Thứ ba, về dài hạn, với sự thay đổi về
quan niệm và thực tế xu hướng tình dục hiện
nay, quan hệ đồng tính có xu hướng gia tăng
(nam - nam; nữ - nữ), vì vậy, trong trường
hợp sửa đổi bổ sung BLHS 2015, để tránh
bỏ lọt tội phạm, cần mở rộng chủ thể của
loại tội phạm này theo hướng buộc tội cả các
chủ thể hành vi là nữ dâm ô trẻ em nữ
và/hoặc nam. Việc này cần thay đổi đồng
thời với việc tăng nặng hình phạt theo
hướng nêu trên (sau một thời gian áp dụng
theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao như kiến nghị trên
đây), tất nhiên, cần cân nhắc, tính toán trong
bối cảnh toàn thể các tội phạm trong BLHS
2015 (nếu được sửa đổi, bổ sung trong thời
gian 5-10 năm tới). Ngoài ra, Việt Nam có
thể áp dụng hình phạt bổ sung đối với loại
tội phạm này bằng cách “thiến hóa học” đối
với các bị cáo xâm hại tình dục trẻ em (hiếp
dâm, dâm ô với trẻ em) như một số nước đã
áp dụng (Ba Lan, Hàn Quốc, Philipines, Indonesia, một số bang của Hoa Kỳ.)
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tội dâm ô với trẻ em: Một số thực trạng và giải pháp pháp lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
44
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 13(317) T7/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
TÖÅI DÊM Ö VÚÁI TREÃ EM: MÖÅT SÖË THÛÅC TRAÅNG
VAÂ GIAÃI PHAÁP PHAÁP LYÁ
pHạM Quang Huy*
1. Thực trạng tội phạm dâm ô với trẻ em
1.1. Từ vụ việc “Minh Béo”
Ngày 29/3/2016, Kênh truyền hình
ABC7 (Hoa Kỳ) đưa tin Hồng Quang Minh
(tên thật của diễn viên hài Minh Béo) bị
Công tố viên Quận Orange (Quận Cam) bắt
vì tấn công tình dục một nam thiếu niên.
Theo ABC7, Minh Béo phải đối mặt với
nhiều tội, trong đó có khẩu dâm trẻ vị thành
niên và cố gắng để thực hiện một hành động
khiêu dâm đối với một đứa trẻ ở độ tuổi dưới
141. Cũng theo hãng tin này, Công tố viên
nói rằng ngày 20/3, Minh Béo tiếp cận với
một nhóm vũ công tham gia cuộc thi tài
năng trên đài phát thanh ở Huntington
Beach. Anh bị cáo buộc lạm dụng tình dục
một cậu bé vào ngày 23/3/2016 tại một buổi
làm việc. Cậu bé này đã báo lại sự việc cho
cảnh sát và nhà chức trách nhanh chóng tiến
hành điều tra. Ngày hôm sau, một cảnh sát
mật của khu Garden Grove đóng giả trẻ dưới
14 tuổi, tiếp cận Minh Béo. Diễn viên hài bị
cáo buộc cố gắng sắp xếp cuộc gặp với trẻ
vị thành niên với ý định lạm dụng tình dục
và bị bắt giữ ngay sau đó. Nếu muốn tại
ngoại, số tiền bảo lãnh Minh Béo phải lên
tới một triệu USD. Phiên điều trần đầu tiên
tại Tòa án diễn ra vào ngày 15/4/2016 (một
số báo chí Việt Nam nhầm lẫn đây là phiên
xét xử tại Tòa án).
Trong khi vụ Minh Béo vẫn còn đang
tốn giấy mực của báo chí và mạng xã hội thì
đến ngày 01/4/2016, Báo Lao động đưa tin
về vụ việc một thầy giáo tiểu học dâm ô với
học sinh2 tại Lào Cai. Vì tính chất đạo đức,
các vụ việc liên quan đến xâm hại tình dục
trẻ em thường thu hút sự chú ý của công
luận.
1.2. Thực trạng tội phạm dâm ô với trẻ
em
Theo thống kê của ngành Tòa án, thực
trạng 02 năm gần nhất (2014-2015) của tội
phạm này như sau3:
* ThS, LS. Nghiên cứu viên độc lập, Trưởng Văn phòng luật sư Hàn Sĩ Huy.
1 Eileen Frere, ABC7, vietnamese entertainer in garden grove charged with sexual assault of boy, see
2 Long Nguyễn, Báo Lao động, Lào Cai lại rúng động vì thầy giáo dâm ô học sinh tiểu học,
luat/lao-cai-lai-rung-dong-vi-thay-giao-dam-o-hoc-sinh-tieu-hoc-535787.bld
3 Vụ Tổng hợp - Tòa án nhân dân tối cao (2015), Báo cáo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao năm 2014-2015.
45
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 13(317) T7/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
Theo bảng nêu trên, hình phạt cho
người phạm tội dâm ô với trẻ em chủ yếu là
dưới 3 năm. Trong đó, xét trên tổng số vụ án
được Tòa án thụ lý, năm 2014, hình phạt này
chiếm 64,34% và năm 2015 là 57,03%.
Hình phạt nặng cho tội phạm này rất hiếm.
2. Tội dâm ô với trẻ em theo pháp luật
hình sự Việt nam
2.1. Bộ Hình luật Việt Nam Cộng hòa
1972
Trần Thúc Linh định nghĩa và nhận định
về “Dụ dỗ vị thành niên” là “Dùng gian trá
hay bạo lực mà đoạt ngang trẻ vị thành niên,
hay là quyến rũ, dẫn dắt chúng ra khỏi nơi
mà chúng được người có quyền quản giáo
đặt để là phạm tội dụ dỗ vị thành niên, do
các điều 354 và kế tiếp hình luật canh cải dự
liệu và trừng phạt”4. Theo đó, “nếu đứa trẻ
bị dụ dỗ dưới 14 tuổi mà lại là con gái, hình
phạt sẽ là giam từ 1 năm đến 5 năm. Hình
luật áp dụng ở Nam phần chỉ trừng trị riêng
một tội dụ dỗ vị thành niên. Hình luật Trung
phần và Bắc phần phạt luôn cả tội dụ dỗ đàn
bà, con gái: tù từ 1 đến 5 năm. Nếu đã dụ dỗ
lại đem cầm bán thì bị khổ sai từ 6 đến 8
năm (điều 311 HLTP5 và 208 HLBP6)”7. Đối
với loại tội phạm này, Hà Như Vinh nhận
định: “Bị cáo phải có ý định phạm pháp. Tòa
án không chú ý tới mục đích mà bị cáo đã
theo đuổi. Không nhất thiết là bị cáo đã có
ý định lợi dụng (abusés) vị thành niên; chỉ
cần rằng bị cáo đã muốn đặt vị thành niên ra
ngoài phạm vi quyền lực của cha mẹ nó”8.
Pháp luật hình sự Việt Nam Cộng hòa
quy định về các tội liên quan đến trẻ em
trong Chương thứ II (Trọng tội và khinh tội
xâm phạm mỹ tục), từ Điều 354 đến Điều
356, cụ thể:
- Điều thứ 354 Bộ Hình luật 1972:
“Người nào xâm phạm hay toan xâm phạm
liêm sỉ có bạo hành trên thân thể một người,
nam hay nữ, sẽ bị phạt cấm cố. Nếu nạn
nhân là vị thành niên dưới 15 tuổi, can phạm
sẽ bị phạt khổ sai hữu hạn”
- Điều thứ 355 Bộ Hình luật 1972:
“Người nào phạm tội hiếp dâm sẽ bị phạt
khổ sai hữu hạn. Nếu nạn nhân là vị thành
niên dưới 15 tuổi, can phạm sẽ bị phạt mức
tối đa khổ sai hữu hạn”.
- Điều thứ 356 Bộ Hình luật 1972: “Nếu
can phạm là tôn thuộc của nạn nhân, hoặc
thuộc hạng người có quyền hành đối với nạn
4 Trần Thúc Linh, Danh từ pháp luật lược giải, Khai Trí, Sài Gòn, 1966, tr. 357.
5 HLTP: Hình luật Trung phần.
6 HLBP: Hình luật Bắc phần.
7 Trần Thúc Linh, Sđd, tr 358.
8 Hà Như Vinh, Hình luật đặc biệt Việt Nam, Khai Trí, Sài Gòn, 1969, tr. 365.
46
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 13(317) T7/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
nhân, hoặc là thầy giáo hay gia nhân của nạn
nhân, hoặc là gia nhân của những người kể
trên, hoặc là giáo sĩ, tu sĩ, hình phạt sẽ là khổ
sai hữu hạn, trong trường hợp nói ở đoạn 1
của các điều 353 và 354 và khổ sai chung
thân, trong các trường hợp nói ở đoạn 2 của
các điều 354 và 355”9.
Như vậy, riêng với các chủ thể có quyền
hành đối với nạn nhân của các tội liên quan
đến trẻ em, Bộ Hình luật 1972 dự liệu tăng
nặng hình phạt.
2.2. Ba Bộ luật Hình sự thống nhất
Tính đến năm 2015, Quốc hội Việt Nam
thống nhất đã ban hành ba Bộ luật Hình sự
(BLHS) gồm có BLHS mới (BLHS 2015)
thay thế BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung năm
2009 (BLHS 2009); BLHS 2009 thay thế
BLHS 1985. Theo đó, tội dâm ô với trẻ em
được sửa đổi qua ba lần pháp điển hóa
BLHS, cụ thể như sau: (xem Bảng 2. So
sánh ba BLHS đối với tội dâm ô trẻ em -
trang sau)
Bình luận về Điều 114 BLHS 1985,
nhóm tác giả của Viện Nghiên cứu Khoa học
pháp lý cho rằng, “Khách thể của tội giao
cấu với người dưới 16 tuổi là sự phát triển
bình thường về thể chất và sinh lý của các
em ở lứa tuổi này” và “Mặt khách quan của
tội phạm biểu hiện ở hành vi của người đã
thành niên giao cấu với người chưa thành
niên từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Tính chất
nguy hiểm của hành vi là ở chỗ, người chưa
thành niên ở lứa tuổi này là người chưa phát
triển đầy đủ về tâm sinh lý và sức khỏe, do
đó giao cấu với đối tượng này sẽ gây nguy
hiểm cho sự phát triển bình thường của họ.
Mặt khác, tuy việc giao cấu có sự thuận tình
của người bị hại nhưng do bị hạn chế về
kinh nghiệm sống, việc quyết định tình dục
khó được sáng suốt, nên dễ bị rủ rê nhẹ dạ,
bởi vậy cần bảo vệ các em khỏi sự lợi dụng
của người lớn tuổi”. Cũng nhóm tác giả này
nhận định “Về mặt chủ quan, tội phạm được
thực hiện do cố ý. Người phạm tội biết rõ
người mà mình giao cấu chưa đủ 16 tuổi
nhưng vẫn có quan hệ tình dục. Nếu người
phạm tội nhầm về độ tuổi của người bị hại
do hình dáng bên ngoài (như chiều cao, sự
phát triển về cơ thể...) thì không xử lý về
hình sự” và “Chủ thể của tội phạm, như điều
luật đã chỉ rõ, chỉ có thể là người đã thành
niên, không kể là nam hay nữ”10.
Ngay với BLHS 1985, nhóm tác giả của
Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý cũng
cho rằng: “Hình phạt đối với tội giao cấu với
người dưới 16 tuổi chỉ có một khung với
mức độ nhẹ”11.
Xét về lý luận tội phạm học, Nguyễn
Ngọc Hòa cho rằng “Cấu thành tội phạm
trong luật hình sự Việt Nam đồng thời cũng
là sự phản ánh pháp lý bản chất xã hội của
một loại tội phạm, cho nên những dấu hiệu
trong cấu thành tội phạm đòi hỏi phải thể
hiện được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội
của một loại tội phạm”12. Nguyễn Ngọc Hòa
nhấn mạnh “...hành vi chỉ bao gồm những
“BIỂU HIỆN” của con người ra thế giới
khách quan mà mặt thực tế của nó được ý
9 Bộ Hình luật, Thần Chung, Sài Gòn, 1972, tr.124.
10 Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý (Nhóm tác giả: Phạm Thái, Vũ Thiện Kim, Đặng Cân, Nguyễn Quốc Việt, Trần Đăng
Tuấn, Cù Đình Lộ), Bình luận khoa học BLHS (Phần các tội phạm) - Tập 1, Nxb. Pháp lý, Hà Nội, 1987.
11 Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý (Nhóm tác giả: Phạm Thái, Vũ Thiện Kim, Đặng Cân, Nguyễn Quốc Việt, Trần Đăng
Tuấn, Cù Đình Lộ), Sđd.
12 Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1991, tr. 117.
47
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 13(317) T7/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
48
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 13(317) T7/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
thức kiểm soát và ý chí điều khiển”13. Tương
tự, Phan Hiền cũng cho rằng, chủ thể của tội
phạm là con người có hành vi nguy hiểm
theo luật hình sự nước ta14.
Đối với các tội phạm xâm hại tình dục
trẻ em (Điều 115 và 116 BLHS 2009), nhóm
tác giả Đại học Luật Hà Nội nhận định “Tội
này được quy định nhằm bảo vệ sự phát
triển bình thường về tâm sinh lý cho trẻ em,
ngăn chặn những hành vi lợi dụng sự non
nớt, nhẹ dạ của trẻ em để đẩy họ vào những
quan hệ tình dục quá sớm, gây ảnh hưởng
xấu về mọi mặt cho họ”15. Tương tự, nhóm
tác giả này cũng cho rằng, với tội phạm quy
định tại Điều 116 BLHS 2009: “Cấu thành
tội phạm tội này đòi hỏi người thành niên có
hành vi dâm ô đối với trẻ em. Đó là hành vi
tình dục nhưng không phải hành vi giao cấu.
Những hành vi đó có đặc điểm thỏa mãn
hoặc khêu gợi, kích thích nhu cầu tình dục.
Đối tượng của hành vi dâm ô ở tội này là trẻ
em. Trẻ em có thể bị hành vi dâm ô tác động
đến thân thể nhưng cũng có thể chỉ bị chứng
kiến những hành vi dâm ô...”16.
Theo luật sư Lê Thành Kính (luật sư bào
chữa cho ca sĩ người Anh Paul Francis Gadd
G.Glitter - bị truy tố về tội dâm ô trẻ em theo
Điều 116 BLHS 2009) thì: “Sau khi Tòa án
nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tuyên án
ba năm tù giam, rất nhiều nhà báo của các
hãng thông tấn nước ngoài phỏng vấn tôi đã
tỏ ý ngạc nhiên vì cho là mức án quá thấp,
họ nói rằng ở nước họ chắc chắn sẽ bị phạt
nặng hơn. Với pháp luật Hoa Kỳ, quấy rối
tình dục trẻ em là trọng tội. Nghiêm trọng
nhất là hành vi dùng lời lẽ, cử chỉ để dụ dỗ
trẻ cho xem bộ phận cơ thể hoặc thực hiện
hành vi giao cấu. Pháp luật Mỹ quy định cha
mẹ không được tắm chung với con khác giới
tính từ sáu tuổi trở lên bởi nếu đụng chạm
vào vùng kín của con khiến trẻ quen và bị lệ
thuộc vào chuyện đó thì cha mẹ phạm tội
xâm phạm tình dục. Người lớn xem phim
khiêu dâm mà vô tình để con em nhìn thấy
cũng phạm tội”17. Qua đối chiếu tại Bảng 2
so sánh ba BLHS nêu trên, ta thấy hình phạt
tại khoản 1 Điều 146 BLHS 2015 không hề
thay đổi so với khoản 1 Điều 116 BLHS
2009, vẫn là từ 06 tháng đến 03 năm. Về
vấn đề này, chúng tôi sẽ có kiến nghị cụ thể
dưới đây.
3. Quy định về các tội phạm tấn công tình
dục trẻ em tại Hoa Kỳ
“Mặc dù bắt nguồn từ hệ thống thông
luật Anh, song luật hình sự của Hoa Kỳ là
luật pháp định. Không có thông luật trong
lĩnh vực hình sự ở Hoa Kỳ”18. Tuy “hai
phần ba các bang của Hoa Kỳ đã áp dụng
toàn bộ hoặc một phần BLHS Mẫu (Model
Penal Code - MPC)...”19 nhưng đối chiếu vụ
việc Minh Béo, vụ việc này sẽ được xét xử
và phán quyết theo pháp luật hình sự Bang
California - nơi hành vi phạm tội được thực
hiện.
13 Nguyễn Ngọc Hòa, Sđd, tr. 60.
14 Viện Luật học (Nguyễn Niên chủ biên), Những vấn đề lý luận cơ bản về Tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1986, tr. 91.
15 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2000, tr. 331.
16 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Sđd, tr. 332.
17 Thanh Tùng-Hồng Cẩm, Từ vụ Minh Béo: Coi chừng đi tù vì những khác biệt luật lệ, xem
minh-beo-bi-bat-o-my-coi-chung-di-tu-vi-nhung-khac-biet-luat-le-620589.html, truy cập ngày 31/3/2016.
18 Khoa Luật Trường Đại học New York, Alan B. Morrison chủ biên, Những vấn đề cơ bản của pháp luật Hoa Kỳ, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr 454 .
19 Khoa Luật Trường Đại học New York, Alan B. Morrison chủ biên (2007), Sđd, tr 455.
49
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 13(317) T7/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
Về lý luận, sau khi phân tích bảy điều
kiện của tội phạm theo pháp luật Hoa Kỳ,
Philip L. Reichel nhận định “Dù có ngoại lệ
để tăng trách nhiệm hình sự như kể trên thì
ý định vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong
quan điểm của chúng ta (Hoa Kỳ) về trách
nhiệm hình sự”20. Theo cách nhìn của người
Mỹ, tội phạm là “một hành vi chống lại nhà
nước có thể bị trừng phạt bằng tiền, phạt tù,
hoặc tử hình”21 và gồm hai thành tố chính là
“Mens rea” (tạm dịch thành tố tâm lý) và
“Actus reus” (thành tố vật chất), trong đó
“Thành tố tâm lý là thành tố tâm lý của tội
phạm - mà rằng, là ý định của người phạm
tội. Thường thì càng chủ ý nhiều và đầy đủ
trong thành tố tâm lý, tội phạm càng nguy
hiểm”22. Xuất phát từ khác biệt quan niệm
trong cấu thành tội phạm, pháp luật Hoa Kỳ
chú trọng thành tố tâm lý (mens rea) còn
pháp luật Việt Nam định nghĩa thành 04 cấu
thành tội phạm khách thể/chủ thể/khách
quan/chủ quan23.
Trong pháp luật Hoa Kỳ, các tội liên
quan đến xâm hại tình dục trẻ em là Trọng
tội (Felony - Bất cứ vi phạm nào mà hình
phạt là tử hình hoặc tù) khác với Khinh tội
(Misdemeanor - Tội phạm nhỏ. Hình phạt là
phạt tù tại nhà tù hạt hoặc thành phố ít hơn
01 năm)24. Theo pháp luật Hoa Kỳ, phạm vi
của hành vi tình dục bất hợp pháp khá rộng
trong xã hội. Điều này xuất phát từ một số
yếu tố, bao gồm cả di sản của các quy tắc
đạo đức ứng xử của Kinh Thánh trong việc
cố gắng để duy trì các tiêu chuẩn của lễ nghi
công cộng thông qua các quy tắc đạo đức,
và những nỗ lực để bảo vệ những người trẻ
20 Philip L. Reichel, Tư pháp hình sự so sánh (Bản dịch của Thông tin Khoa học pháp lý - Viện Nghiên cứu khoa học pháp
lý - Bộ Tư pháp, Tủ sách Luật so sánh), Thông tin Khoa học pháp lý - Số Đặc biệt phục vụ việc thảo luận toàn dân Dự
thảo BLHS (sửa đổi) năm 1999, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp xuất bản, tr. 71.
21 Bureau of International Information Programs, United States Department of State (2004), Outline of U.S. legal system,
pg. 206.
22 Bureau of International Information Programs, United States Department of State (2004). Ibid, page 208.
23 Xem thêm: Lê Cảm, Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật Hình sự (Phần chung). Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội, 2005, tr. 294 - 297.
24 Bureau of International Information Programs, United States Department of State (2004). Ibid, page 207, 208.
50
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 13(317) T7/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
tuổi hoặc người chưa thể đưa ra quyết định
về hành vi tình dục của mình25. Quy định về
hiếp dâm như quan hệ tình dục với một
người dưới một độ tuổi được nêu (thường là
16 hoặc 18, nhưng đôi khi 14), có hoặc với
sự đồng ý của họ. Pháp luật hình sự Hoa Kỳ
cũng mô tả về các hành vi kê gian giữa nam
với nam (giao hợp phi tự nhiên giữa một
người đàn ông và một cậu bé) gạ gẫm trẻ
em, khêu gợi, mơn trớn, hoặc liên lạc khác
có tính chất tình dục với một đứa trẻ26.
Các tội xâm phạm tình dục trẻ em
thường được pháp luật hình sự các bang của
Hoa Kỳ quy định hình phạt nặng từ 20 - 30
năm, tổng hợp hình phạt không giới hạn27.
4. Một số kiến nghị liên quan đến quy
định về Tội dâm ô trẻ em
Thứ nhất, theo chúng tôi, để tăng tính
răn đe với loại tội phạm này và nhằm bảo vệ
tốt hơn nữa trẻ em, bởi “hình phạt là phản
ứng của xã hội đối với những hành vi gây
nguy hại cho xã hội, là cái giá mà xã hội bắt
người phạm tội phải trả vì hành vi gây nguy
hại cho xã hội của người đó (bị cảnh cáo, bị
tước đoạt tài sản, bị tước tự do, thậm chí bị
tước sinh mạng...)”28, cần thiết phải tăng
nặng hình phạt đối với loại tội phạm này.
Hơn nữa, lấy ví dụ vụ việc Minh Béo, nếu
các cáo buộc về hành vi tương tự tại Việt
Nam trong giới nghệ sĩ được làm sáng tỏ thì
câu chuyện sẽ không trở nên đáng tiếc tại
nước ngoài. Vì vậy, với lý do “nếu luật pháp
không được tôn trọng, thì xã hội không thể
tồn tại được. Biện pháp an toàn nhất làm cho
người ta tôn trọng luật pháp là làm cho luật
pháp đáng được tôn trọng”29, theo chúng tôi,
đối với tội phạm quy định tại khoản 1 Điều
146 BLHS 2015, Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao cần ban hành nghị quyết
riêng hướng dẫn về loại hình tội phạm này.
Hơn nữa, loại tội phạm này ảnh hưởng
rất lớn đến sự phát triển bình thường về tâm
sinh lý của nạn nhân cũng như tương lai và
nhân cách của các em. Chính vì vậy, để bảo
vệ trẻ em trước sự xâm hại của các “yêu râu
xanh”, trước mắt, cần áp dụng tăng nặng
hình phạt và không cho hưởng án treo thông
qua Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán
hướng dẫn riêng loại hình tội phạm này cho
tòa án cấp dưới. Trong đó, khuyến nghị các
tòa án cấp dưới áp dụng hình phạt từ 3-7
năm, và /hoặc khuyến nghị trong ngành Tòa
án không cho bị cáo của loại tội phạm này
hưởng án treo (hiện án treo rất nhiều như số
liệu thống kê đã dẫn tại Mục 1 trên đây).
Thứ hai, chúng ta cần đẩy mạnh tuyên
truyền, giáo dục pháp luật tại các cộng đồng
dễ xảy ra xâm hại tình dục (như trường học;
vùng sâu, vùng xa;...) về các loại hình xâm
hại tình dục trẻ em nói chung và tội dâm ô
trẻ em nói riêng. Chúng ta cần giáo dục và
định rõ hình thức và nội dung của loại tội
phạm này để trẻ em biết, tránh xa và trong
trường hợp bị xâm hại sẽ biết tố cáo hành vi
của can phạm. Việc tuyên truyền, giáo dục
pháp luật cần thực hiện khẩn trương, có
trọng điểm, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng
xa, nơi tri thức pháp luật nói chung và các
kiến thức về xâm hại tình dục nói riêng ít
được phổ cập. Như đã đề cập trên, đặc thù
của nhóm tội phạm này là chứng cứ khó thu
thập và bảo quản tốt, chính vì vậy, nạn nhân
cần tố cáo ngay kẻ xâm hại, tạo điều kiện
cho quá trình thu thập chứng cứ và điều tra
được khách quan, toàn diện.
25 James. A. Inciardi, 2005. Criminal Justice (7th edition). Mc GrawHill. New York, USA. Page 77,78.
26 Bureau of International Information Programs, United States Department of State (2004). Ibid, Pp 207.
27 Sir John Smith and Brian Hogan (1996), Criminal Law, London, The United Kingdom, p. 467.
28 Phan Hiền, Một số vấn đề chủ yếu trong BLHS, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987, tr. 60.
29 Claude Frédéric Bastiat, Phạm Nguyên Trường dịch, Luật pháp, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2016, tr. 54, 55.
đưa ra nhưng người tiêu dùng có quyền chấp
nhận hoặc không chấp nhận các điều kiện và
điều khoản đó. Việc ưng thuận của người tiêu
dùng được thể hiện ra bên ngoài bằng hành
vi giao kết hợp đồng. Trong trường hợp này,
sự tự do ý chí của người tiêu dùng đã được
thực hiện đầy đủ, do đó đương nhiên hợp
đồng đã được giao kết sẽ có hiệu lực pháp
luật vì không vi phạm quyền tự do ý chí trong
giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng được
giao kết cũng có thể vô hiệu nếu vi phạm các
quy định khác của pháp luật.
***
Từ sự phân tích ở trên, chúng ta có thể
thấy sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và
kinh tế đã làm thay đổi bản chất truyền
thống của hợp đồng thể hiện ở việc loại hợp
đồng gia nhập xuất hiện và được giao kết
ngày càng nhiều. Nếu như trước đây, việc
thiết lập hợp đồng được xây dựng chủ yếu
thông qua việc đàm phán, thương lượng
riêng lẻ từng hợp đồng thì ngày nay, trong
một số lĩnh vực cung ứng hàng hóa, dịch vụ
thiết yếu của đời sống, thương nhân đơn
phương dự thảo các mẫu hợp đồng nhất
định để giao dịch với nhiều người tiêu dùng
khi họ có nhu cầu mua, sử dụng một loại
hàng hóa, dịch vụ nhất định. Hợp đồng gia
nhập là điển hình của sự bất cân xứng về
thông tin, về khả năng đàm phán, thương
lượng giữa các bên bởi người tiêu dùng luôn
ở thế yếu trong khi thương nhân luôn ở thế
mạnh bởi họ biết rõ hơn về hàng hóa, dịch
vụ bán ra, do đó, họ thường soạn thảo hợp
đồng với những điều kiện và điều khoản bất
bình đẳng, đẩy phần bất lợi cho người tiêu
dùng. Trong bối cảnh đó, pháp luật cần phải
xây dựng những quy chế pháp lý đặc thù
cho hợp đồng gia nhập để làm sao vừa
không ảnh hưởng tới quá trình thỏa thuận,
vừa cân bằng được lợi ích hợp pháp của các
bên, đồng thời vẫn có thể bảo vệ tốt nhất
quyền lợi của người tiêu dùng n
Sự thỏa thuận...
(TiÕp theo trang 28)
Thứ ba, về dài hạn, với sự thay đổi về
quan niệm và thực tế xu hướng tình dục hiện
nay, quan hệ đồng tính có xu hướng gia tăng
(nam - nam; nữ - nữ), vì vậy, trong trường
hợp sửa đổi bổ sung BLHS 2015, để tránh
bỏ lọt tội phạm, cần mở rộng chủ thể của
loại tội phạm này theo hướng buộc tội cả các
chủ thể hành vi là nữ dâm ô trẻ em nữ
và/hoặc nam. Việc này cần thay đổi đồng
thời với việc tăng nặng hình phạt theo
hướng nêu trên (sau một thời gian áp dụng
theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao như kiến nghị trên
đây), tất nhiên, cần cân nhắc, tính toán trong
bối cảnh toàn thể các tội phạm trong BLHS
2015 (nếu được sửa đổi, bổ sung trong thời
gian 5-10 năm tới). Ngoài ra, Việt Nam có
thể áp dụng hình phạt bổ sung đối với loại
tội phạm này bằng cách “thiến hóa học” đối
với các bị cáo xâm hại tình dục trẻ em (hiếp
dâm, dâm ô với trẻ em) như một số nước đã
áp dụng (Ba Lan, Hàn Quốc, Philipines, In-
donesia, một số bang của Hoa Kỳ...)
Tóm lại, nhằm bảo vệ tốt hơn nữa trẻ em
trước loại hình tội phạm xâm hại tình dục,
trong tương lai, pháp luật hình sự nên mở
rộng chủ thể đối với loại tội phạm này. Đồng
thời, tăng nặng hình phạt và có thể sử dụng
hình phạt bổ sung (thiến hóa học, tiêm hóc
môn làm giảm khả năng tình dục...) đối với
các bị cáo phạm tội loại này n
51
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 13(317) T7/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- toi_dam_o_voi_tre_em_mot_so_thuc_trang_va_giai_phap_phap_ly.pdf