MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤCi
DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮTiv
DANH MỤC BẢNG BIỂUviii
DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊviii
LỜI NÓI ĐẦUxi
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG1
1.1. Thông tin di động và sơ lược sự phát triển. 1
1.2. Hệ thống thông tin di động 3G theo 2 nhánh công nghệ chính. 4
1.2.1. Hướng phát triển lên 3G sử dụng công nghệ WCDMA4
1.2.2. Hướng phát triển lên 3G sử dụng công nghệ CDMA 2000. 5
1.3. Mạng UMTS 3G và định hướng công nghệ mạng 3G của MOBIFONE7
1.3.1. Định hướng công nghệ & dịch vụ theo tiêu chuẩn châu Âu do 3GPP qui định áp dụng cho mạng MobiFone. 7
1.3.2. Nội dung chủ yếu các phiên bản tiêu chuẩn 3GPP. 7
1.3.2.1. GPP R99. 8
1.3.2.2. 3GPP R4. 10
1.3.2.3. 3GPP R5. 11
1.3.2.4. 3GPP R6. 13
1.4. Kết luận chương. 14
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG TRUY NHẬP VÔ TUYẾN UMTS. 15
2.1. Nguyên lý CDMA15
2.1.1. Kỹ thuật trải phổ và giải trải phổ. 15
2.1.2. Kỹ thuật đa truy nhập CDMA15
2.2. Một số đặc trưng lớp vật lý trong mạng truy nhập WCDMA17
2.2.1. Phương thức song công. 17
2.2.2. Dung lượng mạng. 17
2.2.3. Các kênh giao diện vô tuyến UTRA FDD18
2.2.4. Cấu trúc Cell19
2.3. Hệ thống vô tuyến UMTS. 20
2.3.1. Dịch vụ của hệ thống UMTS. 20
2.3.2. Cấu trúc của hệ thống UMTS. 21
2.3.2.1. Node-B23
2.3.2.2. RNC23
2.3.3. Mạng lõi CN24
2.3.4. Các giao diện mở cơ bản của UMTS. 25
2.3.5. Thiết bị người sử dụng UE 26
2.4. Kết luận chương. 26
CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MẠNG UMTS. 27
3.1. Các chức năng trong quản lý tài nguyên vô tuyến. 27
3.1.1. Mục đích chung của quản lý tài nguyên vô tuyến. 27
3.1.2. Các chức năng của quản lý tài nguyên vô tuyến RRM . 27
3.1.3. Điều khiển công suất30
3.1.4. Điều khiển chuyển giao. 32
3.1.5. Điều khiển thu nạp. 36
3.1.6. Điều khiển tải (điểu khiển nghẽn). 37
3.2. Các thủ tục lớp vật lý. 38
3.2.1. Thủ tục tìm ô. 38
3.2.2. Đo lường trong mạng UMTS. 39
3.2.3. Thiết lập cuộc gọi41
3.2.4. Thiết lập kết nối43
3.3. Kết luận chương. 45
CHƯƠNG 4: TỐI ƯU HÓA MẠNG UMTS. 47
4.1. Khái quát về lý thuyết tối ưu hóa. 47
4.1.1. Mục đích tối ưu hóa. 47
4.1.2. Những điều cần biết trong việc tối ưu hoá hệ thống. 47
4.1.3. Đo kiểm các chỉ số KPI trong mạng UMTS. 48
4.1.3.1. Cảm nhận của khách hàng và tham số đo kiểm năng lực KPI theo 3GPP. 50
4.1.3.2. Phần truy nhập vô tuyến UMTS. 51
4.1.3.3. Phần lõi51
4.1.3.4. Phần mạng ngoài52
4.2. Các tham số đo kiểm năng lực KPI mạng lưới
4.2.1. Vùng phủ. 53
4.2.2. Chất lượng dịch vụ. 54
4.2.2.1. Tỷ lệ kết nối báo hiệu RRC thành công. 54
4.2.2.2. Tỷ lệ thiết lập thành công kênh mạng vô tuyến RAB55
4.2.2.3. Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công. 57
4.2.2.4. Tỷ lệ rớt cuộc gọi58
4.2.3. Di chuyển. 59
4.2.3.1. Tỷ lệ chuyển giao mềm thành công của RNC59
4.2.3.2. Tỷ lệ chuyển giao cứng thành công giữa các tần số. 61
4.2.3.3. Tỷ lệ chuyển giao giữa các hệ thống CS. 63
4.2.3.4. Tỷ lệ chuyển giao giữa các hệ thống PS thành công. 64
4.2.3.5. Tỷ lệ chuyển giao giữa các hệ thống PS thành công 66
4.2.4. Dung lượng. 67
4.2.4.1. Thời gian truy nhập dịch vụ CS 12.2K67
4.2.4.2. Thời gian truy nhập dịch vụ CS 64K68
4.2.4.3. Tốc độ download dữ liệu PS trung bình. 69
4.2.4.4. Lưu lượng Erlang dịch vụ CS. 69
4.2.4.5. Lưu lượng dịch vụ PS. 70
4.2.4.6. Chỉ số nhiễu của tải đường lên. 71
4.2.4.7. Chỉ số tải đường xuống. 71
4.2.5. Sử dụng tài nguyên. 71
4.2.5.1. Tỷ lệ Cell bị sự cố. 71
4.2.5.2. Tỷ lệ Cell bận. 72
4.2.5.3. Tỷ lệ cell ở trạng thái chờ. 72
4.3. Kết luận chương. 72
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ MINH HỌA CÔNG TÁC TỐI ƯU HÓA MẠNG UMTS CỦA VMS_MOBIFONE KV III74
5.1. Các chỉ tiêu chất lượng thực tế mạng UMTS của VMS MOBIFONE KV III74
5.1.1. Các chỉ tiêu thực tế mạng UMTS. 74
5.1.2. Số liệu thống kê chất lượng mạng hiện tại78
5.1.3. Số liệu thống kê chất lượng mạng hiện tại ở TP Đà Nẵng. 79
5.2. Công cụ tối ưu mạng. 80
5.2.1. Sơ đồ tổng quan cấu trúc của hệ thống Nemo Outdoor. 80
5.2.2. Sơ đồ tổng quan cấu trúc của hệ thống Nemo Outdoor với tùy chọn đo kiểm chất lượng thoại80
5.2.3. Các thành phần thiết bị trong hệ thống Nemo Outdoor Multi81
5.2.4. Mô hình nguyên lý đo kiểm chất lượng thoại với hệ thống Nemo
Outdoor. 82
5.2.4.1. Cấu trúc hệ thống đo kiểm chất lượng thoại82
5.2.4.2. Hệ thống đo kiểm chất lượng thoại Mobile tới Mobile. 83
5.2.4.3. Hệ thống đo kiểm chất lượng thoại Mobile tới Fixed. 85
5.3. Minh họa công tác tối ưu hóa mạng UMTS. 88
5.3.1. Xử lý vấn đề Handover lỗi từ vùng WCDMA qua GSM . 88
5.3.2. Sự tráo đổi sector. 89
5.3.3. Điều chỉnh vùng phủ. 90
5.4. Kết luận chương. 93
KẾT LUẬN95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI NÓI ĐẦU
***
Trong cuộc sống hàng ngày thông tin liên lạc đóng một vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được. Nó quyết định nhiều mặt hoạt động của xã hội, giúp con người nắm bắt nhanh chóng các thông tin có giá trị văn hoá, kinh tế, khoa học kỹ thuật rất đa dạng và phong phú.
Ngày nay với những nhu cầu cả về số lượng và chất lượng của khách hàng sử dụng các dịch vụ viễn thông ngày càng cao, đòi hỏi phải có những phương tiện thông tin hiện đại nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng “mọi lúc, mọi nơi” mà họ cần.
Thông tin di động ngày nay đã trở thành một dịch vụ kinh doanh không thể thiếu được của tất cả các nhà khai thác viễn thông trên thế giới. Đối với các khách hàng viễn thông, nhất là các nhà doanh nghiệp thì thông tin di động trở thành phương tiện liên lạc quen thuộc và không thể thiếu được. Dịch vụ thông tin di động ngày nay không chỉ hạn chế cho các khách hàng giầu có nữa mà nó đang dần trở thành dịch vụ phổ cập cho mọi đối tượng viễn thông.
Trong những năm gần đây, lĩnh vực thông tin di động trong nước đã có những bước phát triển vượt bậc cả về cơ sở hạ tầng lẫn chất lượng phục vụ. Với sự hình thành nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông mới đã tạo ra sự cạnh tranh để thu hút thị phần thuê bao giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Các nhà cung cấp dịch vụ liên tục đưa ra các chính sách khuyến mại, giảm giá và đã thu hút được rất nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ. Cùng với đó, mức sống chung của toàn xã hội ngày càng được nâng cao đã khiến cho số lượng các thuê bao sử dụng dịch vụ di động tăng đột biến trong các năm gần đây.
Năm 2009 là năm thông tin di động thế hệ thứ 3 chính thức đưa vào phục vụ tại Việt Nam. Với công nghệ WCDMA có khả năng cung cấp dung lượng dữ liệu lớn, tốc độ cao đem đến cho người sử dụng những tiện ích đa phương tiện, cũng như những ứng dụng hoàn toàn mới mẻ mà công nghệ 2G chưa có được. Mặt khác sự ra đời của hệ thống thông tin di động thế hệ 3 ở Việt Nam cũng tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động, đặc biệt là ba nhà mạng viễn thông hàng đầu hiện nay : MobiFone, Vinaphone, Viettel. Cạnh tranh không chỉ về cơ sở hạ tầng, số lượng thuê bao, mà quan trọng còn là chất lượng dịch vụ. Chính vì vậy việc tối ưu hóa mạng di động 3G UMTS là việc làm rất cần thiết và mang một ý nghĩa thực tế cao.
Trên cơ sở những kiến thức tích luỹ trong những năm học tập chuyên ngành Điện Tử - Viễn Thông tại trường đại học Quy Nhơn và sau thời gian thực tập tại phòng Kỹ thuật_Khai thác thuộc Trung tâm di động KVIII công ty VMS-MobiFone cùng với sự hướng dẫn của Cô Lê Thị Cẩm Hà, em đã tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài “Tối ưu hóa mạng UMTS”.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Cô Lê Thị Cẩm Hà và các thầy cô Khoa Kỹ thuật và công nghệ đã nhiệt tình giảng dạy, quan tâm giúp đỡ em trong suốt 5 năm em học tập tại trường, đặc biệt là trong quá trình thực tập và làm đồ án tốt nghiệp cuối khóa.
Em xin chân thành cảm ơn Trưởng phòng Cao Văn Tuấn_ Phòng Kỹ thuật Khai thác, đồng thời cùng với tổ trưởng tổ tối ưu hóa anh Trần Việt Dũng và các cán bộ phòng Kỹ thuật_Khai thác thuộc công ty thông tin di động VMS_MobiFone khu vực III đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Quy Nhơn, ngày 10 tháng 6 năm 2010
Sinh viên thực hiện
106 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2856 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tối ưu hóa mạng UMTS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ở điều kiện bình thường, RNC chờ yêu cầu giải phóng kết nối, ngược lại RNC sẽ yêu cầu giải phóng kết nối khi có lỗi xảy ra.
Dựa vào vai trò của RNC và các thông điệp của nó ta có thể xác định được cuộc gọi nào bị rớt và có được tỉ lệ rớt cuộc gọi qua các số liệu thống kê. Đứng trên phương diện của một kỹ sư vận hành và tối ưu mạng, dựa vào thông số này cũng như các thông tin về cuộc gọi bị rớt, ta có thể đánh giá sự cố xảy ra ở khu vực nào. Từ đó xác định được nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khắc phục cũng như tối ưu mạng.
3.3. Kết luận chương
Quản lý tài nguyên vô tuyến là bài toán quan trọng khi thiết kế bất kỳ hệ thống thông tin di động, đặc biệt là trong hệ thống tế bào sử dụng công nghệ đa truy nhập phân chia theo mã CDMA. Chương này đã trình bày các chức năng cơ bản của quản lý tài nguyên vô tuyến trong hệ thống WCDMA và những điểm khác biệt trong thuật toán quản lý tài nguyên vô tuyến so với các hệ thống khác. Trong đó, điều khiển công suất và điều khiển chuyển giao có những điểm khác biệt quan trọng so với các hệ thống thông tin di động trước đó.
Đối với điều khiển công suất, rõ ràng các thuật toán điều khiển công suất cũng phức tạp hơn tinh vi hơn để khắc phục hiệu ứng gần-xa. Trong 3 loại điều khiển công suất, điều khiển công suất vòng mở cần thiết trong suốt quá trình thiết lập kết nối, điều khiển công suất vòng kín (điều khiển công suất nhanh) giúp khắc phục hiệu ứng phadinh nhanh trên kênh giao diện vô tuyến. Trong WCDMA, điều khiển công suất nhanh được thực hiện trên cả đường lên và đường xuống tại tần số 1.5KHz trong khi hệ thống IS-95 chỉ thực hiện điều khiển công suất nhanh trên đường lên tại tần số 800Hz, còn ở GSM chỉ tồn tại điều khiển công suất chậm. Phương thức thứ 3 của điều khiển công suất là điều khiển công suất vòng ngoài giúp thiết lập các giá trị mục tiêu của điều khiển công suất nhanh. Các vấn đề cụ thể cũng như lợi ích của điều khiển công suất cũng được phân tích trong chương này.
Một đặc trưng khác biệt nhất của WCDMA so với các hệ thống khác là thuật toán điều khiển chuyển giao. Chuyển giao diễn ra khi người sử dụng máy di động di chuyển từ cell này đến cell khác trong mạng thông tin di động tế bào. Nhưng chuyển giao cũng có thể được sử dụng để cân bằng tải trong mạng thông tin, và chuyển giao mềm có thể tăng cường dung lượng và vùng phủ của mạng. Chuyển giao cứng vẫn tồn tại trong hệ thống WCDMA, là chuyển giao mà kết nối cũ bị cắt trước khi kết nối mới được thiết lập. Chuyển giao cứng được sử dụng để thay đổi tần số của hệ thống khi trong hệ thống sử dụng đa sóng mang; hoặc là trong trường hợp không hỗ trợ phân tập macro; hoặc trường hợp chuyển đổi giữa hai chế độ FDD và TDD.
Chuyển giao giữa các hệ thống cần thiết cho sự tương thích giữa UMTS và các kiến trúc hệ thống khác (chẳng hạn như GSM). Đặc trưng của loại này là cần đo đạc trước khi thực hiện sử dụng chế độ khe thời gian do thực tế việc đo đạc diễn ra tại các tần số khác nhau. Từ góc độ kỹ thuật, kiểu chuyển giao này thuộc chuyển giao cứng.
Chương này cũng thảo luận khá chi tiết về chuyển giao mềm và mềm hơn xuất hiện khi máy di động ở trong vùng phủ sóng chồng lấn của 2 cell. Trường hợp chuyển giao mềm hơn các cell thuộc cùng một trạm gốc, hai tín hiệu đồng thời được kết hợp ở Nút B sử dụng bộ xử lý RAKE. Trong suốt quá trình chuyển giao mềm, hai tín hiệu thu từ các trạm gốc khác nhau được định tuyến đến RNC để được so sánh hết khung này đến khung khác. Độ lợi chuyển giao mềm là độ lợi được cung cấp bởi sự kết hợp nhiều tín hiệu (được gọi là độ lợi phân tập macro). Khi độ dự trữ chuyển giao mềm thích hợp được sử dụng độ lợi chuyển giao mềm sẽ tăng cường đáng kể hiệu năng của hệ thống .
Các thủ tục của lớp vật lý như : thủ tục tìm gọi, thủ tục RACH, thủ tục tìm ô, thủ tục đo chuyển giao… Để tối ưu hóa mạng dựa trên các chỉ số KPI như : tỷ lệ thiết lập cuộc gọi, tỷ lệ rớt cuộc gọi, thời gian trễ quay số trung bình… Nắm vững các thủ tục lớp vật lý thì mới tìm thấy những vấn đề còn tồn đọng trong mạng và tìm ra giải pháp xử lý hiệu quả nhất.
CHƯƠNG 4
TỐI ƯU HÓA MẠNG UMTS
4.1. Khái quát về lý thuyết tối ưu hóa
4.1.1. Mục đích tối ưu hóa
Mục đích quan trọng nhât khi xây dựng hệ thống là đạt được dung lượng cao nhất. Hay nói cách khác chúng ta muốn một số lượng lớn thuê bao có thể sử dụng trong hệ thống trong khi duy trì một cấp độ phục vụ và cấp độ cuộc gọi có thể chấp nhận được. Mục đích này phản ánh trên sự quy hoạch một cách tối ưu. Đó là một trong những bước cơ bản đưa ra khi một hệ thống UMTS được được đưa vào hoạt động.
Chi phí cho dung lượng băng thông bằng cách này hay cách khác trên quan điểm tiết kiệm chi phí. Vì vậy quy hoạch được xây dựn thành công khi số lượng thuê bao tăng lên thì lưu lượng vẫn đảm bảo.
Giả sử để bao phủ quanh một thành phố. bước đầu ta phải xây dựng trạm gốc cùng mức độ bao phủ phù hợp cho kích thước hệ thống xác định và có thể thoã mãn nhu cầu bao phủ.
Hệ thống mạng UMTS ngày nay yêu cầu tiết kiệm tần tối ưu và cho mục đích dung lượng cao. Thực tế, sau khi quy hoạch mạng thường không thể tối ưu so với dự kiến. Nguyên nhân là do khi quy hoạch các nhà khai thác mạng không thể dự báo chính xác số thuê bao trong khu vực triển khai mạng, số thuê bao sử dụng trên một kiểu lưu lượng, dự báo sử dụng lưu lượng số liệu và dự phòng tương lai. Chính vì vậy sau khi mạng sau khi quy hoạch đưa vào sử dụng thì vấn đề tối ưu mạng là vô cùng quan trọng.
4.1.2. Những điều cần biết trong việc tối ưu hoá hệ thống
Tối ưu mạng là một quá trình để cải thiện toàn bộ chất lượng mạng khi đã thử nghiệm bởi các thuê bao di động và đảm bảo rằng các nguồn tài nguyên mạng được sử dụng một cách hiệu quả. Quá trình tối ưu bao gồm:
Đo đạc hiệu năng (các chỉ tiêu kỹ thuật)
Phân tích các kết quả đo đạc
Điều chỉnh mạng
Giai đoạn đầu của quá trình tối ưu mạng là định nghĩa các tiêu chí hiệu năng chính bao gồm các các kết quả đo ở hệ thống quản lý mạng và số liệu đo ngoài hiện trường hay bất kỳ thông tin khác có thể sử dụng để xác định chất lượng dịch vụ.
Tiếp theo, việc phân tích các kết quả đo đạc nhằm mục đích phân tích chất lượng mạng để cung cấp cho nhà khai thác một bức tranh tổng quan về chất lượng và hiệu quả sử dụng. Phân tích chất lượng và báo cáo bao gồm việc lập kế hoạch về các trường hợp đo tại hiện trường và đo bằng hệ thống quản lý mạng. Sau khi đã đặc tả các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ và đã phân tích số liệu thì có thể lập ra báo cáo điều tra. Đối với hệ thống thông tin di động thế hệ 2, thì chất lượng bao gồm: thống kê các cuộc gọi bị rớt, phân tích nguyên nhân bị rớt, thống kê chuyển giao và kết quả đo các lần gọi thành công. Các hệ thống thông tin di động thế hệ 3 có các dịch vụ rất đa dạng nên cần phải đưa ra các định nghĩa mới về chất lượng dịch vụ.
Với sự trợ giúp của hệ thống quản lý và vận hành bảo dưỡng mạng (OSS) có thể phân tích thống kê hiệu suất mạng trong một khoảng thời gian đã sử dụng, hiện tại và dự báo cho tương lai. Ngoài ra, có thể phân tích hiệu suất thông qua các thuật toán quản lý tài nguyên vô tuyến RRM và các thông số của chúng KPI điển hình như: tổng công suất phát trạm gốc, tổng phí chuyển giao mềm; tốc độ ngắt cuốc gọi; trễ dữ liệu gói... Sau đó tiến hành so sánh KPI với các giá trị mục tiêu sẽ chỉ ra các vấn đề tồn tại của mạng để có thể tiến hành điều chỉnh mạng.
Việc điều chỉnh mạng bao gồm: cập nhật các thông số RRM (ví dụ các thông số chuyển giao; các công suất kênh chung; số liệu gói); thay đổi hướng anten trạm gốc, có thể điều chỉnh hướng anten trạm gốc bằng bộ điều khiển từ xa trong một số trường hợp (như khi vùng chồng lấn với cell lân cận quá lớn, nhiễu cell cao và dung lượng hệ thống thấp).
4.1.3. Đo kiểm các chỉ số KPI trong mạng UMTS
Các nhà khai thác mạng định ra các chỉ số KPI chất lượng dịch vụ mạng cũng như các giá trị ngưỡng cho từng loại chỉ số này. Các chỉ số KPI thường được xem xét thay đổi bổ sung hàng năm tùy vào mục tiêu kinh doanh. Quản lý năng lực mạng và các công việc tối ưu hóa tài nguyên mạng sẽ góp phần đảm bảo yêu cầu chất lượng dịch vụ được đặt ra.
Ở những khu vực có chất lượng dịch vụ không đảm bảo (những nơi có chỉ số KPI không đáp ứng được ngưỡng cho phép), các công việc tối ưu hóa sẽ được tiến hành. Năng lực của khu vực mạng được phân tích bằng các phương pháp hiện có để tìm hiểu rõ nguyên nhân của vấn đề và từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp.
Để làm được việc này, người ta phải dựa vào các thông tin thu thập được từ khiếu nại của khách hàng, kết quả đo chất lượng trên các xe lưu động và số liệu thống kê về hoạt động của mạng. Thông thường, phân tích số liệu thống kê và khiếu nại khách hàng cho phép nhà khai thác phát hiện vấn đề và việc đo kiểm chất lượng dùng xe lưu động sẽ xác nhận vấn đề cũng như giải pháp. Tuy vậy, nếu chỉ đo kiểm dùng xe lưu động thì sẽ không giúp cho nhà khai thác có được một cái nhìn thấu đáo về dịch vụ cung cấp. Việc đo kiểm này chỉ là một chỉ thị về chất lượng dịch vụ cho nguồn lưu lượng có tính lưu động cao. Một lượng lớn lưu lượng phát sinh trong mạng lại từ các nguồn không lưu động.
Trong nhiều mạng di động ở châu Âu, trung bình chỉ có một lần chuyển vùng trong mỗi cuộc gọi. Điều này cũng có nghĩa rằng kết quả thống kê sẽ là phương pháp tốt nhất để xác định các hạn chế về QoS trong mạng. Tuy nhiên, để xác định xu hướng phát triển của vấn đề về QoS, cũng như xác định nguyên nhân và hướng giải quyết, người ta cũng vẫn phải dựa trên kinh nghiệm của các chuyên gia. Các chỉ số KPI có ảnh hưởng đến QoS và do đó cần được giám sát một cách chặt chẽ sẽ được trình bày trong phần sau.
Việc thu thập các số liệu năng lực được thực hiện bởi các phần tử mạng hoặc các thiết bị đo kiểm đặt tại một số điểm trong mạng. Số liệu năng lực này có thể là một bộ đếm các sự kiện giao thức. Sau mỗi khoảng thời gian nhất định hoặc gần với thời gian thực, số liệu về năng lực được truyền tới hệ thống quản lý năng lực và giám sát tài nguyên ở mức cao hơn. Một ví dụ điển hình cho giải pháp dạng này là phần mềm WatchMark1 của Vallent Corporation. Phần mềm này nhận số liệu về năng lực từ RNC, MSC và GSN. Phần tử mạng như RNC ghi giá trị của bộ đếm của nó vào một báo cáo XML cứ sau 15 phút. File báo cáo này được gửi qua giao diện tương thích với tiêu chuẩn CORBA của TMF tới WatchMark1 hay hệ thống quản lý mạng cấp cao khác. Các số liệu khác như lưu lượng và mô hình cước được gửi bởi các nguồn khác và như vậy ta sẽ có được một giải pháp tổng thể cho quản lý dịch vụ và kinh doanh.
Việc đo các chỉ số KPI được thực hiện bởi nhiều phần tử trong các phần khác nhau của mạng như được trình bày trong các phần tiếp theo.
4.1.3.1. Cảm nhận của khách hàng và tham số đo kiểm năng lực KPI theo 3GPP
Yếu tố chính quyết định thành công của dịch vụ (di động cũng như bất kỳ dịch vụ nào khác) là mức hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ. Do vậy, nhà vận hành mạng cần phải đo kiểm/đánh giá được chất lượng dịch vụ theo cảm nhận của khách hàng (QoE). Như vậy, một câu hỏi cần được đặt ra là “Liệu các phép đo năng lực của 3GPP có đánh giá đúng chất lượng dịch vụ theo cảm nhận của khách hàng?”. Như vậy, câu hỏi cần được đặt ra là “khi sử dụng dịch vụ, khách hàng cảm nhận được điều gì?”. Khi khách hàng sử dụng điện thoại di động, họ chỉ cần bật máy, thực hiện cuộc gọi thoại, thực hiện kết nối số liệu và tắt máy. Nếu mọi thứ đều tốt, họ cảm thấy dịch vụ đảm bảo. Các sự cố có thể xảy ra sẽ rơi vào một trong năm nhóm sau:
Thuê bao không thể đăng ký với mạng
Thuê bao không thể thiết lập cuộc gọi
Cuộc gọi đang thực hiện bị rớt trước khi chủ gọi hoặc bị gọi hạ máy
Tốc độ tải số liệu kém, ảnh hưởng đến dịch vụ số liệu
Chất lượng thông tin truyền kém, ảnh hưởng đến các cuộc gọi đàm thoại
Trong khi khách hàng không bao giờ quan tâm đến các vấn đề xảy ra trong mạng, nhà vận hành mạng cần phải tìm được nguyên nhân gây ra sự cố và đánh giá được mức độ ảnh hưởng của sự cố đến chất lượng dịch vụ.
Quy trình quản lý chất lượng mạng:
Hình 4.1 Quy trình quản lý chất lượng mạng
Tiến trình bắt đầu với định nghĩa chất lượng. Mục tiêu chất lượng tổng thể “end to end” được định nghĩa và cho mỗi loại dịch vụ có các tiêu chuẩn xác định khác nhau. Các giá trị giới hạn được thiết lập cho mỗi chỉ số đánh giá hiệu suất mạng có liên quan.
4.1.3.2. Phần truy nhập vô tuyến UMTS
Phần quan trọng nhất trong mạng di động và giao diện vô tuyến và do vậy, phần UTRAN được điều khiển bởi RNC là điểm lý tưởng để thu thập số liệu, qua đó cho một cái nhìn tổng thể về chất lượng giao diện vô tuyến. Do vậy, sẽ cần một thế hệ thiết bị đo kiểm mới cho phép bắt giữ nhiều terabyte số liệu từ giao diện UTRAN, thực hiện các chức năng lọc dữ liệu phức tạp và thực hiện việc liên hệ giữa các loại số liệu khác nhau, lưu số liệu về năng lực chính trong cơ sở dữ liệu, và hiển thị, xuất ra và nhập các kết quả đo với các thiết bị và thủ tục chuẩn.
4.1.3.3. Phần lõi
Các nhà vận hành mạng di động đang từng bước chuyển dần sang mạng 3/4G. Trong kiến trúc mới này, mạng lõi sẽ chuyển từ mạng chuyển mạch kênh TDM và chuyển mạch gói ATM sang mạng lõi sử dụng IP. Với chuẩn 4G, việc hỗ trợ IP sẽ với tới tận thiết bị đầu cuối.
Trong quá trình chuyển đổi, sẽ tồn tại song song phần chuyển mạch kênh TDM, chuyển mạch gói ATM, và chuyển mạch gói IP. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ của các công nghệ truyền mạch truyền thống là TDM cho thoại và ATM cho số liệu vốn được đảm bảo và phương thức quản lý giám sát chất lượng đã hết sức rõ ràng. Vì vậy, ở phần tiếp theo sẽ chỉ xem xét đến chất lượng dịch vụ cho mạng lõi IP.
Các tham số năng lực chính KPI cho mạng lõi IP
Các tính năng quản lý, đo kiểm chất lượng dịch vụ trong mạng lõi IP này cũng tương tự như cho bất kỳ mạng IP nào khác. Liệt kê các tham số đánh giá năng lực mạng cần phải theo dõi trong mạng lõi.
Bảng 4.1 Tham số đánh giá năng lực mạng IP cho các loại dịch vụ khác nhau
Yêu cầu
Tham số đánh giá năng lực
Truyền số liệu
Tối thiểu trễ và mất gói tin
Đo được QoS
Jitter
Tỷ lệ mất gói tin
Trễ
VoIP
Tối thiểu trễ, mất gói tin, jitter
Jitter
Tỷ lệ mất gói tin
Trễ
MOS
Thỏa thuận dịch vụ
Đo được trễ, mất gói tin, jitter
Chiều đi
Jitter
Tỷ lệ mất gói tin
Trễ
Chiều đi
Độ chính xác cao
Sẵn sàng dịch vụ
Đo kiểm kết nối
Kiểm tra kết nối đến các thiết bị IP
Truyền video
Tối thiểu trễ, tỷ lệ mất gói tin
Jitter
Tỷ lệ mất gói tin
Trễ
4.1.3.4. Phần mạng ngoài
Phần mạng ngoài của mạng di động có thể là mạng TDM, mạng VoIP, hay mạng truyền số liệu. Tùy vào loại mạng ngoài mà người ta sẽ cần phải đánh giá năng lực của chúng theo các phương pháp khác nhau. Việc đánh giá năng lực này cũng tương tự như đối với các thành phần mạng đã nói ở trên.
4.2. Các tham số đo kiểm năng lực KPI mạng lưới
Hình 4.2 Phân loại các lớp KPI
4.2.1. Vùng phủ
Khả năng phủ sóng Coverage ( Probability Coverage Probability ):
Chỉ số này được thống kê trong clutter, cả trong nhà và ngoài trời, định kì : 15 phút, 30 phút, 1 giờ…., 1ngày…. Phương thức đo lường tính toán cơ bản dựa trên DT (driving test) hoặc CQT (cascaded quadruplet trisection)
Chỉ số này thể hiện khả năng vùng phủ phản ánh, sức mạnh của vùng phủ sóng RFT chất lượng thuộc tín hiệu RF
F=RSCP >= R
Ec/Io >=S
Với :
RSCP: độ lớn của tín hiệu chip nhận được (Received Pilot Signal Chip Power)
Ec/Io :Dung lượng tín hiệu điều khiển nhận được
R & S : Ngưỡng của RSCP
R&S khác nhau cho những loại dịch vụ khác nhau.
Khi 2 thông số này thỏa mãn điều kiện thì F=1 , không thì F=0.
Khả năng phủ sóng được định nghĩa như là: Phần trăm của mẫu có F=1 Trên tất cả các mẫu đã được đo lường
4.2.2. Chất lượng dịch vụ
4.2.2.1. Tỷ lệ kết nối báo hiệu RRC thành công -RRC Connection Setup Success Ratio (Service Related)
Chỉ số này được thống kê trong cell, cả trong nhà và ngoài trời, định kì : 15 phút, 30 phút, 1 giờ…, 1ngày…. Phương thức đo lường tính toán cơ bản dựa trên giá trị đếm của OMC. Chỉ số này thể hiện khả năng truy cập của dịch vụ của cell và RNC
Tỷ lệ thiết lập kết nối RRC thành công = Số lần TL kết nối thành công / số lần yêu cầu TL kết nối ( %)
RRC Connection Setup Succes Ratio(Service Related)=RRC Connection Setup Complete Times(Service Related)/RRC Connection Setup Request Time (Service Related)×100%
Sơ đồ luồng tín hiệu:
Hình 4.3 Sơ đồ tín hiệu báo hiệu RRC
Các chỉ số mở rộng:
Tỷ lệ thiết lập kết nối thành công báo hiệu RRC đối với dịch vụ thoại của thiết bị gọi (Mobile Origination Conversation Service RRC Connection Setup Success Ratio)
Tỷ lệ thiết lập kết nối thành công báo hiệu RRC đối với dịch vụ luồng của thiết bị gọi (Mobile Origination Streaming Service RRC Connection Setup Success Ratio)
Tỷ lệ thiết lập kết nối thành công báo hiệu RRC đối với dịch vụ tương tác của thiết bị gọi (Mobile Origination Interactive Service RRC Connection Setup Success Ratio)
Tỷ lệ thiết lập kết nối thành công báo hiệu RRC đối với dịch vụ cơ bản của thiết bị gọi (Mobile Origination Background Service RRC Connection Setup Success Ratio)
Tỷ lệ thiết lập kết nối thành công báo hiệu RRC đối với dịch vụ thoại của thiết bị bị gọi (Mobile Termination Conversation Service RRC Connection Setup Success Ratio)
Tỷ lệ thiết lập kết nối thành công báo hiệu RRC đối với dịch vụ luồng của thiết bị bị gọi (Mobile Termination Streaming Service RRC Connection Setup Success Ratio)
Tỷ lệ thiết lập kết nối thành công báo hiệu RRC đối với dịch vụ tương tác của thiết bị bị gọi (Mobile Termination Interactive Service RRC Connection Setup Success Ratio)
Tỷ lệ thiết lập kết nối thành công báo hiệu RRC đối với dịch vụ cơ bản của thiết bị bị gọi (Mobile Termination Background Service RRC Connection Setup Success Ratio)
4.2.2.2. Tỷ lệ thiết lập thành công kênh mạng vô tuyến RAB
Chỉ số này được thống kê trong cell, cả trong nhà và ngoài trời, định kì : 15 phút, 30 phút, 1 giờ…., 1ngày…. Phương thức đo lường tính toán cơ bản dựa trên giá trị đếm của OMC. Chỉ số này thể hiện khả năng thiết lập kênh mang vô tuyến RAB là bước sau khi kết nối dịch vụ nếu thiết lập thành công thì kết nối đến user plane thì sẽ kết nối thành công
Tỷ lệ thiết lập thành công kênh mang vô tuyến RAB = (số lần thiết lập thành công kênh mang vô tuyến RAB CS + số lần thiết lập thành công kênh mang vô tuyến RAB PS ) / (số lần yêu cầu thiết lập kênh mang vô tuyến RAB CS + số lần yêu cầu thiết lập kênh mang vô tuyến RAB PS ) (%)
RAB Assignment Success Ratio=(CS RAB Assignment Success Times+PS RAB Assignment Success Times)/(CS RAB Assignment Request Times+PS RAB Assignment Request Times)×100%
Sơ đồ luồng tín hiệu:
Hình 4.4 Sơ đồ tín hiệu kênh mang vô tuyến RAB
Các chỉ số mở rộng:
Tỷ lệ thiết lập thành công kênh mang vô tuyến RAB CS (CS RAB Assignment Success Ratio)
Tỷ lệ thiết lập thành công kênh mang vô tuyến RAB PS (PS RAB Assignment Success Ratio)
Tỷ lệ thiết lập thành công kênh mang vô tuyến RAB AMR (AMR RAB Assignment Success Ratio)
Tỷ lệ thiết lập thành công kênh mang vô tuyến RAB CS C 64/64 (CS C 64/64 RAB Assignment Success Ratio)
Tỷ lệ thiết lập thành công kênh mang vô tuyến RAB PS Interactive 64/64 (PS Interactive 64/64 RAB Assignment Success Ratio)
Tỷ lệ thiết lập thành công kênh mang vô tuyến RAB PS I 64/128 (PS I 64/128 RAB Assignment Success Ratio)
Tỷ lệ thiết lập thành công kênh mang vô tuyến RAB PS I 64/64 (PS I 64/384 RAB Assignment Success Ratio)
4.2.2.3. Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công - Call Setup Success Ratio
Chỉ số này được thống kê trong cell, cả trong nhà và ngoài trời, định kì: 15 phút, 30 phút, 1 giờ, 1ngày…. Phương thức đo lường tính toán cơ bản dựa trên giá trị đếm của OMC. Chỉ số này thể hiện khả năng truy nhập dịch vụ của cell và RNC
Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công = Tỷ lệ thiết lập kết nối báo hiệu RRC thành công (liên quan tới dich vụ ) * Tỷ lệ thiết lập kênh mang vô tuyến RAB thành công (%)
Call Setup Success Ratio=RRC Connection Setup Success Ratio (Service Related)×RAB Assignment Success Ratio×100%
Sơ đồ luồng tín hiệu:
Hình 4.5 Sơ đồ tín hiêu kết nối cuộc gọi
Các chỉ số mở rộng :
Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi AMR thành công (AMR Call Setup Success Ratio)
Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi CS C 64/64 thành công (CS C 64/64 Call Setup Success Ratio)
Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi PS I 64/64 thành công (PS I 64/64 Call Setup Success Ratio)
Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi PS I 64/128 thành công ( PS I 64/128 Call Setup Success Ratio)
Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi PS I 64/384 thành công ( PS I 64/384 Call Setup Success Ratio)
Tỷ lệ thiết lập cuộc gọi PS I 64/64 thành công (PS S 64/64 Call Setup Success Ratio)
4.2.2.4. Tỷ lệ rớt cuộc gọi - Call Drop Ratio
Chỉ số này được thống kê trong cell, cả trong nhà và ngoài trời, định kì : 15 phút, 30 phút, 1 giờ…., 1ngày…. Phương thức đo lường tính toán cơ bản dựa trên giá trị đếm của OMC. Chỉ số này thể hiện khả năng duy trì dịch vụ của mạng, đây là một trong những chỉ số quan trọng nhất khách hàng cần được biết.
Tỷ lệ rớt cuộc gọi = (số lần giải phóng kênh mang vô tuyến RAB CS kích hoạt báo hiệu RNC + số lần giải phóng CS Iu kích hoạt báo hiệu RNC + số lần giải phóng kênh mang vô tuyến RAB PS kích hoạt báo hiệu RNC +số lần giải phóng PS Iu kích hoạt báo hiệu RNC )/(số lần thiết lập thành công kênh mang vô tuyến RAB CS + số lần thiết lập thành công kênh mang vô tuyến RAB PS ) (%)
Call Drop Ratio=(RNC Triggered CS RAB Release Times+RNC Triggered CS Iu Release Times+RNC Triggered PS RAB Release Times+RNC Triggered PS Iu Release Times)/(CS RAB Assignment Success Times + PS RAB Assignment Success Times)×100%
Sơ đồ luồng tín hiệu :
Hình 4.6 Sơ đồ yêu cầu giải phóng kênh RAB từ RNC đến CN
Các chỉ số mở rộng:
Tỷ lệ rớt cuộc gọi CS (CS Call Drop Ratio)
Tỷ lệ rớt cuộc gọi PS (PS Call Drop Ratio)
Tỷ lệ rớt cuộc gọi AMR (AMR Call Drop Ratio)
Tỷ lệ rớt cuộc gọi CS C 64/64 (CS C 64/64 Call Drop Ratio)
Tỷ lệ rớt cuộc gọi PS C 64/64 (PS I 64/64 Call Drop Ratio)
Tỷ lệ rớt cuộc gọi PS I 64/128 (PS I 64/128 Call Drop Ratio)
Tỷ lệ rớt cuộc gọi PS I 64/384 (PS I 64/384 Call Drop Ratio)
4.2.3. Di chuyển
4.2.3.1. Tỷ lệ chuyển giao mềm thành công của RNC ( bao gồm cả chuyển giao mềm hơn) - RNC Soft Handover Success Ratio (Including Softer Handover)
Chỉ số này được thống kê trong cell, cả trong nhà và ngoài trời, định kì : 15 phút, 30 phút, 1 giờ…., 1ngày…. Phương thức đo lường tính toán cơ bản dựa trên giá trị đếm của OMC. Chỉ số này thể hiện khả năng linh hoạt khi chuyển giao mềm trong vùng điều khiển của RNC
Tỷ lệ chuyển giao mềm thành công =(số lần yêu cầu S.HO - số lần S.HO bị lỗi )/ số lần yêu cầu S.HO (%)
Soft Handover Success Ratio=(Soft Handover Requirement Times-Soft Handover Failure Times)/Soft Handover Requirement Times×100%
Sơ đồ luồng tín hiệu :
Hình 4.7 Sơ đồ tín hiệu yêu cầu chuyển giao
Các chỉ số mở rộng:
Lỗi cấu hình không tương thích gây nên tỷ lệ H.O bị lỗi (configuration unsupported failure caused handover failure ratio)
Lỗi kênh vật lý gây nên tỷ lệ H.O bị lỗi (physical channel failure caused handover failure ratio)
Cấu hình lại không tương thích đồng bộ gây nên tỷ lệ H.O bị lỗi (incompatible simultaneous reconfiguration caused handover failure ratio)
Lỗi giao thức gây nên tỷ lệ H.O bị lỗi (protocol error caused handover failure ratio)
Cập nhật Cell gây nên tỷ lệ H.O bị lỗi (cell update occurred caused handover failure ratio)
Cấu hình không hợp lệ gây nên tỷ lệ H.O bị lỗi (invalid configuration caused handover failure ratio)
Không có tín hiệu đáp lại gây nên tỷ lệ H.O bị lỗi (No reply caused handover failure ratio)
4.2.3.2. Tỷ lệ chuyển giao cứng thành công giữa các tần số - Inter Frequency Hard Handover Success Ratio Success Ratio
Chỉ số này được thống kê trong cell, cả trong nhà và ngoài trời, định kì : 15 phút, 30 phút, 1 giờ…., 1ngày…. Phương thức đo lường tính toán cơ bản dựa trên giá trị đếm của OMC. Chỉ số này thể hiện khả năng linh hoạt khi chuyển giao cứng trong vùng điều khiển của RNC.
Tỷ lệ chuyển giao cứng thành công giữa các tần số = ( Số lần yêu cầu chuyển giao cứng giữa các tần số - Số lần chuyển giao cứng giữa các tần số bị lỗi )/ Số lần yêu cầu chuyển giao cứng giữa các tần số (%)
Inter-Frequency Hard Handover Success Ratio=(Inter-Frequency Hard Handover Requirement Times- Inter-Frequency Hard Handover Failure Times)/ Inter-Frequency Hard Handover Requirement Times×100%
Chuyển giao cứng giữa các tần số gồm: chuyển giao cứng trong RNC, chuyển giao cứng giữa các RNC.
Sơ đồ luồng tín hiệu:
Hình 4.8 Sơ đồ chuyển giao giữa các hệ thống trong RNC
Hình 4.9 Sơ đồ chuyển giao giữa các hệ thống của các RNC
Các chỉ số mở rộng:
Lỗi cấu hình không tương thích gây tỷ lệ chuyển giao cứng lỗi giữa các tần số trong Node B (configuration unsupported caused intra-NodeB inter-frequency hard handover failure ratio)
Cấu hình lại không tương gây tỷ lệ chuyển giao cứng lỗi giữa các tần số trong RNC (configuration unsupported caused intra-RNC inter-frequency hard handover failure ratio)
Lỗi cấu hình không tương thích gây tỷ lệ chuyển giao cứng lỗi giữa các tần số ở những RNC khác nhau (configuration unsupported caused inter-RNC inter-frequency hard handover failure ratio)
Lỗi kênh vật lý gây tỷ lệ chuyển giao cứng lỗi giữa các tần số trong Node B (physical channel failure caused intra-NodeB inter-frequency hard handover failure ratio)
Lỗi kênh vật lý gây tỷ lệ chuyển giao cứng lỗi giữa các tần số trong RNC (physical channel failure caused intra-RNC inter-frequency hard handover failure ratio)
Lỗi kênh vật lý gây tỷ lệ chuyển giao cứng lỗi giữa các tần số ở những RNC khác nhau (physical channel failure caused inter-RNC inter-frequency hard handover failure ratio)
4.2.3.3. Tỷ lệ chuyển giao giữa các hệ thống CS - CS Intersystem Handover Success Ratio (WCDMA -> GSM )
Chỉ số này được thống kê trong cell, cả trong nhà và ngoài trời, định kì : 15 phút, 30 phút, 1 giờ…., 1ngày…. Phương thức đo lường tính toán cơ bản dựa trên giá trị đếm của OMC. Chỉ số này thể hiện khả năng linh hoạt khi chuyển giao giữ các hệ thống từ hệ thống WCDMA -> GSM .
Tỷ lệ chuyển giao giữa các hệ thống CS (WCDMA -> GSM) = (1- Số lần chuyển giao giữa các hệ thống CS từ UTRAN bị lỗi )/ Số lần yêu cầu chuyển giao giữa các hệ thống CS từ UTRAN (%)
CS Intersystem Handover Success Ratio(WCDMA->GSM)=1-CS Intersystem Handover From UTRAN Failure Times/CS Intersystem Handover From UTRAN Required Times×100%
Sơ đồ luồng tín hiệu :
Hình 4.10 Sơ đồ chuyển giao giữa các hệ thống CS
Các chỉ số mở rộng:
Cấu hình không tương thích gây ra tỷ lệ chuyển giao lỗi giữa các hệ thống CS từ UTRAN (configuration unsupported caused CS intersystem handover from UTRAN failure ratio )
Lỗi kênh vật lý gây ra tỷ lệ chuyển giao lỗi giữa các hệ thống CS từ UTRAN (physical channel failure caused CS intersystem handover from UTRAN failure ratio)
Cấu hình không đầy đủ gây ra tỷ lệ chuyển giao lỗi giữa các hệ thống CS từ UTRAN (Configuration incomplete caused CS intersystem handover from UTRAN failure ratio)
Lỗi giao thức gây ra tỷ lệ chuyển giao lỗi giữa các hệ thống CS từ UTRAN (protocol error caused CS intersystem handover from UTRAN failure ratio)
Cell update xuất hiện gây ra tỷ lệ chuyển giao lỗi giữa các hệ thống CS từ UTRAN (cell update occurred caused CS intersystem handover from UTRAN failure ratio)
Cấu hình không hợp lệ gây ra tỷ lệ chuyển giao lỗi giữa các hệ thống CS từ UTRAN (invalid configuration caused CS intersystem handover fromUTRAN failure ratio)
Không có tín hiệu đáp lại gây ra tỷ lệ chuyển giao lỗi giữa các hệ thống CS từ UTRAN (No reply caused CS intersystem handover from UTRAN failure ratio)
4.2.3.4. Tỷ lệ chuyển giao giữa các hệ thống PS thành công (WCDMA -> GPRS ) - PS Intersystem Handover Success Ratio (WCDMA ->GPRS)
Chỉ số này được thống kê trong cell, cả trong nhà và ngoài trời, định kì : 15 phút, 30 phút, 1 giờ…., 1ngày…. Phương thức đo lường tính toán cơ bản dựa trên giá trị đếm của OMC. Chỉ số này thể hiện khả năng linh hoạt khi chuyển giao giữ các hệ thống từ hệ thống WCDMA -> GPRS .
Tỷ lệ chuyển giao giữa các hệ thống PS thành công (WCDMA -> GPRS ) =
Số lần chyển giao giữa các hệ thống PS từ UTRAN bị lỗi) / Số lần yêu cầu chuyển giao giữa các hệ thống PS từ UTRAN (%)
PS Intersystem Handover Success Ratio(WCDMA->GPRS)= (1-PS Intersystem Handover From UTRAN Failure Times )/PS Intersystem Handover From UTRAN Required Times×100%
Sơ đồ luồng tín hiệu :
Hình 4.11 Sơ đồ chuyển giao giữa các hệ thống PS
Các chỉ số mở rộng:
Cấu hình không tương thích gây ra tỷ lệ chuyển giao lỗi giữa các hệ thống PS từ UTRAN (configuration unsupported caused PS intersystem handover from UTRAN failure ratio )
Lỗi kênh vật lý gây ra tỷ lệ chuyển giao lỗi giữa các hệ thống PS từ UTRAN (physical channel failure caused PS intersystem handover from UTRAN failure ratio)
Cấu hình không đầy đủ gây ra tỷ lệ chuyển giao lỗi giữa các hệ thống PS từ UTRAN (Configuration incomplete caused PS intersystem handover from UTRAN failure ratio)
Lỗi giao thức gây ra tỷ lệ chuyển giao lỗi giữa các hệ thống PS từ UTRAN (protocol error caused PS intersystem handover from UTRAN failure ratio)
Cell update xuất hiện gây ra tỷ lệ chuyển giao lỗi giữa các hệ thống PS từ UTRAN (cell update occurred caused PS intersystem handover from UTRAN failure ratio)
Cấu hình không hợp lệ gây ra tỷ lệ chuyển giao lỗi giữa các hệ thống PS từ UTRAN (invalid configuration caused PS intersystem handover fromUTRAN failure ratio)
Không có tín hiệu đáp lại gây ra tỷ lệ chuyển giao lỗi giữa các hệ thống PS từ UTRAN (No reply caused PS intersystem handover from UTRAN failure ratio)
4.2.3.5. Tỷ lệ chuyển giao giữa các hệ thống PS thành công (GPRS -> WCDMA) - PS Intersystem Handover Success Ratio (GPRS -> WCDMA)
Chỉ số này được thống kê trong cell, cả trong nhà và ngoài trời, định kì : 15 phút, 30 phút, 1 giờ…., 1ngày…. Phương thức đo lường tính toán cơ bản dựa trên giá trị đếm của OMC. Chỉ số này thể hiện khả năng linh hoạt khi chuyển giao giữa các hệ thống từ hệ thống GPRS -> WCDMA .
Tỷ lệ chuyển giao thành công giữa các hệ thống PS đến UTRAN (GPRS -> WCDMA) = Số lần chuyển thành công giao giữa các hệ thống PS đến UTRAN/ số lần yêu cầu chuyển giao giữa các hệ thống PS đến UTRAN (%)
PS Intersystem Handover to UTRAN Success Ratio (GPRS->WCDMA)=PS Intersystem Handover to UTRAN Success Times /PS Intersystem Handover to UTRAN Required Times×100%
Sơ đồ luồng tín hiệu:
Hình 4.12 Sơ đồ chuyển giao giữa các hệ thống khác nhau (GPRS -> WCDMA)
4.2.4. Dung lượng
4.2.4.1. Thời gian truy nhập dịch vụ CS 12.2K - CS12.2K Service Access Time
Chỉ số này được các nhà điều hành mạng đo lường cả trong nhà và ngoài trời. Phương thức đo lường dựa vào các tập tin loggin của hệ thống thông tin. Chỉ số này phản ánh tính toàn vẹn của dịch vụ CS12.2K. Đây là một trong những chỉ số quan trọng nhất để đánh giá chất lượng dịch vụ.
Thời gian truy nhập dịch vụ CS 12.2K = giá trị trung bình ( thời gian báo hiệu CC - thời gian yêu cầu kết nối RRC)
CS12.2K Service Access Time=Average【T(CC Alert)-T(RRC Connection Request)】
Sơ đồ luồng tín hiệu:
Hình 4.13 Sơ đồ truy nhập dich vụ CS 12.2K
4.2.4.2. Thời gian truy nhập dịch vụ CS 64K - CS64K Service Access Time
Chỉ số này được các nhà điều hành mạng đo lường cả trong nhà và ngoài trời. Phương thức đo lường dựa vào các tập tin loggin của hệ thống thông tin. Chỉ số này phản ánh tính toàn vẹn của dịch vụ CS 64K. Đây là một trong những chỉ số quan trọng nhất để đánh giá chất lượng dịch vụ.
Thời gian truy nhập dịch vụ CS 64K = giá trị trung bình ( thời gian yêu cầu báo hiệu RRC - thời gian yêu cầu dịch vụ CC)
CS64K Service Access Time=Average【T (RRC Request)-T (CM Service Request)】
Sơ đồ luồng tín hiệu:
Hình 4.14 Sơ đồ truy nhập dich vụ CS 64K
4.2.4.3. Tốc độ download dữ liệu PS trung bình - Average PS Download Data Rate
Sử dụng phần mềm flashget để upload và download các file tu FTP server và đến FTP server.
Sử dụng phần mềm Dumeter để thống kê tốc đọ dữ liệu lớp ứng dụng trong khoảng 15 phút. Và từ phần mềm này ta sẽ có được Tốc độ download dữ liệu PS trung bình.
4.2.4.4. Lưu lượng Erlang dịch vụ CS - CS Service Traffic Erlang
Chỉ số này được thống kê trong cell, cả trong nhà và ngoài trời định kì : 15 phút, 30 phút, 1 giờ…., 1ngày…. Phương thức đo lường tính toán cơ bản dựa trên giá trị đếm của OMC (trung tâm vận hành và bảo dưỡng mạng) .
Chỉ số này thể hiện được lưu lượng Erlang của dịch vụ thoại CS.
Thời gian của cuộc gọi CS = Tổng ( thời gian đáp ứng thiết lập kết nối vô tuyến - thời gian đáp ứng huỷ kết nối vô tuyến )
Lưu lượng Erlang dịch vụ CS = Tổng Thời gian của cuộc gọi CS của một khoảng thời gian đã biết / 3600
CS Call Duration=∑【Time(Radio Link Setup Response)- Time(Radio Link Deletion Response)】
CS Service Traffic ERL=Total CS Call Duration of a Certain Period/3600
Các chỉ số mở rộng:
CS AMR Voice Service Traffic Erlang Lưu lượng Erlang của dịch vụ Voice CS AMR ( adaptive Muti-Rate )
CS Video Phone Service Traffic Erlang
4.2.4.5. Lưu lượng dịch vụ PS - PS Service Throughput
Chỉ số này được thống kê trong cell, cả trong nhà và ngoài trời định kì : 15 phút, 30 phút, 1 giờ…., 1ngày…. Phương thức đo lường tính toán cơ bản dựa trên giá trị đếm của OMC (trung tâm vận hành và bảo dưỡng mạng)
Chỉ số này thể hiện được tổng lưu lượng dịch vụ PS
Lưu lượng dịch vụ PS đường lên = Tổng các Byte PDU mà RNC đã nhận được
Lưu lượng dịch vụ PS đường xuống = Tổng các Byte PDU mà RNC đã gởi
UL PS Service Throughput=RNC Received Total RLC PDU Bytes
DL PS Service Throughput=RNC Sent Total RLC PDU Bytes
( Bao gồm dữ liệu người sủ dụng, dũ liệu RLC đầu, dũ liệu truyền lại, dữ liệu báo hiệu, đơn vị : kbytes )
Các chỉ số mở rộng:
Lưu lượng PS I 64/64 UL
Lưu lượng PS B 64/64 UL
Lưu lượng PS S 64/64 UL
Lưu lượng PS I 64/64 UL
Lưu lượng PS B 64/64 UL
Lưu lượng PS S 64/64 UL
4.2.4.6. Chỉ số nhiễu của tải đường lên - UL Interference Load Factor
Chỉ số này được thống kê trong cell, cả trong nhà và ngoài trời định kì : 15 phút, 30 phút, 1 giờ…., 1ngày…. Phương thức đo lường tính toán cơ bản dựa trên giá trị trên báo cáo đo lường .
Chỉ số này thể hiện lượng tải trung bình đường lên trong 1 khoảng thời gian nhất định, nó được tính toán dụa trên RTWP (received total wide band power) trên 1 tần số đã biết.
Chỉ số nhiễu của tải đường lên = (giá trị đo lường RTWP đường lên - No) /
giá trị đo lường RTWP đường lên (%)
UL Interference Load Factor=(UL RTWP measurement value-N0)/UL RTWP measurement value×100%
4.2.4.7. Chỉ số tải đường xuống DL Power Load Factor
Chỉ số này thể hiện lượng tải trung bình đường xuống trong 1 khoảng thời gian nhất định, nó được tính toán dựa trên công suất thu Tx của trạm gốc.
Chỉ số tải đường xuống = công suất sóng mang phát trung bình đường xuống /công suất sóng mang phát cực đại cấu hình đường xuống (%)
DL Power Load Factor=DL Average Transmitting Carrier Power/
Configured DL Maximal Transmitting Carrier Power×100%
4.2.5. Sử dụng tài nguyên
4.2.5.1. Tỷ lệ Cell bị sự cố - Trouble Cell Ratio
Chỉ số này được thống kê trong cell, cả trong nhà và ngoài trời định kì : 15 phút, 30 phút, 1 giờ…., 1ngày…. Phương thức đo lường tính toán cơ bản dựa trên giá trị đếm của OMC (trung tâm vận hành và bảo dưỡng mạng)
Chỉ số này thể hiện số lượng cell không hoạt đong trên tổng số cell, đây là một chỉ số trợ giúp cho việc phân tích QoS của toàn mạng.
Tỷ lệ Cell bị sự cố = Số lượng cell bị sự cố / Số lượng cell hoạt động (%)
Trouble Cell Ratio=Trouble Cell Number/ Active Cell Number×100%
Các cell bị sự cố là các cell có tỷ số rớt cuộc gọi > a % hoặc tỷ số thiết lập cuộc gọi thành công < b % (a,b la các mức ngưỡng cho phép)
4.2.5.2. Tỷ lệ Cell bận - Busy Cell Ratio
Chỉ số này được thống kê trong cell, cả trong nhà và ngoài trời định kì : 15 phút, 30 phút, 1 giờ…., 1ngày…. Phương thức đo lường tính toán cơ bản dựa trên giá trị đếm của OMC (trung tâm vận hành và bảo dưỡng mạng)
Chỉ số này thể hiện số lượng cell bận trên tổng số cell, đây là một chỉ số trợ giúp cho việc phân tích QoS của toàn mạng.
Tỷ lệ Cell bận = Số lượng cell bận / Số lượng cell hoạt động (%)
Busy Cell Ratio=Busy Cell Number/Active Cell Number×100%
Các cell bận là các cell có chỉ số tải đường xuống > c % hoặc chỉ số nguồn tài nguyên bị chiếm giữ > d % (c, d là các mức ngưỡng cho phép)
4.2.5.3. Tỷ lệ cell ở trạng thái chờ - Sleeping Cell Ratio
Chỉ số này được thống kê trong cell, cả trong nhà và ngoài trời định kì : 15 phút, 30 phút, 1 giờ…., 1ngày…. Phương thức đo lường tính toán cơ bản dựa trên giá trị đếm của OMC (trung tâm vận hành và bảo dưỡng mạng)
Chỉ số này thể hiện số lượng cell ở trạng thái chờ trên tổng số cell, đây là một chỉ số trợ giúp cho việc phân tích QoS của toàn mạng.
Tỷ lệ cell ở trạng thái chờ = Số lượng cell ở trạng thái chờ / Số lượng cell hoạt động (%)
Sleeping Cell Ratio=Sleeping Cell Number/Active Cell Mumber×100%
Các cell ở trạng thái chờ là các cell có chỉ số tải đường xuống < e % (e là một mức ngưỡng cho phép)
4.3. Kết luận chương
Khi thiết lập các giá trị ngưỡng KPI, các nhà khai thác cung cấp các công cụ cho sự cân bằng về dung lượng và chất lượng.
Dữ liệu hiệu suất của mạng có thể được tạo nên từ NMS, drive test, phân tích giao thức & ý kiến khách hàng.
Các công cụ báo cáo về mạng lưới cung cấp các thông tin về thống kê, kèm phân tích về chất lượng mạng.
Dựa trên cấu hình mạng và tình trạng mạng lưới, chất lượng cụ thể được phân tích và hiệu chỉnh riêng lẻ, bằng cách xử lý nhiều lần cá thông số riêng lẻ ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo. Điều chỉnh cá thông số riêng lẻ hoặc tập hợp các thông số được xử lý nhiều lần đo đến khi chất chất lượng đạt yêu cầu.
Cuối cùng thêm vào việc điêu chỉnh các thông sô riêng lẻ, các giải pháp chung được tìm ra . Sau khi đã sửa chữa được đưa vào triển khai trong mạng, quy trình chất lượng mạng lại bắt đầu.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ MINH HỌA CÔNG TÁC TỐI ƯU HÓA MẠNG UMTS CỦA VMS_MOBIFONE KVIII
5.1. Các chỉ tiêu chất lượng thực tế mạng UMTS của VMS MOBIFONE KV III
5.1.1. Các chỉ tiêu thực tế mạng UMTS
Các mức ngưỡng của chỉ số KPI của VMS MOBIFONE đang sử dụng dựa trên các mức ngưỡng đưa ra của Bộ TT-TT, kinh nghiệm thực tế trong khi khai thác mạng và phản ánh của khách hàng.
Khu vực III gồm 13 tỉnh thành phố , các SITE được phân bố như bảng 5.1:
Bảng 5.1 Bảng phân bố SITE VMS MOBIFONE khu vực III
STT
Tỉnh (TP)
Số lượng SITE
RNC
1
Quang Binh
15
RHUHU1N
2
Quang Tri
10
RHUHU1N
3
Thua Thien Hue
43
RHUHU1N
4
Da Nang
107
RDNST1N
5
Quang Nam
25
RDNST1N
6
Quang Ngai
15
RDNST1N
7
Binh Dinh
27
RDNST1N
8
Kon Tum
15
RDLBT1N
9
Gia Lai
25
RDLBT1N
10
Dak Lak
37
RDLBT1N
11
Dak Nong
5
RDLBT1N
12
Khanh Hoa
57
RKHNT1N
13
Phu Yen
10
RKHNT1N
Tổng
391
4 RNC
Trong phạm vi đồ án, sẽ giới thiệu chủ yếu về công tác tối ưu mạng tại VMS III tại Thành phố Đà Nẵng. Phân bố SITE tại Thành phố Đà Nẵng như hình 5.1 :
Hình 5.1 Phân bố SITE tại Thành phố Đà Nẵng
Hình 5.2. Phân bố SITE tại khu vực trung tâm Thành phố Đà Nẵng
Các chỉ tiêu KPI thực tế VMS III đang sử dụng:
Bảng 5.2 Các chỉ tiêu KPI thực tế VMS III
5.1.2. Số liệu thống kê chất lượng mạng hiện tại
Bảng 5.3 Kết quả đo kiểm tại KVIII tháng 3/ 2010
Item
Service
OSS KPI
OSS KPI monitoring Threshold
Network Statistics
Accessibility
Call Setup Success Rate
Voice AMR 12.2
AMR Call Setup Success Ratio (CSSR) []
98.00
99.58
Video Phone
UDI Call Setup Success Ratio (CSSR) []
97.00
99.65
PS Setup Success Rate
HSDPA
HSDPA Setup Success Ratio from user perspective []
97.00
91.37
Retainability
CS Call Drop Rate
Voice AMR 12.2
AMR Call Success Ratio (CCSR) []
98.50
99.54
Video Phone
RAB Success Ratio CS Conversational [ ]
98.00
99.81
PS Call Drop Rate
R99 PS
Packet Call Success Ratio (CCSR) []
98.00
99.79
HSDPA
HSDPA Success Ratio
97.50
99.55
Mobility
Soft handover Success Rate
Voice AMR 12.2
Soft Handover Success Rate RT []
98.50
99.96
Video Phone
R99 PS
Soft Handover Success Rate NRT []
96.50
99.02
Inter RAT handover Success Rate (2G/3G)
Voice AMR 12.2
Inter System Hard Handover Success Ratio RT []
96.00
96.57
R99 PS
Inter System Hard Handover Success Ratio NRT []
85.00
91.92
Hard handover Success Rate
Voice AMR 12.2
Intra System Hard Handover Success Ratio []
97.00
99.24
Video Phone
R99 PS
5.1.3. Số liệu thống kê chất lượng mạng hiện tại ở TP Đà Nẵng
Bảng 5.4 Số liệu thống kê chất lượng mạng hiện tại ở TP Đà Nẵng
Các chỉ số
Dịch vụ
Tỷ lệ
Accessibility
Call Setup Success Rate
Voice AMR 12.2
99.8%
Video Phone
99.7%
PDP Context Activation Success Rate
PS
99.8%
PS Setup Success Rate
PS
100%
Retainability
CS Call Drop Rate
Voice AMR 12.2
0.4%
Video Phone
0.3%
PS Call Drop Rate
PS
0.2%
Mobility
Soft handover Success Rate
Voice AMR 12.2
100%
Video Phone
100%
Inter RAT handover Success Rate (2G/3G)
Voice AMR 12.2
100%
Coverage and Quality
CPICH RSCP
98.8%
Ec/Io
97.9%
Nhận xét đánh giá:
Dựa vào kết quả đo kiểm mạng và các ngưỡng của chỉ số KPI. Các giá trị thực tế mạng đặt được luôn thỏa mãn giá trị mức ngưỡng. Như vậy là hệ thống đã đảm bảo tốt các chỉ tiêu chất lượng yêu cầu.
5.2. Công cụ tối ưu mạng
5.2.1. Sơ đồ tổng quan cấu trúc của hệ thống Nemo Outdoor
Hình 5.3 Sơ đồ tổng quan cấu trúc của hệ thống Nemo Outdoor
5.2.2. Sơ đồ tổng quan cấu trúc của hệ thống Nemo Outdoor với tùy chọn đo kiểm chất lượng thoại
Hình 5.4 Sơ đồ tổng quan cấu trúc của hệ thống Nemo Outdoor với tùy chọn đo kiểm chất lượng thoại
5.2.3. Các thành phần thiết bị trong hệ thống Nemo Outdoor Multi
Hình 5.5 Các thành phần thiêt bị trong hệ thống Nemo Outdoor Multi
5.2.4. Mô hình nguyên lý đo kiểm chất lượng thoại với hệ thống Nemo Outdoor
5.2.4.1. Cấu trúc hệ thống đo kiểm chất lượng thoại
Hình 5.6 Cấu trúc hệ thống đo kiểm chất lượng thoại
Mô tả hệ thống:
-Phần mềm Nemo Outdoor sẽ được cài đặt trên máy tính PC có hệ điều hành Windows XP hoặc Windows 2000 để thu thập và phân tích số liệu.
Để thu thập số liệu được từ các thiết bị khác, máy tính xách tay sẽ kết nối tới giá đấu nối tập trung bằng 1 cáp USB.
Giá đấu nối tập trung có các bộ gá để giữ điện thoại, đồng thời sẽ kết nối số liệu để đưa tới máy tính. Bộ giá đấu nối tập trung này còn cung cấp giao diện nguồn DC 12V để nạp điện cho điện thoại và các thiết bị khác.
Bộ GPS cũng được đấu nối vào giá tập trung để cung cấp số liệu về vị trí toạ độ của thiết bị trong quá trình đo.
Bộ scanner cũng được đấu vào giá tập trung qua cáp RS-232 hoặc cáp USB để cung cấp tín hiệu của mạng di động cần đo trong khu vực đo kiểm.
Giá đấu nối tập trung cũng cho phép đấu nối nguồn và số liệu cho các Audio Box.
Các điện thoại di động sẽ được đấu nối theo 2 đường cáp: 1 đường vào Audio Box và 1 đường đấu thẳng vào giá đấu nối tập trung để thực hiện đo kiểm chất lượng thoại Mobile tới Mobile và cung cấp số liệu cho phần mềm Nemo Outdoor trên laptop.
Fixed server có khả năng kết nối tới các line thoại PSTN để phối hợp với hệ thống di động thực hiện đo kiểm Mobile tới Fixed.
5.2.4.2. Hệ thống đo kiểm chất lượng thoại Mobile tới Mobile
Hình 5.7 Hệ thống đo kiểm chất lượng thoại Mobile tới Mobile
Mô tả hoạt động:
Tại phía đầu máy tính được cài Nemo Outdoor và kết nối với mobile có lưu một tập hợp các mẫu thoại chuẩn.
Thông qua phần mềm Nemo Outdoor, thực hiện cuộc gọi từ mobile 1 tới mobile 2. Khi bắt đầu thực hiện cuộc gọi, mobile 1 sẽ gửi đi một mẫu thoại chuẩn (giả sử là mẫu thoại A) lấy trong bộ mẫu thoại chuẩn lưu ở trên máy tính có cài Nemo Outdoor.
Tại phía mobile 2. Khi nhận được cuộc gọi từ mobile 1, mobile 2 sẽ thu được tín hiệu thoại A'. Máy tính sẽ so sánh mẫu A' này với A và xác định được điểm MOS cho đường downlink của mobile 2. Đồng thời mobile 2 cũng gửi trả lại phía mobile 1 mẫu thoại chuẩn A, phía mobile 1 sẽ thu được tín hiệu thoại A''. Máy tính sẽ so sánh mẫu A'' này với A và xác định điểm MOS cho đường downlink của mobile 1.
Minh họa :
Hình 5.8 Giá trị MOS kiểm tra được cho 2 đường downlink của 2 MS
5.2.4.3. Hệ thống đo kiểm chất lượng thoại Mobile tới Fixed
Hình 5.9 Hệ thống đo kiểm chất lượng thoại Mobile tới Fixed
Mô tả hoạt động:
Tại phía đầu máy tính được cài Nemo Outdoor và kêt nối với mobile có lưu một tập hợp các mẫu thoại chuẩn. Và tại phía đầu server cũng có lưu một tập hợp các mẫu thoại chuẩn giống như vậy.
Thông qua phần mềm Nemo Outdoor, thực hiện cuộc gọi từ mobile tới fixed. Khi bắt đầu thực hiện cuộc gọi, mobile sẽ gửi đi một mẫu thoại chuẩn lấy trong bộ mẫu thoại chuẩn lưu ở trên máy tính có cài Nemo Outdoor.
Tại phía đầu server có nối line đường thoại PSTN. Khi nhận được cuộc gọi từ mobile, server thực hiện trả lời, server sẽ thu tín hiệu thoại từ mobile trong vòng 1,5 giây. Mẫu thu được này sẽ được server tính toán và so sánh với các bộ mẫu thoại chuẩn lưu trên server, từ đóxác định được mẫu thoại chuẩn mà mobile gửi đi là mẫu nào (giả sử đó là mẫu thoại A).
Sau khi xác định được mẫu thoại chuẩn mà mobile gửi đi là mẫu A, server sẽ gửi mẫu A này về phía mobile. Qua các giao diện của mạng điện thoại cố định và mạng điện thoại di động, mobile sẽ nhận được tín hiệu thoại A'. Tại phía máy tính có cài Nemo Outdoor sẽ thực hiện so sánh A và A' để tính toán ra điểm MOS. Đồng thời phía server nhận được tín hiệu thoại A'' từ phía mobile cũng sẽ thực hiện so sánh A'' và A để tính toán ra điểm MOS ở phía đường điện thoại cố định.
Hình 5.10 Thông tin về đường Line điện thoại
Hình 5.11 Giá trị MOS kiểm tra được cho đường downlink của MS và Server
5.3. Minh họa công tác tối ưu hóa mạng UMTS
5.3.1. Xử lý vấn đề Handover lỗi từ vùng WCDMA qua GSM
Vấn đề 1: Chuyến giao giữa các hệ thống ( từ drivetest)
Vấn đề: không cập nhật vùng định tuyến (RAU reject - Routing Area Update reject )
Giải pháp: Kiểm tra và thay đổi cấu hình trong 2G SGSN
Kết quả: Chuyển giao giữa các hệ thống được cải thiện thành công
Hình 5.12 Chuyến giao giữa các hệ thống ( từ drivetest)
Vấn đề 2 : Chuyển giao giữa các hệ thống, xảy ra lỗi tại một RNC (Inter system handover – RNC HUHU1N)
Vấn đề : Sau khi MSC ráp nối dã được xác lập. Tỷ lệ chuyển giao thành công được cải thiện chỉ trừ ở Quảng Bình tại RNC HUHU1N. Lý do định tuyến sai nên không H.O được .
Giải pháp : Nhóm MSC đã kiểm tra, tìm ra lỗi cấu hình trên DPC (destination code point) và đã khắc phục lại ổn định.
Kết quả : Cải thiện được tỷ lệ chuyển giao thành công giữa các hệ thống tai Tỉnh Quảng Bình .
Hình 5.13 Tín hiệu chuyển giao bị lỗi ở RNC Quảng Bình
Hình ảnh thu nhận được sau khi cấu hình lại DCP
Hình 5.14 Tín hiệu chuyển giao thành công sau khi khắc phục lỗi
5.3.2. Sự tráo đổi sector ( Swap sector )
Vấn đề : trong quá trình tối ưu hóa, trong số 391 sites tìm thấy 70 sites bị sự tráo đổi sector
Hình 5.15 Sector bị tráo đổi và khắc phục
Giải pháp: đưa ra yêu cầu thay đổi đến tổ lắp đặt trạm
Kết quả: tổ lắp đặt trạm báo cáo đã sửa lỗi 69 trong số 70 sites, trừ DNHC03 do site chưa thể truy nhập được .
Giải pháp tạm thời: điều chỉnh lại mối quan hệ với site lân cận để tráo đổi sector cần tối ưu hóa sau khi sector bị tráo đã được sửa lại.
5.3.3. Điều chỉnh vùng phủ
Vấn đề 1: vùng phủ ở mức thấp, góc azimuth phủ sóng không hiệu quả
Hình 5.16 Vùng phủ ở mức không đạt yêu cầu
Chỉ số RSCP , EcNo được cải thiện sau khi điều chỉnh góc azimuth của HUHU44A (tại Huế) từ 0 -> 340 độ.
Hình 5.17 Vùng phủ sau khi điều chỉnh
Vấn đề 2: Mức RSCP bị giảm xuống, do bị che chắn bởi công trình mới xây dựng, trong trường hợp này là khách sạn Sài Gòn
Giải pháp: hạ góc nghiêng xuống tại HUHU42B, tăng công suất phát CPICP tại HUHU02A
Kết quả: Cải thiện rõ rệt chỉ số EcNo
Hình 5.18 Tín hiệu bị che lấp bởi công trình mới xây dựng và sau khi khắc phục
5.4. Kết luận chương
Chương này đã trình bày về các chỉ tiêu thực tế của mạng MobiFone, cũng như các số liệu đo kiểm cụ thể vào tháng 3/2010 tai khu vục III, đưa ra nhận xét và cách khắc phục khi cố sự cố mạng.
Trong quá trình đo kiểm, xử lý tình huống lỗi để tối ưu mạng yêu cầu người thự hiện hiểu rõ về hạ tầng mạng, kinh nghiệm thự tế và sự trợ giúp của các công cụ thiết bị hiện đại. Trong chương này đã đưa ra một số tình huống thực tế đã gặp phải trong quá trình tối ưu hóa mạng tại Khu vực III, cụ thể là tại Thành phố Đà Nẵng.
KẾT LUẬN
***
Đồ án tốt nghiệp đã trình bày những nét cơ bản nhất về mạng thông tin di động UMTS, cùng với một số công tác tối ưu hóa hệ thống được thực hiện tại mạng VMS_MobiFone. Tối ưu hoá là một công việc khó khăn và đòi hỏi người thực hiện phải nắm vững hệ thống, ngoài ra cũng cần phải có những kinh nghiệm thực tế và sự trợ giúp của nhiều phương tiện hiện đại để có thể giám sát và kiểm tra rồi từ đó mới đưa ra các công việc thực hiện tối ưu hoá.
Do thời gian thực tập có hạn và những hạn chế không tránh khỏi của việc hiểu biết các vấn đề dựa trên lý thuyết là chính nên báo cáo tốt nghiệp của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong có được những ý kiến đánh giá, góp ý của các thầy và các bạn để đồ án thêm hoàn thiện.
Qua thời gian thực tập em thấy tối ưu hoá là một mảng đề tài rộng và luôn cần thiết cho các mạng viễn thông hiện tại nói chung và mạng thông tin di động nói riêng. Khả năng ứng dụng của đề tài là giúp ích cho những người làm công tác tối ưu hoá mạng, là cơ sở lý thuyết để phân tích và tiến hành, từ đó hoàn toàn có thể tìm ra giải pháp tối ưu khoa học nhất. Về phần mình, em tin tưởng rằng trong tương lai nếu được làm việc trong lĩnh vực này, em sẽ tiếp tục có sự nghiên cứu một cách sâu sắc hơn nữa về đề tài này.
Một lần nữa, Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Lê Thị Cẩm Hà và các thầy cô Khoa Kỹ thuật và công nghệ đã nhiệt tình giảng dạy, quan tâm giúp đỡ em trong suốt 5 năm em học tập tại trường, đặc biệt là trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp cuối khóa.
Quy Nhơn, ngày 10 tháng 6 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Hạnh Dung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
***
Tài liệu tiếng Việt
[1] TS.Nguyễn Phạm Anh Dũng (2002) , Thông tin di động, Nhà xuất bản bưu điện, Hà Nội
[2] Vũ Đức Thọ (1999) , Thông tin di động số CELLULAR, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội
Tài liệu tiếng Anh
[3] NSN Optimization team RNO (3/2010), Report for VMS3, nOKIA SIEMENS NETWORKS
[4]John Wiley and Sons (2006), Radio Network Planning and Optimisation for UMTS 2nd Edition
[5] ZTE (2006), WCDMA RAN KPI Introduction
[6] GSM Association, Truy cập cuối cùng ngày 10/05/2010
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phan Thi Hanh Dung.doc