Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 4 tại Hà Nội

TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH TẠI HÀ NỘI 1. Thông tin chung: - Tên công ty: Chi nhánh Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 tại Hà Nội. - Tên Tiếng Anh: CIVIL ENGINEERING CONSTUCTION CORPORATION No. 4 – HANOI BRANCH. - Địa chỉ: Số 19 – Ngõ 1B - Cầu Tiên - Thịnh Liệt – Hoàng Mai – Hà Nội. - Điện thoại: 04.6.420.368. - Fax: 04.6.420.382. - Mã số thuế: 2900324850-004. - Tài khoản Ngân hàng: 1201.00000.16977, tại Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 2. Qúa trình hình thành và phát triển: Chi nhánh tại Hà Nội được thành lập vào ngày 7 tháng 7 năm 2000. Như vậy, tính đến nay Chi nhánh tại Hà Nội đã được thành lập hơn 6 năm. Từ những ngày đầu mới thành lập với 30 công nhân viên chính thức cho đến hôm nay với số lượng cán bộ công nhân viên là 217 người Chi nhánh tại Hà Nội đã dần đi vào ổn định và phát triển. Từ xây dựng những công trình cầu nhỏ, có giá trị nhỏ như cầu Tự Khoát – Hà Nội đến những công trình lớn như cầu Tân Đệ - Quốc lộ 10 (Nam Định – Thái Bình ); cầu Yên Lệnh - Quốc lộ 39 ( Hà Nam – Hưng Yên); cầu Rế ( Hải Phòng ); cầu Vĩnh Tuy ( Hà Nội ); cầu Đà Rằng ( Phú Yên ); cầu Thị Nại ( Quy Nhơn – Bình Định ). Trong quá trình phát triển Chi nhánh tại Hà Nội cũng đã mở rộng lĩnh vực và địa bàn hoạt động của mình. Cụ thể là:

doc27 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2496 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 4 tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I – TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH TẠI HÀ NỘI 1. Thông tin chung: - Tên công ty: Chi nhánh Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 tại Hà Nội. - Tên Tiếng Anh: CIVIL ENGINEERING CONSTUCTION CORPORATION No. 4 – HANOI BRANCH. - Địa chỉ: Số 19 – Ngõ 1B - Cầu Tiên - Thịnh Liệt – Hoàng Mai – Hà Nội. - Điện thoại: 04.6.420.368. - Fax: 04.6.420.382. - Mã số thuế: 2900324850-004. - Tài khoản Ngân hàng: 1201.00000.16977, tại Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 2. Qúa trình hình thành và phát triển: Chi nhánh tại Hà Nội được thành lập vào ngày 7 tháng 7 năm 2000. Như vậy, tính đến nay Chi nhánh tại Hà Nội đã được thành lập hơn 6 năm. Từ những ngày đầu mới thành lập với 30 công nhân viên chính thức cho đến hôm nay với số lượng cán bộ công nhân viên là 217 người Chi nhánh tại Hà Nội đã dần đi vào ổn định và phát triển. Từ xây dựng những công trình cầu nhỏ, có giá trị nhỏ như cầu Tự Khoát – Hà Nội đến những công trình lớn như cầu Tân Đệ - Quốc lộ 10 (Nam Định – Thái Bình ); cầu Yên Lệnh - Quốc lộ 39 ( Hà Nam – Hưng Yên); cầu Rế ( Hải Phòng ); cầu Vĩnh Tuy ( Hà Nội ); cầu Đà Rằng ( Phú Yên ); cầu Thị Nại ( Quy Nhơn – Bình Định ). Trong quá trình phát triển Chi nhánh tại Hà Nội cũng đã mở rộng lĩnh vực và địa bàn hoạt động của mình. Cụ thể là: Chi nhánh tại Hà Nội đã tham gia xây dựng các công trình cầu thuộc khu vực miền núi. Đó là dự án 4 cầu ở Sơn La. Đây là một cố gắng đáng khích lệ đối với cán bộ công nhân viên Chi nhánh. Vì việc xây dựng các công trình ở các vùng miền núi là rất khó khăn và phức tạp, đặc biệt là các công trình cầu. Như chúng ta đã biết các sản phẩm xây dựng phụ thuộc rất lớn đến điều kiện tự nhiên tại nơi thực hiện dự án và thời gian xây dựng kéo dài. Sơn La là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc với độ ẩm lớn và nhiệt độ rất thấp. Do đó cán bộ công nhân viên thực hiện dự án tại đây phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, ngoài ra với độ ẩm lớn thì độ đông cứng của các hạng mục công trình là rất khó và phải sau một thời gian dài hơn so với các công trình tương tự được thực hiện ở những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn. Chi nhánh tại Hà Nội còn tham gia xây dựng công trình thủy điện với quy mô lớn như cầu Nậm Sản. Với những nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên của Chi nhánh tại Hà Nội thì hiện nay sản lượng Chi nhánh đạt được từ 30 – 40 tỉ/ năm. Mặc dù là đơn vị thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc nhưng Chi nhánh tại Hà Nội đã linh hoạt trong quá trình hoạt động của mình để Chi nhánh ngày càng phát triển và ổn định hơn. Đó là, ngoài việc được giao thầu từ Tổng công ty, Chi nhánh tại Hà Nội đã tự tìm kiếm các hợp đồng thầu phụ như cầu Trắng – KM 319 + 34,758 – QL 6, cầu vượt Đầm Thị Nại, công trình cầu Ba Hạ,... Có thể nói Chi nhánh tại Hà Nội là một đơn vị xây dựng công trình giao thông còn non trẻ, đang đi những bước đầu tiên của mình cùng trong quá trình phát triển chung của Đất nước. Nhưng với sự quyết tâm và ý chí vươn lên mạnh mẽ của một tập thể cán bộ công nhân viên nhiệt tình, sáng tạo và trình độ cao đã đưa Chi nhánh vượt qua những khó khăn của những ngày đầu non trẻ đó. Đúng vậy, đối với một đơn vị còn non trẻ trong lĩnh vực xây dựng để đạt được những thành tựu đó không phải dễ dàng. Đặc biệt ngành Giao thông vận tải với vai trò to lớn trong quá trình xây dựng và phát triển Đất nước. Nó được ví như là mạch máu xuyên suốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đất nước. Vì vậy Chi nhánh Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 tại Hà Nội đã không ngừng vươn lên để góp phần vào việc hoàn thiện mạng lưới giao thông đất nước nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế và cân đối sự phát triển giữa các vùng. Nhận thức được vai trò to lớn và cao quý đó, Chi nhánh đã đặt ra mục tiêu phát triển cho giai đoạn 5 năm tới là: Thứ nhất, là mục tiêu kinh tế: Hoàn thành tôt các nhiệm vụ mà Tổng công ty giao; tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên; ngày càng thực hiện nhiều dự án có quy mô lớn và mở rộng hơn nữa lĩnh vực hoạt động của Chi nhánh; phấn đấu đạt doanh thu 60 tỉ/năm. Thứ hai, là mục tiêu chính trị xã hội: Chấp hành đúng chế độ chính sách Nhà nước quy định; nâng cao chất lượng các công trình mà Chi nhánh tham gia; đảm bảo an ninh trật tự xã hội nhằm góp phần tạo cơ sở hạ tầng tốt để nền kinh tế đất nước phát triển đạt được mục tiêu phát triển chung của Đất nước. 3. Chức năng, nhiệm vụ: * Hình thức hoạt động: Chi nhánh tại Hà Nội có tư cách pháp nhân và thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc. Vì vậy Chi nhánh là một Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân không đầy đủ, có con dấu riêng và được mở tài khoản ở Ngân hàng. Chi nhánh tại Hà Nội là đơn vị hạch toán phụ thuộc nên lãi - lỗ được kết chuyển về Tổng công ty, có báo cáo tài chính riêng nhưng chưa đầy đủ. Chi nhánh được Tổng công ty giao nhiệm vụ và hầu như không có đấu thầu. * Lĩnh vực hoạt động: Xây dựng các công trình giao thông, công trình công nghiệp, dân dụng. Xây dựng các công trình khác bao gồm: Thủy lợi, quốc phòng, thủy điện. * Cơ chế hoạt động: Để thực hiện các nhiệm vụ Tổng công ty giao và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình, Chi nhánh phải cần đến các đội cầu. Vì vậy Chi nhánh tại Hà Nội đã áp dụng chế độ khoán cấp đội đối với các đội cầu. Sau đây là một số nét của quy chế khoán cấp đội: Tất cả các công trình, hạng mục công trình Chi nhánh giao cho Đội đều giao khoán theo đúng các quy định của Quy chế này. Đội sản xuất đứng đầu là Đội trưởng ( Người nhận khoán ) chịu trách nhiệm trước công nhân viên ký bản hợp đồng giao nhận khoán (HĐGNK) với Chi nhánh theo Quy chế khoán của Chi nhánh. Nguyên tắc giao nhận khoán là làm theo sản phẩm hưởng theo kết quả lao động làm ra nhằm phát huy tính độc lập, tự chủ quản lý điều hành, cải tiến công nghệ, hạ giá thành sản phẩm, tăng tích lũy cho Chi nhánh, tăng thu nhập cho người lao động. * Những ảnh hưởng quan trọng đến tình hình kinh doanh trong kỳ báo cáo : Vốn thanh toán còn chậm, doanh thu hoạt động năm 2004 còn thấp, chủ yếu hoạt động bằng vốn vay nên lãi vay phải trả lớn, ảnh hưởng nhiều đến kết quả sản xuất kinh doanh. * Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh: Chi nhánh tại Hà Nội là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4. Vì vậy Chi nhánh tại Hà Nội có chức năng nhiệm vụ chính là: Tất cả các nhiệm vụ xây dựng bao gồm xây dựng cầu đường, công trình thủy, nhà cửa. Ngoài ra Chi nhánh tại Hà Nội còn xây dựng các công trình thủy điện. Như vậy với tư cách là một Chi nhánh của Tổng công ty nên Chi nhánh tại Hà Nội phải hoàn thành tốt các kế hoạch sản xuất kinh doanh do Tổng công ty giao, không ngừng phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ với Tổng công ty và nộp Ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó Chi nhánh tại Hà Nội cũng phải thực hiện trách nhiệm xã hội của mình như thực hiện tốt nhiệm vụ phân phối theo lao động, quan tâm tới đời sống của cán bộ công nhân viên về vật chất cũng như tinh thần, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ an toàn sản xuất, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, chấp hành chế độ chính sách và pháp luật của Nhà nước. 4. Cơ cấu tổ chức: 4.1. Sơ lược cơ cấu tổ chức: - Giám đốc. - Phó giám đốc kinh doanh. - Phó giám đốc kỹ thuật - Ban nhân chính. - Ban kỹ thuật. - Ban tài chính. - Ban kế hoạch. - Ban vật tư - thiết bị. - Các đội cầu: đội cầu 1, đội cầu 2 và đội cầu 9. - Tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay là 217 người, trong đó: nhân viên quản lý 34 người . Như vậy, đứng đầu Chi nhánh là giám đốc. Giúp việc cho giám đốc là 2 phó giám đốc: phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc kỹ thuật. Dưới quyền là 5 phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ với các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể và 3 đội cầu do Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm quy định. Bộ máy quản lý của Chi nhánh tại Hà Nội được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, quản lý theo chế độ một thủ trưởng. Giám đốc lãnh đạo và chỉ đạo toàn bộ hoạt động của chi nhánh đến từng đội cầu. Theo kiểu này, người thủ trưởng được sự giúp sức của các phòng chức năng, các chuyên gia, các hội đồng tư vấn trong việc suy nghĩ, nghiên cứu, bàn bạc tìm giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, quyền quyết định những vấn đề ấy vẫn thuộc về thủ trưởng. Những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu, đề xuất khi được thủ trưởng thông qua, biến thành mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống dưới theo tuyến đã quy định. Các phòng chức năng không có quyền ra mệnh lệnh cho các phân xưởng, các bộ phận sản xuất. Kiểu cơ cấu tổ chức này vừa phát huy năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng, vừa bảo đảm quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến. 4.2. Trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận: * Ban giám đốc bao gồm: Giám đốc là người đứng đầu Chi nhánh, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. Giám đốc trực tiếp quản lý các phòng ban: quản lý hai phó giám đốc và Ban Nhân chính, Ban Tài chính - Kế toán. Phó giám đốc là những người giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các công việc được giao cũng như các công việc được Giám đốc ủy quyền khi vắng mặt. Chi nhánh gồm có 2 Phó giám đốc: Phó giám đốc kinh doanh trực tiếp phụ trách Ban Kế hoạch, Ban Vật tư - thiết bị và các đội cầu. Phó giám đốc kỹ thuật trực tiếp phụ trách Ban kỹ thuật và các đội cầu. * Ban Kế hoạch có nhiệm vụ: Tham mưu giúp Giám đốc quản lý, chỉ đạo công tác kế hoạch, công tác thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh, công tác lập dự toán. Tổng hợp các vấn đề lập Hợp đồng giao, nhận khoán trình Hội đồng Giao nhận khoán duyệt. * Ban Nhân chính có nhiệm vụ: Tham mưu giúp Giám đốc quản lý công tác tổ chức bộ máy quản lý cán bộ, quản lý công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công tác thi đua khen thưởng, công tác lao động tiền lương và thực hiện các chế độ chính sách về lao động tiền lương. Cụ thể như: Tính toán quỹ lương theo bản HĐGK. * Ban Tài chính - Kế toán: Tham mưu giúp Giám đốc về quản lý kinh tế tài chính và tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán của Chi nhánh. Cụ thể như: Cung cấp tài chính cho thi công HĐGNK đã ký. * Ban vật tư - thiết bị có nhiệm vụ: Tham mưu giúp Giám đốc quản lý, tổ chức cung ứng vật tư thiết bị một cách hiệu quả nhất. Cụ thể: Lựa chọn nhà cung cấp vật tư chủ yếu để phục vụ cho thi công; Có kế hoạch cung ứng vật liệu cho đơn vị thi công; Xem xét lại các định mức tiêu hao nhiên liệu,...; Cân đối thiết bị hiện có của Chi nhánh để có kế hoạch đầu tư hoặc thuê mướn; * Ban Kỹ thuật có nhiệm vụ: Tham mưu giúp Giám đốc trong công tác quản lý xây dựng công trình nhằm đảm bảo quá trình xây dựng công trình được thực hiện tôt, đúng thiết kế được duyệt, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình và hiệu quả kinh tế. Cụ thể: Lập biện pháp tổ chức thi công tổng thể và chi tiết trình lãnh đạo duyệt; Lập tiến độ thi công tổng thể và chi tiết trình lãnh đạo duyệt; Bảng tính toán tiên lượng vật tư kỹ thuật, vật tư thi công, các thiết bị thi công,... * Các đội sản xuất có nhiệm vụ: Nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công, đơn giá tổng hợp và các điều kiện cung ứng về: Nhân lực, vốn, vật tư, thiết bị, chi phí gián tiếp cấp đội,... trước khi ký HĐGNK. Tổ chức thực hiện đúng các điều khoản thuộc trách nhiệm của Đội ghi trong HĐGNK; tiếp nhận, quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị, tiền vốn đúng mục đích, có hiệu quả. Sửa chữa kịp thời những sai sót và tự chịu mọi chi phí do thi công không đảm bảo kỹ thuật, chất lượng phải phá đi làm lại. Thực hiện các hợp đồng thi công xây dựng công trình do Chi nhánh ký kết, đảm bảo đúng thiết kế được duyệt, chất lượng và hiệu quả theo kế hoạch Chi nhánh đã giao. Cơ cấu tổ chức đội bao gồm: Đội trưởng, đội phó, kế toán đội, nhân viên kỹ thuật, thủ kho, bảo vệ, cấp dưỡng, thợ điện, trạm trộn, còn lại là các công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông. Đội trưởng phải chịu trách nhiệm cá nhân về các khoản vay bằng tiền và các nguồn lực vật chất khác của Chi nhánh giao cho Đội. Nếu Đội trưởng thuyên chuyển công tác phải tiến hành bàn giao và xác định rõ trách nhiệm cá nhân trong quản lý Đội. Đội trưởng có quyền: Đề xuất thay đổi, bổ sung cán bộ, công nhân kỹ thuật phù hợp với yêu cầu công việc để thực hiện HĐGNK có hiệu quả; từ chối nhận khoán nếu tính toán thấy lỗ; từ chối nhận các vật tư thiết bị do Chi nhánh cấp nếu không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình, hạng mục công trình. 5. Hình thức sở hữu vốn và chế độ kế toán: * Hình thức sở hữu vốn: Quốc doanh. * Chế độ kế toán áp dụng tại Chi nhánh: - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 1/1 đến 31/12 hằng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng tiền sử dụng là Việt Nam Đồng. Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng khác sang đồng Việt Nam là chuyển đổi theo tỷ giá quy định của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam tại thời điểm phát sinh. - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ. - Phương pháp kế toán tài sản cố định: + Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Tính theo nguyên giá, giá trị tiền tệ hình thành TSCĐ. + Phương pháp khấu hao: áp dụng theo quyết định số 166/199/QĐ – BCSTC ngày 30/12/1999 – BTC. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: + Nguyên tắc đánh giá: Xác định theo giá thực tế phát sinh + Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Theo giá thực tế. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. - Phương pháp hạch toán các khoản dự phòng, tình hình trích lập và hoàn lập dự phòng: Theo thực tế phát sinh. II - MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CHI NHÁNH TẠI HÀ NỘI. 1. Đặc điểm sản phẩm: Như đã giới thiệu ở phần I, Chi nhánh tại Hà Nội với nhiệm vụ xây dựng các công trình cầu là chủ yếu. Ngoài ra, Chi nhánh tại Hà Nội còn tham gia xây dựng các công trình thủy, thủy điện, nhà cửa. Vì vậy, sản phẩm của Chi nhánh làm ra là các sản phẩm xây dựng, các công trình được tổ hợp từ sản phẩm của rất nhiều ngành sản xuất tạo ra. So với sản phẩm của các ngành khác, sản phẩm xây dựng có những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu sau: - Sản phẩm xây dựng thường mang tính đơn chiếc, thường được sản xuất theo đơn đặt hàng của từng chủ đầu tư. - Sản phẩm xây dựng rất đa dạng, có kết cấu phức tạp, khó chế tạo, khó sửa chữa, yêu cầu chất lượng cao. - Sản phẩm xây dựng thường có kích thước quy mô lớn, chi phí nhiều, thời gian tạo ra sản phẩm dài và thời gian khai thác cũng kéo dài. - Sản phẩm xây dựng là công trình bị cố định tại nơi xây dựng, phụ thuộc nhiều vào điều kiên tự nhiên, điều kiện địa phương và thường đặt ở ngoài trời. - Sản phẩm xây dựng là sản phẩm tổng hợp liên ngành, mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng cao. Nét đặc thù của sản phẩm xây dựng và sản xuất xây dựng đặt ra nhiều yêu cầu không chỉ đối với mặt kỹ thuật xây dựng, mà cả mặt quản lý và kinh doanh xây dựng. 2 . Cơ sở vật chất thiết bị: Ngành xây dựng là một ngành mang tính đặc thù, phức tạp và khó áp dụng sự tiến bộ của khoa học – công nghệ hơn so với các ngành khác. Vì vậy, máy móc thiết bị đóng một vai trò hết sức quan trọng đến việc thực thi các dự án xây dựng công trình và hiệu quả của các công trình xây dựng đó. Cơ sở máy móc thiết bị của Chi nhánh tại Hà Nội bao gồm: - Các thiết bị được dùng đóng cọc như: búa đóng cọc, búa khoan cọc nhồi. - Các loại cần cẩu, trạm trộn bê tông tươi, các máy phát điện, các giá lao cầu, hệ thống giá đúc hẫng,...; các loại ô tô, máy xúc, máy đào, dụng cụ dầm bê tông, ván khuôn dầm bêtông,... Bảng 1: Tổng hợp kiểm kê máy móc - thiết bị thi công. Đơn vị: Đồng Chủng loại – Quy cách ĐV SL Nguyên giá Gía trị còn lại 1. Gía long môn + xe lao dầm bộ 1 1.887.592.174 1.635.914.217 2. Thiết bị bê tông trạm 4 9.923.405.404 3.106.651.896 - Trạm trộn bê tông BM 60m3/h cái 1 1.238.095.200 962.962.933 - Xe chở bê tông 29T - 0218 cái 1 501.390.000 374.142.424 - Xe chở bê tông 29T - 0219 cái 1 501.390.000 374.142.424 - Máy bơm bê tông Putmeize cái 1 1.633.643.842 1.395.404.115 3. Thiết bị giàn khoan nhồi bộ 1 2.963.594.343 2.239.968.380 - Đầu khoan Soimez RT3 cái 1 2.592.230.000 1.987.376.334 - Bộ thiết bị phụ kiện đồng bộ bộ 1 246.666.667 177.666.668 - Phụ kiện khác 123.697.676 79.925.378 4. Thiết bị lao lắp dầm bộ 1 213.4999.143 127.506.432 - Gía FOOCTICH lao lắp dầm bộ 1 213.4999.143 127.506.432 Nguồn: Phòng vật tư - thiết bị Nhìn chung, hệ thống máy móc thiết bị của Chi nhánh tại Hà Nội có gía trị còn lại khá lớn, chứng tỏ hệ thống máy móc thiết bị còn mới và khá hiện đại. Do nhận thức được vai trò của máy móc thiết bị, Chi nhánh tại Hà Nội đã chú trọng đầu tư đầy đủ các loại với giá trị lớn và chất lượng cao. Đặc biệt là các loại thiết bị bê tông, vì đây là một trong các yếu tố có tính chất quyết định trực tiếp đến chất lượng công trình. Tuy nhiên số lượng còn chưa nhiều, điều này do quy mô của Chi nhánh tại Hà Nội còn nhỏ. Số lượng này sẽ tăng lên với tiến trình phát triển của Chi nhánh. Bảng 2: Bảng tổng hợp các loại máy thi công khác Đơn vị: Đồng Quy cách - Chủng loại ĐV SL Nguyên giá Gía trị còn lại 1. Máy bơm cái 5 115.953.586 62.673.664 2. Kích cái 14 335.395.105 145.040.003 3. Máy phát máy 2 369.678.000 251.984.580 4. Máy thi công cái 4 629.421.095 400.040.093 5. Máy trộn cái 5 116.618.242 63.624.147 6. Đầm các loại cái 84 169.991.787 84.538.614 7. Tời cái 3 85.942.571 42.072.409 8.Palăng xích cái 2 13.333.334 6.944.445 9.Máy đo lường cái 3 75.171.225 21.088.048 10.Xe công cụ cái 4 34.049.996 10.182.396 Nguồn: Phòng vật tư - thiết bị Dựa vào bảng 2 chúng ta thấy rằng, ngoài các loại máy thi công chính thì Chi nhánh tại Hà Nội còn có các loại máy thi công khác nhằm hỗ trợ cho công tác thi công xây dựng các công trình cầu được thuận lợi, tiết kiệm thời gian và hiệu quả hơn. Các loại máy thi công của Chi nhánh tại Hà Nội không những đa dạng về chủng loại mà còn đảm bảo tôt về chất lượng, điều này thể hiện qua 2 chỉ tiêu nguyên giá và giá trị còn lại. Các loại máy móc thiết bị của Chi nhánh tại Hà Nội chủ yếu được nhập khẩu từ các nước có công nghệ phát triển như Nhật Bản, Italia,... Bên cạnh đó Chi nhánh tại Hà Nội còn trang bị đầy đủ các loại máy móc thiết bị phục vụ cho khối văn phòng như máy tính, máy in, máy photo, máy fax,... và đã nối mạng Internet nhằm phục vụ cho khối văn phòng làm việc hiệu quả, thông tin nhanh nhạy, từ đó đưa ra các quyết định quản lý đúng đắn, kịp thời. Bảng 3: Bảng kiểm kê một số máy móc - thiết bị văn phòng. Đơn vị: Đồng Chủng loại – Quy cách ĐV SL NguyênSLS Nguyên giá Gía trị còn lại 1. Điều hòa Queentech cái 2 14.181.818 13.354.545 2. Tivi Sony 29 inch + kệ để TV cái 1 12.350.000 8.012.797 3. Máy tính + máy in bộ 1 16.504.000 7.269.619 4. Máy in A3 XEROX cái 1 18.836.800 15.517.936 5. Máy in Laser Jet 6L cái 1 6.764.363 1.268.318 6. Máy photo XEROX cái 1 28.917.000 17.074.800 7. Máy tính xách tay Toshiba cái 1 40.460.290 36.875.500 8. Máy Fax Toshiba cái 1 12.168.000 8.913.200 Nguồn: Phòng vật tư - thiết bị Qua đây có thể thấy được Chi nhánh tại Hà Nội cũng rất quan tâm đến điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên. Chi nhánh tại Hà Nội đã đầu tư các thiết bị cần thiết và hiện đại nhằm tạo cho người lao động cảm giác thoái mái và an tâm khi làm việc. 3. Đặc điểm về lao động: 3.1. Cơ cấu lao động: Trong sản xuất kinh doanh nói chung và trong sản xuất kinh doanh xây dựng nói riêng, yếu tố lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, từ những ngày đầu mới thành lập cho đến nay Chi nhánh tại Hà Nội đã đặc biệt quan tâm đến yếu tố này. Bảng 4: Cơ cấu lao động của Chi nhánh tại Hà Nội. Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số lượng ( người) Tỷ trọng ( % ) Số lượng ( người ) Tỷ trọng ( % ) Số lượng ( người ) Tỷ trọng ( % ) 1.Tổng số 170 100 190 100 217 100 - LĐ gián tiếp 29 17,06 31 16,31 34 15,67 - LĐ trực tiếp 141 82,94 159 83,69 183 84,33 2. Trình độ 170 100 190 100 217 100 - Đại học 20 11,76 24 12,63 26 11,98 - CĐ – THCN 10 5,88 14 7,37 15 6,91 - CNKT 140 82,36 152 80,00 176 81,11 Nguồn: Phòng Nhân chính Từ bảng trên cho ta thấy số lượng lao động của Chi nhánh tại Hà Nội ngày càng tăng, điều này chứng tỏ Chi nhánh đang trên đà phát triển. Số lao động gián tiếp tăng chậm hơn so với lao động trực tiếp và tỷ trọng số lao động trực tiếp lớn hơn nhiều so với tỷ trọng số lao động gián tiếp. Tỷ trọng này tăng từ 83,69% năm 2005 lên 84,33% năm 2006. Đây là một cơ cấu lao động hợp lý, vì ngành xây dựng công trình giao thông đòi hỏi số lượng lao động trực tiếp lớn. Trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động cũng được nâng lên, trong đó số lượng lao động có trình đại học tập trung ở đội ngũ lao động gián tiếp. Như vậy, Chi nhánh tại Hà Nội có một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao nên có khả năng tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát và điều hành tới các đội cầu. Từ đó, làm cho Chi nhánh hoạt động một cách nhịp nhàng và hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Tổng công ty giao. Mặt khác lao động trực tiếp trong biên chế của Chi nhánh tại Hà Nội không có lao động phổ thông. Lực lượng lao động trực tiếp đều đã qua đào tạo, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm để có thể thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao. 3.2. Chất lượng lao động: Cùng với sự phát triển của Chi nhánh tại Hà Nội thì đội ngũ lao động của Chi nhánh không những tăng lên về lượng mà còn phát triển về chất. Trước hết, là lao động gián tiếp; lực lượng không trực tiếp tạo ra các sản phẩm nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả toàn bộ quá trình hoạt động của Chi nhánh tại Hà Nội. Bảng 5: Chất lượng cán bộ gián tiếp. ( Đơn vị: Người) Nghề nghiệp Chuyên môn THCN CĐ ĐH Cầu + đường bộ 5 1 9 Cảng - Đường thủy 1 Cơ khí + Điện + Khảo sát 1 1 1 Máy xây dựng và xếp dỡ 2 Cầu hầm 1 Tài chính - Kế toán + Kinh tế xây dựng 7 Luật 1 Quản trị Kinh doanh + Quản trị nhân sự 4 Tổng 6 2 26 Nguồn: Phòng Nhân chính Chú thích: -THCN: Trung học chuyên nghiệp - CĐ: Cao đẳng - ĐH: Đại học Từ những ngày đầu mới thành lập số lượng cán bộ gián tiếp chỉ có 20 người thì hiện nay số lượng này đã lên 34 người với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đầy đủ các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật – xã hội. Nhìn vào bảng 5 chúng ta càng thấy rõ hơn về chất lượng đội ngũ lao động gián tiếp của Chi nhánh tại Hà Nội. Trong tổng số 34 người thì đã có 26 người có trình độ ở bậc Đại học, tương đương 75%. Hơn nữa, số lao động có trình độ đại học trong lĩnh vực cầu đường là lớn nhất. Điều này rất hợp lý với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh tại Hà Nội là xây dựng các công trình cầu đường. Bên cạnh đó là đội ngũ lao động trong lĩnh vực tài chính - kế toán cũng có trình độ cao giúp cho công việc quản lý tài chính được thuận lợi, rõ ràng và chính xác các dự án mà Chi nhánh tại Hà Nội thực hiện cũng như các hoạt động tài chính khác của Chi nhánh. Còn đối với các lĩnh vực khác sẽ tăng lên cùng với sự phát triển và mở rộng lĩnh vực hoạt động của Chi nhánh tại Hà Nội. Vì vậy, trong những năm qua đội ngũ lao động gián tiếp đã góp phần từng bước đưa Chi nhánh tại Hà Nội ngày càng đi vào ổn định và phát triển. Tuy nhiên, để đạt được thành quả đó thì lực lượng lao động trực tiếp cũng đóng một vai trò không nhỏ. Nhận thức được vai trò của đội ngũ lao động trực tiếp, Chi nhánh tại Hà Nội đã không ngừng nâng cao chất lượng của đội ngũ này. Hàng năm, Chi nhánh tại Hà Nội đã tổ chức cho công nhân học nâng cao tay nghề và thi nâng bậc thợ. Bảng 6: Biểu chất lượng công nhân trực tiếp sản xuất Đơn vị: Người Nghề nghiệp Tổng số Bậc thợ 1 2 3 4 5 6 7 Lao lắp cầu 100 20 27 22 10 7 8 6 Lái xe 10 5 2 2 1 Lái máy lu 2 2 Lái máy xúc 5 2 3 Thợ nề 5 3 2 Sắt – Hàn 32 3 20 1 6 2 Lái máy cẩu 5 3 1 1 Thợ điện 2 1 1 Máy điện 4 1 2 1 Lái xe con 2 2 Khảo sát 6 1 2 1 2 Đường 10 3 2 3 2 Cộng 183 25 32 55 28 18 16 9 Nguồn: Phòng Nhân chính Dựa vào bảng 6 chúng ta có thể thấy được chất lượng của lao động trực tiếp khá cao. Vì số lượng công nhân có bậc thợ từ bậc 3 trở lên chiếm 126 người trong tổng số 183 người, tương đương 68,85%, nhưng số lượng lao động trực tiếp chưa nhiều. Điều này cũng phù hợp với quy mô hiện tại của Chi nhánh tại Hà Nội. Ngoài ra, khi tham gia những dự án có quy mô lớn Chi nhánh tại Hà Nội đã linh hoạt thuê nhân công ngoài tại địa phương (nơi thực hiện dự án ). Đây là một chính sách lao động hợp lý, vì như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí lao động trực tiếp mà vẫn bảo đảm tiến độ thi công. Tuy nhiên điều này cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Trong bảng 6 cũng cho ta thấy được rằng số công nhân lao lắp cầu chiếm số lượng lớn nhất ( 100 người trong tổng số 183 người ). Đây cũng là một yếu tố hợp lý với nhiệm vụ chính hiện nay mà Chi nhánh tại Hà Nội thực hiện là xây dựng các công trình cầu là chủ yếu. Sau đó, là công nhân sắt – hàn với 32 người trong tổng số 183 người. Tất cả những đặc điểm này đều phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm của Chi nhánh tại Hà Nội. Vì ngành xây dựng cầu đòi hỏi phải có đội ngũ lao động có trình độ cao, được đào tạo chính quy và đặc biệt là có sự phối kết hợp giữa các loại nghề khác nhau một cách nhịp nhàng và hiệu quả. Đó là một quá trình phức tạp và khó khăn nên chỉ có những người có trình độ và kinh nghiệm mới thực hiện được. 4. Đặc điểm nguyên vật liệu: Với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của Chi nhánh tại Hà Nội là xây dựng cầu nên nguyên vật liệu chính để thực hiện các công trình là sắt thép, cát sỏi, cột bê tông,... Đây là những loại nguyên vật liệu dễ bảo quản, nhưng chúng đòi hỏi phải có không gian lớn để chứa đựng, bảo quản chúng. Trong những năm gần đây giá của các loại nguyên vật liệu này thường không ổn định. Đặc biệt trong năm 2005 và năm 2006, giá cả các loại nguyên vật liệu nói chung rất biến động và thường là tăng. Điều này là do Đất nước ta trên đường hội nhập kinh tế quốc tế với sự mở rộng các hành lang thương mại nên các loại hàng hóa và nguồn nguyên liệu từ nước ngoài nhập vào ngày càng lớn, nhất là từ Trung Quốc. Đối với nguyên liệu thép thì ngành thép Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn đối với các loại thép từ Trung Quốc. Có lẽ chính vì điều này làm cho giá thép trong thời gian qua có những biến động bất thường. Khi giá nguyên vật liệu nói chung và giá thép nói riêng biến động thường xuyên, thì Chi nhánh cũng gặp rất nhiều khó khăn trong kế hoạch sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân là do trong quá trình cung ứng nguyên vật liệu cho đơn vị thi công, với mỗi lần có giấy báo giá từ nhà cung ứng gửi đến thì phòng Kế hoạch báo cáo lên Giám đốc để có quyết định cuối cùng cho việc mua hay không mua loại nguyên vật liệu đó. Do đó, trong hoàn cảnh biến động về giá nguyên vật liệu thì phải mất thời gian cho quá trình ra quyết định từ ban lãnh đạo Chi nhánh mới cung ứng nguyên vật liệu đến đội thi công. Như thế sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình và tâm lý của cán bộ công nhân viên đang tham gia xây dựng công trình. III – ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH TẠI HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA. 1. Đánh giá chung: Từ những ngày đầu mới thành lập cho đến nay Chi nhánh đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Mặc dù trong quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh đã gặp không ít những khó khăn và trở ngại nhưng Chi nhánh đã nỗ lực hết mình để hoàn thành các nhiệm vụ mà Tổng công ty giao phó và tạo sự tin tưởng đối với Ban lãnh đạo Tổng công ty. Để làm rõ hơn luận điểm này chúng ta hãy xem xét bảng sau: Bảng 7: Kết quả sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu Năm Doanh thu (đồng ) Lợi nhuận sau thuế (đồng ) Doanh thu năm nay so với năm trước 2002 9.182.178.739 45.626.573 - 2003 31.320.089.827 470.337.097 3,4 2004 10.109.388.967 -2.481.089.554 0,3 2005 30.353.505.286 59.552.087 3,0 2006 41.132.565.035 350.036.884 1,3 Nguồn: Phòng tài vụ Biểu đồ 1: Biểu đồ doanh thu qua các năm (Đơn vị: Tỉ đồng) (Nguồn: Phòng Tài vụ) Dựa vào bảng 7 chúng ta thấy rằng tình hình sản xuất kinh doanh của Chi nhánh tại Hà Nội đang trên đường đi vào ổn định. Năm 2002, do mới thành lập nên doanh thu của Chi nhánh chỉ đạt được 9.182.178.739 đồng, lợi nhuận sau thuế là 45.626.573 đồng. Điều này là do Chi nhánh còn non trẻ nên chưa có kinh nghiệm và các điều kiện khác để Tổng công ty giao nhiệm vụ nhiều. Mặt khác cũng với nguyên nhân đó nên Chi nhánh chưa có đủ năng lực để tự tìm các dự án ngoài, cộng thêm các chi phí ban đầu cho tài sản cố định còn lớn. Năm 2003, sau khi Chi nhánh tại Hà Nội mới thành lập được 2 năm doanh thu đã đạt được 31.320.089.827 đồng, gấp 3,4 lần so với năm 2002 và lợi nhuận là 470.337.097 đồng. Đây là một kết quả đáng khích lệ đối với Chi nhánh. Để đạt được kết quả này, tập thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh tại Hà Nội đã nỗ lực hết mình trên mọi lĩnh vực hoạt động của Chi nhánh. Trước hết, đó là năm 2002 Chi nhánh tại Hà Nội đã cố gắng chi trả các khoản chi phí ban đầu cho tài sản cố định và các chi phí khác để Chi nhánh ngày đi vào hoạt động một cách ổn định, linh hoạt hơn. Bên cạnh đó năm 2003, Chi nhánh tại Hà Nội đã chủ động trong công tác thi công khối lượng các công trình đã có sẵn từ năm trước chuyển sang và việc quản lý tổ chức điều hành sản xuất đã khoa học dẫn đến việc nghiệm thu thanh toán khối lượng công trình có nhiều chuyển biến. Nên doanh thu và tiền thu từ công trình đã tăng lên so với cùng kỳ năm trước. Nhưng sang năm 2004 thì tình hình sản xuất kinh doanh của Chi nhánh tại Hà Nội đã rơi vào tình trạng thua lỗ. Doanh thu chỉ đạt được 10.109.388.967 đồng, chỉ đạt 1/3 doanh thu so với năm 2003 và lợi nhuận âm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là Chi nhánh gặp khó khăn trong công tác quản lý tổ chức điều hành sản xuất do công tác bàn giao công việc giữa hai giám đốc và thanh kiểm tra số liệu tài chính. Mặc dù, Chi nhánh đã chủ động trong công tác thi công khối lượng các công trình đã có sẵn từ năm trước chuyển sang. Tuy nhiên khối lượng dở dang vẫn còn tồn đọng nhiều, nợ phải trả còn lớn vì chủ yếu vay vốn thi công tại Tổng công ty nên phải chịu lãi vay lớn. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn đầu tư tài sản cố định nhưng không phát huy được hết hiệu quả và công suất sử dụng, trích khấu hao tài sản theo chế độ cao nhưng không có đủ công trình để khai thác và sử dụng. Đến năm 2005 tình hình sản xuất kinh doanh của Chi nhánh đã đi vào ổn định hơn. Mặc dù doanh thu đã đạt 30.353.505.286 đồng gấp 3 lần doanh thu năm 2004, nhưng lợi nhuận chỉ mới đạt được 59.552.087 đồng. Điều này là do năm 2004 Chi nhánh bị thua lỗ nên nợ phải trả và các khoản bù đắp khác còn lớn. Vì vậy Chi nhánh đã phải trích một phần trong doanh thu năm 2005 nhằm cải thiện tình hình tài chính của Chi nhánh đồng thời làm cho Chi nhánh được ổn định hơn để tiếp tục phát triển. Chính điều này đã có tác dụng ngay trong năm 2006. Thật đúng vậy, năm 2006 doanh thu đạt được là 41.132.565.035 đồng, gấp 1,3 lần doanh thu năm 2005 và lợi nhuận là 350.036.884 đồng, tức là gấp gần 6 lần so với lợi nhuận đạt được năm 2005. Đây là một bước đột phá lớn của Chi nhánh trên con đường hình thành và phát triển đầy khó khăn và thử thách. 2. Đánh giá công tác xác định giá thành sản phẩm xây dựng công trình: 2.1. Đối tượng tính giá thành: Do Chi nhánh là đơn vị thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc nên các công trình Chi nhánh thực hiện chủ yếu là được Tổng công ty giao nhiệm vụ. Vì vậy khi tính giá thành xây dựng công trình Chi nhánh dựa vào bản vẽ kỹ thuật, khối lượng các công việc chủ yếu, đơn giá do các cơ quan Nhà nước ban hành, phòng Kế hoạch cung ứng sẽ tiến hành xác định dự toán công trình. Đây là giá thống nhất giữa Chi nhánh và Tổng công ty ký kết hợp đồng. 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm: * Chi phí nguyên vật liệu: Trong thời gian gần đây giá các loại nguyên vật liệu luôn biến động. Do vậy đã ảnh hưởng nhiều đến giá thành công trình. Các loại nguyên vật liệu chủ yếu là: - Sắt, thép. - Cát, sỏi. - Cột bê tông. * Chi phí nhân công: Ngoài số lượng công nhân trong biên chế của Chi nhánh còn có lượng công nhân thuê ngoài. Vì vậy chi phí nhân công bao gồm: - Tiền lương công nhân trong biên chế theo quy định được tính bao gồm: hệ số lương, bậc thợ, ngày công và hệ số thành tích. - Tiền thuê nhân công ngoài: Tiền thuê này tùy vào từng địa bàn thực hiện dự án. * Chi phí sử dụng máy thi công: Tùy vào máy thi công thuộc Chi nhánh hay là thuê ngoài để áp dụng các cách tính đúng quy định của Nhà nước. Trường hợp thuê ngoài: Gía ca máy lấy theo giá thị trường hoặc có thể dùng giá ca máy do Nhà nước ban hành nhưng có điều chỉnh sao cho hợp lý. CF X = G - Cv Trong đó: X : số ca máy cần thiết để thi công khối lượng công trình CF: Chi phí cố định khi thuê máy 1 lần trong khoảng thời gian xác định. G : Gía ca máy. Cv: Chi phí biến đổi trả thêm cho 1 máy tùy thuộc vào ca máy vận hành. - Nếu số ca máy cần thiết < X thì nên thuê máy theo ca. - Nếu số ca máy cần thiết > X thì nên thuê hẳn. Trường hợp máy thi công của Chi nhánh thì chi phí máy thi công bao gồm: - Khấu hao cơ bản ( có tính đến hao mòn vô hình ) - Khấu hao sửa chữa lớn, sửa chữa vừa và bảo dưỡng. - Chi phí nhiên liệu, động lực, năng lượng. - Chi phí tiền công cho thợ máy. - Chi phí khác và các chi phí quản lý máy. * Chi phí thuê ngoài, dịch vụ thuê ngoài. * Chi phí khác bằng tiền. * Chi phí hoạt động tài chính. Sau đây là bảng chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố năm 2003: Bảng 8: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố. Yếu tố chi phí Tiền (đồng ) Tỷ lệ ( % ) - Chi phí nguyên vật liệu 18.063.450.201 63,39 - Chi phí nhân công 3.256.556.481 11,43 - Chi phí sử dụng máy thi công 5.528.225.510 19,40 - Chi phí thuế ngoài, dịch vụ thuê ngoài 513.904.486 1,80 - Chi phí khác bằng tiền 722.207.686 2,53 - Chi phí hoạt động tài chính 411.012.617 1,44 Tổng 28.495.356.981 100 Nguồn: Phòng Tài vụ Qua đây chúng ta thấy rằng chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng chi phí xây dựng công trình, đó là 63,39 %. 3. Đánh giá các yếu tố môi trường có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tại Hà Nội. Cuối năm 2006 Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO). Các doanh nghiệp Việt Nam bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh ở lĩnh vực nào đều chịu những tác động từ sự kiện này. Chi nhánh Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 với tư cách là một doanh nghiệp Nhà nước cũng không nằm ngoài vòng xoáy này. Như vậy, bây giờ không những chỉ có các doanh nghiệp trong nước mà còn có các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đến Việt Nam đầu tư và tìm kiếm lợi nhuận. Do vậy Chi nhánh tại Hà Nội cũng đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Trước hết là cơ hội: Cùng với sự mở rộng đầu tư mạnh mẽ từ các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng, thì các doanh nghiệp này sẽ đưa vào Việt Nam những công nghệ hiện đại, tiên tiến trên Thế giới. Nhờ vậy, Chi nhánh sẽ có cơ hội tiếp xúc các quy trình, máy móc hiện đạt này và học hỏi kinh nghiệm từ các nhà đầu tư nước ngoài. Chi nhánh không những chỉ học hỏi kinh nghiệm về kỹ thuật mà còn học hỏi được kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực xây dựng công trình từ các doanh nghiệp nước ngoài. Từ đó, Chi nhánh có thể phát triển về mọi mặt và mở rộng lĩnh vực hoạt động sang các nước khác. Ngoài ra, các nguồn nguyên liệu ngoại nhập sẽ có xu hướng nhiều và rẻ hơn. Do đó chúng ta sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn về nguồn nguyên vật liệu tốt để thực hiện dự án xây dựng công trình. Thứ hai là thách thức: Như chúng ta đã biết lĩnh vực xây dựng rất khó áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật và vốn đầu tư thường rất lớn. Khi Việt Nam tham gia vào WTO thì các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Chi nhánh nói riêng thường gặp rất nhiều khó khăn về vốn. Ngược lại, các doanh nghiệp nước ngoài với trình độ kỹ thuật và quản lý cao, họ còn có vốn lớn nên họ có những ưu thế lớn trong việc thâm nhập vào thị trường xây dựng Việt Nam. Thứ ba là điểm mạnh của Chi nhánh: Chi nhánh có đội ngũ lao động đều đã qua đào tạo và trình độ cao với đầy đủ các lĩnh vực trong ngành xây dựng công trình giao thông. Thứ tư là điểm yếu: Chi nhánh là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Nhà nước và thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc. Do đó, Chi nhánh sẽ không có được sự linh hoạt trong việc tìm kiếm thị trường vì không đủ tư cách để tham gia đấu thầu. III - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH TẠI HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM TỚI Qua một số nét tổng quan của chi nhánh chúng ta thấy được sự ổn định dần của chi nhánh và ngày càng lớn mạnh. Vì vậy ban lãnh đạo chi nhánh đã đề ra mục tiêu chiến lược của chi nhánh cho kế hoạch 5 năm tới là sản lượng năm sau tăng 10% so với năm trước, phấn đấu đạt 60 tỉ/ năm. Đẩy mạnh việc sản xuất kinh doanh tập trung đối với các công trình có kế hoạch vốn đầu tư được duyệt trong năm, thúc đẩy tự tìm kiếm công ăn việc làm ra các tỉnh. Ưu tiên thi công các công trình do Tổng công ty giao để được hỗ trợ về vốn và thiết bị. Với các công trình hoàn thành bàn giao lập phiếu giá kịp thời để tăng doanh thu trong kỳ, đẩy mạnh việc thu hồi các khoản nợ và giảm các khoản lãi vay để làm lành mạnh tài chính của chi nhánh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35899.DOC
Tài liệu liên quan