Thực hiện quy trình gồm 6 giai đoạn
tổng hợp thành công phức chất
[Ru(dpq)2bxbg]Cl2 nhằm ứng dụng cho
nghiên cứu làm đầu dò huỳnh quang
phát hiện một số phân tử sinh học. Đặc
điểm của các sản phẩm trung gian và
sản phẩm cuối cùng được nghiên cứu,
chứng minh dựa trên nhiệt độ nóng
chảy, đặc trưng phổ cộng hưởng từ
proton 1H-NMR và phổ hấp thụ phân tử
UV-Vis. Phức [Ru(dpq)2bxbg]Cl2 có
bước chuyển dời điện tử kim loại-phối
tử (MLCT) tại max = 457 nm, thời gian
phát xạ huỳnh quang = 590 ns và độ
dịch chuyển Stokes = 163 nm.
8 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp phức chất rutheni(II) polypyridyl ứng dụng làm đầu dò huỳnh quang phát hiện một số phân tử sinh học - Hoàng Thị Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
112
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 21, Số 2/2016
TỔNG HỢP PHỨC CHẤT RUTHENI(II) POLYPYRIDYL ỨNG DỤNG
LÀM ĐẦU DÒ HUỲNH QUANG PHÁT HIỆN MỘT SỐ PHÂN TỬ
SINH HỌC
Đến tòa soạn 28 - 2 - 2016
Hoàng Thị Thuận
Khoa Dược, Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông
Trần Quang Tùng, Nguyễn Xuân Trường
Viện Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
SUMMARY
SYNTHESIS OF THE RUTHENIUM(II) POLYPYRIDYL COMPLEX
USED AS THE FLUORESCENT PROBE FOR DETECTION OF
BIOMOLECULES
Ruthenium(II) polypyridyl complex, [Ru(dpq)2(bxbg)]Cl2 where dpq is dipyrido[3,2-
d:2',3'-f]quinoxaline and bxbg is bis(o-xylene)bipyridine glycoluril, is synthesized.
Intermediates and the final product are confirmed by their melting-point
measurements and 1H-NMR characterizations. Molecular spectral of the complex are
recorded with UV-Vis and time-resolved fluorescent spectroscopy. It shows that
[Ru(dpq)2(bxbg)]Cl2 complex has a basic electronic transition (MLCT) at max = 457
nm, fluorescent lifetime = 590 ns and Stokes’s shift = 163 nm. All analyzed
photophysical properties reveal the synthesized complex is an appropriate design used
as the fluorescent probe for detection of biomolecules.
1. MỞ ĐẦU
Trong khoảng 20 năm trở lại đây, phức
chất rutheni(II) polypyridyl nhận được rất
nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học
bởi vì chúng được ứng dụng rộng rãi trong
các lĩnh vực quang hóa học[1,2], xúc tác
quang hóa[3], pin mặt trời hữu cơ[4] và
dùng làm đầu dò huỳnh quang phát hiện
một số phân tử sinh học[5-8]. Đặc biệt,
phức chất rutheni(II) polypryridyl cho
cường độ tín hiệu huỳnh quang lớn, thời
gian phát xạ huỳnh quang “dài” và độ dịch
chuyển Stokes lớn nên chúng được xem là
lựa chọn tối ưu để thiết kế làm đầu dò
113
quang học phát hiện phân tử sinh học:
amino axit, peptit, protein và AND[9,10].
Phức tris(bipyridyl)rutheni(II) chloride –
Ru(bpy)3Cl2 từ lâu được xem là “chất
chuẩn” để so sánh với các loại phức
rutheni(II) polypyridyl. Ion kim loại
chuyển tiếp trung tâm Ru2+ có cấu hình
electron d6 ở trạng thái spin thấp tạo thành
phức bát diện với ba phối tử 2,2’-bipyridyl
(bpy). Phối tử bpy vừa có khả năng cho
electron (-donor) do có cặp electron tự
do ở nguyên tử N, vừa có khả năng nhận
electron (-acceptor) do orbital không
định vị ở vòng thơm. Orbital phản liên kết
* của bpy có mức năng lượng thấp hơn
orbital phản liên kết * của Ru2+, nên ở
trạng thái cơ bản phức Ru(bpy)3Cl2 rất dễ
hấp thụ năng lượng để chuyển lên trạng
thái kích thích do bước chuyển dời điện tử
kim loại-phối tử. Do đó phức chất của
rutheni(II) có khả năng phát xạ huỳnh
quang với hiệu suất lượng tử huỳnh quang
lớn. Mặt khác, phụ thuộc vào bản chất và
cấu hình điện tử của phối tử, tính chất
quang hóa & quang lý của phức chất
rutheni(II) polypyridyl sẽ khác nhau.
Người ta chia phức chất ruteni(II)
polypyridyl thành hai loại phụ thuộc vào
khả năng cho/nhận electron của phối tử sử
dụng so với bpy. Loại A là phức chứa phối
tử với -donor yếu nhưng -acceptor
mạnh hơn bpy, chẳng hạn như 2,2’-
bipyrazine; 2,2’-bipyrimidine; và 2,2’-
biquinoline. Ngược lại, loại B là phức
chứa phối tử với -donor mạnh nhưng -
acceptor yếu hơn bpy, chẳng hạn như 2-
(pyridin-2-yl)-imidazole; 3-(pyridin-2-yl)-
pyrazole; và 3-(pyridin-2-yl)-l,2,4-triazole.
Phức rutheni(II) polypyridyl với phối tử
loại A có khả năng tương tác chọn lọc với
một số phân tử sinh học như amino axit,
peptit, protein và ADN thông qua phản
ứng cho nhận electron. Hơn nữa, bằng
cách mang những nhóm chức hoạt tính
phụ trợ lên phối tử, phức rutheni(II)
polypyridyl được thiết kế như những chiếc
“kẹp” gắn kết ở cấp độ phân tử cho một số
phân tử sinh học[11].
Như vậy với mục đích thiết kế phức
ruteni(II) polypyridyl ứng dụng làm đầu
dò huỳnh quang cho một số phân tử sinh
học và tham khảo tài liệu hiện có, trong
bài báo này chúng tôi nghiên cứu đưa ra
quy trình tổng hợp phức rutheni(II)
polypyridyl với phối tử loại A gồm
dipyrido[3,2-d:2,3-f]quinoxaline (dpq) và
bis(oxylene)bipyridineglycoluril
(bxbg) (phức bis(heteroleptic)). Đặc điểm
của các sản phẩm trung gian và sản phẩm
cuối cùng được nghiên cứu, chứng minh
bằng phương pháp đo điểm chảy và các
phương pháp phân tích phổ hiện đại như
phổ cộng hưởng từ proton (1H-NMR),
phổ hấp thụ phân tử UV-Vis, phổ huỳnh
quang phân tử.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Hóa chất
Các hóa chất sử dụng trong nghiên cứu là
tinh khiết của hãng Sigma-Aldrich gồm: 1-
10-Phenanthroline, KBr, HNO3 65%,
H2SO4 98%, NaOH, CHCl3, MgSO4,
ethanol, ethylene diamine, methanol, urea,
toluen, trifluoroacetic acid, diethyl ether,
RuCl3.xH2O, LiCl, DMF, acetone, DMSO,
KOH, 1,2-bis(bromomethyl)benzene, NaCl
bão hòa, ethylene glycol.
2.2. Dụng cụ và thiết bị
Các loại cốc thủy tinh, bình nón, sinh
hàn, bình cầu (1, 2 và 3 cổ), nhiệt kế,
114
bếp điện, bình khí Ar, máy hút chân
không, máy cô quay chân không, tủ sấy.
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR
của các sản phẩm được ghi trong môi
DMSO-d6 trên máy JEOL 400MHz tại
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và
máy BRUKER 500MHz tại Viện Hàn
Lâm Khoa học Việt Nam.
Phổ hấp thụ phân tử UV-Vis ghi trên
máy Agilent 8453 và phổ huỳnh quang
phân tử ghi trên hệ thiết bị huỳnh quang
phân giải thời gian tại Trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội.
2.3. Sơ đồ tổng hợp phức chất Rutheni(II) polypyridyl
Hình 1: Sơ đồ tổng hợp phức chất Rutheni(II) polypyridyl - [Ru(dpq)2bxbg]Cl2
115
2.4. Cách tiến hành tổng hợp
Giai đoạn (1), tổng hợp 1,10-
Phenanthroline-5,6-dione[12]:
Cho 1,10-phenanthroline (2.5792g,
14.3mmol) và KBr (2.5348g,
21.3mmol) vào bình 3 cổ có gắn sinh
hàn đun hồi lưu. Nhỏ từ từ hỗn hợp axit
(25ml HNO3 65% và 25ml H2SO4 98%)
đã được làm lạnh vào bình 3 cổ. Đun
hỗn hợp ở nhiệt độ 110°C trong 6h.
Hỗn hợp được làm lạnh bằng nước đá
sau đó được trung hòa bởi NaOH đến
pH = 5. Chiết lấy sản phẩm bằng
CHCl3, sau đó làm khô bằng MgSO4.
Làm bay hơi dung môi ta thu được sản
phẩm hữu cơ. Sản phẩm hữu cơ sau đó
được kết tinh lại trong ethanol.
Giai đoạn (2), tổng hợp bipyridine-
glycoluril (bpg)[13]:
Hỗn hợp 1,10-phenanthroline-5,6-dione
(0.4378g, 2.1mmol) và urea (0.2534g,
4.2mmol) được cho vào bình 3 cổ chứa
10ml toluen. Thêm tiếp 0,7ml
CF3COOH rồi khuấy đều và đun sôi
hỗn hợp 16h trong khí quyển Ar. Sau
khi làm nguội, chất rắn màu nâu được
lọc ra và đun sôi với 10ml ethanol trong
vòng 1h. Sau khi làm lạnh, kết tủa được
lọc, rửa bằng ethanol (25ml) và diethyl
ether (25ml), sau đó sấy khô chân
không.
Giai đoạn (3), tổng hợp phối tử
bis(oxylene)bipyridineglycoluril
(bxbg)[13]:
Sục khí Ar vào 10ml DMSO trong bình
3 cổ trong vòng 30 phút, thêm tiếp
KOH (300mg, 5.3mmol) rắn và khuấy
đều trong vòng 30 phút, thêm tiếp bpg
(300mg, 1mmol) và 1,2-
bis(bromomethyl) benzene (540mg,
2mmol) đồng thời giữ hỗn hợp phản
ứng ở nhiệt độ 15°C. Hỗn hợp được
khuấy đều trong vòng 16h ở nhiệt độ
phòng. Rót hỗn hợp vào 150ml NaCl
bão hòa, sau đó chiết với CH2Cl2
(2x200ml), phần hữu cơ sau đó được
rửa bằng dung dịch NaCl bão hòa
(150ml), nước (150ml) và làm khô bằng
MgSO4 khan. Làm bay hơi dung môi
rồi kết tinh sản phẩm trong methanol.
Giai đoạn (4), tổng hợp phối tử
dipyrido[3,2-d:2,3-f]quinoxaline
(dpq)[14]:
Cho 1,10-phenanthroline-5,6-dione
(0.5050g, 2.4mmol) và ethylene
diamine (0.2325g, 3.9mmol) vào bình 3
cổ chứa ethanol (175ml). Đun hỗn hợp
trong vòng 2h ở 50°C. Làm bay hơi
dung môi thu được sản phẩm để qua
đêm. Sản phẩm dpq tinh khiết được kết
tinh từ hỗn hợp methanol/nước (tỉ lệ
1:9), sau đó kết tinh lại bằng methanol.
Giai đoạn (5), tổng hợp tiền phức chất
Ru(dpq)2Cl2[11]:
Cho RuCl3.xH2O (0.1761g) và LiCl
(0.2015g) vào bình 3 cổ chứa DMF
(10ml). Hỗn hợp phản ứng được đun
nóng trong vòng 20 phút ở 80°C trong
khí quyển Ar. Thêm tiếp phối tử dpq
(0.3248g) rồi đun tiếp hỗn hợp trong
vòng 14h. Làm lạnh hỗn hợp tới nhiệt
độ phòng, sau đó rót vào bình đựng
acetone (50ml) giữ ở -4°C qua đêm. Kết
tủa được lọc và rửa bằng acetone
(20ml) và nước cất đến khi nước lọc trở
nên không màu, thu được sản phẩm có
màu đen tím đem sấy khô.
116
Giai đoạn (6), tổng hợp phức chất
[Ru(dpq)2bxbg]Cl2[11]:
Cho Ru(dpq)2Cl2 (0.1464g) và phối tử
bxbg (0.1083g) vào bình 3 cổ chứa
ethylene glycol (50ml). Hỗn hợp được
đun sôi trong vòng 8h, khi đó dung dịch
chuyển từ màu đen sang đỏ thẫm. Lọc
nóng hỗn hợp sau phản ứng, phần nước
lọc được làm nguội đến nhiệt độ phòng.
Làm bay hơi dung môi thu được chất
rắn màu đỏ. Sản phẩm được tinh chế
bằng sắc ký cột (alumina,
acetone/methanol theo tỉ lệ 1:1).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm vật lý của các chất đã
tổng hợp
Bảng 1: Đặc điểm vật lý của các chất đã tổng hợp
Hợp chất Dạng bề ngoài
Khối lượng
sản phẩm
(mg)
Hiệu
suất %
Nhiệt độ
nóng chảy
(Mp – 0C)
1,10-Phenanthroline-5,6-dione Chất rắn màu vàng 20669 70 271
Bipyridine glycoluril (bpg) Chất rắn màu vàng 320,6 60 > 400
Bis(oxylene)bipyridine
glycoluril (bxbg)
Chất rắn màu vàng 108,3 31 354
Dipyrido[3,2-d:2,3-
f]quinoxaline (dpq)
Chất rắn màu kem 429,5 70 331
Ru(dpq)2Cl2 Chất rắn màu đen tím 292,5 62 -
[Ru(dpq)2bxbg]Cl2 Chất rắn màu đỏ đô 90,25 55% -
3.3. Đặc điểm phổ cộng hưởng từ proton 1H-NMR của các chất đã tổng hợp được
Bảng 2: Độ chuyển dịch hóa học (δ - ppm) của phối tử dipyrido[3,2-d:2,3-
f]quinoxaline (dpq) và tiền phức chất Ru(dpq)2Cl2
Chất
1H - NMR
dipyrido[3,2-d:2,3-
f]quinoxaline
(dpq – sp2 )
Ru(dpq)2Cl2 – sp 4
H1, H1’ 9.45 ÷ 9,41 9.48 ÷ 9.47
H3, H3’ 9.22 ÷ 9.19 9.23
H4, H4’ 9.14 9.19
H2, H2’ 7.94 ÷ 7.90 7.97
117
Phân tích phổ cộng hưởng từ proton
của dipyrido[3,2-d:2,3-f]quinoxaline
(dpq) và phức chất Ru(dpq)2Cl2:
Trên phổ 1H-NMR của dpq xuất hiện
tín hiệu với độ chuyển dịch hóa học δ =
9.45 ÷ 9.41 ppm tách thành 2 nhóm 2
vạch (dạng doublet doublet – dd) với
hằng số tương tác J = 1.8 Hz và J = 7.8
Hz được quy kết cho proton H1 và H1’.
Proton H3 và H3’ có tín hiệu ứng với δ
= 9.22 ÷ 9.19 ppm (dd) với J = 1.8 Hz
và J = 4.6 Hz. Tín hiệu phổ một vạch
(dạng singlet) cường độ lớn với δ = 9.14
ppm được quy kết cho proton H4 và
H4’. Tín hiệu xuất hiện tại δ = 7.94 ÷
7.90 ppm dạng dd với J = 7.8 Hz và J =
4.6 Hz được quy kết cho proton H2 và
H2’.
Phổ 1H-NMR của phức tạo thành giữa
ruteni(II) và phối tử dpq (Ru(dpq)2Cl2)
có các tín hiệu đặc trưng với độ chuyển
dịch hóa học giống như của phối tử dpq
(Bảng 2).
Bảng 3: Độ chuyển dịch hóa học (δ - ppm) của bipyridine glycoluril (bpg) và phối tử
bis(oxylene)bipyridine glycoluril (bxbg)
Chất
1
2
3
1'
2'
3'
1H - NMR
bipyridine glycoluril
(bpg – sp3)
Bis(oxylene)bipyridineglycoluril
(bxbg – sp5)
H1, H1’ 8.70 ÷ 8.67 8.90
H3, H3’ 8.04 ÷ 8.02 8.75
H2, H2’ 7.53 ÷ 7.48 7.55
H(N) 8.27 -
Ha - 7.35
Hb - 7.20
H(NCH2Ar) - 5.07; 4.96; 4.70; 4.52
118
Phân tích phổ cộng hưởng từ proton của
bipyridine glycoluril (bpg) và phối tử
bis(oxylene)bipyridine glycoluril (bxbg):
Trên phổ 1H-NMR của bpg xuất hiện
tín hiệu với độ chuyển dịch hóa học δ =
8.70 ÷ 8.67 ppm dạng dd với hằng số
tương tác J = 1.8 Hz và J = 4.6 Hz được
quy kết cho proton H1 và H1’. Tín hiệu
phổ một vạch cường độ lớn với δ = 8.27
ppm được quy kết cho proton liên kết
với N. Proton H3 và H3’ có tín hiệu ứng
với δ = 8.04 ÷ 8.02 ppm (d) với J = 7.8
Hz. Tín hiệu xuất hiện tại δ = 7.53 ÷
7.48 ppm dạng dd với J = 4.6 Hz và J =
7.8 Hz được quy kết cho proton H2 và
H2’.
Phổ 1H-NMR của phối tử bxbg cũng xuất
hiện những tín hiệu với độ chuyển dịch
hóa học tương tự cho các proton
H1&H1’, H2&H2’, H3&H3’ (Bảng 3).
Mặt khác, trên phổ 1H-NMR của bxbg
không còn thấy xuất hiện tín hiệu tại δ
8.27 ppm, điều này phù hợp do không
còn proton liên kết với N. Bên cạnh đó,
tín hiệu dạng phổ chân rộng (broad-br)
xuất hiện tại δ = 7.35 ppm được quy kết
cho proton Ha. Proton Hb có tín hiệu ứng
với δ = 7.20 ppm (br). Ngoài ra, các tín
hiệu xuất hiện tại δ = 5.07 (br); 4.96 (d);
4.70 (d); 4.52 (d) ppm với J 16 Hz được
quy kết cho các proton của nhóm –CH2
liên kết với vòng thơm và N.
Bảng 4: Độ chuyển dịch hóa học (δ -
ppm) của phức chất [Ru(dpq)2bxbg]Cl2
1H-NMR
Phức chất
[Ru(dpq)2bxbg]2+
sp6
H1 9.54 (d) Ha 8.31 (d)
H4 9.39 (br) Hc 7.92 (br)
H3 8.31 (d) Hb 7.86 (br)
H2 7.92 (br) Hd 7.27 (br)
He 7.20 (br)
H(NCH2Ar)
4.61 (d);
4.01 (s)
Phổ 1H-NMR của phức tạo thành giữa
ruteni(II) với hai phối tử dpq và bxbg
([Ru(dpq)2bxbg]Cl2) có các đặc trưng
phổ (Bảng 4) là sự kết hợp của phối tử
dpq (Bảng 2) và bxbg (Bảng 3). Tuy
nhiên phổ phức tạp và có sự giảm độ
chuyển dịch hóa học của hầu hết các
proton do sự tạo thành liên kết giữa kim
loại-phối tử.
3.4. Phổ hấp thụ phân tử UV-Vis của
phức Ru(dpq)2Cl2 và[Ru(dpq)2bxbg]Cl2
Phổ hấp thụ phân tử của phức
Ru(dpq)2Cl2 và [Ru(dpq)2bxbg]Cl2
đượcchỉ ra ở Hình 2. Bước chuyển dời
điện tử -* của phối tử dpq và bxbg tại
bước sóng = 258 nm. Bước chuyển
dời điện tử đặc trưng kim loại-phối tử
(MLCT) của phức chất quan sát thấy tại
119
= 457 nm với [Ru(dpq)2bxbg]Cl2
nhưng không rõ ràng với Ru(dpq)2Cl2.
100 200 300 400 500 600 700 800
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
Ru(dpq)2Cl2
A
bs
or
ba
nc
e
wavelength / nm
[Ru(dpq)2bxbg]Cl2
Hình 2: Phổ hấp thụ phân tử của phức
Ru(dpq)2Cl2 và [Ru(dpq)2bxbg]Cl2
trong nước
3.5. Phổ huỳnh quang phân tử của
phức chất [Ru(dpq)2bxbg]Cl2
Phổ phát xạ huỳnh quang phân giải thời
gian của [Ru(dpq)2bxbg]Cl2 được chỉ ra ở
Hình 3. Phức chất có thời gian phát xạ
huỳnh quang (lifetime) là tương đối “dài”,
= 590 ns và độ dịch chuyển Stokes lớn,
= 163 nm. Phức [Ru(dpq)2bxbg]Cl2 tổng
hợp được phù hợp cho ứng dụng làm đầu
dò huỳnh quang.
2.0x10-6 4.0x10-6 6.0x10-6 8.0x10-6 1.0x10-5
0.000
0.002
0.004
In
te
ns
ity
/
V
Time / s
Hình 3: Phổ huỳnh quang phân tử của
phức [Ru(dpq)2bxbg]Cl2 trong nước. ex
= 460 nm; obs = 620 nm.
4. KẾT LUẬN
Thực hiện quy trình gồm 6 giai đoạn
tổng hợp thành công phức chất
[Ru(dpq)2bxbg]Cl2 nhằm ứng dụng cho
nghiên cứu làm đầu dò huỳnh quang
phát hiện một số phân tử sinh học. Đặc
điểm của các sản phẩm trung gian và
sản phẩm cuối cùng được nghiên cứu,
chứng minh dựa trên nhiệt độ nóng
chảy, đặc trưng phổ cộng hưởng từ
proton 1H-NMR và phổ hấp thụ phân tử
UV-Vis. Phức [Ru(dpq)2bxbg]Cl2 có
bước chuyển dời điện tử kim loại-phối
tử (MLCT) tại max = 457 nm, thời gian
phát xạ huỳnh quang = 590 ns và độ
dịch chuyển Stokes = 163 nm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Zhang, M.-T. and L. Hammarström
(2011), J. Am. Chem. Soc., 133, p.
8806–8809.
[2] Zhang, M.-T., et al. (2011), J. Am.
Chem. Soc. , 133, p. 13224–13227.
[3] Lei, P., et al. (2008), J. Am. Chem.
Soc.,130, p. 26-27.
[4] Freys, J.C., et al. (2012), Dalton
Trans., 41, p. 13105-13111.
[5] Lo, K.K.-W., A.W.-T. Choi, and
W.H.-T. Law (2012), Dalton Trans., 41,
p. 6021-6047.
[6] Ryan, E., Thesis 1991, Dublin City
University: Dublin.
[7] Friedman, A.E., et al. (1990), J. Am.
Chem. Soc. , 112, p. 4960-4962.
(xem tiếp trang 126)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26452_88930_1_pb_3204_2096849.pdf