Tổng hợp pt kích thước nano với hình dạng khác nhau - Nguyễn Tiến Khí
Thông qua thay đổi một số thông số của
quá trình tổng hợp, chúng tôi đã có thể tạo
ra được nhiều hạt nano có hình dạng và
kích thước khác nhau. Đây là quá trình có
tính hệ thống và lần đầu tiên được áp
dụng cho quá trình tổng hợp vật liệu nano.
Qua đây cũng mở ra một hướng mới cho
quá trình nghiên cứu vật liệu nano kim
loại quý nói riêng và vật liệu nano nói
chung đó là thông qua các thay đổi điều
kiện phản ứng để kiểm soát kích thước
cũng như là hình dạng của hạt nano để
phục vụ vào các mục đích khác nhau.
Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ có thêm
các nghiên cứu về hoạt tính xúc tác của
các vật liệu thu được cũng như các cấu
trúc và hình dạng khác của vật liệu Pt.
5 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 840 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp pt kích thước nano với hình dạng khác nhau - Nguyễn Tiến Khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
33
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 22/ số 1 (Đặc biệt)/ 2017
TỔNG HỢP Pt KÍCH THƯỚC NANO VỚI HÌNH DẠNG KHÁC NHAU
Đến tòa soạn: 05/12/2016
Nguyễn Tiến Khí
Trung tâm ứng dụng Kỹ thuật Phân tích, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
Nguyễn Thị Kim
Khoa Công nghệ Hóa học, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
Nguyễn Thị Lan Anh
Khoa Kỹ thuật Phân tích, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
SUMMARY
SYNTHESIS OF Pt NANOPARTICLES WITH DIFFERENT SHAPES
Today the synthesis of Platinum nanoparticles (NPs) are of interest because of their
numerous applications in various fields. Platinum nanoparticles have unique properties
such as: optical and catalytic properties, depend on the size and shape of the produced
nanoparticles. Application of Platinum nanoparticles in many fields as: industry, medicine
and catalysis, are noted by many researchers. This article, is present the synthesis
different shapes of Platinum nanoparticles by various conditions.
Keywords. Platinum, nanoparticle, cubic, nanorod, nanoflower
1. MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây các nghiên cứu về
Platinum đang nhận được nhiều sự quan tâm
của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Lý
do là bởi các sản phẩm từ Platinum được ứng
dụng rất rộng trong các lĩnh vực như y học,
xúc tác, hóa dầu do chúng có hoạt tính và độ
bền cao [1,2].
Đặc biệt là các nghiên cứu tổng hợp vật liệu
nano Platinum đã được các nhà khoa học
công bố trong nhiều công trình [3-6], tuy
nhiên các nghiên cứu này chủ yếu chỉ tập
chung vào tổng hợp một hình dạng nào đó của
Pt mà chưa có một công trình nào trình bày
một cách có tính hệ thống cho việc tổng hợp
Pt kích thước nano có hình dạng khác nhau
chỉ dựa trên những thay đổi nhỏ của điều kiện
thực nghiệm.
Trong khuân khổ bài báo này, chúng tôi trình
bày phương pháp tổng hợp Pt với hình dạng
khác nhau (dạng lập phương, dạng thanh,
dạng hình hoa..) dựa trên cùng phương pháp
tiến hành chỉ bằng một số thay đổi nhỏ trong
điều kiện như: thời gian, nhiệt độ, chất khí sử
dụng....
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Hóa chất
Các hóa chất chính được sử dụng trong
nghiên cứu là các hóa chất tinh khiết gồm:
khí CO, Ar (tinh khiết); Pt(acac)2 (Strem);
34
các chât 1,2-hexadecanediol (HDD);
etylen glycol (EG); octadecylamin
(ODA); CH3OH, C6H5CH3 (tinh khiết)
của công ty Sigma - Aldrich.
2.2. Phương pháp chuẩn bị mẫu
Cho vào bình cầu đáy tròn 2 cổ dung tích
15 ml với khuấy từ các chất Pt(acac)2, EG
và ODA. Hỗn hợp được đun nóng cho
ODA nóng chảy hoàn toàn trong bếp cách
dầu, sau đó hút chân không tại nhiệt độ
này trong khoảng thời gian nhất định (30
phút, 2 giờ), sau khi hệ được nạp lại bằng
khí CO (Ar) đến áp suất khí quyển thì
được chuyển sang bếp cách dầu khác với
nhiệt độ được chuẩn bị sẵn (200 oC) và
giữ nó trong thời gian (2 giờ, 24 giờ) dưới
khí quyển của chất khí vừa được nạp. Sau
khi sản phẩm được để nguội tự nhiên về
nhiệt độ phòng ta phân tán chúng trong
hỗn hợp CH3OH/C6H5CH3=15 ml/15 ml
bằng máy siêu âm, sau đó ly tâm thu chất
rắn, tiến hành lại quá trình này 3 lần thu
được chất rắn màu đen là Pt mà ta muốn
điều chế. Mẫu được tạo để đo TEM,
XRD...
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Các mẫu được nghiên cứu cấu trúc, hình
dạng theo phương pháp đo ảnh TEM trên
thiết bị TECNAI G2 20 S-Twin hoạt động
ở 200 kV. Đo XRD với mẫu trên khay
graphite của thiết bị Rigaku Ultima III với
bức xạ đơn sắc Cu-Kα tại 40 kV và 40
mA.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tổng hợp hạt Pt nano hình lập
phương
Trong thời gian gần đây đã có một số
công trình công bố về quá trình tổng hợp
hạt Pt dạng hình lập phương (cubic), tuy
nhiên đa số trong đó là sử dụng chất hoạt
động bề mặt là HDD có giá thành cao. Để
tiết kiệm kinh phí trong quá trình nghiên
cứu chúng tôi sử dụng chất có giá thành rẻ
hơn rất nhiều là EG mà kết quả thu được
có những điểm còn tốt hơn. Cách tiến
hành cụ thể như sau: hỗn hợp Pt(acac)2,
EG, HDA trong bình phản ứng được nung
nóng chảy ở 80 oC, sau khi hút chân
không 30 phút ở nhiệt độ này, hỗn hợp
được cung cấp khí CO (1 atm) và chuyển
sang một bình dầu khác đã được đun nóng
đến 200 oC và duy trì trong 2 giờ trong
môi trường khí CO. Sản phẩm sau đó
được làm sạch nhiều lần bằng hỗn hợp
CH3OH/C6H5CH3=15 ml/15 ml trong
máy siêu âm và ly tâm để thu được sản
phẩm Pt là chất rắn màu đen. Sau khi làm
sạch sản phẩm được tạo mẫu đi đo TEM
với kết quả thu được trên Hình 1.
Hình 1. Ảnh TEM nano Pt hình lập
phương
Qua hình 1 ta thấy các hạt Pt thu được có
35
dạng đơn tinh thể cấu trúc dạng hình lập
phương (single-crystalline) khá đều nhau
với kích thước trong khoảng từ 8 đến 12
nm. Kết quả thu được là đáng khích lệ vì
trước đây các quá trình tổng hợp khác [7-
8] đều trải qua quá trình điều chế khó
khăn nhưng kích thước các hạt thu được
khá lớn và không đều nhau như kết quả
mà chúng tôi đã thu được.
3.2. Tổng hợp hạt Pt nano dạng thanh
Khi tiến hành tương tự như với quá trình
tổng hợp hạt Pt lập phương nhưng thay vì
hút chân không 30 phút, chúng tôi tiến
hành hút chân không với thời gian 120
phút tại 80 oC và sau đó tiến hành tương
tự như với tổng hợp Pt lập phương. Ta thu
được sản phần như hình 2a.
Hình 2. Ảnh TEM nano Pt a) dạng thanh, b) dạng thanh mảnh
Kết quả thu được cho thấy, khi chúng ta
kéo dài thời gian hút chân không (ủ mẫu,
aging) đã tạo điều kiện cho việc hình
thành các hạt nano dạng thanh với kích
thước dài từ 10 ÷ 25 nm, đường kính 6
nm.
Sở dĩ như vậy là do cấu trúc dạng thanh
có hai dạng cấu trúc mặt là {100} trên bề
mặt theo chiều dài và kết thúc bằng mặt
{111}, mà mặt {100} là mặt bền hơn
trong môi trường CO vì vậy khi ta kéo dài
thời gian ủ mẫu tạo điều kiện hình thành
hạt Pt nguyên tử rồi hình thành hạt Pt rất
nhỏ, nên sau khi đưa nhiệt lên 200 oC thì
các hạt Pt nhỏ này được ưu tiên thêm vào
mặt {111} vì vậy mà các hạt thu được
ngày càng dài hơn.
Điều này hoàn toàn phù hợp khi ta tiến
hành phản ứng ở nhiệt độ thấp ở 150 oC
và kéo dài thời gian phản ứng lên 24 h để
tạo điều kiện cho chiều dài mạch đồng
thời hạn chế việc thêm vào mặt {100} do
đó đã thu được các cấu trúc Pt dạng thanh
rất mảnh với đường kính chỉ từ 1-2 nm và
chiều dai tăng lên đến 60 nm như hình 2b.
Sự giảm của đường kình nhưng lại tăng
cường chiều dài sẽ giúp cho diện tích bề
mặt của các hạt được tăng lên, điều này sẽ
có rất nhiều lợi ích nhất là trong lĩnh vực
xúc tác, nó làm tăng hoạt tính đồng thời
làm giảm lượng xúc tác cần sử dụng..
3.3. Tổng hợp hạt Pt nano dạng hình
hoa
36
Ngoài các nghiên cứu về sự thay đổi của
hình dạng hạt thu được theo nhiệt độ và
thời gian ủ mẫu thì chũng tôi cũng nghiên
cứu sự ảnh hưởng của chất khí được nạp
lại vào hệ.
Thay vì nạp khí CO sau thời gian hút chân
không, chúng tôi đã thay thế bằng cách
nạp lại khí cho mẫu bằng Ar và sau đó
nâng nhiệt độ lên 150 oC. Kết quả thu
được thay vì là thanh nano thì chúng tôi
đã thu được các hạt nano có dạng hình
hoa (flower shape) như được biểu diễn
trong Hình 3.
Hình 3. Ảnh TEM nano Pt dạng hình hoa
Qua hình ảnh ta thấy các hạt thu được có
một hạt to ở giữa như nhụy hoa và các
nhành nhỏ mọc xung quanh tương tự các
cánh hoa. Điều này được giải thích là khi
ta dùng CO để nạp lại thì CO là chất khí
có tính khử mạnh đồng thời có khả năng
tạo liên kết phối trí với Pt nên các hạt Pt
mới được hình thành khó có thể liên kết
với hạt Pt lớn hơn do đó tạo ra các hạt có
bề mặt phẳng, còn khi dung Ar thi khí Ar
khó tạo liên kết phối tri với Pt nên các hạt
nhỏ Pt dễ dàng được thêm vào hạt lớn và
tạo cấu trúc hình hoa.
Trên thực tế ngày nay khi điều chế Pt nói
riêng và các kim loại quý nói chung, nếu
cần vật liệu có độ tương đồng bề mặt
(phẳng) người ta hay sử dụng khí CO còn
đề cộng kết hoặc đề mọc kim loại lên
nhau người ta dung Ar để tạo môi trường
phản ứng [7-10].
4. KẾT LUẬN
Thông qua thay đổi một số thông số của
quá trình tổng hợp, chúng tôi đã có thể tạo
ra được nhiều hạt nano có hình dạng và
kích thước khác nhau. Đây là quá trình có
tính hệ thống và lần đầu tiên được áp
dụng cho quá trình tổng hợp vật liệu nano.
Qua đây cũng mở ra một hướng mới cho
quá trình nghiên cứu vật liệu nano kim
loại quý nói riêng và vật liệu nano nói
chung đó là thông qua các thay đổi điều
kiện phản ứng để kiểm soát kích thước
cũng như là hình dạng của hạt nano để
phục vụ vào các mục đích khác nhau.
Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ có thêm
các nghiên cứu về hoạt tính xúc tác của
các vật liệu thu được cũng như các cấu
trúc và hình dạng khác của vật liệu Pt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. M. A. Rigsby, W. P. Zhou, A. Lewera,
H. T. Duong, P. S. Bagus, W.
Jaegermann, R. Hunger, A. Wieckowski,
“Experiment and Theory of Fuel Cell
Catalysis: Methanol and Formic Acid
Decomposition on Nanoparticle Pt/Ru”,
J. Phys. Chem. C, 112(39), 15595 - 15601
(2008).
2. N. R. Shiju, V. V. Guliants, “Review:
37
Recent developments in catalysis using
nanostructured materials”, Appl. Catal. A,
356, 1-17 (2009).
3. A. Chen, P. Holt-Hindle, “Platinum-
Based Nanostructured Materials:
Synthesis, Properties, and Applications”,
Chem. Rev., 110, 3767-3804 (2010).
4. J. Wang, P. Holt-Hindle, D.
MacDonald, D. F. Thomas, A. Chen,
“Synthesis and electrochemical study of
Pt-based nanoporous materials”,
Electrochim. Acta, 53, 6944-6953 (2008).
5. G. Wu, B. Adams, M. Tian, A. Chen,
“Synthesis and electrochemical study of
novel Pt-decorated Ti nanowires”,
Electrochem. Commun., 11, 736-739
(2009).
6. X. Peng, K. Koczkur, S. Nigro, A.
Chen, “Fabrication and electrochemical
properties of novel nanoporous platinum
network electrodes”, Chem. Commun., 24,
2872-2873 (2004).
7. Y. Kang, X. Ye, C. B. Murray, “Size-
and Shape-Selective Synthesis of Metal
Nanocrystals and Nanowires Using CO as
a Reducing Agent”, Angew. Chem. Int.
Ed., 49, 6156-6159 (2010).
8. B. Wu, N. Zheng, G. Fu, “Small
molecules control the formation of Pt
nanocrystals: a key role of carbon
monoxide in the synthesis of Pt
nanocubes”, Chem. Commun., 47, 1039–
1041 (2011).
9. N. T. Khi, J. Yoon, H. Baik, S. Lee, D.
J. Ahn, S. J. Kwon, K. Lee, “Twinning
boundary-elongated hierarchical Pt
dendrites with an axially twinned nanorod
core for excellent catalytic activity”,
Cryst. Eng. Comm., 16, 8312 (2014).
10. L. Wang, Y. Nemoto, Y. Yamauchi,
“Direct Synthesis of Spatially-Controlled
Pt-on-Pd Bimetallic Nanodendrites with
Superior Electrocatalytic Activity”, J. Am.
Chem. Soc., 133, 9674-9677 (2011).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 27361_91750_1_pb_4605_2096904.pdf