Phân tích thống kê cho thấy các giá trị P của
biến độc lập bậc 1 và biến độc lập bậc 2 X12, X22 ,
X32đều nhỏ hơn 0,05 cho thấy mức độ ý nghĩa cao
của các thành phần này tham gia vào phƣơng trình.
Hệ số xác định R2 = 0,9436 cho biết 94,36 % sự biến
đổi của hiệu suất thủy phân là doảnh hƣởng của các
biến độc lập nhƣ nhiệt độ thủy phân, nồng độ NaOH
và thời gian thủy phân, chỉ có 5,64 % sự thay đổi là
do các yếu tố không xác định đƣợc gây ra (sai số
ngẫu nhiên). Đồ thị các đƣờng đồng mức (contour) ở
hình 3 a,c,e đƣợc xây dựng trên cơ sở giữ cố định
thời gian, nhiệt độ và nồng độ NaOH tƣơng ứng. Đồ
thị hình a và b cho thấy khi tăng nồng độ NaOH,
hiệu suất thủy phân có xu hƣớng giảm. Điều này là
do ở môi trƣờng kiềm cao, phản ứng thủy phân xảy
ra không chỉ ở các liên kết tauro- và glyco- để
chuyển hóa acid mật liên hợp về dạng tự do mà phản
ứng thủy phân còn xảy ra trên cấu trúc các axit mật
làm thay đổi cấu trúc của axit cholic và axit
deoxycholic. Từ các mô hình bề mặt đáp ứng đƣợc
xây dựng thực hiện dò tìm các điểm tối ƣu từ các đồ
thị. Các điểm tối ƣu đƣợc dò tìm từ các đồ thị bề mặt
đáp ứng (khi cố định một nhân tố và chọn cặp nhân
tố tƣơng tác) đƣợc trình bày ở bảng 2. Kết quả cho
thấy hiệu suất thủy phân tối ƣu đạt đƣợc trong
khoảng 98,66-98,91 %, khi thực hiện ở các điều kiện
nhiệt độ 92,35 oC, nồng độ NaOH 10,38 % trong
thời gian 7,25 giờ
5 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tối ưu hóa phản ứng thủy phân mật bò cho quy trình tách axit cholic bằng phương pháp bề mặt đáp ứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Hóa học, 55(1): 38-42, 2017
DOI: 10.15625/0866-7144.2017-00413
38
Tối ưu hóa phản ứng thủy phân mật bò cho quy trình tách axit cholic
bằng phương pháp bề mặt đáp ứng
Trần Bội An, Phan Minh Vương, Phạm Cao Thanh Tùng, Phan Thanh Thảo*
Viện Công nghệ Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Đến Tòa soạn 7-7-2016; Chấp nhận đăng 6-02-2017
Abstract
Hydrolysis reaction of cow bile was used to convert bile acid into free cholic acid. This study examined the
implementation conditions of the hydrolysis reaction to optimize the performance obtained free acid using RMS method
combined with CCD model. Meanwhile reaction yield and cholic acid content was determined by HPLC-ELSD method.
Research results showed that a good connection could establish between the concentration of free cholic acid converting
from the conjugate acid hydrolysis and temperature, concentration of NaOH, hydrolysis time. Response surface model
was used to optimize the hydrolysis conditions. Highest free cholic acid content (98.66 to 98.91 %) was obtained in
optimal conditions with 10.38 % NaOH concentration, at 92.35 oC, for 7.25 hours.
Keywords. Bile acid, hydrolysis, cholic acid.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Axit mật có tác dụng giúp tiêu hóa và hấp thu
chất béo, vitamin. Axit mật cũng có tác dụng điều
chỉnh sự cân bằng nồng độ cholesterol, triglyceride,
glucose và năng lƣợng trong tế bào. Axit cholic là
axit mật sơ cấp tiêu biểu, có mặt trong hầu hết các
loại mật động vật, có nhiều ứng dụng quan trọng
trong điều trị bệnh [1, 2]. Axit cholic còn có vai trò
là nguyên liệu tổng hợp một số các axit mật có giá
trị trị liệu cao với trữ lƣợng trong tự nhiên rất thấp
nhƣ axit ursodeoxycholic, acid chenodeoxycholic [3-
6]. Axit cholic trong tự nhiên thƣờng tồn tại ở dạng
liên hợp với nhóm tauro- và glyco-, vì vậy để thu
đƣợc acid cholic tự do cần phải phải thực hiện phản
ứng thủy phân để tách các nhóm liên hợp này. Hiệu
suất của phản ứng thủy phân dịch mật có ý nghĩa
quan trọng đối với công đoạn tách chiết axit cholic
từ kết tủa axit mật thô, do đó cần phải tối ƣu hóa
hiệu suất phản ứng thủy phân này để đạt đựơc hiệu
suất tách axit cholic cao nhất.
Trong nghiên cứu này, các thí nghiệm đƣợc thực
hiện theo mô hình phƣơng pháp bề mặt đáp ứng
(RSM) với mô hình tâm phức hợp (CCD) để tối ƣu
hóa phản ứng thủy phân dịch mật bò.
2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
Dịch mật bò đƣợc cung cấp bởi Công ty chế biến
gia súc Vissan – Thành phố Hồ Chí Minh. Axit
cholic chuẩn - Sigma Aldrich (Mỹ), dung môi sử
dụng bao gồm metanol, etyl axetat, n-hexan là dung
môi tinh khiết của hãng Labscan (Thái Lan). Các
hóa chất sử dụng cho quá trình thủy phân NaOH,
HCl tinh khiết của hãng Xilong, Trung Quốc.
2.2. Phản ứng thủy phân mật bò
500 mL dịch mật bò đƣợc hòa tan trong cồn 90
độ ở 60 oC, sau đó lọc qua giấy lọc để loại bỏ các
thành phần mỡ, màu mật và cặn không tan. Dịch mật
sau khi loại cồn và nƣớc đƣợc sấy chân không thu
đƣợc 90 g bột rắn (mật thô).
5 g mật thô đƣợc hòa tan lại trong 20 mL nƣớc
cất, thu đƣợc dung dịch pH = 9, dung dịch này đƣợc
axit hóa đến pH = 6,5, không có kết tủa đƣợc tạo ra.
Dung dịch tiếp tục đƣợc axit hóa đến pH 1,5 kết tủa
axit mật tự do. Kết tủa đƣợc lọc và sấy thu đƣợc 4,6
g axit mật thô. Thành phần axit mật thô đƣợc xác
định trên HPLC-MS, kết quả đƣợc thể hiện trong
hình 1. Các axit mật đƣợc xác định tại các khoảng
thời gian lƣu với các tín hiệu m/z nhƣ sau: axit
cholic (CA, t = 5,527; m/z = 426,4), axit glycocholic
(GCA, t = 2,571; m/z = 466,4), axit taurocholic
(TCA, t = 1,895; m/z = 533,3). Trên phổ đồ HPLC-
MS không có sự xuất hiện pic của axit deoxycholic
(DCA), điều này cho thấy DCA không tồn tại ở dạng
axit tự do (có pKa 6,5 và tạo tủa tại pH 6-6,2) trong
axit mật thô mà thay vào đó thu đƣợc DCA ở dạng
liên hợp là axit glycodeoxycholic (GDCA, t = 6,247;
TCHH, 55(1) 2017 Phan Thanh Thảo và cộng sự
39
m/z = 450,1), acid taurodeoxycholic (TDCA, t = 7,420; m/z = 517,2) [7].
0 2 4 6 8 10
Acid
Taurodeoxycholic
Acid
Cholic
Acid
Glycocholic
Acid
Glycodeoxy
cholic
Acid
Taurocholic
A
Hình 1: (A) Sắc kí đồ HPCL-MS của axit mật thô; (B) Phổ MS của axit cholic, glycocholic và taurocholic
Hình 2: Sắc kí đồ HPLC của kết tủa I (a) và kết tủa II (b)
Bảng 1: Thành phần axit tự do và axit liên hợp trong 4,6 g axit mật thô
Thành phần trong axit mật
thô
Thành phần DCA tự do và
DCA trong axit liên hợp
Thành phần CA tự do và
CA trong axit liên hợp Hàm lƣợng
trong CA
tổng (%)
Ký
hiệu
Khối lƣợng (g)
Hàm
lƣợng
(%)
Khối lƣợng trong
axit mật thô (g)
Hàm
lƣợng
(%)
Khối lƣợng trong
axit mật thô (g)
Hàm
lƣợng
(%)
CA 0,43 9,49 DCA 0 0 CA 0,43 9,49 29,14 m1
GCA 0,32 7,12 DCA từ
GDCA
0,68 14,33
CA từ
GCA
0,28 6,24 19,18 m3
*
TCA 0,97 21,26
DCA 0 0 DCA từ
TDCA
0,75 15,83
CA từ
TCA
0,77 16,82 51,68 m4
*
GDCA 0,75 16,47
TDCA 0,93 20,23 DCA tổng 1,44 30,16 CA tổng 1,49 32,55 100,00 m2
*m3 và m4 là khối lƣợng axit cholic tách từ axit liên hợp tƣơng ứng GCA và TCA: m2 = m1 + m3 + m4
Hình 1: A. Sắc ký đồ HPLC-MS của acid mật thô; B. Phổ MS của acid cholic, glycocholic và taurocholic
0 2 4 6 8 10 12 14 16
DCA (m
DCA1
)
m
A
= m
CA1
+ m
DCA1
3a
3b
m
B
= m
CA2
+ m
DCA2 DCA (m
DCA2
)
Hình 2: Sắc kí đồ HPLC của kết tủa I (a) và kết tủa II (b)
TCHH, 55(1) 2017 Tối ưu hóa phản ứng thủy phân
40
Điều này hoàn toàn hợp lý với thực nghiệm khi
tại pH 6 không xuất hiện kết tủa của DCA tự do.
Thành phần axit tự do và axit liên hợp trong axit mật
thô đƣợc thể hiện trong bảng 1.
Phản ứng thủy phân nhằm mục đích sử dụng
nhiệt độ để cắt đứt liên kết giữa các axit mật với các
nhóm tauro- và glyco-, ở môi trƣờng kiềm phản ứng
này sẽ tạo muối kiềm của các axit mật (CA và
DCA), các muối này tan trong nƣớc [8]. Sau đó, axit
hóa đến pH thích hợp để tách loại các axit DCA pKa
= 6,5 đƣợc tách ở ở pH 6-6,2 và CA pKa = 5,2 ở pH
3 [10].
5 g acid mật thô đƣợc hòa tan trong 20 mL dung
dịch NaOH 1 N, gia nhiệt đến điều kiện khảo sát và
thực hiện phản ứng thủy phân trong bình cầu có gắn
sinh hàn hồi lƣu, và theo dõi phản ứng theo thời
gian. Làm nguội dung dịch phản ứng đến 60 oC, axit
hóa đến pH 8,5 thu đƣợc 0,4 g kết tủa acid béo.
Dung dịch sau lọc đƣợc làm nguội đến nhiệt độ
phòng, axit hóa đến pH 6 tạo kết tủa I, lọc, sấy thu
đƣợc bột rắn mA (g) đƣợc xác định trên phổ đồ
HPLC-MS là hỗn hợp DCA và CA (hình 3a). Tiếp
tục acid hóa dung dịch sau lọc đến pH 3 thu đƣợc
kết tủa II, lọc sấy và thu đƣợc mB (g) bột rắn xác
định trên phổ HPLC-MS thành phần chủ yếu là CA
(hình 3b).
Các axit liên hợp có pKa thấp, không bị tủa ra
trong môi trƣờng pH 3 nên còn lại ở dạng hòa tan
trong dung dịch qua lọc [10]. Khối lƣợng CA (mCA)
và DCA (mDCA) trong axit mật thô đƣợc xác định
nhƣ sau:
mCA = m2’ = mCA1 + mCA2 (g) ;
mDCA = mDCA1 + mDCA2 (g)
Kết quả nghiên cứu này là khảo sát các điều kiện
phản ứng thủy phân mật bò để thu đƣợc lƣợng CA
tối ƣu. Do đó hiệu suất (y) của phản ứng thủy phân
đƣợc xác định trên lƣợng CA tự do thu đƣợc sau
phản ứng thủy phân (m2’) so với lƣợng CA tổng có
trong axit mật thô (m2), hiệu suất phản ứng đƣợc
tính theo công thức sau:
2
2
'
100
m
H
m
(%) (1)
2.3. Phương pháp phân tích
Thành phần axit mật thô đƣợc xác định bằng sắc
ký lỏng cao áp kèm đầu dò khối phổ HPLC-ESI-MS
Agilent 1260-6120B, cột Zorbax Eclipse Plus C18
4,6x150, 1,8 µm, hệ pha động axetonitril: axit
formic 0,1 % (40:60), tốc độ dòng pha động 0,5
ml/phút.
Hàm lƣợng axit cholic trong axit mật thô đƣợc
xác định theo đƣờng chuẩn axit cholic xây dựng trên
thiết bị sắc ký lỏng cao áp Agilent 1260 HPLC-
ELSD, cột Zorbax Eclipse Plus C18 4,6x250,5 µm,
hệ pha động axetonitril:amonium axetat 50 mM, pH
3 (40:60), tốc độ dòng pha động 1 ml/phút, nhiệt độ
hóa hơi dung môi 60 oC, tốc độ dòng khí N2 1,6
mL/phút.
2.4. Phương pháp thống kê
2.4.1. Lựa chọn nhân tố độc lập ảnh hưởng đến hàm
mục tiêu y (hiệu suất thủy phân)
Trong nghiên cứu này sử dụng phần mềm
Design-Expert 7.0 để phân tích, xây dựng phƣơng
trình hồi quy và giải bài toán tối ƣu. Bài toán tối ƣu
đƣợc lập dựa trên phƣơng trình hồi quy xác định
bằng phƣơng pháp quy hoạch thực nghiệm là hàm
mô tả sự phụ thuộc của hiệu suất thủy phân vào các
nhân tố: nhiệt độ thủy phân (73,18-106,82), nồng độ
NaOH (1,59-18,41) và thời gian thủy phân (3,64-
10,36).
2.4.2. Phân tích thống kê
Mô hình toán học đƣợc chọn biểu diễn sự phụ
thuộc của hiệu suất thủy phân vào các nhân tố đƣợc
mã hóa là phƣơng trình đa thức bậc hai có dạng:
3 3 2 3
2
0 ij
1 1 1 1 1
i i ii i i j
i i i j
y b b X b X b X X
Trong đó y là hiệu suất của quá trình thủy phân đƣợc
xác định theo công thức (1):
2
2
'
100
m
y H
m
Xi lần lƣợt là nhiệt độ thủy phân, nồng độ NaOH và
thời gian phản ứng thủy phân; bi là các hệ số bậc 1;
bij là các hệ số tƣơng tác của từng cặp yếu tố; bii là
các hệ số bậc 2; Xi, Xij, Xii là các biến độc lập. Kiểm
định sự tƣơng thích của dữ liệu theo mô hình và dữ
liệu thực nghiệm đƣợc thực hiện.
2.4.3. Số thí nghiệm
Số thí nghiệm N = 2k + 2k + 6 (N = 20 với k =
3). Trong đó, k là số biến số độc lập và 2k là số thí
nghiệm bổ sung tại điểm sao. Khoảng cách từ tâm
đến điểm sao α = 2k/4 (α = 1,68 với k = 3). Các thí
nghiệm đƣợc thực hiện ở năm mức (-α, -1, 0, +1, +
α).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của các điều kiện thủy phân đến
hiệu suất
TCHH, 55(1) 2017 Phan Thanh Thảo và cộng sự
41
3.1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ thủy phân
Hình 3 là các đƣờng đồng mức thể hiện sự ảnh
hƣởng của các yếu tố khảo sát đến hiệu suất thủy
phân. Thực hiện phản ứng tại 80 oC hiệu suất phản
ứng chỉ đạt 50,11 %, tiếp tục khảo sát tăng dần nhiệt
độ phản ứng, thì hiệu suất thủy phân đạt cao nhất ở
90 oC đạt 96,97 %. Khi tăng nhiệt độ cao hơn, hiệu
suất giảm, do ở nhiệt độ cao, phản ứng thủy phân
xảy ra mạnh hơn, không chỉ phá vỡ liên kết của
nhóm tauro- và glyco- trên cấu trúc phân tử axit
cholic và axit deoxycholic mà phản ứng thủy phân
còn xảy ra trên một số các thành phần khác và cả các
axit mật tự do, làm thay đổi cấu trúc axit mật, kết
quả làm giảm hiệu suất thu đƣợc axit cholic tự do.
3.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ NaOH
Nồng độ NaOH có ảnh hƣởng quan trọng đến
hiệu suất thủy phân. Tăng nồng độ NaOH làm tăng
đáng kể hiệu quả thủy phân, tuy nhiên khi nồng độ
NaOH tăng vƣợt mức giới hạn sẽ có tác dụng ngƣợc
và làm giảm hiệu suất thủy phân.
3.1.3. Ảnh hưởng của thời gian thủy phân
Hiệu suất thủy phân tăng khi tăng thời gian phản
ứng, và phản ứng thủy phân đạt bão hòa sau 9 giờ.
Tăng thời gian phản ứng không làm tăng hiệu suất
thủy phân.
2.5. Xác định điều kiện tối ưu của phản ứng thủy
phân mật bò bằng quy hoạch thực nghiệm theo
phương pháp RSM kết hợp với mô hình CCD
Hình 3: Các đƣờng đồng mức (a), (b), (c) và đồ thị 3D (d), (e), (f) (3D response surface) cho biết ảnh hƣởng
của các cặp yếu tố đến hiệu suất thủy phân mật bò; (a) và (d): nhiệt độ thủy phân – nồng độ NaOH;
(b) và (e): thời gian – nồng độ NaOH; (c) và (f): thời gian – nhiệt độ thủy phân
Bảng 2: Các điểm tối ƣu đƣợc dò tìm (khi cố định một nhân tố)
Các cặp nhân tố tƣơng tác Nhân tố cố định
Hiệu suất
thủy phân (%)
Giá trị nhân tố tƣơng tác
Nhiệt độ thủy phân –
Nồng độ NaOH
Thời gian thủy phân (7 giờ) 98,86
Nhiệt độ: 92,35 oC
Nồng độ NaOH: 10,38 %
Nhiệt độ thủy phân – Thời
gian thủy phân
Nồng độ NaOH (10 %) 98,66
Nhiệt độ: 93,09 oC
Thời gian: 7,63 giờ
Nồng độ NaOH – Thời
gian thủy phân
Nhiệt độ thủy phân (90 oC) 98,91
Nồng độ: 11,04 %
Thời gian: 7,25 giờ
Phản ứng thủy phân chịu ảnh hƣởng từ ba nhân
tố nhiệt độ, nồng độ NaOH và thời gian thủy phân.
Hiệu suất thủy phân thể hiện mức độ chuyển hóa
axit mật liên hợp về dạng axit tự do (axit cholic, axit
deoxycholic), có ý nghĩa quan trọng trong quá trình
thu hồi các axit tự do. Do đó, tối ƣu hóa phản ứng
thủy phân với các thông số nhiệt độ, nồng độ NaOH
và thời gian thủy phân nhằm chọn đƣợc các điều
TCHH, 55(1) 2017 Tối ưu hóa phản ứng thủy phân
42
kiện kỹ thuật phù hợp cho quá trình thủy phân mật
bò với hiệu quả cao nhất. Mô hình toán học mô tả
mối quan hệ giữa hiệu suất phản ứng thủy phân với
các biến mã hóa nhƣ sau:
Y = 95,80 + 15,23X1 + 11,75X2 + 5,75X3 + 8,90
X1X2 – 14,69X1
2 – 16,92 X2
2 – 7,99X3
2 (2)
Phân tích thống kê cho thấy các giá trị P của
biến độc lập bậc 1 và biến độc lập bậc 2 X1
2, X2
2 ,
X3
2đều nhỏ hơn 0,05 cho thấy mức độ ý nghĩa cao
của các thành phần này tham gia vào phƣơng trình.
Hệ số xác định R2 = 0,9436 cho biết 94,36 % sự biến
đổi của hiệu suất thủy phân là doảnh hƣởng của các
biến độc lập nhƣ nhiệt độ thủy phân, nồng độ NaOH
và thời gian thủy phân, chỉ có 5,64 % sự thay đổi là
do các yếu tố không xác định đƣợc gây ra (sai số
ngẫu nhiên). Đồ thị các đƣờng đồng mức (contour) ở
hình 3 a,c,e đƣợc xây dựng trên cơ sở giữ cố định
thời gian, nhiệt độ và nồng độ NaOH tƣơng ứng. Đồ
thị hình a và b cho thấy khi tăng nồng độ NaOH,
hiệu suất thủy phân có xu hƣớng giảm. Điều này là
do ở môi trƣờng kiềm cao, phản ứng thủy phân xảy
ra không chỉ ở các liên kết tauro- và glyco- để
chuyển hóa acid mật liên hợp về dạng tự do mà phản
ứng thủy phân còn xảy ra trên cấu trúc các axit mật
làm thay đổi cấu trúc của axit cholic và axit
deoxycholic. Từ các mô hình bề mặt đáp ứng đƣợc
xây dựng thực hiện dò tìm các điểm tối ƣu từ các đồ
thị. Các điểm tối ƣu đƣợc dò tìm từ các đồ thị bề mặt
đáp ứng (khi cố định một nhân tố và chọn cặp nhân
tố tƣơng tác) đƣợc trình bày ở bảng 2. Kết quả cho
thấy hiệu suất thủy phân tối ƣu đạt đƣợc trong
khoảng 98,66-98,91 %, khi thực hiện ở các điều kiện
nhiệt độ 92,35 oC, nồng độ NaOH 10,38 % trong
thời gian 7,25 giờ.
4. KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể thiết lập
đƣợc tƣơng quan tốt giữa hàm lƣợng axit cholic tự
do chuyển hóa từ các axit liên hợp trong quá trình
thủy phân với nhiệt độ, nồng độ NaOH và thời gian
thủy phân. Mô hình bề mặt đáp ứng đƣợc sử dụng để
tối ƣu hóa các điều kiện thủy phân mật bò bằng dung
dịch NaOH. Hiệu quả thủy phân cao nhất đạt đƣợc ở
các điều kiện nồng độ NaOH 10,38 %, nhiệt độ
92,35 oC và thời gian 7,25 giờ. Với các điều kiện
đƣợc chọn, hàm lƣợng axit cholic tự do đƣợc chuyển
hóa đạt đƣợc là cao nhất (98,66-98,91 %) sau phản
ứng thủy phân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kandrac J., Kevresan S., Gu J.K., Mikov M., Fawcett
J. P., Kuhakda K. Isolation and determination of bile
acids, European Journal of Drug Metabolism and
Pharmacokinetics, 31, 157-177 (2006).
2. Charlotte Murphy, Paolo Parini, Jin Wang, Ingemar
Bjorkhem, Gosta Eggertsen Mát Gafvels. Cholic acid
as key regulator of cholesterol synthesis, intestinal
absorption and hepatoc storage in mice, Biochimica
et Biophysica Acta, 1735, 167-175 (2005).
3. Prasad S. Dangate, Chetan L. Salunke, Krishnacharya
G. Akamachi, Regioselective oxideation of cholic
acid and its 7β epimer by using o-iodoxybenzoic acid,
Steroids, 76, 1397-1399 (2011).
4. Malika Ibrahim-Ouali, Luc Rocheblave. First
synthesis of thia steroids from cholic acid, Steroids,
75, 701-709 (2010).
5. Antonio Bonaldi, Chiuduno; Egidio Molinari,
Longone al Serrino. Process for preparing high
purity ursodeoxycholic acid, United States Patent
No.4379093 (1983).
6. Ashok K. Batta, Suresht K. Aggarwal, Gerald Salen,
Sarah Shefer. Selective reduction of oxo bile acids:
synthesis of 3β-, 7β-, and 12β-hydroxy bile acid,
Journal of Lipid Research, 32, 977-983 (1991).
7. Sifferd Robert H., Preparation of cholic acid, Patent
CA 496445 (1953).
8. Trƣơng Phƣơng, Trần Thị Mai Hƣơng, Nguyễn Thị
Tuyết Trinh. Chiết xuất axit cholic từ mật động vật
và bán tổng hợp axit chenodeoxycholic, Tạp chí
Dƣợc học, 1, 11-13 (2004).
9. Phạm Hồng Hải, Ngô Kim Chi. Xử lý số liệu và quy
hoạch thực nghiệm trong nghiên cứu hóa học, Nxb.
Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội (2007).
10. Jenkins G. J., Hardie L. Bile Acid: Toxicology and
Bioactivity, RSC, ISBN: 978-0-85404-846-5 (2009).
Liên hệ: Phan Thanh Thảo
Viện Công nghệ Hóa học
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Số 1, Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
E-mail: phanthao60@gmail.com; Điện thoại: 0903884577.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9749_36335_1_sm_868_2085663.pdf