* Duy trì tính linh hoạt của thị trường đối với một loại chứng khoán khi chứng khoán đó được phát hành ra thị trường.
* Tăng khả năng thực hiện giao dịch một loại chứng khoán có thể sinh lời do sự cạnh tranh về giá cả đặt ra giữa các nhà tạo lập thị trường khác nhau đối với cùng loại chứng khoán đó.
* Thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư tới loại chứng khoán đó.
* Tăng tính linh hoạt của thị trường đối với một loại chứng khoán khi tăng số lượng các nhà tạo lập thị trường.
Các chuyên gia cũng có thể trở thành "nhà tạo lập thị trường" đối với một loại chứng khoán cụ thể trong điều kiện phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ. Sự kiểm soát này sẽ hạn chế các sai phạm nếu họ lạm dụng quyền hành của mình.
Bên cạnh đó, các nhà tạo lập thị trường có xu hướng cạnh tranh với nhau do luôn có nhiều nhà tạo lập thị trường đối với một chứng khoán, do đó TTCK phi tập trung (OTC) được đánh giá là có khả năng tự điều chỉnh tốt hơn TTCK tập trung.
Cả chuyên gia chứng khoán và nhà tạo lập thị trường đều được tiếp cận với các thông tin đặc biệt do họ thường xuyên tiếp cận trực tiếp với các thông tin trên sổ lệnh, vì vậy họ có nhiều khả năng "rò rỉ" thông tin khi có sự biến động thị trường. Nếu không bị cấm, các chuyên gia và nhà tạo lập thị trường có thể sử dụng các thông tin này (bao gồm các thông tin nội bộ) để thực hiện kinh doanh cho chính họ nhằm thu lợi nhuận. Đó cũng chính là lý do tại sao những đối tượng này bị kiểm soát chặt chẽ. Một yêu cầu khác nữa là họ phải công bằng với tất cả các nhà đầu tư, không được phép thiên vị bất cứ bên nào.
Ngày nay, trên thế giới có nhiều loại thị trường như thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường tương lai, thị trường quyền chọn. cùng với sự hỗ trợ của các phương thức giao dịch đa dạng đã không ngừng thúc đẩy sự phát triển của hệ thống TTCK, góp phần vào sự công bằng, hiệu quả và trật tự đối với các giao dịch chứng khoán. Vì vậy, vai trò của các chuyên gia và nhà tạo lập thị trường luôn được khẳng định.
69 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 810 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng hợp đề cương thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ đó có những phương án điều chỉnh giá, khối lượng các chào mua, chào bán, điều chỉnh lượng chứng khoán "trong kho", ước lượng vốn cần thiết Có được thông tin, mỗi nhà tạo lập thị trường sẽ biết cách sử dụng tốt nhất để tối đa hoá lợi ích của mình.
Bất lợi chưa tìm thấy moi người tự tìm nha
C5: so sánh TT tập trung, phi tập trung : t106 Gt
C6: bình luận thực trạng TT tập trung, phi tập trung hiện nay
PHẦN 5: PHÂN TÍCH CK
C1: rủi ro là gì, phân loại, cho vd
C2: Bình luận về RR hệ thống, phi hệ thống VN
Rủi ro là gì: Theo nghĩa chung nhất rủi ro được xem là một biến cố không chắc chắn là khả năng xảy ra những biến cố không lường trước được. Trong tài chính rủi ro được định nghĩa là khả năng xảy ra các biến cố không lường trước. Khi xảy ra các biến cố sẽ làm cho thu nhập thực tế khác sai so với thu nhập kỳ vọng hay thu nhập dự tính.
Phân loại rủi ro: - rủi ro hệ thống - rủi ro thị trường : sự biến động giá chứng khoán do phản ứng của nhà đầu tư
- rủi ro lãi suất: sự bất ổn của giá chứng khoán do tác động của lãi suất
- rủi ro sức mua: tác động của lạm phát
- rủi ro chính trị tác động bởi bất ổn chính trị
- rủi ro phi hệ thống - rủi ro kinh doanh : sự biến động của giá chứng khoán do những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- rủi ro tài chính liên quan đến sử dụng đòn bẩy tài chính
- rủi ro tỷ giá liên quan đến sự thay đổi tỷ giá
- rủi ro thanh khoản liên 67quan đến điều kiện giao dịch
Công cụ để đo lường rủi ro
Đo lường rủi ro bẳng phương sai độ lệch chuẩn, hệ số bêta
Công thức tính của phương sai và độ lệch chuẩn, hệ số beeta thì có ở trong sách phân tích cơ bản trang 148 va trong giáo trình chứng khoán trang 223
Bình luận những rủi ro trên thị trường Việt Nam
Rủi ro thị trường
Tại các định chế tài chính lớn trên thế giới như Anh, Mỹ. Thị trường chứng khoán đã tồn tại cả trăm năm, vì thế nhà đầu tư đa phần có kiến thức tài chính tốt, số nhà đầu tư nhỏ lẻ không nhiều mà phần lớn là các quỹ đầu tư, tổ chức tài chính vì thế đầu tư chứng khoán có tính bầy đàn không cao. TTCK Việt Nam còn non trẻ, theo như thống kê thì có hơn 80% nhà đầu tư trên thị trường là nhà đầu tư nhỏ lẻ, phần lớn trong đó là những "PHree Rider"
Những phree rider chơi chứng khoán theo đám đông làm cho thị trường lên xuống thất thường, mọi công cụ phân tích đều không có hiệu quả, dẫn đến nhà đầu tư có kiến thức vào thị trường cũng không khác gì 1 bác nông dân. Điều này làm tăng rủi ro không đáng có, mà rủi ro càng cao thì càng dễ gây nhầm lẫn với sòng bạc.
Nhìn lại thị trường vài năm gần đây:
+) Thị trường chứng khoán VN trong năm 2006 có mức tăng trưởng cao nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương (145%), thậm chí còn đứng trên thị trường chứng khoán Thượng Hải với mức tăng trưởng 130%.
+) Đầu năm 2007 vẫn tăng 46%, cao nhất thế giới. (Đỉnh điểm lên tới 1170,67 điểm)
+) Nửa cuối năm 2007 đột nhiên lao dốc không phanh, có những lúc tụt xuống sát mốc 200 điểm.
Có nhiều nguyên nhân lý giải điều này, nhưng lý do chính được công nhận cho đến nay chính là do ảnh hưởng của tâm lý bầy đàn.
Rủi ro lãi suất
Rủi ro chính trị
Việt nam được đánh giá có rủi ro chính trị thấp do thể chế chính trị ổn đính không có dấu hiệu chiến tranh tôn giáo và sắc tộc. Sự ổn định về chính trị là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt nam trong thời gian qua
Rủi ro phi hệ thống
Rủi ro kinh doanh
C3: trình bày mqh thu nhập và rủi ro
C4: Trình bày kn. Nd. Pp xác định TLLTYCNĐT
I/ Lý thuyết
1. Khái niệm
Tỷ lệ lợi tức yêu cầu là tỷ lệ lợi tức mà các nhà đầu tư yêu cầu phải có trên một đồng vốn đầu tư sao cho đủ bù đắp những rủi ro của chứng khoán.
2. Phương pháp xác định
Về mặt lý thuyết, mỗi nhà đầu tư yêu cầu một tỷ lệ lợi tức khác nhau đối với từng loại chứng khoán cụ thể. Tuy nhiên giám đốc tài chính chỉ quan tâm đén tỷ lệ lợi tức yêu cầu được biểu hiện bằng giá cả thị trường của chứng khoán công ty. Nói các khác, sự nhất trí của các nhà đầu tư về một tỷ lệ lợi tức dự tính được phản ánh trong giá cả thị trường hiện tại của chứng khoán đó.
Để đo lường tỷ lệ lợi tức dự tính của NĐT, chúng ta phải tìm tỷ lệ chiết khấu mà làm cân bằng giữa giá trị thực của trái phiếu với thị giá của nó.
Để tìm tỷ lệ lợi tức dự tính cho một trái phiếu, sử dụng bảng tính giá trị hiện tại được thực hiện bởi phương pháp thử và tìm lỗi.
Chúng ta phải tiếp tục thử những tỷ lệ mới cho đến khi tìm thấy tỷ lệ chiết khấu mà tại đó, giá trị hiện tại của những khoản lợi tức nhận được trong tương lai và giá trị đáo hạn của trái phiếu vừa đúng bằng giá trị thị trường hiện tại của trái phiếu. Nếu tỷ lệ dự tính nằm ở giữa những tỷ lệ trong bảng giá trị hiện tại, cần phải dùng phép nội suy để tìm giá trị giữa những tỷ lệ này.
3. Ý nghĩa
- Đối với tổ chức phát hành: Việc xác định tỷ lệ lợi tức yêu cầu có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định và thực thi chính sách quản trị vốn, chính sách đầu tư bởi tỷ lệ này là thông số quan trọng trong việc xác định lãi suất danh nghĩa khi công ty phát hành trái phiếu mới, đồng thời cũng là cơ sở xác định chi phí vốn đối với nhà phát hành.
- Đối với nhà đầu tư: Việc xác định đúng tỷ lệ lợi tức yêu cầu không chỉ giúp xác định đúng giá trị chứng khoán mà còn giúp họ hoạch định và thực thi chính sách quản lý danh mục đầu tư.
- Đối với chính phủ: tỷ lệ lợi tức yêu cầu của nhà đầu tư là thông số quan trọng trong hoạch định và thực thi chính sách tài chính tiền tệ.
II/ Bình luận
Như ta đã biết thị trường chứng khoán VN là một thị trường chứa đựng nhiều rủi ro, còn nhiều hạn chế như: thong tin chưa hoàn hảo, giá trên thị trường bị thao túng, làm giá, người đầu tư chứng khoán theo tâm lý bầy đàn Do vậy mà chơi chứng khoán không khác nào đánh bạc, độ rủi ro lỗ rất cao. Thị trường chứng khoán chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Do vậy mà tỷ lệ lợi tức yêu cầu của nhà đầu tư là cao, thì mới hấp dẫn dc nhà đầu tư.
VẤN ĐỀ PHỤ :
C1: NĐT cần biết thông tin gì, nguồn đầu tư từ đâu, .phân tích kỹ thuật, cơ bản
a. Khi đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư cần biết thông tin gì:
Thông tin về nền kinh tế và sự tăng trưởng của ngành:
- Tốc độ tăng trưởng.
- Sự biến động của các thị trường liên quan như tiền tệ, vàng, bất động sản.
- Sự biến động của các thị trường vào Việt Nam và các thị trường quốc tế.
- Triển vọng phát triển của ngành và những thách thức.
v.v.v
Thông tin về hoạt động của doanh nghiệp:
- Lịch sử phát triển của công ty, ngành nghề
- Tình hình kinh doanh
- Tình hình tài chính.
- Cổ đông, ban lãnh đạo công ty và kế hoạch phát triển công ty trong tương lai
Thông tin về giao dịch:
- Giá
- Khối lượng
- Chỉ số giá của thị trường
- Mua bán của cổ đông lớn, cổ đông nội bộ, nhà đầu tư nước ngoài.
.v.v
b. Nguồn cung cấp thông tin
Chúng ta có thể tìm từ nhiều nguồn cung cấp thông tin khác nhau nhưng tựu chung lại các nguồn này được chia làm 3 nguồn chính:
- Nguồn từ các cơ quan quản lý nhà nước: Ủy ban chứng khoán, ngân hàng nhà nước, bộ tài chính
- Nguồn từ công ty chứng khoán
- Các nguồn thông tin khác: Phương tiện thông tin đại chúng, internet, các tổ chức mua bán thông tin, các bài nghiên cứu của các tổ chức
c. Phân biệt nhà đầu tư phân tích cơ bản và nhà đầu tư phân tích kĩ thuật
STT
Tiêu chí
Trường phái phân tích cơ bản
Trường phái phân tích kĩ thuật
1
Phương pháp áp dụng
Phân tích cơ bản: Là phương pháp phân tích yếu tố nền tảng từ đó tác động tới giá trị nội tại của cổ phiếu trên thị trường
Phân tích kĩ thuật: biến động giá tìm ra thời điểm và ck đầu tư
2
Cở sở của phân tích
Lịch sử công ty,Bảng khai tài chính, biến động kinh tế vĩ mô ảnh hưởng tới giá chứng khoán mà không quan tâm tới tâm lý nhà đầu tư.
dựa trên phân tích các đồ thị biến động giá phân tích cung cầu mà không quan tâm đến vị thế tài chính của công ty
3
Áp dụng
Trong phân tích dài hạn
Phân tích trong ngắn hạn và trung hạn
C2: đánh giá tính chính xác tt tại VN
Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như bất kỳ thị trường mới nổi nào trên thế giới, hiện tượng thông tin bất cân xứng xảy ra phổ biến trên mọi ngành, lĩnh vực.
· Ngoài các thông tin bắt buộc theo luật định phải công bố thì các doanh nghiệp không chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời. Đặc biệt đối với các công ty có cổ phiếu giao dịch trên thị trường phi chính thức (OTC), tình trạng phổ biến là nhà đầu tư hầu như mù mờ về tình hình làm ăn, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Các thông tin tìm được chủ yếu qua nguồn tin riêng, trên các diễn đàn chứng khoán hoặc tin đồn
· Doanh nghiệp cung cấp thông tin không công bằng đối với các nhà đầu tư: ưu tiên cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư tổ chức mà không công bố rộng rãi. Đến nay, một hiện tượng phổ biến cho thấy các cuộc đấu giá thì người đấu giá thành công chủ yếu là các nhà đầu tư tổ chức. Loại trừ khả năng các nhà đầu tư tổ chức có kinh nghiệm, kỹ năng phân tích và "trường vốn" hơn thì người ta cũng nghi ngờ các nhà đầu tư nhận được nhiều thông tin chất lượng hơn so với các nhà đầu tư cá thể.
· Việc tung tin đồn thất thiệt. Trong thời gian 8 năm hoạt động của thị trường chứng khoán, có không ít tin đồn ảnh hưởng đến uy tín của các công ty niêm yết. Các tin này thường được tung ra trên các diễn đàn chứng khoán (phorum), trên các sàn giao dịch chứng khoán, hoặc được truyền miệng. Do nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm, kỹ năng để kiểm chứng nguồn thông tin, đồng thời do cơ chế thông tin của doanh nghiệp còn yếu kém, chậm chạp nên dẫn đến gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến giá cả cổ phiếu trên thị trường. Trong khi đó, các quy định của Nhà nước về việc xử phạt đối với việc tung tin đồn trên thị trường chứng khoán vẫn còn trong giai đoạn soạn thảo. Cơ chế phát hiện đối với việc tung tin đồn cũng chưa rõ ràng.
· Các cơ quan truyền thông cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ. Đây không phải là hiện tượng phổ biến nhưng khiến cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp không mấy tin cậy vào chất lượng thông tin của các cơ quan báo chí. Ví dụ, thông tin về SGIS "sập sàn" do báo Tiền phong điện tử đăng ngày 12/1/20076. Thực chất là do SGIS chia 3 cổ phiếu thưởng cho 1 cổ phiếu hiện tại nên giá cổ phiếu của công ty giảm tương ứng từ 728.000đ/CP xuống còn 190.000đ/CP. Mặt khác, về nội dung thông tin do cơ quan truyền thông cung cấp, chủ yếu vẫn là tin tức, diễn biến thị trường, chưa có nhiều các thông tin nhận định phân tích mang tính định hướng cho nhà đầu tư và thị trường.
· Ngoài ra còn nhiều hiện tượng khác về việc một số nhà đầu tư làm giá, tạo cung cầu ảo trên thị trường khiến cho giá cả biến động mạnh. Sự thua thiệt thuộc về các nhà đầu tư cá nhân, không có nguồn tin nội bộ, khi muốn mua thì không thể nào tìm được nguồn mua do các nhà đầu tư lớn đã thâu tóm toàn bộ, khi muốn bán thì cũng không thể nào bán được do thị trường bão hòa...
Mặc dù đến nay chưa có những nghiên cứu định lượng nhưng có thể khái quát bức tranh toàn cảnh tình trạng bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam khá hỗn độn. Điều này phù hợp với đánh giá của các chuyên gia về tình trạng thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển quá nóng, không phản ánh thực chất giá trị của doanh nghiệp và cung cầu thị trường.
C3: Trình bày diễn biến giá trên SGDHCM ( lấy trong tờ getreport)
C4: .. SGDHN (..
C5: Nhận định tang trưởng CK VN thời gian tới
- "Tôi đã thấy có khoản đầu tư có thể lên đến nửa tỷ USD chuẩn bị đổ vào thị trường Chúng ta đừng tiếp tục lo ngại về dòng tiền. Quan điểm của chúng tôi là VN-Index sẽ giao dịch quanh mức 650 điểm trong nửa đầu năm 2016. Nhưng nửa cuối năm sau sẽ vượt được qua ngưỡng này và bức phá mạnh mẽ, một phần vì đầu tư từ nước ngoài và kỳ vọng tốt của nhà đầu tư trong nước", ông Fiachra Mac Cana nói.
- Hệ thống khung pháp lý cho thị trường chứng khoán phái sinh bao gồm từ nghị định, thông tư đến các quy chế hướng dẫn. Ngày 5/5/2015, Thủ tướng đã ký ban hành Nghị định số 42/2015/NĐ-CP quy định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh. Dự kiến năm 2016 thị trường phái sinh sẽ xuất hiện ở Việt Nam, đa dạng hoá các phương thức đầu tư cho NĐT VN.
- Nội dung thứ hai liên quan tới sản phẩm. Giai đoạn đầu khi triển khai thị trường, dự kiến chỉ có hai sản phẩm phái sinh cơ bản là: hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số và hợp đồng tương lai dựa trên trái phiếu.
Trong giai đoạn tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục đa dạng hóa, bổ sung các sản phẩm khác theo mức độ phát triển của thị trường phát triển và theo nhu cầu thị trường, ví dụ như quyền chọn, quyền chọn hợp đồng tương lai, hay các chứng khoán phái sinh dựa trên các tài sản cơ sở khác, không phải là chứng khoán.
- nhiều DNNN cổ phần hoá -> sôi động thị trường hơn
- Năm 2016, chọn đầu tư bất động sản, chế tạo, cơ sở hạ tầng
Nhiều ý kiến cho rằng, cổ phiếu của các DN chế tạo, bất động sản, cơ sở hạ tầng sẽ là những lĩnh vực được quan tâm nhất. Đáng chú ý, xu hướng của năm ngoái là sự tăng trưởng nhanh chóng số lượng công ty Việt Nam quay trở lại với khu vực nông nghiệp.
“Việt Nam là một nước xuất khẩu rất lớn các sản phẩm nông sản thô, nhưng giờ đây đã có nhiều sản phẩm chế biến, có giá trị gia tăng cao hơn. Đây là điểm thú vị đối với nền kinh tế cũng như TTCK trong một vài năm tới. Ngành ngân hàng đã có hoạt động tốt trong năm 2015, nửa đầu năm 2016, cổ phiếu ngân hàng sẽ khó tăng mạnh như nửa cuối năm nay, thay vào đó có thể có sự điều chỉnh”, ông Fiachra nói.
Trong lĩnh vực bất động sản, Neil MacGregor, Giám đốc điều hành Savills Việt Nam chia sẻ, 2-3 năm tới, thị trường sẽ rất tốt, giá thuê văn phòng dự kiến tăng, tỷ lệ lấp đầy tăng 3-5% trong năm 2016, 10-15% năm 2017. Bất động sản đang có rất nhiều cơ hội, nhất là với nhà đầu tư ngoại. Thêm vào đó, thị trường văn phòng sẽ có tiềm năng lớn, nhất là tại TP. HCM.
Ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Nam Long nhìn nhận, thị trường bất động sản Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn so với khu vực. Nếu như nhu cầu mỗi năm ở Singapore khoảng 20.000 căn hộ, Thái Lan 50.000 căn thì Việt Nam lên đến 100.000 căn.
Sau thời gian thăng trầm của thị trường, hiện nay các nhà đầu tư rất thận trọng với lĩnh vực này. Các sản phẩm giá trị cao như căn hộ triệu đô trở lên ít và những ai đầu tư vào đây thực tế là mua cơ hội tài chính chứ không phải vì nhu cầu thật. Do vậy, nhà đầu tư nước ngoài hiện không đầu tư trực tiếp vào sản phẩm là căn hộ hay đất, mà đầu tư vào chính doanh nghiệp bất động sản đang ăn nên làm ra, thông qua việc mua sở hữu cổ phần tại các DN này.
C6: trong dự thảo sửa đổi luật, vấn đề nào đc quan tâm ??
Những chính sách định hình TTCK
Năm 2010-2011: Ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán
Nhằm hoàn thiện khung pháp lý, thể chế chính sách cho phát triển thị trường, trong năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 01/2010/NĐ-CP về chào bán cổ phần riêng lẻ; Nghị định 84/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán; Nghị định 85/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.
Hàng loạt văn bản hướng dẫn đã được Bộ Tài chính ban hành như: Thông tư hướng dẫn công bố thông tin trên TTCK; Quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính; Quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí hoạt động chứng khoán áp dụng tại các Sở GDCK và TTLKCK; sửa đổi, bổ sung Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán; sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết tại Sở GDCK Hà Nội.
Ngày 24/11/2010, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011) nhằm khắc phục những vướng mắc trong thực tiễn hoạt động của TTCK và thực tế thi hành Luật Chứng khoán 2006; đảm bảo định hướng phát triển thị trường theo đúng mục tiêu; đồng thời từng bước tiếp cận với quy định và thông lệ quốc tế, cũng như tăng cường sự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.
Theo đó, bổ sung nhiều quy định mới như phạm vi điều chỉnh (bổ sung áp dụng đối với cả chào bán chứng khoán riêng lẻ), các quy định liên quan đến quản trị công ty, công bố thông tin, chào bán chứng khoán ra công chúng, chào mua công khai, các tổ chức kinh doanh chứng khoán
Cũng trong năm 2010, cơ quan quản lý đã chấp thuận cho các Sở GDCK thực hiện thay đổi lớn về cơ chế giao dịch. Sở GDCK TP. HCM thực hiện rút ngắn thời gian khớp lệnh mở cửa, kéo dài thời gian khớp lệnh liên tục và tăng thêm 15 phút cho một phiên giao dịch.
Sở GDCK Hà Nội áp dụng giao dịch trực tuyến trên thị trường giao dịch cổ phiếu niêm yết và mở rộng thời gian giao dịch từ 8h30 đến 15h, thay thế phương thức giao dịch thỏa thuận điện tử bằng phương thức khớp lệnh liên tục trên thị trường UPCoM. TTLKCK đưa vào vận hành hệ thống phần mềm lưu ký mới có khả năng giám sát chi tiết đến từng tài khoản, từ đó có thể phát hiện ngay lập tức hiện tượng bán trước khi chứng khoán về tài khoản.
Năm 2011, cơ quan quản lý tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, chính sách và thể chế cho TTCK. Chính phủ đã ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 85/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Cơ quan quản lý cũng tăng cường công tác kiểm soát rủi ro đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán trên cơ sở áp dụng các chỉ tiêu an toàn tài chính theo Thông tư 226/2010/TT-BTC và tăng cường kiểm tra, giám sát các giao dịch trên thị trường, thanh tra các tổ chức vi phạm để có biện pháp xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 74/2011/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch chứng khoán với nhiều quy định mới thuận lợi hơn cho hoạt động giao dịch và tính thanh khoản của thị trường như: cho phép mỗi nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản; thực hiện các giao dịch ngược chiều (mua, bán) cùng một loại chứng khoán trong ngày giao dịch; cho phép giao dịch vay mua ký quỹ... Ngoài ra, để tạo khung pháp lý và chuẩn bị cho việc thành lập và quản lý quỹ mở, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 183/2011/TT-BTC.
Năm 2012-2013: Xây dựng Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2020 và yêu cầu đặt ra tái cấu trúc TTCK
Trong năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 252/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định số 253/QĐ-TTg phê duyệt Đề án quản lý vốn đầu tư gián tiếp; Quyết định số 1826/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cấu trúc TTCK và các doanh nghiệp bảo hiểm; Chỉ thị 08/CT-TTg về thúc đẩy hoạt động và tăng cường quản lý TTCK nhằm giúp thị trường phát triển lành mạnh, minh bạch, hiệu quả.
Để triển khai các quyết định trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.
Đây là văn bản quan trọng được xây dựng trên cơ sở gộp 3 Nghị định (Nghị định 14/2007/NĐ-CP, Nghị định 84/2010/NĐ-CP và Nghị định 01/2010/NĐ-CP) để đảm bảo văn bản thống nhất, hoàn chỉnh.
Nhiều vấn đề quan trọng trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán được chính thức hóa bằng một văn bản pháp lý với những quy định cụ thể, chi tiết về chào bán chứng khoán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và TTCK. Tiêu chuẩn phát hành, niêm yết cũng được nâng cao về vốn điều lệ niêm yết tối thiểu, bổ sung yêu cầu không có lỗ lũy kế và chỉ tiêu lãi trên vốn chủ sở hữu (ROE) phải tối thiểu 5%.
Trên cơ sở Nghị định số 58/2012/NĐ-CP, hàng loạt Thông tư đã được Bộ Tài chính ban hành, hướng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK; hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng; hướng dẫn việc mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ và một số trường hợp phát hành thêm cổ phiếu của công ty đại chúng; hướng dẫn quản lý giao dịch trái phiếu chính phủ; hướng dẫn hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng; hướng dẫn hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam; hướng dẫn về thành lập và hoạt động của CTCK, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ đóng, quỹ thành viên; sửa đổi, bổ sung Quy chế hành nghề chứng khoán.
Bộ Tài chính cũng ban hành Quyết định số 62/QĐ-BTC phê duyệt Đề án tái cấu trúc các CTCK và bước đầu thực hiện việc sắp xếp, phân loại các CTCK.
Năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2013/NĐ-CP thay thế Nghị định số 85/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.
Để răn đe các hành vi vi phạm, Nghị định quy định mức phạt tiền cao gấp nhiều lần so với trước đó và chế tài xử lý đa dạng hơn như đình chỉ hoạt động niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán từ 1 - 3 tháng, bị buộc hủy bỏ thông tin, cải chính thông tin và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Bên cạnh đó, Nghị định quy định chi tiết mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định giao dịch bị cấm khác như: hành vi giao dịch nội bộ, hành vi gian lận hoặc tạo dựng, công bố thông tin sai sự thật nhằm lôi kéo, xúi giục việc mua, bán chứng khoán và hành vi giao dịch thao túng TTCK.
Nhằm tái cấu trúc thị trường trái phiếu, trong năm 2013, Bộ Tài chính đã phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu đến năm 2020 tại Quyết định số 261/QĐ-BTC, trong đó đề xuất các giải pháp và kế hoạch triển khai cụ thể nhằm thúc đẩy thị trường trái phiếu bao gồm: tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng hóa trái phiếu chính phủ có kỳ hạn từ 10 năm trở lên; củng cố hệ thống nhà đầu tư; hoàn thiện cơ chế và hệ thống giao dịch trái phiếu chính phủ; xây dựng và phát triển hệ thống các nhà tạo lập thị trường.
Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho TTCK, Bộ Tài chính ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK; giám sát giao dịch chứng khoán trên TTCK; hướng dẫn công tác giám sát tuân thủ của UBCK đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán của Sở GDCK, TTLKCK; hướng dẫn về niêm yết chứng khoán sau hợp nhất, sáp nhập nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái cấu trúc các công ty niêm yết qua quá trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp; hướng dẫn giao dịch điện tử trên TTCK; hướng dẫn đăng ký thành lập, tổ chức và hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam...
UBCK ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ như hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho CTCK, công ty quản lý quỹ; hướng dẫn xếp loại CTCK theo tiêu chuẩn CAMEL; quy định chào mua, chào bán trên thị trường trái phiếu chính phủ; hướng dẫn quản lý, giám sát, kiểm tra các công ty quản lý quỹ... UBCK cũng đã chấp thuận cho các Sở GDCK kéo dài thời gian giao dịch và triển khai nhiều lệnh mới.
Năm 2014-2015: Chuẩn bị các bước để xây dựng TTCK phái sinh và đẩy nhanh quá trình IPO DNNN gắn với niêm yết
Với quan điểm xây dựng TTCK phái sinh theo mô hình tập trung, hoạt động thống nhất dưới sự quản lý của Nhà nước, không để TTCK phái sinh tự do hình thành và hoạt động tự phát, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 366/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển TTCK phái sinh tại Việt Nam.
Nhằm tạo dựng hành lang pháp lý ban đầu cho vận hành TTCK phái sinh, ngày 5/5/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và TTCK phái sinh. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng mở đường cho TTCK phái sinh tại Việt Nam phát triển trong thời gian tới, góp phần hỗ trợ cho TTCK cơ sở phát triển ổn định, vững chắc, từ đó tăng sức cạnh tranh và thu hẹp dần khoảng cách giữa TTCK Việt Nam với thế giới.
Bên cạnh đó, để đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa 432 DNNN trong giai đoạn 2014 - 2015, Chính phủ ban hành Nghị quyết 15/NQ-CP và Quyết định 51/2014/QĐ-TTg với những giải pháp cụ thể và đột phá, gắn cổ phần hóa DNNN với đăng ký giao dịch và niêm yết trên sàn chứng khoán trong thời hạn 90 ngày. Nhằm triển khai thành công Quyết định 51/QĐ-TTg, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 01/2015/TT-BTC hướng dẫn đăng ký giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết, tạo hành lang pháp lý bắt buộc các công ty đại chúng hình thành từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước lên đăng ký đại chúng, nhằm nâng cao tính minh bạch, cải thiện thanh khoản cho hàng hóa trên thị trường.
Văn bản hướng dẫn hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán đã được ban hành nhằm tăng cường quản lý rủi ro cho hoạt động thanh toán giao dịch chứng khoán trên toàn thị trường, đảm bảo an toàn cho hệ thống thanh toán chứng khoán và quyền lợi của các thành viên tham gia hệ thống.
Bộ Tài chính tiếp tục ban hành văn bản hướng dẫn về phí bán đấu giá cổ phần và các loại chứng khoán; về phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán; chế độ tài chính đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán; hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho CTCK, tạo hành lang pháp lý để CTCK tiếp cận dần với việc xác định giá trị hợp lý của các khoản đầu tư nhằm phản ánh đúng thực trạng tài chính của công ty. Công tác tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán đã đạt được kết quả tốt, từ 105 CTCK trước đây hiện đã thu hẹp còn 81 công ty.
Bên cạnh đó, UBCK ban hành các quyết định về phương pháp tính khoản thu trái pháp luật từ việc thực hiện hành vi thao túng giá chứng khoán và giao dịch nội bộ; quy chế hợp nhất CTCK; quy trình thẩm định và giám sát công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán; quy chế hướng dẫn công ty đại chúng sử dụng hệ thống công bố thông tin. Đồng thời, chấp thuận ban hành 8 quy chế nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tổ chức giao dịch thanh toán bù trừ đối với quỹ ETF của Sở GDCK TP. HCM, Sở GDCK Hà Nội, TTLKCK, tạo ra sản phẩm mới cho TTCK.
Hiện cơ quan quản lý đang tích cực hoàn thiện khung pháp lý thông qua việc sửa đổi, bổ sung Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán; xây dựng văn bản mới hướng dẫn về giao dịch chứng khoán, công bố thông tin, chế độ kế toán áp dụng đối với quỹ ETF, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư bất động sản; sửa đổi, bổ sung một số văn bản khác và tiếp tục nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới như chứng quyền (covered warrant), các sản phẩm trái phiếu mới, bộ chỉ số tổng hợp của thị trường, chỉ số trái phiếu. Bên cạnh đó, UBCK đẩy mạnh việc triển khai tái cấu trúc TTCK trên 4 trụ cột là tái cấu trúc hàng hóa, tổ chức kinh doanh chứng khoán, các Sở GDCK và cơ sở nhà đầu tư.
Kết luận
Kể từ khi TTCK Việt Nam được xây dựng và đi vào hoạt động đến nay, cơ chế, chính sách phát triển chứng khoán luôn được xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, phù hợp trong từng giai đoạn, từng bước tiếp cận với thông lệ quốc tế. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng giúp TTCK Việt Nam ngày càng phát triển ổn định, vững chắc và trở thành kênh huy động vốn quan trọng đối với nền kinh tế.
C7: quản lý nhà nước về TTCK
Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán được thể hiện trên những phương diện sau:
Thứ nhất: Quản lý của Chính phủ
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Thứ hai: Quản lý của Bộ Tài chính
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển thị trường chứng khoán;
- Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
- Chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển thị trường chứng khoán và các chính sách, chế độ để quản lý và giám sát hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Thứ ba: Quản lý của các bộ
Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Thứ tư: Quản lý của Ủy ban nhân dân các cấp
Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán tại địa phương.
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
(Quyết định số 112/2009/QĐ-TTg ngày 11/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ)
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:
- Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
- Chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:
- Dự thảo thông tư và các văn bản khác về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
- Kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán hàng năm.
3. Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
4. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
6. Cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; chấp thuận những thay đổi liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.
7. Quản lý, giám sát hoạt động của các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán và các tổ chức phụ trợ; tạm đình chỉ hoạt động giao dịch, hoạt động lưu ký của các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán trong trường hợp có dấu hiệu ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; chấp thuận các quy định, quy chế của các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán; chấp thuận việc đưa vào giao dịch các loại chứng khoán mới, thay đổi và áp dụng phương thức giao dịch mới, đưa vào vận hành hệ thống giao dịch mới.
8. Thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.
9. Thực hiện công tác thống kê, dự báo về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; tổ chức quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
10. Tổ chức nghiên cứu khoa học; tổ chức, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý chứng khoán và nhân viên hành nghề chứng khoán; phổ cập kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho công chúng.
11. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
12. Hướng dẫn các tổ chức hiệp hội chứng khoán thực hiện mục đích, tôn chỉ và Điều lệ hoạt động của hiệp hội; kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật của các hiệp hội chứng khoán theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
13. Thực hiện chế độ báo cáo về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
14. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật; thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.
15. Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
16. Quản lý kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác, tài sản được giao; thực hiện chế độ tự chủ về biên chế và kinh phí hoạt động theo quy định của cấp có thẩm quyền.
17. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.
Câu 26: bình luận về hoạt động môi giới của công ty chứng khoán việt nam hiện nay
Nghiệp vụ môi giới là một trong những nghiệp vụ cơ bản của các công ty chứng khoán. Với sự xuất hiện của 1 số lượng lớn các công ty chứng khoán, hoạt động môi giới ck đã có nhiều biến đổi so với những ngày đầu.
Ưu: _ số lượng ngày càng tăng của các ctck cho phép các nhà đầu tư có sự đa dạng trong lựa chọn
_ Sự chuyên nghiệp hóa trong hoạt động môi giới tại nhiều công ty chứng khoán đang dần được nâng cao theo hướng gần với mô hình của các thị trường chứng khoán phát triển.
_ một số cty đã có sự phân chia nhóm khách hàng để nâng cao chất lượng tư vấn
Nhược:
_ Thị phần môi giới nằm chủ yếu ở các cty lớn và hoạt động lâu năm
_ Công ty chứng khoán thuộc ngân hàng có ưu thế hơn so với công ty chứng khoán độc lập do tận dụng các nguồn lực sẵn có, (2 trong 3 cty dẫn đầu thị phần là cty chứng khoán thuộc NH)
_ Nghiệp vụ môi giới có phần chững lại trong thời gian gần đây, đóng góp phần nhỏ vào tổng doanh doanh
_ Có khả năng xảy ra những rủi ro đạo đức khi ctck sử dụng tài khoản của khách hàng để tự doanh
Mặc dù số công ty chứng khoán (CTCK) giảm doanh thu môi giới chiếm đa số trong quý 2/2015 nhưng sự tăng trưởng mạnh ở mảng này tại một số CTCK lại là nhân tố chính giúp doanh thu môi giới toàn khối tăng trưởng so với cùng kỳ.
Theo thống kê của Vietstock, tính tới thời điểm ngày 28/07/2015, đã có 76/105 CTCK công bố BCTC quý 2/2015. Tổng doanh thu môi giới của nhóm này đạt gần 687 tỷ đồng, tăng hơn 119 tỷ đồng, tương ứng 21% so với quý 2/2014 và chiếm tỷ trọng hơn 28% trong cơ cấu doanh thu của các CTCK này.
Hơn 62% CTCK có doanh thu môi giới giảm
Tuy tổng doanh thu môi giới gia tăng nhưng xét sâu vào nhóm 76 công ty này thì số lượng công ty có doanh thu môi giới giảm lại chiếm ưu thế với 47 công ty, tương ứng tỷ lệ hơn 62%. Trong số này hầu hết là các CTCK nhỏ như CTCK Bảo Minh (BMSC) với mức giảm 93% và giá trị ròng cũng chỉ 19 triệu đồng, CTCK Phú Gia (PGSC) chỉ 776 triệu đồng, giảm 80%...
Bên cạnh các CTCK nhỏ, trong quý 2/2015 doanh thu môi giới của một số CTCK có vốn hóa lớn hay thậm chí nằm trong top 10 thị phần môi giới trên hai sàn cũng suy giảm đáng kể. Tiêu biểu trong nhóm này có thể thấy ở CTCK Đại Dương (OCS) đạt 4.4 tỷ đồng, giảm 67% cùng kỳ; CTCK VNDirect (VND), CTCK Ngân hàng ACB (ACBS) hay CTCK Vietcombank (VCBS), với mức suy giảm lần lượt 15%, 20% và gần 28% về 32 tỷ đồng, 25 tỷ đồng và 16 tỷ đồng. Trong đó, VND và ACBS đứng thứ 5 và 6 về thị phần môi giới trên HOSE.
Trong quý 2/2015, “ông lớn” CTCK Thành phố Hồ Chí Minh (HCM) đứng thứ 2 về thị phần môi giới trên HOSE, đứng thứ 3 về thị phần môi giới trên HNX và có vốn điều lệ đạt gần 1,273 tỷ đồng cũng suy giảm nhẹ doanh thu môi giới khi chỉ đạt 63.7 tỷ đồng.
Kết thúc quý 2/2015 công ty mẹ VCSC thu về gần 172 tỷ đồng doanh thu môi giới, tăng mạnh 142% so với quý 2/2015 và vươn lên đứng đầu về doanh thu môi giới toàn khối. VCSC cũng là đơn vị đóng góp mức tăng 101 tỷ đồng trong tổng 119 tỷ đồng toàn khối và là nhân tố tác động mạnh nhất đến mức tăng chung của các CTCK.
Bên cạnh VCSC, một nhân tố khác là CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS) cũng góp phần đáng kể vào mức tăng của toàn nhóm. Kết thúc quý 2/2015, SHS thu về hơn 30 tỷ đồng doanh thu môi giới, tăng gần 135% so với cùng kỳ và vươn lên đứng vị trí thứ 5 trong khối.
Câu 27. bình luận về hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán việt nam hiện nay?
Tự doanh ck luôn là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các công ty ck và càng được chú trọng trong thời gian gần đây. Với trình độ chuyên môn và cơ sở vật chất ngày càng được nâng cao, hiệu quả của hoạt động tự doanh ck ngày càng được tăng mạnh. Trên thị trường VN, ACBS là cty tự doanh nhiều trái phiếu nhất, còn AGR là cty tự doanh lượng trái phiếu lớn nhất.
nhược điểm:
_ vẫn tồn tại 1 số nhược điểm trong hoạt động tự doanh, như khi ctck sử dụng tài khoản môi giới của khách hàng để tự doanh sinh lợi cho chính mình
_ thị trường ck có những biến động rất khó lường, vì thế nếu không có chiến lược tự doanh hợp lí sẽ rất dễ đến thua lỗ, không đảm bảo khả năng hoạt động của cty.
trong quý 3/2014 có 56 công ty có doanh thu từ mảng tự doanh (thấp hơn con số 60 công ty cùng kỳ) với tổng doanh thu đạt hơn 747.6 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số này có rất nhiều công ty chứng khoán vừa và nhỏ với mức tăng rất mạnh góp phần đưa doanh thu chung tăng trưởng.
Doanh thu tự doanh CTCK nhỏ tăng vọt và hiện tượng SHS
Tính riêng trong quý 3/2014, 24 công ty có mức tăng ở mảng doanh thu tự doanh tính bằng lần. Trong đó có những công ty với mức tăng lên đến vài chục lần hay gần cả trăm lần như CTCK Thành Công), CTCK Sen Vàng CTCK Apec hay CTCK ngân hàng Đông Á (DASE), tuy nhiên, xét về giá trị, doanh thu tự doanh của các công ty này không cao. Hầu hết đều nâng doanh thu tự doanh từ hàng triệu hay chục triệu lên đến hàng tỷ đồng trong quý 3/2014.
Riêng GLS, doanh thu tự doanh ở mức gần 4.3 tỷ đồng, chiếm gần trọn cơ cấu doanh thu trong quý 3. Đơn vị này đang trong quá trình sáp nhập vào CTCK Apec thông qua hình thức hoán đổi cổ phần.
Top 10 CTCK có doanh thu tự doanh tăng cao nhất
Đáng chú ý trong danh sách Top 10 công ty có tăng trưởng doanh thu tự doanh mạnh nhất là SHS,VDS, VIXError! Hyperlink reference not valid. và Error! Hyperlink reference not valid.. Kết thúc quý 3/2014, mảng tự doanh của CTCK Sài Gòn – Hà Nội (HNX: SHS) đứng ở vị trí thứ 5 khi đạt gầ 49 tỷ đồng, tăng gần 6.5 lần so với cùng kỳ và chiếm gần 44% trong cơ cấu doanh thu. Lũy kế 9 tháng đầu năm thu về hơn 124 tỷ đồng, tăng 3.4 lần so với 9 tháng đầu năm 2013 và chiếm gần 49% trong cơ cấu doanh thu 9 tháng.
Tính đến 30/09, khoản đầu tư ngắn hạn của SHS tăng mạnh gần 72% lên gần 583 tỷ đồng so với đầu năm và hầu như hoàn toàn đầu tư vào chứng khoán niêm yết. Tuy nhiên, khoản dự phòng giảm giá chứng khoán ngắn hạn chỉ hơn 18 tỷ đồng, giảm 79% so với đầu năm.
SHS đã tạo được điểm nhấn đáng chú ý và cũng là hiện tượng mới trong nhóm các CTCK với sự gia tăng đều tại nhiều mảng doanh thu như môi giới (nằm trong top 10), tư vấn (nằm trong top 3) và mảng tự doanh cũng không ngoại lệ.
CTCK Sài Gòn thể hiện vị trí “độc tôn” về doanh thu tự doanh trong quý 3/2014 khi thu về gần 196 tỷ đồng ở mảng này. Con số này chiếm hơn ¼ tổng doanh thu của 56 công ty có doanh thu tự doanh trong quý 3/2014 và cao gần gấp 3 lần so với công ty đứng thứ hai.
Mức doanh thu tự doanh này chiếm gần 46% trong cơ cấu doanh thu quý 3/2014 của SSI. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu tự doanh đạt hơn 705 tỷ đồng, chiếm hơn 54% trong cơ cấu doanh thu 9 tháng.
Tính đến 30/09, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của SSI đạt hơn 2,638 tỷ đồng, tăng 111% so với đầu năm. Trong đó, chứng khoán thương mại chỉ hơn 103 tỷ đồng và còn lại là đều là tiền gởi có kỳ hạn trên 3 tháng.
Khoản dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn của SSI tính đến 30/09 gần 46 tỷ đồng, tăng gần 9% so với đầu năm và hầu như toàn bộ đều là những cổ phiếu chưa niêm yết. Trích dự phòng lớn nhất nằm ở CTCP Phân lân Văn Điền với gần 27 tỷ đồng.
Mặc dù cũng gia tăng doanh thu ở mảng tự doanh nhưng so với một số đơn vị khác mảng tự doanh của CTCK Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE: HCM) trong quý 3/2014 thậm chí còn không nằm trong top 5 đơn vị có giá trị doanh thu lớn nhất.
Kết thúc quý 3/2014, mảng tự doanh của HCM thu về gần 46 tỷ đồng, tăng gần 93% so với quý 3/2013 và chiếm hơn 21% trong cơ cấu doanh thu quý 3. Lũy kế 9 tháng đầu năm, mảng tự doanh đem về hơn 177 tỷ đồng, tăng gần 116% so với 9 tháng đầu năm 2013 và chiếm gần 28% cơ cấu doanh thu 9 tháng.
Khoản đầu tư tư tài chính của HCM tính đến 30/09 là 437 tỷ đồng, tăng gần 10% so với đầu năm. Khác với SSI, khoản đầu tư của HCM đều vào cổ phiếu, trong đó, cổ phiếu niêm yết đạt hơn 257 tỷ đồng với nhiều mã có cơ bản tốt Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn của HCM hơn 52.6 tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm, trong đó, dành cổ phiếu niêm yết là gần 177 tỷ đồng. HPG được trích lập nhiều nhất với gần 43 tỷ đồng.
Cũng là một đơn vị có tiếng trong nhóm các CTCK nhưng khác với SSI và HCM, CTCK Bản Việt (VCSC) lại suy giảm doanh thu ở mảng tự doanh trong quý 3/2014. Kết thúc quý 3, VCSC chỉ thu về hơn 20 tỷ đồng doanh thu tự doanh, giảm gần 43% so với quý 3/2013. Tuy nhiên do hai quý đầu năm đều gia tăng nên lũy kế 9 tháng đầu năm doanh thu tự doanh đạt gần 100 tỷ đồng, tăng gần 41% so với 9 tháng đầu năm 2013 và chiếm hơn 23% trong cơ cấu doanh thu 9 tháng.
Tính đến 30/09, khoản đầu tư ngắn hạn của VCSC tăng gần 2.5% so với đầu năm lên mức 2,189 tỷ đồng. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn gần 110 tỷ đồng, tăng gần 10%.
Bên cạnh đó, một số công ty khác như CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HOSE:, CTCK Thiên Việt CTCK Vietcombank hay CTCK MBcũng có kết quả kinh doanh mảng tự doanh quý 3 gia tăng mạnh và đóng góp không nhỏ trong cơ cấu doanh thu tự doanh chung trong quý 3/2014.
Câu 28. bình luận về bảo lãnh phát hành của công ty chứng khoán việt nam hiện nay
Bảo lãnh phát hành là một nghiệp vụ quan trọng trên ttck, đặc biệt đối với 1 ttck đang phát triển như ở VN. Đây cũng là nghiệp vụ đem lại lợi nhuận lớn cho các cty ck. Tuy nhiên ở VN hiện nay, đa phần các công ty chứng khoán mới chỉ triển khai hoạt động nhiều trong việc bảo lãnh trái phiếu chính phủ do có độ rủi ro thấp, còn việc bảo lãnh phát hành cổ phiếu của các ctcp thì còn rất hạn chế và chỉ tập trung bảo lãnh các cty lớn. Điều này cũng dễ hiểu do sự hạn chế về thông tin cũng như tính rủi ro còn rất cao trong ttck VN.
Về thành tựu, 1/2007, ABBANK được tạp chí Asia Money bình chọn là nhà phát hành trái phiếu công ty bản tệ tốt nhất châu Á.
Bảo lãnh phát hành là một nghiệp vụ rất quan trọng trên TTCK, là bà đỡ cho việc huy động vốn của các doanh nghiệp, từ đó giúp TTCK thực hiện được chức năng căn bản đầu tiên là dẫn vốn cho nền kinh tế. Đồng thời, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành với sự tham gia của các CTCK và tổ chức đầu tư chuyên nghiệp sẽ góp phần phân bổ nguồn vốn từ lĩnh vực kém hiệu quả sang lĩnh vực hiệu quả, bởi mức độ rủi ro cao nên các nhà bảo lãnh chỉ nhận bảo lãnh cho các chứng khoán có hiệu quả đầu tư.
Đối với các CTCK, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là một trong những nghiệp vụ cốt lõi, đóng góp lớn vào doanh thu của hoạt động dịch vụ ngân hàng đầu tư. Tuy nhiên, hiện tại, nghiệp vụ này gần như biến mất khỏi hầu hết các CTCK và chỉ có một số ít CTCK là có ghi nhận doanh thu tốt từ mảng bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Theo đánh giá của giới phân tích, với mức giảm giá trung bình của nhiều cổ phiếu trong các đợt sụt giảm lên tới 25 - 50%, thì với mỗi thương vụ bảo lãnh, theo mức hệ số 80%, các CTCK sẽ phải trích lập dự phòng khoảng 12 - 16% đối với số cổ phiếu chưa phân phối hết. Đây là khoản trích lập dự phòng không hề nhỏ.
CTCK Vietcombank (VCBS) là cái tên đầu tiên được nhắc tới trong mảng nghiệp vụ bảo lãnh phát hành. Những năm trước, VCBS thường xuyên hiện diện trong các thương vụ phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn như FLC, KLF
Năm nay, VCBS tiếp tục thực hiện các thương vụ bảo lãnh phát hành cổ phiếu (cho HAI) và bảo lãnh phát hành trái phiếu (cho Masan, Sungroup, Vneco). Tuy nhiên, các thương vụ này chủ yếu được thực hiện trong nửa đầu năm, VCBS ghi nhận doanh thu bảo lãnh phát hành 68,1 tỷ đồng, chiếm gần một nửa tổng doanh thu trong kỳ. Quý III/2015, VCBS không ghi nhận doanh thu từ nghiệp vụ này.
Theo ghi nhận của Đầu tư Chứng khoán, ngoài VCBS, có 3 CTCK khác ghi nhận doanh thu tốt từ mảng tư vấn và bảo lãnh phát hành. Cụ thể, doanh thu tư vấn của CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) trong quý II/2015 đạt trên 23 tỷ đồng, tăng hơn 107%; 6 tháng đầu năm tăng 140% so với cùng kỳ năm trước. Tương tự, doanh thu tư vấn của CTCK VPBank (VPBS) trong 6 tháng đầu năm 2015 đạt 32,4 tỷ đồng, tăng gần 70%.
Đối với CTCK Kỹ thương (TechcombankSc), công ty này trước đây ghi nhận các khoản doanh thu từ tư vấn, bảo lãnh phát hành vào mục “doanh thu tư vấn”, nhưng trong quý II/2015 đã tách biệt hai khoản doanh thu này. Theo đó, doanh thu tư vấn đạt 1,1 tỷ đồng, doanh thu bảo lãnh phát hành chứng khoán đạt 45 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng 2 khoản này chỉ bằng một nửa của quý II năm trước.
Câu 29. bình luận về hoạt động tư vấn của công ty chứng khoán việt nam hiện nay
Đây là hoạt động đem lại con số doanh thu thấp nhất trong các nghiệp vụ của ctck nhưng cũng đồng thời là hoạt động có những đóng góp tích cực và rõ rệt cho sự phát triển của thị trường chứng khoán VN. Xuất phát từ việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho các nhà đầu tư trong những ngày đầu thành lập, hoạt động tư vấn của các ctck giờ đây đã chuyên sâu hơn rất nhiều: tư vấn phát hành thêm cổ phiếu, tư vấn tái cấu trúc tài chínhvà tham gia mạnh mẽ vào quá trình cổ phần hoá qua các hoạt động như tư vấn cổ phần hoá, định giá doanh nghiệp.
Đáng chú ý thời gian gần đây là việc các ctck tư vấn phát hành bổ sung cổ phiếu cho các ngân hàng TM nhằm huy động thêm vốn, đảm bảo đáp ứng vốn điều lệ 3000 tỷ.
(năm 2014) Trong khi dịch vụ môi giới chứng khoán luôn được HOSE và HNX công bố thị phần hàng quý và luôn có một cuộc đua giành thị phần giữa các công ty trong TOP 10, thì dịch vụ tư vấn tại các công ty chứng khoán diễn ra khá âm thầm.
Chỉ khi một hợp đồng tư vấn được thực hiện hay một giao dịch được hoàn thành, công ty đóng vai trò tư vấn mới được chú ý. Và kết quả kinh doanh hàng quý, năm là nơi phản ánh rõ ràng nhất hiệu quả hoạt động của mảng kinh doanh này tại các công ty chứng khoán.
Cùng với sự phát triển đa dạng của các dịch vụ tư vấn tài chính, bộ phận tư vấn tại nhiều công ty chứng khoán hiện nay được đặt dưới cái tên “Dịch vụ ngân hàng đầu tư”. Trong đó, các công ty chứng khoán cung cấp từ huy động vốn bằng trái phiếu, cổ phiếu đến các thương vụ M&A hay các dịch vụ tư vấn cổ phần hóa, niêm yết, quan hệ cổ đông
Kết quả năm 2014 từ 16 công ty chứng khoán lớn trên thị trường cho thấy Tecombank Securites vượt trội các tên tuổi còn lại với doanh thu tư vấn 228 tỷ đồng. Con số này gấp đôi doanh thu tư vấn của Bản Việt và gấp 10 lần SSI.
Một công ty chứng khoán khác, không nổi trội trong mảng môi giới nhưng có doanh thu tư vấn 80 tỷ trong năm 2014, vượt xa SSI và HSC là VPBank Securites. Năm ngoái doanh thu của công ty này còn đạt 100 tỷ đồng.
Techcombank Securities và VPB Securities đều là công ty này con, do ngân hàng mẹ nắm giữ 100% vốn. Do đó, có thể được lựa chọn là công ty tư vấn phát hành trong các vụ cấp vốn cho doanh nghiệp bằng trái phiếu của các ngân hàng. Đây sẽ là nguồn doanh thu tư vấn lớn cho hai công ty này.
Trong khi đó VCSC, với lợi thế rất lớn về khách hàng và luôn được đánh giá cao trong hoạt động dịch vụ ngân hàng đầu tư chỉ đạt 89 tỷ đồng doanh thu. Báo cáo của VCSC cho biết, năm 2013, công ty này từng chiếm 23% thị phần huy động vốn cổ phần và 8,8% thị phần huy động vốn trái phiếu.
Tiếp theo là BSC, công ty giành được các hợp đồng tư vấn trong các vụ IPO các công ty lớn nhất năm như Vietnam Airlines, Vinatex cũng chỉ đạt 48 tỷ doanh thu.
SHS, với hàng loạt các hợp đồng tư vấn IPO cho các doanh nghiệp ngành Xây dựng và các hợp đồng tư vấn thoái vốn ngoài ngành lên đến 1.250 tỷ chỉ đạt doanh thu 53 tỷ đồng.
Trong nhóm những công ty có doanh thu tư vấn lớn còn có Thiên Việt, công ty này sở hữu một danh mục các thương vụ M&A tiêu biểu trị giá nửa tỷ USD. Năm 2014, TVS tư vấn cho IFC và nhóm nhà đầu tư nước ngoài rót 22 triệu USD vào công ty bất động sản Nam Long.
Hai công ty SSI và HSC bị bỏ xa trong bảng xếp hạng doanh thu tư vấn khi chỉ đạt lần lượt 21 tỷ và 12 tỷ trong năm nay. Khoản này cũng đóng góp rất nhỏ (chỉ 1%) trong tổng doanh thu của hai công ty này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nvt_de_cuong_ttck_9655.docx