Nếu sửa chữa nhỏ, chi phí phát sinh ít Công ty nên hạch toán toàn bộ một lần vào chi phí của đối tượng sử dụng TSCĐ.
Nhưng khi sửa chữa lớn, mức độ hư hỏng nặng kỹ thuật sửa chữa phức tạp Công ty tự thực hiện,
Theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính việc trích trước Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ được phản ánh theo sơ đồ sau:
Kết chuyển Chi phí S/c lớn TSCĐ hoàn thành
Khi có kế hoạch và tiến hành trích trước
Chi phí S/c lớn TSCĐ vào chi phí SXKD
TK 111, 112, 331
TK 241
TK 335
TK 627, 642, 642
Các chi phí S/c lớn TSCĐ phát sinh
Cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý ở khâu sử dụng, bảo quản TSCĐ.
Đầu tư mua sắm TSCĐ phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu: Phải tính toán đầu tư mua sắm thật hợp lý. Như có một công trình nạo vét kênh mương Công ty nên dùng TSCĐ có sẵn để thực hiện, không nên bỏ một số tiền lớn để mua máy móc hút bùn nhập từ Đức về thể hiện sự không hợp lý khi mà cái máy này chi phí bỏ ra nhiều hơn cả giá trị của gói thầu của công trình này.
Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ (tháng) theo kế hoạch quy định.
Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ (đi học ở trường dạy nghề chuyên nghiệp) cho những người khai thác vận hành TSCĐ.
Kiểm soát chất lượng của nhiên liệu, năng lượng cung cấp cho TSCĐ hoạt động đảm bảo đúng yêu cầu quy định.
Chú trọng các biện pháp khoán (khối lượng công việc hoàn thành), cho thuê TSCĐ ở mức giá cao nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về bảo dưỡng, bảo quản TSCĐ để hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô hình.
Về phân tích tình hình trang bị, sử dụng TSCĐ: Công ty có thể tiến hành phân tích về TSCĐ theo các chỉ tiêu sau:
+ Phân tích cơ cấu TSCĐ, vốn cố định.
+ Phân tích sự biến động TSCĐ.
+ Phân tích tình hình trang bị máy móc thiết bị kỹ thuật.
+ Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ.
+ Phân tích Chính sách đầu tư: Quyết định đầu tư, cơ cấu đầu tư, hiệu quả đầu tư.
KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tập tại Công ty xây dựng Đồng Tâm, em đã hiểu thêm được nhiệm vụ và chức năng công tác quản lý cũng như công việc của Bộ phận kế toán trong Đơn vị sản xuất kinh doanh.
Đi sâu vào tìm hiểu về công tác quản lý và tổ chức hạch toán TSCĐ ở Công ty, em thấy do đặc điểm của Đơn vị là doanh nghiệp xây lắp nên giá trị TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh. Vì vậy vấn đề quản lý vốn cố định và tài sản TSCĐ là quan trọng và phức tạp.
Trong khuôn khổ chuyên đề thực tập, dưới sự hướng dẫn của Cô giáo Hạ Thị Thiều Dao, các cán bộ lãnh đạo và Phòng kế toán Công ty cùng với những kiến thức đã học em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức kế toán TSCĐ của Đơn vị, với mong muốn công tác kế toán của đơn vị ngày càng được hoàn thiện hơn, thực hiện tốt hơn trong việc quản lý, hạch toán và tư vấn cho Ban giám đốc Công ty trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với việc quản lý TSCĐ Công ty cần quan tâm và có quy định nghiêm khắc để đảm bảo cho tài sản được sử dụng liên tục phục vụ cho quá trình thi công: Giao máy móc cho những người có đủ trình độ chuyên môn và có ý thức đạo đức trong việc bảo quản, bảo dưỡng máy móc tránh xảy ra những sự việc không đáng có. Được như vậy thì chắc chắn hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Đơn vị sẽ được nâng cao. Từ đó có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, tăng lợi nhuận cho Công ty, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Em xin chân thành cảm ơn.
PHỤ LỤC 1 (VÍ DỤ 01-Tr55)
HÓA ĐƠN
Mẫu số: 01/GTKT-3LL
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
DM/2006B
Liên 2: Giao khách hàng
43093
Ngày 23 tháng 8 năm 2009
Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần Đầu tư thương mại & xây dựng Hà Nội
Số tài khoản:
Điện thoại: Mã số thuế: 0101619082.
Họ tên người mua hàng:
Tên đơn vị:
Địa chỉ: Hà Nam.
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: CK MST: 07 002 47122.
STT
Tên hàng hóa dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1*2
1
Máy lu rung SAKAI SV91D
chiếc
1
604,523,809
Cộng tiền hàng
604,523,809
Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT
30,226,191
Tổng cộng tiền thanh toán
634,750,000
Số tiền viết bằng chữ: Sáu trăm ba mươi tư triệu, bảy trăm năm mươi ngàn đồng chẵn./.
Người mua hàng
Người bán hàng
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn)
ỦY NHIỆM CHI Số 11:
Chuyển khoản, chuyển tiền thư, điện Lập ngày 23/8/2009
Tên đơn vị trả tiền:
Số tài khoản: 431-101-0359.
Tại Ngân hàng: NN và PTNT tỉnh Hà Nam.
Tên đơn vị nhận tiền: Công ty cổ phần Đầu tư TM & XD Hà Nội.
Số tài khoản: 21110 000051333.
Tại Ngân hàng: Đầu tư và Phát triển Hà Nội.
Phòng giao dịch 18.
Số tiền viết bằng chữ: Sáu trăm ba mưới tư triệu, bảy trăm năm mươi ngàn đồng chẵn./.
Nội dung thanh toán Máy lu rung SAKAI SV91D
Đơn vị trả tiền Ngân hàng A Ngân hàng B
Kế toán Chủ tài khoản Ghi sổ ngày 23/8/2009 Ghi sổ ngày
Kế toán TP.Kế toán Kế toán TP.Kế toán
PHẦN DO NH GHI
TÀI KHOẢN NỢ
TÀI KHOẢN CÓ
SỐ TIỀN BẰNG SỐ:
634.750.000
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN NGHIỆM THU ĐƯA TSCĐ VÀO SỬ DỤNG
Căn cứ Quyết định đầu tư, mua sắm TSCĐ để phục vụ cho việc Thi công các công trình năm 2009 của Hội đồng thành viên Quản trị Công ty.
Căn cứ vào Hợp đồng, hóa đơn mua hàng, các tài liệu khác liên quan và thực trạng thiết bị nhập về Công ty.
Hôm nay ngày 25 tháng 8 năm 2009
Hội đồng nghiệm thu gồm có:
- Ông: Phạm Quang Vinh Chức vụ: Giám đốc.
- Ông: Lại Văn Phấn Chức vụ: Tổ chức – Hành chính
- Ông: Đoàn Bá Thảo Chức vụ: KH Kỹ thuật.
- Ông: Nguyễn Đức Thiện Chức vụ: Kỹ thuật xe máy.
- Ông: Nguyễn Mạnh Huy Chức vụ: Tổ trưởng tổ xe máy TC.
- Ông: Lê Quang Tài Chức vụ: Kế toán trưởng.
NỘI DUNG NGHIỆM THU
1/ Giá trị thiết bị:
STT
Ngày tháng
Hóa đơn
Tên TSCĐ
Nguyên giá
Năm sử dụng
Mức khấu hao hàng năm
1
23/8/09
0043093
Máy lu rung SAKAI SV91D
609,523,809
6
101,607,619
Tổng cộng:
609,523,809
101,607,619
(Bằng chữ: Sáu trăm linh chín triệu, năm trăm hai mươi ba ngàn, tám trăm lẻ chín đồng)
2/ Về kỹ thuật: Máy hoạt động bình thường, đã được chạy thử, rà trơn, bảo dưỡng đầy đủ.
3/ Về quản lý:
- Hội đồng giao cho Tổ xe máy thi công quản lý sử dụng thiết bị đưa vào sản xuất kể từ ngày bàn giao.
- Yêu cầu trong quá trình quản lý, sử dụng thiết bị Tổ xe máy thi công phải định kỳ bảo dưỡng kiểm tra đầu máy và phụ tùng trong quá trình vận hành.
- Bộ phận Kế toán làm hồ sơ tăng TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ.
Biên bản được lập và thông qua các thành viên trong hội đồng nghiệm thu:
PHÒNG KH-KT PHÒNG TC-HC PHÒNG KẾ TOÁN TỔ XE MÁY TC BAN GIÁM ĐỐC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS. Bùi Hữu Phước (2009):”Quản lý vốn kinh doanh trong doanh nghiêp”.Quản trị tài chính. NXB Tài chính.
PGS.TS. Võ Văn Nhị (2010):” Kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp”. Hướng dẫn thực hành kế toán trong doanh nghiệp. NXB Tài chính.