Tòa ma túy tại Hoa Kỳ và những khuyến nghị áp dụng tại Việt Nam

Bên cạnh việc tăng cường hệ thống văn bản pháp luật trong nước, huy động nội lực, Nhà nước ta cũng đã chủ động mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức quốc tế để huy động sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho công tác phòng, chống ma tuý nói chung và điều trị nghiện ma tuý nói riêng. Trong chuyến đi nghiên cứu, khảo sát công tác phòng, chống ma túy tại Hoa Kỳ tháng 8/2013, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và các thành viên trong đoàn gồm lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Bộ Công an đã thăm mô hình TMT ở một số thành phố. Phó Thủ tướng đã đánh giá cao tính khoa học, hiệu quả thực tiễn và tính nhân văn của TMT và chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu thí điểm mô hình này cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Việc áp dụng mô hình TMT ở Việt Nam hoàn toàn có tính khả thi và cũng là nhu cầu cần thiết. Trước hết là để phù hợp với yêu cầu đổi mới về thủ tục tư pháp đưa người đi điều trị nghiện bắt buộc mà các tổ chức quốc tế và các tổ chức Liên hợp quốc đang khuyến cáo Việt Nam thực hiện. Mặt khác, việc triển khai TMT sẽ tạo điều kiện cho người sử dụng ma túy, bao gồm cả những người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự vì các tội danh khác có cơ hội được lựa chọn việc điều trị nghiện tại cộng đồng. Chương trình TMT, vì vậy, sẽ giúp làm giảm gánh nặng cho hệ thống tư pháp hình sự, các toà án, các trại giam, trại tạm giam hiện nay. Chương trình cũng giúp huy động, vận động sự tham gia của các cấp, các ngành, các nguồn lực xã hội vào công tác điều trị nghiện ma túy

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tòa ma túy tại Hoa Kỳ và những khuyến nghị áp dụng tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* TS. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 1 Rosenthal, J. T. A. (2002), Therapeutic jurisprudence and drug treatment courts: Integrating law and science. Trong Nolan, J. (CB). Drug courts in theory and in practice. New York: Aldine de Gruyter, pp. 145-172. 2 Hennessy, J. (2001), Introduction: Drug courts in Operation. Trong Hennessy, J., & Pallone, N. J. (CB). Drug courts in operation: current research. New York: Haworth Press, pp. 1-10. 3 Hora, P. F., Schma, W. G., & Rosenthal, J. T. (1999), The therapeuticjurisprudence and the drug treatment court movement: revolutionizing the criminal justice systemls response to drug abuse and crime in America. Notre Dame Law Review, no. 74, pp. 439 - 537. 4 Hora, P. F. (2002), A dozen year of drug treatment courts: uncovering our theoretical foundation and the construction of a mainstream paradigm. Substance Use and Misuse, Vol. 37, No. 12 & 13, pp.1469 - 1488. 5 Drug Courts Program Office, U.S. Department of Justice (1998). Looking at a Decade of Drug Court. 58 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 09(313) T5/2016 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË TOÂA MA TUÁY TAÅI HOA KYÂ VAÂ NHÛÄNG KHUYÏËN NGHÕ AÁP DUÅNG TAÅI VIÏåT NAM nguYễn THị Vân* Tòa Điều trị nghiện ma túy (Drug Treatment Court), hay còn được gọi là Tòa Ma túy (Drug Court), một chương trình tổng hợp, kết hợp giữa các giải pháp tư pháp, điều trị, phục hồi và giám sát dựa vào cộng đồng dành cho người nghiện ma túy. Tòa ma túy (TMT) đầu tiên được hình thành tại thành phố Miami, bang Florida, Hoa Kỳ năm 1989 nhằm ngăn chặn tỷ lệ tái phạm đang ngày càng gia tăng trong những người phạm tội về ma túy nghiêm trọng. Kể từ đó, TMT đã phát triển ra toàn Hoa Kỳ, thành một phong trào mang tính quốc gia và được đánh giá là “sáng kiến tư pháp có ý nghĩa nhất” tại Hoa Kỳ trong thế kỷ 20. Sự phát triển và thành công của TMT tại Hoa Kỳ đã là chất xúc tác cho việc phát triển mô hình này tại các nước khác ở châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương. Bài viết mô tả tổng quan về mô hình TMT, sự phát triển và hiệu quả của mô hình tại Hoa Kỳ; trên cơ sở đó, đưa ra những liên hệ và khuyến nghị cho việc áp dụng mô hình TMT, như là một giải pháp cho vấn đề tội phạm liên quan đến ma túy, cũng như tỷ lệ tái nghiện cao trong những người nghiện ma túy tại Việt Nam. Hình thành và phát triển Sự ra đời của các Tòa Điều trị nghiện ma túy là kết quả của những nỗ lực nhằm đối phó với sự gia tăng nhanh chóng của việc lạm dụng ma túy, tội phạm và tỷ lệ tái phạm cao tại Hoa Kỳ trong những năm 80 của thế kỷ trước. Chỉ riêng năm 1985, đã có 647.411 người bị bắt vì các hành vi tội phạm liên quan tới ma túy1. Cho tới năm 1991, đã có hơn một triệu người bị phạt tù vì các hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới ma túy. Khoảng 59% tù nhân trong các nhà tù liên bang trong năm 1998 là tội phạm ma túy, tăng từ 16% trong năm 19702. Cùng với sự gia tăng nhanh chóng của lạm dụng ma túy và tội phạm giữa những năm 1980, hệ thống tư pháp của Hoa Kỳ cũng trở nên quá tải bởi các vụ án về sử dụng ma túy và các tội phạm có liên quan tới ma túy. Cũng trong thời gian này, một điều đã được thừa nhận rộng rãi là việc chỉ áp dụng các biện pháp tư pháp hình sự gồm phạt giam, phạt tù hay quản thúc sẽ không phá vỡ được cái vòng luẩn quẩn: sử dụng ma túy và tội phạm3,4. Đồng thời, điều trị nghiện ma túy đã được chứng minh là có hiệu quả trong cả việc giảm lệ thuộc ma túy và tội phạm liên quan tới ma túy nếu người nghiện duy trì điều trị trong một thời gian đủ dài5. TMT đầu tiên được thành lập năm 1989 ở Miami, Florida là một sáng kiến kết hợp giữa điều trị nghiện ma túy với các can thiệp tư pháp nhằm giải quyết tình trạng nghiện ma túy, một trong những nguyên nhân gây tái phạm hình sự cao. TMT đầu tiên hướng tới việc giám sát hiệu quả những người bị buộc tội sở hữu ma túy đang chờ để xét xử. Cùng với việc phục hồi từ nghiện ma túy, người tham gia chương trình TMT còn có được những lợi ích về kinh tế - xã hội rõ ràng như: giáo dục, việc làm, cải thiện mối quan hệ gia đình, cũng như tăng sự tự trọng về giá trị của bản thân6. Qua hơn hai thập kỷ phát triển, TMT đã được đánh giá là “sáng kiến tư pháp có ý nghĩa nhất” tại Hoa Kỳ trong thế kỷ 207. Theo số liệu từ Viện Tư pháp Quốc gia Hoa Kỳ, tính đến tháng 6/2014 đã có hơn 3.400 TMT trên khắp Hoa Kỳ8. Tính từ 1989 tới nay đã có hơn 1,3 triệu người nghiện vi phạm pháp luật về hình sự được điều trị theo mô hình TMT. Hiện trung bình mỗi năm có 142.000 người nghiện tham gia chương trình TMT trên toàn Hoa Kỳ9. Chỉ trong một thời gian ngắn, mô hình TMT đã được phát triển trên toàn nước Mỹ với những điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện, nhu cầu và thế mạnh của mỗi địa phương. Sự phát triển và thành công của các TMT tại Hoa Kỳ đã là chất xúc tác cho sự phát triển của các TMT tại châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, vùng Ca-ri-bê, châu Phi và châu Đại Dương10. Hiện nay TMT đã được vận hành tại 24 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, gồm: Argentina, Australia, Bahamas, Barbados, Bỉ, Bermuda, Brazil, Canada, Cayman Islands, Chile, Costa Rica, Cộng hoà Dominica, Anh, Ireland, Jamaica, Mexico, New Zealand, Na-uy, Panama, Puerto Rico, Scotland, Trinidad-Tobaco, Hoa Kỳ và Wales11 Khái niệm, mục tiêu và các yếu tố cơ bản TMT, theo định nghĩa của Hiệp hội quốc gia các chuyên gia về TMT của Hoa Kỳ, là: “một tòa đặc biệt có trách nhiệm giải quyết các trường hợp tội phạm có liên quan tới lạm dụng chất gây nghiện, thông qua các biện pháp tổng hợp bao gồm: giám sát, xét nghiệm tìm chất ma túy, điều trị nghiện, cùng các biện pháp kỷ luật và động viên khuyến khích kịp thời”12. Tại Hoa Kỳ, nơi pháp luật có thể khác nhau giữa các tiểu bang, thậm chí giữa các thành phố của cùng một tiểu bang, các chính sách và thủ tục đối với các TMT cũng không thống nhất. Mặc dù vậy, tất cả các TMT tại Hoa Kỳ đều hướng tới một mục tiêu chung là nhằm giải quyết tình trạng lạm dụng rượu và các chất gây nghiện khác cũng như các hoạt động tội phạm có liên quan. Mục tiêu tổng thể này được thể hiện thành các mục tiêu cụ thể hơn, bao gồm: i) Giảm nghiện rượu và lệ thuộc các chất gây nghiện khác; ii) Giảm tái nghiện và tái phạm các hành vi vi phạm pháp luật khác; iii) Giảm tải cho các phiên tòa hình sự có phạm nhân liên quan tới ma túy; iv) Tăng tính trách nhiệm của người vi phạm đối với bản thân họ, với gia đình và xã hội; (v) Tăng cường trao đổi và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của hệ thống tư pháp hình sự, các cơ quan nhà nước và cộng đồng13. 6 Cooper, C. S. (2003), Drug courts: Current issues and future perspectives. Substance Use and Misuse, Vol. 38, No.11-13, pp. 1671 - 1711. 7 U.S. National Drug Courts Institute (2005), Drug Courts: A national phenomenon. Truy cập 6/10/2015 tại 8 National Institute of Justice, U.S. Department of Justice (2015), Drug Courts. Truy cập 6/10/2015 tại 9 U.S. National Association of Drug Court Professionals (2014), 25th Anniversary of Drug Courts. Truy cập 6/1/2016 tại 10 United Nations Office of Drug and Crime (2004), Drug Treatment Courts Work. UNODC Update Newsletter, June 2004. Truy cập từ ngày 14/5/2015. 11 Global Center for Drug Treatment Courts - GCDTC (2016), Drug Treatment Courts in Operation Worldwide. Truy cập ngày 6/1/2016 tại 12 U.S. National Association of Drug Court Professionals (2005), Facts on Drug Courts. Truy cập ngày 20/5/2015 tại 13 Supreme Court of Virginia (2015), Virginia Drug Treatment Courts: Annual Report. Truy cập tại dls/h&sdocs.nsf/ By+Year/RD632015/$file/RD63.pdf ngày 15/10/2015 59 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 09(313) T5/2016 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 14 Makkai, T. (1998), Drug Court: Issues and Prospects. Trends and Issues in Crime and Criminal Justice, No. 95. Australian Institute of Criminology, Canbera. 15 U.S. Violent Crime Control and Law Enforcement Act of 1994. 16 Cooper, C. S. (1997), 1997 Drug Court Survey Report: Executive Summary. Washington, D.C: American University, OJP Drug Court Clearinghouse and Technical Assistance Project. Truy cập 23/8/2015 tại 17 Bureau of Justice Assistance, U.S. Department of Justice, (1997), Defining Drug Court: the key components. Truy cập 6/1/2016 tại 60 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 09(313) T5/2016 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË Trong thời kỳ đầu, các TMT hướng tới những người vi phạm pháp luật về ma túy lần đầu và không bạo lực hoặc những người có hành vi “lái xe khi đang bị ảnh hưởng của chất gây nghiện” (DWI - Driving While Intoxicated). Tiêu chí “lần đầu” được đưa ra dựa trên lý thuyết dán nhãn với quan điểm cho rằng một khi một người đã bị coi là “tội phạm” thì khả năng để họ hòa nhập hoàn toàn với xã hội sẽ bị mất đi rất nhiều14. Vì vậy, việc sử dụng các giải pháp khác thay cho việc đưa một người có vi phạm pháp luật về ma tuý lần đầu ra Toà hình sự sẽ giúp tăng cường khả năng hoà nhập xã hội của họ sau này. Tiêu chí “không bạo lực” được áp dụng là để các TMT được nhận hỗ trợ từ ngân sách liên bang theo quy định tại Luật Kiểm soát Tội phạm bạo lực năm 199415. Sau này, khi TMT đã chứng minh được hiệu quả của nó đối với cả vấn đề sử dụng ma túy và vấn đề tội phạm trong những người vi phạm pháp luật hình sự và có sử dụng ma túy, các TMT đã được mở rộng tới cả những đối tượng sử dụng ma túy nhưng bị bắt vì các tội không liên quan tới ma tuý. Theo một nghiên cứu được thực hiện năm 1997, trong 93 chương trình toà cai nghiện ma tuý, tất cả các chương trình này đều hướng tới đối tượng tàng trữ ma tuý; ngoài ra, 52% hướng tới tội phạm gian lận liên quan tới tân dược gây nghiện, 35% hướng tới tội phạm buôn bán ma túy, 24% tội phạm trộm cắp tài sản, 5% tội gian lận thẻ tín dụng/ngân hàng và 4% phạm tội mại dâm16. Người sử dụng ma túy mà có các hành vi vi phạm pháp luật hình sự, nếu tự nguyện tham gia TMT sẽ không bị xử tù về hành vi vi phạm pháp luật hình sự cũng như không bị ghi án tích. Nếu không tự nguyện tham gia TMT thì sẽ bị xử theo các Tòa hình sự thông thường về hành vi vi phạm pháp luật của mình. Bởi sự đa dạng trong việc vận hành các TMT giữa các thành phố, các tiểu bang, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã đưa ra Mười yếu tố cơ bản của TMT. Các yếu tố này được xem như là những tiêu chuẩn chung cho một TMT hiệu quả tại Hoa Kỳ17, bao gồm: i) TMT lồng ghép các dịch vụ điều trị nghiện rượu và nghiện ma túy với việc xét xử của hệ thống tư pháp; ii) Sử dụng cách tiếp cận, truy tố và bào chữa không đối kháng nhằm tăng cường an toàn xã hội trong khi bảo vệ quyền tố tụng của người tham gia; iii) Người đủ điều kiện tham gia được xác định sớm và nhanh chóng đưa vào chương trình; iv) Toà ma túy giúp cho người nghiện rượu và người nghiện ma túy được tiếp cận một chuỗi liên hoàn các dịch vụ điều trị, phục hồi và các dịch vụ hỗ trợ; v) Việc ngừng sử dụng rượu và ma túy được giám sát chặt chẽ bằng các biện pháp kiểm tra, xét nghiệm; vi) Có một chiến lược lồng ghép để kiếm soát việc đáp ứng của các Toà ma túy đối với sự tuân thủ của người tham gia; vii) Sự tương tác liên tục của Tòa đối với người tham gia chương trình rất quan trọng; viii) Thực hiện giám sát và đánh giá nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu và đo lường hiệu quả của chương trình; ix) Giáo dục liên ngành thường xuyên giúp tăng cường lập kế hoạch, thực hiện và vận hành TMT; x) Mối quan hệ chặt chẽ giữa các TMT với các cơ quan chính quyền và các tổ chức cộng đồng giúp đẩy mạnh sự hỗ trợ của địa phương và tăng hiệu quả của Tòa. Kết cấu, vận hành và đầu tư tài chính Về thời gian, thông thường một chương trình điều trị theo TMT sẽ kéo dài từ 12 đến 18 Thurston County Superior Court (2015), Drug Court Program. Thurston, WA. Truy cập ngày 15/10/2015 tại: 19 Drug Court Clearinghouse and Technical Assistance Project, American University (1997), Summary Assessment of the Drug Court Experience. Truy cập ngày 6/1/2016 tại 20 Steen, S. (2002), West Coast drug courts: Getting Offenders morally involved in the criminal justice process. Trong Nolan, J. (CB). Drug courts in theory and in practice. New York: Aldine de Gruyter, pp. 51 - 66. 61 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 09(313) T5/2016 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 18 tháng và chia làm 3 hoặc 4 giai đoạn. Ví dụ như chương trình TMT của hạt Thurston, bang Washington gồm 3 giai đoạn như sau18: + Giai đoạn 1 - Định hướng/Tiếp nhận (3 - 4 tháng): Người tham gia chương trình được tiếp nhận, đánh giá tình trạng nghiện ma túy, lập kế hoạch điều trị, giáo dục về ma túy và đồ uống có cồn, giáo dục đạo đức và tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm. + Giai đoạn 2 - Tư vấn tăng cường (5 - 8 tháng), bên cạnh các dịch vụ như trong giai đoạn 1, người tham gia chương trình sẽ được dạy nghề, tạo việc làm và giới thiệu, chuyển gửi tới các dịch vụ hỗ trợ khác. + Giai đoạn 3 - Chuyển gửi/Giám sát (4 - 6 tháng): người tham gia chương trình sẽ được tư vấn dự phòng tái nghiện, kết nối, chuyển gửi tới các dịch vụ hỗ trợ xã hội trong cộng đồng và xây dựng kế hoạch phục hồi của cá nhân. Tại tất cả các giai đoạn, người tham gia chương trình phải được xét nghiệm ngẫu nhiên để tìm chất gây nghiện và thực hiện các buổi báo cáo tiến bộ trước cán bộ Tòa án ít nhất là 1 lần/tuần. Người nghiện sẽ được ra khỏi chương trình khi hoàn thành tất cả các yêu cầu với mỗi giai đoạn và có ít nhất là 6 tháng liên tục sạch chất gây nghiện, 4 tháng liên tục có việc làm toàn thời gian (hoặc bán thời gian hoặc đi học). Một số chương trình có thêm giai đoạn chăm sóc và giám sát sau khi người nghiện hoàn thành chương trình. Việc xét nghiệm tìm chất ma túy thường xuyên và ngẫu nhiên là yếu tố then chốt của các chương trình Tòa điều trị nghiện ma túy. Kết quả xét nghiệm là tiêu chí quan trọng để quyết định chuyển một người tới giai đoạn sau hay đưa về giai đoạn trước. Các hình thức kỷ luật, phạt cũng được áp dụng với những người có kết quả xét nghiệm dương tính với chất gây nghiện. Việc phạt có thể dưới hình thức tăng số lần xét nghiệm, số lần giải trình/báo cáo trước Tòa, hay gửi tới các chương trình giải độc cắt cơn, hoặc thậm chí bị phạt giam. Việc khen thưởng, khuyến khích cũng được áp dụng với những người có thành tích, tiến bộ trong điều trị, dưới những hình thức như: biểu dương, giảm thời hạn, giảm số lần phải xét nghiệm tìm chất gây nghiện hay bằng một số món quà nhỏ như áp phông/áo thun, vé xem các sự kiện thể thao, văn hóa, băng, đĩa, sách... Việc áp dụng các hình thức thưởng, phạt nhằm tăng cường sự tuân thủ chương trình của người nghiện. Những người hoàn thành chương trình sẽ được xóa án tích, giảm án, giảm tiền phạt hoặc giảm phí điều trị... Các buổi báo cáo tiến bộ là yếu tố quan trọng của các chương trình Tòa điều trị nghiện ma túy. Thông thường các buổi báo cáo tiến bộ sẽ được thực hiện hàng tuần trong giai đoạn đầu. Trong các giai đoạn sau thì thưa hơn, có thể hai tuần một lần và sau đó là một tháng một lần. Người tham gia chương trình TMT cũng được yêu cầu gặp các nhân viên điều trị hàng tuần, trong suốt thời gian tham gia chương trình19. Về vận hành, các chương trình TMT được thực hiện theo cơ chế liên ngành với sự tham gia của các thẩm phán, công tố viên, cảnh sát khu vực phụ trách quản lý người bị cải tạo không giam giữ, các nhân viên điều trị nghiện, giáo dục, dạy nghề và các nhà lãnh đạo cộng đồng... Một yếu tố cơ bản để phân biệt TMT và các tòa hình sự khác là trong TMT hành vi vi phạm pháp luật không được xem như hành vi lệch chuẩn về đạo đức mà là hệ luỵ của việc nghiện và thường là ngoài tầm kiểm soát của người nghiện20. Về tài chính, nguồn ngân sách cho các TMT ở Hoa Kỳ bao gồm: ngân sách của liên bang và tiểu bang, hỗ trợ, đóng góp của các nhà hảo tâm và từ lệ phí tham gia chương trình do người nghiện nộp. Theo quy định của luật pháp Hoa Kỳ, ngân sách liên bang 21 Violent Crime Control and Law Enforcement Act of 1994, Title V, sec. 2205. 22 National Institute of Justice, U.S. Department of Justice (2003), Recidivism Rates For Drug Court Graduates: National Based Estimates. Washington D. C. 23 Drug Courts Program Office, 1998 (sđd). 24 National Institute of Justice, 2003 (sđd). 25 U.S. National Association of Drug Court Professionals (2016), Drug Courts Work. Truy cập 6/1/2016 tại 26 Stark, M. J. (1992). Dropping out of substance abuse drug treatment: A clinically oriented review. Clinical Psychological Review, no. 12, p. 93. 27 Huddleston, C. W., Freeman-Wilson, K., & Boone, D. L. (2004), Painting the current picture: A national report card on drug courts and other problem solving court programs in the United States. Vol. 1, No. 1. Alexandria, VA: National Drug Court Institute. 28 Satel, S. L. (1999), Drug treatment: the case for coercion. Washington, DC: American Enterprise Institute Press. 62 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 09(313) T5/2016 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË không được vượt quá 75% tổng ngân sách hoạt động của Tòa điều trị nghiện ma túy21. Khoản phí mà các cá nhân tham gia chương trình TMT phải đóng góp khác nhau theo quy định của từng tiểu bang. Ví dụ, ở Idaho, mỗi cá nhân tham gia TMT phải đóng khoản phí tối đa không quá 300$/tháng trong khi ở Texas là không quá 1000$ còn ở Indiana, Montana và Missouri là không quá 500$. Hiệu quả Hiệu quả của các TMT ở Hoa Kỳ đã được kiểm chứng qua rất nhiều nghiên cứu và các số liệu thực tế, thể hiện ở việc giảm sử dụng ma túy trong những người nghiện tham gia chương trình và hoàn thành chương trình, giảm tái phạm hình sự, tăng tuân thủ điều trị, giảm chi phí, tiết kiệm chi phí cho hệ thống tư pháp và cải thiện địa vị kinh tế xã hội của người nghiện tham gia chương trình. Giảm sử dụng ma túy: Theo số liệu nghiên cứu của Viện Tư pháp quốc gia Hoa Kỳ, tỷ lệ thử nước tiểu cho kết quả dương tính trong những người tham gia TMT là 29%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 46% trong những người nghiện ma túy tham gia các chương trình quản thúc khác tại cộng đồng22. Chế độ điều trị nghiêm ngặt cùng với việc thường xuyên thử nước tiểu định kỳ và bất chợt đối với tất cả những người tham gia chương trình, không chỉ những người nghi có tái sử dụng, cùng với chế độ xử phạt nghiêm khắc tương ứng với kết quả xét nghiệm dương tính là yếu tố quan trọng làm giảm tỷ lệ tái sử dụng ma túy trong những người nghiện tham gia chương trình. Giảm tỷ lệ tái phạm hình sự: Tỷ lệ tái phạm hình sự thấp trong những người đã hoàn thành chương trình điều trị của TMT là một minh chứng nữa cho hiệu quả của Tòa. Theo Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, có ít nhất 45% những người nghiện bị bắt vì tội tàng trữ ma túy tái phạm sau hai hoặc ba năm kể từ khi chấp hành xong các hình phạt khác. Tuy nhiên, với những người đã hoàn thành chương trình TMT, tỷ lệ tái phạm hình sự là từ 5% tới 28%, tùy thuộc vào các điều kiện và mức độ hỗ trợ xã hội có được như: tình trạng việc làm, quan hệ gia đình, điều kiện sức khỏe23. Một nghiên cứu trong 17.000 người hoàn thành chương trình TMT trên toàn Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ tái phạm sau hai năm là từ chỉ từ 16,5% tới 27,5%. Tỷ lệ tái phạm trung bình sau một năm là dưới 10%24. Trung bình 75% người hoàn thành chương trình TMT không tái phạm sau 2 năm. Các phân tích tổng hợp cho thấy các chương trình TMT làm giảm tội phạm tới 45% so với các chương trình tư pháp khác25. Tăng tuân thủ điều trị: Theo Hiệp hội Các chuyên gia về TMT Hoa Kỳ, chỉ có khoảng 30% bệnh nhân của các chương trình điều trị nghiện ma túy thông thường theo hết được chương trình điều trị, khoảng 70% bỏ dở chương trình. Trong khi đó, tỷ lệ tuân thủ điều trị ở những người nghiện tham gia vào các TMT trên toàn Hoa Kỳ là từ 65% tới 85%. Tỷ lệ này cao hơn một cách đáng kể so với các chương trình điều trị nghiện ma túy khác, nơi có tới từ 40% tới 80% khách hàng bỏ điều trị trước 90 ngày26,27 và có tới 80% tới 90% bỏ dở điều trị trước 12 tháng28. Tỷ lệ người nghiện tham gia TMT ở lại với chương trình điều trị đủ dài cho việc phục hồi của họ cao hơn 6 lần so tỷ lệ ở những người nghiện tham gia các chương trình khác (NADCP, 2016). Việc giám sát thường xuyên cùng với các chế độ kỷ luật, khen thưởng kịp thời, thích hợp đã giúp người nghiện ở lại hết chương trình. Tiết kiệm chi phí: Thông qua việc cung cấp các dịch vụ điều trị và giám sát ngoại trú đối với người nghiện ma túy vi phạm hình sự thay cho xử phạt giam, các TMT đã giảm chi phí đáng kể cho hệ thống tư pháp hình sự. Chi phí trung bình cho việc phạt giam một tội phạm ma túy ở Hoa Kỳ là từ 20.000 tới 50.000 đô la mỗi năm. Trong khi đó, chi phí cho một người tham gia TMT chỉ từ 2.500 tới 4.000 đô la mỗi năm tùy thuộc và mức độ dịch vụ được cung cấp và tùy theo từng tiểu bang. Tính trung bình, cứ 1 đô la đầu tư vào TMT, người đóng thuế trên toàn Hoa Kỳ sẽ tiết kiệm được 3,36 đô la cho các chi phí tư pháp hình sự. Nếu gộp chung với các khoản tiết kiệm khác như tiết kiệm từ chi phí chăm sóc y tế, tiết kiệm từ giảm tội phạm... thì lợi ích có được là 27 đô la tiết kiệm cho mỗi đô la đầu tư vào TMT. Tính theo mỗi đối tượng, TMT tiết kiệm được từ 3.000 đô la tới 13.000 so với việc xử phạt tù. Năm 2007, cứ 1 đô la từ ngân sách Liên bang Hoa Kỳ chi cho TMT giúp tiết kiệm được 9 đô la từ ngân sách liên bang cho các hoạt động liên quan29. Tiết kiệm các nguồn lực khác cho hệ thống tư pháp: TMT đã giúp cho hệ thống tư pháp hình sự Hoa Kỳ đầu tư và phân bổ các nguồn lực hiệu quả hơn. Nhân viên các toà hình sự trước đây phải dành nhiều thời gian cho các vụ tội phạm hình sự ít nghiêm trọng nhưng có liên quan tới sử dụng ma túy giờ đã có thể dành thời gian tập trung cho các vụ án hình sự nghiêm trọng hơn. Hệ thống các trại giam cũng được giảm tải để dành cho các tội phạm hình sự nghiêm trọng30. Cải thiện địa vị kinh tế - xã hội của người tham gia TMT: Song song với việc phục hồi từ căn bệnh nghiện ma túy, người tham gia TMT còn thu được nhiều lợi ích về mặt kinh tế - xã hội khác. Hầu hết các TMT yêu cầu người nghiện phải tìm được việc làm hoặc tốt nghiệp chương trình học phổ thông mới được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình. Vì vậy, nhiều người nghiện khi bắt đầu tham gia chương trình không có việc làm nhưng với sự hỗ trợ của chương trình và nỗ lực của bản thân sau đó đã tìm được việc làm; những người đang có việc làm thì giữ được việc làm. Tính trung bình có 73% số người tham gia các TMT trên toàn Hoa Kỳ đã giữ hoặc tìm được việc làm. Những lợi ích về mặt xã hội khác mà những người nghiện tham gia TMT có được là được học văn hóa (hầu hết các TMT yêu cầu người hoàn thành chương trình phải đạt được bằng GED - General Education Deve- lopment, tương đương bằng tốt nghiệp trung học cơ sở ở Việt Nam), trẻ sơ sinh không bị ảnh hưởng từ việc nghiện ma túy của người mẹ và sự tái hợp của các gia đình người nghiện. Tỷ lệ tái hợp của các cặp gia đình người nghiện trước đó bị tan vỡ trong những người tham gia TMT cao hơn 50% so với những người tham gia các chương trình tư pháp hình sự khác31. các khuyến nghị cho việc áp dụng mô hình TMT tại Việt nam Theo số liệu tổng điều tra, ra soát người nghiện ma tuý của Bộ Công an, cuối tháng 9/2014 cả nước có khoảng 204.400 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, gấp 3,7 lần so với năm 1994 (55.445 người). Trong giai đoạn 1994 - 2013, trung bình mỗi năm số người nghiện có hồ sơ quản lý tăng 6,5% tương đương với 6.660 người. Khoảng 90% số quận huyện và 60% số xã phường của cả nước có người nghiện có hồ sơ quản lý. Cũng như ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác, tệ nạn nghiện ma túy ở Việt Nam cũng có liên quan chặt chẽ tới các tội phạm hình sự: khoảng 13,1% người nghiện có hồ sơ quản lý năm 2013 đang được quản lý trong các trại giam, trại tạm giam; số đang cai nghiện trong các Trung tâm là 22,4%32. Công tác cai nghiện và tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Khoảng 50% số người nghiện ma túy có các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất, 38% đã có tiền án, tiền sự. Mô hình cai nghiện tại trung tâm tốn nhiều kinh phí, hiệu quả hạn chế, tỷ lệ tái nghiện cao, từ 70 - 95%, bên cạnh đó còn chịu nhiều sự chỉ trích của các tổ chức quốc 29 U.S. National Association of Drug Court Professionals, 2016 (sđd). 30 Cooper, C. S., 1997 (sđd). 31 U.S. National Association of Drug Court Professionals, 2016 (sđd). 32 Bộ Công An (2015), Báo cáo công tác phòng, chống ma túy năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015. 63 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 09(313) T5/2016 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË tế về nhân quyền cũng như về cơ sở khoa học điều trị nghiện trong trung tâm. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy như: Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng, chống ma túy; Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ở Việt Nam đến năm 2020; Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ về Tăng cường công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma tuý trong tình hình mới. Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 đã đánh dấu thêm một bước tiến quan trọng trong lộ trình đổi mới quan điểm, đường lối đối với công tác cai nghiện phục hồi bằng việc quy định thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện (trước đây thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện). Những đổi mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực cai nghiện ma túy bắt buộc đã làm tăng thêm tính minh bạch của các thủ tục tố tụng liên quan tới việc đưa người đi cai nghiện bắt buộc cũng như tăng quyền được bào chữa và tự bào chữa của người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa đi cai nghiện bắt buộc. Bên cạnh việc tăng cường hệ thống văn bản pháp luật trong nước, huy động nội lực, Nhà nước ta cũng đã chủ động mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức quốc tế để huy động sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho công tác phòng, chống ma tuý nói chung và điều trị nghiện ma tuý nói riêng. Trong chuyến đi nghiên cứu, khảo sát công tác phòng, chống ma túy tại Hoa Kỳ tháng 8/2013, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và các thành viên trong đoàn gồm lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Bộ Công an đã thăm mô hình TMT ở một số thành phố. Phó Thủ tướng đã đánh giá cao tính khoa học, hiệu quả thực tiễn và tính nhân văn của TMT và chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu thí điểm mô hình này cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Việc áp dụng mô hình TMT ở Việt Nam hoàn toàn có tính khả thi và cũng là nhu cầu cần thiết. Trước hết là để phù hợp với yêu cầu đổi mới về thủ tục tư pháp đưa người đi điều trị nghiện bắt buộc mà các tổ chức quốc tế và các tổ chức Liên hợp quốc đang khuyến cáo Việt Nam thực hiện. Mặt khác, việc triển khai TMT sẽ tạo điều kiện cho người sử dụng ma túy, bao gồm cả những người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự vì các tội danh khác có cơ hội được lựa chọn việc điều trị nghiện tại cộng đồng. Chương trình TMT, vì vậy, sẽ giúp làm giảm gánh nặng cho hệ thống tư pháp hình sự, các toà án, các trại giam, trại tạm giam hiện nay. Chương trình cũng giúp huy động, vận động sự tham gia của các cấp, các ngành, các nguồn lực xã hội vào công tác điều trị nghiện ma túy. Trước mắt, chúng ta có thể triển khai thí điểm chương trình TMT tại một số địa phương với các giải pháp cụ thể như sau: - Tạo hành lang pháp lý cho việc thí điểm mô hình Tòa điều trị nghiện ma túy. Cần phân biệt TMT theo mô hình của Hoa Kỳ với Toà xét đưa người đi cai nghiện bắt buộc theo Luật Xử lý vi phạm hành chính. Bản chất hai mô hình là hoàn toàn khác biệt. TMT áp dụng với người nghiện ma tuý có hành vi phạm pháp luật hình sự không nghiêm trọng như tàng trữ, buôn bán lẻ ma tuý, trộm cắp... những tội hình sự này được xác định là có liên quan hoặc hậu quả của nghiện ma tuý. Người nghiện đăng ký tham gia các chương trình điều trị theo TMT sẽ không bị truy tố về hình sự, không bị ghi án hình sự... Toà cai nghiện ma tuý có thể áp dụng cả với những người thuộc diện bị đi cai nghiện bắt buộc theo Luật Xử lý vi phạm hành chính nhưng tình nguyện tham gia điều trị nghiện tại cộng đồng theo chương trình TMT. - Xây dựng mô hình Toà điều trị nghiện ma tuý tại Việt Nam. Bên cạnh việc tính toán đầu tư nhân sự và kinh phí cho triển khai mô hình, cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị, nhân sự tham gia chương trình. Ngoài ra, một thành phần không thể thiếu của chương trình TMT chính là các chương trình điều trị nghiện tại cộng đồng. Cần đa dạng hoá loại hình điều trị nghiện tại cộng 64 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 09(313) T5/2016 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË (Xem tiÕp trang 57)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftoa_ma_tuy_tai_hoa_ky_va_nhung_khuyen_nghi_ap_dung_tai_viet.pdf