Đã tổng hợp đƣợc phức rắn của Eu3+ với
axit
L-glutamic và o-phenantrolin.
Bằng các phƣơng pháp: phân tích nguyên
tố, phân tích nhiệt và quang phổ hấp thụ
hồng ngoại có thể kết luận:
Phức chất có thành phần
Eu(Glu)3phenCl3.3H2O.
Mỗi phân tử axit L - glutamic chiếm
2 vị trí phối trí trong phức chất, liên kết với
ion Eu3+ qua nguyên tử nitơ của nhóm
amin (-NH2) và qua nguyên tử oxi của của
nhóm cacboxyl (-COO-). Phân tử ophenantrolin cũng chiếm 2 vị trí phối trí
trong phức chất, liên kết với Eu3+ qua 2
nguyên tử nitơ của dị vòng.
Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng
nấm cho thấy phức chất có khả năng kháng
đƣợc 6/7 chủng khuẩn và nấm đem thử.
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp, nghiên cứu và thăm dò hoạt tính sinh học của phức chất hỗn hợp europi axit l-Glutamic, o-phenantrolin - Lê Hữu Thiềng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
33
TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU VÀ THĂM DÕ HOẠT TÍNH
SINH HỌC CỦA PHỨC CHẤT HỖN HỢP EUROPI
AXIT L-GLUTAMIC, O-PHENANTROLIN
Đến tòa soạn 10 - 9 - 2013
Lê Hữu Thiềng, Nguyễn Thị Hoài Ánh, Ngô Thị Hoa
Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
SUMMARY
SYNTHESIS STUDY AND APPROACH ON BIOACTIVITY OF THE MIXED
LIGAND COMPLEX OF EUROPIUM WITH L-GLUTAMIC ACID O-
PHENANTROLINE
The mixed ligand complex of europium with L-glutamic acid and o-phenanthroline
was synthesized in ethanol aqueous solution. The structure of the complex has been
recognized by the elemental analysis, IR spectra and thermal analysis methods. The
complex have the formula Eu(Glu)3PhenCl3.3H2O. The antibacterial activity of complex
was tested in vitro against three Gram-positiveamd, three Gram-negative bacterial and
one type of fungus. The results of antibacterial activity test shows that this complex
exhibit excellent antibacterial ability against Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis,
Lactobacillus fermentum, Salmonea enterica, Escherichia coli and Candida albicans.
Keyword: mixed ligand complex, L-glutamic acid, o-phenanthroline, europium.
1. MỞ ĐẦU
Hiện nay, phức chất của các nguyên tố đất
hiếm (NTĐH) với các aminoaxit đƣợc quan
tâm nghiên cứu tƣơng đối rộng rãi do chúng có
hoạt tính sinh học [1, 2, 3, 4, 5, 6, 7]. Tuy nhiên
phức chất hỗn hợp tạo nên giữa NTĐH,
aminoaxit và phối tử hữu cơ trung hòa còn ít
đƣợc nghiên cứu, đặc biệt là hoạt tính sinh học
của chúng. Trong bài báo này, chúng tôi trình
bày một số kết quả tổng hợp, nghiên cứu và
thăm dò hoạt tính sinh học của phức chất hỗn
hợp Eu (III) axit L-glutamic, o-phenantrolin.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Tổng hợp phức chất
Hòa tan axit L-glutamic (Glu) và o-
phenantrolin (phen) (theo tỉ lệ mol Glu : phen =
3 : 1) trong dung môi nƣớc – etanol (1 : 1). Đun
hỗn hợp dung dịch cho đến khi trong suốt.
Thêm từ từ dung dịch EuCl3 trong etanol vào
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học – Tập 19, Số 2/2014
34
hỗn hợp trên (theo tỉ lệ mol EuCl3 : Glu = 1: 3),
dùng dung dich NaOH loãng điều chỉnh pH
đến 6,5 đung hồi lƣu trong 6 giờ. Cô cách thủy
hỗn hợp phản ứng đên khi xuất hiện váng bề
mặt. Để nguội các tinh thể phức sẽ tách ra. Lọc
rửa phức chất bằng axeton, bảo quản trong
bình hút ẩm[8].
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
- Hàm lƣợng (%) Eu trong phức chất
đƣợc xác định bằng phƣơng pháp chuẩn độ
Complexon, dung dịch chuẩn độ DTPA, chỉ thị
asenazo (III) 0,1 %, dung dịch đệm có pH
= 4,2.
- Hàm lƣợng (%) C, N trong phức chất đƣợc
xác định bằng phƣơng pháp khối phổ
plasma cao tần cảm ứng (ICPMS) trên
máy phân tích nguyên tố Truspec - CNS
Leco (Mỹ).
- Phổ hấp thụ hồng ngoại của các phối tử
và phức chất ghi trên máy Mangna IR 760
Sepctrometer ESP Nicinet (Mỹ). Các mẫu
đƣợc trộn đều, nghiền nhỏ và ép viên với KBr,
ghi phổ trong vùng tần số từ 4004000 cm-1.
- Giản đồ phân tích nhiệt của phức chất đƣợc
ghi trên máy DTG – 60H Shimazu (Nhật). Tốc
độ nâng nhiệt của mẫu là 10oC/phút, trong
không khí, khoảng nhiệt độ từ 30 - 800oC.
- Thử hoạt tính kháng sinh của các phối tử,
muối của Eu và phức chất đƣợc thực hiện tại
Viện Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam, theo phƣơng pháp
khuếch tán trên thạch, môi trƣờng Mucller -
Hinton với 7 chủng khuẩn bổ sung dung
dịch vi sinh vật kiểm định nồng độ 5.105
CFU/ml, ủ ở 37oC.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả phân tích thành phần phức
chất
Kết quả phân tích thành phần phức chất đƣợc
chỉ ra ở bảng 1.
Bảng 1. Hàm lượng (%) các nguyên tố Eu, C, N của phức chất
Công thức giả thiết
Eu C N
LT TN LT TN LT TN
Eu(Glu)3phenCl3.3H2O 16,27 16,21 34,72 34,05 7,50 6,98
LT: lí thuyết; TN: thực nghiệm
Kết quả ở bảng 1 cho thấy hàm lƣợng
nguyên tố (Eu, C, N) theo thực nghiệm
khá phù hợp với kết quả tính theo công
thức giả thiết (lí thuyết). Trong công thức
giả thiết của phức chất số phân tử nƣớc
xác định bằng phƣơng pháp phân tích
nhiệt.
3.2. Nghiên cứu phức chất bằng
phƣơng pháp phân tích nhiệt
Giản đồ nhiệt và kết quả phân tích giản đồ
nhiệt của phức chất chỉ ra ở hình 1 và
bảng 2.
35
Hình1. Giản đồ phân tích nhiệt của phức chất
Bảng 2. Kết quả phân tích giản đồ nhiệt của phức chất
Phức chất
Nhiệt
độ pic
(
o
C)
Hiệu
ứng
nhiệt
Độ giảm khối
lƣợng(%)
Dự đoán
cấu tử tách
ra hoặc
phân hủy
Dự đoán
sản phẩm
cuối cùng LT TN
Eu(Glu)3phenCl3.3H2O
125,03
Thu
nhiệt
5,787 6,289 3H2O
Eu2O3
482,24
Tỏa
nhiệt
-
-
-
80,003
37,867
30,642
4,916
79,714
cháy và
phân hủy
phức chất
(-) Không xác định ; LT: lí thuyết; TN: thực nghiệm
Nghiên cứu giản đồ nhiệt của phức chất,
cho thấy trên đƣờng DTA có một hiệu
ứng thu nhiệt tại 125,03oC và một hiệu
ứng tỏa nhiệt tại 482,24oC.
Qua tính toán độ giảm khối lƣợng phức
chất trên đƣờng TGA (hình 1) cho thấy ở
hiệu ứng thu nhiệt có xấp xỉ ba phân tử
nƣớc tách ra. Nhiệt độ tách các phân tử
nƣớc thấp và thuộc khoảng nhiệt độ tách
nƣớc kết tinh của các hợp chất, chứng tỏ
nƣớc có trong phức chất là nƣớc kết tinh.
Tại hiệu ứng tỏa nhiệt (482.24oC) ứng với
quá trình cháy và phân huỷ phức chất.
Nhiệt độ phân hủy thấp, chứng tỏ phức
chất kém bền nhiệt.
Ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của hiệu ứng
tỏa nhiệt, độ giảm khối lƣợng của phức
chất không đáng kể, có thể ở đây đã có sự
hìn thành ueropi oxit (Eu2O3).
3.3. Nghiên cứu phức chất bằng phƣơng
pháp phổ hấp thụ hồng ngoại
36
Hình 2. Phổ hấp thụ hồng ngoại của axit Hình 3. Phổ hấp thụ hồng ngoại của
L-glutamic o-phenantrolin
Phổ hấp thụ hồng ngoại của axit L-
glutamic, o-phenantrolin và phức chất
đƣợc chỉ ra ở các hình 2, 3, 4. Sự quy kết
các dải hấp thụ đặc trƣng trong các phổ
hồng ngoại dựa theo tài liệu [8].
Bảng 3. Các tần số hấp thụ đặc trưng (cm-1) của axit L-glutamic,
o-phenantrolin và phức chất
Hợp chất
OH
3NH
as
3NH
s
OOC
as
OOC
s
CC NC
Axit L-glutamic - 3074,20 2742,04 1512,60 1259,43 - -
o-phenantrolin - - - - - 1642,38 1584,01
Eu(Glu)3phenCl3.3H2O 3524,14 2977,25 2891,81 1558,10 1309,61 1634,77 1609,58
(-) Không xác định
Trong phổ hồng ngoại của axit L-glutamic,
dải hấp thụ ở các tần số 3074,20 cm-1;
2742,04 cm
-1
quy kết tƣơng ứng cho dao
động hóa trị bất đối xứng và đối xứng
của nhóm +NH3. Các dải hấp thụ ở các
tần số 1512,60 cm-1 và 1259,43 cm-1 quy
kết lần lƣợt cho dao động hóa trị bất đối
xứng và đối xứng của nhóm COO-.
37
Hình 4. Phổ hấp thụ hồng ngoại của phức
Trong phổ hồng ngoại của o-
phenantrolin, các dải hấp thụ ở các tần
số 1642,38 cm-1; 1584,01 cm-1 quy kết
lần lƣợt cho dao động hóa trị của
C = C và C = N.
So sánh phổ hồng ngoại của phức chất
(hình 4) với phổ hồng ngoại của axit L-
glutamic ở trạng thái tự do (hình 2) cho
thấy các dải hấp thụ 3074,20 cm-1 và
2742,04 cm
-1
đặc trƣng cho dao động
hóa trị bất đối xứng ( 3NH
as
) và đối xứng
( 3
NH
s
) của nhóm NH3
+
trên phổ axit L-
glutamic tự do dịch chuyển về các
vùng tần số tƣơng ứng 2977,25 cm-1;
2891,81 cm
-1. Điều này chứng tỏ axit L-
glutamic đã phối trí với ion Eu3+ qua
nhóm amin. Các dải hấp thụ ở 1512,60
cm
-1
; 1259,43 cm
-1
đặc trƣng cho dao động
hóa trị bất đối xứng ( OOC
as
) và đối xứng
( OOC
s
) của nhóm COO- dịch chuyển
lên các vùng tần số cao hơn tƣơng ứng
1558,10 cm
-1
và 1309,61 cm
-1
,
chứng tỏ axit L-glutamic cũng đã
phối trí với ion Eu3+ qua nguyên tử
oxi của nhóm cacboxyl.
Ngoài ra, trên phổ của phức chất còn
xuất hiện dải hấp thụ ở tần số
3524,24 cm
-1 đặc trƣng cho dao động
hóa trị của nhóm OH- (
OH ) của
nƣớc. Điều này chứng tỏ trong phức
chất có chứa nƣớc và hoàn toàn phù
hợp với kết quả nghiên cứu phức chất
bằng phƣơng pháp phân tích nhiệt ở
phần trên.
So sánh phổ hồng ngoại của phức chất
(hình 4 ) với hồng ngoại của o-
phenantrolin ở trạng thái tự do (hình 3)
cho thấy các dải hấp thụ ở 1642,38 cm-
1 đặc trƣng cho dao động hóa trị của
C = C ( CC ) và ở 1584,01 cm-1 đặc
trƣng cho dao động hóa trị của C = N
38
( NC ) trên phổ o-phenantrolin tự do
dịch chuyển về các vùng tần số tƣơng
ứng 1634,77 cm-1 và 1609,58 cm-1.
Điều này chứng tỏ o-phenantrolin đã
phối trí với Eu3+ qua hai nguyên tử
nitơ.
3.4. Thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng
nấm của các phối tử, muối kim loại và
phức chất
Kết quả đem thử với 4 mẫu gồm: 2 mẫu
phối tử (axit L-glutamic, o-
phenantrolin), 1 mẫu muối kim loại
(EuCl3) và 1 mẫu phức chất trên 3 dòng
vi khuẩn gram (+); 3 dòng vi khuẩn
gram (-) và 1 dòng nấm đƣợc chỉ ra ở
bảng 4.
Bảng 4. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của axit L-glutamic,
o-phenantrolin, muối europi và phức chất
Tên chủng vi sinh vật kiểm định
Tên mẫu
L-glutamic EuCl3 o-phenantrolin
Phức
chất
Giá trị IC50 ( mlg / )
G
ra
m
(+
)
Staphylococcus aureus >128 >128 6,67 23,48
Bacillus subtilis >128 >128 20,12 75,59
Lactobacillus fermentum >128 >128 113,78 92,40
G
ra
m
(-
)
Salmonea enterica >128 >128 11,00 71,53
Escherichia coli >128 >128 17,19 20,37
Pseudomonas aeruginosa >128 >128 96,43 >128
N
ấ
m
Candida albicans
>128
>128
20,40
101,88
* Từ các giá trị IC50 mlg / trong bảng 4
có thể sơ bộ nhận xét:
Hai dung dịch axit L-glutamic và muối
EuCl3 có nồng độ gây chết 50% (IC50)
vƣợt quá nồng độ thử cực đại nên có thể
coi là không có khả năng kháng khuẩn
và kháng nấm, o-phenantrolin có khả
năng kháng đƣợc 7 chủng khuẩn và nấm
đem thử.
Phức chất có khả năng kháng với loại vi
khuẩn Staphylococcus aureus (IC50 =
23,48 mlg / ), Bacillus subtilis (IC50 =
75,59 mlg / ), Lactobacillus fermentum
(IC50 = 92,40 mlg / ), Salmonea
enterica(IC50 = 71,53 mlg / ),
Escherichia coli
(IC50 = 20,37 mlg / ) và Candida albicans
39
(IC50 = 101,88 mlg / ). Khả năng kháng
khuẩn của phức chất đối với vi khuẩn
Lactobacillus fermentum tốt hơn so với o-
phenantrolin, 5 loại vi khuẩn và nấm còn
lại thì yếu hơn o-phenantrolin.
4. KẾT LUẬN
Đã tổng hợp đƣợc phức rắn của Eu3+ với
axit
L-glutamic và o-phenantrolin.
Bằng các phƣơng pháp: phân tích nguyên
tố, phân tích nhiệt và quang phổ hấp thụ
hồng ngoại có thể kết luận:
Phức chất có thành phần
Eu(Glu)3phenCl3.3H2O.
Mỗi phân tử axit L - glutamic chiếm
2 vị trí phối trí trong phức chất, liên kết với
ion Eu3+ qua nguyên tử nitơ của nhóm
amin (-NH2) và qua nguyên tử oxi của của
nhóm cacboxyl (-COO-). Phân tử o-
phenantrolin cũng chiếm 2 vị trí phối trí
trong phức chất, liên kết với Eu3+ qua 2
nguyên tử nitơ của dị vòng.
Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng
nấm cho thấy phức chất có khả năng kháng
đƣợc 6/7 chủng khuẩn và nấm đem thử.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. He Qizhuang, Yang Jing, Min Hui, Li
Hexing Studies on the spectra and
antibacterial properties of rare earth
dinuclear complexes with L-phenylalanine
and o-phennthrolỉne. Materials Letters 60,
317-320 (2006) .
2. Julia Torres, Carlos Kremer, Helana
Pardo, Leopoldo Suescun, Alvaro
Mombru, Jorge Castiglioni, Sixto
Dominguez, Alfredo Mederos, Eduardo
Kremer Preparation and crystal structure of
new samarium complexes with glutamic
acid. Journal of Molecular Structure 660,
99-106 (2003).
3. P.H.Brow et at, Rare earth elements
biological sustem hand book on the physics
and chemistry of rare earth. Vol. 13, 432-
453 (1990).
4. P.Idrasenan, M.Lakshmy, Synthesis and
infrared spectral studies of some lanthanide
complexes with Leucine. Indian Journal of
chemistry. Vol.36A.998- 1000 (1997).
5. Celia R Carubelli, Ana M.G. Massabni
and Sergio R deA.Leite, Study of the
binding of Eu3+ and Tb3+ to L-
phenylalaninae and L- tritophan. J Brazil.
Chem. Soc, vol 18, N06, Brazil, 597- 602
(1997).
6. Moamen S. Refat, Sabry A. El-Korashy,
AhmedS. Ahmed, Preparation, structural
characterzation and biological evaluation
of L-tyrosinate metal ion complexes.
Journal of Molecular Structure 881 28-45
(2008).
7. T.S.Martins, A.A.S. Araujo, M.P.B.M.
Araujo, P.C. Isolani,G.Vicentini, Synthesis,
characterization and thermal analysis of
lanthanide picrate complexes with glycine.
Journal of Alloys and Compounds 344, 75-
79 (2002).
8. Yu Hui, He Qizhuang, Yang Jing, Zheng
Wenjie (Synthesis, Characterization and
Antibacterial properties of rare earth (Ce3+,
Pr3+, Nd3+, Sm3+, Er3+) complexes with L-
Aspartic acid and o-phenanthroline,
Journal of rare earths, Vol.24, Spec. Issue,
Dec 4 (2006)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15777_54509_1_pb_4545_2096690.pdf