Tổng hợp trắc nghiệm Hóa học đại cương

48. Chọn câu sai A. Momen lưỡng cực phân tử là đại lượng vecto có hướng B. Trong phân tử nhiều ntử, momen lưỡng cực phân tử coi là tổng các vecto momen lưỡng cực liên kết C. Giá trị thực nghiệm của momen lưỡng cực đóng góp vào việc khẳng định lại cấu trúc phân tử D. Momen lưỡng cực phân tử chỉ phụ thuộc vào mmen lưỡng cực liên kết 49. Trong các phân tử sau, phân tử nào có cấu trúc tứ diện đều? A. CCl4 B. CHCl3 C. CH2Cl2 D. SO2Cl2 50. Sự lai hóa sp3 của ion trung tâm trong dãy PO4 3−, SO4 2−, ClO4 − giảm dần là do A. Kích thước cá nguyên tử trung tâm tham gia lai hóa giảm dần B. Năng lượng các AO tham gia lai hóa giảm dần C. Hiệu năng lượng (E3p – E3s) tăng dần D. Tất cả đều sai 51. Trong các phân tử sau BeF2, SF2, OF2, SO2 phân tử nào có cấu trúc gấp khúc và góc liên kết xấp xỉ 109°28’ A. SO2 B. BeF2, SF2 C. SF2, OF2 D. SF2, OF2, SO2 52. Hợp chất nào dưới đây có khả năng dime hóa: CO2, NO2, N2O, SO2 A. NO2 B. SO2 C. CO2 D. NO2, N2O

pdf14 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp trắc nghiệm Hóa học đại cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 A. Lý thuyết B. Bài tập Chương 1: Cấu tạo nguyên tử Bài tập tính toán 1. Au có M = 197 g/mol, và trong hạt nhân nguyên tử Au có 79 proton. Hỏi số notron có trong Au là A. 117 B. 118 C. 79 D. Đáp án khác 2. Liên kết I-I trong phân tử I2 có thể bị phá vỡ khi hấp thụ năng lượng photon với bước sóng λ ≤ 795 nm. Năng lượng phân ly liên kết I-I có giá trị là: A. 249,8 kJ/mol B. 150,5 kJ/mol C. 120,3 kJ/mol D. 146,5 kJ/mol 3. O3 ở tầng bình lưu của khí quyển hấp thụ tia bức xạ có hại từ Mặt Trời và xảy ra sự phân huỷ theo pứ sau ở một nhiệt độ nhất định: O3 → O2 + O ∆H = 107,2 kJ/mol. Bước sóng lớn nhất cần cho sự phân huỷ này là: A. 1117 nm B. 1170 nm C. 111,7 nm D. Đáp án khác 4. Bước sóng của sóng vật chất liên kết với 1 máy bay có khối lượng 100 tấn bay với vận tốc 1000 km/h có giá trị là: A. 2,385.10-41 m B. 2,385.10-39m C. 2,385.10-38m D. Đáp án khác 5. Khi chiếu tia bức xạ có độ dài sóng 205 nm vào bề mặt tấm bạc kim loại, các e bị bứt ra với tốc độ 7,5.105 m/s. Tính năng lượng liên kết của e ở lớp bề mặt tinh thể bạc: A. 5,1.10-17 J B. 9,5.10-19 J C. 7,1.10-19 J D. 2,7.10-18 J 6. 1 hạt bụi có khối lượng 0,01 mg, chuyển động với vận tốc 1 mm/s. Trị số bước sóng của hạt bụi theo thuyết sóng-hạt De Broglie là: A. 6,63.10-23 m B. 0,737.10-35 m C. 0,737.10-33 m D. Đáp án khác 7. Khi chiếu ánh sáng với bước sóng λ = 434 nm vào bề mặt các kim loại K, Ca, Zn hỏi kim loại nào sẽ xảy ra hiệu ứng quang điện, biết tần số giới hạn của các kim loại trên là: K Ca Zn vo (s-1) 5,5.1014 7,1.1014 10,4.1014 A. K B. Ca và Zn C. Ca và K D. Zn 8. Khi chiếu ánh sáng với bước sóng λ = 400 nm vào bề mặt kim loại Ca, hỏi vận tốc e bật ra khỏi bề mặt kim loại là: A. 4,53.105 m/s B. 2,41.105 m/s C. 24,1.105 m/s D. 45,3.105 m/s 9. Trong kĩ thuật, Cs thường được sử dụng làm anot của tế bào quang điện vì khi chiếu ánh sáng vào các electron dễ dàng bật ra. Khi chiếu một chùm tia sáng với λ = 500 nm vào anot làm bằng Cs thì electron bật ra. Giá trị động năng của e là,biết rằng bước sóng giới hạn đối với Cs là λo = 660nm: A. 9,6.10-20J B. 5,1.10-17 J C. 9,5.10-19 J D. 7,1.10-19 J 10. Sự chuyển động của viên bi nặng 1g có độ bất định về vị trí là 0,1 nm. Độ bất định nhỏ nhất về tốc độ của viên bi là khoảng: A. 8,6.10-23 m/s B. 2,6.10-21 m/s C. 6,6.10-21 m/s D. Đáp án khác 11. Nguyên tử H ở trạng thái cơ bản có độ bất định nhỏ nhất về vận tốc chuyển động của e là 6,9.106 m/s. Giá trị bán kính trung bình của quỹ đạo e là: A. 0,47.10-10m B. 4,7.10-9m C. 0,53.10-10m D. Đáp án khác 12. Đối với e của nguyên tử H chuyển động với biến thiên vận tốc v = 0 ÷ 106 m/s. Giá trị sai số nhỏ nhất về toạ độ e trong trường hợp này là: A. 0,718 nm B. 71,8 nm C. 82,8 nm D. Đáp án khác 13. Dựa vào quy tắc Slater, năng lượng của electron cuối cùng trong nguyên tử K là: 2 A. - 4,81 eV B. - 4,114 eV C. - 0,85 eV D. Đáp án khác 14. Hằng số chắn của các electron hóa trị và điện tích hiệu dụng tương ứng trong nguyên tử Ba (Z = 56) lần lượt là: A. 53,15 và 2,85 B. 54,35 và 1,65 C. 54,30 và 1,70 D. Đáp án khác 15. Năng lượng orbital của các electron hóa trị trong nguyên tử Ba và năng lượng ion hóa tạo ra ion Ba2+ là: A. – 6,26 eV và 12,52 eV B. – 3,07 eV và 6,14 eV C. 6,26 eV và 12,52 eV D. Đáp án khác. 16. Năng lượng của electron (J) trong nguyên tử H ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích khi electron ở lớp L lần lượt là: A. -2,18.10-18 (J) và -5,45.10-19(J). B. -4,25.10-18 (J) và -6,45.10-19 (J). C. -3,12.10-18 (J) và -4,06.10-19 (J). D. Một đáp án khác. 17. Một nguyên tử X có bán kính là 1,44Å, khối lượng riêng ;à 26,16g/cm3. Khối lượng mol của X là: A. 178,5 B. 197 C. 186 D. 181 18. Năng lượng phân ly liên kết O-O của phân tử O2 là 498,7 kJ.mol. Bước sóng cực đại của photon cần sử dụng để gây ra sự phân ly này là khoảng: A. 320nm B. 3200nm C. 2400nm D. 240nm Bài tập lý thuyết 1. Khi giải phương trình Schrodinger người ta thu được các hàm sóng ψ. Mỗi hàm sóng ψ thu được như vậy ứng với mấy vân đạo nguyên tử ? A. 1 B. 3 C. 5 D. 7 2. Trạng thái của e trong nguyên tử được xác định bởi các số lượng tử A. n, l, ml, ms B. n, l và ml C. n và l D. n 3. Chuyển động xung quanh hạt nhân của e được đặc trưng bởi bộ các số lượng tử A. n, l, ml, ms B. n, l và ml C. n và l D. n 4. Chọn phát biểu chính xác: Orbital nguyên tử là A. Vùng không gian chứa dạng hình cầu B. 1 hàm số toán học phụ thuộc vào các số lượng tử n, l, ml, ms C. Một hàm số toán học phụ thuộc vào các số lượng tử n, l, ml D. Vùng không gian bao quanh hạt nhân ntử, trong đó xác suất tìm thấy e là 100%. 5. Số orbital ứng với kí hiệu Ψ3,1,0 là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 6. Trong nguyên tử hidro, năng lượng của electron được đặc trưng bởi số lượng tử nào sau đây: A. n B. l C. m D. n và l 7. So sánh năng lượng của e trong các nguyên tử/ion sau A. E(H) > E (He+) > E (Li2+) B. E(H) < E (He+) < E (Li2+) C. E(H) = E (He+) = E (Li2+) D. E(H) > E (He+) = E (Li2+) 8. Năng lượng eV mà nguyên tử hidro hấp thụ khi chuyển dời electron từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích ở lớp thứ 2 khoảng: A. 9,1. B. 12,1. C. 10,2. D. Kết quả khác. 9. Năng lượng của electron trong nguyên tử (ion) 1e được xác định bởi: A. Số lượng tử chính n. B. Số lượng tử phụ l. C. Hai số lượng tử n và l. D. Ba số lượng tử n, l và m. 10. Các electron có cùng số lượng tử chính n thì electron bị chắn nhiều nhất bởi các electron khác là: A. Electron d B. Electron s C. Electron f D. Electron p 3 11. Các electron có cùng số lượng tử chính chịu tác dụng chắn yếu nhất là: A. Các electron f B. Các electron s C. Các electron p D. Các electron d 12. Cho bộ các số lượng tử sau: (1) n = 4, l = 3, m = -3; (2) n = 4, l = 2, m = 3; (3) n = 4, l = 4, m = 0; (4) n = 4, l = 0, m = 0. Chọn đáp án mà tất cả các bộ số lượng tử đều xác định 1 orbital. A. (1), (4). B. (2), (3), (4). C. (3), (4). D. (1), (3), (4). 13. Mỗi phân lớp s,p,d,f có bao nhiêu AO? A. 1,2,3,4 B. 2,4,6,8 C. 1,3,5,7 D. Đáp án khác 14. Lớp M có tối đa bao nhiêu AO? A. 9 B. 8 C. 7 D. Đáp án khác 15. Chọn phát biểu sai: A. Số lượng tử phụ l có giá trị từ 0 đến n-1 B. Số lượng tử chính n xác định kích thước của AO C. Số lượng tử phụ l xác định tên AO D. Số lượng tử từ m có các giá trị từ -n đến n 16. Số các bộ trị số có thể có của 4 số lượng tử đối với 2e của 3p2 nguyên tử Si là A. 6 B. 3 C. 1 D.9 17. Chọn đáp án sai: 2e trong cùng 1 ô lượng tử có: A. Giá trị 3 số lượng tử n, l, m giống nhau và có giá trị số lượng tử ms trái dấu nhau. B. Giá trị 4 số lượng tử n, l, m, ms giống nhau C. Giá trị số lượng tử ms trái dấu nhau D. Giá trị 3 số lượng tử n, l, m giống nhau 18. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X có phân lớp ngoài cùng là 4p . Bộ 4 số lượng tử (n, l, m, ms) đối với 2 electron này là: A. 4, 1, 0, +1/2 và 4, 1, 0, -1/2. B. 4, 1, -1, +1/2 và 4, 1, 0, -1/2. C. 4, 1, -1, +1/2 và 4, 1, 0, +1/2. D. 4, 1, 1, -1/2 và 4, 1, -1, +1/2. 19. Chọn phát biểu sai A. Số lượng tử chính có thể nhận những giá trị nguyên dương (1,2,3...), xác định năng lượng electron, kích thước orbital nguyên tử; n càng lớn thì năng lượng của electron càng cao, kích thước mây electron càng lớn. Trong nguyên tử đa e, những e có cùng giá trị n lập nên một lớp e và chúng có cùng giá trị năng lượng. B. Số lượng tử phụ có thể nhận những giá trị từ 0 đến n-1. Số lượng tử phụ l xác định hình dạng đám mây electron và năng lượng electron nguyên tử. Những electron có cùng giá trị n và l lập nên một phân lớp electron và chúng có năng lượng như nhau. C. Số lượng tử từ m có thể nhận giá trị từ -l đến +l. Số lượng tử từ đặc trưng cho sự định hướng của các orbital nguyên tử trong từ trường. D. Số lượng tử spin đặc trưng cho thuộc tính riêng của electron và chỉ có hai giá trị là -1/2 và +1/2. 20. Electron cuối cùng của nguyên tử X có Z = 19 có thể ứng với bộ ba số lượng tử nào dưới đây? A. n = 3, l = 2, m = 0. B. n = 4, l = 0, m = 0. C. n = 3, l = 2, m = 1. D. n = 3, l = 2, m = -2. 21. Bộ số lượng tử n = 2, l = 1, m =0 tương ứng với kí hiệu nào sau đây: 4 A. 2s. B. 2px. C. 2py. D. 2pz. 22. Cho bộ các số lượng tử: n = 4, l = 3 và m= 2. Trong nguyên tử, có nhiều nhất bao nhiêu electron được xác định bằng bộ các số lượng tử này? A. 1. B. 2. C. 10. D. 14. 23. Số electron nhiều nhất có thể có trong một nguyên tử nhiều electron thỏa mãn các điều kiện: (1) n = 3,l = 0 (2) n = 4,l = 1,m = -1 (3) n = 5,l = 2,m = -2,ms = -1/2 (4) n = 2 lần lượt là: A. 1; 1; 1; 8. B. 2; 2; 1; 8. C. 2; 2; 1; 4. D. 1; 1; 1; 4. 24. Chọn phát biểu sai: 1. Các AO ở lớp n bao giờ cũng có năng lượng cao hơn AO ở lớp (n-1). 2. Số lượng tử phụ xác định dạng và tên của orbital nguyên tử. 3. Số lượng tử m có các giá trị từ -n đến n. 4. Số lượng tử phụ l có các giá trị từ 0 đến n-1. A. Câu 1 và 2 B. Câu 1 và 3 C. Câu 1, 2 và 3 D. Câu 1,3 và 4 25. Số lượng tử chính và số lượng tử phụ lần lượt xác định: A. Sự định hướng và hình dạng của orbital nguyên tử. B. Hình dạng và sự định hướng của orbital nguyên tử. C. Năng lượng của e và sự định hướng của orbital nguyên tử. D. Năng lượng của e và hình dạng của orbital nguyên tử. 26. Số lượng tử m đặc trưng cho: A. Dạng orbital nguyên tử. B. Kích thước của orbital nguyên tử. C. Sự định hướng của orbital nguyên tử. D. Tất cả đều đúng. 27. Tên các phân lớp ứng với cặp các số lượng tử n = 5, l = 1; n = 4, l = 3; n= 3, l = 0 lần lượt là: A. 5s, 4d, 3p. B. 5p, 4f, 3s. C. 5p, 4d, 3s. D. 5d, 4p, 3s. 28. Chọn số lượng tử m thích hợp cho một electron trong nguyên tử được xác định bởi các số lượng tử : n = 4, l = 2, ms = -1/2. A. -2. B. 3. C. -3. D. -4. 29. Ở trạng thái cơ bản, có thể có bao nhiêu khả năng xếp 2e trong phân lớp 5p? A. 1 B. 2 C. 4 D. 6 30. Trong các cấu hình electron sau, cấu hình nào không tuân theo nguyên lí loại trừ Pauli? A. 1s32s22p6 B. 1s22s2p5 C. 1s22s22p63s23p3 D. 1s22s22p63s23p63d10 31. Số electron tối đa của lớp lượng tử N là: A. 50 B. 18 C. 32 D. 8 32. Giữa 2 mức năng lượng của phân lớp 5s và 6s có bao nhiêu phân mức năng lượng (phân lớp)? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 33. Có các phân lớp của nguyên tử nhiều e: (1) 5g (2) 6f (3) 7p (4) 7d (5) 8s. Xếp theo thứ tự tăng dần mức năng lượng của các phân lớp đó, ta có: A. (1) < (3) < (4) < (2) < (5) B. (5) < (4) < (3) < (2) < (1) C. (1) < (2) < (3) < (4) < (5) D. (3) < (5) < (1) < (2) < (4) 34. Ntố có electron cuối cùng trong nguyên tử bắt đầu điền vào phân lớp 4d có số thứ tự là: A. 37 B. 38 C. 39 D. 40. 35. Trong các nguyên tử và ion dưới đây, nguyên tử hoặc ion nào có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s2 3p6 ? A. X (Z=17) B. X (Z=19) C. X- (Z=17) D. X+ (Z=20). 36. Người ta đề nghị những cấu hình electron cho nguyên tử của nguyên tố có Z = 12 như sau: 5 (1) 1s2 2s2 2p5 3s1 3p2 (2) 1s2 2s2 2p6 3s2 (3) 1s2 2s2 2p7 3s1 (4) 1s2 2s2 2p5 3s0 3p3 Đáp án mà tất cả các cấu hình đều không tuân theo nguyên lí vững bền: A. (1); (4) B. (1); (2) C. (3); (4) D. (2); (3). 37. Khi điền electron vào nguyên tử nhiều electron, electron tiếp theo sẽ được điền vào phân lớp nào ngay sau phân lớp 5d; 4f? A. 4f; 6d B. 5f; 5s C. 6p; 5d D. Đáp án khác 38. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X (Z = 16) có thể có: (1) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 3d1 (2) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 (3) 1s2 2s2 2p6 3s1 3p3 3d2 Sắp xếp năng lượng tăng dần cho các cấu hình trên ta có: A. (2) < (1) < (3) B. (3) < (2) < (1) C. (2) < (3) < (1) D. (1) < (2) < (3) 39. Giả sử có 1 electron của một nguyên tử nhiều electron đang ở orbital 8s. Nếu electron này nhận năng lượng để chiếm orbital có năng lượng cao hơn kế tiếp thì electron này chiếm orbital của phân lớp: A. 5g B. 8p C. 9s D. 6f 40. Trạng thái của e lớp ngoài cùng trong ntử có Z = 30 được đặc trưng bằng các số lượng tử: A. n = 3, l = 2, m = -2, ms = +1/2 B. n = 3, l = 2, m = 2, ms = -1/2 C. n = 4, l = 0, m = 0, ms = +1/2 và -1/2 D. n = 4, l = 0, m = 1, ms = +1/2 và -1/2 41. Cấu hình electron hoá trị của Co3+(Z=27) ở trạng thái cơ bản là: A. 3d6 (không có electron độc thân). B. 3d6 (có electron độc thân). C.3d44s2 (không có electron độc thân). D. 3d44s2 (có electron độc thân). 42. Cấu hình electron hóa trị cuối cùng của ion X2+ là 3d3. Cấu hình electron theo mức năng lượng của ntử X là: A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d3 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 3d4 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d2 43. Cấu hình electron nguyên tử nào sau đây ở trạng thái kích thích? A. 1s2 2s2 2p5 B. 1s3 2s2 2p6 3s1 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 44. Cấu hình electron nguyên tử nào sau đây có 2 electron độc thân? A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d8 4s2 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 45. Trong số các cấu hình e nguyên tử: (1) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 (2) 1s2 2s2 2p7 (3) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 . Cấu hình không thể có, cấu hình ở trạng thái cơ bản, cấu hình ở trạng thái kích thích lần lượt là: A. (1); (3); (2) B. (2); (1); (3) C. (1); (2); (3) D. (2); (3); (1) 46. Số các nguyên tố có Z < 18 mà nguyên tử của nó có 1 electron độc thân trong cấu hình electron nguyên tử ở trạng thái cơ bản là: A. 5 B. 7 C. 8 D. 6 47. Với các kí hiệu: (I) n=2 (II) 3p (III) Ψ4,1,-1 (IV) 4f (V) 4s (VI) 3dxy Chọn đáp án mà tất cả các kí hiệu đều cho biết đó là một orbital: A. (III), (V), (VI) B. (II), (IV), (V) C. (II), (III), (IV) D. (I), (V), (III) 48. Với các kí hiệu: (I) 2p (II) 3s (III) Ψ5,3,+3 (IV) 4d Chọn đáp án mà tất cả các kí hiệu đều cho biết đó là một orbital: A. (I), (II) B. (I), (II), (IV) C. (I), (IV) D. (II), (III) 49. Chọn đáp án mà tất cả các kí hiệu đều không phù hợp: (1) Ψ1,1,0 (2) 3f (3) Ψ3,1,-2. (4) 5f (5) 4px A. (2), (3), (5) B. (1), (2), (3) C. (1), (2), (4) D. (4), (5) 6 50. Giả sử có 1e của 1 ntử đa điện tử đang ở AO 8s, nếu điện tử này nhận năng lượng để chiếm AO có năng lượng cao hơn kế tiếp thì điện tử này chiếm AO của phân lớp: A. 5g (l=4) B. 9s C. 6f D. 8p 51. Số điện tử tối đa trong phân lớp i (l=6) là: A. 26 B. 36 C. 32 D. 18 52. Chọn câu sai: Trong nguyên tử và ion 1e A. Ứng với mỗi giá trị n là một mức năng lượng của e B. n là số nguyên dương và giá trị lớn nhất là 7 C. Mức năng lượng M ứng với n = 3 ta luôn có E3s = E3p = E3d D. Năng lượng e chỉ phụ thuộc và số lượng tử chính n 53. A. Chương 2: BTH Bài tập lý thuyết 1. Chọn phát biểu đúng: e hoá trị của nguyên tử là: A. Các e lớp ngoài cùng của nguyên tử B. Các e lớp ngoài cùng của ntử và phân lớp đang xây dựng của lớp gần ngoài cùng C. Các e ở phân lớp s của lớp ngoài cùng và phân lớp d của lớp gần ngoài cùng D. Cả 3 đáp án 2. Chọn phát biểu đúng: Các electron hoá trị của: A. Nguyên tử Br (Z=35) là 4s2 4p5 B. Nguyên tử Sn (Z=50) là 3d2 4s1 C. Nguyên tử Ti (Z=22) là 5s2 D. Nguyên tử Sr (Z=38) là 4d10 5s2 3. Nguyên tố có Z = 72, Z = 93 theo thứ tự thuộc chu kỳ: A. 6, 7 B. 6, 8 C. 5, 6 D. 5, 8 4. Chọn đáp án đúng: Các nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kì có đặc điểm: A. Có cùng số electron B. Có cấu hình electron hóa trị tương tự nhau C. Có cùng số proton D. Có cùng số lớp electron 5. Số nguyên tố được xếp trong các chu kì 4, 5, 6 lần lượt là: A. 18; 18; 32 B. 18; 18; 18 C. 8; 18; 32 D. Đáp án khác. 6. Cặp nguyên tố nào dưới dây không thuộc cùng một chu kỳ? A. H và Li B. Na và S C. K và Br D. H và He 7 7. Chọn câu đúng: Số thứ tự của nhóm bằng tổng số electron lớp ngoài cùng. Quy tắc này: A. Đúng với mọi nhóm B. Sai với mọi nhóm C. Đúng với nhóm A (trừ H và He) D. Đúng với các nhóm B trừ nhóm VIIIB 8. Chọn đáp án đúng: Các nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm có đặc điểm: A. Có cùng số electron B. Có cấu hình electron hóa trị tương tự nhau C. Có cùng số proton D. Có cùng số lớp electron 9. Chọn phát biểu đúng. Nguyên tố s là: A. Tất cả các nguyên tố thuộc chu kỳ 1 B. Tất cả các nguyên tố thuộc chu kỳ 2 và 3 C. Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử của nó có electron đang điền ở phân lớp s D. Tất cả các ntố mà nguyên tử của nó có e cuối cùng điền vào phân lớp s theo thứ tự năng lượng 10. Các nguyên tố f được xếp vào nhóm nào trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học? A. Nhóm IIIB B. Không xếp vào nhóm nào cả C. Trải đều trong tất cả các nhóm B của bảng tuần hoàn D. Hiện nay tồn tại 2 quan điểm: ntố f thuộc nhóm IIIB hoặc không thuộc nhóm nào 11. Nguyên tố nào dưới đây không thuộc họ nguyên tố d: A. Sn (Z=50) B. V (Z=23) C. Pd (Z=46) D. Zn (Z=30) 12. Nguyên tố nào dưới đây thuộc họ d? A. Z = 76 B. Z = 56 C. Z = 32 D. Z = 53. 13. Trong bảng tuần hoàn, H được xếp vào: A. Nhóm IA B. Nhóm VIIA C. Nhóm IA hoặc VIIA D. Nhóm IA và nhóm VIIA 14. Chọn phát biểu không chính xác: A. Nguyên tử các nguyên tố cùng chu kì có cùng số lớp electron B. Các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số electron lớp ngoài thì cùng nhóm C. Nguyên tử các nguyên tố trong một nhóm A có cùng số electron lớp ngoài D. Nguyên tử các nguyên tố cùng nhóm có cùng số electron hóa trị 15. Nguyên tố stronti có Z = 38. Nguyên tố ở chu kỳ kế tiếp, cùng nhóm với stronti có số thứ tự là: A. Z = 70 B. Z = 56 C. Z = 57 D. Z = 71 16. Nguyên tố kim loại kiềm ở chu kỳ 8 (nếu có) sẽ có số thứ tự là: A. 119 B. 120 C. 121 D. 118 17. Hay sắp xếp các nguyên tử và ion sau: Na, Mg2+, Al3+, Na+ theo chiều tăng dần bán kính A. Na, Mg2+, Al3+ , Na+. B. Mg2+, Al3+, Na, Na+ C. Na, Al3+, Mg2+, Na+ D. Al3+, Mg2+ , Na+, Na 18. Phát biểu nào dưới đây chưa chính xác: A. Trong cùng một chu kỳ, khi đi từ trái sang phải, năng lượng ion hóa tăng dần B. Năng lượng ion hóa càng nhỏ, nguyên tử càng dễ nhường electron C. Năng lượng ion hóa phụ thuộc vào điện tích hạt nhân, số lớp e, mức độ chắn, mức độ xâm nhập D. Trong cùng một phân nhóm, khi tăng số lớp electron, năng lượng ion hóa giảm dần 19. Nhóm có độ âm điện cao nhất trong bảng tuần hoàn là: A. IIIA B. VIIA C. VIA D. IA 20. Năng lượng ion hóa I3 của Be là năng lượng cần cho quá trình nào sau đây? 8 A. Be → Be3+ +3e. B. Be2+ → Be3+ +1e. C. Be → Be+ +1e. D. Be+ → Be2++1e. 21. So sánh năng lượng ion hóa thứ nhất của ZA =9 , ZB =10 , ZC =11. A. IA <IB <IC B. IB <IC <IA C. IC <IA <IB D. IC <IB <IA 22. Cho 3 nguyên tố có ZA =9 , ZC =11 , ZD =15.Thứ tự năng lượng ion hóa tăng dần là: A. IC <IA <ID B. IB <IC <ID C. IC <ID <IA D. IC <ID <IA 23. Cho các nguyên tố: Na, C, Li, O và N. Dựa vào quy luật tuần hoàn, thứ tự sắp xếp năng lượng ion hóa thứ nhất I1 của nguyên tử các nguyên tố trên theo chiều tăng dần là: A. Li, Na, C, N, O B. Na, Li,C,O,N C. Li, Na, C ,O ,N D. Na, Li, C, N, O 24. Cho các nguyên tố: C, O, N, Al. Thứ tự sắp xếp các ntố theo chiều giảm dần độ âm điện là: A. O, N, C, Al B. Al, O, N, C C. O, C, N, Al D. Al, C, N, O 25. Cho các cấu hình electron: (1) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 (2) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 (3) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 Thứ tự năng lượng ion hóa tăng dần là: A. (1) < (2) < (3) B. (3) < (2) < (1) C. (2) < (1) < (3) D. (3) < (1) < (2) 26. Cho năng lượng ion hóa I1 (eV) của các nguyên tố chu kỳ 2 như sau: Li Be B C N O F Ne 5,4 9,3 8,3 11,3 14,5 13,6 17,4 21,6 Nói chung, năng lượng ion hóa thứ nhất tăng dần từ Li đến Ne, tuy nhiên có 2 cực đại nhỏ ở Be và N là do: A. Be và N lần lượt đạt cấu hình bão hòa và nửa bão hòa e ở phân lớp ngoài cùng B. Do bán kính nguyên tử của Be và N nhỏ C. Do bán kính ion của Be và N nhỏ D. Vì các e cuối cùng của các nguyên tử này đang ở mức năng lượng cao 27. Trong một nhóm A, tính kim loại của nguyên tố khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của số đơn vị điện tích hạt nhân biến đổi như sau: A. Không đổi B. Giảm dần C. Tăng dần D. Không xác định được 28. Chọn phát biểu đúng. Các nguyên tố là kim loại có đặc điểm sau: A. Có số electron ở lớp ngoài cùng nhiều hơn hoặc bằng 4 B. Có tính dẫn nhiệt, dẫn điện kém C. Là các nguyên tố thuộc nhóm A D. Là các ntố thuộc nhóm B hoặc các ntố có số electron ở lớp ngoài cùng nhỏ hơn 4 29. Chọn phát biểu đúng: BTH các ntố hóa học đầu tiên trong lịch sử được sắp xếp theo nguyên tắc: A. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân B. Theo chiều tăng dần của trọng lượng nguyên tử C. Theo thứ tự thời gian tìm ra nguyên tố D. Theo thứ tự bảng chữ cái Latinh 30. Chọn phát biểu không chính xác: Khi đi từ trái sang phải trong một chu kì thì: A. Năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử các nguyên tố tăng dần B. Tính phi kim của các nguyên tố tăng dần C. Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần D. Tính khử giảm dần 31. Nguyên tử của nguyên tố X có 2 electron đang điền ở phân lớp 3d, X có 4 lớp vỏ. X là: 9 A. Kim loại, chu kỳ 4, nhóm 4B B. Kim loại, chu kỳ 4, nhóm 2B C. Phi kim, chu kỳ 4, nhóm 4B D. Phi kim, chu kỳ 4, nhóm 2B 32. Cấu hình electron cuối cùng của nguyên tử X là 3d10 4s2 . Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là: A. Chu kỳ 4, nhóm IIB B. Chu kỳ 4, nhóm IIA C. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB D. Cả A, B, C đều sai. 2+ 4 33. Ion R2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d4. Chọn nhận định đúng về ntố R. A. R là kim loại, thuộc chu kì 4 B. R là phi kim, thuộc chu kì 3 C. R là kim loại, thuộc chu kì 3 D. R là phi kim, thuộc chu kì 4 34. Nguyên tố A có thể tạo hợp chất với oxi dạng A2O5 (trong đó A thể hiện số oxi hóa cao nhất) và hợp chất với hidro dạng AH3. A có 4 lớp vỏ. Cấu hình electron của A là: A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p5 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3 4s2 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p3 35. Nguyên tố X ở chu kỳ 4, tạo được oxit trong đó X có số oxi hóa lớn nhất bằng +7, X tạo được hợp chất khí với hidro. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là: A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d8 4s2 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p5 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2 36. Nguyên tử của nguyên tố X có 4 lớp electron, X có thể tạo oxit cao nhất dạng RO3, X không có số oxi hóa âm. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là: A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d4 4s2 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p4 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2 37. Nguyên tố X thuộc nhóm VIIIB. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là: A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3 4s2 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d7 4s2 38. Ion R3+ có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3 . Công thức oxit của R trong đó R có hóa trị cao nhất là: A. XO2 B.X2O5 C. X2O3 D. XO3 39. Nguyên tố X thuộc chu kì 4, cùng nhóm nhưng khác kí hiệu nhóm với nguyên tố Cl (Z = 17). Nguyên tố X có: A. Z = 26, thuộc nhóm VIIA, là phi kim B. Z = 26, thuộc nhóm VIIB, là kim loại C. Z = 25, thuộc nhóm VIIA, là phi kim D. Z = 26, thuộc nhóm VIIB, là kim loại 40. Nguyên tố X ở chu kỳ 4 tạo được phân tử khí XH, trong đó X có số oxi hóa thấp nhất. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là: A. X ở ô thứ 32, nhóm IA B. X ở ô thứ 32, nhóm IB C. X ở ô thứ 35, nhóm VIIA D. X ở ô thứ 35, nhóm VIIB 41. Nguyên tử của nguyên tố X có 5 lớp vỏ electron và có 2 electron lớp ngoài cùng. X tạo được oxit X2O7, trong đó X có số oxi hóa cao nhất. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là: A. Số thứ tự 43, chu kì 5, nhóm VIIB B. Số thứ tự 43, chu kì 5, nhóm VIIA. C. Số thứ tự 53, chu kì 5, nhóm VIIA D. Số thứ tự 53, chu kì 5, nhóm VIIB. 42. Nguyên tử X có 4 lớp vỏ electron, cùng nhóm với Na. X có thể là những nguyên tố chiếm những ô nào trong bảng tuần hoàn? A. Ô 29 B. Ô 19 và 29 C. Ô 19 D. Ô 21 và 31 43. Hợp chất với hidro ở trạng thái khí của nguyên tố cho ta biết A. Nguyên tố thuộc phân nhóm A B. Số oxh âm thấp nhất của nguyên tố C. Nguyên tố là phi kim D. Cả 3 đáp án đều đúng 10 Bài tập tính toán 1. Ở trạng thái cơ bản của nguyên tử H người ta tính được vận tốc của e vào khoảng 108 cm/s. Trong 1s e chuyển động được bao nhiêu vòng xung quanh hạt nhân ? A. 3,0029.1014 vòng B. 3,0029.1012 vòng C. 3,0029.1010 vòng D. 3,0029 vòng 2. Theo Pauling, độ âm điện của H và Cl lần lượt là 2,20 và 3,18; năng lượng phá vỡ liên kết trong các đơn chất H2 và Cl2 lần lượt là 432 kJ/mol và 239 kJ/mol. Dựa vào các số liệu này có thể tính được năng lượng phá vỡ liên kết H-Cl là: A. 425 kJ/mol B. 420 kJ/mol C. 431 kJ/mol D. Đáp án khác. Chương 3: Cấu tạo phân tử Bài tập lý thuyết 1. Các phân tử dưới đây đều là những phân tử trung hòa. Hỏi phân tử nào trong các phân tử đó không chứa điện tích hình thức dương và âm. A. (CH3)3N-B(CH3)3 C. CH2 = N = N; B. (CH3)2N-O-CH3 D. (CH3)3N-O 2. Hóa trị theo VB, cộng hóa trị, số oxi hóa của N và điện tích trong ion NH4 + lần lượt là: A. 3, 4, -3, 1+. B. 5, 4, -3, 1+. C. 4, 4, -3, 1+. D. 3, 4, -3, +1. 3. Cho các nhận xét sau: (a) Không giải thích và tiên đoán được cấu trúc hình học của phân tử. (b) Không giải thích được sự khác nhau của liên kết σ và π. (c) Không giải thích được từ tính của phân tử (ion). (d) Không giải thích được liên kết trong phân tử (ion) có số lẻ electron. Nhận xét nào đúng với thuyết liên kết hóa trị ? A. (c) và (d). B. (a), (b), (c) và (d). C. (a), (c) và (d). D. (b), (c) và (d). 4. Trong các xen phủ sau, xen phủ nào có thể tạo ra liên kết, đó là liên kết gì? (a) (b) (c) (d) A. (a) tạo liên kết σ, (b) tạo liên kết π, (c) và (d) không tạo liên kết. B. (a) tạo liên kết σ, (b) tạo liên kết π, (c) tạo liên kết σ và (d) không tạo liên kết. C. (a) tạo liên kết σ, (b) tạo liên kết π, (c) tạo liên kết σ và (d) tạo liên kết π. D. (a) không tạo tạo liên kết, (b) tạo liên kết π, (c) tạo liên kết σ và (d) không tạo liên kết. 5. Ion CO3 2− có thể có số cấu trúc Lewis, nguyên tử trung tâm có dạng lai hóa như sau: A.3,sp2 B.4,sp3 C.2,sp2 D.3,sp3 6. Cho các chất CH4, CF4, CCl4, CBr4 . Nhiệt độ sôi các chất giảm dần theo thứ tự A. CH4, CBr4, CCl4, CF4 B. CF4, CBr4 , CCl4, CH4 C. CBr4, CCl4, CF4, CH4 D. CH4, CF4, CBr4, CCl4 7. Trong các chất sau: BF4 −, HCl, H2O, CO. Chọn đáp án mà tất cả các chất đều không có liên kết cho-nhận: A. BF4 −, HCl B. HCl, H2O C. H2O, CO D. BF4 −, CO 8. Cho các chất sau: (1) CH4 (2) NH3 (3) NF3 Sắp xếp theo chiều tăng dần góc liên kết các chất trên 11 A. (3) < (2) < (1) B. (3) < (1) < (2) C. (1) < (2) < (3) D. (2) < (1) < (3) 9. Chọn phát biểu sai A. Liên kết CHT được hình thành trên 2 cơ chế: cho nhận và ghép đôi B. Liên kết π là liên kết được hình thành trên cơ sở sự xen phủ các AO nằm trên trục nối 2 hạt nhân C. Liên kết CHT kiểu σ là kiểu liên kết CHT bền nhất D. Sự định hướng liên kết CHT được quyết định bởi sự lai hóa ntử trung tâm tham gia liên kết 10. Trường hợp nào sau đây không chỉ đúng trạng thái lai hóa của ntử trung tâm C A. CCl4, sp3 B. CO3 2−, sp C. CS2, sp D. CO2, sp 11. Cho các phân tử B2, O2, N2, F2; theo thuyết MO-LCAO, chọn đáp án mà tất cả các chất đều thuận từ A. O2, F2 B. B2, N2 C. O2, N2 D. B2, O2 12. Các góc liên kết CCC theo chiều từ trái qua phải trong phân tử CH2=CH-CH2-CO-C≡CH lần lượt xấp xỉ A. 120°, 120°, 120°, 180° B. 109°, 120°, 120°, 180° C. 180°, 120°, 109°, 120° D. 120°, 109°, 120°, 180° 13. Phân tử A2 có e ngoài cùng thuộc MO*, so sánh I1 của phân tử A2 và ntử A, ta có: A. I1 (A2) I1 (A) C. I1 (A2) ~ I1 (A) D. Không so sánh được 14. Chất nào sau đây có thể tạo liên kết H với những phân tử cùng loại? A. C2H5OH B. PH3 C. CH3F D. N(CH3)3 15. Theo phương pháp MO-LCAO, độ dài liên kết trong cấu tử nào lớn nhất A. O2 + B. O2 2− C. O2 D. O2 − 16. Trong ion NH2 −, kiểu lai hóa của ntử N và dạng hình học của ion NH2 − là: A. sp2 và góc B. sp2 và tam giác phẳng C. sp và đường thẳng D. sp3 và góc 17. Theo phương pháp MO so sánh I1 của các ntử, phân tử ta có A. I1 (N2) > I1 (N) và I1 (F2) > I1 (F) B. I1 (N2) < I1 (N) và I1 (F2) < I1 (F) C. I1 (N2) I1 (F) D. I1 (N2) > I1 (N) và I1 (F2) < I1 (F) 18. Chọn phát biểu đúng A. CO3 2− và SO3 2− đều có cấu trúc tam giác phẳng B. NH3 và H3O+ đều có cấu trúc tháp tam giác C. H2O và BeCl2 đều có cấu trúc góc D. NO2 + và OF2 đều có cấu trúc thẳng 19. Theo quan điểm thuyết VB thì trạng thái hóa trị có thể có của Cl là: A. Chỉ 1 và 3 B. 1,3,5,7 C. Chỉ 1 và 5 D. Chỉ 1 20. Các ntử trung tâm trong các phân tử và ion sau: S trong phân tử H2S, N trong phân tử NOCl, Be trong BeF4 2− có kiểu lai hóa lần lượt là: A. sp2, sp và sp3 B. sp2, sp3 và sp3 C. sp3, sp và sp3 D. sp3, sp2 và sp3 21. Sắp xếp các chất theo thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần: HCl, HBr, H2 và BaCl2 A. HCl > HBr > BaCl2 > H2 B. BaCl2 > HBr > HCl > H2 C. HCl > BaCl2 > HBr > H2 D. H2 > HCl > BaCl2 > HBr 22. Cho các phân tử sau: CO, NO, O2 và He2. Chọn đáp án mà tất cả các phân tử đều tồn tại theo thuyết VB A. CO, NO, O2 B. NO, O2 và He2 C. CO, O2 D. O2, He2 23. So sánh độ phân cực các phân tử SO2, CO2, BF3 ta có: A. μ(SO2) = μ(CO2) μ(CO2) > μ(BF3) C. μ(SO2) > μ(CO2) = μ(BF3) D. μ(SO2) < μ(CO2) < μ(BF3) 24. Độ dài liên kết trong các phân tử và ion NO, NO+, NO- tăng dần theo thứ tự 12 A. NO+ < NO < NO- B. NO- < NO < NO+ C. NO+ < NO- < NO D. NO < NO- < NO+ 25. Trong hợp chát axit acrylic C2H3COOH, số liên kết σ và liên kết π theo VB lần lượt là: A. 6 và 2 B. 9 và 2 C. 9 và 3 D. 8 và 2 26. MO đã được điền đầy e có năng lượng cao nhất trong phân tử B2 là A. πx ∗ B. σz C. πx D. σs 27. Trong các phân tử và ion sau SO2,CO2, SOF2, OF2, H3O+ chọn đáp án mà tất cả các chất đều có cấu trúc góc: A. SO2, OF2 B. CO2, SOF2, H3O+ C. SOF2, OF2 D. SO2,CO2, OF2 28. Các giá trị góc liên kết có trong các ion và phân tử NH2 −, N2H4 và SO2 lần lượt là A. Khoảng 109°, 109°, 120° B. Khoảng 109°, 120°, 109° C. Khoảng 120°, 180°, 120° D. Khoảng 120°, 120°, 180° 29. Cho các phân tử và ion sau, chọn các chất đều không tồn tại theo thuyết MO (1) He2 (2) N2 2+ (3) He2 2+ (4) O2 + A. (1), (3) B. (2) C. (1) D. (1), (4) 30. Chọn chất có nhiệt độ sôi cao nhất trong các chất sau: CH3OH, CH4, CH3CH2OH, CH3CH2CH2OH, CH3OCH3 A. CH3OCH3 B. CH3CH2OH C. CH3CH2CH2OH D. Không xác định được 31. Theo thuyết MO, phân tử F2 khi thêm, bớt 1e thì độ bền liên kết xếp theo chiều tăng dần là: A. F2 + < F2 − < F2 B. F2 − < F2 + < F2 C. F2 − < F2 < F2 + D. F2 + < F2 < F2 − 32. Chọn phát biểu đúng cho phân tử CO2 và NH3 A. cả hai phân tử đều phân cực B. NH3 có N ở trạng thái lai hóa sp3 và phân tử có cấu trúc tứ diện dềud C. CO2 tan tốt trong nước hơn NH3 D. CO2 không phân cực và phân tử có cấu trúc thẳng 33. Theo thuyết MO, so sánh năng lượng ion hóa của C, N, CO, CO- ta có A. I(CO) < I(C) < I(N) < I(CO-) B. I(N) <I(C) < I(CO) < I(CO-) C. I(C) < I(N) < I(CO-) < I(CO) D. I(CO-) < I(C) < I(N) < I(CO) 34. Cho các phân tử: (1) octo-diclobenzen; (2) meta-diclobenzen; (3) para-diclobenzen sắp xếp theo chiều tăng dần về momen lưỡng cực của các phân tử ta có: A. (3), (2), (1) B. (2), (1), (3) C. (1), (2), (3) D. (3), (1), (2) 35. Theo thuyết MO, trong các chất sau số chất tồn tại được là: H2 +, He2, Be2, B2, C2, C2 −, O2, O2 − A. 2 B. 4 C. 6 D. 8 36. Xếp các chất theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi A. NH3 < PH3 < AsH3 < SbH3 B. PH3 < AsH3 < SbH3 < NH3 C. SbH3 < AsH3 < PH3 < NH3 D. SbH3 < PH3 < AsH3 < NH3 37. Trong các hợp chất sau BF4 −, H3O+, NH3.BF3, CO. Chọn đáp án mà tất cả các chất đều có liên kết cho-nhận A. NH3.BF3, CO B. H3O+, NH3.BF3 C. BF4 −, H3O+ D. Cả 4 chất 38. Chọn đáp án đúng: Theo quan điểm thuyết cặp e liên kết thì A. Có thể hình thành ion NO+ từ N+ và O, ion CN- từ C+ và N B. Không thể hình thành ion NO+ từ N+ và O, ion CN- từ C và N- C. Có thể hình thành ion NO+ từ N và O+ , ion CN- từ C và N- D. Có thể hình thành ion NO+ từ N+ và O, ion CN- từ C và N- 39. Chọn phát biểu đúng về phân tử CH2=CH-OH A. O có 2 cặp e tự do B. Trạng thái lai hó của O là sp C. Cả 2 nguyên tử C đều lai hóa sp3 D. Có 2 liên kết pi giữa 2 nguyên tử C 40. Theo thuyết VB nguyên tử Bo có số e hóa trị và số liên kết CHT lớn nhất có thể là 13 A. 3,4 B. 1,1 C. 3,1 D. 3,3 41. Chọn kết luận đúng với hai phân tử CO và NO A. Cả 2 ion đều thuận từ B. Độ bền liên kết trong phân tử CO lớn hơn NO C. CO thuận từ, NO nghịch từ D. Cả 2 chất đều có bậc liên kết =3 42. Các chất KF, MgCl2, KCl, NaBr, AlBr3 có nhiệt độ nóng chát cao nhất và thấp nhất lần lượt là các chất A. NaBr, AlBr3 B. KF, AlBr3 C. KCl, MgCl2 D. KCl, AlBr3 43. Cho các chất sau, chọn chất có cấu trúc thẳng: CS2, SF2, SCN-, ClO2 − A. CS2, SCN- B. CS2, ClO2 − C. SCN-, ClO2 − D. CS2, SF2 44. So sánh góc liên kết OClO giữa các ion: ClO2 −, ClO3 −, ClO4 − A. ClO4 − < ClO3 − < ClO2 − B. ClO4 − < ClO2 − < ClO3 − C. ClO2 − < ClO3 − < ClO4 − D. ClO3 − < ClO4 − < ClO2 − 45. Những chất nào có momen lưỡng cực =0? H2, H2S, CH4, CO2, SO2 A. H2, CH4, CO2 B. H2, H2S, CO2 C. H2, CH4, SO2 D. H2, CO2, SO2 46. Trong các hợp chất sau: AlCl3, MgCl2, KCl, BCl3 hợp chất nào có tính CHT nhiều nhất, hợp chất nào có tính ion nhiều nhất ? A. BCl3 và KCl B. AlCl3 và KCl C. KCl và BCl3 D. MgCl2 và AlCl3 47. Phân tử HCNO có thể có cấu trúc Lewis sau: H-Ö̈-C≡N ↔ Ö̈=C=N̈-H ↔ H-C≡N→Ö̈ (a) (b) (c) Những góc hóa trị nào trong 3 cấu trúc trên xấp xỉ 180° A. (a) OCN̂; (c) CNÔ, HCN̂ B. (a) OCN̂; (b) OCN̂; (c) HCN̂, CNÔ C. (a) OCN̂; (b) OCN̂; (c) HCN̂ D. (a) OCN̂; (c) CNÔ 48. Chọn câu sai A. Momen lưỡng cực phân tử là đại lượng vecto có hướng B. Trong phân tử nhiều ntử, momen lưỡng cực phân tử coi là tổng các vecto momen lưỡng cực liên kết C. Giá trị thực nghiệm của momen lưỡng cực đóng góp vào việc khẳng định lại cấu trúc phân tử D. Momen lưỡng cực phân tử chỉ phụ thuộc vào mmen lưỡng cực liên kết 49. Trong các phân tử sau, phân tử nào có cấu trúc tứ diện đều? A. CCl4 B. CHCl3 C. CH2Cl2 D. SO2Cl2 50. Sự lai hóa sp3 của ion trung tâm trong dãy PO4 3−, SO4 2−, ClO4 − giảm dần là do A. Kích thước cá nguyên tử trung tâm tham gia lai hóa giảm dần B. Năng lượng các AO tham gia lai hóa giảm dần C. Hiệu năng lượng (E3p – E3s) tăng dần D. Tất cả đều sai 51. Trong các phân tử sau BeF2, SF2, OF2, SO2 phân tử nào có cấu trúc gấp khúc và góc liên kết xấp xỉ 109°28’ A. SO2 B. BeF2, SF2 C. SF2, OF2 D. SF2, OF2, SO2 52. Hợp chất nào dưới đây có khả năng dime hóa: CO2, NO2, N2O, SO2 A. NO2 B. SO2 C. CO2 D. NO2, N2O Bài tập tính toán 1. Cho momen lưỡng cực phân tử nitrobenzen là 4,3D. Coi liên kết C-H đóng góp không đáng kể vào momen lưỡng cực phân tử. Momen lưỡng cực phân tử 1,3-dinitrobenzen là: A. 0,0D B. 7,4D C. 4,3D D. Đáp án khác 14

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftong_hop_trac_nghiem_hoa_hoc_dai_cuong.pdf
Tài liệu liên quan