Tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm: Lý luận và thực tiễn

Thứ hai, bổ sung tình tiết tăng nặng định khung “thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn” vào tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm. Từ trước đến nay, khi xét xử những vụ chứa mại dâm, môi giới mại dâm có dấu hiệu “thu lợi bất chính lớn, rất lớn, đặc biệt lớn” các Tòa án thường rất lúng túng vì không biết phải áp dụng tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” hay không áp dụng tình tiết tăng nặng nào (vì tình tiết “thu lợi bất chính lớn, rất lớn, đặc biệt lớn” không phải là tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”). Để không bỏ lọt các trường hợp phạm tội nguy hiểm này, cần bổ sung tình tiết tăng nặng định khung “thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn” vào tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm theo như hướng dẫn tại tiểu mục 7. 3 mục 7 phần I Nghị quyết số 02/2003/NQHĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC: “a. Thu lợi bất chính từ năm triệu đồng đến dưới mười lăm triệu đồng là lớn; b. Thu lợi bất chính từ mười lăm triệu đồng đến dưới bốn mươi lăm triệu đồng là rất lớn; c. Thu lợi bất chính từ bốn mươi lăm triệu đồng trở lên là đặc biệt lớn”

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm: Lý luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 22(183) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 4511 2010 THỰC TIễN PHÁP LUẬT 1. Lý luận về tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm 1.1. Khái niệm tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm Từ trước tới nay, việc trừng trị tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm đã được Nhà nước ta chú trọng, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một văn bản nào đưa ra khái niệm chính xác, thống nhất về tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm. Để xác định chính sách hình sự và yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng, chống các tội phạm này, việc tìm ra khái niệm tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm là rất cần thiết. Tội phạm, theo quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS “là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. Căn cứ vào quy định trên ta thấy, khái niệm tội phạm nói chung bao gồm các dấu hiệu sau: 1) Hành vi nguy hiểm cho xã hội; 2) Được quy định trong BLHS; 3) Do người có đủ điều kiện chủ thể thực hiện; 4) Có lỗi cố ý hoặc vô ý; 5) Xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác Trong những năm qua, các quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam về tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm đã góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn hiện nay, các quy định đó còn chưa thật cụ thể và đầy đủ. Nhận thức về tội phạm này có nơi, có lúc còn chưa nhất quán. Trong một số trường hợp, các cơ quan bảo vệ pháp luật vẫn còn lúng túng, chưa có quan điểm thống nhất hoặc mắc phải thiếu sót trong việc giải quyết các vụ án về tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm. Để thống nhất trong nhận thức và áp dụng đúng đắn các quy định của BLHS về tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm, trong bài viết này, chúng tôi tập trung nghiên cứu một cách khoa học, toàn diện, có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm. Đỗ ĐứC HỒNG HÀ * TỘI CHứA MẠI DÂM, TỘI MÔI GIỚI MẠI DÂM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIễN (*) TS, Ban Thư ký Bộ Tư pháp. 46 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 22(183) 112010 THỰC TIễN PHÁP LUẬT của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Theo quy định tại khoản 1 Điều 254 và khoản 1 Điều 255 BLHS thì: 1) Tội chứa mại dâm là hành vi chứa mại dâm; 2) Tội môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm. Theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm ngày 14/3/2003 (Pháp lệnh PCMD) thì: “1) Tội chứa mại dâm là hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện để thực hiện việc mua dâm, bán dâm. 2) Tội môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm”. Dưới góc độ khoa học luật hình sự, hiện nay ở Việt Nam còn có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm. Quan điểm thứ nhất cho rằng, “1) Tội chứa mại dâm là hành vi hành vi tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho hoạt động mại dâm được thực hiện; 2) Tội môi giới mại dâm là hành vi làm trung gian bằng cách dụ dỗ hoặc dẫn dắt cho hoạt động mại dâm giữa người mua dâm và người bán dâm”1. Quan điểm thứ hai cho rằng, “1) Tội chứa mại dâm là hành vi cho thuê chỗ, cho mượn chỗ, bố trí chỗ, bố trí gái mại dâm, tạo điều kiện cho người mua, bán dâm hoạt động; 2) Tội môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ, dẫn dắt, làm trung gian cho người mua dâm và người bán dâm gặp nhau để mại dâm”2. Quan điểm thứ ba cho rằng, “1) Tội chứa mại dâm là hành vi cho thuê, cho mướn địa điểm hoặc tạo các điều kiện vật chất khác cho hoạt động mại dâm; bố trí người canh gác bảo vệ cho hoạt động mại dâm; nhận gái mại dâm là người làm thuê, là nhân viên để che mắt nhà chức trách và cho hoạt động bán dâm; cho gái bán dâm hoạt động ở nơi kinh doanh của mình để trục lợi; 2) Tội môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm”3. Tuy còn có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm, nhưng qua phân tích, chúng tôi thấy các quan điểm trên có những điểm chung đó là: 1) Về tội chứa mại dâm, đều là hành vi tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho hoạt động mại dâm; 2) Về tội môi giới mại dâm, đều là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm. Trên cơ sở khái niệm tội phạm nói chung, các quy định của BLHS, Pháp lệnh PCMD, các quan điểm về khái niệm tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm, chúng tôi đưa ra khái niệm tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm như sau: 1) Tội chứa mại dâm là hành vi tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho hoạt động mại dâm; do người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 14 hoặc 16 tuổi trở lên cố ý thực hiện; xâm phạm đến trật tự nơi công cộng. 2) Tội môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm; do người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 14 hoặc 16 tuổi trở lên cố ý thực hiện; xâm phạm đến trật tự nơi công cộng. 1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm 1.2.1. Khách thể của tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Xuất phát từ khái niệm khách thể của tội phạm nói chung, có thể xác định khách thể của tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm là trật tự công cộng. Hành vi mại dâm tác động tiêu cực đến nếp sống văn minh, huỷ hoại nhân cách con người, gây thiệt hại về vật chất, tinh thần cho nhiều gia đình, cá nhân, là nguyên nhân làm phát sinh nhiều loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác, làm lây truyền nhiều bệnh xã hội nguy hiểm. 1.2.2. Mặt khách quan của tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm Mặt khách quan của tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm là những biểu hiện của tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm ra thế giới khách quan. Trong tổng thể đó, có thể xác định mặt khách quan của tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm qua dấu hiệu quan trọng nhất - hành vi (1) Võ Khánh Vinh chủ biên (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 515-519. (2) Lê Cảm chủ biên (2003), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 605-611. (3) Lê Cảm chủ biên (2003), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 602-605. Số 22(183) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 4711 2010 THỰC TIễN PHÁP LUẬT khách quan của tội phạm. Theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh PCMD thì: “1) Hành vi chứa mại dâm là hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện để thực hiện việc mua dâm, bán dâm. 2) Hành vi môi giới mại dâm là hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt của người làm trung gian để các bên thực hiện việc mua dâm, bán dâm”. Theo Công văn số 105/2003/KHXX ngày 18/8/2003 của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) Về việc áp dụng Điều 254 BLHS năm 1999 thì: “Cho thuê, cho mượn địa điểm, phương tiện để hoạt động mại dâm” quy định tại khoản 4 Điều 3 của Pháp lệnh PCMD là hành vi của tổ chức, cá nhân có quyền quản lý, chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản mà cho thuê, cho mượn để hoạt động mại dâm”. Theo quy định tại mục 1 phần II Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS năm 1999 thì: “Trong trường hợp chủ hoặc người quản lý khách sạn, nhà trọ... gọi gái mại dâm đến cho khách để họ mua bán dâm ngay tại khách sạn, nhà trọ... thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của người gọi gái mại dâm thì người đó chỉ phải chịu TNHS về “tội chứa mại dâm”. Trong trường hợp chủ hoặc người quản lý khách sạn, nhà trọ... vừa gọi gái mại dâm đến cho khách để họ mua bán dâm ngay tại khách sạn, nhà trọ... thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của người gọi gái mại dâm vừa còn gọi gái mại dâm khác cho khách mua dâm khác để họ thực hiện việc mua bán dâm tại nơi khác thì người đó phải chịu TNHS về “tội chứa mại dâm” và “tội môi giới mại dâm””. 1.2.3. Chủ thể của tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm Theo quy định tại khoản 3 Điều 8, các Điều 12, 13, 254, 255 BLHS thì chủ thể của tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm không phải là chủ thể đặc biệt, tức là bất cứ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự (TNHS) và đạt độ tuổi luật định khi thực hiện tội phạm chứa mại dâm, môi giới mại dâm - từ đủ 14 hoặc 16 tuổi trở lên (tùy từng khung hình phạt). Khoản 1 Điều 13 BLHS năm 1999 quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu TNHS; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh”. Căn cứ vào quy định trên, người thực hiện hành vi chứa mại dâm, môi giới mại dâm được xác định là có năng lực TNHS tại thời điểm họ thực hiện hành vi phạm tội nếu ở thời điểm đó, họ nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà họ thực hiện, đồng thời, có khả năng điều khiển được hành vi ấy phù hợp với đòi hỏi của xã hội (nghĩa là họ không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình hoặc tuy mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác nhưng họ không mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình). 1.2.4. Mặt chủ quan của tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm Theo quy định tại Điều 254, 255 BLHS, thì tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Trong tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm, chủ thể có ý thức lựa chọn xử sự gây thiệt hại cho xã hội trong khi có đủ điều kiện không thực hiện hành vi đó. Người chứa mại dâm, môi giới mại dâm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị luật hình sự cấm, nhận thức rõ tính chất xâm phạm đến trật tự công cộng nhưng vẫn tìm mọi cách thực hiện. Mặt khác, tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm được xây dựng dưới dạng cấu thành tội phạm hình thức - dấu hiệu hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành cơ bản của tội phạm này. Vì vậy, việc các chủ thể thực hiện hành vi chứa mại dâm, môi giới mại dâm nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà vẫn quyết định thực hiện hành vi đó đã có thể khẳng định thái độ mong muốn hậu quả của chủ thể. 1.3. Các tình tiết tăng nặng định khung của tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm - Có tổ chức Theo khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999 thì 48 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 22(183) 112010 THỰC TIễN PHÁP LUẬT phạm tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm có tổ chức là hình thức đồng phạm chứa mại dâm, môi giới mại dâm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. - Có tính chất chuyên nghiệp Theo hướng dẫn tại điểm d mục 9 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TANDTC ngày 12/5/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS năm 1999 thì trường hợp chứa mại dâm, môi giới mại dâm bị coi là “có tính chất chuyên nghiệp” nếu chứa mại dâm, môi giới mại dâm từ năm lần trở lên và lấy tiền, hiện vật do chứa mại dâm, môi giới mại dâm mà có làm nguồn sống chính. - Cưỡng bức mại dâm Cưỡng bức mại dâm là trường hợp ép buộc người khác phải bán dâm trái với ý muốn của họ. - Phạm tội nhiều lần Theo hướng dẫn tại mục 4 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán TANDTC nói trên thì: “Chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần” đối với người chứa mại dâm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Chứa mại dâm (không phân biệt tại một địa điểm hay tại các địa điểm khác nhau) một đôi hoặc nhiều đôi mua bán dâm khác nhau từ hai lần trở lên trong các khoảng thời gian khác nhau (không phân biệt thời gian dài hay ngắn); b) Chứa mại dâm hai đôi mua bán dâm trở lên độc lập với nhau trong cùng một khoảng thời gian; c) Chứa mại dâm một người mua bán dâm với hai người trở lên trong các khoảng thời gian khác nhau. Không coi là phạm tội nhiều lần trong các trường hợp sau đây: a) Chứa mại dâm một đôi mua bán dâm trong một khoảng thời gian liên tục; b) Chứa mại dâm nhiều người (một nhóm) cùng đến mua bán dâm, nhưng chỉ một người trong số họ hoặc một số người trong số họ hoặc tất cả họ cùng nhau thoả thuận đứng ra giao dịch với người chứa mại dâm để trả tiền thuê địa điểm, phương tiện một lần và việc mua bán dâm diễn ra trong cùng một khoảng thời gian”. (Môi giới mại dâm nhiều lần cũng được hiểu tương tự như trên). - Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng trong tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm là trường hợp chứa mại dâm, môi giới mại dâm làm mất trật tự xã hội; làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm; làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của cán bộ, công chức hoặc uy tín của các cơ quan, tổ chức; làm xói mòn đạo đức truyền thống; làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của con người... - Tái phạm nguy hiểm Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 BLHS thì người phạm tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm bị coi là tái phạm nguy hiểm nếu: 1) Đã bị kết án về tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm (theo khoản 2, 3, 4 Điều 254; khoản 2, 3, 4 Điều 255), chưa được xoá án tích mà lại phạm tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm (theo khoản 2, 3, 4 Điều 254; khoản 2, 3, 4 Điều 255); 2) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm. Sở dĩ như vậy, là vì tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm có trường hợp là tội phạm nghiêm trọng (khoản 1 Điều 254; khoản 1 Điều 255), có trường hợp là tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng (khoản 2, 3, 4 Điều 254; khoản 2, 3, 4 Điều 255). - Đối với nhiều người Chứa mại dâm, môi giới mại dâm đối với nhiều người là chứa mại dâm, môi giới mại dâm từ hai người bán hoặc hai người mua dâm trở lên, cùng thời điểm hoặc khác thời điểm, nhưng chưa lần nào bị xét xử, cũng chưa lần nào hết thời hiệu truy cứu TNHS. - Đối với trẻ em hoặc người chưa thành niên Chứa mại dâm, môi giới mại dâm đối với trẻ em là trường hợp chứa mại dâm, môi giới mại dâm người từ đủ 13 nhưng chưa đủ 16 tuổi. Nếu chứa mại dâm, môi giới mại dâm người dưới 13 tuổi thì có thể bị xử phạt về tội hiếp dâm trẻ em theo quy định tại khoản 4 Điều 112 BLHS. Chứa mại dâm, môi giới mại dâm đối với người chưa thành niên là trường hợp chứa mại dâm, môi giới mại dâm người từ đủ 16 nhưng chưa đủ 18 tuổi. Nếu chứa mại dâm, môi giới mại dâm người từ đủ 18 tuổi trở lên thì không Số 22(183) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 4911 2010 THỰC TIễN PHÁP LUẬT bị áp dụng tình tiết tăng nặng định khung này. Tiểu mục 2 mục 11 phần II Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 của TANDTC Về việc giải đáp các vấn đề nghiệp vụ hướng dẫn như sau: “a-Nếu xác định được tháng cụ thể, nhưng không xác định được ngày nào trong tháng đó thì lấy ngày mồng một của tháng đó làm ngày sinh của người bị hại để xem xét TNHS đối với bị can, bị cáo; b-Nếu xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày, tháng nào trong quý đó thì lấy ngày mồng một của tháng đầu của quý đó làm ngày sinh của người bị hại để xem xét TNHS đối với bị can, bị cáo; c-Nếu xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày, tháng nào của nửa đầu năm hay nửa cuối năm thì lấy ngày mồng một tháng giêng hoặc ngày mồng một tháng bảy tương ứng của năm đó làm ngày sinh của người bị hại để xem xét TNHS đối với bị can, bị cáo; d-Nếu không xác định được nửa năm nào, quý nào, tháng nào trong năm, thì lấy ngày mồng một tháng giêng của năm đó làm ngày sinh của người bị hại để xem xét TNHS đối với bị can, bị cáo”. 1.4. Hình phạt đối với tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Mục đích của hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn nhằm giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống. Xem xét cụ thể các hình phạt mà BLHS quy định đối với tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm ta thấy, các hình phạt, mức phạt được xác định rất cụ thể, bao gồm cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung. - Các hình phạt chính BLHS quy định hai loại hình phạt chính áp dụng đối với người phạm tội chứa mại dâm, đó là tù có thời hạn “từ một năm đến hai mươi năm” và tù chung thân; một loại hình phạt chính áp dụng đối với người phạm tội môi giới mại dâm, đó là tù có thời hạn “từ sáu tháng đến hai mươi năm”. - Các hình phạt bổ sung BLHS năm 1999 quy định ba loại hình phạt bổ sung áp dụng đối với người phạm tội chứa mại dâm tại khoản 5 Điều 254 là “phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế từ một năm đến năm năm”; một loại hình phạt bổ sung áp dụng đối với người phạm tội môi giới mại dâm tại khoản 5 Điều 255 là “phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng”. 2. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm 2.1. Thực tiễn định tội danh đối với tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm Trong những năm qua, nhiều vụ án chứa mại dâm, môi giới mại dâm lớn đã bị phát hiện, xử lý nhanh chóng, kịp thời, nghiêm minh, đáp ứng được một phần yêu cầu đấu tranh phòng, chống các tội phạm này. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn một số trường hợp bỏ lọt tội phạm chứa mại dâm, môi giới mại dâm hoặc định sai tội danh. Vụ án sau đây là một minh chứng cho nhận định này (Hộp 1). 2.2. Thực tiễn định khung và quyết định hình phạt đối với tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm Trong những năm gần đây, khi xét xử các bị cáo về tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm, nhiều Tòa án đã áp dụng đúng khung và mức hình phạt, góp phần đạt được mục đích phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung của hình phạt. Tuy nhiên, cũng có không ít vụ Tòa án xử phạt quá nặng hoặc quá nhẹ, do áp dụng không đúng tình tiết tăng nặng định khung và tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS. Vụ án sau đây là một ví dụ (Hộp 2). 3. Phương hướng hoàn thiện các quy định của BLHS về tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm Thứ nhất, bổ sung tội “Bán dâm”, “Tổ chức hoạt động mại dâm”, “Cưỡng bức bán dâm” và “Bảo kê mại dâm”. Theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh PCMD thì: “Bán dâm là hành vi giao 50 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 22(183) 112010 THỰC TIễN PHÁP LUẬT cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Tổ chức hoạt động mại dâm là hành vi bố trí, sắp xếp để thực hiện việc mua dâm, bán dâm. Cưỡng bức bán dâm là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn buộc người khác phải thực hiện việc bán dâm. Bảo kê mại dâm là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín hoặc dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mại dâm”5. Các hành vi này hiện nay hoặc là chỉ bị xử lý hành chính (như hành vi bán dâm) hoặc là bị xử lý hình sự về cùng tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm. Theo chúng tôi, việc không xử lý hình sự người bán dâm, nhất là những đối tượng bán dâm chuyên nghiệp và đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm rõ ràng là bỏ lọt tội phạm, không ngăn chặn được tệ nạn mại dâm. Vì vậy, đã đến lúc cần trừng trị cả người bán dâm nếu họ “đã bị xử lý hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”. Việc xử lý hình sự các hành vi “tổ chức hoạt động mại dâm”, “cưỡng bức bán dâm” và “bảo kê mại dâm” về cùng tội “Chứa mại dâm, môi giới mại dâm” là chưa đúng với quy định về đồng phạm, không phù hợp với tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, không thể hiện được nguyên tắc phân hóa TNHS. Vì vậy, để khắc phục hạn chế này, cần bổ sung các tội “Tổ chức hoạt động mại dâm”, “Cưỡng bức bán dâm” và “Bảo kê mại dâm” vào BLHS. Hơn nữa, về thực tiễn, thời gian qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã khám phá, đưa ra truy tố, xét xử nhiều vụ án trong đó các bị cáo đầu vụ thường là những “tú bà” có tên tuổi trong giới ăn chơi. (5) Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm ngày 14 tháng 3 năm 2003. Đinh Thị Hải Yến có quen biết với Phùng Thị Sến từ năm 2000 do Yến thường sang Trung Quốc mua vải của Sến. Cuối tháng 02/2003, Sến nhờ Yến tìm người giúp việc tại quán cắt tóc của Sến ở cửa khẩu Thiên Bảo, và nếu khách có nhu cầu thì bán dâm. Yến nhận lời giúp và đã rủ Hoàng Thị Hương sang làm nghề cắt tóc, bán dâm tại quán của Sến, Hương đồng ý. Sến cũng nói với Yến và Hương nếu tìm được phụ nữ Việt Nam trẻ đẹp khoảng 16 đến 17 tuổi đưa đến nhà Sến, Sến sẽ trả 1.000.000 đồng một người. Tối ngày 01/3/2003, Yến và Hương đã rủ cháu Phàn Thị Duyên và Phàn Thị Vân là hàng xóm của Hương nói là đi làm thuê ở thị xã Hà Giang, tiền công mỗi ngày được 15.000 đồng, nên Vân và Duyên đồng ý đi. Vân và Duyên cùng được đưa sang Trung Quốc qua đường rừng, đến nhà Sến. Sến đã trả cho Yến 1.500.000 đồng và trả cho Hương 1.000.000 đồng, nhưng mới ứng trước cho Hương 500.000 đồng để mua quần áo, còn lại Sến giữ hộ. Sau đó, Sến đã tổ chức cho Duyên và Vân hành nghề mại dâm, còn Hương làm phục vụ tại nhà Sến. Đến ngày 0142003, Sến đồng ý cho Hương và Duyên trở về Việt Nam. Khi về đến Việt Nam, Duyên đã tố cáo hành vi mua bán phụ nữ của Sến, Yến và Hương. Phàn Thị Vân ở lại tiếp tục bán dâm đến ngày 06/7/2003 cũng trở về Việt Nam. Tại bản án hình sự sơ thẩm số 105/HSST ngày 21/11/2003, Toà án nhân dân tỉnh Hà Giang áp dụng các điểm a và d khoản 2 Điều 119; các điểm đ và g khoản 2 Điều 120; điểm p khoản 1 Điều 46 đối với Đinh Thị Hải Yến và Hoàng Thị Hương và Điều 50 BLHS, xử phạt: Phùng Thị Sến sáu năm tù về tội mua bán phụ nữ, mười hai năm tù về tội mua bán trẻ em, tổng hợp hình phạt chung cho cả hai tội là mười tám năm tù; Đinh Thị Hải Yến sáu năm tù về tội mua bán phụ nữ, mười một năm tù về tội mua bán trẻ em, tổng hợp hình phạt chung cho cả hai tội là mười bảy năm tù; Hoàng Thị Hương năm năm tù về tội mua bán phụ nữ, mười năm tù về tội mua bán trẻ em, tổng hợp hình phạt chung cho cả hai tội là mười lăm năm tù. Trong vụ án này, mặc dù Phùng Thị Sến có hành vi chứa mại dâm, môi giới mại dâm nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng đã bỏ lọt tội phạm này. (Hộp 1) Số 22(183) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 5111 2010 THỰC TIễN PHÁP LUẬT Những bị cáo này thường lập ra các đường dây “gái gọi” với quy mô lớn, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt gồm ba nhóm người như sau: Nhóm đầu tiên gồm những gái mại dâm, thường là những cô gái ở các vùng quê được các “tú bà” nuôi trong các cửa hàng, quán ka- ra-ô-kê, hiệu làm đầu trá hình... Tham gia vào đội ngũ này có cả những cô gái sống và làm việc trên địa bàn, thậm chí có cả người mẫu, ca sĩ. Khi có khách mua dâm, “tú bà” sẽ điều gái mại dâm (có sẵn trong nhà mình hoặc điện thoại theo danh sách đã đăng ký) đến khách sạn hoặc địa điểm theo yêu cầu của khách mua dâm để thực hiện việc bán dâm. Nhóm thứ hai gồm những người làm nhiệm vụ tiếp thị, tìm khách mua dâm, thường là những nhân viên khách sạn, nhà hàng hoặc hướng dẫn viên du lịch. Khi có khách cần mua dâm thì báo cho “tú bà” biết về thời gian, địa điểm và yêu cầu của khách đối với đối tượng bán dâm. Nhóm thứ ba là những tên làm nhiệm vụ bảo kê, đưa đón, quản lý, bảo vệ gái mại dâm theo sự điều hành của “tú bà”. Những tên này còn làm cả nhiệm vụ giám sát, khống chế, không để các cô gái bỏ trốn hoặc sẵn sàng dùng vũ lực, đe doạ vùng vũ lực buộc các cô gái phải bán (Hộp 2) Nguyễn Văn Thái và Trịnh Thị Hiên do quen biết với Nguyễn Thị Mai Hương và biết Hương có cửa hàng bán giải khát và ka-ra-ô-kê, ngày 03/3/1999, Hiên đến nhà Hương thuê hai phòng tại tầng 4 với giá 600.000 đồng/1 phòng, còn quầy bar ở tầng 1 và phòng hát ka-ra-ô-kê ở tầng 2 thì Hiên thoả thuận để Hiên tạm thời quản lý “nếu làm ăn được sẽ nói chuyện sau”. Để đối phó với Công an, Hiên lập hệ thống báo động từ bếp lên tầng 4. Hiên và Thái đã tuyển chọn gái bán dâm và Hương đi đăng ký tạm trú cho ăn ở tại nhà. Hàng ngày, người đứng quầy bar giới thiệu khách có nhu cầu mua dâm cho Hiên, Thái hoặc khách thoả thuận trực tiếp với Hiên, Thái với giá 60.000 đồng/1 lượt “tàu nhanh” và 200.000 đồng/1 lượt qua đêm. Khoảng 11 giờ ngày 22/3/1999, khi có khách đang mua dâm thì bị bắt. Vì hành vi trên, tại Bản án hình sự sơ thẩm số 1996/HSST ngày 24, 27/12/1999, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã áp dụng điểm b khoản 3 Điều 202, khoản 3 Điều 218, riêng Thái áp dụng thêm khoản 2 Điều 218 BLHS xử phạt: Nguyễn Văn Thái mười sáu năm tù, Trịnh Thị Hiên mười lăm năm tù đều về tội “Chứa mại dâm”. Phạt tiền mỗi bị cáo Thái, Hiên 3.000.000 đồng. Áp dụng điểm b khoản 2 Điều 202, khoản 3 Điều 218 BLHS xử phạt Nguyễn Thị Mai Hương bảy năm tù về tội “Chứa mại dâm”. Phạt tiền bị cáo 2.000.000 đồng. Ngày 07/01/2000, Nguyễn Thị Mai Hương kháng cáo xin xem xét lại bản án sơ thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm nhận xét: hành vi của bị cáo Nguyễn Thị Mai Hương phạm vào Điều 254 khoản 2 có mức hình phạt từ năm năm đến mười lăm năm tù. Hơn nữa, tại phiên toà, bị cáo thành khẩn nhận tội, ăn năn hối cải, sau khi xét xử sơ thẩm đã nộp phạt 2.000.000 đồng, vai trò của bị cáo trong vụ án có mức độ, hiện tại gia đình gặp khó khăn, Hội đồng xét xử thấy cần xem xét giảm một phần hình phạt cho bị cáo. Vì bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 BLHS nên cho bị cáo hưởng dưới mức khởi điểm của khoản 2 Điều 254. Từ những nhận xét trên, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định áp dụng Điều 254 khoản 2 điểm c; Điều 46 khoản 1 điểm b, p; Điều 47 BLHS 1999, giảm hình phạt cho bị cáo Nguyễn Thị Mai Hương từ bảy năm xuống còn bốn năm tù về tội “Chứa mại dâm”6. Qua vụ án này cho thấy, do không đánh giá đúng các tình tiết của vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm đã xử phạt quá nặng, không tương xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. (6) Bản án hình sự phúc thẩm số 1318/HSPT ngày 10 tháng 7 năm 2000 của Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội. 52 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 22(183) 112010 THỰC TIễN PHÁP LUẬT dâm theo chỉ đạo của “tú bà”. Phân tích hành vi của “tú bà” và đồng bọn trong những vụ án trên thấy rằng, hành vi này không đủ dấu hiệu cấu thành tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm vì chúng rất tinh vi, không bao giờ sử dụng nhà ở, cửa hàng của mình hoặc thuê, mượn địa điểm, phương tiện để thực hiện việc mua dâm, bán dâm. Địa điểm mại dâm thường là nơi ở của khách hoặc do gái mại dâm đến khách sạn tự thuê. Hành vi của chúng cũng không đơn thuần chỉ là dụ dỗ, dẫn dắt làm trung gian để kẻ mua, người bán gặp nhau thực hiện việc mua dâm, bán dâm mà là tổ chức hoạt động mại dâm với đường dây khép kín, từ việc chăn nuôi sẵn đội ngũ gái mại dâm đến việc bố trí, sắp xếp cho họ bán dâm. Trường hợp cần thiết chúng còn chỉ đạo bọn đàn em sử dụng cả vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác buộc các cô gái phải bán dâm theo yêu cầu của khách. Theo Pháp lệnh PCMD, hành vi của “tú bà” và đồng bọn trong trường hợp này là hành vi tổ chức hoạt động mại dâm (có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn nhiều so với hành vi môi giới mại dâm). Do BLHS hiện hành không quy định tội “Tổ chức hoạt động mại dâm”, “Cưỡng bức bán dâm” và “Bảo kê mại dâm” thành tội độc lập nên hành vi của “tú bà” và đồng bọn chỉ có thể bị truy cứu TNHS về tội “Môi giới mại dâm” với tình tiết định khung tăng nặng là “có tổ chức”. Việc truy cứu TNHS về tội môi giới mại dâm trong trường hợp này rõ ràng là chưa phản ánh đúng các tình tiết khách quan của hành vi phạm tội, chưa đánh giá hết tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, dẫn đến cá thể hoá hình phạt không nghiêm, làm giảm hiệu quả đấu tranh phòng, chống các tội phạm này7. Để phù hợp với sự thay đổi trên, cần bỏ tình tiết tăng nặng định khung “cưỡng bức mại dâm” tại điểm b, khoản 2 Điều 254 BLHS (vì tình tiết “cưỡng bức mại dâm” đã được quy định là tình tiết định tội). Thứ hai, bổ sung tình tiết tăng nặng định khung “thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn” vào tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm. Từ trước đến nay, khi xét xử những vụ chứa mại dâm, môi giới mại dâm có dấu hiệu “thu lợi bất chính lớn, rất lớn, đặc biệt lớn” các Tòa án thường rất lúng túng vì không biết phải áp dụng tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng” hay không áp dụng tình tiết tăng nặng nào (vì tình tiết “thu lợi bất chính lớn, rất lớn, đặc biệt lớn” không phải là tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng”). Để không bỏ lọt các trường hợp phạm tội nguy hiểm này, cần bổ sung tình tiết tăng nặng định khung “thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn” vào tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm theo như hướng dẫn tại tiểu mục 7. 3 mục 7 phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ- HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC: “a. Thu lợi bất chính từ năm triệu đồng đến dưới mười lăm triệu đồng là lớn; b. Thu lợi bất chính từ mười lăm triệu đồng đến dưới bốn mươi lăm triệu đồng là rất lớn; c. Thu lợi bất chính từ bốn mươi lăm triệu đồng trở lên là đặc biệt lớn”. Kết luận Mại dâm là tệ nạn xã hội trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh hướng xấu đến sức khoẻ, giống nòi, đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, trật tự an toàn xã hội; để lại hậu quả nghiêm trọng cho các thế hệ sau. Vì vậy, mọi hình thức thể hiện của tệ nạn này phải được ngăn ngừa, những người vi phạm phải bị nghiêm trị. Một trong những biện pháp đấu tranh phòng, chống có hiệu quả loại tội phạm này là hoàn thiện quy định của BLHS về tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm, cả về tình tiết định tội và các tình tiết tăng nặng định khung theo hướng như đã nêu trên. Những kiến nghị sửa đổi, bổ sung này sẽ tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc để trừng trị và xử lý nghiêm những hành vi phạm tội nguy hiểm này. (7) Nguyễn Văn Trượng (2007), “Thực tiễn áp dụng các quy định của BLHS về tội phạm liên quan đến mại dâm và những vấn đề cần hoàn thiện”, Tạp chí TAND, (số 24), tr. 29-32.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftoi_chua_mai_dam_toi_moi_gioi_mai_dam_ly_luan_va_thuc_tien.pdf
Tài liệu liên quan