Tổ chức không gian du lịch thành phố Đồng Hới

Kết luận Nguồn tài nguyên du lịch TP Đồng Hới tương đối dồi dào nhưng chưa được định hình hiệu quả các cụm không gian và liên kết du lịch. Tổ chức KGDL vì thế có ý nghĩa quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu phát triển trong quy hoạch du lịch của TP. Định hướng tổ chức không gian TP Đồng Hới được xây dựng dựa trên hai quan điểm chính: phát triển bền vững và tăng cường liên kết nội – ngoại vùng. Không gian TP Đồng Hới có thể định hướng hình thành năm KGDL chính: KGDL và nghỉ dưỡng biển Nhật Lệ, KGDL biển và nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Ninh, KGDL nông thôn ven biển Quang Phú, KGDL sinh thái phía Tây và tuyến không gian các di tích lịch sử – cách mạng – văn hóa tâm linh, với những sản phẩm du lịch và đặc trưng riêng của từng khu vực. Bên cạnh đó, du lịch TP Đồng Hới còn phát triển trên cơ sở tương hỗ với các tuyến, điểm du lịch khác trong và ngoài tỉnh Quảng Bình. Bài viết chỉ ra bốn tuyến du lịch chính từ TP Đồng Hới đến các huyện lân cận, khác với đề xuất các tuyến du lịch chính nội tỉnh Quảng Bình trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến năm 2020, với sức hấp dẫn lớn hơn, tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển mạnh liên kết du lịch nội tỉnh, tăng nhu cầu lưu trú của du khách.

pdf12 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức không gian du lịch thành phố Đồng Hới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH Tập 17, Số 7 (2020): 1283-1294 HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION JOURNAL OF SCIENCE Vol. 17, No. 7 (2020): 1283-1294 ISSN: 1859-3100 Website: 1283 Bài báo nghiên cứu* TỔ CHỨC KHÔNG GIAN DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI Nguyễn Thị Hà Thành1*, Trương Quang Hải2, Giang Văn Trọng2, Trần Thị Phương Thúy1 1Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam 2Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam *Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Hà Thành – Email: hathanh.geog@gmail.com Ngày nhận bài: 18-5-2020; ngày nhận bài sửa: 30-6-2020, ngày chấp nhận đăng: 23-7-2020 TÓM TẮT Thành phố (TP) Đồng Hới là điểm du lịch cấp quốc gia, đồng thời là trung tâm hội tụ và lan tỏa các hoạt động du lịch tại tỉnh Quảng Bình. Bài báo được thực hiện với mục tiêu tổ chức không gian du lịch (KGDL) TP Đồng Hới trên cơ sở hệ thống tuyến, điểm du lịch hiện tại và tiềm năng, hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng kĩ thuật. Nghiên cứu đã xác định 5 KGDL chính, gồm: (i) KGDL biển và nghỉ dưỡng Nhật Lệ; (ii) KGDL biển và nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Ninh; (iii) KGDL nông thôn ven biển Quang Phú; (iv) KGDL sinh thái văn hóa Vực Quành và (v) không gian dạng tuyến các di tích lịch sử – cách mạng – văn hóa tâm linh; cùng nhiều tuyến liên kết trong và ngoài tỉnh Quảng Bình từ TP Đồng Hới. Kết quả nghiên cứu góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho quy hoạch du lịch của TP nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung. Từ khóa: tổ chức không gian du lịch; du lịch biển; thành phố Đồng Hới; tỉnh Quảng Bình 1. Mở đầu Các hoạt động du lịch thường diễn ra trên một không gian xác định và có mối quan hệ với nhau. Tính liên kết, cách sắp xếp, bố trí các điểm du lịch ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch. Do vậy, việc tổ chức, quy hoạch KGDL hợp lí được coi là công cụ cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững trong du lịch (Okan Murat et al., 2012). Trên thế giới hiện nay, thuật ngữ “tổ chức KGDL” được hiểu theo một số nghĩa khác nhau. Zoran Klaric (1992) cho rằng tổ chức KGDL cũng như sự phân vùng du lịch, với ba mô hình cơ bản: vùng du lịch liên quan đến đơn vị hành chính (vùng, tỉnh); khu du lịch là khu vực đặc biệt có ưu thế cho phát triển du lịch; và vùng du lịch hỗn hợp của hai mô hình du lịch trên, phổ biến ở những quốc gia có ngành du lịch phát triển rộng khắp, nhưng phân vùng du lịch không trùng khớp với phân vùng hành chính. Anna Aleksandrova (2018) coi tổ chức KGDL như sự phân bố theo không gian của các cơ sở kinh doanh du lịch và nghỉ dưỡng, tạo thành các mạng lưới chức năng phục vụ du lịch. Sự phân bố này ở Nga có tính tập trung xung quanh các điểm du lịch từ cuối những năm 60 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, chuyển sang phân bố theo hệ thống đô thị và mạng lưới giao thông từ những năm 90 đến năm 2000, Cite this article as: Nguyen Thi Ha Thanh, Truong Quang Hai, Giang Van Trong, & Tran Thi Phuong Thuy (2020). Organization spaces for tourism of Dong Hoi city. Ho Chi Minh City University of Education Journal of Science, 17(7), 1283-1294. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 7 (2020): 254-269 1284 và sau năm 2000 thì KGDL được tổ chức, sắp xếp theo cụm du lịch. Tổ chức không gian của các khu phố truyền thống trong nghiên cứu của Degen Wang và cộng sự (2015) thiên về tổ chức không gian kiến trúc và chức năng với ba loại không gian chính: không gian văn hóa, không gian cảnh quan và không gian giải trí. Bên cạnh thuật ngữ “tổ chức không gian”, “quy hoạch KGDL” được sử dụng phổ biến hơn. Quy hoạch không gian được coi là hành động tổ chức cuộc sống tương lai của xã hội gắn với quy định sử dụng đất và thiết kế các mối quan hệ kinh tế – xã hội tương lai. Bởi vậy, quy hoạch không gian phân mảnh hoặc chỉ có một phần sẽ trở nên thiếu hụt cho phát triển du lịch bền vững (Dede et al., 2012). Ngoài ra, quy hoạch không gian chi tiết cụ thể hóa hơn, đề cập cả vị trí hạ tầng du lịch, sự tiếp cận, những tiêu chuẩn thiết kế, chất lượng môi trường xây dựng, các điểm du lịch, vị trí của các nút giao thông vận tải chính, tác động của phát triển du lịch đến kiến trúc địa phương và các di sản quan trọng (UNESCAP, 1999). UNEP (2009) trong cuốn Du lịch biển bền vững – tiếp cận quy hoạch và quản lí tích hợp cho rằng cần thiết tiến hành quy hoạch du lịch ven biển để giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến tài nguyên, môi trường. Đồng thời, trên quan điểm phân bố không gian, các tác giả nhận định du lịch là hoạt động có tính không gian cao, du lịch phát triển ở những nơi có điều kiện đặc biệt như sự đa dạng, hấp dẫn môi trường tự nhiên, văn hóa. Ở Việt Nam, tổ chức không gian lãnh thổ là nội dung quan trọng trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch. Tổ chức KGDL nếu được phát triển thêm một bước nữa, tích hợp với thiết kế kĩ thuật về xây dựng và kiến trúc thì sẽ trở thành quy hoạch không gian chi tiết. Tổ chức KGDL trong nhiều nghiên cứu hiện nay chủ yếu dựa trên các hình thức điểm, tuyến và KGDL. Theo Luật Du lịch 2017, định hướng tổ chức KGDL, hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch là một trong những nội dung quan trọng của quy hoạch về du lịch. Trong đó, nội dung chính của tổ chức KGDL trong các quy hoạch về du lịch các cấp gồm việc xác định các hệ thống khu, điểm du lịch, trung tâm du lịch, KGDL, hệ thống tuyến du lịch. KGDL được hoạch định cụ thể sẽ là cơ sở cho tiến hành đầu tư và phát triển các loại hình du lịch cụ thể, tránh trùng lặp sản phẩm du lịch trên cùng địa bàn. TP Đồng Hới là trung tâm hành chính, kinh tế của tỉnh Quảng Bình, đã được lựa chọn là điểm du lịch cấp quốc gia (Prime Minister, 2013), là nơi tập trung hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của tỉnh, đóng vai trò cầu nối trung chuyển từ các đô thị khác đến các điểm du lịch trong tỉnh. Do đó, để đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ sở cho quy hoạch du lịch của TP nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung, tổ chức KGDL TP là nhiệm vụ cấp thiết, nhưng lại chưa được thực hiện trên thực tiễn và cũng ít được đề cập trong các công trình đã công bố. Bài báo này hướng tới mục tiêu đề xuất tổ chức KGDL TP Đồng Hới, trên quan điểm phát triển bền vững và tăng cường liên kết du lịch nội – ngoại tỉnh. 2. Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Cơ sở dữ liệu chính phục vụ nghiên cứu gồm các số liệu về lượt khách, thời gian lưu trú bình quân của khách, doanh thu du lịch, số lượng cơ sở lưu trú và nhà hàng trong niên giám thống kê TP Đồng Hới năm 2019; định hướng các không gian phát triển du lịch chính, các trung tâm du lịch của tỉnh Quảng Bình trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Hà Thành và tgk 1285 Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025; cùng các dữ liệu điều tra, phỏng vấn sâu của nhóm tác giả. Để thực hiện bài báo này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính gồm: (1) tổng hợp tài liệu và phân tích, thống kê các dữ liệu du lịch, nhằm đánh giá thực trạng các điểm, tuyến du lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật du lịch trên địa bàn; (2) phỏng vấn sâu đối với một số doanh nghiệp du lịch, cán bộ quản lí, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn TP Đồng Hới (thời điểm tháng 4/2018), để nắm được thông tin về các điểm, tuyến có tiềm năng của TP. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức không gian du lịch thành phố Đồng Hới 3.1. Tài nguyên vị thế TP Đồng Hới Thành phố Đồng Hới là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh Quảng Bình. Về mặt tự nhiên, Đồng Hới tiếp giáp với biển và có nhiều lợi thế trong phát triển du lịch biển. Về mặt văn hóa - xã hội, TP từng trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, nơi mở đầu cho công cuộc mở cõi về phương Nam của nhà Nguyễn, nơi đặt trụ sở chỉ huy kháng chiến của tỉnh Quảng Bình trong thời kì chống Pháp, chống Mĩ, do vậy nơi đây có nhiều chứng tích lịch sử - cách mạng với tiềm năng du lịch lớn. Bên cạnh đó, Đồng Hới mang đậm nét văn hóa ngư nghiệp với các làng nghề truyền thống làm mắm, làm muối và đi biển, cùng các lễ hội cầu Ông Ngư đặc sắc, mang lại nhiều giá trị tài nguyên du lịch văn hóa. Ngoài ra, với vai trò là thủ phủ trung tâm của tỉnh Quảng Bình, nhiều lễ hội kích cầu du lịch đặc sắc của tỉnh đều được tổ chức ở TP Đồng Hới, thu hút sự quan tâm, chú ý của du khách trong và ngoài nước. Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, TP Đồng Hới thuộc vùng tiềm năng và động lực chính của không gian phía Đông của tỉnh với sản phẩm du lịch chính là du lịch biển. Bên cạnh đó, với vị trí trung tâm về mặt giao thông trên tất cả các tuyến hàng không, đường sắt, đường bộ và đường biển, Đồng Hới là điểm trung chuyển quan trọng của du khách từ các điểm đi trong nước và quốc tế đến các trung tâm du lịch chính của tỉnh: Trung tâm du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng (là nơi đón tiếp khách đến với di sản Thiên nhiên thế giới vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng), Trung tâm du lịch Nam Quảng Bình (là nơi đón tiếp du khách đến với các điểm di tích lịch sử, văn hóa dân tộc thiểu số, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tín ngưỡng dân gian, làng nghề truyền thống), Trung tâm du lịch Bắc Quảng Bình (động lực du lịch là khu kinh tế Hòn La, các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, thể thao cao cấp, dịch vụ vui chơi giải trí). Nằm dọc theo Quốc lộ 1, TP Đồng Hới là một trong những điểm chính dừng chân trên tuyến du lịch Con đường di sản miền Trung, gồm Khu kinh tế Hòn La, điểm dừng chân khu vực đèo Lý Hòa, TP Đồng Hới, khu vực Lệ Thủy và các bãi biển dọc tuyến như Đá Nhảy, Nhật Lệ, Ngư Hòa, Quang Phú. TP Đồng Hới cũng là điểm đến lí tưởng trên tuyến du lịch đường biển liên tỉnh miền Trung, nhờ vào các bãi biển đẹp Nhật Lệ và Bảo Ninh. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 7 (2020): 254-269 1286 3.2. Các điểm, tuyến du lịch thành phố Đồng Hới 3.2.1. Các điểm du lịch Với đặc trưng sản phẩm du lịch bãi biển, Đồng Hới có Nhật Lệ và Bảo Ninh là hai điểm đến hàng đầu của tỉnh Quảng Bình trong du lịch biển. Du khách cũng có thể tham gia vào tuyến tham quan nội TP, qua các điểm di tích, lịch sử cách mạng để tìm hiểu thêm về một thời kì người dân Đồng Hới cùng với người dân Quảng Bình và nhân dân cả nước kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Du lịch tắm biển, dã ngoại tại bãi biển Nhật Lệ: Đây là một trong những bãi tắm đẹp nhất vùng Bắc Trung Bộ. Thời điểm thích hợp đến Nhật Lệ vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 8. Bãi tắm có địa hình dốc thoải, nước trong xanh, cát trắng mịn, thu hút khách du lịch. Các biển báo, chỉ dẫn rất rõ ràng và được đặt ở các vị trí trung tâm, dễ nhìn cho thấy công tác đảm bảo an toàn và các dịch vụ phục vụ khách du lịch được chú trọng. Bên cạnh hoạt động tắm biển khách du lịch còn có thể tham gia các hoạt động vui chơi khác trên bãi biển, thưởng thức nhiều loại hải sản phong phú của biển. Du lịch tắm biển, dã ngoại tại bãi biển Bảo Ninh: Baĩ cát của Bảo Ninh đươc̣ đan xen giữa hai màu vàng trắng, cát miṇ trải dài khắp bờ biển. Không gian thoáng, rộng lại cách xa tuyến đường huyết mạch, do vậy đây là không gian lí tưởng tổ chức hoạt động du lịch nghỉ dưỡng tầm cỡ quốc tế. Quảng trường Bảo Ninh đươc̣ xây dưṇg ngay trên baĩ biển từ lâu đa ̃ trở thành khu vui chơi nhôṇ nhip̣ cho người dân ở đây và những du khách năng đôṇg. Nơi đây thường xuyên tổ chức các lê ̃hôị truyền thống của người dân làng chài như cầu ngư, cầu mùa... Du lịch khám phá trải nghiệm tại đồi cát Quang Phú: Cồn cát Quang Phú nằm ở xã Quang Phú, cách trung tâm TP Đồng Hới khoảng 8km. Cồn cát còn nguyên vẻ hoang sơ, về cảnh quan, môi trường đặc trưng của nắng gió miền Trung. Khi đặt chân đến đồi cát Quang Phú, ấn tượng đầu tiên khách du lịch có thể thấy là đồi cát trắng, chạy dài dưới nắng lấp lánh. Khách du lịch thể bắt đầu hành trình chinh phục những đồi cát có độ cao gần 100m, đôi chỗ được điểm màu xanh của bụi cây dại, màu nâu trầm của những cành cây khô. Đến cồn cát Quang Phú, du khách có thể thuê ván để chơi trò trượt cát, trò chơi rất phù hợp với giới trẻ. Tham quan du lịch quanh TP Đồng Hới với các điểm di tích lịch sử: TP Đồng Hới với nhiều di tích lịch sử vừa có giá trị khảo cổ vừa có ý nghĩa lịch sử, tái hiện lại một phần công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của đất nước. Các điểm di tích lịch sử, cách mạng chính được đưa vào tour du lịch quanh TP có thể kể đến là Thành Đồng Hới, Quảng Bình Quan, Lũy Thầy, Tháp chuông nhà thờ Tam Tòa, Tượng đài Mẹ Suốt. Ngoài ra, du khách có thể lựa chọn đến chợ Đồng Hới và chợ đêm Đồng Hới để mua sắm, khám phá ẩm thực và tham gia cuộc sống sinh hoạt thường nhật của người dân. 3.2.2. Các tuyến du lịch Đồng Hới có các tuyến du lịch trong TP đáp ứng nhu cầu của khách du lịch: Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Hà Thành và tgk 1287 Bãi biển Nhật Lệ – đồi cát Quang Phú: Đây là tuyến du lịch đặc trưng của TP Đồng Hới, với khả năng tiếp cận thuận lợi vì nằm ngay trên trục giao thông chính của TP Đồng Hới. Du khách có thể trải nghiệm các hoạt động tại đồi cát vào sáng sớm, sau đó đi tắm biển và tham gia các trò chơi tại bãi biển Nhật Lệ. Buổi chiều có thể đi tắm biển, sau đó đến cồn cát ngắm hoàng hôn, tham gia các trò chơi và lưu lại những bức hình đẹp. Buổi tối có thể thưởng thức ẩm thực tại bãi biển. Trên đường di chuyển từ Nhật Lệ sang cồn cát, du khách có thể ngắm hải đăng của TP, một phần di tích của Lũy Thầy. Bãi biển Bảo Ninh – làng Mỹ Cảnh: Du lịch biển kết hợp tìm hiểu văn hóa truyền thống. Bảo Ninh là địa điểm gần đây được quan tâm rất nhiều. Với tổ hợp du lịch tắm biển, vui chơi giải trí, di tích lịch sử, du khách có thể viếng thăm nhiều di tích lịch sử văn hóa như Lũy Trường Sa, Đồn Sa Chùy, quê hương Mẹ Suốt anh hùng. City tour: Di chuyển bằng xe điện qua các điểm Tháp chuông nhà thờ - di tích Bến đò - thành cổ Đồng Hới - Quảng Bình Quan - chợ Đồng Hới. Đây là tuyến du lịch mang ý nghĩa về lịch sử và văn hóa. Khách du lịch có thể thực hiện tuyến này vào bất kì thời gian nào trong ngày. Phương tiện thuận lợi nhất để đi tuyến này là xe điện. Ngoài ra, còn có một số tuyến du lịch chính liên kết từ TP Đồng Hới đi đến các trung tâm du lịch của tỉnh Quảng Bình, gồm có: + TP Đồng Hới – Phong Nha – Kẻ Bàng – Đồng Hới (lưu trú lại TP Đồng Hới, Phong Nha – Kẻ Bàng) + TP Đồng Hới – Đá Nhảy – Vũng Chùa, Đảo Yến – Đèo Ngang – Đồng Hới (lưu trú tại TP Đồng Hới, bãi Đá Nhảy) + TP Đồng Hới – Bang – Đồng Hới (lưu trú tại Bang) 3.3. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch TP Đồng Hới 3.3.1. Các cơ sở lưu trú Các cơ sở lưu trú trong địa bàn TP có tốc độ tăng trưởng khá nhanh trong thời gian qua, từ 134 cơ sở năm 2010 tăng lên 206 cơ sở lưu trú năm 2018. Số lượng khách sạn tăng từ 68 lên 104, thuộc đủ các cấp hạng khác nhau; số lượng nhà nghỉ tăng từ 66 lên 102 trong cùng giai đoạn (xem Bảng 1). Bảng 1. Số lượng cơ sở lưu trú du lịch giai đoạn 2010-2018 Năm 2010 2015 2016 2017 2018 Khách sạn 68 84 87 96 104 Nhà nghỉ 66 87 99 98 102 Tổng số 134 171 186 194 206 Nguồn: (Department of Statistics – Dong Hoi city, 2019) Số lượng nhà nghỉ và khách sạn có tốc độ tăng trưởng tương đối đồng đều. Hiện nay, tại TP đang đẩy mạnh hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, phục vụ ngày càng đa dạng các đối tượng, đặc biệt tại khu vực bãi biển Bảo Ninh. Bên cạnh đó, số lượng các homestay bình dân Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 7 (2020): 254-269 1288 trong TP có xu hướng tăng lên với chất lượng dịch vụ khá tốt, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các thành phần du khách. Tương ứng với số lượng cơ sở lưu trú, số lượng phòng lưu trú tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2018, từ 2273 phòng lên đến 4891 phòng (tăng 4,2 lần). Số lượng giường nghỉ cũng tăng mạnh, từ 4338 giường lên 9006 giường trong cùng giai đoạn (tăng 2,1 lần), đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Mặc dù vậy, các cơ sở lưu trú phân bố chưa đồng đều, tập trung chủ yếu ở các phường Hải Thành, Hải Đình, Đồng Mỹ gần bãi biển Nhật Lệ. Bãi biển Bảo Ninh, Quang Phú có số lượng cơ sở lưu trú còn ít. Tuy nhiên, tốc độ xây dựng các cơ sở lưu trú tại các khu vực này lại rất cao, dự báo hình thành thêm các trung tâm nghỉ dưỡng cho TP trong tương lai. 3.3.2. Cơ sở ăn uống Các cơ sở kinh doanh ăn uống tư nhân tại TP khá đa dạng, tốc độ tăng nhanh trong giai đoạn 2010-2018, từ 1563 lên đến 1951 cơ sở (xem Bảng 2). Trong đó, số lượng cơ sở ăn uống cá thể tăng 1,2 lần, còn số lượng cơ sở ăn uống tư nhân tăng 2,2 lần. Tuy nhiên, xét về mặt số lượng thì các cơ sở ăn uống cá thể nhỏ lẻ vẫn chiếm tỉ lệ lớn hơn nhiều so với các cơ sở ăn uống của doanh nghiệp. Bảng 2. Thống kê các cơ sở kinh doanh ăn uống tại TP Đồng Hới giai đoạn 2010-2018 Năm 2010 2015 2016 2017 2018 Nhà nước 0 0 0 0 0 Tư nhân 52 74 87 108 113 Cá thể 1511 1694 1715 1814 1838 Tổng số 1563 1768 1802 1922 1951 Nguồn: (Department of Statistics – Dong Hoi city, 2019) Hệ thống cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà hàng của TP Đồng Hới tập trung chủ yếu ở các phường trung tâm của TP, như Đồng Phú, Bắc Lý, Nam Lý, Hải Đình (với tổng số cơ sở đạt 6930 cơ sở, chiếm 60,5% tổng số cơ sở kinh doanh của TP năm 2018). Đây cũng là các phường có số lao động kinh doanh thương mại, du lịch khách sạn, nhà hàng trên địa bàn lớn nhất với tổng lao động đạt 15.099 người, chiếm 63,4% tổng số lao động trong lĩnh vực này của toàn TP năm 2018. 3.3.3. Hạ tầng điện – nước TP nằm trong mạng lưới hệ thống truyền tải điện 220KV của khu vực miền Trung, vì vậy, việc sử dụng điện của TP không gặp tình trạng quá tải, kể cả trong mùa cao điểm du lịch. Nguồn điện của TP chịu ảnh hưởng bởi rủi ro khác, đó là mưa bão, thường xảy ra từ tháng 8 đến tháng 11. Nguồn nước ngọt sử dụng cho sinh hoạt đôi lúc bị quá tải. Hồ nước ngọt Bàu Tró chỉ đảm bảo một phần nhu cầu của dân cư trong trung tâm TP. Một số vùng khác dân cư còn sử dụng nước giếng khoan, đặc biệt tại bán đảo Bảo Ninh, khó đảm bảo được an toàn vệ sinh nguồn nước cho cư dân và cho du khách. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Hà Thành và tgk 1289 3.3.4. Hạ tầng giao thông phục vụ du lịch Đồng Hới là điểm trung tâm của tất cả các tuyến giao thông lớn của tỉnh, đa dạng các loại hình vận tải, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch. Hàng không: Cảng hàng không Đồng Hới thuộc xã Lộc Ninh, TP Đồng Hới được bắt đầu khai thác và sử dụng từ năm 2008. Cảng nằm cách trung tâm TP 6km về phía Bắc, cách quốc lộ 1A 300m về phía Đông, rất thuận tiện cho quá trình lưu trú, lưu thông của hành khách. Đường sắt: Nằm trên tuyến đường sắt Bắc – Nam, ga Đồng Hới là điểm dừng chân của nhiều du khách khi đến Quảng Bình. Đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. Đường bộ: Đến Đồng Hới, khách du lịch có thể di chuyển bằng ô tô thông qua Quốc lộ 1A, tuyến đường Hồ Chí Minh. Đường biển: Cảng biển Nhật Lệ vừa là cảng hàng hóa vừa có giá trị du lịch. Du khách có thể di chuyển bằng tàu thuyền trên sông và cửa biển Nhật Lệ ngắm toàn cảnh TP Đồng Hới về đêm trên biển. Đồng Hới còn có tuyến đường dọc biển Nhật Lệ, giúp du khách vừa di chuyển, vừa được ngắm cảnh quan biển. Du khách có thể lựa chọn nhiều hình thức di chuyển giữa các điểm du lịch trong TP như ô tô, taxi, xe điện hay xe đạp. 4. Tổ chức không gian du lịch thành phố Đồng Hới 4.1. Quan điểm tổ chức không gian du lịch thành phố Đồng Hới Hệ thống quan điểm tổ chức KGDL TP Đồng Hới, phù hợp với quan điểm quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Quảng Bình, gồm các quan điểm chính như sau: - Phát triển bền vững: Phát triển du lịch TP Đồng Hới luôn phải đặt trên quan điểm phát triển bền vững, cân bằng giữa lợi ích kinh tế và các mục tiêu văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường. - Liên kết chặt chẽ nội – ngoại vùng: TP Đồng Hới sẽ không có nhiều cơ hội phát triển đột phá nếu thiếu đi sự liên kết với các điểm, trung tâm du lịch của các huyện khác trong tỉnh Quảng Bình, cũng như các trung tâm du lịch ngoại tỉnh. Nhiều nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn của TP sẽ không được khai thác triệt để nếu không hình thành được các tour tuyến du lịch nội thành đặc sắc. Vì vậy, liên kết KGDL cần thiết phải được nhấn mạnh trong tổ chức KGDL TP Đồng Hới. 4.2. Định hướng các loại hình và điểm du lịch chính của thành phố Đồng Hới Các điểm du lịch của Đồng Hới là cơ sở để phát triển các loại hình du lịch của TP, gồm có: - Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng biển: Bãi biển Nhật Lệ, bãi biển Bảo Ninh, bãi biển Quang Phú, Khu du lịch sinh thái Sun Spa resort. - Du lịch sinh thái: Khu du lịch sinh thái văn hóa Vực Quành, Hồ Bàu Tró - Du lịch tham quan và trải nghiệm trượt cát: đồi cát Quang Phú. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 7 (2020): 254-269 1290 - Du lịch tham quan, nghiên cứu khoa học tại các điểm di tích lịch sử, cách mạng trong nội thành: Quảng Bình Quan, tượng đài Mẹ Suốt, Tháp chuông nhà thờ Tam Tòa, Lũy Thầy, trạm hải đăng Nhật Lệ, khu Giao tế Quảng Bình, trận địa pháo Quang Phú, trận địa pháo Đức Ninh, khu lăng mộ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh - Du lịch tâm linh: Chùa Phổ Minh. - Du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng: Làng nghề làm mắm Bảo Ninh, Quang Phú. - Du lịch tham quan, trải nghiệm văn hóa ẩm thực: chợ Đồng Hới, chợ đêm Đồng Hới. Bài viết đề xuất một số loại hình và điểm du lịch có tiềm năng nhưng chưa thực sự phát triển ở TP Đồng Hới, như: du lịch tham quan và nghiên cứu khoa học ở Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Bình; du lịch biển và trượt cát ở đồi cát Phú Thịnh; du lịch dã ngoại, du lịch sinh thái ở khu vực hồ Phú Vinh; du lịch trải nghiệm bằng thuyền hoặc kayak trên sông, biển Nhật Lệ. 4.3. Định hướng các không gian du lịch chính của TP Căn cứ vào thực trạng tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch văn hóa và hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật sẵn có của TP Đồng Hới, chúng tôi định hướng 5 KGDL chính của TP, gắn với 5 động lực phát triển du lịch như sau: - KGDL biển và nghỉ dưỡng trung tâm Nhật Lệ: nằm dọc theo tuyến đường trung tâm Trương Pháp, bao gồm các điểm du lịch chính như: bãi biển Nhật Lệ, hồ Bàu Tró, Lũy Đào Duy Từ và ngọn hải đăng Nhật Lệ. Tại đây, du khách có thể đi bộ ngắm cảnh, tham quan biển Nhật Lệ, tắm biển, chơi các môn thể thao bãi biển và thưởng thức các món hải sản tại các hàng quán ven biển. Du khách cũng có thể tản bộ để tham quan ngọn hải đăng Nhật Lệ, Lũy Đào Duy Từ, tham quan ngắm cảnh hồ Bàu Tró. Hiện nay, đây cũng là cụm du lịch trung tâm, truyền thống, phát triển và tập trung nhiều nhất về hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật du lịch của TP Đồng Hới. - KGDL biển và nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Ninh: nằm ở khu vực bán đảo Bảo Ninh, bao gồm các điểm du lịch chính: bãi biển Bảo Ninh, cửa biển Nhật Lệ, làng nghề làm mắm truyền thống Bảo Ninh (các làng Trung Bính, Mỹ Cảnh, Đồng Dương), di tích quê hương Mẹ Suốt, khu du lịch cao cấp Sun Spa Resort, khu du lịch sinh thái Sài Gòn - Bảo Ninh. Du khách có thể tham gia các hoạt động tắm biển và các trò chơi thể thao trên biển ở bãi cát trắng Bảo Ninh; đi tham quan và trải nghiệm hoạt động làng nghề làm mắm truyền thống ở Bảo Ninh; tham quan di tích bến đò Mẹ Suốt; vui chơi tại quảng trường Bảo Ninh và trải nghiệm văn hóa ẩm thực ở khu vực xung quanh quảng trường; nghỉ dưỡng trong khu du lịch cao cấp Sun Spa Resort (tại đây, du khách có thể ngắm cảnh cửa biển Nhật Lệ vào mỗi bình minh hoặc hoàng hôn), khu du lịch sinh thái Sài Gòn – Bảo Ninh. Hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật du lịch ở cụm du lịch này hiện đang trong quá trình xây dựng, bao gồm các cơ sở resort cao cấp, các khách sạn và nhà nghỉ, homestay. KGDL biển và nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Ninh được kết nối với KGDL biển và nghỉ dưỡng trung tâm Nhật Lệ qua cầu Nhật Lệ. Trong tương lai gần, đây sẽ là KGDL có tiềm năng thu hút khách mới của TP Đồng Hới. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Hà Thành và tgk 1291 - KGDL nông thôn ven biển Quang Phú: nằm ở khu vực ven biển xã Quang Phú, nối thẳng từ trục chính đường Trương Pháp, nơi đây nên là không gian mở, kết nối với khu vực ven biển xã Nhân Trạch (huyện Bố Trạch) để hình thành khu du lịch Quang Phú – Nhân Trạch. KGDL này bao gồm các điểm du lịch chính: đồi cát, bãi biển, làng nghề làm mắm truyền thống Quang Phú, trận địa pháo Quang Phú. Tại đây, du khách có thể tham gia các hoạt động tắm biển, chơi các môn thể thao ở bãi biển Quang Phú; đi tham quan và trải nghiệm cuộc sống ở làng nghề làm mắm Quang Phú; đi trượt cát ở đồi cát Quang Phú; tham quan trận địa pháo Quang Phú; đi thuyền, chèo SUP hoặc chèo kayak ngắm hoàng hôn và trải nghiệm cuộc sống của ngư dân, trải nghiệm câu mực, tham quan miếu thờ cá voi - tín ngưỡng thờ cá voi của ngư dân miền Trung. Đây là cụm du lịch nông thôn ven TP, cần có sự phát triển thêm về hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, ăn uống của du khách. - KGDL sinh thái phía Tây TP: nằm ở các xã phía Tây của TP như Nghĩa Ninh, Đồng Sơn. Du khách đến với KGDL này có thể lựa chọn đến tham quan khu du lịch sinh thái – văn hóa Vực Quành, bảo tàng lịch sử chiến tranh ngoài trời sống động, hoặc tham quan dã ngoại, du lịch sinh thái ở khu vực hồ Phú Vinh. Tuy nhiên hiện nay, khu du lịch sinh thái văn hóa Vực Quành đang có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng, cần được tái đầu tư, khôi phục, sửa chữa thì mới đảm bảo phục vụ nhu cầu du khách. Khu vực hồ Phú Vinh cũng chưa hình thành điểm du lịch, nhưng là nơi có cảnh quan đẹp, địa hình hồ và núi, không gian tĩnh lặng, khá phù hợp để phát triển du lịch dã ngoại. - Không gian dạng tuyến các di tích lịch sử – cách mạng – văn hóa tâm linh: đi qua các tuyến đường Lê Lợi – Nguyễn Hữu Cảnh – Lý Thường Kiệt – Trần Hưng Đạo – Nguyễn Du – Trương Pháp. Không gian này kết nối trực tiếp với KGDL biển và nghỉ dưỡng trung tâm Nhật Lệ để hình thành nên tour du lịch chính ở TP. Các điểm du lịch chính của KGDL này gồm: Trận địa pháo Đức Ninh – khu Giao tế - chùa Phổ Minh – Quảng Bình Quan – chợ Đồng Hới – tượng đài Mẹ Suốt – Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình – tháp chuông nhà thờ Tam Tòa – lũy Đào Duy Từ – trạm hải đăng Nhật Lệ. Du khách có thể vừa ngồi xe điện để đi tham quan một số điểm trên tuyến đường này thuộc nội thành, vừa được ngắm cảnh bên bờ sông Nhật Lệ. Có thể kéo dài tuyến đường, kết thúc với hoạt động trượt cát ở đồi cát Quang Phú. 4.4. Các tuyến du lịch liên kết TP Đồng Hới với các điểm du lịch trong nội tỉnh Quảng Bình Với vị trí trung tâm, Đồng Hới có thể kết nối với nhiều điểm, trung tâm du lịch khác của tỉnh Quảng Bình để tạo thành các tuyến du lịch đặc sắc, có lợi thế so sánh của tỉnh như sau: - Tuyến du lịch Đồng Hới – Vũng Chùa, Đảo Yến (huyện Quảng Trạch) – làng Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch) – bãi Đá Nhảy (huyện Bố Trạch): Du khách tham quan TP Đồng Hới, tắm biển và nghỉ dưỡng, sau đó đến tham quan Vũng Chùa, Đảo Yến, Mũi Rồng Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 7 (2020): 254-269 1292 – nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (du khách cũng có thể mở rộng tuyến tham quan đến các điểm du lịch khác của huyện Quảng Trạch, như Suối Xai, Thác Tam Cấp, đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Hoành Sơn Quan, chiến khu Trung Thuần,); tham quan làng bích họa Cảnh Dương (làng nghề làm mắm, các cung đường bích họa, nhà cổ hơn 100 tuổi làm từ đá san hô, Linh ngư miếu và tục thờ cá voi của dân biển); đến bãi Đá Nhảy để tắm biển và ngắm cảnh biển; về cồn cát Quang Phú trượt cát, và cuối cùng về lại TP Đồng Hới. Du khách lưu trú tại TP Đồng Hới và làng bích họa Cảnh Dương. - Tuyến du lịch Đồng Hới – Phong Nha Kẻ Bàng (huyện Bố Trạch, Minh Hóa): Du khách tham quan TP Đồng Hới, tắm biển và nghỉ dưỡng; Du lịch thăm quan di sản thiên nhiên thế giới, khám phá hang động Phong Nha, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Tại Khu Trung tâm du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng, có rất nhiều điểm du lịch thuộc các tour tuyến khác nhau mà du khách có thể tham gia, như: hang Sơn Đoòng, động Thiên Đường, động Phong Nha, suối Nước Moọc, di tích lịch sử đường 20 Quyết Thắng, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, các bản của người dân tộc thiểu số Arem và Rục... Từ đây, nếu du khách có thêm thời gian thì có thể tích hợp tuyến du lịch Vũng Chùa, Đảo Yến – làng Cảnh Dương – bãi Đá Nhảy; hoặc từ Phong Nha – Kẻ Bàng, hoặc di chuyển tiếp đến thăm cổng trời Cha Lo, cửa khẩu Cha Lo trước khi về lại TP Đồng Hới. Du khách lưu trú tại TP Đồng Hới và vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. - Tuyến du lịch Đồng Hới – Núi Thần Đinh (huyện Quảng Ninh) – Suối nước khoáng Bang (huyện Lệ Thủy): Du khách tham quan TP Đồng Hới, tắm biển và nghỉ dưỡng (đặc biệt trên đường đi có bến phà Long Đại (điểm giao thông huyết mạch xưa trên đường Hồ Chí Minh); trải nghiệm chèo Sup, ngắm hoàng hôn từ hồ trên núi Thần Đinh; ngắm cảnh quan hồ Rào Đá trên núi, thăm chùa Kim Phong cổ tự, động Thần Đinh, Giếng Tiên; ghé thăm nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp; tắm suối nước khoáng Bang và lưu trú tại đây trước khi trở về TP. - Tuyến du lịch Đồng Hới – Hệ thống hang động Chà Lòi (huyện Lệ Thủy) – bản Hang Còi (huyện Lệ Thủy): Du lịch tham quan TP Đồng Hới, tắm biển và nghỉ dưỡng; tham quan nhà thờ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp; tham quan trạm thông tin A72, nơi được cho là Sở chỉ huy chiến dịch miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam; trải nghiệm du lịch mạo hiểm tại hệ thống hang động Chà Lòi (hang động Đại tướng Võ Nguyên Giáp mới được khám phá) gắn liền với dấu ấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; tham quan làng bản và trải nghiệm du lịch cộng đồng, hoạt động văn hóa với người dân tộc Bru – Vân Kiều và lưu trú tại đây (bản Hang Còi, xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy – một trong những điểm cư dân lâu đời nhất ở khu vực Trường Sơn). Từ Đồng Hới cũng có thể hình thành một số tuyến du lịch 1 ngày đến các nông trại sạch để vừa kết hợp tham quan, vừa kết hợp trải nghiệm cuộc sống nông nghiệp, điển hình như tuyến TP Đồng Hới - trang trại sinh thái An Nông (xã Hòa Trạch, huyện Bố Trạch). Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Hà Thành và tgk 1293 Đối với các tuyến ngoại tỉnh, TP Đồng Hới có thể trở thành điểm dừng chân quan trọng trong các tuyến liên kết du lịch biển Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Bình và Quảng Bình – Quảng Trị – Thừa Thiên Huế (trên tuyến Quốc lộ 1A); các tuyến liên kết di tích lịch sử, cách mạng Hà Tĩnh – Quảng Bình – Quảng Trị (trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh). Thông qua các tuyến đường bay, Đồng Hới cũng là điểm trực tiếp đón khách từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Quảng Ninh, Hải Phòng... Bên cạnh đó, TP cũng có nhiều điều kiện để xúc tiến du lịch với Chiang Mai – Thái Lan nếu tuyến bay thẳng này được đưa vào vận hành, mở ra nhiều cơ hội đón khách từ trung tâm du lịch này. Qua tuyến đường bộ nội tỉnh, Đồng Hới cũng trực tiếp nhận khách từ Lào qua cửa khẩu Cha Lo. 5. Kết luận Nguồn tài nguyên du lịch TP Đồng Hới tương đối dồi dào nhưng chưa được định hình hiệu quả các cụm không gian và liên kết du lịch. Tổ chức KGDL vì thế có ý nghĩa quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu phát triển trong quy hoạch du lịch của TP. Định hướng tổ chức không gian TP Đồng Hới được xây dựng dựa trên hai quan điểm chính: phát triển bền vững và tăng cường liên kết nội – ngoại vùng. Không gian TP Đồng Hới có thể định hướng hình thành năm KGDL chính: KGDL và nghỉ dưỡng biển Nhật Lệ, KGDL biển và nghỉ dưỡng cao cấp Bảo Ninh, KGDL nông thôn ven biển Quang Phú, KGDL sinh thái phía Tây và tuyến không gian các di tích lịch sử – cách mạng – văn hóa tâm linh, với những sản phẩm du lịch và đặc trưng riêng của từng khu vực. Bên cạnh đó, du lịch TP Đồng Hới còn phát triển trên cơ sở tương hỗ với các tuyến, điểm du lịch khác trong và ngoài tỉnh Quảng Bình. Bài viết chỉ ra bốn tuyến du lịch chính từ TP Đồng Hới đến các huyện lân cận, khác với đề xuất các tuyến du lịch chính nội tỉnh Quảng Bình trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến năm 2020, với sức hấp dẫn lớn hơn, tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển mạnh liên kết du lịch nội tỉnh, tăng nhu cầu lưu trú của du khách.  Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi.  Lời cảm ơn: Bài báo được thực hiện trong khuôn khổ đề tài cấp quốc gia “Luận cứ khoa học về tổ chức không gian, xác lập mô hình và đề xuất giải pháp phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và biển đảo Việt Nam”, mã số KC09.09/16-20. TÀI LIỆU THAM KHẢO Aleksandrova, A., & Aigina, E. (2014). Modern Transformation of Tourism Spatial Organization in Russia. SGEM 2014 International Multidisciplinary Scientific Conferences on Social Sciences and Arts, 333-340. Department of Culture, Sports and Tourism of Quang Binh province (2012). Quy hoach tong the phat trien du lich tinh Quang Binh den nam 2020 va tam nhin den nam 2025 [Tourism Development Master Plan of Quang Binh Province to 2020 and a Vision to 2025]. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TPHCM Tập 17, Số 7 (2020): 254-269 1294 Department of Statistics – Dong Hoi City (2019). Nien giam thong ke thanh pho Dong Hoi nam 2019 [Statistical Book of Dong Hoi City in 2019]. Dede, O. M., & Ayten, A. M. (2012). The Role of Spatial Planning for Sustainable Tourism Development: A Theoretical Model for Turkey. Tourism, 60(4), 431-445. Klaric, Z. (1992), Establishing Tourist Regions - the Situation in Croatia, Tourism Management, 13(3), 305-311. Retrieved from https://doi.org/10.1016/0261-5177(92)90102-D National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam (2017). Luat Du lich so 09/2017/QH14 [Tourism Law No.09/2017/QH14]. Prime Minister (2013). Quyet dinh phe duyet Quy hoach tong the phat trien du lich Vietnam den nam 2020, tam nhin den nam 2030 số 201/QĐ-TTg [Decision approving Vietnam Tourism Development Master Plan to 2020, and a Vision to 2030, No.201/QD-TTg]. UNEP (2009). Sustainable Coastal Tourism – an Integrated Planning and Management Approach. ISBN: 978-92-807-2966-5 United Nations Economic and Social Commission for Asia and Pacific (UNESCAP) (1999). United Nations Guidelines on Integrated Planning for Sustainable Tourism Development. New York. Wang, D., Niu, Y., Lu, L. & Qian, J. (2015). Tourism Spatial Organization of Historical Streets - A Postmodern Perspective: The Examples of Pingjiang Road and Shantang Street, Suzhou, China. Tourism Management, 48, 370-385. ORGANIZATION SPACES FOR TOURISM OF DONG HOI CITY Nguyen Thi Ha Thanh1*, Truong Quang Hai2, Giang Van Trong2, Tran Thi Phuong Thuy1 1Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội 2Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội *Corresponding author: Nguyen Thi Ha Thanh – Email: hathanh.geog@gmail.com Received: May 18, 2020; Revised: June 30, 2020; Accepted: July 23, 2020 ABSTRACT Dong Hoi city is a national tourist destination, and a center for converging and spreading tourism activities in Quang Binh province. The paper is aimed at organizing the tourism spaces of Dong Hoi city on the basis of the current and potential tourism destinations and tours, as well as the system of tourism infrastructure. In the results, five main tourism areas are identified: (i) Nhat Le beach and resort area; (ii) Bao Ninh luxury beach and resort area; (iii) Quang Phu coastal rural tourism area; (iv) Vuc Quanh cultural and ecotourism area, (v) Linear area of historical – revolutionary – spiritual cultural sites; and some typical tours to other attractive destinations inside and outside Quang Binh province from Dong Hoi city. The research results could contribute to a basis for tourism planning of the city in particular and Quang Binh province in general. Keywords: tourism organization; coastal tourism; Dong Hoi city; Quang Binh province

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfto_chuc_khong_gian_du_lich_thanh_pho_dong_hoi.pdf