Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ hút thuốc, uống rượu, ăn
trầu
Hút thuốc là một thói quen khá phổ biến ở
Việt Nam, với 66,37% nam hút thuốc và 19,87%
nữ hút thuốc. Lứa tuổi hút thuốc nhiều nhất là
35 – 44 và 45 – 54. Hút thuốc bắt đầu rất sớm ở
thanh thiếu niên (15 – 19 tuổi) với tỷ lệ 24,13%.
Tỷ lệ người hút thuốc ở nông thôn cao gấp 3 lần
thành phố, trong đó gần 17% người hút trên 1
gói/ngày và 19% người hút trên 10 năm.
Đi đôi với hút thuốc, uống rượu được xem là
thói quen khá phổ biến với tỷ lệ 60,37%. Trong
đó, lứa tuổi thanh thiếu niên uống rượu chiếm tỷ
lệ 10,37% và lứa tuổi uống rượu nhiều nhất là 25
– 29. Tỷ lệ người uống rượu ở nông thôn cao gấp
2 lần thành phố song hành với xuất độ các tổn
thương tiền ung thư miệng cao.
Ở Việt Nam, ăn trầu chỉ có ở phụ nữ với tỷ lệ
4,17%. Tập tục này giảm dần và chỉ còn ở vùng
nông thôn. Phần lớn ăn trầu trên 5 năm và ăn
trầu đều kèm theo xỉa thuốc hay hút thuốc. Tuy
chỉ 4,17% phụ nữ Việt Nam ăn trầu, nhưng đây
là tỷ lệ khá cao so với các quốc gia khác trên thế
giới. Ăn trầu hoàn toàn không có lợi về mặt sức
khỏe (71,50% ăn trầu có tổn thương tiền ung thư
và ung thư miệng) mà còn hao tốn tài chính gia
đình. Tổng quan các tổn thương tiền ung thư và
ung thư miệng ở miền Nam Việt Nam, nhóm
tuổi nguy cơ có tổn thương nhiều nhất là 45 – 54
và 55 – 64.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổn thương tiền ung thư và ung thư miệng ở miền Nam Việt Nam: Khảo sát dịch tễ và các yếu tố nguy cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
126
TỔN THƯƠNG TIỀN UNG THƯ VÀ UNG THƯ MIỆNG Ở MIỀN NAM
VIỆT NAM: KHẢO SÁT DỊCH TỄ VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
Ngô Đồng Khanh*, Lâm Ngọc Ấn*
TÓM TẮT
Ung thư miệng đứng vị trí thứ sáu trong các loại ung thư chung. Ở các quốc gia đang phát triển, ung thư miệng
chiếm vị trí thứ ba và hiện nay là vấn đề bệnh lý nghiêm trọng.
Mục tiêu: nhằm xác định tỷ lệ hiện mắc tổn thương tiền ung thư và ung thư miệng ở Việt Nam, phân tích
những yếu tố nguy cơ liên quan như hút thuốc, uống rượu, ăn trầu.
Phương pháp: Nghiên cứu dựa trên thiết kế nghiên cứu cắt ngang phân tích với cở mẫu 9000 (4534 nữ, 4466
nam tuổi từ 15-75). Mỗi cá thể được khám lâm sàng và phỏng vấn theo bộ câu hỏi khai thác thông tin về thói quen,
hành vi chăm sóc sức khỏe. Điều tra viên và phỏng vấn viên được tham gia lớp huấn luyện định chuẩn. Các kiểm định
thống kê mô tả và suy lý được dùng để mô tả và phân tích mối liên quan giữa tổn thương và các yếu tố nguy cơ.
Kết quả: Tỷ lệ tổn thương niêm mạc miệng là 19,8%. Ung thư, bạch sản, lichen phẳng, xơ hóa dưới niêm mạc,
hồng sản, mhiễm nấm Candida chiếm xuất độ là: 0,06%, 3,80%, 0,41%, 0,15%, 0,02% và 0,13%. Lứa tuổi có tổn
thương nhiều nhất là 45-54, 55-64. 42,95% người hút thuốc, 30,01% uống rượu bia, 4,17% ăn trầu. Hút thuốc ở
người trẻ ngày càng nhiều. Ăn trầu ngày càng ít đi và chỉ ghi nhận ở những người cao tuổi. Có sự liên quan có ý
nghĩa giữa tổn thương tiền ung thư, ung thư và các yếu tố hút thuốc, uống rượu, ăn trầu (p<0,05).
Kết luận: Nghiên cứu này đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích, giá trị để thiết lập và xây dựng những chương
trình phòng chống ung thư miệng hữu hiệu.
ABSTRACT
ORAL CANCEROUS AND PRECANCEROUS LESION IN SOUTHERN PART OF VIETNAM:
CLINICAL EPIDEMIOLOGY AND RISK FACTORS
Ngo Dong Khanh, Lam Ngọc An * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 2 - 2009: 123 - 131
Oral cancer is the sixth most common cancer worlwide. In developing countries, oral cancer poses a great problem,
it is ranker the third most common form of cancer in the region.
Objective: The purpose of this study was to examnine the prevalence of oral cancerous and precancerous lesions
in Vietnam and to study risk factors of lesions in relation to cigarette smoking, alchohol drinking, betel quit chewing in
planning an oral health database for the country.
Methods: Epidemiological data was collected from an analytic cross – sectional survey conducted in Vietnam
during 1997 – 1998. Sutdy fields comprised 12 cities and provinces. 9000 individuals (4534 women, 4466 men, 15 –
75 years) were given oral examination and interviewed for characteristic, health behavior, oral habits and oral health
care. Statistical methods used in analysis were descriptive statistics (Percentage, Mean) and statistics inference (Old
ratio – Chi square, Fisher’s exact test, Logistic regression).
Results: The prevalence of oral mucosal lesions was 19.80%. Oral cancer was found in 0.06%, leukoplakia in
3.80%, oral lichen planus in 0.41%, submucous fibrosis in 0.15%, erythroplakia in 0.02% and candidasis in 0.13%.
Out of 18 affected sites, oral cancerous and precancerous lesions were most frequently found on the buccal mucosa
(30.68%), the labial commissure (24.05%) and the tongue (18.56%). Of the total subjects, 3865 (42.95%) were current
smokers, 2701 (30.01%) were current consumers of alcoholic beverages, 189 (4.17%) were current betel quit chewers.
*: Bệnh viện RHM TW Tp. Hồ Chí Minh
127
Most of the lesions showed a high prevalence mainly in the 45 – 54 and 55 – 64 age groups. There were significant
associations between smoking, alcohol drinking, betel quit chewing and oral cancerous and precancerous lesions (Odds
ratios of 5.12, 6.35, 15.10 respectivelt. p<0.01).
Conclusion: This study has provided information on the epidemiological aspects of oral mucosal lesions,
including the relationship to risk factors, which might prove valuable in planning future oral health studies and
implementing a preventive programme in Vietnam.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, ung thư miệng được xếp vào
hàng thứ 6 trong các loại ung thư phổ biến và
hiện nay được công nhận là vấn đề y tế công
cộng cần phải được quan tâm nhiều hơn, đặc
biệt là ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam,
số liệu về ung thư thu nhập ở các bệnh viện
chuyên khoa cho thấy ung thư miệng chiếm một
tỷ lệ khá cao: 2,8% - 34%. Tuy nhiên đây chỉ là
những dữ liệu ghi nhận được khi người bệnh
đến khám và điều trị ở bệnh viện trong khi có
thể một số lượng tổn thương tiền ung thư hay
ung thư miệng nào đó thực sự đã xảy ra trong
cộng đồng mà cho đến nay vẫn chưa được phát
triển và ghi nhận.
Về mặt y học, cơ chế bệnh sinh của ung thư
còn chưa rõ, cho nên việc điều trị ung thư còn
thụ động, tiên lượng của các bệnh ung thư hầu
như rất xấu. Phần lớn các bệnh nhân đến khám
và điều trị ở cơ sở y tế rất trễ, nên hiệu quả điều
trị không cao và gây nhiều hậu quả nặng nề về
chức năng, thẩm mỹ và tâm lý. Ngoài sự đau
đớn về thể xác và tinh thần của mỗi người bệnh,
ung thư miệng còn là gánh nặng kinh tế về mặt
xã hội. hơn thế nữa, các trung tâm điều trị ung
thư ở nước ta còn rất ít, phương tiện điều trị còn
thiếu thốn, hệ thống hỗ trợ chưa đồng bộ, ý thức
về ung thư miệng của nhân dân còn thấp cho
nên tiên lượng của bệnh ung thư càng xấu hơn.
Như vậy, việc nghiên cứu để xác định mô hình
bệnh niêm mạc miệng, đặc biệt là tổn thương
tiền ung thư và ung thư miệng ở miền Nam Việt
Nam; xác định các loại yếu tố nguy cơ hút thuốc,
uống rượu, ăn trầu; sự liên quan và mức độ liên
quan của các yếu tố nguy cơ cao trong cộng
đồng người Việt Nam và định hướng những
biện pháp phòng và kiểm soát tổn thương tiền
ung thư và ung thư miệng là một vấn đề thiết
yếu cần đặt ra để khắc phục tình trạng hiện nay,
đồng thời góp phần cải thiện và nâng cao sức
khỏe răng miệng cho nhân dân trong tương lai.
Mục tiêu của việc nghiên cứu này là xác định
mô hình bệnh niêm mạc miệng ở miền Nam Việt
Nam, xác định được các yếu tố nguy cơ liên
quan đến bệnh niêm mạc miệng, đặc biệt là tổn
thương tiền ung thư và ung thư miệng. Từ đó
tiến tới mục đích là góp phần hoạch định
phương hướng hợp lý và soạn thảo một số đề án
về dự phòng khả thi tổn thương tiền ung thư và
ung thư miệng ở miền Nam Việt Nam.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu gồm 9.000 người, tuổi
từ 15 – 75 hiện đang cư ngụ tại 12 điểm chọn
mẫu đại diện các tỉnh thành miền Nam từ
Quảng Nam đến Cà Mau (vùng duyên hải miền
Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, và vùng
đồng bằng sông Cửu Long). Các biến số nghiên
cứu được ghi nhận từ các cá thể trong mẫu
nghiên cứu dựa theo phương pháp chọn mậu
cụm – phân tầng hai giai đoạn. Nghiên cứu cắt
ngang – phân tích có kết hợp phần đánh giá lâm
sàng và bộ câu hỏi được áp dụng để xác định
tổn thương tiền ung thư và ung thư miệng ở
miền Nam Việt Nam; tỷ lệ các yếu tố nguy cơ
như hút thuốc, uống rượu, ăn trầu và tiện
nghiên cứu , loại tổn thương nghiên cứu, tiêu
chuẩn chẩn đoán và cách ghi nhận các mã số tổn
thương đều áp dụng theo hướng dẫn của
TCSKTG. Tổn thương nghiên cứu bao gồm: Tổn
thương tiền ung thư (bạch sản, hồng sản, xơ hóa
dưới niêm mạc, niêm mạc người ăn trầu, khẩu
cái người hút thuốc) và ung thư niêm mạc
miệng. Ngoài ra, nghiên cứu còn ghi nhận các
tổn thương niêm mạc miệng khác như: chốc
mép, áp tơ, viêm miệng do răng giả, viêm lưỡi
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp qua bộ câu
128
hỏi được thực hiện kèm theo phương pháp đánh
giá lâm sàng. Bộ câu hỏi gồm 41 câu nhằm khai
thác thông tin về yếu tô nguy cơ hút thuốc, uống
rượu, ăn trầu. Trước khi nghiên cứu chính thức,
huấn luyện định chuẩn được thực hiện qua hai
giai đoạn: Tập huấn lý thuyết – Chẩn đoán
Slides cà Chẩn đoán lâm sàng – Thử nghiệm bộ
câu hỏi cho 14 điều tra viên và thư ký ghi chép.
Ở mỗi giai đoạn đều được giám sát và hướng
dẫn bởi chuyên viên TCSKTG. Tỷ lệ phần trăm
nhất trí và chỉ số Kappa được dùng để đánh giá
sự kiên định và sự thống nhất chẩn đoán ở mỗi
điều tra và nhập liệu với phần mềm SPSS for
Windows 6.0. Các giá trị thống kê mô tả được
dùng để trình bày tỷ lệ tổn thương tiền ung thư
và ung thư miệng cũng như các thói quen liên
quan. Test chi bình phương Pearson, test chi
bình phương có hiệu chỉnh Yates, test chính xác
Fisher, tỷ số chênh (Odds Ratio) với khoảng tin
cậy 95% được dùng để phân tích sự liên quan,
mức độ liên quan giữa các tổn thương và các yếu
tố nguy cơ qua phần mềm SPSS for Windows 6.0
và STATA 5.0.
KẾT QUẢ
Tỷ lệ tổn thương niêm mạc miệng là 19,80%.
Trong đó, ung thư miệng chiếm tỷ lệ 0,06%, bạch
sản:3,8%, lichen phẳng vùng miệng 0,41%, hồng
sản 0,02%, xo8 hóa niêm mạc 0,15%, niêm mạc
người ăn trầu 1,71%, khẩu cái người hút thuốc
1,32% và các tổn thương khác chiếm tỷ lệ 10,79%
(Bảng 1).
Bảng 1. Tỷ lệ tổn thương niêm mạc miệng ở miền
Nam Việt Nam
Nam Nữ Tổng số Tổn thương SL % SL % SL %
Ung thư miệng 3 0,03 3 0,03 3 0,06
Bạch sản 198 2,20 144 1,60 342 3,80
Lichen phẳng 17 0,19 20 0,22 37 0,41
Xơ hóa dưới niêm
mạc
0 0,00 14 0,15 14 0,15
Hồng sản 0 0,00 2 0,02 2 0,02
Niêm mạc người
ăn trầu
0 0,00 154 1,71 154 1,71
Khẩu cái người
hút thuốc
84 0,93 35 0,39 119 1,32
Nhiễm nấm 6 0,06 33 0,37 39 0,43
Nam Nữ Tổng số Tổn thương SL % SL % SL %
Candida
Chốc mép 28 0,31 69 0,76 97 1,07
Viêm miệng do
răng hàm giả
108 1,20 113 1,25 221 2,45
Tổn thương khác 302 3,36 314 3,48 616 6,84
Tổng số 746 8,31 901 11,49 1647 19,80
Trong tổng số tổn thương tiền ung thư và
ung thư miệng, niêm mạc má (30,68%), trụ trước
amydan (24,05%) và lưỡi (18,56%) là 3 vị trí
chiếm tỷ lệ cao nhất (Bảng 2).
Bảng 2. Tỷ lệ tổn thương tiền ung thư và ung thư
niêm mạc miệng phân bố theo vị trí.
Vị trí Số lượng Tỷ lệ (%)
Niêm mạc má 207 30,68
Trụ trước amydan 162 24,05
Lưỡi 125 15,56
Sóng hàm 57 8,53
Khóe mép 52 7,76
Khẩu cái mềm 34 4,92
Môi 37 5,49
Tổng số 674 100
Bảng 3. Tỷ lệ tổn thương tiền ung thư miệng phân
bố theo tuổi và giới
Nam (%) Nữ (%)
Tuổi BS LP KCNH
T
BS LP KCN
HT
XHDN
M
NMNA
T
15 – 19 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
20 – 24 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
25 – 29 0,07 0,01 0,01 0,04 0,02 0,00 0,00 0,00
30 – 34 0,09 0,02 0,04 0,08 0,03 0,02 0,00 0,00
35 – 44 0,15 0,03 0,19 0,12 0,04 0,09 0,01 0,08
45 – 54 0,87 0,04 0,23 0,06 0,05 0,12 0,06 0,54
55 – 64 0,07 0,04 0,31 0,47 0,04 0,16 0,07 0,66
65 - 75 0,32 0,03 0,17 0,29 0,02 0,00 0,01 0,44
Tổng
số
2,20 0,19 0,93 1,60 0,22 0,39 0,15 1,71
BS: Bạch sản, LP: Lichen phẳng vùng miệng, KCNHT:
Khẩu cái người hút thuốc, XHDNM: Xơ hóa dưới niêm
mạc, NMNAT: Niêm mạc người ăn trầu.
Trong các tổn thương tiền ung thư miệng,
xuất độ tổn thương cao nhất ở 2 nhóm tuổi là 45
– 54 và 55- 64 ở cả 2 phái. Tỷ lệ tổn thương gia
tang theo tuổi. Riêng xơ hóa dưới da niêm mạc
và niêm mạc người ăn trầu chỉ có ở phụ nữ ăn
trầu. Tỷ lệ tổn thương này cũng gia tăng theo
tuổi (theo số năm ăn trầu).
129
Bảng 4. Tỷ lệ % hút thuốc, uống rượu, ăn trầu phân
bố theo tuổi và giới
Thút thuốc (%) Uống rượu (%) Ăn trầu (%) Thói quen
Tuổi Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
15 – 19 24,13 1,37 10,53 1,92 0,00 0,00
20 – 24 24,49 0,20 39,93 4,06 0,00 0,00
25 – 29 32,48 12,27 83,79 12,37 0,00 0,00
30 – 34 35,09 9,28 64,35 7,74 0,00 3,30
35 – 44 40,48 11,33 55,04 5,57 0,00 4,69
45 – 54 34,59 22,40 57,92 3,66 0,00 6,34
55 – 64 38,94 12,95 78,13 9,22 0,00 19,70
65 - 75 24,81 14,76 79,90 6,99 0,00 8,39
Tổng số 32,94 10,01 54,09 6,28 0,00 4,17
Trong mẫu nghiên cứu, có 32,94% nam hút
thuốc và 10,01% nữ hút thuốc. Số lượng người
hút thuốc ở nam gấp 3 lần nữ. Hút thuốc bắt đầu
ở lứa tuổi rất trẻ (24,13% ở lứa tuổi 15 – 19).
54,09% nam có uống rượu bia.
Uống rượu rất sớm ở thanh thiếu niên
10,53%. Ở nữ tỷ lệ uống rượu thấp 6,28%.
Có 4,17% phụ nữ Việt Nam ăn trầu. Đa số ở
nông thôn, lứa tuổi ăn trầu nhiều nhất là 45 – 54
và 55- 64.
Bảng 5. Số lượng và tỷ lệ % người hút thuốc, uống
rượu, ăn trầu phân bố theo vùng địa dư
Hút thuốc Uống rượu Ăn trầu
Vùng ñịa dư
SL % SL % SL %
Thành thị 117 28,90 1065 39,43 29 15,34
Nông thôn 2748 71,10 1036 60,57 160 84,66
Đồng bằng 1015 21,26 526 19,47 109 57,67
Trung du 916 23,69 547 20,25 32 16,93
Miền núi 817 21,15 563 20,85 19 10,06
Tổng số 3865 100 2701 100 189 100
Bảng 6. Tổng quan phân bố thói quen hút thuốc,
uống rượu, ăn trầu ở mẫu nghiên cứu
Loại thói quen SL Tỷ lệ (%)
Chủ hút thuốc 2119 23,54
Chỉ uống rượu 1021 11,34
Chỉ ăn trầu 59 0,65
Hút thuốc và uống rượu 1639 18,21
Ăn trầu và hút thuốc 89 0,99
Ăn trầu và uống rượu 23 0,26
Có cả 3 thói quen 18 0,20
Bảng 7. Liên quan giữa bạch sản và các yếu tố nguy
cơ
Số lượng Yếu tố nguy cơ
Bạch
sản
Bình
thường
Thống kê P
có 196 3669 Hút
thuốc
. Không 146 4989
χ2 = 29,94
OR = 1,83
95% Cl=1,46-
2,28
0,0000
. có 168 2533 Uống
rượu
. Không 174 6125
χ2 = 61,82
OR = 2,33
95% Cl=1,87-
2,92
0,0000
. có 58 129 Ăn trầu
. Không 186 8627
χ2 = 386,95
OR = 13,50
95% Cl=9,56-
19,05
0,0000
Tỷ lệ người hút thuốc ở nông thôn 71,10%
cao gấp 3 lần tỷ lệ người hút thuốc ở thành thị
28,90%. Tỷ lệ người uống rượu ở nông thôn
60,57% cao gấp 2 lần ở thành phố 39,43%. Đa số
phụ nữ ăn trầu đều ở nông thôn 84,66%.
Có sự liên quan rất có ý nghĩa giữa bạch sản
và hút thuốc (2=29,94, p<0,001). Người hút thuốc
có nguy cơ bạch sản gấp hai lần so với người
không hút thuốc (Tỷ số chênh = 1,83, 95%
CI=1,46-2,28). Có sự liên quan rất có ý nghĩa giữa
bạch sản và uống rượu (2=61,82, p<0,001). Người
uống rượu có tổn thương bạch sản gấp 2 lần so
với người không uống rượu (Tỷ số chênh = 2,33,
95% CI=1,87-2,92). Có sự liên quan rất có ý nghĩa
giữa bạch sản và ăn trầu (2=386,95, p<0,001).
Người ăn trầu có nguy cơ bạch sản gấp 13 lần so
với người không có thói quen ăn trầu (Tỷ số
chênh = 13,50, 95% CI=9,56-19,05).
Bảng 8. Liên quan giữa lichen phẳng vùng miệng và
các yếu tố nguy cơ
Số lượng Yếu tố nguy
cơ Bạch
sản
Bình
thường
Thống kê P
. có 29 3836 Hút
thuốc Không 8 5127
χ2 = 19,04
OR = 4,84
95% Cl=2,12-11,50
0,0000
. có 27 2674 Uống
rượu Không 10 2689
χ2 = 32,65
OR = 6,35
95% Cl=2,94-14,03
0,0000
. có 9 178
Ăn trầu
Không 28 8785
Fisher exact test
OR = 15,10
95% Cl=6,25-33,99
0,0000
130
Có sự liên quan rất có ý nghĩa giữa lichen
phẳng vùng miệng với hút thuốc (2=19,04,
p<0,001). Ở người hút thuốc có lichen phẳng cao
gấp 5 lần so với người không hút thuốc (Tỷ số
chênh = 4,84, 95% CI=2,12-11,50). Có sự liên quan
rất có ý nghĩa giữa lichen phẳng với uống rượu
(2=32,65, p<0,001). Người uống rượu có nguy cơ
có lichen phẳng vùng miệng cao gấp 6 lần so với
người không uống rượu (Tỷ số chênh = 6,35, 95%
CI=2,94-14,03). Có sự liên quan rất có ý nghĩa
giữa lichen phẳng vùg miệng với ăn trầu (Fisher
exact test, p<0,001). Người ăn trầu có nguy cơ
licheng phẳng vùng miệng cao gấp 15 lần so với
người không ăn trầu (Tỷ số chênh = 15,10, 95%
CI=6,52-33,99).
Bảng 9. Liên quan giữa xơ hóa dưới niêm mạc và ăn
trầu
Tổn thương Xơ hóa dưới
niêm mạc
Bình
thường
Có 10 179 Ăn trầu
Không 4 8807
Có sự liên quan rất có ý nghĩa giữa xơ hóa
dưới niêm mạc và ăn trầu (Fisher exact test,
p<0,001). Người ăn trầu có nguy cơ xơ hóa dưới
niêm mạc cao gấp 124 lần so với người không ăn
trầu (Tỷ số chênh = 124,42, 95% CI=35,55-475,09).
Bảng 10. Liên quan giữa tiền ung thư và ung thư
miệng với mức độ hút thuốc
Hút thuốc Tổn
thương
Bình
thường
Thống kê P
Hút thuốc 514 3351 χ2 = 226,29 0,0000
< 5 ñiếu/ngày 44 848 χ2 = 7,67
OR1 = 1,61
95% Cl=1,13-
2,30
0,0000
6 – 20
ñiều/ngày
277 2071 χ2 = 220,84
OR2 = 4,46
95% Cl=3,38-
5,11
0,0000
> 20
ñiếu/ngày
193 432 χ2 = 746,59
OR3 = 13,89
95% Cl=10,59-
17,63
0,0000
Không hút
thuốc
160 4975
Có sự khác biệt rất có ý nghĩa về tổn thương
tiền ung thư và ung thư miệng giữa 3 mức độ
hút thuốc (p<0,001). Người hút thuốc dưới 5
điếu/ngày có nguy cơ tổn thương tiền ung thư
và ung thư miệng cao gấp 2 lần người không hút
thuốc (OR1 = 1,61, p<0,05). Người hút thuốc từ 6-
20 điếu/ngày có nguy cơ tổn thương tiền ung
thư và ung thư miệng cao gấp 4 lần người không
hút thuốc (OR2 = 4,46, p<0,001). Người hút thuốc
trên 20 điếu/ngày có nguy cơ tổn thương tiền
ung thư và ung thư miệng cao gấp 14 lần người
không hút thuốc (OR3 = 13,89, p<0,001). Mức độ
nguy cơ gia tăng theo số lượng hút thuốc mỗi
ngày (OR1 = 1,61, OR2 = 4,46, OR3 = 13,89).
Bảng 11. Liên quan giữa tiền ung thư và ung thư
miệng với mức độ uống rượu
Uống rượu Tổn thương
Bình
thường Thống kê P
Uống rượu 487 2214 χ2 = 732,66 0,0000
<1/2lít/ngày 141 1926 χ2 = 61,33
OR1 = 2,39
95% Cl = 1,90
-3,01
0,0000
1/2-1lít/ngày 258 261 χ2 = 171,16
OR2 = 32,31
95% Cl =
25,31 - 40,74
0,0000
> 1lít/ngày 78 37 Fisher exact
test
OR3 = 48,19
95% Cl =
44,53 - 66,91
0,0000
Không uống
rượu
187 6112
Có sự khác biệt rất có ý nghĩa về tổn thương
tiền ung thư và ung thư miệng giữa 3 mức độ
uống rượu (p<0,001). Người uống rượu dưới 1/2
lít/ngày có nguy cơ tổn thương tiền ung thư và
ung thư miệng cao gấp 2 lần so với người không
uống rượu (OR1 = 2,39, p< 0,001). Người uống
rượu từ 1/2 – 1 lít/ngày có nguy cơ tổn thương
tiền ung thư và ung thư miệng cao gấp 32 lần so
với người không uống rượu (OR2 = 32,31,
p<0,001). Người uống rượu trên 1lít/ngày có
nguy cơ tổn thương tiền ung thư và ung thư
miệng cao gấp 48 lần so với người không uống
rượu (OR3 = 48,19, p<0,001). Mức độ nguy cơ gia
tăng theo số lương uống rượu mỗi ngày (OR1 =
2,39, OR2 = 32,31, OR3 = 48,19).
Bảng 12. Liên quan giữa tổn thương tiền ung thư và
ung thư miệng với ăn trầu – xỉa thuốc.
131
Tổn thương
Cách ăn trầu Tổn thương Bình thường
Ăn trầu – xỉa thuốc 76 68
Ăn trầu – không xỉa thuốc 11 34
Có sự khác biệt rất có ý nghĩa về tổn thương
tiền ung thư và ung thư miệng giữa người ăn
trầu có xỉa thuốc và người ăn trầu không xỉa
thuốc (p<0,001). Người ăn trầu – xỉa thuốc có
nguy cơ tổn thương tiền ung thư và ung thư
miệng gấp 3 lần so với người ăn trầu không xỉa
thuốc (OR = 3,45, 95% Cl = 1,54 – 7,90).
Bảng 13. Liên quan giữa tổn thương tiền ung thư và
ung thư miệng với loại cau dùng trong miếng trầu.
Tổn thương
Cách ăn trầu Tổn thương Bình thường
Trầu + cau khô 49 47
Trầu + cau tươi 9 45
χ2 có hiệu chỉnh Yates = 17,22, p = 0,0000, OR = 5,21,
95% Cl = 2,16 – 12,92
Có sự khác biệt rất có ý nghĩa về tổn thương
tiền ung thư và ung thư miệng với loại cau ăn ((2
có hiệu chỉnh Yates = 17,22, p<0,001). Người ăn
cau khô có nguy cơ tiền ung thư và ung thư
miệng cao gấp 5 lần so với người ăn cau tươi (Tỷ
số chênh = 5,21, 95% Cl = 2,16 – 12,92).
Bảng 14. Liên quan giữa tổn thương tiền ung thu và
ung thư miệng với loại vôi dùng trong miếng trầu.
Tổn thương
Loại vôi Tổn thương Bình thường
Vô trắng 28 50
Vôi ñỏ 30 60
Sau khi phân tầng Mantel Haenszel; χ2 =
0,12, p = 0,7273
Không có sự liên quan giữa tổn thương tiền
ung thư và ung thư miệng với loại vôi trắng và
vôi đỏ ((2 = 0,12, p>0,05).
BÀN LUẬN
Mẫu và huấn luyện định chuẩn
Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình
nghiên cứu về tổn thương tiền ung thư và ung
thư miệng. Tuy nhiên, hầu hết đều là những
nghiên cứu dựa trên dân số chọn lọc. Nghiên
cứu này là nghiên cứu dựa trên quần thể đầu
tiên ở Việt Nam với cỡ mẫu lớn và đã thực hiện
theo các phương pháp của TCSKTG. Với đội ngũ
điều tra viên đã từng tham gia nhiều chương
trình điều tra và trải qua lớp huấn luyện định
chuẩn đã góp phần gia tăng độ tin cậy và trung
thực khi thu thập các dữ liệu cần thiết. Qua
nghiên cứu này, để gia tăng sự kiên định và
thống nhất giữa mỗi điều tra viên và các điều tra
viên nên tổ chức huấn luyện định chuẩn 2 giai
đoạn, có nhiều dlides minh họa tổn thương và
tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng nên rõ ràng, cụ
thể. Sự sử dụng các ưu thế phần mềm thống kê
sẽ tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả huấn
luyện, hỗ trợ các điều tra viên chưa theo kịp với
nhóm nghiên cứu nhằm hạn chế các sai lầm cho
nghiên cứu chính thức sau này. Đây có thể là
kinh nghiệm hữu ích cho các nghiên cứu cắt
ngang về bệnh răng miệng khác trong cộng
đồng sau này.
Tổn thương tiền ung thư và ung thư miệng
Tỷ lệ tổn thương niêm mạc miệng ở nước ta
khá cao so với các nước ở Châu Á – Thái Bình
Dương với tỷ lệ 19,80% (Bảng 1). Bạch sản là một
trong những tổn thương được khảo sát nhiều
nhất do nguy cơ thoái hóa ác tính rất cao. Trong
nghiên cứu này, tỷ lệ bạch sản là 3,80% với xuất
độ gần giống nghiên cứu của Axéll (Thụy Điển)
và Werarchakun (Thái Lan) nhưng lại cao hơn
nghiên cứu của Zain (Malaysia) và Huỳnh Anh
Lan (TP.HCM – Việt Nam). Dạng bạch sản
không đồng nhất (loại thoái hóa ác tính cao)
chiếm tỷ lệ 57,89%. Niêm mạc má và lưỡi là 2 vị
trí thường thấy nhất (Bảng 2). Những kết quả
này có khác so với các nghiên cứu ở Châu Âu và
một số nước ở Châu Á. Lichen phẳng vùng
miệng chiếm tỷ lệ 0,41% tương đương với kết
quả của Pillai (Myanmar) và gấp 2 lần kết quả
của Huỳnh Anh Lan và cộng sự. Lichen phẳng
màu đỏ, loại có khả năng thoái hóa ác tính thấp
chiếm tỷ lệ rất thấp. Hồng sản chiếm tỷ lệ thấp
(0,02%), nhưng cao gấp 2 lần nghiên cứu của
Zain. Tuy xuất độ thấp, nhưng cần phải chú ý tới
132
việc điều trị ngay do khả năng thoái hóa ác tính
của hồng sản rất cao. Xơ hóa dưới niêm mạc
(0,15%) và niêm mạc người ăn trầu (1,71%) là tổn
thương riêng biệt ở người ăn trầu. Môi và má là
2 vị trí thường thấy nhất và cũng là vị trí thoái
hóa ung thư sau này ở người phụ nữ Việt Nam
ăn trầu. Khẩu cái người hút thuốc (1,32%) cao
gấp 2 lần kết quả nghiên cứu ở Malaysia năm
1993. Ung thư niêm mạc miệng chiếm tỷ lệ
0,06% (6/9.000# 67/100.000) cao hơn nhiều so với
một số công trình nghiên cứu khác ở phương
Tây và Châu Á. Tất cả tổn thương ung thư
miệng đều liên quan với hút thuốc, uống rượu,
ăn trầu. Trong tất cả tổn thương tiền ung thư và
ung thư miệng, lứa tuổi có tổn thương nhiều
nhất là 45 – 54 và 55 – 64 (Bảng 3). Đây là những
nhóm tuổi cần phải ưu tiên cho những chương
trình can thiệp sau này.
Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ hút thuốc, uống rượu, ăn
trầu
Tỷ lệ người hút thuốc ở Việt Nam khá cao
(nam 66,37%, nữ 19,87%) và gia tăng so với
những năm trước đây. Nam hút thuốc nhiều
hơn nữ 3 lần (Bảng 4). Số lượng người hút thuốc
bắt đầu rất sớm ở thanh thiếu niên với tỷ lệ
24,13%. Đi đôi với hút thuốc, uống rượu được
xem là thói quen khá phổ biến với tỷ lệ 60,37%,
trong đó số người uống rượu ở nông thôn cao
gấp 2 lần ở thành phố (Bảng 4, 5). Đây là vấn đề
cần báo động ở nước ta hiện nay và chắc rằng tỷ
lệ này sẽ gia tăng nếu như ngành y tế cũng như
các ngành liên quan khác không có biện pháp
phòng ngừa, giáo dục thích hợp và hiệu quả. Ở
Việt Nam, ăn trầu chỉ có ở phụ nữ với tỷ lệ 4,17%
(Bảng 4). Tập tục này ngày cảng giảm dần và
phần lớn ở vùng nông thôn (84,66%) (Bảng 5).
Tuy chỉ có 4,17% phụ nữ Việt Nam ăn trầu,
nhưng 71,50% trong số họ có tổn thương tiền
ung thư và ung thư miệng và đây là tỷ lệ khá cao
so với các quốc gia khác trên thế giới.
Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với tổn
thương tiền ung thư và ung thư miệng.
Hút thuốc, uống rượu, ăn trầu là 3 yếu tố
nguy cơ có liên quan rất có ý nghĩa đến tổn
thơng tiền ung thư miệng (Bảng 7, 8, 9). Mức độ
nguy cơ ở nhóm tiếp xúc trong nghiên cứu này
cao hơn so với một số nghiên cứu ở Đông Nam
Á. Mức độ nguy cơ này gia tăng khi mức độ tiếp
xúc với yếu tố nguy cơ càng cao và thời gian tiếp
xúc với yếu tố nguy cơ càng lâu (Bảng 10, 11); ăn
trầu – xỉa thuốc, ăn trầu với cau khô có nguy cơ
tổn thương cao hơn nhiều lần so với người ăn
trầu không xỉa thuốc, ăn trầu với cau tươi (Bảng
12, 13). Chưa tìm thấy sự khác biệt tổn thương
giữa 2 loại vôi dùng trong miếng trầu (Bảng 14).
Ngoài ra, trong nghiên cứu này còn ghi nhận
sự khác biệt có ý nghĩa về tổn thương tiền ung
thư và ung thư miệng giữa nam và nữ (tỷ lệ 1:2
khác hẳn với tỷ lệ nam – nữ ở các nước), giữa các
nhóm dân tộc, các vùng địa dư, nghề nghiệp và
giữa các chế độ ăn khác nhau. Ở người ăn “chay
trường” không thấy có lichen phẳng, bạch sản
nhưng lại có nhiều tổn thương niêm mạc miệng
khác như áp tơ, chốc mép, viêm miệng Đây là
những ghi nhận ban đầu mà chắc rằng sẽ lý thú
nếu tiếp tục nghiên cứu nhiều hơn nữa về lâm
sàng và tế bào học.
KẾT LUẬN
Tổn thương tiền ung thư và ung thư miệng ở
miền Nam Việt Nam
Tổn thương niêm mạc miệng ở nước ta đa
dạng với tỷ lệ 19,80%. Trong đó, ung thư miệng
chiếm tỷ lệ 0,06% (67/100.000 dân), bạch sản:
3,80%, lichen phẳng vùng miệng: 0,741%, hồng
sản 0,02%, xơ hóa dưới mạc: 0,15%, niêm mạc
người ăn trầu: 1,71%, khẩu các người hút thuốc:
1,32% và các tổn thương niêm mạc khác: 6,84%.
Đây là tỷ lệ khá cao so với các nước ở Châu Á –
Thái Bình Dương và các nước khác trên thế giới.
Dạng bạch sản không đồng nhất có khả năng
thoái hóa ác tính cao chiếm tỷ lệ 57,89%. Niêm mạc
133
má, trụ trước amyđan, lưỡi, môi là những vị trí có
tổn thương tiền ung thư và ung thư miệng nhiều
nhất gắn liền với vị trí đặt thuốc lá hay miếng trầu.
Ghi nhận này riêng có ở Việt Nam và khác biệt với
các nước khác trên thế giới.
Niêm mạc người ăn trầu, xơ hóa dưới niêm
mạc là hai dạng tổn thương liên quan đặc biệt
với người ăn trầu và có khả năng thoái hóa ác
tính cao. Đa số người ăn trầu (71,50%) có tổn
thương niêm mạc miệng, đặc biệt là các tổn
thương tiền ung thư và ung thư miệng.
Tỷ lệ các yếu tố nguy cơ hút thuốc, uống rượu, ăn
trầu
Hút thuốc là một thói quen khá phổ biến ở
Việt Nam, với 66,37% nam hút thuốc và 19,87%
nữ hút thuốc. Lứa tuổi hút thuốc nhiều nhất là
35 – 44 và 45 – 54. Hút thuốc bắt đầu rất sớm ở
thanh thiếu niên (15 – 19 tuổi) với tỷ lệ 24,13%.
Tỷ lệ người hút thuốc ở nông thôn cao gấp 3 lần
thành phố, trong đó gần 17% người hút trên 1
gói/ngày và 19% người hút trên 10 năm.
Đi đôi với hút thuốc, uống rượu được xem là
thói quen khá phổ biến với tỷ lệ 60,37%. Trong
đó, lứa tuổi thanh thiếu niên uống rượu chiếm tỷ
lệ 10,37% và lứa tuổi uống rượu nhiều nhất là 25
– 29. Tỷ lệ người uống rượu ở nông thôn cao gấp
2 lần thành phố song hành với xuất độ các tổn
thương tiền ung thư miệng cao.
Ở Việt Nam, ăn trầu chỉ có ở phụ nữ với tỷ lệ
4,17%. Tập tục này giảm dần và chỉ còn ở vùng
nông thôn. Phần lớn ăn trầu trên 5 năm và ăn
trầu đều kèm theo xỉa thuốc hay hút thuốc. Tuy
chỉ 4,17% phụ nữ Việt Nam ăn trầu, nhưng đây
là tỷ lệ khá cao so với các quốc gia khác trên thế
giới. Ăn trầu hoàn toàn không có lợi về mặt sức
khỏe (71,50% ăn trầu có tổn thương tiền ung thư
và ung thư miệng) mà còn hao tốn tài chính gia
đình. Tổng quan các tổn thương tiền ung thư và
ung thư miệng ở miền Nam Việt Nam, nhóm
tuổi nguy cơ có tổn thương nhiều nhất là 45 – 54
và 55 – 64.
Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với tổn
thương tiền ung thư và ung thư miệng.
Hút thuốc, uống rượu, ăn trầu là ba yếu tố
nguy cơ có liên quan với các tổn thương tiền ung
thư và ung thư miệng. Mức độ nguy cơ này càng
gia tăng khi mức độ tiếp xúc với các yếu tố nguy
cơ càng cao và thời gian tiếp xúc với các yếu tố
nguy cơ càng lâu. Mức độ nguy cơ này cao hơn
một số nghiên cứu ở Châu Á – Thái Bình Dương.
Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy ăn trầu
với cau khô có nguy cơ nhiều hơn ăn trầu với
cau tươi; ăn trầu có xỉa thuốc có nguy cơ nhiều
hơn ăn trầu không xỉa thuốc. Điểm đặt thuốc xỉa
hay miếng trầu thường là nơi xuất hiện tiền ung
thư hay ung thư miệng. Ngoài ra, kết quả về mối
liên quan có ý nghĩa giữa tổn thương với các yếu
tố địa dư, nghề nghiệp, chế độ ăn, các nhóm dân
tộc khác nhau có thể là cơ sở cho các nghiên cứu
phân tích tiếp theo, cũng như gợi ý nhóm tuổi
ưu tiên, vùng địa dư cần được can thiệp trong
những chương trình dự phòng ung thư miệng
sau này.
Tóm lại, từ kết quả của chương trình nghiên
cứu này đã cho thấy tổn thương tiền ung thư và
ung thư miệng ở nước ta khá cao so với các nước
trên thế giới. Các tổn thương này gia tăng theo
tuổi và cao nhất là từ 45 tuổi trở lên. Hút thuốc
và uống rượu ngày càng phổ biến và đang trở
thành vấn đề cấp bách của xã hội. Rất rõ để có
thể kết luận về mối liên quan giữa các yếu tố
nguy cơ: hút thuốc, uống rượu, ăn trầu với các
tổn thương tiền ung thư và ung thư miệng. Mức
độ nguy cơ này cao và càng cao khi có sự kết
hợp hai hay nhiều thói quen. Chiến lược phòng
chống ung thư miệng là vấn đề cần đặt ra đối
với ngành Răng Hàm Mặt Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay và trong tương lai. Chúng tôi hy
vọng những kết quả nghiên cứu này sẽ giúp ít
cho các nhà quản lý y tế nói chung và y tế răng
miệng nói riêng có kế hoạch phú hợp và nhanh
chóng giải quyết phần nào các vấn đề nan giải
134
trong việc phòng chống và điều trị ung thư
miệng đặt ra cho ngành y tế địa phương.
Những khuyến nghị
Những kết quả bước đầu từ nghiên cứu này
có thể gợi ý một số nội dung trong chương trình
phòng và kiểm soát tiền ung thư và ung thư
miệng ở Việt Nam. Giáo dục sức khỏe răng
miệng cho các đối tượng ưu tiên là cần thiết. Do
giới trẻ ngày càng sử dụng nhiều thuốc lá và
rượu cho nên cần có các bài học giáo dục sức
khỏe ở các trường tiểu học và trung học về dinh
dưỡng tốt, cũng như nói lên tác hại của thuốc lá,
rượu đối với sức khỏe và sức khỏe răng miệng.
Có thể giáo dục ở trường học qua chương trình y
tế học đường, giáo dục sức khỏe cộng đồng, đặc
biệt là vùng nông thôn qua chương trình chăm
sóc sức khỏe ban đầu, chương trình sức khỏe
cho mọi người trên đài phát thanh, truyền hình,
trong đó đặc biệt chú ý đến các nhóm tuổi nguy
cơ 45 – 54 và 55 – 64. Phát triển hệ thống y tế cơ
sở, kết hợp hệ thống y tế răng miệng nhà nước
và các cơ sở y tế ở phường, xã để tạo thành
mạng lưới phát hiện và điều trị sớm ung thư
miệng ở nước ta. Nâng cao kiến thức chuyên
môn cho nhân viên y tế cộng đồng, nhân viên y
tế thôn bản để có những lời khuyên đúng đắn
cho nhân dân, đồng thời có thể nhận diện và
chuyển tuyến điều trị kịp thời tổn thương tiền
ung thư và ung thư miệng ở giai đoạn khởi đầu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Axell T., Holmstrup P., Kramer I.R.H., Pindborg J.J., Shear M..
International seminar on oral leukoplakia and associated lesions
related to tobacco habits. Community Dent Oral Epidemiol,
1984; 12:145 – 54.
2. Axell T., Zain R.B.. Prevalence of oral soft tissue lesions in out
patients of two Malaysia and Thai dental school. Community
Dental Oral Epidemiol, 1980; 18: 95 – 99.
3. Axell T.. Revision of definition and classification of
precancerous lesions. Lecture at the 2nd Asia – Pacific Workshop
for oral mucosal lesions, 11 – 1995, Thailand.
4. Bùi Hữu Lâm, Lâm Ngọc Ấn. Tình hình u bướu tại Viện Răng
Hàm Mặt (1975 – 1985). Kỷ Yếu Công Trình Nghiên Cứu Khoa
Học (1975 – 1993), Viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí
Minh, 1994.
5. Guide to epidemiology and diagnosis of oral mucosal diseases
and conditions. World Health Organization, Munksguard,
Copenhagen, 1980.
6. Huỳnh Anh Lan, Võ Thị Do, Nguyễn Thị Hồng. Thói quen ăn
trầu và nguy cơ tiền ung thư, ung thư niêm mạc miệng ở người
Việt Nam. Kỷ Yếu Công Trình Nghiên Cứu Khoa Học – Khoa
Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh,
1997, 47 – 58.
7. Huỳnh Anh Lan. Các tổn thương tiền ung thư của niêm mạc
miệng trên dân số chọn lọc ở Thành phố Hồ Chí Minh. Khảo
sát dịch tể học, thói quen ảnh hưởng và biện pháp dự phòng.
Luận văn chuyên khoa II, 1995.
8. Ngô Đồng Khanh, Lâm Ngọc Ấn. Đánh giá chương trình huấn
luyện định cỡ điều tra tổn thương niêm mạc miệng ở các tỉnh
thành phía Nam. Thông tin Răng Hàm Mặt. Hội Y Dược học và
Hội Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh, 1997, 18 – 25.
9. Ngô Đồng Khanh. Ung thư miệng. Thể loại ung thư thứ sáu
trên thế giới. Thông tin Răng Hàm Mặt. Hội Y Dược học và Hội
Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh, 1997, 22 -27.
10. Nguyễn Chấn Hùng, Nguyễn Mạnh Quốc, Phó Đức Mẫn, Vũ
Văn Vũ. Kết quả ghi nhận ung thư quần thể tại Thành phố Hồ
Chí Minh năm 1997. Y học thực hành Thành phố Hồ Chí Minh,
số đặc biệt chuyên đề ung bướu học, phụ bản số 3, tập 2, 1998,
11 – 19.
11. Nguyễn Văn Thụ. Lâm sàng hàm mặt. Viện Răng Hàm Mặt
Thành phố Hồ Chí Minh, 1994, 147 – 188.
12. Võ Thị Do. Ung thư niêm mạc miệng. Tiểu luận tốt nghiệp
chứng chỉ giải phẩu bệnh, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh, 1986.
13. Warnakulasurya K.. The role of beltel quid in oral
carcinogenesis. Directory of the Workshop on lesions associated
with betel quid and tobacco chewing habits in Kuala Lumpur,
1996.
14. Werarchakul W.. Risk factors of oral precanerous lesions in
Khon Kaen, Thailand. Dental Journal of Khon Kaen University,
1997, 19 – 40.
15. Zain R.B, Razack I.A.. Association between cigarette smoking
and prevalence of oral mucosal lesions among Malaysian Army
personnel. Community Dent Oral Epidemiol, 1989; 17: 148 – 9.
16. Zain R.B., Ikeda N., Axéll T., Downer M.C.. Training examiners
for a national epidemiological survey of oral mucosal lesions.
International Dental Journal, 1996; 46:536 – 542.
17. Zain R.B., Ikeda N., Yacob M.B. Oral mucosal lesions survey of
adult in Malaysia. Ministry of Health, Malaysia, 1997.
18. Zain R.B., Razack T.A.. Cigarette smoking habits in relation to
oral mucosal lesions in Malaysian factory workers. Singapore
Dental Journal, 1991; 16: 9 – 12.
135
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ton_thuong_tien_ung_thu_va_ung_thu_mieng_o_mien_nam_viet_nam.pdf