Tổng hợp và nghiên cứu phức chất của cu2+, ni2+ và zn2+ với phối tử chứa nhân antracen - Nguyễn Minh Hải
Trên phổ khối lượng của phức chất
Zn(BAAE2) không quan sát thấy mảnh
ion phân tử [Zn(BAAE2)]+ mà chỉ quan
sát thấy sự xuất hiện của cụm pic có
cường độ mạnh nhất ở m/z = 441.25.
Khoảng cách giữa các pic đồng vị là 1 nên
mảnh ion có điện tích +1 (z = 1). Cụm pic
này được quy gán cho ion [BAAE2 + H]+.
Điều này chỉ ra rằng trong điều kiện ghi
phổ, phức chất Zn(BAAE2) bị phá vỡ và
phối tử BAAE2 đã bị tách ra tạo thành
mảnh ion [BAAE2+H]+. Kết quả này phù
hợp với sự tạo phức chất linh động của
phối tử được chỉ ra trên phổ 1H-NMR.
4. KẾT LUẬN
Hai phối tử chứa vòng thơm antracen
BAAE1, BAAE2 đã được tổng hợp. Phối
tử BAAE2 được sử dụng để tạo phức
chất với Ni2+, Cu2+ và Zn2+.Các kết quả
phổ hấp thụ hồng ngoại, phổ cộng hưởng
từ hạt nhân, đã xác nhận phối tử
BAAE2 đã tạo được phức chất dạng hai
càng với các ion kim loại cùng với ion
axetat. Zn(BAAE2) và Cu(BAAE2)
đượcgiả thiết tồn tại ở dạng tứ diện do sự
cồng kềnh của phối tử. Ni(BAAE2) được
giả thiết có thêm H2O trong cầu phối trí
dẫn đến tính chất thuận từ của phức chất
này.
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp và nghiên cứu phức chất của cu2+, ni2+ và zn2+ với phối tử chứa nhân antracen - Nguyễn Minh Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
62
TỔNG HỢP VÀ NGHIÊN CỨU PHỨC CHẤT CỦA Cu2+, Ni2+ và Zn2+ VỚI
PHỐI TỬ CHỨA NHÂN ANTRACEN
Đến tòa soạn 28 - 11 - 2013
Nguyễn Minh Hải, Đinh Thị Thảo, Lưu Thị Quỳnh, Nguyễn Hùng Huy
Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
SUMMARY
SYNTHESIS AND CHARACTERIZATION OF Cu
2+
, Zn
2+
and Ni
2+
COMPLEXES
WITH ANTHRACENE-CONTAINING LIGAND
This work reports the synthesis and characterization of Cu
2+
, Zn
2+
and Ni
2+
complexes
with 1,2-bis[(anthracen-9-ylmethyl)amino]ethane. Herein, two ligands were
synthesized: 1,2-Bis[(anthracen-9-ylmethylen)amino]ethane (BAAE1) and 1,2-
Bis[(anthracen-9-ylmethy)amino]ethane (BAAE2). BAAE1 was synthesized via
condensation reaction between ethylenediamine and anthracene-9-carcbadehyde, which
was then reduced by NaBH4 in methanol to give BAAE2. The complexes were prepared
from acetate salts of corresponding methanol ions and BAAE2. The formation of the
compounds was investigated by IR, NMR and MS spectroscopy.
Keyword(s): Antracen, hợp chất phát quang, phức chất kim loại chuyển tiếp.
1.MỞ ĐẦU
Antracen là một hidrocacbon đa vòng
thơm và là một hợp chất có khả năng
phát huỳnh quang. Vì vậy antracen và
các dẫn xuất của nó đóng vai trò quan
trọng trong lĩnh vực vật liệu phát quang
như nguyên liệu cho đèn laser, điot phát
quang hay các thiết bị phát sáng và trong
ngành công nghiệp thực phẩm, dược
phẩm hay nông nghiệp[13]. Phức
chất của phối tử chứa hợp phần antracen
được mong đợi sẽ thể hiện tính chất
quang lí đặc biệt. BAAE2 là phối tử hai
càng chứa vòng antracen có khả năng
tham gia phản ứng tạo phức chất với
muối axetat của các ion kim loại chuyển
tiếp Cu2+, Zn2+ và Ni2+[4, 5]. Bài báo này
nghiên cứu sự tổng hợp và xác định cấu
trúc của các phức chất trên.
2.THỰC NGHỆM
2.1. Hóa chất và các phương pháp
nghiên cứu
Tất cả các hóa chất có độ tinh khiết
phân tích: Antracen-9-cacbanđehit,
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học – Tập 19, Số 1/2014
63
etylenđiamin, natri bohiđrua, axeton,
metanol, đietyl ete, điclometan, n-hexan
và DMF. Phổ hồng ngoại (InfraRed
spectroscopy-IR) được đo trên máy
Impact 410 - Nicolet (Mỹ)theo phương
pháp ép viên bằng KBr. Phổ cộng
hưởng từ hạt nhân 1H-NMR (Nuclear
Magnetic Resonance-NMR) được ghi
trên máy FT –NMR với dung môi là
CDCl3. Phổ khối lượng MS (Mass
Spectrometry) được ghi trên máy LC–
MSD–Trap-SI với dung môi là metanol.
Cácphương pháp IR, 1H-NMR và MS
được đo tại Viện Hóa Học-Viện Khoa
học và Công nghệ Việt Nam.
2.2. Tổng hợp
2.2.1. Tổng hợp 1,2-Bis[(antracen-9-
ylmetylen)amino]etan (BAAE1)
NH2 NH2+
BAAE1
DMF/MeOH
CHO
CH N N CH
Antrancen-9-cacbanđehit (1,94mmol)
được hòa tan trong DMF/CH3OH (1:5,
v/v). Etylendiamin (0,97 mmol) trong
metanol được thêm vào dung dịch trên.
Hỗn hợp được khuấy và đun hồi lưu
trong 4h. Phần kết tủa màu vàng được
lọc, rửa bằng metanol và được làm khô
trong bình hút ẩm. Hiệu suất phản ứng
đạt 86,0%.
2.2.2. Tổng hợp 1,2-Bis[(antracen-9-
ylmetyl)amino]etan (BAAE2)
BAAE1
NaBH4
BAAE2
CH N N CH
NH NH
BAAE1(0,907 mmol) được hoà tan
trong CH2Cl2/CH3OH (tỉ lệ thể tích 2:1).
NaBH4 (3,9 mmol) trong metanol (3 ml)
được thêm vào dung dịch trên. Hỗn hợp
được khuấy qua đêm ở nhiệt độ phòng
(trong điều kiện tối). Phần kết tủa màu
vàng được lọc, rửa nhiều lần bằng nước
cất và đietyl ete, sau đó được làm khô
trong bình hút ẩm. Hiệu suất phản ứng
đạt 80,5%.
2.2.3. Tổng hợp phức chất với phối tử
BAAE2
NH
NH
NH
NH
M
COOCH3
COOCH3
+ M(OCOCH3).nH2O
Phối tử BAAE2 trong CH2Cl2 được thêm
vào dung dịch muối axetat của các kim
loại tương ứng trong metanol (tỉ lệ mol
1:1). Hỗn hợp được khấy trong 3h (ở điều
kiện tối), sau đó thêm n-hexan để thu lấy
kết tủa. Kết tủa được lọc, rửa bằng nước
cất và đietyl ete, sau đó được làm khô
trong bình hút ẩm. Hiệu suất phản
ứng: Zn(BAAE2) 71,5%, Ni(BAAE2)
64,4%, Cu(BAAE2) 75,2%.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Phối tử BAAE1 được tổng hợp dựa trên
phản ứng ngưng tụ giữa antracen-9-
cacbanđehide và etylenđiamin với hiệu
suất cao (80,6%). Vì phản ứng này có
bản chất là thuận nghịch nên BAAE1
được khử hóa bằng NaBH4 để thu được
BAAE2 chứa liên kết đơn C-N bền
vững (hiệu suất: 80,5 %). Hai phối tử đều
64
chứa vòng antracen kém bền với ánh
sáng nên các phản ứng được tiến hành
trong điều kiện tối. Phối tử được tạo
thành có màu vàng nhạt và tan tốt trong
các dung môi hữu cơ như CH2Cl2,
CHCl3, DMF... Ban đầu phản ứng tạo
phức giữa phối tử BAAE2 và muối axetat
không hình thành ngay kết tủa mà chỉ
xuất hiện khi n-hexan được thêm vào.
Phức chất thu được tan tốt trong CH2Cl-
2và ít tan trong metanol. Màu sắc tương
ứng của các phức chất Zn(BAAE2),
Ni(BAAE2) và Cu(BAAE2) là vàng,
xanh và xanh lam.
3.1. Nghiên cứu bằng phương pháp
phổ hồng ngoại
Trên phổ hấp thụ hồng ngoại của
BAAE1(Hình 1) không còn dải hấp thụ
mạnh của nhóm cacbonyl trong antracen-
9-cacbanđehit ở 1820-1660 cm-1 mà xuất
hiện thêm dải hấp thụ ứng với nhóm imin
-C=N- ở 1636cm-1. Điều này chứng tỏ
phản ứng ngưng tụ giữa antrancen-9-
cacbanđehit và etylendiamin đã xảy ra.
Sự hình thành của phối tử BAAE2 từ
phản ứng giữa BAAE1 và NaBH4 được
khẳng định bởi sự biến mất của dải hấp
thụ đặc trưng của liên kết -C=N- trong
phối tử BAAE1 (Hình 2).
Hình 1. Phổ hấp thụ hồng ngoại của BAAE1
Hình 2. Phổ hấp thụ hồng ngoại của BAAE2
Bảng 1.Bảng quy gán giá trị phổ hồng ngoại
của BAAE2 và các phức chất.
Hợp chất
N-C٧
(cm-1)
٧COO-
(cm-1)
H-N٧
(cm-1)
BAAE2 1100 - 1622
Zn(BAAE2) 1107 1591 1662
Ni(BAAE2) 1040 1553 1662
Cu(BAAE2) 1074 1574 1601
Trên phổ IR các phức chất có sự xuất
hiện dải hấp thụ của ion axetat ở vùng
1600-1550 cm
-1
chứng tỏ có sự tạo phức
giữa phối tử với muối axetat của các kim
loại tương ứng (Bảng 1).
Khác với phức chất Zn(BAAE2) và
Cu(BAAE2), trên phổ hấp thụ hồng
ngoại của phức chất Ni(BAAE2) xuất
hiện dải hấp thụ ở 3400 cm-1 đặc trưng
cho dao động hoá trị của nhóm OH trong
phân tử H2O (Hình 3). Như vậy, nước có
thể đã tham gia tạo cầu phối trí của ion
Ni
2+
. Trong khi đó dải hấp thụ ứng này
trên phổ của phức chất Cu(BAAE2) và
Zn(BAAE2) có cường độ rất yếu hoặc
gần như không đáng kể (Hình 4 và 5).
65
Hình 3. Phổ hồng ngoại của phức chất
Ni(BAAE2)
Hình 4. Phổ hồng ngoại của phức chất
Cu(BAAE2)
Hình 5. Phổ hồng ngoại của phức chất
Zn(BAAE2)
3.2. Nghiên cứu bằng phương pháp
cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR
Phân tử BAAE2 có 28 proton nhưng trên
phổ cộng hưởng từ hạt nhân chỉ xuất
hiện 7 tín hiệu. Điều này được giải thích
bởi tính đối xứng của hợp phần antracen
và etylendiamin (Hình 6 và bảng 2).Các
tín hiệu này xuất hiện ở hai vùng: vùng
trường thấp (8,37-7,74 ppm) ứng với các
proton thơm của hợp phần antracen và
vùng trường cao (4,7-2,11 ppm) ứng với
các proton no của hợp phần
etylendiamin.Ngoài ra, trên phổ xuất
hiện tín hiệu singlet giãn rộng ở vùng
trường cao (2,11 ppm) được qui gán cho
proton của nhóm N-H. Điều này được
giải thích bởi hiện tượng lật ngược cấu
trúc chóp tam giác của nguyên tử N.
Bảng 2.Bảng quy kết các tín hiệu phổ 1H-
NMR của phối tử BAAE2.
STT (ppm) Độ bội
Tích
phân
Quy gán
1 8,37 Singlet 1 2H (H10)
2 8,26 Duplet 2 4H (H1,8)
3 7,96 Duplet 2 4H (H4,5)
4 7,44 Multiplet 4 8H (H2,3,6,7)
5 4,70 Singlet 2 4H (CH2)
6 3,16 Singlet 2 4H (CH2)
7 2,11 Singlet 1 2H (-NH-)
Bảng 3. Bảng quy kết các tín hiệu phổ 1H-
NMR của phức chất Zn(BAAE2)
STT
(ppm) Độ bội
Tích
phân
Quy gán
1 8,42 Singlet 1 2H (H10)
2 8,25 Duplet 2 4H (H1,8)
3 8,00 Duplet 2 4H (H4,5)
4 7,50 Multiplet 4 8H (H2,3,6,7)
5 4,97 Singlet 2 4H (CH2)
6 2,75 Singlet 2 4H (CH2)
7 2,16 Singlet 4
2H (-NH),
6H(-CH3)
66
Hình 6. Phổ 1H-NMR của phối tử BAAE2
Trên phổ 1H-NMR của phức chất
Zn(BAAE2) các tín hiệu ứng với các
proton thơm của hợp phần antracen hầu
như không thay đổi nhiều so với của phối
tử (Hình 7 và bảng 3). Hai tín hiệu singlet
giãn rộng ở 4,9 ppm và 2,8 ppm với tỉ lệ
tích phân là 2:2 được quy gán cho proton
no của hợp phần etylendiamin, cho thấy
sự tạo phức linh động của phối tử
BAAE2 với Zn2+.Tín hiệu singlet ở 2,1
ppm với tỉ lệ tích phân là 4 được quy gán
cho proton của nhóm N-H và nhóm CH3
của ion CH3COO
-, chứng tỏ ion này đã
tham gia cầu phối trí. Do đó ion Zn2+đã
tạo phức với phối tử BAAE2 dạng hai
càng và hai ion axetat. Tuy nhiên cấu trúc
của phức chấtZn(BAAE2) có thể là tứ
diện hoặc vuông phẳng. Do phối tử
BAAE2 có cấu trúc cồng kềnh và rất
linh động nên phức chất Zn(BAAE2)
được giả thiết tồn tại ở dạng tứ diện (Hình
8).
Hình 7. Phổ 1H-NMR của phức chất
Zn(BAAE2)
HN NH
Zn
CH3COO
OCOCH3
Hình 8. Cấu trúc giả định của phức chất
Zn(BAAE2)
So với phổ 1H-NMR của phối tử BAAE2,
các tín hiệu của phức Ni(BAAE2) có độ
phân giải kém, giãn rộng và bị dịch
chuyển mạnh (Hình 9). Các tín hiệu bị
chồng chập lên nhau hoặc lẫn vào các tín
hiệu đường nền. Đặc biệt, tín hiệu ở vùng
trường thấp ~14 ppm có thể được quy
gán cho proton của phân tử nước. Vì vậy,
có thể giả thiết rằng phức chất
Ni(BAAE2) có tính thuận từ và không
tồn tại ở dạng vuông phẳng do có sự
tham gia phối trí của H2O (Hình10). Kết
quả này phù hợp với kết quả nghiên
cứu bằng phương pháp phổ hồng ngoại
67
(Trên phổ hồng ngoại của phức chất
Ni(BAAE2) quan sát thấy dải hấp thụ của
nhóm OH trong phân tử H2O).
Hình 9. Phổ H-NMR của phức chất
Ni(BAAE2)
HN NH
Ni
CH3COO
OCOCH3
OH2
Hình 10. Cấu trúc giả định của phức chất
Ni(BAAE2)
3.3. Nghiên cứu phức chất Zn(BAAE2)
bằng phương pháp ESI-MS
Trên phổ khối lượng của phức chất
Zn(BAAE2) không quan sát thấy mảnh
ion phân tử [Zn(BAAE2)]+ mà chỉ quan
sát thấy sự xuất hiện của cụm pic có
cường độ mạnh nhất ở m/z = 441.25.
Khoảng cách giữa các pic đồng vị là 1 nên
mảnh ion có điện tích +1 (z = 1). Cụm pic
này được quy gán cho ion [BAAE2 + H]+.
Điều này chỉ ra rằng trong điều kiện ghi
phổ, phức chất Zn(BAAE2) bị phá vỡ và
phối tử BAAE2 đã bị tách ra tạo thành
mảnh ion [BAAE2+H]+. Kết quả này phù
hợp với sự tạo phức chất linh động của
phối tử được chỉ ra trên phổ 1H-NMR.
4. KẾT LUẬN
Hai phối tử chứa vòng thơm antracen
BAAE1, BAAE2 đã được tổng hợp. Phối
tử BAAE2 được sử dụng để tạo phức
chất với Ni2+, Cu2+ và Zn2+.Các kết quả
phổ hấp thụ hồng ngoại, phổ cộng hưởng
từ hạt nhân, đã xác nhận phối tử
BAAE2 đã tạo được phức chất dạng hai
càng với các ion kim loại cùng với ion
axetat. Zn(BAAE2) và Cu(BAAE2)
đượcgiả thiết tồn tại ở dạng tứ diện do sự
cồng kềnh của phối tử. Ni(BAAE2) được
giả thiết có thêm H2O trong cầu phối trí
dẫn đến tính chất thuận từ của phức chất
này.
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ
bởi Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên -
ĐHQGHN. Mã số TN-13-11.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Như Tại, Nguyễn Minh Thảo,
Nguyễn Đình Thành, “Bazơ azometin và
các sản phẩm chuyển hoá. XI- Tổng hợp
và tính bazơ của các azometin dãy 5-
amino-2-metylindol”,Tạp chí Hoá học, 24,
tr.19-20 (1986).
2. G. Zhang, G. Yang, L. Yang, Q. Chen,
J.-S. Ma,”Synthesis, Characterization and
Photophysical Properties of Novel
Dinuclear Silver (I) and Mononuclear
Palladium (II) Complexes with 1,2
Bis[(anthracen-9-lmethyl)amino]ethane”,
Eur. J. Inorg. Chem, 10, pp.1919-1926
(2005) (xem tiếp tr.73)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15837_54681_1_pb_7018_2096705.pdf