Đã xây dựng được quy trình tách chiết
cafein từ lá chè xanh sử dụng chất hấp
phụ chọn lọc với dung môi giải hấp thân
thiện môi trường. Điều kiện tách cafein
tối ưu là:
Nhiệt độ tách: 90 oC
Thời gian tách: 10 phút
Tỷ lệ chè tươi/nước: 1/5 g/ml
Quy trình này hiệu suất tách đạt 86,7%.
Đã xác định cấu trúc cũng như độ tinh
khiết của cafein tách từ lá chè xanh.
Cafein thu được có độ tinh khiết cao,
không chứa ion kim loại nặng độc hại.
Quy trình này có thể kỳ vọng ứng dụng
được với quy mô lớn, góp phần đa dạng
hóa sản phẩm chè, giảm lượng nhập khẩu
cafein, đem lại hiệu quả kinh tế cao
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 754 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tối ưu hóa quy trình tách cafein từ lá chè xanh bằng phương pháp hấp phụ chọn lọc - Trần Thị Hằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
140
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 22/ sô 1 (đặc biệt)/ 2017
TỐI ƯU HÓA QUY TRÌNH TÁCH CAFEIN TỪ LÁ CHÈ XANH BẰNG
PHƯƠNG PHÁP HẤP PHỤ CHỌN LỌC
Đến tòa soạn 05/12/2016
Trần Thị Hằng, Vũ Đình Ngọ, Quách Thị Thanh Vân
Nguyễn Đức Duy, Nguyễn Đức Tuân
Khoa Công nghệ Hoá học, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
Đàm Thị Thanh Hương
Khoa Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
SUMMARY
OPTIMIZE PROCESS OF CAFFEINE EXTRACTION FROM FRESH GREEN
TEA LEAVES BY SELECTIVE ADSORPTION METHOD
A highly efficient extraction of caffeine from fresh green tea leaves by using water as the
extraction solvent, DM310 macroporous as a selective adsorbent and ethyl acetate as a
desorption solvent was developed. This desorption solvent is a new bio-renewable
agrochemical solvent, naturally produced by fermentation from corn derived feedstock,
which has been recently considered as a very suitable and environmental benign solvent
for food industrial applications. The optimum conditions to extract caffeine from Phu Tho
province’s fresh green tea leaves determined: maximum achieved extraction efficiency of
caffeine with water using selective absorbent was obtained at 90 oC for 10 min with fresh
green tea leaves/water ratio of 1/5 g/ml. The caffeine extraction efficiency achieved 86.7%
with high purity.
Keywords: caffeine, DM310 macroporous, ethyl acetate, high purity, green solvent
1. MỞ ĐẦU
Cafein (C8H10N4O2), danh pháp quốc tế
là 1,3,7-trimethylpurin-2,6-dion, thuộc
nhóm các chất metylxantin, là chất kích
thích tự nhiên có nhiều trong lá chè, hạt
cà phê, hạt coca và các loài thực vật khác
[1]. Cafein kích thích hệ thần kinh trung
ương, làm cho tinh thần minh mẫn, tăng
cường sự nhận biết của não bộ, kích thích
hoạt động tim, thận, phổi [2,3] đã và đang
có ứng dụng nhiều trong dược phẩm.
Cafein chiếm khoảng 2-4% trong chè theo
trọng lượng khô tùy theo điều kiện canh
tác, thổ nhưỡng, khí hậu [4]. Hiện nay, có
nhiều phương pháp chiết tách cafein từ chè
như: phương pháp chiết CO2 siêu tới hạn
[5,6], chiết dưới áp suất cao [7], chiết dưới
sự hỗ trợ của lò vi sóng [8]. Tuy nhiên,
141
phương pháp CO2 siêu tới hạn có nguy
cơ làm mất thành phần catechin quan
trọng [9-11]. Hơn nữa, những phương
pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao, phù hợp
với quy mô nhỏ, khó thực hiện với điều
kiện công nghiệp. Hiện nay, cafein phần
lớn được nhập khẩu, do đó cần xây dựng
quy trình công nghệ phù hợp để hướng
tới ứng dụng trong công nghiệp, làm chủ
công nghệ. Phương pháp tách truyền
thống bằng nước nóng có lẽ vẫn là
phương pháp hiệu quả hiện nay. Đến nay,
trong và ngoài nước có một số công trình
công bố phương pháp tách cafein sử
dụng phương pháp nước nóng và dung
môi chiết như: benzene, clorofom,
tricloroetylen [12] hay than hoạt tính để
hấp phụ [13]. Tuy nhiên, có bằng chứng
đưa ra rằng những dung môi clo hóa có
khả năng gây ung thư [14]. Hấp phụ bằng
than hoạt tính, nhưng hiệu suất tách
cafein chỉ đạt hơn 20%. Ngoài ra, sau khi
tách chiết ít công trình xác định cấu trúc
cũng như một số tính chất của cafein.
Etyl acetat được biết có thể phân hủy
sinh học hoàn toàn, không ăn mòn,
không gây ung thư, không làm giảm
nồng độ ozon, đã được công nhận an toàn
bởi độc tính thấp, được Cục Quản lý
Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ xác
nhận như dược phẩm, phụ gia thực phẩm
[15]. Dung môi này còn được gọi là
“dung môi xanh” được sử dụng rộng rãi
trong tách chiết các hợp chất từ thực vật.
Phú Thọ là một trong những vùng sản
xuất chè lớn nhất cả nước. Đây là nguồn
nguyên liệu dồi dào cung cấp cafein. Bài
báo này công bố quy trình tách cafein từ lá
chè xanh Phú Thọ bằng phương pháp hấp
phụ chọn lọc sử dụng dung môi xanh và
xác định độ tinh khiết của cafein để hướng
tới ứng dụng trong các lĩnh vực y dược,
thực phẩm chức năng.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Nguyên liệu và hóa chất
Chè xanh gồm tôm và 3 lá của búp chè lẫn
một ít cẫng non, thu mua từ cơ sở sản xuất
chè Phú Đa, Thanh Sơn, Phú Thọ. DM130
(Trung Quốc), etyl acetat (Sigma-Aldrich),
cafein chuẩn, dung dịch Pb(II), Cd(II),
Cu(II) chuẩn (Wako, Nhật Bản) sử dụng
không qua tinh chế lại.
2.2. Thiết bị
Cấu trúc của cafein được xác định bằng
phổ hồng ngoại biến đổi (FT-IR: Perkin-
Elmer Spectrum 100 FT-IR spectrometer,
Mỹ), phổ 1H NMR (500 HMz) và 13C
NMR (125 HMz) (AVANCE Spectrometer,
Brucker, Đức) với dung môi CDCl3, chất
chuẩn nội TMS. Nhiệt độ nóng chảy của
cafein được xác định bằng phương pháp
phân tích nhiệt quét vi sai (DSC:
EXSTRAR6100, Seiko Instruments, Nhật
Bản). Độ tinh khiết của cafein được xác
định bằng phương pháp phân tích sắc ký
lỏng cao áp (HPLC: Agilent 1100, Đức)
ĐA, bước sóng 292 nm và sắc ký bản
mỏng được tiến hành trên bản mỏng silica
gel, soi UV 254nm. Hàm lượng ion kim
loại nặng Pb2+, Cd2+, Cu2+ được xác định
bằng phương pháp hấp thụ nguyên tử
(AAS, ZA 33-Hitachi, Nhật Bản).
142
2.3. Khảo sát sự ảnh hưởng của các
yếu tố đến hiệu suất tách cafein
Cân 100 g chè tươi đã loại bỏ lá hỏng
được xay nhỏ cho vào thiết bị chiết hồi
lưu với lượng nước cất nhất định. Sau
khi gia nhiệt trong khoảng thời gian nhất
định, lọc bã, cho dịch chạy qua cột
(đường kính 0,8 cm) nhồi 30 g chất hấp
phụ DM310 lưu lượng khoảng 2 ml/phút
(lặp lại 2 lần). Dịch lọc được đem đi xử
lý tiếp, chất hấp phụ cho vào soxhlet với
dung môi etyl acetat trong thời gian 60
phút. Dịch etyl acetat thu được đem đi
chưng cất chân không để thu hồi dung
môi. Tiếp theo, thăng hoa cặn chiết ở 200
oC. Lượng cafein được đem đi cân, xác
định cấu trúc và tính chất. Các điều kiện
khảo sát: Tỷ lệ nguyên liệu chè tươi/nước
là 1/3, 1/4, 1/5 và 1/6 g/ml; nhiệt độ chiết
là 50, 60, 70, 80, 90 và 100 oC, thời gian
chiết là 5, 10, 15 và 20 phút.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Quy trình tách chiết cafein từ lá
chè xanh
Một số các công trình nghiên cứu tách
chiết cafein sử dụng chè đã sấy khô [4-7].
Trong nghiên cứu này, sử dụng nguyên
liệu chè tươi nhằm mục đích giảm công
đoạn sấy cũng như tiết kiệm năng lượng,
hướng tới ứng dụng trong công nghiệp.
Ngoài ra, để tiết kiệm dung môi cũng
như hiệu suất nhả hấp phụ cao nhất,
trong nghiên cứu sử dụng phương pháp
soxhlet với etyl acetat -“dung môi xanh”
thân thiện môi trường. Tính tan của
cafein trong etyl acetat được tác giả
Manic cung cộng sự công bố là khoảng
3,2% ở 303 K [16]. Nguyên liệu chè sử
dụng trong nghiên cứu có hàm lượng nước
là 79,8%, cafein tổng là 3,32 mg/g chất
khô. Thông qua khảo sát các yếu tố ảnh
Chè tươi đã loại bỏ lá hỏng
Nước
( tỷ lệ chè/nước: 1/5 g/ml)
Xay nhỏ
Chiết
(90 oC, 10 phút)
Lọc nóng
Hấp phụ
(cột, 2 ml/phút, lặp lại 2 lần)
Giải hấp phụ
(soxhlet, 1 giờ)
DM130
Etyl acetat
Chưng cất thu hồi dung môi
Thăng hoa
(200 oC)
Cafein
Sơ đồ 1. Quy trình tách chiết cafein từ
lá chè xanh bằng phương pháp hấp
phụ chọn lọc
143
hưởng tới hiệu suất tách chiết cũng như
thu hồi cafein từ lá chè xanh Phú Thọ
bằng phương pháp nước nóng sử dụng
chất hấp phụ chọn lọc cafein (DM130),
đã xác định được điều kiện tối ưu, cụ thể:
tỷ lệ chè/nước: 1/5 g/ml, nhiệt độ chiết:
90 oC, thời gian chiết: 10 phút. Từ các
điều kiện tối ưu này, quy trình tách chiết
cafein bằng phương pháp nước nóng sử
dụng chất hấp phụ chọn lọc DM310 với
dung môi nhả hấp phụ etyl acetat được
xây dựng (Sơ đồ 1).
Tách thử nghiệm trên quy trình xây dựng
thu được 2,88 mg cafein/1 g chè khô
(4,95 g chè tươi). Như vậy, hiệu suất tách
chiết đạt tương đối cao (86,7%).
3.2. Đánh giá độ tinh khiết của cafein
Các công trình công bố về tách cafein
hầu như chỉ đề cập đến các điều kiện tách
chiết mà không kiểm tra cấu trúc cũng
như chất lượng cafein thu được. Trong
nghiên cứu này, cafein thu được được
xác định cấu trúc thông qua phổ FT-IR,
1H-NMR và 13C-NMR. So sánh phổ FT-
IR của cafein tách chiết với cafein chuẩn
ta thấy, các pic của hai phổ này hoàn
toàn trùng nhau. Trên phổ FT-IR xuất hiện
các pic hấp thụ ở 2955 cm-1 đặc trưng cho
dao động hóa trị của liên kết C-H trong
nhóm N-CH3, 3114 cm
-1 đặc trưng cho dao
động hóa trị của liên kết C-H trong nhóm
nhóm -CH3, 1656 cm
-1 đặc trưng cho dao
động hóa trị của liên kết C=O trong nhóm
cacbonyl liên kết với 2 nguyên tử nitơ,
1634 cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị
của liên kết C=O trong nhóm cacbonyl liên
Số sóng (cm-1)
nCH3
nC=O (NCON)
nC=O (NCOC)
nC=N
nN-CH3
500100015002000250030003500
Hình 1. Phổ FT-IR của cafein chiết từ
lá chè xanh
d
c
a
b
d
c
ab
N
N
N
N
O
O
CH3
H3C
CH3
CDCl3
a
b
e
c
N
N
N
N
O
O
CH3
H3C
CH3
d
fg
h
a
b
c
d
e
fg
h
CDCl3
Hình 2. Phổ (a) 1H-NMR và (b) 13C-
NMR của cafein chiết từ lá chè xanh
trong dung môi CDCl3
(a)
(b)
144
kết với 1 nguyên tử nitơ và 1543 cm-1
đặc trưng cho dao động hóa trị của liên
kết C=N (Hình 1).
Trong phổ 1H-NMR (Hình 2a) và 13C-
NMR (Hình 2b), ngoài pic đặc trưng của
cafein, không quan sát thấy pic nào của
tạp chất. Đối với phổ 1H-NMR, các pic
3,41 ppm (s, 3H) đặc trưng cho pic hấp
thụ của Ha, 3,58 ppm (s, 3H) đặc trưng
cho pic hấp thụ của Hb, 3,99 ppm (s, 3H)
đặc trưng cho pic hấp thụ của Hc và 7,52
ppm (s, 1H) đặc trưng cho pic hấp thụ
của Ha. Khi phân tích diện tích các pic
trong phổ cho tỷ lệ đúng như cấu trúc của
cafein. Đối với phổ 13C- NMR, thể hiện
đầy đủ các pic của cacbon trong cafein,
ngoài ra không quan sát thấy pic nào
khác.
Cafein tách chiết từ lá chè xanh Phú Thọ
được xác định nhiệt độ nóng chảy bằng
phương pháp phân tích DSC với tốc độ
gia nhiệt 10 oC/phút (Hình 3). Kết quả
cho thấy, trên phổ đồ xuất hiện một pic
thu nhiệt ở 238,3 oC. Nhiệt độ nóng chảy
của cafein tách chiết được trùng với
cafein chuẩn (238 oC).
Để khẳng định độ tinh khiết của cafein thu
được, nghiên cứu còn được đánh giá bằng
phương pháp phân tích HPLC. Trên phổ
HPLC cũng chỉ quan sát thấy duy nhất một
pic xuất hiện ở thời gian lưu là 11 phút,
đây chính là pic đặc trưng của cafein (Hình
4). Phổ này cho ta thấy được cafein tách
trong nghiên cứu này có độ tinh khiết cao.
Theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV,
để ứng dụng trong dược phẩm, một trong
những tiêu chuẩn cần xác định là độ tinh
khiết kiểm nghiệm bằng phương pháp sắc
ký bản mỏng. Do đó, sản phẩm cafein tách
chiết cùng cafein chuẩn được thực hiện
trên sắc ký bản mỏng và quan sát dưới ánh
sáng cực tím ở bước sóng 254 nm. Kết quả
cho thấy, sản phẩm cafein tách chiết giống
Nhiệt độ (oC)
238,3
50 100 150 200 250 300 350
Hình 3. Giản đồ DSC của cafein chiết
từ lá chè xanh dưới tốc độ gia nhiệt 10
oC/phút
Hình 5. Ảnh sắc ký bản mỏng của (a)
cafein chiết từ lá chè xanh và (b)
cafein chuẩn
(b) (a)
Thời gian lưu (phút)
Hình 4. Sắc kí đồ HPLC của cafein
chiết từ lá chè xanh
Thời gian lưu (phút)
145
như cafein chuẩn, chỉ quan sát thấy một
vùng, không chứa tạp chất, điều này
chứng tỏ dưới điều kiện tách chiết nêu
trên đã thu được cafein có độ tinh khiết
cao (Hình 5). Ngoài ra, kết quả AAS cho
thấy, không phát hiện được ion kim loại
nặng như Pb2+, Cd2+, Cu2+ chứa trong
cafein.
Từ những kết quả trên, có thể khẳng định
cafein thu được bằng phương pháp hấp
phụ chọn lọc sử dụng DM310 và dung
môi giải hấp etyl acetat kết hợp tinh chế
bằng phương pháp thăng hoa cho độ tinh
khiết cao, có khả năng kỳ vọng trong ứng
dụng làm dược phẩm.
4. KẾT LUẬN
Đã xây dựng được quy trình tách chiết
cafein từ lá chè xanh sử dụng chất hấp
phụ chọn lọc với dung môi giải hấp thân
thiện môi trường. Điều kiện tách cafein
tối ưu là:
Nhiệt độ tách: 90 oC
Thời gian tách: 10 phút
Tỷ lệ chè tươi/nước: 1/5 g/ml
Quy trình này hiệu suất tách đạt 86,7%.
Đã xác định cấu trúc cũng như độ tinh
khiết của cafein tách từ lá chè xanh.
Cafein thu được có độ tinh khiết cao,
không chứa ion kim loại nặng độc hại.
Quy trình này có thể kỳ vọng ứng dụng
được với quy mô lớn, góp phần đa dạng
hóa sản phẩm chè, giảm lượng nhập khẩu
cafein, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được thực
hiện bởi sự hỗ trợ kinh phí của đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Tỉnh Phú Thọ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. N. M. Najafia, A. S. Hamidb, R. K.
Afshina, “Determination of caffeine in
black tea leaves by Fourier transform
infrared spectrometry using multiple linear
regression”, Microchemical Journal, 75,
151-158 (2003).
2. G. A. Spiller, “Caffeine Chapter 10:
Basic Metabolism and Physiological
Effects of the Methylxanthines”,
Califormia (2000).
3. E. Lynge, A. Anttila, K. Hemminki,
“Organic solvents and cancer”, Cancer
Causes Control, 8, 406-419 (1997).
4. Bộ môn cây nhiệt đới, “Hóa sinh chè”,
NXB Đại học Bách khoa Hà Nội, (1984).
5. K. Zosel, “Praktische Anwendungen
der StofftrennungmitÜberkritischen
Gasen”, Chemie, 90, 748-755 (1978).
6. H. Icen, M. Guru, “Effect of ethanol
content on supercritical carbon dioxide
extraction of caffeine from tea stalk and
fiber wastes”, The Journal of Supercritical
Fluids, 55, 156-160 (2010).
7. J. Xi, “Caffeine extraction from green
tea leaves assisted by high pressure
processing”, Journal of Food Engineering,
94, 105-109 (2009).
8. H. Wang, L. Chen, Y. Xu, Q. Zeng, X.
Zhang, Q. Zhao, L. Ding, “Dynamic
microwave-asisted extraction coupled on-
line with clean-up for determination of
caffeine in tea”, LWT-Food Science and
Technology, 44, 1490-1495 (2011).
9. W. J. Kim, J. D. Kim, J. Kim, S. G., Oh,
Y. W. Lee, “Selectivecaffeine removal
146
from green tea using supercritical
carbondioxide extraction”, J. Food Eng.,
89, 303-309 (2008).
10. H. S. Park, H. K. Choi, S. J. Lee, K.
W. Park, S. G. Choi, K. H. Kima, “a.
Effect of mass transfer on the removal of
caffeine fromgreen tea by supercritical
carbon dioxide”, J. Supercrit. Fluids, 42,
205-212 (2007).
11. H. S. Park, H. J. Lee, M. H. Shin, K.
W. Lee, H. Lee, Y. S. Kim, K. O. Kim, K.
H. Kim, “b. Effects of cosolvents on
thedecaffeination of green tea by
supercritical carbon dioxide”, Food
Chem., 105, 1011-1017 (2007).
12. Nguyễn Minh Thảo, Nguyễn Đình
Thành, Hà Thị Điệp, “Tách chiết cophein
từ phế liệu chè Việt Nam; tách chiết
nicotin từ phế liệu thuốc lá và chuyển
hóa nó thành niconamit”, Đề tài cấp Bộ
(1993-1994).
13. Vo Thi Kim Ngan, “Study on the
extraction and isolation of caffeine from
green tea Camellia sinesis (L.)”, Master
Thesis, (2010).
14. E. Lynge, A. Anttila, K. Hemminki,
“Organic solvents andcancer”, Cancer
Causes Control, 8, 406-419 (1997).
15. D. V. Bermejoa, P. Lunaa, M. S.
Manicb, V. N. Visakb, G. Regleroa, T.
Fornaria, “Extraction of caffeine from
natural matter using abio-renewable
agrochemical solvent”, Food and
bioproducts processing, 91, 303-309
(2013).
16. M. S. Manic, D. Villanueva, T. Fornari,
A. J. Queimada, E. A. Macedo, V. N.
Visak, “Solubilities of high-
valuecompounds in ethyl lactate:
measurements and modeling”, J. Chem.
Thermodyn, 48, 93-100 (2012).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27427_91993_1_pb_7829_2096919.pdf