Tổng hợp đề thi cán bộ công chức 2005 - 2006 - Quản lý nhà nước

Tổng hợp đề thi cán bộ công chức 2005 - 2006 - quản lý nhà nướcTổng hợp tài liệu cực hữu ích Bao gồm tài liệu ôn thi, đề thi trắc nghiệm, đề thi tiếng anh trong thi tuyển công chức - quản lý nhà nước, đề thi tin học Tổng hợp đầy đủ hết cho cán bộ thi công chức Đề thi số 1 (BN-HP) Câu 1: Những nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước (QLNN) về kinh tế ở nước ta hiện nay? Bài làm: Việc quản lý nhà nước (QLNN) về kinh tế ở nước ta hiện nay bao gồm các nội dung cơ bản sau đây: 1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế Những nội dung và phương pháp cụ thể của việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước nói chung, bộ máy QLNN về kinh tế nói riêng, đã có các chuyên đề, môn học khác trình bày. 2. Xây dựng phương hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Cụ thể là: - Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. - Xây dựng hệ thống chính sách, tư tưởng chiến lược để chỉ đạo việc thực hiện các mục tiêu đó. Chuyên đề 16 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ A.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ 1.NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VIỆT NAM Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một kiểu tổ chức nền kinh tế mà trong đó, sự vận hành của nó vừa tuân theo những nguyên tắc và quy luật của bản thân hệ thống kinh tế thị trường, lại vừa bị chi phối bởi những nguyên tắc và những quy luật phản ánh bản chất xã hội hoá-xã hội chủ nghĩa. Do đó, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vừa mang tính chất chung, phổ biến đó là “tính kinh tế thị trường” vừa mang tính đặc thù đó là “tính định huớng XHCN”. 1.Kinh tế thị trường: 1.1. Đặc trưng của kinh tế thị trường a- Khái niệm kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, ở đó thị trường quyết định về sản xuất và phân phối. Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế, mà trong đó, cá nhân người tiêu dùng và các nhà sản xuất-kinh doanh tác động lẫn nhau thông qua thị trường để xác định những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Trong nền kinh tế thị trường, thị trường quyết định phân phối tài nguyên cho nền sản xuất xã hội. b- Đặc trưng của kinh tế thị trường. - Một là, quá trình lưu thông những sản phẩm vật chất và phi vật chất từ sản xuất đến tiêu dùng phải được thực hiện chủ yếu bằng phương thức mua-bán. Sở dĩ có sự luân chuyển vật chất trong nền kinh tế là do có sự phân công chuyên môn hoá trong việc sản xuất ra sản phẩm xã hội ngày càng cao, cho nên sản phẩm trước khi trở thành hữu ích trong đời sống xã hội cần được gia công qua nhiều khâu chuyển tiếp nhau. Bên cạnh đó, có những người, có những doanh nghiệp, có những ngành, những vùng sản xuất dư thừa sản phẩm này nhưng lại thiếu những sản phẩm khác, do đó giữa chúng cũng cần có sự trao đổi cho nhau. Sự luân chuyển vật chất trong quá trình sản xuất có thể được thực hiện bằng nhiều cách: Luân chuyển nội bộ, luân chuyển qua mua-bán. Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm được sản xuất ra chủ yếu để trao đổi thông qua thị trường. Câu 10. Trình bày nội dung cơ bản về kỹ thuật điều hành công sở. Liên hệ thực tế, chỉ ra những tồn tại hiện nay và nêu lên những giải pháp để nâng cao hiệu quả điều hành công sở ? Công sở là nơi giao tiếp với công dân, nơi tổ chức công việc chung phục vụ nhân dân, phục vụ các cơ quan nhà nước thực thi công vụ, là hình ảnh nhìn thấy được của chính quyền nhà nước trong quá trình hoạt động của mình theo chức năng và nhiệm vụ được giao. Nội dung cơ bản về kỹ thuật điều hành công sở là: - Thiết kế và phân tích công việc: Nhằm xác định cơ cấu công việc, trách nhiệm, yêu cầu về trình độ của từng vị trí công việc trong công sở. Từ đó quyết định một cách chính xác việc bố trí các nguồn nhân lực, các phương tiện cần thiết, cung cấp tài chính, đưa ra các quyết định điều hành thích hợp, công việc được thiết kế khoa học thì quản lý sẽ thuận lợi. Câu 1 : Mô tả hệ thống, chức năng và phương hướng CC bộ máy HCNN 1 Khái niện Hành chính NN là hoạt động cuỉa các cơ quan thực thi quyền lực NN để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống Xh theo PL . Đó là CP và cơ quan chính quyền các cấp, không kể các tổ chức NN nhưng không nằm trong các cơ quan quỳen lực như DN và đơn vị sự nghiệp . Bộ máy HCNN được thiết lập để thực thi quyền hành pháp (quyền thi PL) . Để thi hành PL, các cơ quan thuộc bộ máy HCNN theo sự qui định của PL có quyền lập quy và quyền hành chính . - Quyền lập quy là quyền ban hành các VB pháp huy (VB dưới luật) để cụ thể hoá luật, thực hiện luật nhằm điều chỉnh những quan hệ KT-XH thuộc phạm vi quyền HP . - Quyền hành chính là quyền tổ chức ra bộ máy , tổ chức, điều hành các hoạt dộng KT-XH, đưa pháp luạt vào đời sống nhằm gìn giữ trật tự an ninh xã hội, phục vụ lợi ích công dân, bảo đảm dân sinh và giải quyết các vấn đề XH và SD có hiệu quả nguồn tài chính và công sản để phát triển Các cơ quan HCNN gôm Chính phủ, các bộ, cơ quan ngan bộ, cơ quan thuộc chính phủ, các UBND các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Xét về cấp quản lý gồm : -tổ chức bộ máy hành chính ở TW và Bộ máy HC ở địa phương

doc8 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2907 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp đề thi cán bộ công chức 2005 - 2006 - Quản lý nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi công chức năm 2005: Đề thi số 1 (BN-HP) Câu 1: Những nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước (QLNN) về kinh tế ở nước ta hiện nay? Bài làm: Việc quản lý nhà nước (QLNN) về kinh tế ở nước ta hiện nay bao gồm các nội dung cơ bản sau đây: Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế Những nội dung và phương pháp cụ thể của việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước nói chung, bộ máy QLNN về kinh tế nói riêng, đã có các chuyên đề, môn học khác trình bày. Xây dựng phương hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Cụ thể là: - Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. - Xây dựng hệ thống chính sách, tư tưởng chiến lược để chỉ đạo việc thực hiện các mục tiêu đó. Xây dựng pháp luật kinh tế 3.1. Tầm quan trọng của việc xây dựng pháp luật trong hệ thống các hoạt động QLNN về kinh tế Hoạt động này có tác dụng: - Tạo cơ sở để công dân làm kinh tế. - Pháp luật và thể chế là điều kiện tối cần thiết cho một hoạt động kinh tế- xã hội. 3.2. Các loại pháp luật kinh tế cần được xây dựng Hệ thống pháp luật kinh tế gồm rất nhiều loại. Về tổng thể, hệ thống đó bao gồm hai loại chính sau: - Hệ thống pháp luật theo chủ thể hoạt động kinh tế như Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Hợp tác xã, Luật doanh nghiệp tư nhân và công ty,v.v… Loại hình pháp luật này thực chất là Luật tổ chức các đơn vị kinh tế, theo đó, sân chơi kinh tế được xác định trước các loại chủ thể tham gia cuộc chơi do Nhà nước làm trọng tài. - Hệ thống pháp luật theo khách thể như Luật Tài nguyên môi trường, được Nhà nước đặt ra cho mọi thành viên trong xã hội, trong đó chủ yếu là các doanh nhân, có tham gia vào việc sử dụng các yếu tố nhân tài, vật lực và tác động vào môi trường thiên nhiên. 4. Tổ chức hệ thống các doanh nghiệp 4.1. Tổ chức và không ngừng hoàn thiện tổ chức hệ thống doanh nghiệp nhà nước cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển của đất nước, bao gồm; - Đánh giá hệ thống doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hiện có, xác định những mặt tốt, mặt xấu của hệ thống hiện hành. - Loại bỏ các mặt yếu kém bằng phương thức thích hợp: cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê, giao,vv… - Tổ chức xây dựng mới các DNNN cần thiết. - Củng cố các DNNN hiện còn cần tiếp tục duy trì nhưng yếu kém về mặt này, mặt khác, nâng cấp để các DNNN này ngang tầm vị trí được giao. 4.2. Xúc tiến các hoạt động pháp lý và hỗ trợ để các đơn vị kinh tế dân doanh ra đời - Thực hiện các mặt về pháp luật cho các hoạt động của doanh nhân trên thương trường: xét duyệt, cấp phép đầu tư, kinh doanh,vv… - Thực hiện các hoạt động hỗ trợ về tư pháp, thông tin, phương tiện,vv… 5. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cho mọi hoạt động kinh tế của đất nước - Xây dựựng quy hoạch, thiết kế tổng thể, thực hiện các dự án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng của nền kinh tế. - Tổ chức việc xây dựng - Quản lý, khai thác, sử dụng 6. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các đơn vị kinh tế - Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật kinh doanh. - Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật lao động, tài nguyên, môi trường. - Kiểm tra việc tuân thủ phápluật về tài chính, kế toán, thống kê, vv… - Kiểm tra chất lượng sản phẩm. 7. Thực hiện và bảo vệ lợi ích của xã hội , của nhà nước và của công dân 7.1. Các loại lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội chịu sự ảnh hưởng của hoạt động kinh tế mà Nhà nước có nhiệm vụ thực hiện và bảo vệ - Phần vốn của Nhà nước trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Các khoản được thu của Nhà nước vào ngân sách nhà nước từ các hoạt động kinh tế của công dân. 7.2. Nội dung bảo vệ bao gồm - Tổ chức bảo vệ công sản. - Thực hiện việc thu thuế, phí, các khỏan lợi ích khác. Câu 2: Anh (chị) hãy cho biết Cục thuế tỉnh có những nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức gì? Bài làm: Theo QĐ số Số 49/2007/QĐ-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế trực thuộc Tổng Cục thuế như sau: 1. Vị trí, chức năng Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) trên địa bàn của tỉnh, thành phố theo quy định của pháp luật. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm Cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và những nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cụ thể sau đây: 2.1. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố; 2.2. Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao. 2.3. Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế; 2.4. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế; 2.5. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố; 2.6. Tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật;  2.7. Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế; trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế; 2.8. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế; 2.9. Trực tiếp thanh tra thuế, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật về thuế đối với người nộp thuế; tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế; tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế. 2.10. Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế. 2.11. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng Cục thuế theo quy định của pháp luật; Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng pháp luật thuế. 2.12. Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục Thuế; 2.13. Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế; 2.14. Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật; 2.15. Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách Nhà nước; 2.16. Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo qui định của pháp luật; được quyền thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế; 2.17. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế; 2.18. Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 2.19. Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Cục Thuế; 2.20. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, lao động của Cục Thuế; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của  Cục Thuế theo quy định của nhà nước và của ngành; 2.21. Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật; 2.22. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao. 3. Lãnh đạo Cục Thuế: 3.1. Cục Thuế có Cục trưởng và các Phó cục trưởng. Cục trưởng chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế về toàn bộ hoạt động của Cục Thuế. Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về nhiệm vụ được phân công phụ trách. 3.2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức lãnh đạo Cục Thuế thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 4. Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế gồm: 4.1. Các phòng chức năng thuộc Cục Thuế thực hiện nhiệm vụ tham mưu giúp việc Cục trưởng: a) Đối với Cục Thuế TP.Hà Nội và Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh, cơ cấu bộ máy gồm các phòng: 1. Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế. 2. Phòng kê khai và kế toán thuế . 3. Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. 4. Phòng Thanh tra thuế. 5. Phòng Kiểm tra thuế. 6. Phòng Quản lý thuế Thu nhập cá nhân. 7. Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán. 8. Phòng Pháp chế. 9. Phòng Kiểm tra nội bộ. 10. Phòng Tổ chức cán bộ. 11. Phòng Hành chính - Lưu trữ. 12. Phòng Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ. 13. Phòng Tin học. Quy định về cơ cấu, số lượng Phòng Kiểm tra thuế và Phòng Thanh tra thuế như sau: - Đối với Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh, được tổ chức: + Không quá 05 Phòng Kiểm tra thuế; + Không quá 04 Phòng Thanh tra thuế. Trong đó, có 01 Phòng Thanh tra thuế đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, có phạm vi kinh doanh liên quan đến nhiều địa bàn tỉnh, thành phố; 02 Phòng Thanh tra thuế đối với người nộp thuế do Chi cục Thuế quản lý và 01 Phòng Thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp còn lại thuộc Cục thuế quản lý. - Đối với Cục Thuế TP.Hà Nội, được tổ chức: + Không quá 04 Phòng Kiểm tra thuế; + Không quá 03 Phòng Thanh tra thuế. Trong đó, có 01 Phòng Thanh tra thuế đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, có phạm vi kinh doanh liên quan đến nhiều địa bàn tỉnh, thành phố; 01 Phòng Thanh tra thuế đối với người nộp thuế do Chi cục Thuế quản lý và 01 Phòng Thanh tra thuế đối với các doanh nghiệp còn lại thuộc Cục thuế quản lý. b) Đối với Cục Thuế các tỉnh, thành phố còn lại, cơ cấu bộ máy gồm các phòng: 1. Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế. 2. Phòng Kê khai và kế toán thuế. 3. Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. 4. Phòng Kiểm tra thuế. 5. Phòng Thanh tra thuế. 6. Phòng Quản lý thuế Thu nhập cá nhân 7. Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán. 8. Phòng Kiểm tra nội bộ. 9. Phòng Tổ chức cán bộ. 10. Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ -Ấn chỉ. 11. Phòng Tin học. Quy định về cơ cấu, số lượng Phòng Kiểm tra thuế và Phòng Thanh tra thuế như sau: - Đối với Cục Thuế tỉnh, thành phố lớn (có số thu hàng năm từ trên 3.000 tỷ/năm trở lên trừ thu từ dầu thô và tiền thu về đất, hoặc quản lý thuế từ 2.000 doanh nghiệp trở lên) được tổ chức: + Không quá 03 Phòng Kiểm tra thuế; + Không quá 02 Phòng Thanh tra thuế. Trong đó, có 01 Phòng Thanh tra thuế đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, có phạm vi kinh doanh liên quan đến nhiều địa bàn tỉnh, thành phố; 01 Phòng Thanh tra thuế đối với người nộp thuế do Chi cục Thuế quản lý và các doanh nghiệp còn lại thuộc Cục thuế quản lý. - Đối với Cục Thuế tỉnh, thành phố loại vừa (có số thu hàng năm từ 1.000tỷ đến dưới 3.000 tỷ/năm trừ thu từ dầu thô và tiền thu về đất, hoặc quản lý thuế từ 2.000 doanh nghiệp trở xuống)  được tổ chức: + Không quá 02 Phòng Kiểm tra thuế; + 01 Phòng Thanh tra thuế. Riêng đối với Cục thuế các tỉnh miền núi, trung du, đồng bằng có quy mô nhỏ (có số thu hàng năm trừ tiền thu về đất và dầu thô dưới 1.000 tỷ đồng), tuỳ theo thực tế nhiệm vụ quản lý thuế tại địa phương, có thể sắp xếp tổ chức số phòng ít hơn so với quy định nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý chủ yếu: tuyên truyền-hỗ trợ, xử lý tờ khai, quản lý thu nợ, thanh tra, kiểm tra. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục Thuế và căn cứ tình hình cụ thể của từng địa phương quyết định cơ cấu, số lượng phòng cụ thể của từng Cục Thuế; quyết định việc việc sáp nhập, giải thể các phòng thuộc Cục Thuế đảm bảo thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý thuế được giao. 4.2. Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Cục Thuế. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế. 5. Cục Thuế là tổ chức có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước. Kinh phí hoạt động của Cục Thuế được cấp từ nguồn kinh phí của Tổng cục Thuế. Cục trưởng Cục Thuế có trách nhiệm lập dự toán chi và trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế để tổng hợp vào dự toán chung của Tổng cục Thuế.  Câu 3: Trình bày nội dung, lộ trình cải cách một số sắc thuế chủ yếu theo quyết định số 201/2004/QĐ-TTg ngày 6/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010. Đề thi số 2(HN-TCT). Câu 1: Hãy trình bày mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của Quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ ở nước ta hiện nay. Bài làm: Câu 2: Trình bày nghĩa vụ, quyền lợi của cán bộ công chức. Bài làm: Nghĩa vụ, quyền lợi của cán bộ công chức: Theo Pháp lệnh công chức sửa đổi năm 2003 của Chính phủ quy định Cán bộ công chức có những quyền lợi và nghĩa vụ sau: Điều 6 Cán bộ, công chức có những nghĩa vụ sau đây: 1. Trung thành với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ sự an toàn, danh dự và lợi ích quốc gia; 2. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định của pháp luật; 3. Tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân; 4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; 5. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng; 6. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác; thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của cơ quan, tổ chức; giữ gìn và bảo vệ của công, bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật; 7. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ; chủ động, sáng tạo, phối hợp trong công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao; 8. Chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Điều 7 Cán bộ, công chức chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình; cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo còn phải chịu trách nhiệm về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền theo quy định của pháp luật. Điều 8 Cán bộ, công chức phải chấp hành quyết định của cấp trên; khi có căn cứ để cho là quyết định đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định; trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó. Điều 9 Cán bộ, công chức có các quyền lợi sau đây: 1. Được nghỉ hàng năm theo quy định tại Điều 74, Điều 75, khoản 2, khoản 3 Điều 76 và Điều 77, nghỉ các ngày lễ theo quy định tại Điều 73 và nghỉ việc riêng theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật lao động; 2. Trong trường hợp có lý do chính đáng được nghỉ không hưởng lương sau khi được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức; 3. Được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và chế độ tử tuất theo quy định tại các điều 107,142,143,144,145 và 146 của Bộ luật lao động; 4. Được hưởng chế độ hưu trí, thôi việc theo quy định tại Mục 5 Chương IV của Pháp lệnh này; 5. Cán bộ, công chức là nữ còn được hưởng các quyền lợi quy định tại khoản 2 Điều 109, các điều 111,113,114,115,116 và 117 của Bộ luật lao động; 6. Được hưởng các quyền lợi khác do pháp luật quy định. Điều 10 Cán bộ, công chức được hưởng tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, công vụ được giao, chính sách về nhà ở, các chính sách khác và được bảo đảm các điều kiện làm việc. Cán bộ, công chức làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo hoặc làm việc trong các ngành, nghề độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi do Chính phủ quy định. Điều 11 Cán bộ, công chức có quyền tham gia hoạt động chính trị, xã hội theo quy định của pháp luật; được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ, được quyền nghiên cứu khoa học, sáng tác; được khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, công vụ được giao. Điều 12 Cán bộ, công chức có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc làm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình cho là trái pháp luật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Điều 13 Cán bộ, công chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được pháp luật và nhân dân bảo vệ. Điều 14 Cán bộ, công chức hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được xem xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật. Cán bộ, công chức bị thương trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ thì được xem xét để áp dụng chính sách, chế độ tương tự như đối với thương binh. Câu 3: Từ những nội dung của thuế GTGT hiện hành, hãy làm rõ những ưu điểm của thuế GTGT so với thuế Doanh thu. Nêu định hướng hoàn thiện thuế GTGT trong thời gian tới (theo chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 đã được chính phủ phê duyệt). Bài làm:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDap an thi cong chuc nam 2005.doc
  • xlsBtap.xls
  • docde thi tieng anh.doc
  • pdfDe_thi_tu_2003-2006.pdf
  • chmExcel.chm
  • docHCNNII.doc
  • dochoi dap ve thuc hanh tiet kiem chong lang phi ND 68.2006 NDCP.doc
  • docHoàn thiện cơ quan NN theo hướng NN Phap quyen (3).doc
  • docPhân biệt chức năng của các loại VB trong cơ quan NN.doc
  • pdfscan0001.pdf
  • chmShortcut Key.chm
  • docTaiLieuOnThi QLNN.doc
  • docTaiLieuOnThi.doc
  • docTest English.doc
  • rarTin hoc.rar
  • doctrac nghiem CBCC.doc
  • rarTrac nghiem QLNN.rar
  • docVB QPPL.doc
Tài liệu liên quan