Kết luận
Tổ chức HĐTN dưới hình thức CLB Karate được tổ chức ngoài giờ lên lớp, đáp ứng theo nhu cầu, sở thích, sở
trường và năng khiếu thể thao của HS. Hình thức tổ chức lớp học không bị gò bó về thời gian, linh hoạt về nội dung
chương trình giảng dạy. Việc tổ chức và vận dụng linh hoạt mô hình HĐTN qua hình thức CLB Karate sẽ khơi dậy
ở HS óc tò mò, kĩ năng giải quyết vấn đề, phát triển tư duy sáng tạo, phản biện và đặc biệt hơn là ươm mầm nuôi
dưỡng khát khao khai phá các vấn đề trong cuộc sống và bản thân. Qua đó, giúp cho HS phát triển các giác quan,
thành thạo nhanh chóng các kĩ năng vận động, tiếp thu tốt các động tác thể thao và hình thành thói quen luyện tập
thể thao. Như vậy, tổ chức HĐTN dưới hình thức CLB Karate tạo cơ hội để người học lựa chọn môn học phù hợp
với sở thích và năng lực, đồng thời khơi dậy khả năng tìm kiếm cách thức luyện tập phù hợp với bản thân và tăng
cường kết nối giao tiếp, học hỏi lẫn nhau.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức hoạt động trải nghiệm loại hình câu lạc bộ Karate ở các trường Tiểu học tỉnh Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 171-175 ISSN: 2354-0753
171
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LOẠI HÌNH CÂU LẠC BỘ KARATE
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TỈNH BÌNH DƯƠNG
Vũ Xuân Phương1,+,
Nguyễn Đắc Thanh2
1Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương;
2Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
+Tác giả liên hệ ● Email: phuongvx@tdmu.edu.vn
Article History
Received: 22/4/2020
Accepted: 17/5/2020
Published: 25/5/2020
Keywords
experimental activities,
Physical Education, clubs,
primary schools, Binh
Duong.
ABSTRACT
Physical education is an important part of the comprehensive educational goal
that helps young people not only have knowledge and morality but also have
the health to work and adapt to continuous changes in the modern working
environment. In order to have the above human resources, the requirement is
to renovate and improve the effectiveness of teaching physical education as
well as extracurricular sports activities, including Karate. On the basis of
summarizing and analyzing documents, theoretical and practical studies on
physical education activities, organizing experience-based activities in
general schools, the article proposes an operational organization process of
experience in the form of Karate Club to contribute to improving Physical
Education teaching quality for primary students in Binh Duong Province in
general and Karate subjects in particular.
1. Mở đầu
GD-ĐT là một lĩnh vực luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng và quan tâm đầu tư. Theo đó, Nghị quyết
số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đã nhấn mạnh nhiệm vụ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
pháp dạy và học theo hướng hiện đại... Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng,
chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học...” (Ban Chấp hành Trung ương, 2013). Giáo dục
thể chất là một bộ phận của mục tiêu giáo dục toàn diện, là môn học quan trọng và bắt buộc trong hệ thống giáo
dục quốc dân. Nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh (HS) chính là góp phần đào tạo
nguồn nhân lực phát triển toàn diện, không những có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi mà còn phải có nhiều
sức khỏe, hoạt động thể lực bền bỉ nhằm đáp ứng cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Vì lẽ đó, Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã chỉ rõ: “Chương trình môn Giáo dục thể
chất được xây dựng dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn chương trình phải có tính mở, tạo điều kiện để HS
được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực, nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường;
đồng thời tạo điều kiện để nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm của
mỗi địa phương” (Bộ GD-ĐT, 2018).
Bình Dương là một tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa vượt bậc. Để đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội,
tỉnh Bình Dương chú trọng đầu tư vào giáo dục như xây dựng nhiều trường học, đầu tư cơ sở hạ tầng, các phương
tiện phục vụ việc dạy học,... và đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục, rèn luyện sức khỏe thể chất cho HS. Các thị xã,
huyện thị của tỉnh đều có các câu lạc bộ (CLB) thể thao, các đội tuyển năng khiếu thể thao. Một trong những môn
thể thao được giới trẻ và HS yêu thích là Võ thuật; trong đó, Karate là một môn võ được nhiều HS lựa chọn tham gia
luyện tập và trải nghiệm, giúp các em rèn luyện về phẩm chất đạo đức và nâng cao sức khỏe cho bản thân. Tuy nhiên,
các CLB Karate hiện nay chủ tập trung ở các trung tâm xã phường, huyện thị, thành phố và nhà thiếu nhi của tỉnh.
Tổ chức hoạt động trải nghiệm (HĐTN) hình thức CLB Karate ở các trường tiểu học chưa được quan tâm, chú trọng
triển khai thực hiện, vì thế ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác đào tạo chính khóa môn Giáo dục thể chất
nói chung cũng như hoạt động tập luyện môn Karate ngoại khóa theo hình thức tổ chức CLB nói riêng.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm
Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, HĐTN là hoạt động giáo dục bắt buộc được dành cho tất cả các
HS từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông nhằm tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích
cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện
những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 171-175 ISSN: 2354-0753
172
với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hóa những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới
góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng
với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai (Bộ GD-ĐT, 2010). Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về
trải nghiệm và HĐTN.
Theo Từ điển tiếng Việt: “Trải nghiệm” là sự trải qua, kinh qua và chiêm nghiệm một quá trình. Trải nghiệm là
hành động, kết quả của hành động là người tham gia có được “kinh nghiệm” (Hoàng Phê, 2012, tr 1264).
Nguyễn Thị Liên (2016) thì cho rằng, HĐTN được hiểu là “Quá trình trải nghiệm giúp HS có thái độ đúng đắn
trước những vấn đề cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân, biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong
cuộc sống” (tr 65). Như vậy, trải nghiệm là cơ hội để người học thấu hiểu sâu sắc về những nội dung được học, có
những rung động tích cực thúc đẩy hình thành hành vi tương ứng.
Gần đây nhất, Nguyễn Đắc Thanh (2019) nhấn mạnh “Bản chất của HĐTN là nhà giáo dục là người định hướng,
tổ chức, hướng dẫn các loại hình hoạt động, các mối quan hệ đa dạng, phong phú của HS, HS trực tiếp tham gia
vào các hoạt động và giao lưu này nhằm chuyển hóa một cách tích cực các chuẩn mực giá trị thành niềm tin, thái
độ, hành động, hành vi ứng xử đúng đắn trong cuộc sống thực tiễn” (tr 111). Dưới cách tiếp cận này có thể thấy
rằng, giáo viên (GV) đóng vai trò là người thiết kế, hướng dẫn các hoạt động; HS là người thực hiện để vừa có thể
lĩnh hội tri thức một cách chủ động, sáng tạo và kết nối chúng với kinh nghiệm bản thân và thực tế cuộc sống.
Dù có nhiều cách hiểu khác nhau, song các tác giả đều xem xét HĐTN là một hình thức giáo dục do nhà giáo dục
định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế. Trên cơ sở xây dựng linh hoạt nội
dung và hoạt động, nhà giáo dục đưa HS vào một trải nghiệm, khuyến khích suy nghĩ, phân tích và phản ánh về
những trải nghiệm đó để phát triển các kĩ năng, thái độ, tạo ra cách nghĩ và cách làm mới, là phương thức để đạt được
sự thành công trong học tập, lao động nghề nghiệp và trong cuộc sống.
2.2. Vai trò và nguyên tắc xây dựng hoạt động trải nghiệm dưới hình thức Câu lạc bộ Karate đối với học sinh
tiểu học
Karate là một loại hình hoạt động CLB thể thao ở trường học, hoạt động tự nguyện, được thành lập dựa trên sự
tập hợp những HS cũng sở thích, sở trường hoặc năng khiếu, được thành lập và chịu sự quản lí, chỉ đạo của Ban
Giám hiệu nhà trường, do các GV có chuyên môn về Karate phụ trách, tổ chức và hướng dẫn HS cùng tập luyện.
Tổ chức HĐTN theo hình thức CLB Karate là cơ hội tốt để HS rèn luyện kĩ năng môn học, góp phần làm sâu sắc
kiến thức đã học và bồi dưỡng tình cảm học tập với môn học. Tùy theo sở thích, nhu cầu của HS mà GV lựa chọn
nội dung HĐTN cho phù hợp với năng khiếu của các em, nội dung học tập Karate có thể được phân hóa chuyên biệt
như quyền thuật, biểu diễn, tự vệ, hay đối kháng tự do theo các hạng cân theo lứa tuổi. Thông qua các hoạt động vui
chơi, luyện tập, giao lưu thi đấu cọ sát với các CLB bạn sẽ đặt HS vào các tình huống trải nghiệm gắn với thực tế,
dựa trên cơ sở những kĩ năng và kinh nghiệm sẵn có giúp các em hình thành và phát huy các năng lực của bản thân
như: năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực tự học, tự rèn luyện bản thân; năng lực hợp tác và hỗ trợ đồng
đội; năng lực giao tiếp, ứng xử phù hợp với lứa tuổi, với chuẩn mực đạo đức của nhà trường và xã hội.
Tuy nhiên, để xây dựng HĐTN hình thức CLB Karate đem lại hiệu qua, cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Đảm bảo mục tiêu dạy học: Khi xây dựng HĐTN phải xác định rõ mục tiêu cần đạt được, đảm bảo chuẩn về
mạch kiến thức, ưu tiên phát triển những năng lực và phẩm chất cốt lõi trong từng hoạt động. GV tránh tình trạng
xác định mục tiêu học tập trừu tượng, khó đo lường và quá nhiều, điều này dẫn đến khó thiết kế nội dung, phương
thức dạy học cũng như việc kiểm tra, đánh giá. Và quan trọng hơn hết, HS giảm hứng thú trong giờ học.
- Đảm bảo tính trải nghiệm: HĐTN hay học tập trải nghiệm đều là học từ thực nghiệm hay học bằng cách làm
và lấy người học làm trung tâm. Trong đó, yếu tố trải nghiệm, tự khám phá là yếu tố cơ bản để thể hiện sự khác biệt
giữa HĐTN với các hoạt động giáo dục khác. Do vậy, trong cách thiết kế, tổ chức HĐTN cần phải tạo điều kiện tối
đa cho HS thử nghiệm, thể hiện bản thân trong thực tế giờ học, từ đó tự phát hiện ra những thiếu sót, ưu điểm của
bản thân, phát hiện ra những khả năng mới cũng như củng cố các năng lực và tự rèn luyện bản thân.
- Đảm bảo tính khoa học: Việc tổ chức các HĐTN phải đảm bảo tính hệ thống, phù hợp với quy luật Giáo dục
thể chất, phương pháp nâng cao lượng vận động trong tập luyện, định mức về quãng nghỉ, luân phiên hợp lí giữa tập
luyện và nghỉ ngơi.
- Đảm bảo tính vừa sức: Karate là môn võ thuật mang tính đối trực tiếp, các tình huống thi đấu thay đổi theo hành
động của đối thủ. Vì vậy, khi tổ chức các HĐTN cần phải đảm bảo các yếu tố an toàn, vừa sức, phù hợp với lứa tuổi
và giới tính. Cần tránh trường hợp yêu cầu quá cao sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến tâm - sinh lí của HS.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 171-175 ISSN: 2354-0753
173
- Đảm bảo tính thực tiễn: Thông qua các HĐTN môn Karate giúp rèn luyện sức khỏe, HS được trải nghiệm và
triển các năng lực của bản thân thông qua các hoạt động vui chơi, tập huấn và thi đấu. Tuy nhiên, để có thể nâng cao
hơn nữa những giá trị thực thụ của một môn võ thuật, tạo hứng thú tập luyện cho các em HS, GV cần hướng dẫn
thêm các kĩ năng về phòng tránh xâm hại, kĩ thuật tự hiệu quả, những vấn đề cần lưu ý khi dụng võ.
- Đảm bảo môi trường sáng tạo: Môi trường tổ chức HĐTN cần phong phú, đa dạng và chứa đựng thách thức
cho HS được trải nghiệm, từ đó rút ra kiến thức và vận dụng sáng tạo vào các tình huống mới. Các HĐTN phải được
thiết kế hấp dẫn, lôi cuốn, tạo hứng thú cho người học, kích thích nhu cầu hiểu biết, tự tìm tòi, sáng tạo.
2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm dưới hình thức Câu lạc bộ Karate ở trường tiểu học tỉnh
Bình Dương
Để đánh giá thực trang tổ chức HĐTN qua hình thức CLB Karate ở các trường tiểu học tỉnh Bình Dương, chúng
tôi tiến hành khảo sát 30 GV, cán bộ quản lí và 200 HS của một số trường tiểu học trong tỉnh, cụ thể: Phú Lợi (TP.
Thủ Dầu Một); Phú Hòa 1 (TP. Thủ Dầu Một); Bình Chuẩn (TP. Thuận An); Thuận Giao (TP. Thuận An); Lý
Thường Kiệt (TP. Dĩ An); Tân Đông Hiệp (TP. Dĩ An); Mỹ Phước (thị xã Bến Cát); An Tây B (thị xã Bến Cát); Thái
Hòa A (thị xã Tân Uyên); Khánh Bình (thị xã Tân Uyên); An Bình (huyện Phú Giáo) và Thanh Tuyền (huyện Dầu
Tiếng). Nội dung khảo sát tập vào các vấn đề sau: 1) Đối với GV, cán bộ quản lí: Nhận thức, quan niệm, thái độ về
tầm quan trọng của HĐTN hình thức CLB Karate đối với HS; Những hình thức GV đã sử dụng khi tổ chức cho HS
tham gia tập luyện môn Karate; những thuận lợi và những khó khăn khi GV tổ chức HĐTN hình thức CLB Karate
cho HS tiểu học; 2) Đối với HS: Mức độ hứng thú được tham gia tập luyện môn Karate; mức độ mong muốn được
trải nghiệm qua hình thức vui chơi, giao lưu và tham gia thi đấu giải môn Karate. Thời gian khảo sát: năm học 2019-
2020. Kết quả thu được như sau:
- Về nhận thức: Hầu hết các GV, cán bộ quản lí đều nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa, vai trò của việc tổ chức
HĐTN đối với HS tiểu học, chiếm tỉ lệ 89%. Chỉ có 11% chưa hiểu rõ mục tiêu, tầm quan trọng của HĐTN đối với
hoạt động giáo dục và trong cuộc sống. Đối với HS, có tới 82% HS được hỏi không có hứng thú với việc tham gia
tập luyện môn Karate. Trong khi đó, mong muốn được tham gia tập luyện Karate ngoài giờ lên lớp chiếm 92% nhưng
với yêu cầu tham gia tập luyện tự do, tổ chức tập luyện dưới dạng trò chơi vận động, có cơ hội giao lưu và thi đấu
giải, và không bị gò ép như khi học tập trên lớp. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do việc bồi dưỡng cán bộ quản
lí và GV giảng dạy cấp tiểu học theo hướng HĐTN còn manh mún, nội dung bồi dưỡng chưa cập nhật những vấn đề
có tính thời sự của hoạt động giáo dục, GV còn thiếu tự tin, ít có cơ hội chia sẻ cũng như lĩnh hội kiến thức mới về
HĐTN trong giáo dục, Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai và tổ chức các HĐTN ở trường
tiểu học nói chung và môn Karate trong chương trình Giáo dục thể chất cho HS tiểu học nói riêng.
- Về quá trình tổ chức HĐTN trên lớp và HĐTN hình thức CLB Karate cho HS tiểu học: Có tới 94% các trường
hợp được khảo sát cho biết, khó khăn lớn nhất mà GV thường gặp là việc thiếu kiến thức, kĩ năng, cũng như những
công cụ cần thiết để triển khai HĐTN cho HS. Do đó, việc triển khai tổ chức các HĐTN chưa thật sự khoa học, thiếu
tính logic và tính hệ thống, thời gian cho HS trải nghiệm còn ít và chủ yếu là hoạt động trong giờ lên lớp thông qua
hình thức quan sát, nhớ và nhắc lại máy móc kiến thức đã học, cũng như thực hiện lại các kĩ năng theo sự hướng dẫn
của GV theo hình thức tổ chức lớp khá chặt chẽ, gò bó và mang nặng tính gượng ép theo đúng tiến độ và phân phối
chương trình học tập. Việc quan sát trong quá trình trải nghiệm chưa được hướng dẫn cụ thể, kết quả quan sát và trải
nghiệm cũng chỉ tự phát, ít được chú trọng, tổ chức vận dụng trong bài học và giờ học. Do vậy, về thời gian, cũng
như mức độ hình thành kĩ năng về quan sát, tưởng tượng, liên tưởng, kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, kĩ năng tự hình
thành và tích lũy kiến thức mới dựa trên sự trải nghiệm từ những kinh nghiệm đã có của bản thân ít có cơ hội để phát
huy. Nguyên nhân của thực trạng này là do GV gặp khó khăn về việc tổ chức HĐTN do bị áp lực về thời gian, công
tác tổ chức lớp, các điều kiện phục vụ trải nghiệm: kinh phí, hồ sơ, người hướng dẫn, địa điểm trải nghiệm, Trên
thực tế, cũng có số ít GV đã vận dụng tranh ảnh, video, hoặc tổ chức tham quan giao, thi đấu giao hữu Tuy nhiên,
hoạt động trên vẫn còn mang tính tự phát, chưa có kế hoạch và mục tiêu cho HĐTN một cách cụ thể, còn thiếu sự
kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm từng bước nâng cao chất lượng HĐTN qua hình thức hoạt động của CLB
Karate cho HS.
Tóm lại, hầu hết GV, cán bộ quản lí đều đánh giá cao về vai trò, tầm quan trọng của HĐTN trong các hoạt động
giáo dục cũng như tổ chức HĐTN qua hình thức CLB Karate cho HS tiểu học. HS cấp tiểu học tỏ ra hào hứng với
các hoạt động thể thao khi được tổ chức dưới dạng trò chơi vận động, được tự do vui chơi thể hiện bản thân, có cơ
hội giao lưu và thi đấu giải, và không bị rập khuôn về hình thức tổ chức tập luyện cũng như việc bị gò ép, giới hạn
quá mức về thời gian của hoạt động.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 171-175 ISSN: 2354-0753
174
2.4. Tổ chức hoạt động trải nghiệm dưới hình thức Câu lạc bộ Karate ở trường tiểu học tỉnh Bình Dương
Trên cơ phân tích tài liệu về tổ chức hoạt động giáo dục ở trường phổ thống (Nguyễn Đắc Thanh, 2019), chúng
tôi đưa ra quy trình tổ chức CLB Karate ở trường tiểu học như sau:
- Giai đoạn 1: Chuẩn bị:
Nội dung giai đoạn này cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Khảo sát nhu cầu, nguyện vọng của HS về việc tham gia CLB Karate, GV cần chú trọng xem xét nhu cầu tham
gia tập luyện của HS xuất phát từ những động cơ nào, thời gian tổ chức lớp học được đại đa số HS chọn đăng kí
tham gia tập luyện;
+ Xác định cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy CLB Karate, trong đó, việc đảm bảo an toàn tập luyện cho HS trong
suốt quá trình học tập được đưa lên hàng đầu;
+ Nguồn tài chính hoạt động CLB Karate cần được xác định rõ ràng, nguồn thu, định mức thu chi cụ thể và phải
được thông qua cấp lãnh đạo nhà trường xét duyệt trước khi công bố đến phụ huynh HS.
+ Chuẩn bị kế hoạch về thời gian, xác định địa điểm hoạt động của CLB Karate sau khi được thành lập.
+ Thành lập danh sách Ban Chủ nhiệm CLB Karate lâm thời và tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt dưới
cờ, sinh hoạt lớp chủ nhiệm, tổ diễn võ thuật Karate nhằm thu hút sự quan tâm của đông đảo HS.
Giai đoạn chuẩn bị chỉ có thể thực hiện thành công dưới sự đồng ý, cho phép GV tổ chức triển khai thực hiện.
- Giai đoạn 2: Tổ chức ra mắt CLB Karate
Nội dung giai đoạn này cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Khai mạc, tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu: Trong buổi lễ khai mạc thường bắt đầu với chương trình chào cờ
nhằm giáo dục HS về lòng yêu nước, tự hào dân tộc; chương trình biểu diễn văn nghệ (nếu có), trình biểu diễn võ
thuật Karate gắn liền với các nội dung học tập trong chương trình. Các đòn thế biểu diễn thể hiện sự công phu, thực
chiến nhằm thu hút sự tập trung, xây dựng được hứng thú bền vững trong tập luyện, tức là người tập nhận thức được
ý nghĩa cụ thể của các nhiệm vụ cần được thực hiện, tức là minh chứng được sự cần thiết của nhiệm vụ đó như một
khâu tất yếu trên con đường đạt tới mục đích đã định (Vũ Đức Thu, 2007). Bên cạnh đó, việc quy tụ và giới thiệu
đầy đủ thành phần đại biểu, khách mời và thành viên Ban Chủ nhiệm có mặt sẽ góp phần rất lớn, tạo nên uy tín chung
của CLB Karate trong nhà trường;
+ Đọc và thông qua quyết định thành lập CLB và thành phần Ban Chủ nhiệm CLB Karate, thành phần ban huấn
luyện;
+ Giới thiệu nội quy, thông qua quy chế hoạt động, môn quy võ đạo đến tất cả võ sinh đã đăng kí tham gia tập
luyện tại CLB Karate;
+ Công bố nội dung học tập, sơ lược chương trình hoạt động của CLB Karate trong thời gian tới;
+ Mời đại diện nhà trường phát biểu ý kiến chỉ đạo, giao nhiệm vụ và định hoạt động của CLB Karate trong nhà
trường cũng như việc tuân thủ quy định pháp luật, tích cực hỗ trợ các hoạt động thể thao trong nhà trường và ở địa
phương. Tuân thủ và thực hiện đúng theo quy chế chuyên môn Karate cấp tỉnh.
- Giai đoạn 3: Triển khai CLB Karate
Đây là khâu có ý nghĩa quan trọng, xây dựng nền tảng ban đầu và quyết định đến sự thành công hay thất bại trong
suốt quá trình hoạt động. Giai đoạn này thường được triển khai thực hiện theo 05 bước:
+ Bước 1: Lập kế hoạch hoạt động CLB Karate theo khung thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong đó,
Ban Chủ nhiệm CLB cần phải vạch ra được mục tiêu cần hướng đến;
+ Bước 2: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên dựa theo chuyên môn, năng lực, cũng như sở trường
của từng thành viên;
+ Bước 3: Chuẩn bị nội dung, tổ chức tập luyện khoa học, hiệu quả, kích thích tự giác tích cực tập luyện của học;
đề ra các kế hoạch huấn luyện tuần, theo tháng, theo quý và trong năm. Để đạt được hiệu quả cao trong suốt quá trình
tổ chức thực hiện. Ban Chủ nhiệm, huấn luyện viên - người thầy cần phải cởi mở chia sẻ kế thông tin với HS, võ sinh
nhằm giúp các em tự ý thức, tự giác hoàn thành kế hoạch được giao, cũng như nâng cao HĐTN qua hình thức hoạt
động CLB vốn dĩ sẽ mang lại. Tổ chức tập luyện HĐTN hình thức CLB Karate.
+ Bước 4: Tổ chức các chương trình hoạt động theo kế hoạch CLB Karate đã được Ban Chủ nhiệm đề ra. Mỗi
thành viên trong CLB cần phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, tổ chức thành công từng giờ lên lớp, kế hoạch ngày
phải dựa trên kế hoạch tuần, kế hoạch tuần phải dựa trên kế hoạch tháng và năm. Tích cực tổ chức cho các em võ
sinh giao hữu, giao lưu với các CLB bạn, tham gia thi đấu giải Karate các cấp. Trong đó, chú trọng vào giải Karate
dành cho HS cấp thành phố, tỉnh và giải Hội khỏe Phù Đổng cấp Quốc gia.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng 5/2020, tr 171-175 ISSN: 2354-0753
175
+ Bước 5: Đánh giá rút kinh nghiệm hoạt động theo chương trình CLB Karate đã đề ra. Hoạt động đánh giá cho
phép người dạy nhìn nhận giá trị của người học trong suốt quá trình và diễn ra trong từng ngữ cảnh và vì sự tiến bộ
của người học, tạo điều kiện tối đa cơ hội cho HS HĐTN ở CLB. Đánh giá rút kinh nghiệm có ý nghĩa rất lớn trong
quá trình tổ chức vận hành hoạt động CLB, sau các buổi tập, tổng kết các giải đấu theo kế hoạch. Thông qua việc thu
thập thông tin phản hồi từ phía người tập, HS, GV và nhà quản lí sẽ xem xét và đề ra các giải pháp điều chỉnh phù
hợp cũng như phát huy tối đa những ưu điểm mà tập thể đã đạt được thông qua các giải đấu.
3. Kết luận
Tổ chức HĐTN dưới hình thức CLB Karate được tổ chức ngoài giờ lên lớp, đáp ứng theo nhu cầu, sở thích, sở
trường và năng khiếu thể thao của HS. Hình thức tổ chức lớp học không bị gò bó về thời gian, linh hoạt về nội dung
chương trình giảng dạy. Việc tổ chức và vận dụng linh hoạt mô hình HĐTN qua hình thức CLB Karate sẽ khơi dậy
ở HS óc tò mò, kĩ năng giải quyết vấn đề, phát triển tư duy sáng tạo, phản biện và đặc biệt hơn là ươm mầm nuôi
dưỡng khát khao khai phá các vấn đề trong cuộc sống và bản thân. Qua đó, giúp cho HS phát triển các giác quan,
thành thạo nhanh chóng các kĩ năng vận động, tiếp thu tốt các động tác thể thao và hình thành thói quen luyện tập
thể thao. Như vậy, tổ chức HĐTN dưới hình thức CLB Karate tạo cơ hội để người học lựa chọn môn học phù hợp
với sở thích và năng lực, đồng thời khơi dậy khả năng tìm kiếm cách thức luyện tập phù hợp với bản thân và tăng
cường kết nối giao tiếp, học hỏi lẫn nhau.
Tài liệu tham khảo
Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Bộ GD-ĐT (2010). Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học (Dự án Việt - Bỉ). NXB Đại học
Sư phạm.
Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).
Hoàng Phê (2012). Từ điển tiếng Việt. NXB Từ điển Bách khoa.
Nguyễn Đắc Thanh (chủ biên, 2019). Tổ chức hoạt động giáo dục ở trường phổ thông. NXB Đại học Sư phạm.
Nguyễn Thị Liên (chủ biên, 2016). Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông. NXB Giáo dục
Việt Nam.
Vũ Đức Thu (2007). Giáo trình Lí luận và phương pháp thể dục thể thao. NXB Đại học Sư phạm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_loai_hinh_cau_lac_bo_karate_o.pdf