Để nghiên cứu tính chất quang của phức
chất thu được, trước tiên chúng tôi tiến
hành ghi phổ hấp thụ ở bước sóng 250-
600nm để tìm cực đại của bức xạ kích
thích ban đầu. Bước sóng cực đại của
bức xạ kích thích ban đầu xác định
được ở 324 nm. Phổ huỳnh quang của
các phức chất thường có cực đại nằm ở
vùng sóng dài hơn bức xạ kích thích
ban đầu (phổ hấp thụ), do đó chúng tôi
tiến hành đo phổ huỳnh quang của
chúng ở vùng 330-750 nm.
Phổ huỳnh quang của các phức chất
được trình bày ở Hình 3.
Hình 3: Phổ huỳnh quang của
[Eu(BTFAC)3(dpy-O2)]
Hình 3 cho thấy, phổ của phức chất có 5
đỉnh đặc trưng tại các bước sóng 538
nm, 594 nm, 614 nm, 651nm và 702
nm, ứng với các chuyển mức 5D0 →
7
F0, 5D0 → 7F1,5D0 → 7F2, 5D0 → 7F3,
5
D0 → 7F4 của ion Eu3+. Tại bước sóng
614 nm có sự phát quang mạnh nhất.
Dựa trên sơ đồ năng lượng của Eu3+ có
thể đưa ra cơ chế truyền năng lượng của
ion Eu3+ như sau: các ion Eu3+ ở trạng
thái cơ bản sau khi hấp thụ photon tại
bước sóng 324 nm sẽ chuyển lên trạng
thái kích thích có mức năng lượng cao
hơn, sau đó hồi phục không phát xạ về
các mức năng lượng thấp hơn và cuối
cùng là hồi phục phát xạ về các mức
năng lượng cơ bản (7Fj, j = 0-4). Trong74
phổ kích thích xuất hiện các vân phổ
được quy ước bằng những cấu hình bên
trong sự chuyển f-f của Eu3+ qua các
liên kết chuyển năng lượng của phân tử
dpy-O2 đến Eu3+ khuếch tán trong vùng
phổ 538- 702 nm
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tồng hợp, nghiên cứu cấu trúc và tính chất quang của phức chất hỗn hợp của europi (III) với benzoyltrifloaxetonat và 2,2’ – dipyridin n,n’ – dioxt - Nguyễn Thu Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
69
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 21, Số 2/2016
TỒNG HỢP, NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT QUANG
CỦA PHỨC CHẤT HỖN HỢP CỦA EUROPI (III) VỚI
BENZOYLTRIFLOAXETONAT VÀ 2,2’ – DIPYRIDIN N,N’ – DIOXT.
Đến tòa soạn 27 - 7 - 2015
Nguyễn Thu Hà
Khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Triệu Thị Nguyệt, Nguyễn Hùng Huy,Lê Hữu Trung, Nguyễn Thanh Nhàn
Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
SUMMARY
SYNTHESIS AND STUDY ON STRUCTUR AND LUMINESCENT
PROPERTIES OF TERBI (III) TERNARY COMPLEX WITH
BEZOYLTRIFLUOROACETONATE AND 2,2’ – DIPYRIDINE N,N’ - DIOXIDE
A ternary complex of europium with benzoyltrifluoroacetate and 2,2’-dipyridine N,
N’- dioxide [Eu(BTFAC)3(dpy-O2)] was synthesized and investigated by method of
infrared spectroscopy and single crystal X – ray diffraction. The results showed that
the ligand dpy-O2 had pushed H2O out of the innersphere of the binary complex and
Eu3+ ion is coordinated by six O atoms of three BTFAC- and two O atoms of dpy-O2,
thus coordination number of Eu(III) is 8. The fluorescence of the complex was strong
in visible region (λmax=614nm).
Keywords: Rare earth, β- diketone, luminescent materials, complexes
1. MỞ ĐẦU
Ngày nay, các phức chất β – đixetonat
kim loại chuyển tiếp được chú ý nhiều
do ứng dụng của chúng trong nhiều lĩnh
vực, như: tách chiết, chế tạo màng
mỏng, vật liệu phát quang, điện từ, xúc
tác,...[1-3]. Tuy nhiên, phức hỗn hợp
của benzoyltrifloaxetonat (BTFAC-) với
2, 2’- đipyriđin N, N’- đioxit (dpy-O2)
với europi (III) chưa được công bố. Do
đó, trong bài báo này chúng tôi tiến
hành tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và
tính chất của [Eu(BTFAC)3(dpy-O2)].
2. THỰC NGHIỆM
Việc tổng hợp phức chất
[Eu(BTFAC)3(dpy- O2)] được mô phỏng
70
theo quy trình tổng hợp phức chất
[Pr(TFNB)3(phen)] của nhóm tác giả [4].
2.1. Tổng hợp [Eu(BTFAC)3
(dpy-O2)]
Hỗn hợp gồm 0,1 mmol
benzoyltrifloaxetonat đất hiếm
[Eu(BTFAC)3(H2O)2] và 0,12 mmol 2,
2’- đipyriđin N, N’- đioxit trong 30 ml
metanol được khuấy đều trong 3 giờ ở
nhiệt độ phòng. Khi dung dịch còn
khoảng 5ml, phức chất rắn được tách ra.
Lọc, rửa kết tủa bằng hỗn hợp metanol:
nước (1:3) và làm khô ở nhiệt độ phòng.
Sản phẩm có màu hồng nhạt, hiệu suất
~ 70%. Đơn tinh thể màu hồng nhạt thu
được sau 3 ngày bằng phương pháp
khuếch tán etanol/n-hexan.
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
Hàm lượng ion đất hiếm trong phức
chất được xác định bằng phương pháp
chuẩn độ complexon dựa trên phản ứng
tạo phức bền của Tb3+ với EDTA ở pH
≈ 5 và chỉ thị asenazo III
Phổ hồng ngoại được ghi trên máy
IRAffinity-1S tại Bộ môn Hoá vô cơ –
Khoa hoá học – Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà
Nội trong vùng 400-4000 cm-1 theo
phương pháp phản xạ.
Dữ liệu nhiễu xạ tia X đơn tinh thể của
phức chất được đo ở nhiệt độ 100K tại
Bộ môn Hoá vô cơ – Khoa hoá học –
Trường Đại học Khoa học tự nhiên –
Đại học Quốc Gia Hà Nội trên máy
nhiễu xạ tia X (d8- Quest Bruker) với
đối âm cực Mo với bước sóng Kα
(X=0,71073Å). Ảnh nhiễu xạ được ghi
trên detector Cmos, khoảng cách từ tinh
thể đến detector c1. Quá trình xử lý số
liệu và hiệu chỉnh sự hấp thụ tia X bởi
đơn tinh thể được thực hiện bằng phần
mềm chuẩn của máy đo. Cấu trúc được
tính toán và tối ưu hoá bằng phần mềm
SHELX-97.
Để nghiên cứu tính chất quang của các
sản phẩm, chúng tôi tiến hành ghi phổ
huỳnh quang của phức chất. Phổ huỳnh
quang được đo trên máy FL0901M012
với bộ lọc phát xạ có bước sóng 295-
1100nm tại viện Vật lý – Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Phổ
huỳnh quang thu được từ dữ liệu máy
được xử lý bằng phần mềm Excel.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả phân tích hàm
lượng ion kim loại trong phức
chất
Hàm lượng ion kim loại trong phức chất
là 15.30%, phù hợp với hàm lượng kim
loại được tính theo công thức giả định
của phức chất (15.38%).
3.2. Phổ hồng ngoại
Việc quy kết dải hấp thụ trong phổ hồng
ngoại của phức chất hỗn hợp dựa trên
việc so sánh phổ
của phức chất thu được với phổ của phức
chất bậc hai tương ứng (Bảng 1).
Hình 1: Phổ hồng ngoại của
[Eu(BTFAC)3(dpy-O2)]
71
Bảng 1: Các dải hấp thụ đặc trưng trong phổ hồng ngoại
của phức chất hỗn hợp và phức chất bậc hai (ν, cm-1)
TT Hợp chất νsO-H νsCH νsC=O νsC-F νsN-O νsTb-O
1 [Eu(BTFAC)3(H2O)2] 3383 3066 1602 1284 - 578
2 [Eu(BTFAC)3(dpy-O2)] - 3062 1612 1288 943 578
Khi so sánh phổ hấp thụ hồng ngoại của
phức chất hỗn hợp và phức chất bậc hai
ban đầu, chúng tôi nhận thấy: trên phổ
hồng ngoại của phức chất thu được
không xuất hiện dải hấp thụ đặc trưng
cho liên kết O-H của phân tử H2O phối
trí. Điều đó chứng tỏ, dpy-O2 đã đẩy
nước ra khỏi cầu phối trí. Ngoài ra, trên
phổ hồng ngoại của phức chất hỗn hợp
còn xuất hiện thêm dải ở vùng 943 cm-1,
dải này được quy gán cho dao động hóa
trị của liên kết N-O của phối tử dpy-O2.
3.3. Kết quả phân tích nhiễu xạ tia X
đơn tinh thể
Chúng tôi đánh số các nguyên tử trong
phân tử của phức chất
[Eu(BTFAC)3(dpy-O2)] như trong Hình
2. Các thông số thực nghiệm quan trọng
thu được từ cấu trúc đơn tinh thể
Eu(BTFAC)3(dpy-O2)] trình bày ở Bảng
2 và Bảng 3.
Hình 2: Cấu trúc đơn tinh thể của phức chất [Eu(BTFAC)3(dpy-O2)]
Bảng 2: Một số thông tin về cấu trúc của tinh thể phức chất
[Eu(BTFAC)3(dpy-O2)]
Công thức phân tử C40H26EuF9N2O8
Hệ tinh thể Đơn tà (Monoclinic)
Kiểu mạng không gian P (đơn giản)
a = 11,6689 Å
72
Thông số mạng
b = 37,285 Å
c = 9,6406 Å
α = 900
β = 114,1340
γ = 900
Độ sai lệch R1= 7,18%
R2 = 9,63%
Bảng 3: Một số độ dài liên kết và góc liên kết trong phức chất [Eu(BTFAC)3(dpy-
O2)]
Độ dài liên kết (Å)
Eu1-O2B 2,362(5)
Eu1-O1B 2,375(5)
Eu1-O2A 2,380(5)
Eu1-O2C 2,387(5)
Eu1-O1A 2,387(5)
Eu1-O1D 2,399(5)
Eu1-O2B 2,362(5)
Eu1-O1C 2,410(5)
Eu1-O2D 2,410(5)
O2D-N2 1,328(8)
O2C-C2D 1,265(9)
C3B-C2B 1,382(10)
C4B-C5B 1,506(10)
C4B-C3B 1,434(10)
N1-C10C 1,341(9)
N1-C6C 1,364(9)
O1A-C4B 1,246(9)
C2B-O2A 1,263(9)
O1C-C4D 1,261(9)
O2B-C9A 1,266(9)
O1D-N1 1,329(7)
Góc liên kết (0)
O1D-Eu1-O2D 71,02(17)
O2C-Eu1-O2D 73,84(17)
O1C-Eu1-O2D 135,21(17)
O1C-Eu1-O2C 71,59(17)
O2B-Eu1-O2D 75,56(17)
O2B-Eu1-O2C 111,30(18)
O1D-Eu1-O2D 71,02(17)
O1D-Eu1-O2C 82,61(17)
O1D-Eu1-O1C 77,04(16)
O1C-Eu1-O2C 71,59(17)
O1D-Eu1-O2B 138,31(17)
O1A-Eu1-O2D 149,24(17)
O1A-Eu1-O2C 136,38(17)
O1A-Eu1-O1C 72,41(17)
O1A-Eu1-O2B 85,18(17)
O1A-Eu1-O1D 112,20(18)
73
Cấu trúc đơn tinh thể của phức chất
[Eu(BTFAC)3(dpy-O2)] cho thấy ion
trung tâm Eu3+ thể hiện số phối trí 8
thông qua sự tạo thành liên kết với 6
nguyên tử O của 3 phối tử BTFAC- và 2
nguyên tử O của dpy-O2. Từ hình 2 và
Bảng 3, chúng tôi rút ra một số nhận xét
sau:
- Độ dài liên kết C3B-C2B=1,382Å;
C3B-C4B=1,434Å trong vòng đixeton
của phức chất [Eu(BTFAC)3(dpy-O2)]
ngắn hơn độ dài của liên kết đơn C-C
(1,54Å) nhưng dài hơn so với liên kết
đôi C=C (1,33Å). Tương tự, độ dài liên
kết C2B-O2A= 1,263Å; O1A-
C4B=1,246Å trong vòng đixeton cũng
ngắn hơn độ dài liên kết đơn C-O
(1,43Å) nhưng dài hơn so với liên kết
đôi C=O (1,20Å) trong β - đixeton.
Điều này cho thấy đã có sự giải tỏa
electron trong vòng β - đixetonat khi
ion Eu3+ tạo phức với phối tử BTFAC-.
- Khi tham gia tạo phức, ba phối tử
BTFAC- tạo phối trí với ion trung tâm
Eu3+ qua các nguyên tử O với góc liên
kết trong vòng đixeton O-Eu-O gần
bằng nhau và xấp xỉ 720; phối tử dpy-O2
tạo phối trí với ion Eu3+ qua 2 nguyên
tử O với góc liên kết O-Eu-O=71,020.
3.4. Phổ huỳnh quang
Để nghiên cứu tính chất quang của phức
chất thu được, trước tiên chúng tôi tiến
hành ghi phổ hấp thụ ở bước sóng 250-
600nm để tìm cực đại của bức xạ kích
thích ban đầu. Bước sóng cực đại của
bức xạ kích thích ban đầu xác định
được ở 324 nm. Phổ huỳnh quang của
các phức chất thường có cực đại nằm ở
vùng sóng dài hơn bức xạ kích thích
ban đầu (phổ hấp thụ), do đó chúng tôi
tiến hành đo phổ huỳnh quang của
chúng ở vùng 330-750 nm.
Phổ huỳnh quang của các phức chất
được trình bày ở Hình 3.
Hình 3: Phổ huỳnh quang của
[Eu(BTFAC)3(dpy-O2)]
Hình 3 cho thấy, phổ của phức chất có 5
đỉnh đặc trưng tại các bước sóng 538
nm, 594 nm, 614 nm, 651nm và 702
nm, ứng với các chuyển mức 5D0 →
7F0, 5D0 → 7F1,5D0 → 7F2, 5D0 → 7F3,
5D0 → 7F4 của ion Eu3+. Tại bước sóng
614 nm có sự phát quang mạnh nhất.
Dựa trên sơ đồ năng lượng của Eu3+ có
thể đưa ra cơ chế truyền năng lượng của
ion Eu3+ như sau: các ion Eu3+ ở trạng
thái cơ bản sau khi hấp thụ photon tại
bước sóng 324 nm sẽ chuyển lên trạng
thái kích thích có mức năng lượng cao
hơn, sau đó hồi phục không phát xạ về
các mức năng lượng thấp hơn và cuối
cùng là hồi phục phát xạ về các mức
năng lượng cơ bản (7Fj, j = 0-4). Trong
74
phổ kích thích xuất hiện các vân phổ
được quy ước bằng những cấu hình bên
trong sự chuyển f-f của Eu3+ qua các
liên kết chuyển năng lượng của phân tử
dpy-O2 đến Eu3+ khuếch tán trong vùng
phổ 538- 702 nm.
4. KẾT LUẬN
Đã tổng hợp được phức chất
[Eu(BTFAC)3(dpy-O2)] và nghiên cứu
sản phẩm thu được bằng phương pháp
phổ hồng ngoại. Đã xác định cấu trúc
phức chất [Eu(BTFAC)3(dpy-O2)] bằng
phương pháp nhiễu xạ tia X đơn tinh
thể. Kết quả cho thấy ion trung tâm
Eu3+ thể hiện số phối trí 8 thông qua sự
tạo thành liên kết với 6 nguyên tử O của
3 phối tử BTFAC- và 2 nguyên tử O
của dpy-O2. Nghiên cứu phức chất thu
được bằng phương pháp phổ huỳnh
quang cho thấy phức chất phát quang
tốt trong vùng nhìn thấy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Jingya Li, Hongfeng Li, Pengfei Yan,
Peng Chen, Guangfeng Hou, and
Guangming Li (2012), Synthesis,
Crystal Structure, and luminescent
Properties of 2-(2,2,2-Trifluoroethyl)-1-
indone Lanthanide Complexes, J.
Inorganic Chemistry, 51(9), 5050-5057.
2. D.B. Ambili Raj, Biju Francis, M. L.
P. Reddy, Rachel R. Butorac, Vincent
M. Lynch, and Alan H.Cowley (2010),
Highly Luminescent Poly(Methyl
Metacrylate)-Incorporated Europium
Complex Supported by a Carbazole-
Based Fluorinated β-Diketonate Ligand
and a 4,5-Bis(diphenylphosphino)-9,9-
dimethylxanthene Oxide Co-Ligand,
Inorganic Chemistry, 49(19), 9055-
9063.
3. G. Wilkinson, R. D. Gillard, J. A.
McCleverty. Siedle, A. R. Diketones
and Related Ligands (1987), In
Comprehensive Coordination
Chemistry, Eds., Pergamon: Oxford,
UK, 365-412.
4. Jangbo Yu, Hongjie Zhang, Lianshe
Fu, Ruiping Deng, Liang Zhou,
Huarong Li, Fengyi Liu, Huili Fu
(2003), Synthesis, structure and
luminescent properties of a new
praseodymium (III) complex with β –
diketon, Inorganic chemistry
communication 6, 852 – 854.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26431_88850_1_pb_3211_2096843.pdf