Tổng hợp, nghiên cứu và thăm dò khả năng kháng khuẩn của phức chất honmi với hỗn hợp phối tử glyxin và asparagin - Lê Hữu Thiềng
1. Đã tổng hợp được phức chất của
honmi với hỗn hợp phối tử glyxin và
asparagin.
2. Bằng phương pháp phân tích nguyên
tố, phương pháp phổ IR, phương pháp
phân tích nhiệt có thể kết luận :
Phức chất có thành phần là:
Ho(Gly)3AsnCl3.3H2O125
Mỗi phân tử glyxin và asparagin
chiếm hai vị trí phối trí trong phức chất,
liên kết với ion Ho3+ qua nguyên tử nitơ
của nhóm amin và qua nguyên tử oxi
của nhóm cacboxyl.
Phức chất kém bền nhiệt.
3. Trong khoảng nồng độ khảo sát từ
20÷60 µg/ml: Ở nồng độ thấp, phức
chất có khả năng kích thích sự sinh
trưởng của ba chủng vi khuẩn đem thử
và ở nồng độ cao thì ức chế
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 740 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp, nghiên cứu và thăm dò khả năng kháng khuẩn của phức chất honmi với hỗn hợp phối tử glyxin và asparagin - Lê Hữu Thiềng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
120
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 21, Số 1/2016
TỔNG HỢP, NGHIÊN CỨU VÀ THĂM DÒ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN
CỦA PHỨC CHẤT HONMI VỚI HỖN HỢP PHỐI TỬ GLYXIN VÀ
ASPARAGIN
Đến tòa soạn 4 - 1- 2016
Lê Hữu Thiềng, Nguyễn Hữu Quân, Trần Thị Kiều Trang
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
SUMMARY
SYNTHESIS, CHARACTERIAL AND ANTIBACTERIAL ACTIVITY THE
COMPLEX OF HOLMIUM WITH MIXED LIGAND GLYCINE AND
ASPARAGINE
The complex of holmium with mixture ligand glycine and asparagine was separated
from the ethanol solution. The structure of the complex have been studied by
elemental analysis method, IR spectra and thermal analysis method. The antibacterial
activity of complex was conducted on three strains of bacterial: Escherichia coli
(E.coli), Bacillus subtilis (Ba) and Seratia macescen (Sm) in different concentrations
from 20 ÷ 60 µg/ml. The results of antibacterial activity test show that: The complex
stimulate the growth of bacterials in low concentrations and inhibit the growth of
bacterials in high concentrations.
Keywords: The complex, holmium, glycine, asparagine, antibacterial activity.
1. MỞ ĐẦU
Phức chất của các nguyên tố đất hiếm
(NTĐH) với các α-amino axit được
nhiều nhà khoa học quan tâm từ lâu. Ở
lĩnh vực này thường là nghiên cứu phản
ứng của kim loại với các chất có hoạt
tính sinh học và điều chế các chất mới
có hoạt tính sinh học cao [1÷7]. Tuy
nhiên, phức chất của NTĐH với hỗn
hợp các amino axit vẫn còn ít được
nghiên cứu. Trong bài báo này, chúng
tôi thông báo một số kết quả tổng hợp,
nghiên cứu và thăm dò khả năng kháng
khuẩn của phức chất honmi với hỗn hợp
glyxin (Gly) và asparagin (Asn).
2. THỰC NGHIỆM
121
1. Tổng hợp phức chất
Phức chất được điều chế dựa trên phản
ứng của HoCl3 với glyxin (Gly) và
asparagin (Asn) trong môi trường
pH=4. Hỗn hợp phản ứng được đun hồi
lưu trong 4 giờ ở 70÷80oC, phương
trình phản ứng xảy ra:
Ho(H2O)xCl3 + 3Gly + Asn
Ho(Gly)3AsnCl3. xH2O
Khi hỗn hợp phản ứng xuất hiện váng
bề mặt thì ngừng đun, để nguội, phức
rắn sẽ kết tinh. Lọc, rửa phức chất bằng
axeton và bảo quản trong bình hút ẩm
[3]. Phức tạo thành có màu hồng nhạt,
tan tốt trong nước, không tan trong các
dung môi hữu cơ như etanol, axeton...
2. Các phương pháp nghiên cứu phức
chất
2.1. Xác định thành phần của phức
chất
Hàm lượng Ho (%) được xác định
theo phương pháp chuẩn độ complexon
với chất chuẩn DTPA, chỉ thị asenazo
(III), dung dịch đệm pH=3,8.
Hàm lượng N (%) được xác định theo
phương pháp Kendan.
Hàm lượng Cl (%) được xác định theo
phương pháp Mohr với chất chuẩn
AgNO3 0,01N, chỉ thị K2CrO4 5%.
2.2. Nghiên cứu phức chất bằng
phương pháp phổ hấp thụ hồng ngoại
(IR)
Phổ IR của các phối tử và phức chất
được ghi trên máy Mangna IR 760
Spectrometer ESP Nicinet (Mỹ) trong
vùng tần số 400÷4000 cm-1. Các mẫu
được trộn, nghiền nhỏ và ép viên với
KBr.
2.3. Nghiên cứu phức chất bằng
phương pháp phân tích nhiệt
Giản đồ phân tích nhiệt của phức chất
được ghi trên máy Labsys Evo (Pháp)
trong môi trường không khí trong
khoảng nhiệt độ 30÷1000oC, tốc độ gia
nhiệt 10oC/phút.
3. Thăm dò khả năng kháng khuẩn
của phức chất
Khả năng kháng khuẩn của phức chất
được xác định bằng phương pháp đo độ
đục của tế bào và phương pháp khuếch
tán trên đĩa thạch .
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Phân tích hàm lượng (%) các
nguyên tố của phức chất
Hàm lượng (%) các nguyên tố
(Ho,N,Cl) của phức chất được trình bày
ở bảng 1.
Bảng 1. Hàm lượng (%) các nguyên tố của phức chất
(LT: Lý thuyết, TN: Thực nghiệm)
Công thức giả định %Ho %N %Cl
Ho(Gly)3AsnCl3.3H2O
LT TN LT TN LT TN
23,55 22,04 9,99 9,13 15,21 14,95
122
Các kết quả ở bảng 1 cho thấy: Hàm
lượng (%) các nguyên tố của phức chất
được xác định bằng thực nghiệm tương
đối phù hợp với công thức giả định đưa
ra. Trong công thức giả định của phức
chất, số phân tử nước được xác định
theo phương pháp phân tích nhiệt ở
phần sau.
2. Kết quả nghiên cứu phức chất
bằng phương pháp phổ hấp thụ hồng
ngoại (IR)
Kết quả chụp phổ IR của các phối tử và
phức chất được trình bày ở bảng 2 và
hình 1÷3.
Bảng 2. Các số sóng hấp thụ đặc trưng (cm-1) của các phối tử và phức chất
Hợp chất νOH-
Asparagin - 3119,64 2933,86 1645,66 1432,48
Glyxin - 3102,27 2934,25 1574,57 1397,82
Phức chất 3530,86 3150,25 2975,88 1679,12 1484,30
(-) Không xác định
Hình 1. Phổ IR của glyxin
Hình 2. Phổ IR của asparagin
Hình 3. Phổ IR của
Ho(Gly)3AsnCl3.3H2O
So sánh phổ IR của phức chất (Hình 3)
với phổ IR của glyxin (Hình 1) và
asparagin (Hình 2) ở trạng thái tự do
cho thấy: Dải hấp thụ ở (3119,64 và
2933,86 cm-1); (3102,27 và 2934,25
cm-1) đặc trưng cho dao động hóa trị
bất đối xứng và đối xứng của nhóm
NH3+ của asparagin và glyxin tự do đã
dịch chuyển về vùng số sóng cao hơn
(3150,25 và 2975,88cm-1) trên phổ của
phức chất. Điều này chứng tỏ asparagin
và glyxin đã phối trí với ion Ho3+ qua
nguyên tử nitơ của nhóm amin. Còn dải
hấp thụ ở (1645,66 và 1432,48 cm-1);
(1574,57 và 1397,82 cm-1) đặc trưng
cho dao động hóa trị bất đối xứng và
đối xứng của nhóm cacboxyl của
123
asparagin và glyxin cũng đã dịch
chuyển về vùng số sóng cao hơn
(1679,12 và 1484,30 cm-1). Điều này
chứng tỏ asparagin và glyxin cũng phối
trí với Ho3+ qua nguyên tử oxi của
nhóm cacboxyl.
Ngoài ra, trên phổ IR của phức chất còn
xuất hiện dải hấp thụ mạnh ở vùng số
sóng 3389,59 ÷ 3530,86 cm-1 đặc trưng
cho dao động hóa trị của nhóm OH-
(νOH-) của nước. Điều này chứng tỏ
trong phức chất có chứa nước.
3. Kết quả nghiên cứu phức chất
bằng phương pháp phân tích nhiệt
Kết quả phân tích giản đồ phân tích
nhiệt của phức chất được trình bày ở
hình 4 và bảng 3.
Hình 4. Giản đồ phân tích nhiệt của
Ho(Gly)3AsnCl3.3H2O
Bảng 3. Kết quả phân tích giản đồ nhiệt của phức chất
Phức chất
Nhiệt
độ pic
của
hiệu
ứng
(oC)
Hiệu
ứng
nhiệt
Độ giảm khối
lượng
Dự
đoán
cấu
tử
tách
ra
hoặc
phân
hủy
Dự
đoán
sản
phẩm
cuối
cùng
Ho(Gly)3AsnCl3.3H2O
LT (%) TN (%)
117,8 Thu
nhiệt
7,709 7,217
3
H2O
292,4 - 18,71 Phân
hủy
và
cháy
461,48
Tỏa
nhiệt
- 29,586
646,4 - 18,208
735,5 26,973 26,279 Ho2O3
(-) Không xác định
Trên giản đồ phân tích nhiệt (đường
DTA) của phức chất có hai hiệu ứng
thu nhiệt ở 117,8oC và 292,4oC; ba hiệu
ứng tỏa nhiệt ở 461,48oC, 646,4oC và
737,5oC.
Khi tính toán độ giảm khối lượng trên
đường TG thấy rằng: ở hiệu ứng thu
nhiệt thứ nhất có xấp xỉ 3 phân tử H2O
tách ra trong phức chất. Nhiệt độ tách
nước ở 117,8oC thuộc khoảng nhiệt độ
tách nước kết tinh của các hợp chất. Từ
đó có thể kết luận rằng, các phân tử
nước của phức chất là nước kết tinh. Ở
hiệu ứng thu nhiệt thứ hai và các hiệu
124
ứng tỏa nhiệt tiếp theo ứng với quá
trình phân hủy và cháy các thành phần
của phức chất. Ở nhiệt độ cao hơn nhiệt
độ của hiệu ứng tỏa nhiệt thì độ giảm
khối lượng của phức chất là không
đáng kể, giả thiết đã có sự hình thành
sản phẩm cuối cùng (Ho2O3) là phù
hợp.
Nhiệt độ phân hủy các thành phần của
phức chất thấp, chứng tỏ phức chất tổng
hợp được kém bền nhiệt.
4. Thăm dò khả năng kháng khuẩn
của phức chất.
Kết quả thử khả năng kháng khuẩn của
phức chất được trình bày ở bảng 4 và
hình 5.
Bảng 4. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của phức chất
Phức chất
Escherichia coli
(E.coli)
Bacillus aureus
(Ba)
Seratia macescen
(Sm)
Nồng
độ
(µg/ml)
% so với
đối
chứng
Nồng
độ
(µg/ml)
% so
với đối
chứng
Nồng độ
(µg/ml)
% so
với đối
chứng
Ho(Gly)3AsnCl3.3H2O
ĐC 100 ĐC 100 ĐC 100
20 119 20 114 20 125
30 144 30 141 30 140
40 103 40 124 40 117
50 97 50 94 50 93
60 82 60 86 60 85
Hình 5. Ảnh hưởng của phức chất
Ho(Gly)3AsnCl3.3H2O đến khả năng
sinh trưởng của ba chủng vi khuẩn
Kết quả bảng 4 và hình 5 cho thấy
trong khoảng nồng độ khảo sát của
phức chất từ 20÷60 µg/ml: Ở nồng độ
từ 20 đến 30 µg/ml, phức chất kích
thích sự sinh trưởng của các vi khuẩn
(tăng 14÷44% so với đối chứng). Ở
nồng độ từ 40 đến 60 µg/ml, phức chất
ức chế sự sinh trưởng của các vi khuẩn,
sự ức chế mạnh nhất ở nồng độ 60
µg/ml (giảm 14÷18% so với đối
chứng).
4. KẾT LUẬN
1. Đã tổng hợp được phức chất của
honmi với hỗn hợp phối tử glyxin và
asparagin.
2. Bằng phương pháp phân tích nguyên
tố, phương pháp phổ IR, phương pháp
phân tích nhiệt có thể kết luận :
Phức chất có thành phần là:
Ho(Gly)3AsnCl3.3H2O
125
Mỗi phân tử glyxin và asparagin
chiếm hai vị trí phối trí trong phức chất,
liên kết với ion Ho3+ qua nguyên tử nitơ
của nhóm amin và qua nguyên tử oxi
của nhóm cacboxyl.
Phức chất kém bền nhiệt.
3. Trong khoảng nồng độ khảo sát từ
20÷60 µg/ml: Ở nồng độ thấp, phức
chất có khả năng kích thích sự sinh
trưởng của ba chủng vi khuẩn đem thử
và ở nồng độ cao thì ức chế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Carlos Kremer, Julia Torres, Sixto
Domínguez, Alfredo Mederos (2005),
“Structure and thermodynamic stability
of lanthanide complexes with amino
acids and peptides”, Coordination
Chemistry Reviews, Vol. 249, pp. 567-
590 .
2. Julia Torres, Carlos Kremer, Helena
Pardo, Leopoldo Suescun, Alvaro
Mombrú, Jorge Castiglioni, Sixto
Domínguez, Alfredo Mederos, Eduardo
Kremer (2003), “Preparation and
crystal structure of new samarium
complexes with glutamic acid”, Journal
of Molecular Structure, Vol.660, pp.
99-106.
3. Célia R.Carubelli, Ana M. G.
Massabni, and Sergio R. de A. Leite
(1997), “Study of the Binding of Eu3+
and Tb3+ to L-phenylalanine and L-
tryptophan”, J.Braz. Chem. Soc., Vol.8
(6), pp. 597-602 .
4. Moamen S. Refat, Sabry A. El-
Korashy, Ahmed S. Ahmed (2008).
“Preparation, structural characterization
and biological evaluation of T-
tyrosinate metal ion complexes”,
Journal of Molecular Structure, Vol.
881, pp. 28-45.
5. W. Xiumin, Q. Chuansong, Q.
Songsheng and T. Zhicheng (2007)
“Low-temperature heat capacity and
standard enthalpy of formation of
neodymium glycine perchlorate
complex
[Nd2(Gly)6(H2O)4](ClO4)6.5H2O”,
Journal of Thermal Analysis and
Calorimetry, Vol. 90(2), pp. 569-573 .
6. Yang Zupei, Zhang Banglao, Yu
Yueying, Zhang Hongyu (1998),
“Synthesis and characterization on solid
compounds of L-histidine with light
rare earth chlorides”, Journal of
Shaanxi Normal University (Natural
Science Edition), Vol. 26 (1), pp.58-59.
7. Z. H. Zhang, Z. J. Ku, H. R. Li, Y.
Liu and S. S. Qu (2005), “Calorimetric
and thermal decomposition kinetic
study of Tb(Tyr)(Gly)3Cl3.3H2O”,
Journal of Thermal Analysis and
Calorimetry, Vol.79, pp. 169-173.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26276_88310_1_pb_1311_2096828.pdf