Toàn cầu hóa thế kỉ XXI và đại dịch Covid-19: Những tác động đa chiều

Kết luận Cần khẳng định lại một lần nữa là trong thời kì toàn cầu hóa, việc đi lại dễ dàng trên thế giới và di chuyển không biên giới đã góp phần dẫn đến sự lan nhanh của dịch bệnh. Tuy nhiên, đại dịch không thể xóa bỏ toàn cầu hóa trong một thế giới vốn đã toàn cầu hóa. Đại dịch Covid-19 còn đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới với những hậu quả nặng nề không thể lường hết được đối với toàn nhân loại. Điều chắc chắn rằng với sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, đại dịch sẽ được đẩy lùi. Thế giới hậu đại dịch sẽ có những biến đổi to lớn và xu thế toàn cầu hóa chắc chắn có những thay đổi cho phù hợp với tình hình nhằm thúc đẩy xã hội phát triển mạnh mẽ hơn. Toàn cầu hóa vẫn sẽ tiếp tục diễn ra sau khi đại dịch qua đi nhưng sẽ có những thay đổi. Việt Nam cần tích cực chuẩn bị để sẵn sàng thích ứng với những biến đổi mới của toàn cầu hóa để thúc đẩy đất nước phát triển về mọi mặt [8].

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Toàn cầu hóa thế kỉ XXI và đại dịch Covid-19: Những tác động đa chiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN: 1859-2171 e-ISSN: 2615-9562 TNU Journal of Science and Technology 225(07): 412 - 418 412 Email: jst@tnu.edu.vn TOÀN CẦU HÓA THẾ KỈ XXI VÀ ĐẠI DỊCH COVID-19: NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐA CHIỀU Cấn Thị Thu Hằng Trường Sĩ quan Lục quân 1 TÓM TẮT Đối với nhân loại thế giới, chiến tranh luôn mang lại nỗi lo ngại nhất bởi sự tàn phá nặng nề về người và của. Nhưng nhìn nhận một cách tổng quát thì dịch bệnh mới là yếu tố gây chết người hàng loạt và tàn phá kinh tế xã hội lớn hơn rất nhiều so với chiến tranh, nhất là trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Qua việc cập nhật các tin tức thời sự cùng với việc phân tích, tổng hợp về toàn cầu hóa, bước đầu cho thấy: toàn cầu hóa đã làm cho đại dịch Covid-19 lan nhanh chóng và rộng khắp thế giới chưa từng có trong lịch sử. Đồng thời, đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ tới cuộc sống của con người trong thời đại toàn cầu hóa thế kỉ XXI. Nhận thức được những tác động đa chiều này sẽ là cơ sở để các quốc gia đưa ra biện pháp giải quyết đúng đắn phù hợp. Từ khóa: Toàn cầu hóa; đại dịch Covid-19; Trung Quốc; công ty xuyên quốc gia; Mĩ. Ngày nhận bài: 21/5/2020; Ngày hoàn thiện: 09/6/2020; Ngày đăng: 23/6/2020 THE 21 st -CENTURY GLOBALIZATION AND COVID-19 PANDEMIC: MULTIDIMENTIONAL IMPACTS Can Thi Thu Hang The army official college No 1 ABSTRACT For the world's human beings, war always brings about the greatest concern because of its heavy destruction in term of human resource and property. However, in a broad view, epidemic diseases are the factor which causes death of larger numbers of people and far greater socio-economic devastation than the war, especially in the current globalization trend. Through updates of the current news as well as the analysis and synthesis of globalization, it has been initially shown that globalization has made the Covid-19 pandemic spread rapidly and widely throughout the world at an unparalleled speed in the history. At the same time, the Covid-19 pandemic also had a strong impact on human life in the era of 21 st -century globalization. Grasping these multidimensional impacts will be the basis for countries to propose ideal and effective solutions. Keywords: Globalization; Covid-19 pandemic; China; transnational corporations; America. Received: 21/5/2020; Revised: 09/6/2020; Published: 23/6/2020 Email: canhang1978@gmail.com Cấn Thị Thu Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 412 - 418 Email: jst@tnu.edu.vn 413 1. Mở đầu Từ những năm 60 của thế kỉ XX, “toàn cầu hóa” là thuật ngữ được sử dụng khá rộng rãi trong các ngành khoa học xã hội. Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, không thể đảo ngược, là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất [1]. Trong thế giới hiện nay, muốn phát triển, các quốc gia không thể tồn tại biệt lập với quốc gia khác mà cần có những mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Sự thịnh suy của quốc gia này luôn đặt trong mối quan hệ đa chiều với quốc gia khác và đối với thế giới. Theo đó, toàn cầu hóa làm lu mờ các đường biên giới quốc gia, thu hẹp khoảng không gian về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa thế giới [2]. Sự tăng tốc và mở rộng mạnh mẽ của toàn cầu hóa trong những thập kỉ qua gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực thông tin liên lạc, thể hiện tiêu biểu nhất ở vai trò của Internet. Ngoài ra, chủ nghĩa tư bản tự do ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình cũng đóng vai trò quan trọng khi các quốc gia chấp nhận hội nhập sâu hơn vào hệ thống kinh tế toàn cầu thông qua các hiệp định thương mại tự do. Quá trình này dẫn tới những biến đổi mạnh mẽ trong cấu trúc kinh tế - chính trị của quan hệ quốc tế, song song với những thay đổi về đời sống văn hóa - xã hội của người dân trên khắp toàn cầu [3]. Tuy nhiên, đây không phải là một hiện tượng đơn nhất, bất biến mà là một quá trình phức tạp, đa phương diện, đa chiều hướng và luôn vận động, biến đổi. 2. Nội dung 2.1. Những tác động đến xu thế toàn cầu hóa của đại dịch Covid-19 Những nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu đã và đang mang lại thay đổi to lớn trong thói quen lao động và lối sống của con người ở tất cả các quốc gia, dân tộc. Chính toàn cầu hóa đang làm cho những vấn đề của thời đại tác động mạnh mẽ và nhanh chóng đến các quốc gia, dân tộc. Ngày nay, không một quốc gia nào có thể làm ngơ trước vấn nạn khủng bố, tội phạm quốc tế hay những biến đổi của khí hậu đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid- 19 đang lan tràn rộng rãi trên toàn thế giới. Đại dịch Covid-19 là một đại dịch truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, xuất hiện tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc). Sự lây nhiễm từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỉ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu vào ngày 11/3/2020. Tính đến ngày 13/5/2020, thế giới đã có hơn 4,4 triệu ca nhiễm Covid-19 được xác nhận trên toàn cầu với 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 292.000 ca tử vong [4]. Dịch bệnh không còn là vấn đề mới trong lịch sử nhân loại. Trong hàng ngàn năm qua, dịch bệnh đã là kẻ giết người hàng loạt ở quy mô mà con người không thể tưởng tượng nổi. Bệnh dịch hạch Jusinan xảy ra ở thế kỉ VI đã làm chết 50 triệu người (tương đương một nửa dân số thế giới toàn cầu lúc đó). Năm 1918 thế giới xảy ra đại dịch cúm làm chết khoảng gần 100 triệu người (vượt xa số thương vong trong Chiến tranh thế giới thứ nhất) [4]. Tuy nhiên, với đại dịch Covid-19, số lượng người chết so với các đại dịch trước là ít hơn bởi điều kiện chữa trị đã tốt hơn rất nhiều. Nếu trong các đại dịch trước, khi mỗi người mắc bệnh gần như không có cơ hội chữa khỏi bởi con người chưa tìm ra thuốc đặc trị hoặc vaccine phòng bệnh. Thậm chí khi con người tìm ra được vaccine phòng ngừa bệnh đậu mùa thì cũng có đến 300 triệu người chết chỉ riêng trong thế kỉ XX. Ở giai đoạn đầu tiên của sự bùng phát đại dịch Covid-19, đã có hơn 1,5 triệu ca bệnh được phục hồi [4]. Trong thế kỉ XX, khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, máy móc, thiết bị y tế ngày càng được trang bị hiện đại hơn. Đối với bệnh viêm phổi cấp, những bệnh nhân nặng cần có máy thở - một trợ lực rất lớn với các bệnh nhân nhất là những bệnh nhân nhiều tuổi. Việc sử dụng khẩu trang và đồ bảo hộ đối với các bác sĩ, thuốc khử khuẩn, dung dịch vệ sinh là một trong những nhân tố hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh cũng như nhanh chóng giúp các bệnh nhân phục hồi. Đây là một trong những mặt tích cực của cách mạng Cấn Thị Thu Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 412 - 418 Email: jst@tnu.edu.vn 414 khoa học - công nghệ đối với việc giải quyết dịch bệnh. Trong thời kì đầu, dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, các nhà khoa học trên khắp thế giới đã sử dụng những công cụ tiên tiến nhất nhanh chóng, tập trung nghiên cứu về chủng virus corona mới để xác lập bộ gene của virus corona, tìm ra vaccine hoặc thuốc chữa trị. Sau đó truyền thông tin về sự nguy hiểm của virus này đi, và phối hợp các biện pháp khả thi và tìm kiếm vaccine, tất cả đều nhanh chóng hơn bao giờ hết. Những bộ test nhanh phát hiện virus cũng ra đời góp phần phát hiện khẩn cấp những trường hợp mắc bệnh để cách li và điều trị kịp thời. Những thành tựu đó cũng đã hạn chế được sự lây nhiễm bệnh ra cộng đồng, là cơ sở quan trọng để chúng ta có một niềm tin vào việc đẩy lùi dịch bệnh của nhân loại tiến bộ thế giới. Sự xuất hiện của các kênh truyền hình tin tức vệ tinh dựa trên sự kết hợp của công nghệ báo chí và các tiến bộ khoa học kĩ thuật đã khiến cho thông tin được truyền tải trên phạm vi toàn cầu, vượt qua mọi khoảng cách địa lí với tốc độ gần như tức thì. Khi dịch bệnh bùng phát, các phương tiện truyền thông đã thường xuyên cập nhật về số người mắc cũng như sự lây lan của dịch bệnh. Do đó, nhân dân các quốc gia trên thế giới đều có thể tiếp cận nhanh chóng tình hình dịch bệnh mặc dù không ở tại quốc gia và địa phương đó. Sự phát triển của thông tin và truyền thông cũng giúp công dân mỗi nước biết được những ai mắc bệnh để từ đó cách li y tế nhanh nhất. Trong chuyến bay thương mại về Việt Nam có bệnh nhân số 17 nhiễm Covid-19, nhờ có sự phát triển của thông tin và truyền thông trong kỉ nguyên số, chúng ta đã nhanh chóng tìm ra những người đi cùng chuyến bay có khả năng lây nhiễm để đưa đi cách li, hạn chế đến mức thấp nhất sự lây nhiễm trong cộng đồng. Chính những biện pháp cương quyết và kịp thời đó, Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh tương đối tốt so với nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, việc ngăn chặn dịch bệnh từ bên ngoài rất khó khăn do xung đột với yêu cầu giao thương khi trong bối cảnh Việt Nam là Chủ tịch ASEAN, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc [4]. Con người cũng đã tận dụng những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ để thích ứng với thời kì dịch bệnh như thường xuyên gửi những tin nhắn cảnh báo người dân, tổ chức những cuộc họp trực tuyến, làm việc tại nhà thông qua các phần mềm trực tuyến, xây dựng những video tuyên truyền cổ động người dân phòng chống dịch. Đây là những biện pháp tích cực, khác xa so với những biện pháp mà nhân loại từng cố gắng để ngăn chặn bệnh dịch bùng phát. Trong thời kì toàn cầu hóa, nhiều quốc gia đã có sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để phòng chống và kiểm soát mối đe dọa của đại dịch Covid-19. Với tinh thần giúp bạn cũng như giúp chính mình, Nhật Bản đã hỗ trợ Trung Quốc rất nhiều vật tư y tế, đặc biệt là máy thở. Việt Nam cũng hỗ trợ kịp thời các nước: Trung Quốc, Pháp, Đức, Italia, Anh, Mĩ, Indonesia, Malaysia... một số lượng lớn khẩu trang và thiết bị y tế. Nhờ có sự phát triển của giao thông vận tải nên sự hỗ trợ này nhanh chóng đến được với Trung Quốc và các nước bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch Covid-19. Đây là hành động cao đẹp của Việt Nam và nhiều nước khác trong việc giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu. Trên đây là những tác động tích cực của toàn cầu hóa và cách mạng khoa học - công nghệ đối với đại dịch Covid-19. Ngoài ra, toàn cầu hóa còn có tác động trái chiều tới tình hình dịch bệnh. Đại dịch lớn của thế giới có sự lây lan rất nhanh chóng và rộng khắp nếu không được kiểm soát tốt. Trong chiến tranh, mỗi viên đạn chỉ có giết chết một người nếu được bắn trúng đích. Những thảm họa thiên nhiên chỉ có thể tác động theo từng khu vực. Tuy nhiên, khi virus corona xuất hiện trên một cá nhân nào thì người đó như một nhà máy sản xuất virus, có khả năng lây nhiễm cho tất cả những người tiếp xúc gần. Sự lây lan của dịch Covid-19 không dừng ở cấp số cộng mà gia tăng chóng mặt với cấp lũy thừa, có thể hàng nghìn người sau 24 giờ. Có nhiều lí do dẫn đến sự gia tăng này. Thứ nhất, sự phát triển của công nghệ giao thông vận tải đã làm xóa nhòa khoảng cách về Cấn Thị Thu Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 412 - 418 Email: jst@tnu.edu.vn 415 biên giới của các quốc gia. Việc đi lại xuyên lục địa diễn ra chỉ trong khoảng 20 giờ hoặc ít hơn đã mang virus đi đến những quốc gia xa xôi nhất, không ngoại trừ phạm vi về không gian, thời gian. Ở Việt Nam, những người mắc bệnh hầu hết đi từ các quốc gia khác có dịch về nước bằng đường hàng không, sau đó lây nhiễm cho cộng đồng trong nước. Trong vòng 5 tháng qua, từ nơi bùng phát đầu tiên là Vũ Hán, Trung Quốc, đã có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có người nhiễm virus corona. Trong lịch sử chưa từng có đại dịch nào lây nhiễm với tốc độ nhanh chóng và trên quy mô rộng lớn như đại dịch Covid-19. Đó chính là mặt trái của xu thế toàn cầu hóa trên lĩnh vực xã hội. Bệnh Covid-19 có thể trở thành căn bệnh của thời đại, khởi phát từ một thành phố đông đúc trong đất nước Trung Quốc vừa thịnh vượng và thông thương trước khi lan rộng ra khắp thế giới chỉ trong vài tháng. Thứ hai, trong nền kinh tế toàn cầu hóa, sự phát triển mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia làm cho nền kinh tế của các nước xích lại gần nhau hơn. Các chuyên gia, những nhà quản lí, những nhân viên kĩ thuật cũng sang các nước đặt công ty con để quản lí, giám sát và điều tra thị trường. Hiện tượng xuất khẩu lao động diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên thế giới góp phần giải quyết vấn đề việc làm ở những nước có hiện tượng già hóa dân số. Sau khi dịch bệnh bùng phát, họ có xu hướng quay về quê hương đất nước để mong nhận được sự chăm sóc y tế tốt nhất. Nhưng không thực sự may mắn khi thời gian ủ bệnh của loại virus này khá lâu (14 ngày thậm chí 24 ngày), họ đã mang theo mầm bệnh về quê hương. Đây chính là nguyên nhân cơ bản nhất khiến virus corona lan tỏa đi khắp thế giới. Bên cạnh đó, khi mức sống của con người ngày càng tăng lên, phương tiện đi lại trở nên thuận lợi thì số người đi du lịch giữa các quốc gia là rất lớn. Khái niệm ngôi nhà toàn cầu hay nền kinh tế toàn cầu, nơi mà các đường biên giới quốc gia đã dần bị lu mờ đồng thời làm cho dịch bệnh lây lan với tốc độ nhanh [1]. Thứ ba, đại dịch Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán của Trung Quốc - trung tâm giao thông lớn của đất nước từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông và trung tâm đường sắt Vũ Hán là một trung tâm đường sắt quan trọng nhất Trung Quốc. Các chuyến bay thẳng từ Vũ Hán cũng kết nối với các thành phố lớn của châu Âu và Bắc Mĩ với mật độ khá cao. Với vị trí đặc biệt quan trọng, Vũ Hán đã thu hút nhiều doanh nghiệp lớn của phương Tây đến mở chi nhánh và nhà máy sản xuất. Bên cạnh đó, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và nhanh nhất thế giới, có số dân đông nhất thế giới. Do đó, thị trường Trung Quốc là vô cùng hấp dẫn đối với các quốc gia phát triển trên thế giới. Các công ty xuyên quốc gia đều có mong muốn xâm nhập được vào thị trường Trung Quốc, đặt được các công ty con tại đây. Đất nước này được ví như “công xưởng của thế giới” khi tham gia quy trình sản xuất của rất nhiều sản phẩm thế giới. Vì vậy, Trung Quốc là một trong những quốc gia đóng vị trí vô cùng quan trọng trong thời kì toàn cầu hóa thế kỉ XXI. Do đó, khi dịch bệnh bùng phát và lan tỏa ở Trung Quốc thì nguy cơ lây lan nhiều hơn. Nếu dịch bệnh xuất phát ở những quốc gia dân số ít, kinh tế kém phát triển thì tốc độ lây lan của dịch bệnh sẽ không nhanh như vậy. Thứ tư, một biểu hiện về những tác động của toàn cầu hóa đối với đại dịch Covid-19 là số người nhiễm bệnh ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhiều và nhanh hơn những quốc gia có kinh tế kém phát triển. Số ca mắc và tử vong bởi virus corona đang cao nhất ở Mĩ, Italia, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Iran Trong khi đó các nước ở châu Phi, một số nước kinh tế kém phát triển ở châu Á như Lào, Đông Timo, Mông Cổ có biên giới gần với Trung Quốc nhưng số người mắc Covid-19 rất ít. Nước có nền kinh tế phát triển nhất là Mĩ, quốc gia tham gia vào toàn cầu hóa mạnh mẽ nhất, có nhiều công ty xuyên quốc gia, đóng góp nhiều nhất cho các tổ chức quốc tế như WTO, WHO, UN... Chỉ trong thời kì toàn cầu hóa, số công dân ngoại kiều của mỗi quốc gia mới lớn như vậy và cũng chỉ có điều kiện khoa học kĩ thuật hiện đại mới có khả năng giúp các nước thực hiện lệnh sơ tán công dân ra khỏi vùng dịch. Cấn Thị Thu Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 412 - 418 Email: jst@tnu.edu.vn 416 Nhưng chính điều này là một trong những nhân tố làm dịch bệnh vượt qua khỏi phạm vi một nước để trở thành đại dịch toàn cầu với tốc độ lan nhanh chưa từng có trong lịch sử. 2.2. Những tác động của đại dịch Covid-19 tới toàn cầu hóa Đại dịch đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề đối với sự phát triển của từng quốc gia nói riêng và toàn thế giới nói chung như kinh tế trì trệ, tăng trưởng chậm, sự phá sản của các công ty, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, tình trạng thất nghiệp và đói nghèo... Tuy nhiên bài viết tập trung phân tích những tác động của đại dịch Covid-19 tới toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa đang trải qua bài kiểm tra về sức chịu đựng lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Đại dịch là minh chứng rõ nhất cho thấy một sự kiện ở một quốc gia cụ thể có thể gây nên những tác động mạnh mẽ tới tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của hàng trăm quốc gia trên khắp hành tinh. Đại dịch này đòi hỏi các quốc gia cần phải thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn bởi không một quốc gia nào có thể tránh được những tác động này và càng không thể giải quyết vấn đề đó một mình. Đây cũng là cơ hội để tăng cường các mối quan hệ hợp tác, thúc đẩy hợp tác quốc tế cùng đối phó với các vấn đề xuyên biên giới. Song song với nỗ lực chống dịch ở trong nước, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã chủ động tham gia đóng góp vào các nỗ lực khu vực vào toàn cầu nhằm ứng phó với dịch Covid-19. Một trong những đặc trưng lớn nhất của xu thế toàn cầu hóa là sự gia tăng mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế. Kinh tế thương mại không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà mở rộng ra toàn cầu, không chỉ là mối quan hệ thương mại truyền thống giữa các quốc gia mà công dân mỗi nước đều tham gia vào hoạt động này với nhiều phương thức khác nhau. Thương mại điện tử phát triển rất nhanh chóng với sự hỗ trợ rất lớn của các phương tiện điện tử, Internet và vận chuyển quốc tế. Các trung tâm thương mại mọc lên khắp thế giới, cung cấp hàng hóa đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, các quốc gia tâm điểm thực hiện lệnh phong tỏa, cách li, yêu cầu mọi người ở trong nhà, không ra khỏi nhà, chợ và các trung tâm thương mại phải đóng cửa hoặc hạn chế đông người, các siêu thị trống không hàng hóa... Nhưng cuộc sống và nhu cầu tiêu dùng của con người không thể dừng lại được. Đây chính là thời điểm phù hợp nhất cho thấy giá trị to lớn của thương mại điện tử. Amazon đang phải đối mặt với sự gia tăng đột biến của các đơn hàng trực tuyến. Vì vậy, việc giao hàng trở nên chậm trễ hơn. Thậm chí một số mặt hàng nhất định đang thiếu hụt trầm trọng. Dù nhiều nhân viên có kết quả dương tính với Covid-19, Amazon vẫn duy trì hoạt động của kho hàng nhằm đáp ứng nhu cầu người mua [6]. Trong bối cảnh đó, khẩu trang và các thiết bị y tế trở thành những mặt hàng bán chạy và mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà kinh doanh. Tuy nhiên, đối với dịch vụ bán lẻ các mặt hàng khác lại đang phải đối phó với tình trạng ảm đạm, ế ẩm và trì trệ. Những hàng rào thuế quan của Tổng thống Mĩ Trump dù đã kéo dài 2 năm qua nhưng không nguy hiểm bằng sự bùng phát của dịch virus corona. Đại dịch và những nỗ lực ngăn chặn virus sẽ khiến xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thế giới thiệt hại nặng nề, nhất là dịch vụ du lịch - ngành kinh tế mang lại lợi nhuận rất lớn cho nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Trung Quốc là nước được hưởng lợi lớn từ toàn cầu hóa trong những thập kỉ qua đặc biệt từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới năm 2001, vươn lên trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới. Trung Quốc giữ vai trò trung tâm trong chuỗi cung ứng toàn cầu vì quốc gia này có hệ thống công nghiệp hoàn chỉnh hơn nhiều quốc gia khác, là quốc gia duy nhất trên thế giới có tất cả các loại hình công nghiệp trong phân loại công nghiệp của Liên hợp quốc. Trung Quốc có nguồn lao động chất lượng cao và công nghệ cao hơn nhiều so với quốc gia khác. Đặc biệt Trung Quốc có thị trường nội địa rất lớn nên đã thúc đẩy một số doanh nghiệp nước ngoài “sản xuất tại Trung Quốc, cho thị trường Trung Quốc”. Đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn sản xuất ảnh hưởng lớn đến nguồn cung hàng Cấn Thị Thu Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 412 - 418 Email: jst@tnu.edu.vn 417 hóa cho toàn thế giới. Các công ty đa quốc gia đã hết sức lo lắng và lên kế hoạch dịch chuyển nhà máy sản xuất của họ từ Trung Quốc sang các nước khác (như Đông Nam Á, Mexico) hoặc về sản xuất tại đất nước mình. Tuy nhiên, các cường quốc trên thế giới sẽ gặp khó khăn lớn để tăng trưởng chuỗi cung ứng nội địa khi các nước này đã phụ thuộc vào Trung Quốc hàng thập kỉ qua. Đó chính là một trong những biểu hiện rõ nhất của toàn cầu hóa thế kỉ XX [7]. Trong các thế kỉ trước, Anh được coi là công xưởng thế giới, Mĩ là nước có sản lượng công nghiệp lớn nhất thế giới. Nhưng trong thời kì toàn cầu hóa, ngành công nghiệp của một số quốc gia từng phát triển mạnh mẽ gần như biến mất. Bây giờ, các quốc gia muốn tái xây dựng một hệ thống công nghiệp độc lập thì sẽ là một thử thách rất lớn. Google và Microsoft đang nhanh chóng di dời dây chuyền sản xuất mới, máy tính cá nhân và các thiết bị khác từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan. Trong khi trước đó hầu hết điện thoại thông minh và máy tính do Microsoft chế tạo đều được sản xuất tại Trung Quốc. Các quốc gia muốn rút các cơ sở sản xuất từ Trung Quốc về nước cũng rất khó khăn khi mỗi một bộ phận của sản phẩm được sản xuất ở những công ty và những quốc gia khác nhau. Thêm một thử thách nữa là việc tìm kiếm nhà đầu tư và nhân công giá thành cao. Tại Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Mĩ, thế hệ trẻ không có xu hướng đầu tư vào công nghiệp sản xuất. Họ có xu hướng phát triển đầu tư về mạng Internet hay các doanh nghiệp tài chính. Sự lựa chọn đó của những nhà kinh doanh trẻ tuổi là phù hợp với thời kì phát triển của xu hướng toàn cầu hóa. Khi thực tế này xảy ra thì dịch bệnh có khả năng phá vỡ tiền đề của sự phân chia chuỗi cung ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đại dịch Covid-19 đã làm “thay đổi cuộc chơi” đối với toàn cầu hóa vì đã phơi bày sự mong manh của chuỗi cung ứng quốc tế. Dịch bệnh đã cho thấy sự phụ thuộc “vô trách nhiệm và bất hợp lí” của quốc tế vào Trung Quốc. Thậm chí những sản phẩm y tế, dược phẩm và vật liệu an ninh công cộng của các quốc gia trên thế giới cũng phụ thuộc vào Trung Quốc. Khoảng 20 loại thuốc có nguồn gốc hoạt chất dược phẩm hoặc thành phẩm hoàn toàn ở Mĩ mua từ Trung Quốc. Khi đại dịch xuất hiện, Mĩ lâm vào tình trạng khan hiếm thuốc, thiết bị bảo hộ y tế. Tình trạng này cũng xảy ra tương tự ở Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Anh... Đó chính là mặt trái của xu thế toàn cầu hóa khi làm cho nền sản xuất giữa các quốc gia phụ thuộc lẫn nhau. Virus SARS-CoV-2 đã gióng hồi chuông cảnh tỉnh đối với nền chính trị thế giới trong việc phát triển sản xuất hàng hóa nội địa. Để khắc phục tình trạng này, trước mắt chính phủ các nước sẽ yêu cầu một số ngành nghề quan trọng đối với an ninh quốc gia chuyển dây chuyền sản xuất về trong nước hoặc những địa điểm gần hơn nhằm phân tán rủi ro theo khu vực đối với bố cục toàn cầu. Nhưng có thể với thực tế này, chính virus corona lại đẩy mạnh toàn cầu hóa hơn khi nhiều công ty đa quốc gia đã học được cách đối phó tốt hơn với các thảm họa với các mối đe dọa khác đối với sản xuất bằng cách đa dạng hóa các địa điểm sản xuất. Khi đó nền sản xuất của nhiều quốc gia đang phát triển khác ngoài Trung Quốc sẽ có cơ hội phát triển sản xuất. Trong bối cảnh đó, toàn cầu hóa sẽ diễn ra trên quy mô rộng lớn hơn so với thời kì trước. Nói cách khác, Covid-19 đã tạo ra một động lực để mở rộng chuỗi cung ứng toàn cầu đến nhiều quốc gia trên thế giới hơn, để giúp các quốc gia “chống sốc” tốt hơn trước những tác động xuyên quốc gia [7]. Đại dịch Covid-19 có thể làm thay đổi cơ cấu quyền lực toàn cầu, chuyển từ thế giới phương Tây sang Đông Á. Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản là những quốc gia ít có thời gian đối phó với dịch bệnh hơn các quốc gia khác nhưng lại đang kiểm soát tốt về dịch bệnh hơn cả về số người mắc và số người tử vong. Trong khi đó Mĩ và các quốc gia phương Tây nơi có tiềm lực kinh tế lớn mạnh, khoa học kĩ thuật phát triển, trình độ y tế cao, lại có nhiều thời gian ứng phó với dịch bệnh hơn vẫn chưa kiểm soát được sự lây lan của dịch Covid-19. Sự Cấn Thị Thu Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 412 - 418 Email: jst@tnu.edu.vn 418 thay đổi quyền lực trong trật tự thế giới toàn cầu không có khả năng diễn ra nhanh chóng nhưng đại dịch này chắc chắn là chất xúc tác trong tiến trình thay đổi đó. Trong thế giới toàn cầu, một số nước lớn không còn nắm vai trò quyết định tuyệt đối. Cán cân quyền lực đã có những thay đổi với sự vươn lên mạnh mẽ của các quốc gia đang phát triển nhất là ở khu vực châu Á. Đại dịch Covid-19 cũng tác động rất lớn đối với an ninh quốc phòng không chỉ của một quốc gia mà trên phạm vi toàn thế giới. Về mặc tích cực, đại dịch đã làm cho các quốc gia ngừng mọi hành động xung đột quân sự trực tiếp bởi lo ngại sự lây lan của dịch bệnh. Trước khi xảy ra dịch bệnh, cuối năm 2019 là thời điểm căng thẳng quân sự ở Trung Đông. Nhưng từ khi dịch Covid-19 bùng phát thì những xung đột đó trở nên hòa dịu hơn. Đối với nhiều quốc gia, quân đội là công cụ đắc lực trong việc đảm bảo an ninh quốc gia và đối phó với các cuộc khủng hoảng trên diện rộng. Quân đội ở các nước như Mĩ bị điều động ra chiến tuyến chống dịch Covid-19 ngày càng nhiều và giữ vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, lực lượng quân sự chính là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch. Nếu dịch bùng phát trong quân đội thì không chỉ khả năng chủ động tác chiến bị tê liệt, mà ngay cả khả năng tiếp tục hỗ trợ chống dịch của các đơn vị nhiễm bệnh cũng sẽ bị hạn chế. Ngoài ra, khả năng sẵn sàng tác chiến của lực lượng quân đội cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc phối hợp tập trận giữa các quốc gia trên thế giới cũng bị hoãn lại. Tất cả những tác động đó sẽ là nguy cơ đối với mỗi quốc gia khi có thế lực bên ngoài xâm lấn. Đây không còn là vấn đề mới bởi trong lịch sử rất nhiều thế lực ngoại xâm đã dùng “công cụ bệnh truyền nhiễm” để hỗ trợ chiến tranh xâm lược [6]. Do đó, đòi hỏi các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam cần phải có những biện pháp phù hợp khi vừa đẩy lùi được dịch bệnh vừa đảm bảo được an ninh quốc phòng. 3. Kết luận Cần khẳng định lại một lần nữa là trong thời kì toàn cầu hóa, việc đi lại dễ dàng trên thế giới và di chuyển không biên giới đã góp phần dẫn đến sự lan nhanh của dịch bệnh. Tuy nhiên, đại dịch không thể xóa bỏ toàn cầu hóa trong một thế giới vốn đã toàn cầu hóa. Đại dịch Covid-19 còn đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới với những hậu quả nặng nề không thể lường hết được đối với toàn nhân loại. Điều chắc chắn rằng với sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, đại dịch sẽ được đẩy lùi. Thế giới hậu đại dịch sẽ có những biến đổi to lớn và xu thế toàn cầu hóa chắc chắn có những thay đổi cho phù hợp với tình hình nhằm thúc đẩy xã hội phát triển mạnh mẽ hơn. Toàn cầu hóa vẫn sẽ tiếp tục diễn ra sau khi đại dịch qua đi nhưng sẽ có những thay đổi. Việt Nam cần tích cực chuẩn bị để sẵn sàng thích ứng với những biến đổi mới của toàn cầu hóa để thúc đẩy đất nước phát triển về mọi mặt [8]. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1]. T. Q. Bui, “Globalization: a new approach,” Comunis review, no. 27, pp. 11-14, 2003. [2]. Bjaznova, “Globalization and national values,” Document for research of the Institute of Socio-Scientific Information, no. 37, p. 7, 2005. [3]. H. N. Le, and N. T. Le, Globalization-The theoretical and practical issues. National Politics publishing house, Ha Noi, 2004. [4]. Ministry of Health-Covid-19 Information Page, 2020. [Online]. Available: https://ncov. moh.gov.vn/. [Accessed May 13, 2020]. [5]. K. Anh, “How did the five most devastating pandemics in history end?”, 28/3/2020. [Online]. Available: [Accessed May 14, 2020]. [6]. M. Anh, “Decoding China’s Covid-19 opportunistic strategy,” 19/5/2020. [Online]. Available: [Accessed 23/5/2020]. [7]. N. Tran, “Covid-19 disrupts supply chain and destroys economies,” 07/4//2020. [Online]. Available: [Accessed May 14, 2020]. [8]. N. T. Nguyen, “Vietnam proactively and actively integrates into the international arena of culture in the context of globalization,” Comunis review, no. 901, p. 25, 11-2017.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftoan_cau_hoa_the_ki_xxi_va_dai_dich_covid_19_nhung_tac_dong.pdf
Tài liệu liên quan