Tổng hợp câu hỏi ôn thi DACTM

[73] Tại sao phải kiểm tra mở máy và quá tải cho động cơ ? trường hợp nào không phải kiểm tra quá tải cho động cơ? Tại sao ? Trả lời : Khi mở máy, momen quá tải không được vượt quá momen khởi động của động cơ ( T < TK) nếu không động cơ sẽ không chạy. Nếu đang làm việc ở chế độ ổn định nào đó mà động cơ bị quá tải vì bất kỳ lý do nào, số vòng quay của động cơ sẽ giảm . Momen quá tải dù chỉ tác dụng trong một thời gian ngắn không được vượt quá momen cực đại Tmax của động cơ, nếu không động cơ sẽ dừng lại hoặc bị cháy nếu không kịp ngắt nguồn [74] Trình bày cách kiểm tra mở máy cho động cơ? Có thể kiểm tra mở máy trên một trục bất kỳ được không ? tại sao? Trả lời : * Cách kiểm tra điều kiện mở máy: momen quá tải không được vượt quá momen khởi động của động cơ (T < TK). Trong các bảng tra động cơ đều cho tỷ số TK / Tdn , cần kiểm tra điều kiện : T mm / T ≤ TK / Tdn

pdf21 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng hợp câu hỏi ôn thi DACTM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tác giả: Cậu Buồn-CKDL1/K56 Tổng hợp câu hỏi ôn thi DACTM I- Chọn động cơ [1] Trường hợp nào cần chọn công suất động cơ theo công suất đẳng trị, tại sao ? Trả lời : Công suất của động cơ được xác định dựa tren Pt (Công suất cần thiết trên trục động cơ). Trị số của Pt được xác định tùy thuộc vào chế độ làm việc của động cơ và tính chất tải trọng: Đối với các động cơ làm việc lâu dài như băng tải,tải trọng tác dụng có thể là không đổi hoặc thay đổi : Tải trọng không đổi : Pt là công suất làm việc trên trục công tác: Pt = Plv = F.v/1000 Tải trọng thay đổi : Lúc này nhiệt độ động cơ thay đổi theo sự thay đổi của tải trọng. Do vậy ta tính theo công suất tương đương không đổi ( với mất mát năng lượng do nó sinh ra tương đương với mất mát năng lượng do công suất thay đổi gây nên trong cùng một thời gian). Pt =Ptđ. [2] Cách chọn động cơ điện. Dựa vào thông số nào để chọn động cơ điện, các thông số cơ bản của động cơ điện.Phân biệt công suất tương đương, công suất yêu cầu và công suất danh nghĩa của động cơ. Trả lời : * Cách chọn động cơ điện : - Tính công suất cần thiết của động cơ. Pct = Pt / η Muốn biết được công suất công thiết của động cơ, cần xác định Pt – công suất tính toán và hiệu suất truyền động – η.Trị số Pt phụ thuộc vào chế độ làm việc và tính chất tải trọng. Trường hợp tải trọng không đổi, công suất tính toán là công suất trên trục công tác. Với trường hợp tải trọng thay đổi, công suất tính toán được tính theo công suất tương đương. - Xác định sơ bộ vòng quay đồng bộ của động cơ. Trong thiết kể, để chọn số vòng quay của động cơ cần cân đối giữa 2 yếu tố : giá thành động cơ và kích thước của Tác giả: Cậu Buồn-CKDL1/K56 bộ truyền. - Dựa vào số vòng quay đồng bộ, công suất ,kết hợp với các yêu cầu về quá tải , momen mở máy và phương pháp lắp đặt động cơ để chọn kích thước động cơ phù hợp với yêu cầu thiết kế. * Thông số cơ bản của động cơ : - Công suất. - Tốc độ. - Hệ số công suất : cos β. - Tỷ số điều kiện mở máy :TK / Tdn. - Tỷ số điều kiện quá tải : Tmax / Tdn. [3] Nêu cách chọn hợp lý công suất và số vòng quay động cơ. Trả lời: Dựa vào công suất cần thiết tính và số vòng quay sơ bộ của động cơ ,kết hợp với các yêu cầu về momen mở máy và phương pháp lắp đặt động cơ để chọn quy cách động cơ theo bảng giới thiệu Phụ lục. Động cơ phải có công suất Pdc và số vòng quay đồng bộ thỏa mãn các điều kiện: Pdc > Pct ndb ≈ nsb Đồng thời có momen mở máy thỏa mãn điều kiện T mm / T ≤ TK / Tdn II- Xích [4] Thông số hình học của bộ truyền xích . Trả lời : * Khoảng cách giữa các đĩa xích : a * Xích ống con lăn: - Bước xích P. - Chiều rộng con lăn B. - Đường kính của ống xích do . - Đường kính con lăn d1. - Chiều rộng mắt xích h. - Chiều cao chốt xích b. * Đĩa xích : - Đường kính vòng chia : a. - Đường kính vòng đáy : df. Tác giả: Cậu Buồn-CKDL1/K56 [5] Bộ truyền xích nên bố trí ở trục đầu vào hay đầu ra của HGT , tại sao ? Trả lời : Bộ truyền xích có thể bố trí cả ở đầu và lẫn đầu ra của HGT , vì : * Có thể dùng xích để giảm tốc hoặc tăng tốc. * So với đai thì xích có khả năng tải và hiệu suất cao hơn, cùng một lúc có thể truyền động và công suất cho nhiều trục. [6] Tại sao bộ truyền đai lai được bố trí trước bộ truyền xích lại được bố trí sau? Trả lời : -Bộ truyền đai thường bố trí ngay sau động cơ vì nó cho phép tốc độ cao, ít gây ồn, nếu gặp quá tải đai có thể trượt trơn để bảo vệ động cớ! -Bộ truyền xích gắn sau vì nó cho phép truyền lực tốt hơn, không bị trượt như đai, nhưng khi làm việc ở tốc cáo độ ồn của nó cao. [7] Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính của bộ truyền xích ? Trả lời : * Các dạng hỏng của bộ truyền xích : mòn bản lề và răng đĩa, con lăn bị rỗ hoặc vỡ, các má xích bị đứt vì mỏi, trong đó mòn bản lề nguy hiểm hơn cả và là nguyên nhân chủ yếu mất khả năng làm việc của bộ truyền xích. * Do dạng hỏng như vậy nên chỉ tiêu tính toán cơ bản của BTX là tính về mòn, xuất phát từ điều kiện áp suất sinh ra trong bản lề không được vượt quá một giá trị giới hạn cho phép. [8] Các bước thiết kê truyền động xích: + Chọn loại xích + Chọn số răng đĩa xích, bước xích theo tiêu chuẩn về mòn và xác định các thông số khác cả xích và bộ truyền +Kiểm tra xích về độ bền quá tải +Thiết kê kêt cấu đĩa xích và xác định lực tác dụng lên trục! [9] Trường hợp nào phải chọn xích nhiều dãy ?số dãy xích tối đa là bao nhiêu? giải thích ? tại sao thường chọn số mắt xích chẵn ? Trả lời : +Trong trường hợp tính ra bước xích lớn hơn bước xích lớn nhất cho phép (P>Pmax) hoặc muốn có bước xích nhỏ hơn, có thể dùng xích nhiều dãy. Tác giả: Cậu Buồn-CKDL1/K56 +Khi tải trọng tăng, làm việc với v lớn để tranh chọn bước xích quá lớn khi làm việc gây va đập mạnh có hai thì người ta thường tăng số dãy xích.Số dãy xích tối đa là 4 vì Khi số dãy tăng lên thì sự phân bố không đều tải trọng giữa các dãy tăng lên. Khi đó sẽ có dãy quá tải,dãy thiếu tải +Số mắt xích lấy chẵn vì nếu dùng số mắt xích là lẻ phải dùng má chuyển có má cong và cũng được chốt bang chốt chẻ nên làm yếu tịa vị trí này trong má xích có thêm ứng suất uốn. III- TRỤC [10] Trình bày trình tự ý nghĩa và nội dung của các bước tính thiết kế trục theo sức bền mỏi. Trả lời : * Chọn vật liệu; * Tính thiết kế trục : - Xác định tải trọng của các bộ truyền tác dụng lên trục. - Tính sơ bộ đường kính trục. - Xác định khoảng cách giữa các gối đỡ và điểm đặt. - Xác định đường kính và chiều dài trục. * Tính kiểm nghiệm trục về độ bền mỏi: trong quá trình tính toán đường kính trục ở trên , chúng ta chưa xét đến một số yếu tố ảnh hưởng đến độ bền mỏi của trục như đặc tính thay đổi của chu kỳ ứng suất, sự tập trung ứng suất, yếu tố kích thước , chất lượng bề mặt v.v vì vậy sau khi xác định kết cấu trục , cần tiến hành kiểm nghiệm theo độ bền mỏi. * Tính kiểm nghiệm trục về độ bền tĩnh: đề phòng khả năng biến dạng dẻo quá lớn hoặc phá hỏng do quá tải đột ngột (chẳng hạn khi mở máy) cần tiến hành kiểm nghiệm trục về độ bền tĩnh. * Tính kiểm nghiệm trục về độ cứng(nếu cần). - Tính độ cứng uốn: khi độ võng f quá lớn sẽ làm cho các bánh răng ăn khớp bị nghiêng, làm tăng sự phân bố không đều tải trọng trên chiều rộng vành răng, còn khi góc xoay quá lớn sẽ làm kẹt các con lăn trong các ổ. - Tính độ cứng xoắn : có ý nghĩa quan trọng đối với các cơ cấu phân độ, máy phay răng, vì chuyển vị góc làm giảm độ chính xác chế tạo;đối với trục liền bánh răng và trục then hoa chuyển vị góc làm tăng sự phân bố không đều tải trọng trên chiều rộng vành răng. Tác giả: Cậu Buồn-CKDL1/K56 [11] Các nhân tố ảnh hưởng đến sức bền mỏi của trục , các biện pháp nâng cao sức bền mỏi ? Trả lời * Các nhân tố ảnh hưởng : đặc tính thay đổi của chu kỳ ứng suất, sự tập trung ứng suất, yếu tố kích thước , chất lượng bề mặt v.v * Biện pháp nâng cao sức bền mỏi: tăng đường kính trục hoặc chọn vật liệu trục cao hơn. sử dụng ổ bằng một nửa thời hạn làm việc của hộp hoặc chỉ cho ổ làm việc cho đến khi đại tu hoặc trung tu,khi đó sẽ thay ổ. [12] Quan hệ giữa giá trị momen xoắn trên các trục của HGT. Momen xoắn ảnh hưởng thế nào lên kích thước các bộ truyền, kích thước hộp giảm tốc và các yếu tố khác ? Trả lời : * Momen xoắn trên một trục tỷ lệ nghịch với tốc độ quay của trục đó.Trục quay càng chậm thì momen xoắn càng lớn. Do đây là hộp giảm tốc nên trục sau có tốc độ thấp hơn n lần so với trục trước (với n là tỷ số truyền của 2 trục) , do vậy các trục về sau của hộp giảm tốc sẽ chịu momen xoắn lớn hơn trục trước. * Ảnh hưởng của momen xoắn: - Bộ truyền răng : momen xoắn lớn sẽ làm tăng khoảng cách trục làm tăng kích thước của bộ truyền và đỏi hỏi sử dụng vật liệu tốt , dẫn đến tăng giá thành. - Trục : momen xoắn lớn sẽ tăng đường kính trục, dẫn đến tăng kích thước ổ và gối đỡ [13] Lực của khớp nối tác dụng lên trục : bản chất ,cách xác định trị số, phương chiều. Trả lời: * Bản chất : Do tồn tại sự không đồng tâm của các trục được nối, tải trọng phụ sẽ xuất hiện. * Trị số : lực hướng tâm Fr = (0.20.3) Ft , với Ft là lực vòng trên khớp nối. * Phương chiều : Chiều có thể lấy bất kỳ phụ thuộc vào sai số ngẫu nhiên khi lắp ghép nối trục . Nhưng trong sơ đồ tính toán nên chọn thế nào để chiều của lực Fr làm tăng ứng suất và biến dạng do lực vòng chi tiết quay khác được lắp trên trục gây nên. Tác giả: Cậu Buồn-CKDL1/K56 [14] Các dạng hỏng của trục,dạng hỏng nguy hiểm nhất,tính trục theo chỉ tiêu nào ? chỉ tiêu nào quan trọng nhất ? TL : Các dạng hỏng :gãy trục do mỏi,lót trục bị mòn ,dính hoặc xước do k hình thành đc màng dầu bôi trơn,võng trục.Dạng hỏng nguy hiểm nhất :gãy trục Chỉ tiêu tính trục :độ bền ,độ cứng,độ ổn định dao động.Trong đó chỉ tiêu về độ bền là quan trọng nhất [15] Trên trục chịu những ứng suất gì,kiểm nghiệm trục thì kiểm nghiệm cái gì? Khi làm việc trục chịu ứng suất uốn (theo phương x,y) và ứng suất xoắn Với trục quay 1 chiều thì ứng suất uốn thay đổi theo chu kì đối xứng,ứng suất xoắn thay đổi theo chu kì mạch động.Vì ứng suất thay đổi theo chu kì nên trục hỏng vì mỏi Kiểm nghiệm trục cần kiểm nghiệm về độ bền mỏi,và kiểm nghiệm trục về độ bền tĩnh. [16] Mối lắp giữa then và trục là gì ? Trả lời : Hệ thống trục , lắp có độ dôi để bảo đảm truyền momen xoắn đầy đủ và không phải tháo then khi tháo BR hay ổ. [17] Vì sao cần hạn chế m và q của bộ truyền trục vít bánh vít Vì ứng với mỗi m tiêu chuẩn chỉ quy định một trị số q nên hạn chế dc số cỡ dao cắt bánh vít. [18] Tại sao phải chọn đường kính thân trục và ngõng trục theo tiêu chuẩn ? Trả lời : Phải chọn đường kính thân trục và ngõng trục theo tiêu chuẩn để tạo điều kiện t huận lới cho việc tính chọn then và ổ . Do then và ổ lắp trên trục đã được tiêu chuẩn hóa nên phải chọn đường kính trục theo tiêu chuẩn. [19] Trình bày trình tự ý nghĩa và nội dung của các bước tính thiết kế trục theo sức bền mỏi. Trả lời : (đường kính trục phụ thuộc mômen xoắn,trục 2 thường là trục nối vs tải nên có mômen xoắn lớn hơn) * Chọn vật liệu; Tác giả: Cậu Buồn-CKDL1/K56 * Tính thiết kế trục : - Xác định tải trọng của các bộ truyền tác dụng lên trục. - Tính sơ bộ đường kính trục. - Xác định khoảng cách giữa các gối đỡ và điểm đặt. - Xác định đường kính và chiều dài trục. * Tính kiểm nghiệm trục về độ bền mỏi: trong quá trình tính toán đường kính trục ở trên , chúng ta chưa xét đến một số yếu tố ảnh hưởng đến độ bền mỏi của trục như đặc tính thay đổi của chu kỳ ứng suất, sự tập trung ứng suất, yếu tố kích thước , chất lượng bề mặt v.v vì vậy sau khi xác định kết cấu trục , cần tiến hành kiểm nghiệm theo độ bền mỏi. * Tính kiểm nghiệm trục về độ bền tĩnh: đề phòng khả năng biến dạng dẻo quá lớn hoặc phá hỏng do quá tải đột ngột (chẳng hạn khi mở máy) cần tiến hành kiểm nghiệm trục về độ bền tĩnh. * Tính kiểm nghiệm trục về độ cứng(nếu cần). - Tính độ cứng uốn: khi độ võng f quá lớn sẽ làm cho các bánh răng ăn khớp bị nghiêng, làm tăng sự phân bố không đều tải trọng trên chiều rộng vành răng, còn khi góc xoay quá lớn sẽ làm kẹt các con lăn trong các ổ. - Tính độ cứng xoắn : có ý nghĩa quan trọng đối với các cơ cấu phân độ, máy phay răng, vì chuyển vị góc làm giảm độ chính xác chế tạo;đối với trục liền bánh răng và trục then hoa chuyển vị góc làm tăng sự phân bố không đều tải trọng trên chiều rộng vành răng. IV- BÁNH RĂNG [20] Trình bày cách xác định ứng suất cho phép của bộ truyền bánh răng ? Giá trị ứng suất cho phép trong bước tính sơ bộ và kiểm nghiệm có khác nhau không ? tại sao Trả lời : Ứng suất Uốn và Tiếp xúc cho phép được xác định theo các công thức : [ б F] = (бoFlim/SF)YRYSKxFKFCKFL [ б H] = (бoHlim/SH)ZRZvKxHKHL Trong bước tính sơ bộ, lấy ZRZVKxH = 1 và YRYsKxF = 1. Còn trong bước kiểm nghiệm, cần phai xét đến các hệ số trên để tính chính xác lại ứng suất cho phép. Do đo, ứng suất cho phép trong 2 bước tính sơ bộ và kiểm nghiệm là khác nhau. Tác giả: Cậu Buồn-CKDL1/K56 [21] Cơ sở xác định hệ số chiều rộng bánh răng khi thiết kế bộ truyền bánh răng. Trả lời : Để xác định hệ số chiều rộng răng Ψba là dựa vào vị trí của bánh răng đối với các ổ trong hộp giảm tốc (bảng 6.6), tải trọng cần truyền, sơ đồ bố trí (công xôn,đối xứng,bất đối xứng),độ cứng vững của trục và ổ , độ rắn mặt răng cấp chính xác chế tạo bánh răng. Khi tăng Ψba sẽ làm giảm được kích thước hoặc khối lượng của bộ truyền, nhưng lại đòi hỏi nâng cao độ cứng và độ chính xác chế tạo ,nếu không sẽ làm tăng thêm sự phân bố không đều tải trọng trên chiều rộng vành răng và như vậy ảnh hưởng có lợi của việc tăng chiều rộng vành răng không bù được ảnh hưởng có hại do việc tăng thêm sự phân bố không đều tải trọng gây ra. [22] Phân tích lực trong các bộ truyền Bộ truyền bánh răng trụ +lực hướng tâm Fr hướng vào tâm mỗi bánh rang +lực dọc trục Fa phương song song với trục và hướng vào mặt răng làm việc.Với bánh răng chủ động,mặt làm việc là mặt đi trước theo chiều quay +lực vòng Ft hướng ngược chiều quay đối vs bánh chủ động và theo chiều quay với bánh bị động Bộ truyền bánh răng côn: +lực hướng tâm: Fr hướng vào tâm +lực dọc trục : phương song song chiều trục,hướng từ phía đỉnh côn đến đáy côn +lực vòng :như bánh răng trụ Bộ truyền trục vít bánh vít : Với trục vít : các lực Fr,Fa,Ft phân tích như bánh răng trụ Với bánh vít : phương chiều Các lực dc suy ra từ phương chiều các lực tác dụng lên trục vít [23] Hãy cho biết khi phân phối TST cho HGT cần đảm bảo điều kiện gì? Tại sao? (Các phương pháp phân phối tỷ số truyền cho các cấp trong HGT. Phân phối TST cho HGT và bộ truyền ngoài ntn ? Ảnh hưởng của việc phân phối TST lên kích thước HGT và hệ dẫn động?) -PP1 : Phân theo yêu cầu gia công vỏ hộp : với các hộp giảm tốc đã được tiêu chuẩn hóa để tạo thuận lợi cho việc gia công, người ta quy định tỷ số khoảng Tác giả: Cậu Buồn-CKDL1/K56 cách trục cấp chậm aw2và cấp nhanh aw1.Dựa trên cơ sở đó mà phân phối tỷ số truyền. -PP2 : Phân theo yêu cầu bôi trơn : Để bôi trơn chỗ ăn khớp của các bánh răng trong hộp giảm tốc, người ta tính toán để các bánh lớn được nhúng vào dầu đựng trong hộp. -PP3 : Phân theo yêu cầu gọn nhẹ : Với hộp giảm tốc bánh răng trụ loại nặng thì chỉ tiêu về kích thước và khối lượng lại có ý nghĩa quan trọng.Vì vậy trong trường hợp này người ta phân uh cho các cấp xuất phát từ điều kiện tổng khoảng cách trục là nhỏ nhất.U1 = (1.2 1.3 ) U2 * Phân phối tỷ số truyền cho HGT và bộ truyền ngoài : Trong thiết kể ,người ta mong muốn dùng động cơ có số vòng quay cao (do khối lượng ,giá thành động cơ giảm, hiệu suất và hệ số công suất tăng). Tuy nhiên dùng động cơ có số vòng quay cao thì lại yêu cầu giảm tốc nhiều hơn, tức là phải sử dụng hệ thống dẫn động với tỷ số truyền lớn, kết quả là kích thước và giá thành các bộ truyền tăng lên. Vì vậy trong thiết kế nên phối hợp hai yếu tố vừa nêu , đồng thời căn cứ vào sơ đồ của hệ thống dẫn động cần thiết kế để chọn số vòng quay thích hợp cho động cơ. Nếu như tỉ số truyền không đảm bảo thì sẽ dẫn đến khả năng hỏng hóc, gẫy trục và dập trục là rất lớn, Nếu phân phối TST không hợp lý sẽ dẫn đến bánh lớn cấp chậm nhúng dầu nhưng bánh lớn cấp nhanh không nhúng được vào dầu. Nếu để 2 bánh cùng nhúng dầu thì bánh lớn cấp chậm nhúng quá sâu trong dầu và dẫn đến tổn thất công suất do khuấy dầu [24] Giải thích mối lắp ghép H7/k6 tại vị trí may ơ ở br và trục TL: lắp trung gian,dùng cho mối ghép k yêu cầu tháo lắp thường xuyên,tháo k thuận tiện hoặc làm hư hại các chi tiết được ghép.Các chi tiết cần đè phòng quay và di trượt .VD:br ,vòng trong ổ lăn,đĩa xích lên trục,cốc lót.... [25] Chọn modun br (đề 1) -Nếu cùng dg kính chia môdun lớn sẽ làm tăng 1 số thứ :vòng dỉnh,chiều cao răng,chiều dày,chiều rộng rãnh răng---> tăng khối lg cắt gọt -Làm giảm Z gây tổn thất khi ăn khớp,giảm hiệu suất và giảm hệ số trùng khớp,làm br vào khớp gây ồn Vì vậy k nên chọn modun lớn,chọn theo tiêu chuẩn và nên chọn nhỏ (1,5 đến 2,5) -Phải chọn giá trị môđun bánh răng theo tiêu chuẩn vì Dễ gia công Tác giả: Cậu Buồn-CKDL1/K56 [26] Nêu nguyên tắc chọn vật liệu chế tạo bánh răng? Tại sao nên lấy vật liệu bánh nhỏ tốt hơn vật liệu bánh lớn, cấp chậm tốt hơn cấp nhanh? TL: - khi chọn vật liệu phải dựa vào các yêu cầu cụ thể : tải trọng lớn hay nhỏ , khả năng công nghệ và thiết bị chế tạo cũng được cũng như vật tư được cung cấp, có yêu cầu kích thước phải gọn hay không. - bánh nhỏ được chế tạo bằng vật liệu tốt hơn bánh lớn vì số chu kì làm việc của bánh răng nhỏ nhiều hơn của bánh răng lớn (gấp u lần)tần sso chịu tải của bánh rang bé cũng gấp u lần bánh rang lớn.Do đó cần chết tạo bằng vl có độ cứng và độ bền cao! *(Vật liệu chế tạo răng thường được chia thành 2 nhóm : - Nhóm 1 : độ rắn HB < 350, bánh răng thường được thường hóa hoặc tôi cải thiện.Nhờ độ rắn thấp nên có thể cắt răng chính xác sau khi nhiệt luyện, đồng thời bộ truyền có khả năng chạy mòn. - Nhóm 2 : có độ rắn HB >350 , bánh răng thường được tôi thể tích , tôi bề mặt, thấm cacbon ,thấm nito dùng các nguyên công tu sửa đắt tiền như mài,mài nghiền v.v.. Răng chạy mòn rất kém do đó phải nâng cao độ chính xác chế tạo , nâng cao độ cứng của ổ trục.Tuy nhiên khi dùng vật liệu nhóm 2 thì ứng suất tiếp xúc có thể tăng tới 2 lần và nâng cao khả năng tải của bộ truyền cũng như tăng tới 4 lần so với thép thường hóa hoặc tôi cải thiện. Đối với hộp giảm tốc chịu công suất trung bình hoặc nhỏ ,chỉ cần chọn vật liệu nhóm 1, đồng thời chú ý răng để tăng khả năng chạy mòn của răng ,nên nhiệt luyện bánh răng lớn đạt độ rắn thấp hơn độ rắn bánh răng nhỏ từ 10 đến 15 đơn vị : H1 > H2 + (10 15 ) HB )* [27] Bánh răng tại sao nghiêng mà không làm thẳng cho dễ? góc nghiêng? tại sao không chọn lớn hơn? -chọn bánh răng nghiêng vì nó ăn khớp tốt ,làm việc êm,chịu được tải trọng lớn,ưu việt hơn hẳn so với bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng, dễ chế tạo hơn so với bộ truyền trục vít bánh vít, -góc nghiêng nhỏ hơn 20 độ vì bánh răng nghiêng có lực dọc trục,nếu góc nghiêng càng lớn thì lực dọc trục cũng tăng liên ta phải sử dụng ổ đỡ chặn và nếu lực dọc trục càng lớn thì ổ phải chọn càng tốt,liên quan đến tính kinh tế. nên chỉ nên chọn nhỏ hơn 20 độ. [28] Tại sao phải chọn bề rộng bánh răng nhỏ lớn hơn bề rộng bánh răng lớn bánh rang trụ? Còn bánh răng côn lấy bề rộng hai bánh như nhau? Trả lời : Trong quá trình lắp ghép, đôi khi không thể đảm bảo ăn khớp đúng giữa bánh răng nhỏ và bánh răng lớn . Lúc đó chiều dài tiếp xúc giữa các răng có Tác giả: Cậu Buồn-CKDL1/K56 thể sẽ nhỏ hơn bw .Do vậy khi chế tạo ,ta thường làm bề rộng của bánh răng nhỏ lớn hơn so với bề rộng bánh lớn để khi lắp ráp có sai lệch thì vẫn đảm bảo đủ chiều dài ăn khớp.Mặt khác tăng bề rộng bánh nhỏ chứ không phải bánh lớn để giảm bớt khối lượng , bới chi phí và không làm tăng momen quán tính khi hoạt động. Khi lắp cố định bánh nhỏ điều chỉnh bánh lơn ăn khớp sẽ dễ dang hơn! -do đặc điểm bánh răng côn tiết diện răng thay đôi bậc nhất với khoảng cách tới đỉng nón.Vì vậy tiết diện của bánh răng này chỉ có thể ăn khớp đuợc với một tiết diện duy nhất của bánh răng kia.Nên không thực hiện biện pháp trên đối với bánh răng côn [29] Ưu nhược điểm của răng nghiêng so vs răng thẳng Ưu điểm :ăn khớp êm,tại trọng động giảm nên giảm ồn,tải trọng riêng trên răng nghiêng nhỏ hơn trên răng thẳng vì tổng chiều dài tiếp xúc của các đôi răng của br nghiêng lớn hơn Nhược: tồn tại lực dọc trục [30] tại sao làm br liền trục,ưu nhược: TL: khi đường kính vòng đáy răng ít chênh lệch vs dg kính trục làm liền trục để dễ gia công hoặc cần tăng độ đồng tâm br và trục.Thường làm liền trục khi kc từ đáy răng đến rãnh then < 2,5m vs br trụ và 1,6m vs br côn Ưu: Tăng độ bền cho br do nếu chế tạo k liền trục thì cần then và may ơ,may ơ mỏng quá k đảm bảo bền Nhược: khó chế tạo gia công trục khó hơn vì phải tiện br ,khi hỏng br phải thay cả cụm chi tiết :trục,ổ bi,bạc..., [31] Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính của bộ truyền bánh răng ? Trả lời : * Các dạng hỏng : hỏng ở mặt răng như tróc rỗ , mòn dính hoặc hỏng ở chân răng như gẫy, trong đó nguy hiểm nhất là tróc rỗ mặt răng và gẫy răng.Ngoài ra răng có thể biến dạng dư , gẫy giòn bề mặt , hoặc phá hỏng tĩnh ở chân răng do quá tải. * Các chỉ tiêu tính toán: Các dạng hư hỏng tróc rỗ và gẫy răng là các phá hỏng mỏi do tác dụng lâu dài của ứng suất tiếp xúc và ứng suất uốn thay đổi có chu kỳ gây nên.Do vậy chỉ tiêu cơ bản để tính BT BR là tính về độ bền tiếp xúc của mặt răng làm việc và độ bền uốn của chân răng,trong đó các ứng suất sinh ra phải nhỏ hơn một giá trị cho phép,sau đó kiểm nghiệm răng về quá tải. Tác giả: Cậu Buồn-CKDL1/K56 +) nếu bộ truyền trong hộp kín thì dạng hỏng là tróc bề mặt răng do ứng suất tiếp xúc gây ra vậy với bộ truyền được thiết kế theo ứng suất tiếp xúc cho phép và kiểm nghiệm ư s uốn . +)nếu bộ truyền để hở dạng hỏng là mòn răng gây nên gẫy răng do vậy tính toán thiết kế theo ứng suất uốn,kiểm nghiệm theo ứng suất tiếp xúc [32] Nêu các biện pháp xử lý khi kiểm tra sức bền tiếp xúc của bánh răng không thỏa mãn? Trả lời : Khi sức bền tiếp xúc không thỏa mãn, nếu chênh lệch nhiều có thể chọn lại vật liệu hoặc thay đổi khoảng cách trục và kiểm nghiệm lại.Tuy nhiên nếu б H > [ б H] khoảng 4 % thì có thể giữ nguyên các kết quả tính toán và chỉ cần tính lại chiều rộng vành răng bw. [33] Cơ sở xác định hệ số chiều rộng bánh răng khi thiết kế bộ truyền bánh răng. Trả lời : Để xác định hệ số chiều rộng răng Ψba là dựa vào vị trí của bánh răng đối với các ổ trong hộp giảm tốc (bảng 6.6), tải trọng cần truyền, sơ đồ bố trí (công xôn,đối xứng,bất đối xứng),độ cứng vững của trục và ổ , độ rắn mặt răng cấp chính xác chế tạo bánh răng. Khi tăng Ψba sẽ làm giảm được kích thước hoặc khối lượng của bộ truyền, nhưng lại đòi hỏi nâng cao độ cứng và độ chính xác chế tạo ,nếu không sẽ làm tăng thêm sự phân bố không đều tải trọng trên chiều rộng vành răng và như vậy ảnh hưởng có lợi của việc tăng chiều rộng vành răng không bù được ảnh hưởng có hại do việc tăng thêm sự phân bố không đều tải trọng gây ra. V- Ổ LĂN [34] So sánh ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của các loại ổ lăn. Khi nào dùng ổ tùy động. Trả lời: A – Ưu nhược điểm của từng loại ổ : * Ổ bi đỡ một dãy chịu được lực hướng tâm , đồng thời chịu được lực dọc trục không lớn , cho phép ổ nghiêng dưới ¼ độ, làm việc với số vòng quay cao, giá thành ổ thấp nhất. * Ổ bi đỡ lòng cầu 2 dãy : chủ yếu để chịu lực hướng tâm nhueng co thể chịu được lực dọc trục nhỏ. Ưu điểm nổi bật của nó là cho phép trục nghiêng dưới 2o so với Tác giả: Cậu Buồn-CKDL1/K56 vòng ổ, thích hợp để đỡ các trục dài các lỗ lắp ổkhó đảm bảo độ đồng tâm. Trường hợp cần chịu tải trọng lớn hơn và tải trọng va đập , có thể thay ổ bi đỡ lòng cầu 2 dẫy bằng ổ bi đũa đỡ lòng cầu 2 dãy, tuy nhiên giá thành đắt hơn. * Ổ đũa trụ ngắn đỡ thường được dùng để tiếp nhận lực hướng tâm. Không cho phép trục lệch nhưng khả năng tải và độ cứng lớn hơn ổ bi đỡ một dãyvà thuận lợi trong lắp ghép ( các vòng ổ có thể tháo rời theo phương dọc trục) . Ổ đũa trụ ngắn đỡ chịu lực hướng tâm là chủ yếu nhưng có thể tiếp nhận lực dọc trục 1 phía khá nhỏ hoặc lực dọc trục 2 phía khá nhỏ. * Ổ bi đỡ - chặn : có thể tiếp nhận đồng thời lực hướng tâm và lực dọc trục một phía , khi bố trí 2 ổ đối nhau có thể hạn chế di động dọc trục về cả hai phía. So với ổ bi đỡ chặn, ổ đũa côn chịu được tải trọng lớn hơn, độ cứng cao hơn, thuận tiện hơn khi tháo lắp, giá thành hạ hơn nhưng khả năng quay nhanh kém hơn. * Ổ bi chặn chỉ chịu lực dọc trục , làm việc với vận tốc thấp và trung bình, không cho phép các vòng ổ bị lệch. B – Phạm vi ứng dụng: * Khi Fa / Fr < 0.3 ưu tiên dùng ổ bi đỡ một dãy để có kết cấu đơn giản nhất, giá thành hạ nhất, nếu không có yêu cầu đặc biệt về độ cứng, tự lựa và không yêu cầu cố định chính xác vị trí của trục theo phương dọc trục [35] Các bước tính toán và chọn ổ lăn TL: Chọn loại ổ--> Chọn sơ đồ kich thước ổ -->kiểm nghiệm khả năng tải của ổ--> Kiểm nghiệm khả năng tải tĩnh của ổ Khi tính toán cho trục 1 thì cần đảo chiều lực khớp nối vì lực khớp nối có chiều như thế nào cũng dc nên cần xem chiều nào của lực khớp nối thì tải trọng hướng tâm tác dụng lên ổ là lớn hơn thì ta tính cho trường hợp đó [36] Tại sao nắp ổ lăn lại có chỗ lồi lên, lõm xuống? Trả lời: Khi đuc nắp ổ lăn có kiểu đúc như vậy, khi lắp buloong chỉ cần gia công phẳng 2 vị trí lắp nên phần lõm không cần gia công! Cũng có thể chế tạo phần lõm đó lồi lên( Dạng đúc nắp ổ lăn là nguyên khối như gạch vật liệu) Tác giả: Cậu Buồn-CKDL1/K56 [37] Khe hở ổ lăn, cách điều chỉnh khe hở ổ lăn? -Khe hở ổ lăn có 2 dạng là khe hở dọc trục và khe hở hướng tâm +) Khe hở hướng tâm do dung sai thiết kế đã chọn nên không điều chỉnh được khi đã hình thành sản phẩm. +)Khe hở dọc trục, vì một nguyên nhân nào đó 2 miếng bên cái hình tròn của ổ lăn bị lệch nhau tạo ra khe hở, cách điều chỉnh là thêm bớt 1 số lá thép ở đệm điều chỉnh để chuyển nó về vị trí cân bằng! [38] Trên cùng một trục nên chọn cùng loại ổ loại then như nhau vì sao ? Trả lời : Then và ổ trên cùng một trục thì nên chọn cùng loại then, ổ để thuận tiện cho quá trình thiết kế và chế tạo. Nếu cùng một loại then ,ta chỉ cần tính toán kiểm nghiệm cho then ở vị trí chịu nguy hiểm hơn.Trong chế tạo ,chọn cùng loại then dễ cho việc chế tạo vì không phải thay dao cắt, tạo năng suất.Mặt khác trong quá trình chế tạo có thể lắp lẫn, đổi then,ổ cho nhau trong trường hợp cần thiết. Có thể sử dụng 2 loại ổ khác nhau cũng được nhưng phải đảm bảo đủ bên, nhưng sẽ gây khó khan cho việc thiết kế cũng như lắp ráp. [39] Tại sao chọn ổ bi đỡ chặn? Ổ tùy động? Có lực dọc trục thì ta chọn ổ bi đỡ chặn, để khử dịch chỉnh chọn ổ tùy động. [40]Công dụng và cách tạo ra khe hở bù trừ nhiệt ở cạnh ổ lăn. Khe hở bù trừ nhiệt thích hợp có tác dụng +làm giảm tiếng ồn , giảm dao động và tăng độ cứng ổ trục +giảm momen cản quay và giảm mài mòn --à làm tăng tuổi bền của ổ Cách tạo ra khe hở bằng cách điều chỉnh tấm nệm [41]Tại sao phải làm gân tăng cứng ở cạnh chỗ lắp ổ lăn ? -Chịu lực nhiều [42] Trình bày cách chọn dung sai vòng trong và vòng ngoài ổ lăn. Tác giả: Cậu Buồn-CKDL1/K56 [43] Trình bày cách điều chỉnh ổ lăn. - Khe hở hướng tâm không điều chinhr được sau khi đã chọn kiểu lắp ghép do khe hở dọc trục hình thành do dung sai mối lắp; - Khe hở dọc trục điều chỉnh được bằng cách thêm bớt các miếng đệm ở đệm điều chỉnh! [44] Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính của ổ lăn ? Trả lời : * Các dạng hỏng: * Các chỉ tiêu tính toán : Khi thiết kế HGT, không thiết kế ổ lăn ( do đã được tiêu chuẩn hóa ) mà chọn ổ theo 2 tiêu chỉ khả năng tải động C và khả năng tải tĩnh Co. [45] Ổ lăn trong hộp đã được tính chọn theo chỉ tiêu nào ? Tại sao ? Nêu các biện pháp xử lý kiểm nghiệm ổ mà không đủ khả năng tải động (Cđ >Cb). Trả lời : * Ổ lăn trong hộp được tính chọn theo khả năng tải động và kiểm nghiệm lại khả năng tải tĩnh. * Các biện pháp xử lý : + Chọn ổ có C lớn hơn : - Tăng cỡ ổ , chẳng hạn từ cỡ nhẹ tăng lên cỡ trung hoặc trung rộng (cùng đường kính trong d, nhưng tăng đường kính ngoài D và bề rộng ổ B). - Tăng đường kính ngõng trục nếu kết cấu cho phép (vd : không làm chạm vào các chi tiết quay hay cố định trên các trục khac) và sau đó chọn ổ cỡ loại lớn hơn. - Dùng 2 ổ trên 1 gối đỡ nếu kích thước cho phép.Cần chú ý : do khe hở hướng tâm khác nhau, một ổ có thể bị quá tải , ổ kia thiếu tải. Do đó phải chọn ổ có cấp chính xác cao hơn, khi đó khả năng tải động của 2 ổ có thể đạt tới 1,8 lần so với 1 ổ. - Tăng số dãy con lăn đối với ổ đỡ chặn. Dùng ổ 2 dãy có thể làm tăng khả năng tải động so với ổ một dãy. - Dùng loại ổ khác có tính năng tương đương nhưng có khả năng tải lớn hơn, vd : thay ổ bi đũa , ổ bi đỡ-chặn bằng ổ đũa côn + Giảm trị số của Cd bằng cách giảm thời gian sử dụng ổ, chẳng hạn có thể lấy thời gian sử dụng ổ bằng một nửa thời hạn làm việc của hộp hoặc chỉ cho ổ làm việc cho đến khi đại tu hoặc trung tu,khi đó sẽ thay ổ. Tác giả: Cậu Buồn-CKDL1/K56 VI- KÍCH THƯỚC [46] Tại sao phải ghi kích thước dài, rộng, cao nhất của HGT trên bản vẽ lắp? Để xác định thông số cơ bản [47] Tại sao phải ghi kích thước các lỗ lắp bulông nền của HGTtrên bản vẽ lắp? Căn cứ vào lỗ lắp bulong để chọn lắp bulong [48].Tại sao kích thước khoảng cách trục phải ghi kèm dung sai? Dịnh chỉnh khe hở bánh răng, để điều chỉnh ăn khớp bánh rang [49] Giải thích câu:“Các kích thước không ghi dung sai thì chọn theo dung sai tự do” trong yêu cầu kĩ thuật của bản vẽ chi tiết? -Các kích thước không qua gia công nên chế tạo ta có thể tùy chọn dung sai mà chế tạo và lắp ghép. Nhưng khi lắp ráp ta nên gia công qua một chút vì khi đúc trên chi tiết có các vết nứt tế vi. Nếu ta không gia công thì trong quá trình làm việc các vết nứt này ăn vào chi tiết dẫn đến chi tiết dễ bị hỏng [50] Các dạng kích thước có trong bản vẻ [51] Thế nào là lắp theo hệ thống trục,hệ thống lỗ,ưu tiên lắp theo hệ thống nào hơn? Thế nào :xem sách dung sai Ưu tiên lắp theo hệ thống lỗ vì khi đó có thể tiết kiệm dc chi phí gia công nhờ giảm bớt số lượng dụng cụ cắt và dụng cụ kiểm tra khi gia công lỗ Tác giả: Cậu Buồn-CKDL1/K56 VII- CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN KHÁC [52] Tại sao phải sơn bên trong HGT màu đỏ? Sơn đỏ là hợp chất của FeO nó không phản ứng phụ với dầu bôi trơn, chống ăn mòn. [53] Vì sao hộp giảm tốc làm bằng gang mà k làm bằng thép Vì mình chế tạo là hộp giam tốc đúc,mà nếu đúc thì gang dễ đúc hơn thép và khả năng chịu nén của gang lớn hơn của thép Thép đúc xong phải [54] Tính công nghệ trong bản vẽ ? Trả lời tính công nghệ đc thể hiện như sau : - Tại sao khi ghép 2 vỏ hộp người ta thường nắp bulong ngược lên.?( để khi lắp đặt hay tháo sẽ dễ dàng thảo mái hơn đối với ng công nhân...) - Khi làm chốt định vị ta lên chọn vị trí đặt chốt ntn ?( đảm bảo khoảng cách các chốt là xa nhất khi đó định vị là tốt nhất) - Khi chọn ổ lăn. tai sao chọn ổ bi,tại sao chon ổ đỡ chặn.chả lời dc thì cũng thể hiện dc tính cn. - Thể hiện ở khả năng "dễ" gia công,kiểm tra (hay đo lường) để đảm bảo yêu cầu kĩ thuật và kinh tế. [55] Chốt côn và chốt trụ - Chốt trụ: dc đóng từ trên xuống,kiểu lắp trung gian (H7/k6) nên phần lỗ phía trên phải có khe hở,phần lỗ phía dưới có độ dôi thì ms đóng dc chốt vào (cần khe hỏ) và định vị dc chặt (cần độ dôi) -->> gia công lỗ khó khăn - Chốt côn: vì là chốt côn,dg kính thuôn dần nên việc khoan lỗ dễ dàng hơn,đóng chốt vào cũng dễ mà vẫn đảm bảo dc độ chặt cần thiết [56] Vì sao chốt định vị lại đặt xa nhau nhất TL: vì đặt xa nhất thì định vị dc chặt nhất. [27] Nút thông hơi, cửa thăm,vòng chặn dầu có tác dụng gì ? TL : Nút thông hơi: Khi làm việc,nhiệt độ trong hộp tăng lên,để giảm áp suất và điều hòa không khí trong hộp và ngoài hộp người ta dùng nút thông hơi.Nút thông Tác giả: Cậu Buồn-CKDL1/K56 hơi dc lắp trên nắp cửa thăm hoặc vị trí cao nhất của nắp hộp Cửa thăm :Để kiểm tra, quan sát các chi tiết máy trong hộp khi lắp ghép và để đổ dầu vào hộp Vòng chặn dầu :Ngăn cách mỡ trong bộ phận ổ vs dầu trong hộp [57] Tại sao có chốt định vị,k có chốt định vị có đc k? TL: dùng chốt định vị để đảm bảo vị trí tg đối giữa lắp và thân trc và sau khi lắp ghép,lắp ghép dc dễ dàng. Nếu k có chốt thì vẫn lắp dc nhưng việc lắp ghép khó khăn và gây 1 số ảnh hưởng k mong muốn như làm biến dạng vòng ngoài của ổ làm ổ chóng hỏng,lắp lắp vào thân dễ bị vênh ....vì vậy dùng chốt là cần thiết. [58] Chức năng của đệm vênh,vl làm đệm TL: vì khi HGT làm việc bị rung động làm có thể làm tháo lỏng đai ốc nên dùng đệm vênh làm tăng ma sát chân ren làm đai ốc k bị tháo lỏng. Vì đệm vênh có tính chất đàn hồi như lò xo nên khi vặn đai ốc,lực đàn hồi do đệm bị biến dạng luôn tác động lên đai ốc và chi tiết máy ghép do đó làm tăng ma sát giữa ren đai ốc và bulong VL : thép 45 [59] Công dụng của đệm điều chỉnh TL: đệm điều chỉnh thực chất là 1 tập các lá thép,dùng để điều chỉnh khe hở ổ bi (ổ bi đỡ chặn và ổ đũa côn đỡ chặn) .Điều chỉnh bằng cách vặn vít ghép lắp ổ ra rồi thêm vào hoặc bớt đi số lá thép (tham khỏa trang 40 41 TTTK tập 2) [60] Vị trí nào sau khi đúc cần gia công lại TL: các vị trí cần ghép các chi tiết khác lên vỏ hộp thì sau khi đúc đều phải gia công lại.Ví dụ: chỗ nắp bulong nền,chỗ ghép lắp ổ... [61]Nút tháo dầu tôi bảo cậu sai,nếu tôi đưa lên cao 1 đoạn có dc ko ? thầy Bạo hỏi TL: chày cối e vẽ đúng ,bố trí như này là tương đối hợp lý vì có thể tháo dc kiệt dầu cũ và cặn bẩn, nếu đưa lên cao 1 đoạn thì vẫn tháo dc dầu nhưng cặn bẩn k dc lấy ra (chủ yếu là phoi kim loại) mà cặn bẩn là nguyên nhân gây mòn br,trục vít. [62] khi nào bôi trơn bằng dầu,bôi trơn bằng mỡ -Bôi trơn bằng dầu vs bộ truyền trong, bộ truyền xích, vs ổ làm việc ở vận tốc cao, sinh nhiệt nhiều.Bôi trơn bằng mỡ vs ổ làm việc ở vận tốc thấp hoặc tb Giải thích:tham khảo trang 45 TTTK tập 2 Tác giả: Cậu Buồn-CKDL1/K56 [63] Tại sao phải bôi trơn HGT? Các phương pháp bôi trơn? Khi làm viêc các bánh răng trong HGT ăn khớp với nhau và truyền lực và moomen sang nhau để giúp cho HGT truyền chuyển động sang các cơ cấu làm việc khác. Trong khi ăn khớp các bánh răng t ì lên nhau làm mòn cơ cấu, để giúp cho HGT làm việc tốt và đảm bảo tỉ số truyền đi chính xác. Trong khi làm việc HGt có sinh ra nhiệt và lượng nhiệt đó đã đốt cháy lượng dầu bôi trơn và làm khô, lắng cặn bẩn bám trên bánh răng và đáy HGT nên ta phải thường xuyên bôi trơn và thay dầu cho HGT.Tăng tuổi thọ cho bánh răng, giảm nhiệt do bánh răng Các phương pháp bôi trơn: - Để bôi trơn bộ truyền bánh răng có thể dùng phương pháp ngâm dầu (phổ biến nhất; dùng khi vận tốc vòng ≥10m/s) vào các con lăn: dùng khi ổ quay với vận tốc cao. - Dùng khí nén phun dầu đến các ổ; Khí nén vừa có tác dụng phun dầu vừa có tác dụng làm mát ổ. Phương pháp này dùng khi vận tốc và nhiệt độ cao và nó không cho phép dùng dầu quay vòng như các phương pháp trên. Tùy vào tải trọng, tần suất làm việc và tốc độ làm việc mà chọn dùng dạng bôi trơn nào. [64] Các loại dầu bôi trơn?Trình bày cách kiểm tra điều kiện bôi trơn ngâm dầu của HGT? Có hai dạng bôi trơn cho hộp giảm tốc: - Bôi trơn dùng dầu làm mát - Bôi trơn dùng mỡ Cách kiểm tra điều kiện bôi trơn ngâm dầu của HGT: - Mức dầu thấp nhất: với hgt khai triển,đồng trục,cấp nhanh phân đôi:Ngập chiều cao chân răng của bánh răng bánh bị dẫn cấp chậm; với HGT trục vít bánh răng có trục vít đặt dưới:Ngập chiều cao ren của trục vít; với HGT bánh răng nón-trụ:Ngập bề rộng của BR nón bị dẫn cặp br nón - Mức dầu cao nhất: ko nên vượt quá:1/3-1/6 bán kính bánh răng lớn nhất(HGT khai triển,đồng trục,cấp nhanh phân đôi) [65] Hạn chế mức dầu cao nhất để làm gì? TL: -hạn chế mức dầu để hạn chế sự mất mát công suất do khuấy dầu khi bộ truyền trong làm việc. Theo kinh nghiệm thì với bộ truyền răng trụ mức cao nhất là 1/6 đường kính đỉnh răng... Tác giả: Cậu Buồn-CKDL1/K56 - Mức dầu cao nhất phải thõa mãn sao cho khi khi bánh rang hoạt động cặn không bị quấy lên! [66] Sao lại làm lõm chỗ lắp bulong nền TL: sau khi đúc xong cần gia công lại chỗ lắp bulong nền để làm nhẵn bề mặt,lắp bulong vào tốt hơn,nếu k gia công lại sợ bề mặt đúc bị gồ ghề mà bulong nền lại chịu rung động cả 1 hệ thống nên để đảm bảo cần gia công lại.Phương án làm lồi chỗ đấy lên cũng dc [67] Vì sao bulong nền lại phải to hơn bulong ghép lắp và cạnh ổ TL: vì bulong nền số lượng có hạn mà nó lại phải chịu rung động và giữ vững của cả 1 hệ thống nên phải có đường kính lớn, buu lông ghép nắp cạnh có tác dụng làm kín khít các bề mặt được ghép! [68] Công dụng của vòng phớt TL:Vòng phớt lắp chỗ bạc và lắp ổ,vì bạc quay cùng trục nên giữa bạc và lắp ổ phải có khe hở đáng kể,vì có khe hở nên sợ bụi,cho vòng phớt vào để làm kín ngăn bụi và ổ [69] Công dụng của vòng chắn dầu? Ngăn dầu không văng ra và bám lên ổ bi làm hỏng mỡ bôi trơn ổ bi dẫn đến không quay được trục – hộp giảm tốc không thực hiện được đúng chức năng mà nó có là dẫn động tự động cơ sang đến cơ cấu hoạt động [70] chức năng của bạc : TL: ghép có độ dôi vs trục để chống mòn trục và tỳ lên ổ để cố định ổ.Nên chọn chiều dày bạc 2 trục khác nhau vì mômen xoắn trên 2 trục chênh nhau khoảng u lần (u là tỉ số truyền br,trục vít) [71] Trình bày cách chọn và tính các kích thước của then bằng. Trả lời : Sau khi thiết kế trục , ta đã xác định được đường kính trục d tại chỗ lắp then và chiều dài mayơ lm . Từ đó ta sẽ tính được chiều dài then lt = (0.80.8) lm . Các kích thước h (chiều cao then), b (bề rộng then) , t (chiều sâu rãnh then) chọn theo đường kinh trục theo bảng 9.1 , 9.2 sách hướng dẫn của Trịnh Chất.Nếu then không thỏa mãn điều kiện bền thì có thể chuyển từ then bằng thấp sang then bằng cao , hoặc tăng chiều dài mayơ để tăng chiều dài then.Nếu Tác giả: Cậu Buồn-CKDL1/K56 không được có thể sử dụng 2 then đặt cách nhau 180o ,khi đó mỗi then có thể tiếp nhận được 0,75 T. [72] Dạng hỏng ,chỉ tiêu của then bằng. Trả lời : * Trong quá trình làm việc, then có thể bị hỏng do dập bề mặt làm việc ,ngoài ra then có thể hỏng do bị cắt. * Các chỉ tiêu khi tính then : khi thiết kế thường dựa vào đường kính trục để chọn kích thước tiết diện then , chiều dài then tính theo chiều dài mayơ của chi tiết, rồi tiến hành kiểm nghiệm theo độ bền dập và độ bền cắt. [73] Tại sao phải kiểm tra mở máy và quá tải cho động cơ ? trường hợp nào không phải kiểm tra quá tải cho động cơ? Tại sao ? Trả lời : Khi mở máy, momen quá tải không được vượt quá momen khởi động của động cơ ( T < TK) nếu không động cơ sẽ không chạy. Nếu đang làm việc ở chế độ ổn định nào đó mà động cơ bị quá tải vì bất kỳ lý do nào, số vòng quay của động cơ sẽ giảm . Momen quá tải dù chỉ tác dụng trong một thời gian ngắn không được vượt quá momen cực đại Tmax của động cơ, nếu không động cơ sẽ dừng lại hoặc bị cháy nếu không kịp ngắt nguồn [74] Trình bày cách kiểm tra mở máy cho động cơ? Có thể kiểm tra mở máy trên một trục bất kỳ được không ? tại sao? Trả lời : * Cách kiểm tra điều kiện mở máy: momen quá tải không được vượt quá momen khởi động của động cơ (T < TK). Trong các bảng tra động cơ đều cho tỷ số TK / Tdn , cần kiểm tra điều kiện : T mm / T ≤ TK / Tdn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftong_hop_cau_hoi_on_thi_dactm.pdf
Tài liệu liên quan