Có 34 trường hợp TTĐM (64,15%) được xử
trí phẫu thuật mà phần lớn là nối mật ruột Rouxen-y 28/34 ca(82,35%) với TTĐM thấp Kiểu
Strasberg E1,E2 có 14 ca, TTĐM cao kiểu
Strasberg E3,E4,E5 là 14 ca. Kết quả lành bệnh
sớm sau mổ: rất tốt và tốt 24 ca (85,71%), trung
bình 2 ca (7,14%), tử vong 2 ca (7,14%). Có 19/28
ca nối mật-ruột được tái khám sau thời gian
27,25 tháng ± 21,9 (7-75 tháng), có kết quả rất tốt
và tốt 19 ca. Chúng tôi nhận thấy rằng xử trí nối
mật – hổng tràng Roux-en-y cho kết quả tốt. Nối
mật – ruột kiểu roux-en-Y xử trí tổn thương cắt
ngang và hẹp đường mật có kết quả thành công
từ 80%-100%(3,6,7,15). Phẫu thuật bóc tách tìm vào
chổ ống mật bị tổn thương sau cắt TM dễ gây ra
thủng ống tiêu hoá và chảy máu cuống gan, nhất
là TTĐM kiểu Strasberg E3,E4, đó là hai tai biến
gặp phải khi phẫu thuật phục hồi TTĐM
Khâu lổ thủng nhỏ thành bên OMC kiểu
Strasberg D phát hiện trong mổ không nên đặt
Kehr OMC vì khẩu kính ống Kehr lớn hơn lổ
thủng OMC gây tổn thương thêm thành ống
mật, có nguy hẹp đường mật khi loại bỏ ống
Kehr. Có 2 ca nối ống mật tận-tận đặt DL Kehr
chiếm tỉ lệ nhỏ và theo dõi không đầy đủ, khâu
nối OMC tận-tận đưa đến hẹp đường mật từ
50%-100%(2,4,7,11). Chúng tôi phẫu thuật sửa chữa
lại miệng nối OMC tận-tận được xử trí tuyến
trước thất bại nhiều hơn xử trí hẹp miệng nối
mật-ruột (bảng 1). Đỗ Kim Sơn(4) khuyến cáo nối
OMC – hổng tràng kiểu Roux-en-Y cho các
TTĐM cắt ngang phát hiện trong lúc mổ cắt TM.
Xử trí 1 ca nối OGC-tá tràng (Strasberg E2), kết
quả sớm là tốt, theo dõi 90 tháng, bệnh nhân có
nhiều đợt nhiễm trùng đường mật phải nhập
viện điều trị. Nối OGC hay OMC với tá tràng có
tỉ lệ cao nhiễm trùng đường mật và tái can thiệp
liên quan đến miệng nối, do vậy nối mật-tá tràng
ít được sử dụng trong xử trí TTĐM
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 25/31 ca
(80,64%) đặt DL mật qua miệng nối và 6 ca
không đặt DL. Đặt DL mật qua miệng nối chỉ
định thường qui hay không tuỳ theo từng tác
giả và có nhiều bàn cải(8,9,16), thiết lập miệng nối
mật-ruột giữa hai niêm mạc khoẻ mạnh, đủ
rộng thì không nhất thiết đặt DL mật, miệng
nối với khẩu kính ống mật nhỏ < 4mm thì nên
đặt ống DL mật(9). Thời gian trung bình lưu
ống DL mật của chúng tôi là 72,5 ngày (9-150
ngày) và không có biến chứng liên quan đến
miệng nối mật-ruột
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 176 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổn thương đường mật chính do cắt túi mật: Phương pháp và kết quả xử trí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng quát 1
TỔN THƯƠNG ĐƯỜNG MẬT CHÍNH DO CẮT TÚI MẬT:
PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ XỬ TRÍ
Trà Quốc Tuấn*, Nguyễn Tấn Cường *
TÓM TẮT
Mục đích: Đánh giá kết quả của 2 phương pháp phẫu thuật và không phẫu thuật trong xử trí tổn thương đường mật
do cắt túi mật(TM)
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: hồi cứu 53 bệnh án xử trí tổn thương đường mật do cắt TM trong mổ mở
và mổ nội soi tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2000 đến 10/2006
Kết quả: có 53 ca tổn thương đường mật do cắt túi mật, điều trị không mổ (nội khoa, ERCP) 19 ca (35,85%) rò mật
sau cắt túi mật với tổn thương Strasberg A,D và rò mật sau nối mật-ruột cho kết quả sớm tốt và rất tốt là (32,07%), trung
bình là (3,77%), 9/19 ca theo dõi trung bình 29,4 tháng ± 7,8 (12-38 tháng) có kết quả tốt và rất tốt. Điều trị phẫu thuật 34 ca
(64,15%), phần lớn xử trí nối mật-ruột Roux-en-y (52,83%) với tổn thương kiểu Strasberg E, khâu lổ thủng ống mật, cột
ống mật phụ, nối ống mật tận-tận, nối ống gan chung –tá tràng chiếm (11,32%), kết quả lành bệnh sớm mức độ tốt và rất
tốt là (56,60%),trung bình là (3,77%), tử vong là (3,77%).Có 22/34 ca theo dõi trung bình 30.8 tháng ± 24,1 (7-90 tháng)
cho kết quả tốt và rất tốt
Kết luận: ERCP và phẫu thuật là hai phương thức chính xử trí TTĐM do cắt TM. Ngoài vai trò chẩn đoán, ERCPxử
trí rò mật sau cắt TM với tổn thương kiểu Strasberg A,D. Khâu ống mật với tổn thương nhỏ (<1/3 khẩu kính) phát hiện
trong mổ, nối mật ruột Roux-en-y với ống mật bị tổn thương mặt bên lớn (>1/3 khẩu kính), các kiểu Strasberg E phát hiện
trong mổ, sau mổ cắt túi mật và hẹp muộn đường mật cho kết quả lành bệnh cao. Khâu OMC và nối OMC (tận-tận) đặt
Kehr có nguy cơ hẹp đường mật.
ABSTRACT
MAIN BILE DUCT INJURIES FROM CHOLECYSTECTOMY:
MANAGEMENTS AND RESULTS
Tra Quoc Tuan, Nguyen Tan Cuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 204 - 209
Objective: to evaluate results of operative and nonoperative procedure were used to treate main bile duct injuries (BDI)
from cholecystectomy.
Patients and method: Patients, who were treated main bile duct injuries from open cholecystectomy and
laparocholecystectomy in Cho Ray hospital from 1.2000 to 10.2006, were collected retrospectively and analysed
Results: there were 53 cases BDI from cholecystectomy, 19 cases (35.85%) were treated nonoperatively
(medicine,ERCP) with postcholecystectomy bile leak and biliary-enteric anastomosis leak, early results were good
and excellent (32.08%), medium (3.77%), 9 of 19 patients were followed up average time 29.4 moths ± 7.8 (12-38
months) with good and excellent result. 34 patient (64.15%) were treated operatively, most of them were biliary-
enteric roux-en-y anastomosis (52.83%) with BDI Strasberg E. Direct surture repair, small supplemental bile duct
close, end-to-end duct repair and choledochoduodenost -omy were 11.32%, early results were good and excellent
(56.60%), medium (3.77%), mortality (3.77%). 22 of 34 patients were followed up average time 30.8 moths ± 24.1
(7-90 months) with good and excellent results
Conclusion: ERCP and operation is basic procedures to treat BDI from cholecystectomy. ERCP was used to
diagnose BDI and to manage postcholecystectomy bile leak with Strasberg A,D. Direct surture repair treated small
lateral injury of biliary duct wall (<1/3 circumference) in cholecystectomy, biliary-enteric roux-en-y anastomosis
* Khoa Ngoại Gan- Mật- Tụy Bệnh viện Chợ Rẫy,tp Hồ Chí Minh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng quát 2
treat large lateral injury (>1/3 circumference), types of Strasberg E were recognized in cholecystectomy,
postcholecytectomy and later stricture of bile duct. All of the above managements result in successfully. CBD
surture and end-to-end anastomosis with Kehr tube were able to stricture.
MỞ ĐẦU
Năm 1882, Langenbuch là người Đức đầu
tiên trên thế giới phẫu thuật mở bụng cắt túi mật
thành công, mãi cho đến ngày nay cắt túi mật là
tiêu chuẩn vàng điều trị sỏi túi mật. Những năm
cuối thập niên 1980 đến nay cắt túi mật (TM)
bằng nội soi ổ bụng được phát triển khắp thế
giới với những ưu điểm được ghi nhận. Nhưng
tai biến tổn thương đường mật (TTĐM) do phẫu
thuật nội soi cắt TM cao hơn mổ mở 2-3 lần(2,3,7).
TTĐM chính có thể phát hiện ngay lúc mổ cắt
TM, trong thời gian hậu phẫu và sau xuất viện
vài tháng hay vài năm. Điều trị TTĐM chính tuỳ
thuộc vào thời điểm phát hiện và mức độ TTĐM
mà chọn lựa phương pháp phẫu thuật hay
không phẫu thuật (nội khoa, ERCP can thiệp).
Bảo đảm sự lưu thông mật ruột giữ vai trò quan
trọng ngay lần can thiệp đầu tiên.
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về TTĐM,
hầu hết các phẫu thuật viên quan tâm đến hẹp
đường mật sau phục hồi TTĐM. Tại Việt Nam,
các nghiên cứu về xử trí TTĐM chưa nhiều và
phương pháp xử trí chưa thống nhất, thời gian
theo dõi sau mổ ngắn. Nghiên cứu của chúng tôi
nhằm đánh giá kết quả của hai phương pháp
phẫu thuật và không phẫu thuật trong xử trí
TTĐM do cắt TM
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hồi cứu hồ sơ bệnh án xử trí TTĐM do cắt
TM tại Bệnh Viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2000 đến
10/2006. Xử lý số liệu theo phần mềm SPSS 10.0
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung
53 trường hợp TTĐM do cắt TM, tại Bệnh
viện Chợ Rẫy là 12 ca và từ các trung tâm ngoài
viện 41 ca.Từ 23 tuổi đến 83 tuổi, nam 18
(33,96%), nữ 35 (66,03%), mổ mở cắt TM:16 ca
(30,18%) mổ nội soi cắt TM: 37 ca (69,81%).
Bảng 1: Các phương pháp xử trí TTĐM trước khi
nhập viện
Tần số xử trí trước
nhập viện Phương pháp xử
trí trước nhập viện Số lượng
1 lần 2 lần
Đặt stent OMC
Khâu ống TM
Dẫn lưu Kehr OGC
Dẫn lưu HSP
Nối OMC+ DL Kehr
Nối mật – ruột
1
3
2
7
7
2
1
3
2
7
6
2
0
0
0
0
1
0
Tổng cộng 22 21 1
Biểu hiện lâm sàng và xử trí tổn thương
đường mật
Trong 53 trường hợp TTĐM do cắt TM, có
4 trường hợp (7.54%) phát hiện ngay trong khi
mổ, 49 trường hợp (93.46%) phát hiện sau mổ
cắt túi mật
Bảng 2: Biểu hiện lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng Số lượng tỉ lệ %
Đau Bụng
Rò mật
Rò mật + tắc mật
Tắc mật
Nhiễm trùng đường mật
Viêm phúc mạc
Khối tụ dịch mật
42
34
3
15
3
4
2
79,24
64,15
5,66
28,30
5,66
7,54
3,77
Bảng3: Các phương pháp không phẫu thuật
Các phương pháp không
phẫu thuật
Strasberg* Số
lượng
Tỉ
lệ%
Điều trị bảo tồn:
rò mật sau cắt TM
rò mật nối mật-ruột
ERCP can thiệp:
cắt cơ vòng Oddi
cắt oddi +lấy sỏi OMC
cắt Oddi +đặt stent OMC
A
E1
A
A
A,D
6
1
3
3
6
11,32
1,88
5,66
5,66
11,32
Tổng cộng 19 35,84
ERCP thất bại 3 trường hợp, không có tai biến và
biến chứng của thủ thuật
Bảng 4 Các phương pháp phẫu thuật:
Các phương pháp
phẫu thuật Strasberg*
Số
lượng Tỉ lệ%
Buộc ống mật phụ nhỏ
Khâu OMC
A
D
2
1
3,77
1,88
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng quát 3
Các phương pháp
phẫu thuật Strasberg*
Số
lượng Tỉ lệ%
Nối OMC(tận-tận)
Nối OGC-tá tràng
Nối OGC-hổng tràng
Nối OGP,OGT-hổng
tràng
E2
E2
E1,E2,E3,E5
E4
2
1
24
4
3,77
1,88
45,28
7,54
Kiểu nối Roux-en-y E1,E2,E3,E4,E5 28 52,82
DL mật: Không đặt
1 ống
2 ống
PTBD
A,D,E1,E2,E3
E1,E2,E3
E2,E3,E4,E5
E2
9
11
12
2
16,98
20,75
22,64
3,77
Bảng 5 Tai biến trong mổ và biến chứng sau can
thiệp TTĐM
Tai biến và biến chứng Số lượng
Xử trí tai biến,biến
chứng
Chảy máu trong mổ
Thủng hổng tràng
Nhiễm trùng vết mổ
Ap xe ổ bụng
Nhiễm trùng đường mật
Chảy máu khi rút PTBD
Rò mật
Viêm phổi
Nhiễm trùng huyết
Tử vong
6
2
7
1
2
1
4
2
1
2
Truyền máu
Khâu lổ thủng
Nội khoa
Chọc dò DL
Nôi khoa
Nội khoa
Bảo tồn
Nội khoa
Nội khoa
Bảng 6: kết quả sớm xử trí TTĐM (theo
Terblanche 1990**)
Số lượng
Mức độ lành
bệnh Nhóm
không PT
Nhóm Phẫu
thuật
Tổng
cộng Tỉ lệ %
Rất tốt (A)
Tốt (B)
Trung bình (C)
Xấu (D)
13
4
2
0
22
8
2
2
35
12
4
2
66,03
22,64
7,54
3,77
Tổng cộng 19 34 53 100
Thời gian nằm viện
Nhóm không phẫu thuật: 13.68±6.9 (5-26 ngày)
Nhóm phẫu thuật: 23.6 ± 14.8 (7-85ngày)
Bảng 3.7 Kết quả muộn xử trí phục hồi TTĐM
Số lượng
Mức độ lành bệnh Nhóm
không PT
Nhóm
PT
Tổng
cộng
Tỉ
lệ%
Rất tốt (A)
Tốt (B)
Trung bình, Xấu (C+D)
9
0
0
20
2
0
29
2
0
93,54
6,5
0
Tổng cộng 9 22 31 100
Thời gian theo dõi trung bình:
Nhóm không phẫu thuật:29.4tháng ± 7.8 (từ
12 -38 tháng)
Nhóm phẫu thuật: 30.8tháng ± 24.1 (từ 7-90 tháng)
BÀN LUẬN
Biểu hiện lâm sàng và thời điểm phát hiện
của TTĐM
Phát hiện TTĐM trong mổ cắt TM thường là
cắt ngang ống mật, các rò mật từ tổn thương nhỏ
ống mật dễ bị bỏ sót nếu không có chụp X-
quang đường mật. Tỉ lệ phát hiện TTĐM khi mổ
cắt TM tùy theo kinh nghiệm nhận định của
phẫu thuật viên tại mỗi trung tâm, bệnh viện
Chợ Rẫy là 4/12 ca(33.3%), Nguyễn An(10) là 50%,
Đỗ Kim Sơn(3) là 40%. Quintero(14) là 40 %.
Đau bụng và rò mật là hai triệu chứng
thường gặp của TTĐM phát hiện sau cắt TM
chiếm 69,8%-79,24%(bảng 2). Viêm đường mật
và viêm phúc mạc thường xãy ra ở bệnh nhân rò
mật, bệnh nhân tắc mật hiếm khi bị nhiễm trùng
đường mật. Phát hiện TTĐM sau mổ cắt TM có
biểu hiện viêm phúc mạc là chẩn đoán muộn cần
điều trị tích cực và có tiên lượng kém. Phát hiện
TTĐM sau mổ cắt TM tại Bệnh viện Chợ Rẫy là
8/12 ca (66,6%) từ 4-30 ngày
Phát hiện TTĐM nhiều tháng, một vài năm
sau cắt TM, sau mổ phục hồi TTĐM thường biểu
hiện với triệu chứng vàng da tắc mật do hẹp
đường mật lành tính
Xử trí TTĐM do cắt túi mật
Điều trị nội khoa cho tất cả trường hợp rò
mật sau mổ cắt TM, rò mật sau phục hồi đuờng
mật, hẹp đường mật và tái hẹp miệng nối sau xử
trí TTĐM nhằm cải thiện chức năng gan thận,
khống chế lan rộng viêm nhiễm từ vị trí ống mật
bị tổn thương. Trong thời gian điều trị nội khoa,
chúng tôi có 10 trường hợp rò mật từ tổn thương
nhỏ của ống mật và rò mật sau phẫu thuật nối
mật-ruột có thể tự lành. Điều trị nội khoa để
chuẩn bị bệnh nhân có sức khoẻ tốt cho nội soi
can thiệp hay phẫu thuật tiếp theo
Nội soi chụp mật tụy ngược dòng là chọn
lựa đầu tiên để chẩn đoán vị trí và mức độ
TTĐM sau cắt TM, TTĐM các kiểu Strasberg E
chỉ định điều trị phẫu thuật, rò mật từ TTĐM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng quát 4
kiểu Strasberg A,D có thể can thiệp cắt cơ vòng
Oddi hay đặt stent trong cùng lần khám(1,12,13,17),
đôi khi cắt cơ Oddi kết hợp lấy sỏi OMC không
triệu chứng, hoặc đặt stent OMC khi có hẹp
đường mật (bảng 3). Kết quả sớm tốt và rất tốt là
32,07%,trung bình là 3,77%.Tuy nhiên xử trí
trong nhóm rò mật tiến triển về sau có khả năng
hẹp đường mật. Chúng tôi tái khám 9/19 ca với
thời gian theo dõi trung bình: 29,4 tháng ± 7,8; tất
cả có kết quả lành bệnh là rất tốt, trong đó có 1
trong 2 ca lành bệnh mức trung bình tái khám
sau 34 tháng cho kết quả tốt.
Có 34 trường hợp TTĐM (64,15%) được xử
trí phẫu thuật mà phần lớn là nối mật ruột Roux-
en-y 28/34 ca(82,35%) với TTĐM thấp Kiểu
Strasberg E1,E2 có 14 ca, TTĐM cao kiểu
Strasberg E3,E4,E5 là 14 ca. Kết quả lành bệnh
sớm sau mổ: rất tốt và tốt 24 ca (85,71%), trung
bình 2 ca (7,14%), tử vong 2 ca (7,14%). Có 19/28
ca nối mật-ruột được tái khám sau thời gian
27,25 tháng ± 21,9 (7-75 tháng), có kết quả rất tốt
và tốt 19 ca. Chúng tôi nhận thấy rằng xử trí nối
mật – hổng tràng Roux-en-y cho kết quả tốt. Nối
mật – ruột kiểu roux-en-Y xử trí tổn thương cắt
ngang và hẹp đường mật có kết quả thành công
từ 80%-100%(3,6,7,15). Phẫu thuật bóc tách tìm vào
chổ ống mật bị tổn thương sau cắt TM dễ gây ra
thủng ống tiêu hoá và chảy máu cuống gan, nhất
là TTĐM kiểu Strasberg E3,E4, đó là hai tai biến
gặp phải khi phẫu thuật phục hồi TTĐM
Khâu lổ thủng nhỏ thành bên OMC kiểu
Strasberg D phát hiện trong mổ không nên đặt
Kehr OMC vì khẩu kính ống Kehr lớn hơn lổ
thủng OMC gây tổn thương thêm thành ống
mật, có nguy hẹp đường mật khi loại bỏ ống
Kehr. Có 2 ca nối ống mật tận-tận đặt DL Kehr
chiếm tỉ lệ nhỏ và theo dõi không đầy đủ, khâu
nối OMC tận-tận đưa đến hẹp đường mật từ
50%-100%(2,4,7,11). Chúng tôi phẫu thuật sửa chữa
lại miệng nối OMC tận-tận được xử trí tuyến
trước thất bại nhiều hơn xử trí hẹp miệng nối
mật-ruột (bảng 1). Đỗ Kim Sơn(4) khuyến cáo nối
OMC – hổng tràng kiểu Roux-en-Y cho các
TTĐM cắt ngang phát hiện trong lúc mổ cắt TM.
Xử trí 1 ca nối OGC-tá tràng (Strasberg E2), kết
quả sớm là tốt, theo dõi 90 tháng, bệnh nhân có
nhiều đợt nhiễm trùng đường mật phải nhập
viện điều trị. Nối OGC hay OMC với tá tràng có
tỉ lệ cao nhiễm trùng đường mật và tái can thiệp
liên quan đến miệng nối, do vậy nối mật-tá tràng
ít được sử dụng trong xử trí TTĐM
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 25/31 ca
(80,64%) đặt DL mật qua miệng nối và 6 ca
không đặt DL. Đặt DL mật qua miệng nối chỉ
định thường qui hay không tuỳ theo từng tác
giả và có nhiều bàn cải(8,9,16), thiết lập miệng nối
mật-ruột giữa hai niêm mạc khoẻ mạnh, đủ
rộng thì không nhất thiết đặt DL mật, miệng
nối với khẩu kính ống mật nhỏ < 4mm thì nên
đặt ống DL mật(9). Thời gian trung bình lưu
ống DL mật của chúng tôi là 72,5 ngày (9-150
ngày) và không có biến chứng liên quan đến
miệng nối mật-ruột
Biến chứng sau xử trí TTĐM phần lớn là
nhiễm trùng vết mổ, rò mật,viêm phổi và nhiễm
trùng huyết. Trong các biến chứng trên không có
trường hợp nào phải mổ lại (bảng 5). Có hai
trường hợp tử vong: 1 ca mổ nối mật-ruột trong
tình trạng viêm phúc mạc, sau mổ tử vong vì
nhiễm trùng nhiễm độc, 1 ca tắc mật 8 tháng sau
cắt TM, mặt dù đã tạo lưu thông mật-ruột, biểu
hiện hôn mê gan, toan chuyển hóa, suy đa cơ
quan đưa đến tử vong. Viêm phúc mạc trong
TTĐM là yếu tố nguy cơ, tiên lượng kém(7,16).
Không có mối liên hệ giữa biến chứng sau mổ
với đặt DL mật p=0,447> 0,05.
KẾT LUẬN
Qua xử trí 53 trường hợp TTĐM do cắt TM,
chúng tôi có một số kết luận như sau:
Nội soi mật tụy và phẫu thuật là hai
phương thức cơ bản xử trí TTĐM do cắt túi
mật. Ngoài vai trò chẩn đoán, ERCP xử trí các
trường hợp rò mật sau mổ cắt TM với tổn
thương kiểu Strasberg A,D. Khâu lại đường
mật với tổn thương nhỏ(<1/3 chu vi) mặt bên
ống mật phát hiện trong mổ cắt TM, nối mật-
ruột Roux-en-Y cho các tổn thương mặt bên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng quát 5
lớn (>1/3 chu vi), các kiểu Strasberg E nhận
biết trong mổ, sau mổ cắt túi mật và hẹp
đường mật muộn. Các xử trí này đạt kết quả
lành bênh cao. Khâu OMC và nối OMC (tận-
tận) đặt Kehr có nguy cơ hẹp đường mật.
Cần theo dõi thêm nhóm xử trí TTĐM không
mổ và xử trí nối ống mật tận-tận, thời gian theo dõi
dài hơn để phát hiện hẹp đường mật.
Chú thích
* Phân loại TTĐM của Strasberg(17)
loại A: Rò mật từ ống TM, các ống mật nhỏ
giường TM, ống Luschka.
loại B: liên quan đến thắt một phần cây đường
mật như thắt các ống mật phụ bất thường.
loại C: tổn thương như loại B mà ống mật
không bị thắt buộc.
loại D: tổn thương thành bên ống mật ngoài gan.
loại E1: tổn thương hẹp ống gan chung thấp,
đoạn ống gan chung dưới nơi hội lưu >2cm.
loại E2:tổn thương hẹp ống gan chung cao,
đoạn ống gan chung dưới nơi hội lưu <2cm.
loại E3:hẹp rốn gan, còn hội lưu ống gan
phải và trái.
loại E4: hội lưu hai ống gan bị phá huỷ, ống
gan phải và ống gan trái tách rời.
loại E5: liên quan tổn thương ống gan phải,
có hoặc không có hẹp ống gan chung.
** Mức độ lành bệnh của Terblanche 1990(17)
-Mức độ A (rất tốt): Lâm sàng, Bilirubin
máu, X-quang đường mật bình thường.
-Mức độ B (tốt): Lâm sàng, X-quang bình
thường, Bilirubin máu tăng nhẹ, điều trị nội khoa
-Mức độ C (trung bình): Có các biểu hiện về
Lâm sàng, Bilirubin máu, X-quang đường mật.
Điều trị nội khoa và can thiệp bằng thủ thuật.
-Mức độ D (xấu): Có các biểu hiện rõ ràng về
Lâm sàng, Bilirubin máu, X-quang đường mật,
xử trí can thiệp bằng phẫu thuật hay tử vong.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Kim Sơn, Đoàn Thanh Tùng, Trần Gia Khánh (2001)
“tổn thương đường mật chính trong cắt túi mật kinh
điển”,Tạp chí ngoại khoa, Tổng hội y dược học Việt Nam
tập 35 (1), tr.7-14
2. Đỗ Kim Sơn, Nguyễn Thanh Long (2003)“Nghiên cứu
nguyên nhân và phương pháp xữ lý tai biến và biến chứng
của phẫu thuật cắt túi mật nội soi tại bệnh viện Việt Đức”
Tạp chí ngoại khoa, Tổng hội y dược học Việt Nam, tập 53
(3), tr.9-14.
3. Erkan Parlak, Bahattin C. Cek, Selcuk D Beyaz (2005) “
Treatment of biliary leakages after cholecystectomy and
importance of stricture development in the main bile duct
injury” The Turkish Journal of Gastroenterology vol.16 (1),
pp.21-28
4. Gian Massimo Gazzaniga,MD, Marco Filauro, MD,
Lorenzo Mori, MD (2001) “Surgical treatment of iatrogenic
lesions of the proximal common bile duct” World J. surg.
Vol 25 (10), pp.1254-1259
5. Gurpal S. Sandha, Michael J. Brourke,MD., Gregory B.
Haber (2004)“ Endoscopic therapy of bile leak base on a
new classification: Results in 207 patients”,
Gastrointestinal endoscopy, Vol.60(4), pp. 567-574
6. Gustavo A. Quintero MD, Jose felix Patino
MD,(2001)“Surgical management of benign strictures of
the biliary tract”. World journal of surgery,
vol.25(10),p.1245-1250.
7. H. U. Baer, Leslie H. Blumgar (1994) “Benign biliary
strictures”, Maingo’t abdominal operations,Night Edition,
volum 2, pp.1479-1502
8. Henri Bismuth, MD, Pietro E. Majno, MD (2001) “ Biliary
strictures: Classification base on the priciples of surgical
treatment”, World journal of surgery, vol.25(10), pp.1241-1244
9. Jason K. Sicklick,MD, Melissa S. Camp,MD, Keith D.
Lillemoe, MD (2005) “ Surgical management of bile duct
injuries sustained during laparoscopic cholecystectomy:
Perioperative results in 200 patients” Ann surg.
Vol.241,(5), pp.786-795
10. Keith D. Lillemoe, M.D., Scot A. Martin,M.D.,John L.
Cameron,M.D.(1997) “ Major bile duct injuries during
laparoscopic cholecystectomy: Follow-up after combined
Surgical and radiologic management”. Annals of surgery
Vol. 225(5), pp. 459-471
11. Mercado MA., Chan C., Orozco H.(2002) “ To stent or not to stent
bilioenteric anastomosis after iatrogenic injury: a dilemma not
answered ?” Arch. Surg. Vol.137(1), pp. 60-63
12. Naresh Agarwal, Barjesh Chander Sharma, Saujay
GarG(2006) “ Endoscopic management of postoperative
bile leaks”. Hepatobiliary and pancreatic diseases
international, vol. 5, pp. 273-277
13. Nguyễn An, Lê Quang Nghĩa, Nguyễn Thuý Oanh và
CS(2001) “ Tai biến và biến chứng nặng sau cắt túi mật nội
soi”. Tạp chí y học Tp HCM, Đại học y dược Tp HCM tập 5
(4), tr.67-70.
14. Nguyễn Hoàng Bắc, Bùi An Thọ (1998)“ Tổn thương
đường mật chính trong phẫu thuật cắt túi mật qua nội
soi”. Tạp chí ngoại khoa, Tổng hội y dược Việt Nam tập 33
(6), tr.38-45
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng quát 6
15. Pencev D., Brady PG., Paskas H.(1994) “ The role of ERCP
in patients after laparostopic cholecytectomy”, Am J.
gastroenterol, V. 89 (9), pp.1523-1530
16. Sven C. Schmidt, MD, Ulz Settmacher, MD,
JanM.langrehr,MD (2004) “ Management and outcome of
patients with combined bile duct and hepatic arterial
injuries after laparoscopic cholecystectomy”,
Surgery135,pp.613-621
17. W.R. Jarnagin, L.H. Blumgart (2000) “Benign biliary
stricture”, Surgery of the liver and biliary tract, W.B.
Saunders company Ltd, third edition vol. 1, pp. 895-923
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng quát 7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Ngoại Tổng quát 8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ton_thuong_duong_mat_chinh_do_cat_tui_mat_phuong_phap_va_ket.pdf