Hàm lượng tocopherol và γ-oryzanol
quyết định bởi loại cám gạo. Cám gạo
chứa khoảng 0,1-0,14% vitamin E và
0,9-2,9% γ-oryzanol và hàm lượng này
có thể thay đổi tùy theo cám gạo từng
vùng. Kết quả chiết cám gạo Nàng
Hương, OM 2514, IR 50404 bằng
phương pháp hỗ trợ của vi sóng vừa
kiểm chứng điều kiện tối ưu vừa khảo
sát hàm lượng tocopherol và γ-oryzanol
trong các loại cám gạo khác nhau ở Việt
Nam (Bảng 7).
Kết quả về hàm lượng tocopherol và γ-
oryzanolcủa cám gạo Nàng Hương cho
thấy điều kiện tối ưu tìm được thông
qua phương pháp bề mặt đáp ứng là
chính xác và phù hợp với thực nghiệm.
Các giá trị hàm lượng tại điều kiện tối
ưu cao hơn so với các giá trị trong Bảng
ma trận thực nghiệm. Ngoài ra, qua
Bảng 7 cho thấy cám gạo Nàng Hương
là loại cám gạo tiềm năng để chiết
11 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tối ưu hóa quy trình chiết các thành phần tocopherol và γ-Oryzanol trong cám gạo bằng phương pháp bề mặt đáp ứng - Phạm Cảnh Em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
101
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 21, Số 1/2016
TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH CHIẾT CÁC THÀNH PHẦN TOCOPHEROL
VÀ γ-ORYZANOL TRONG CÁM GẠO
BẰNG PHƯƠNG PHÁP BỀ MẶT ĐÁP ỨNG
Đến tòa soạn 12 - 10 - 2015
Phạm Cảnh Em, Nguyễn Thị Kim Mơ, Lê Thị Tường Vi,
Nguyễn Trọng Tuân
Khoa Khoa học Tự Nhiên, Trường Đại học Cần Thơ
SUMMARY
PROCESS OPTIMIZATION FOR EXTRACTING TOCOPHEROL
AND γ-ORYZANOL CONTENTS IN RICE BRAN USING RESPONSE
SURFACE METHODOLOGY
Tocopherol and γ-oryzanol compounds are phytochemicals with antioxidant activities
and potential health benefits. Their contents and isomer ratios in rice bran vary
among Mekong River Delta cultivars, suggesting that breeding for higher contents or
a favorable ratio of these phytochemicals is feasible. Response surface methodology
(RSM) was employed to optimize the process conditions for the direct solvent,
microwave and ultrasonic-assisted extraction of these phytochemicals with methanol
as the extraction solvent. The results showed that optimal conditions for extracting
these phytochemicals were as follows: methanol/rice bran ratio of 16 (weight/weight);
extraction temperature of 51-55ºC and the extraction time of 9-10 minutes.
Key words: Phytochemical; tocopherol; γ-oryzanol; RSM.
1. GIỚI THIỆU
Cám gạo có chứa một số hoạt chất tự
nhiên có hoạt tính kháng oxy hóa có lợi
cho sức khỏe con người. Trong số các
hoạt chất tự nhiên, tocopherol bao gồm
cả 4 đồng phân (α, β, γ và δ)[1] và γ-
oryzanol [2,3]. Trong đó α-tocopherol
được xem là đồng phân của tocopherol
có giá trị lớn nhất do có hoạt tính sinh
học cao. Tuy nhiên gần đây γ-oryzanol
được công bố có hoạt tính làm sạch các
gốc tự do tốt hơn α-tocopherol trong thử
nghiệm in vitro[4]. Hoạt chất γ-
oryzanol hiện diện gấp nhiều lần
102
tocopherol trong cám gạo [5] với hoạt
tính làm giảm nồng độ cholesterol huyết
thanh ở động vật, có tác dụng chống
viêm và có thể ức chế quá trình oxy hóa
cholesterol trong thử nghiệm in vitro,
ngăn ngừa ung thư[3,6-7]. Đây là một
hoạt chất tự nhiên có giá trị nhất trong
cám gạo vì hàm lượng cao, có nhiều
hoạt tính tiềm năng ứng dụng trong điều
trị bệnh. Ngoài những lợi ích tốt cho
sức khỏe, các hoạt chất này còn có tiềm
năng trong việc sử dụng làm phụ gia
trong lưu trữ thực phẩm [8-9].
Việc định lượng thành phần tocopherol
và γ-oryzanol trong cám gạo liên quan
đến chiết chúng, sau đó phân tích thành
phần các chất kháng oxy hóa tiềm năng
trong cám gạo bằng HPLC. Các phương
pháp chiết các thành phần này trong
cám gạo bao gồm chiết lỏng-lỏng, pha
rắn, hỗ trợ của vi sóng, sóng siêu âm và
chiết dung môi trực tiếp [10-12]. Trong
số đó, phương pháp chiết dung môi trực
tiếp, chiết hỗ trợ của vi sóng và sóng
siêu âm được sử dụng phổ biến.
Mục đích của nghiên cứu này là tối ưu
hóa quy trình chiết tocopherol và γ-
oryzanol trong cám gạo thông qua
phương pháp bề mặt đáp ứng, từ đó có
thể ứng dụng vào sản xuất ở quy mô
công nghiệp.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Vật liệu và thiết bị nghiên cứu
Mẫu cám gạo của các giống lúa OM
2514, IR 50404, Nàng Hương được thu
mua từ nhà máy xay xát. Đây là 3 giống
lúa phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu
Long, trong đó IR 50404 được trồng
nhiều nhất và Nàng Hương là giống lúa
đặc trưng của Việt Nam.
Các mẫu cám gạo có độ ẩm khoảng
20% được sấy khô đến 12%, sàng qua
rây 0,5 mm để loại bỏ trấu, lưu trữ ở -
20ºC trong khí nitơ. Độ ẩm được xác
định bằng phương pháp sấy khô, TCVN
1867:2001.
Thành phần tocopherol và γ-oryzanol
trong cám gạo được phân tích bằng cột
C18 (ODS Hypersil, 150 x 4,6 mm, 5
µm) của máy HPLC (UV-vis detector,
Thermo scientific). Điều kiện phân tích
như sau: Tốc độ dòng là 1,7 mL/phút ở
bước sóng 280 nm, pha động là hệ dung
môi acetonitrile và methanol tỉ lệ 7:3.
2.2 Lựa chọn dung môi chiết
Cám gạo Nàng Hương được sử dụng để
khảo sát hiệu quả của dung môi chiết.
Ba phương pháp sử dụng để chiết gồm
phương pháp chiết dung môi trực tiếp,
triết hỗ trợ của vi sóng và sóng siêu âm.
Hỗn hợp 1 g cám gạo và 20 mL dung
môi: methanol, ethanol, isopropanol,
ethyl acetate, hexane được khuấy 15
phút ở nhiệt độ phòng đối với chiết
dung môi trực tiếp và ở nhiệt độ 50ºC
đối với chiết hỗ trợ của vi sóng và sóng
siêu âm. Năng lượng của thiết bị vi
sóng được điều chỉnh ở mức 150 W và
thiết bị siêu âm ở mức 15/20 công suất.
Sau khi chiết, các mẫu cám gạo được ly
tâm trong 5 phút với tốc độ 4000
vòng/phút. Thu lấy phần dung dịch sau
đó thêm dung môi tương ứng và tiến
hành ly tâm 2 lần nữa. Dung môi được
làm bay hơi và dầu cám gạo được hòa
tan với 4 mL hệ dung môi acetonitrile:
103
methanol (7:3). Cuối cùng, dung dịch
được lọc qua màng lọc 0,45 µm và phân
tích HPLC. Mỗi dung môi tiến hành
chiết và phân tích HPLC 3 lần.
2.3 Tối ưu hóa quy trình chiết
Để tối ưu quy trình chiết, mô hình
CCRD với 3 nhân tố và 5 mức được sử
dụng trong nghiên cứu này. Các biến
độc lập bao gồm tỉ lệ dung môi/cám gạo
(wt/wt), nhiệt độ, thời gian và các biến
bao gồm hàm lượng tocopherol và γ-
oryzanol thể hiện trong Bảng 1. Số thí
nghiệm N= 2k + 2k + 6 (N = 20 với k
=3). Trong đó, k là số biến số độc lập và
2k là số thí nghiệm bổ sung tại điểm
sao. Khoảng cách từ tâm đến điểm sao
= 2k/4 ( = 1,68 với k =3). Tất cả các
nghiên cứu được thực hiện ở năm mức
(-, -1, 0, +1, +). Như vậy, trong
nghiên cứu này 20 thí nghiệm sẽ được
thực hiện với 23 số thí nghiệm của quy
hoạch toàn phần, 6 thí nghiệm lập lại tại
tâm để đánh giá sai số và 6 thí nghiệm
bổ sung tại điểm sao nằm cách vị trí
tâm thực nghiệm một khoảng .
Bảng 1. Xác định phạm vi và mức biến đổi của các nhân tố
Biến thực Biến mã hóa
Đơn
vị
Mức nghiên cứu
-1,68(-) -1 0 +1 +1,68(+)
Tỉ lệ dung môi/cám gạo X1 wt/wt 6,59 10 15 20 23,41
Nhiệt độ trích ly X2 ºC 33,18 40 50 60 66,82
Thời gian trích ly X3 phút 1,59 5 10 15 18,41
wt/wt: khối lượng/khối lượng
Miền khảo sát trong nghiên cứu
như sau: tỉ lệ dung môi/cám gạo (6,59-
23,41), nhiệt độ chiết (33,18-66,82ºC)
và thời gian chiết (1,59-18,41 phút).
Mô hình thống kê biểu diễn sự
phụ thuộc của hàm lượng tocopherol và
γ-oryzanolvào các nhân tố được mã hóa
là một phương trình đa thức bậc hai
được thiết kế bởi phần mềm Design
Expert 9 (Stat-Ease Inc., USA). Phương
trình có dạng như sau:
ji
2
1i
3
11j
ij
2
i
3
1i
iii
3
1i
io XXbXbXbbY
Y hàm lượng tocopherol và γ-oryzanol (mg/g).
bo hệ số hồi quy bậc 0.
Xi nhân tố độc lập thứ i ảnh hưởng đến hàm mục tiêu Y
bi hệ số hồi quy bậc 1 mô tả ảnh hưởng của nhân tố Xi với Y
bii hệ số hồi quy tương tác mô tả ảnh hưởng của yếu tố Xi với Y.
bij hệ số hồi quy tương tác mô tả ảnh hưởng đồng thời Xi và Xj với Y.
104
Các hệ số hồi quy bậc 0, bậc hai và
tương tác của mô hình đa thức bậc hai
được xử lí bằng phần mềm Design
Expert 9. Chất lượng của mô hình đa
thức thể hiện qua hệ số xác định R2và
phân tích ANOVA. Ý nghĩa của hệ số
hồi quy được xác định qua kiểm định t
và ý nghĩa thống kê được xác định qua
kiểm định F.
2.4 Xử lí số liệu
Tất cả các xử lí thống kê được thực hiện
bằng phần mềm Design Expert 9 và
IBM SPSS Statistics 22. Sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê được xử lí ở mức α =
0,05 trong phép thử Duncan.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Lựa chọn dung môi chiết
Sắc kí đồ trong phân tích tocopherol và
γ-oryzanol bằng HPLC thể hiện trong
Hình 1. Thời gian lưu của tocopherol
khoảng 4,5-7,5 phút và γ-oryzanol
khoảng 8,2-14,5 phút. Và kết quả chiết
tocopherol và γ-oryzanol bằng 5 loại
dung môi khác nhau: methanol, ethanol,
isopropanol, ethyl acetate, hexane được
trình bày trong Bảng 2.
Hình 1. Sắc kí đồphân tích tocopherol và γ-oryzanol bằng HPLC
Dung môi lựa chọn là dung môi chiết
được tocopherol và γ-oryzanol nhất. Qua
kết quả ở Bảng 2 cho thấy dung môi
methanol là dung môi tốt nhất ở cả 3
phương pháp để chiết các thành phần
trong cám gạo. Một số công trình nghiên
cứu gần đây đã công bố các dung môi
phân cực đặc biệt là methanol có tiềm
năng hơn nhiều so với các dung môi kém
phân cực về hàm lượng tocopherol và γ-
oryzanol chiết được cũng như hoạt tính
kháng oxy hóa toàn phần của dầu cám
gạo [13]. Hợp chất γ-oryzanol được quan
tâm nhất trong nghiên cứu vì hàm lượng
cao, hoạt tính kháng oxy hóa mạnh, ngăn
ngừa ung thư và có thể dễ dàng phân lập
được. Trong phương pháp chiết dung môi
trực tiếp có sự hỗ trợ của vi sóng, hàm
lượng tocopherol và γ-oryzanol khi sử
dụng methanol vượt trội hơn so với các
dung môi khác. Nhưng trong phương
pháp chiết hỗ trợ sóng siêu âm, dung môi
ethanol chiết tocopherol cao hơn so với
methanol.
γ-Oryzanol
Tocopherol
105
Hàm lượng tocopherol và γ-oryzanol
trong cám gạo Nàng Hương khá cao.
Theo nghiên cứu của M. H. Chen và
cộng sự (2005), hàm lượng γ-oryzanol
khoảng 3,9-4,2 mg/g và tocopherol
khoảng 0,2-0,3 mg/g khi chiết bằng
dung môi methanol. So với nghiên cứu
của M. H. Chen, hàm lượng γ-oryzanol
có sự tương đồng trong khi hàm
tocopherol trong cám gạo Nàng Hương
gấp khoảng 3 lần. Điều đó cho thấy cám
gạo Nàng Hương có tiềm năng về thành
phần tocopherol.
3.2 Tối ưu hóa quy trình chiết bằng
phương pháp bề mặt đáp ứng
Quy trình thực hiện để chiết tocopherol
và γ-oryzanol trong phương pháp bề
mặt đáp ứng tương tự như lựa chọn
dung môi chiết đã trình bày ở mục 2.2.
Thông qua phương pháp này, các nhân
tố tỉ lệ dung môi/cám gạo (wt/wt), nhiệt
độ và thời gian chiết được thiết kế thành
ma trận 20 thí nghiệm. Kết quả hàm
lượng tocopherol và γ-oryzanol được
trình bày trong Bảng 3.
Bảng 2. Hàm lượng tocopherol và γ-oryzanol ở các phương pháp và dung môi khác
nhau
Trích ly dung môi trực
tiếp
Trích ly hỗ trợ của vi
sóng
Trích ly hỗ trợ của sóng siêu
âm
Dung môi γ-Oryzanol (mg/g)
Tocopherol
(mg/g)
γ-Oryzanol
(mg/g)
Tocopherol
(mg/g)
γ-Oryzanol
(mg/g)
Tocopherol
(mg/g)
Methanol 2,84 ± 0,07a 0,38 ± 0,02a
4,49 ±
0,02a 1,07 ± 0,03
a 4,30 ± 0,07a 0,92 ± 0,03b
Ethanol 1,26 ± 0,04e 0,04 ± 0,01e
3,95 ±
0,03b 1,08 ± 0,02
a 4,12 ± 0,16b 1,17 ± 0,02a
Isopropanol 1,93 ± 0,02b 0,19 ± 0,01b
2,78 ±
0,02e 0,81 ± 0,02
b 2,55 ± 0,03d 0.86 ± 0,02c
Ethyl
acetate 1,46 ± 0,01
d 0,16 ± 0,01c
2,89 ±
0,06d 0,60 ± 0,01
c 3,42 ± 0,04c 0,73 ± 0,02d
Hexane 1,75 ± 0,03c 0,10 ± 0,01d
3,40 ±
0,01c 0,50 ± 0,01
d 3,38 ± 0,03c 0,56 ± 0,02e
Các kí tự khác nhau (a, b, c, d và e) trong cùng một cột thể hiện sự khác biệt có ý
nghĩa trong phép thử Duncan (P < 0,05).
106
Bảng 3. Ma trận và kết quả thực nghiệm
STT
Tỉ lệ
dung
môi/cá
m gạo
(wt/wt)
Nhiệ
t độ
(ºC)
Thời
gian
(phút
)
Chiết dung môi trực
tiếp
Chiết hỗ trợ của vi
sóng
Chiết hỗ trợ của sóng
siêu âm
γ-Oryzanol
(mg/g)
Tocopherol
(mg/g)
γ-Oryzanol
(mg/g)
Tocopherol
(mg/g)
γ-Oryzanol
(mg/g)
Tocopherol
(mg/g)
1 15 50 10 3,85 1,03 4,99 1,16 4,95 1,05
2 15 50 10 3,93 1,02 5,11 1,17 4,78 1,01
3 20 60 5 3,09 0,88 3,51 1,02 3,75 0,90
4 10 40 5 2,58 0,71 2,93 0,81 3,63 0,73
5 10 60 15 2,05 0,59 2,01 0,68 1,44 0,58
6 20 40 15 2,51 0,62 2,85 0,71 1,85 0,64
7 20 40 5 1,20 0,27 1,46 0,31 0,97 0,28
8 15 50 10 3,91 0,84 4,98 0,95 4,73 0,84
9 10 60 5 1,85 0,49 2,10 0,56 1,45 0,50
10 10 40 15 1,63 0,36 1,85 0,41 1,66 0,37
11 20 60 15 2,24 0,60 2,54 0,68 1,98 0,61
12 15 50 10 3,78 0,84 4,91 0,96 4,66 0,87
13 6,59 50 10 2,92 0,62 3,32 0,70 3,30 0,63
14 15
66,8
2
10 3,50 1,53 3,98 1,73 3,67 1,56
15 15 50 1,59 3,46 1,17 3,93 1,33 2,94 1,18
16 15
33,1
8
10 3,11 1,14 3,53 1,30 3,80 1,17
17 15 50 10 4,03 1,29 5,21 1,48 4,86 1,33
18 15 50 18,41 3,58 1,02 3,62 1,16 3,90 1,05
19 23,41 50 10 3,71 1,11 3,94 1,26 3,93 1,12
20 15 50 10 4,10 1,30 5,03 1,48 4,95 1,35
mg/g: hàm lượng tocopherol và γ-oryzanol (mg) trong 1 gam cám gạo
107
Bảng 4. Phương trình hồi quy của tocopherol và γ-oryzanol
ở các phương pháp khác nhau
Nhân tố Mô hình đa thức bâc hai
Hàm lượng
γ-Oryzanol
*
3,94 + 0,17X1 + 0,14X2 - 0,01X3 + 0,24X1X2 + 0,15X1X3 -
0,13X2X3 - 0,49X12- 0,49X22- 0,41X32
**
4,84 + 0,18X1 + 0,13X2- 0,09X3 + 0,30X1X2 + 0,20X1X3-
0,17X2X3 - 0,70X12 - 0,66X22- 0,65X32
***
4,83 + 0,10X1 + 0,02X2- 0,09X3 + 0,70X1X2 + 0,14X1X3-
0,09X2X3- 0,74X12-0,70X22- 0,81X32
Hàm lượng
Tocopherol
*
1,06 + 0,08X1 + 0,09X2 - 0,03X3 + 0,07X1X2 + 0,04X1X3 -
0,02X2X3 - 0,02X12 - 0,02X22 - 0,10X32
**
1,20 + 0,09X1 + 0,12X2 - 0,04X3 + 0,08X1X2 + 0,05X1X3 -
0,03X2X3-0,21X12 - 0,02X22 - 0,12X32
***
1,08 + 0,08X1 + 0,09X2 - 0,03X3 + 0,08X1X2 + 0,04X1X3 -
0,03X2X3 - 0,19X12 - 0,02X22- 0,11X32
* Phương pháp chiết dung môi trực tiếp** Phương pháp chiết hỗ trợ của vi sóng ***
Phương pháp chiết hỗ trợ của sóng siêu âm
Bảng 5. Kết quả phân tích sai số của các mô hình
Hệ số xác
định R2
Gíá trị
P
Hệ số
xác định
R2
Gíá trị P
Hàm
lượng γ-
Oryzanol
* 0,8703 0,0097
Hàm lượng
Tocopherol
* 0,9170 0,0019
** 0,9370 0,0007 ** 0,9186 0,0018
*** 0,8708 0,0096 *** 0,9278 0,0011
* Phương pháp chiết dung môi trực tiếp** Phương pháp chiết hỗ trợ của vi sóng ***
Phương pháp chiết hỗ trợ của sóng siêu âm
108
Hình 2 Đồ thị thể hiện sự ảnh hưởng
của tỉ lệ dung môi/cám gạo và nhiệt độ chiết**
Hình 3. Đồ thị thể hiện sự ảnh hưởng
của tỉ lệ dung môi/cám gạo và thời gian chiết**
Hình 4. Đồ thị thể hiện sự ảnh hưởng
của nhiệt độ chiết và thời gian chiết**
Trong miền khảo sát, phương trình hồi
quy cho thấy hàm lượng tocopherol và
γ-oryzanol chịu ảnh hưởng bậc 1, bậc 2
của cả ba nhân tố nghiên cứu X1, X2, X3
và chịu ảnh hưởng đồng thời của các
cặp nhân tố tỉ lệ dung môi/cám gạo
(wt/wt) - nhiệt độ chiết (X1*X2), tỉ lệ
dung môi/cám gạo (wt/wt) - thời gian
chiết (X1*X3), nhiệt độ chiết - thời gian
chiết (X2*X3).
Các phương trình hồi quy ở 3 phương
pháp có sự tương đồng về ảnh hưởng
của các nhân tố đến hàm lượng
tocopherol và γ-oryzanol. Điều này cho
thấy sự hỗ trợ của vi sóng và sóng siêu
âm chỉ làm tăng hiệu suất chiết, không
109
làm thay đổi quy luật ảnh hưởng của
các nhân tố và do đó đã chứng minh
tính khả thi của các mô hình tối ưu
(Bảng 4).
Các giá trị P liên quan đến kiểm định F
của mô hình ở Bảng 5 có giá trị nhỏ hơn
0,05 (P<0,05) cho thấy độ tương thích
của phương trình hồi quy với thực
nghiệm và độ tin cậy thống kê. Hệ số
xác định R2cho biết 87-93% sự biến đổi
của hàm lượng tocopherol và γ-
oryzanol là do ảnh hưởng của các biến
độc lập như tỉ lệ dung môi/cám gạo
(wt/wt), nhiệt độ và thời gian chiết,
trong đó chỉ có 7-13% sự thay đổi là do
các yếu tố không xác định gây ra (sai số
ngẫu nhiên).
Ảnh hưởng của các cặp nhân tố đến
hàm lượng tocopherol và γ-oryzanol thể
hiện trong Hình 2-4. Hình 2 thể hiện sự
ảnh hưởng của cặp nhân tố X1*X2đến
hàm lượng tocopherol và γ-oryzanol
trong phương pháp chiết hỗ trợ của vi
sóng khi thời gian giữ không đổi ở mức
0 (10 phút). Tương tự, Hình 3 thể hiện
sự ảnh hưởng của cặp nhân tố X1*X3
khi nhiệt độ giữ không đổi ở 50ºC và
Hình 4 thể hiện sự ảnh hưởng của cặp
nhân tố X2*X3 khi tỉ lệ dung môi/cám
gạo (wt/wt) giữ không đổi ở 15. Qua
các đồ thị 3D có thể thấy hàm lượng γ-
oryzanol chịu ảnh hưởng lớn bởi các
nhân tố trong khi hàm lượng tocopherol
thay đổi nhỏ khi các nhân tố biến thiên
trong miền khảo sát. Hàm lượng γ-
oryzanol được xét ở mức độ quan trọng
hơn trong phân tích giá trị tối ưu của
các mô hình. Nguyên nhân là do γ-
oryzanol có hàm lượng cao, tiềm năng
lớn trong phát triển các sản phẩm phục
vụ sức khỏe con người cũng như có thể
cô lập dễ dàng thông qua phương pháp
kết tinh. Điều kiện tối ưu của các
phương pháp được xử lí bằng phần
mềm Design Expert 9 có sự tương đồng
được trình bày trong Bảng 6. Điều này
có thể giải thích là do phương trình hồi
quy của các mô hình thể hiện quy luật
ảnh hưởng của các nhân tố, cặp nhân tố
giống nhau.
Bảng 6. Bảng tổng kết giá trị tối ưu của mô hình
Phương pháp
Tỉ lệ dung
môi/cám gạo
(wt/wt)
Nhiệt độ
(ºC)
Thời gian
(phút)
Chiết dung môi trực tiếp 16,42 55,04 9,77
Chiết hỗ trợ của vi sóng 15,78 53,54 9,26
Chiết hỗ trợ của sóng siêu âm 15,88 51,43 9,54
Qua Bảng 6 có thể thấy điều kiện tối ưu
chung cho cả 3 phương pháp như sau: tỉ
lệ dung môi/cám gạo (wt/wt) là 16;
nhiệt độ chiết là 51-55ºC và thời gian
chiết là 9-10 phút. So với phương pháp
chiết dung môi trực tiếp và hỗ trợ của
sóng siêu âm, phương pháp chiết hỗ trợ
của vi sóng vượt trội hơn về hiệu suất
110
chiết. Tuy nhiên, phương pháp chiết
dung môi trực tiếp thực hiện đơn giản
và ít tốn kém hơn so với hai phương
pháp còn lại. Do vậy, tùy vào điều kiện
thực tiễn có thể áp dụng phương pháp
phù hợp và tiến hành chiết theo điều
kiện đã tối ưu.
Bảng 7. Kết quả chiết bằng phương pháp hỗ trợ của vi sóng
γ-Oryzanol
(mg/g)
Tocopherol
(mg/g)
Nàng Hương 5,79 ± 0,07a 1,30 ± 0,03a
OM 2514 3,16 ± 0,06c 0,71 ± 0,04b
IR 50404 4,85 ± 0,08b 0,61 ± 0,02b
Các kí tự khác nhau (a, b, c) trong cùng một cột thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa trong
phép thử Duncan (P < 0,05)
Hàm lượng tocopherol và γ-oryzanol
quyết định bởi loại cám gạo. Cám gạo
chứa khoảng 0,1-0,14% vitamin E và
0,9-2,9% γ-oryzanol và hàm lượng này
có thể thay đổi tùy theo cám gạo từng
vùng. Kết quả chiết cám gạo Nàng
Hương, OM 2514, IR 50404 bằng
phương pháp hỗ trợ của vi sóng vừa
kiểm chứng điều kiện tối ưu vừa khảo
sát hàm lượng tocopherol và γ-oryzanol
trong các loại cám gạo khác nhau ở Việt
Nam (Bảng 7).
Kết quả về hàm lượng tocopherol và γ-
oryzanolcủa cám gạo Nàng Hương cho
thấy điều kiện tối ưu tìm được thông
qua phương pháp bề mặt đáp ứng là
chính xác và phù hợp với thực nghiệm.
Các giá trị hàm lượng tại điều kiện tối
ưu cao hơn so với các giá trị trong Bảng
ma trận thực nghiệm. Ngoài ra, qua
Bảng 7 cho thấy cám gạo Nàng Hương
là loại cám gạo tiềm năng để chiết các
thành phần tocopherol và γ-oryzanol.
4. KẾT LUẬN
Qua quá trình khảo sát cho thấy
methanol là dung môi tốt nhất và cám
gạo Nàng Hương có tiềm năng để chiết
các thành phần tocopherol và γ-
oryzanol. Những nhân tố ảnh hưởng
đến quá trình chiết như tỉ lệ dung
môi/cám gạo (wt/wt), nhiệt độ chiết và
thời gian chiết được phân tích thống kê
theo mô hình tâm phức hợp CCRD và
phương pháp bề mặt đáp ứng. Điều kiện
tối ưu tìm được như sau: tỉ lệ dung
môi/cám gạo (wt/wt) là 16, nhiệt độ
chiết là 51-55ºC và thời gian chiết là 9-
10 phút.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Shin T. S. and Godber J. S., (1994).
Isolation of four tocopherols and four
tocotrienols from a variety of natural
sources by semi-preparative high-
performance liquid chromatography.
Journal of Chromatography A 678, 49-
58.
[2] Xu Z. and Godber J. S., (1999).
Purification and identification of
components of γ-oryzanol in ricebran
111
oil. Journal of Agricultural and Food
Chemistry 47, 2724-2728.
[3] Akihisa T., Yasukawa K., Yamaura
M., Ukiya M., Kimura Y., Shimizu N.
and Arai K., (2000). Triterpene alcohol
and sterol ferulates from rice bran and
their anti-inflammatory effects. Journal
of Agricultural and Food Chemistry 48,
2313-2319.
[4] Packer L., (1995). Nutrition and
biochemistry of the lipophilic
antioxidants, tocopherol, tocotrienol
and carotenoids. In: Ong A.S.H., Niki
E., Packer L. (Eds.), Nutrition, Lipids,
Health, and Disease. American Oil
Chemists’ Society, Champaign, IL,
USA.
[5] Bergman C. J. and Xu Z., (2003).
Genotype and environment effects on
tocopherols, tocotrienols and gamma-
oryzanol contents of Southern US rice.
Cereal Chemistry, in press.
[6] Rong N., Ausman L. M. and
Nicolosi R. J., (1997). Oryzanol
decreases cholesterol absorption and
aortic fatty streaks in hamsters. Lipids
32, 303-309.
[7] Xu Z., Hua N. and Godber J. S.,
(2001). Antioxidant activity of
tocopherols, tocotrienols, and γ-
oryzanol components from rice bran
against cholesterol oxidation
accelerated by 2,20 -Azobis(2-
methylpropionamidine)
dihydrochloride. Journal of Agricultural
and Food Chemistry 49, 2077-2081.
[8] Nanua J. N., McGregor J. U. and
Godber J. S., (2000). Influence of high-
oryzanol rice bran oil on the oxidative
stability of whole milk powder. Journal
of Dairy Science 83, 2426-2431.
[9] Kim J. S. and Godber J. S., (2001).
Oxidative stability and tocopherol,
tocotrienol levels increased in
restructured beef roast with added
ricebran oil. Journal of Food Quality
24, 17-26.
[10] Hu W., Wells J. H., Shin T. S. and
Godber J. S., (1996). Comparison of
isopropanol and hexane for extraction
of tocopherol, tocotrienol and
oryzanols from stabilized rice bran.
Journal of the American Oil Chemists’
Society 73, 1653-1656.
[11] Shin T. S., Godber J. S., Martin D.
E. and Wells J. H., (1997). Hydrolytic
stability and changes in E vitamers and
oryzanol of extruded rice bran during
storage. Journal of Food Science 62,
704-708.
[12] Xu Z. and Godber J. S., (2000).
Comparison of supercritical fluid and
solvent extraction methods in extracting
γ-oryzanol from rice bran. Journal of
the American Oil Chemists’ Society 77,
1127-1131.
[13] Chen M. H. and BergmanC.J.,
(2005). A rapid procedure for analysing
rice bran tocopherol, tocotrienol and γ-
oryzanol contents. Journal of Food
Composition and Analysis 18, 139-151.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26274_88302_1_pb_1155_2096826.pdf