Bằng sự phân tích các phổ, đặc biệt là phổ
cộng hưởng từ hạt nhân, chúng tôi đã xác
định được cấu tạo của một số dẫn xuất
dihydrofuran có chứa flo. Theo sự hiểu
biết của chúng tôi, đây là các hợp chất chưa
hề được báo cáo trong bất kỳ một nghiên
cứu nào trước đây. Trong nghiên cứu này,
các hợp chất nói trên được tổng hợp dựa
vào phản ứng giữa các eten thế ở vị trí 1,1
hoặc 1,1,6,6-tetraphenylhexa-1,5-dien với
thenoyltrifloaxeton trong sự có mặt của
chất oxy hóa mangan triaxetat dihydrat. Từ
việc xác định cấu tạo 2 sản phẩm phản ứng
của 1,1,6,6-tetraphenylhexa-1,5-dien,
chúng tôi cho rằng bằng cách thay đổi điều
kiện phản ứng, có thể điều khiển phản ứng
theo hướng tăng hiệu suất sản phẩm nào
mong muốn. Chúng tôi đang tiếp tục mở
rộng nghiên cứu theo định hướng này
9 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp và phân tích phổ nghiệm một số dẫn xuất dihydrofuran mới có chứa flo và dị vòng thiophen - Nguyễn Thị Phương Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
40
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 20, số 3/2015
TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH PHỔ NGHIỆM MỘT SỐ DẪN XUẤT
DIHYDROFURAN MỚI CÓ CHỨA FLO VÀ DỊ VÒNG THIOPHEN
Đến tòa soạn 26 – 3 – 2015
Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Tố Uyên, Nguyễn Văn Hạ
Khoa Hóa học, Trường Đại học Đà Lạt
SUMMARY
SYNTHESIS AND SPECTROMETRIC ANALYSIS TO IDENTIFY THE
STRUCTURE OF SOME NEW DIHYDROFURAN DERIVATIVES HAVING
FLUORINE AND THIOPHEN-RING MOIETIES
Spectrometric identification of some new dihydrofuran derivatives containing fluorine and
thiophene-ring moieties has been performed. These compounds were afforded by the reactions
of corresponding 1,1-diarylethenes or 1,1,6,6-tetraphenylhexa-1,5-diene with
thenoyltrifluoroacetone in the presence of manganese triacetate dihydrate. This work showed
that a relative complex compound such as 1,2-bis[4’-trifluoroacetyl-2’,2’-diphenyl-5’-(2-
thienyl)-2’,3’-dihydrofuryl]ethane could be obtained by a simple route.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Một số dẫn xuất 4,5-dihydrofuran có hoạt
tính sinh học và được chú trọng tổng hợp
trong thời gian gần đây [1]. Mặt khác, một
số phân tử có chứa flo là các dược phẩm có
giá trị. Chẳng hạn, chúng được sử dụng
làm chất ức chế proteaz và
phosphodiestereaz, tác nhân kháng ký sinh,
hợp chất chống ung thư, chất kháng khuẩn
và thuốc gây mê [2]. Yilmar và cộng sự đã
thông báo về kết qủa nghiên cứu của họ
trong việc tổng hợp các dẫn xuất
dihydrofuran có chứa flo trong phân tử
bằng phản ứng sử dụng phức mangan
triaxetat dihydrat [3]. Với kinh nghiệm
nghiên cứu của mình trong phản ứng tổng
hợp hữu cơ sử dụng hợp chất phức này [4],
chúng tôi thấy rằng ý tưởng của các tác giả
trên có thể mở rộng để tổng hợp nhiều hợp
chất đa chức mới. Vì vậy, chúng tôi đã tiến
hành thực nghiệm theo hướng này để tổng
hợp một số hợp chất mới, trong đó có một
hợp chất chứa 2 dị vòng dihydrofuran, 2 dị
vòng thiophen và 2 nhóm trifloaxetyl. Cấu
tạo của các hợp chất này được chứng minh
bằng sự phân tích phổ hồng ngoại, cộng
hưởng từ hạt nhân và phổ khối.
2. THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT
2.1. Thiết bị
41
- Phổ kế cộng hưởng từ hạt nhân (NMR)
Bruker Advance 500 (các phổ NMR được
đo với chất chuẩn nội là tetrametylsilan
trong dung môi CDCl3 với tần số 500 MHz
cho 1H và 125 MHz cho 13C).
- Phổ kế hồng ngoại Thermo Scientific
Nicolet iS5 FT-IR Spectrometer.
- Khối phổ kế Agilent GC MS 7895A.
- Máy đo nhiệt độ nóng chảy
GALLENKAMP.
2.2. Hóa chất và vật liệu
- Mangan diaxetat tetrahydrat của công ty
Reachim, Liên bang Nga.
- Mangan triaxetat dihydrat được điều chế
theo E. I. Heiba [5].
- Các 1,1-diaryleten và 1,1,6,6-
tetraphenylhexa-1,5-dien được điều chế từ
các arylmagie bromua tương ứng theo quy
trình đã được công bố [6].
- Thenoyltrifoaxeton, axit axetic băng,
clorofoc và bản mỏng silica gel Kieselgel
60 F254 của hãng Merck.
3. THỰC NGHIỆM
Quy trình chung
Cân lượng cân ứng với 0,25 mmol 1,1-
diaryleten (hoặc 96,5 mg, ứng với 0,125
mmol 1,1,6,6-tetraphenylhexa-1,5-dien)
vào bình cầu đáy tròn 30 mL. Thêm vào đó
15 mL axit axetic băng và 111 mg (0,5
mmol) thenoyltrifloaxeton. Khuấy và gia
nhiệt trên máy khuấy từ đến 100oC thì thêm
nhanh vào đó 201 mg (0,75 mmol) mangan
triaxetat dihydrat và tiếp tục đun khuấy đến
khi màu đen của hỗn hợp biến mất (khoảng
16 phút).
Sau phản ứng, cất đuổi dung môi axit axetic
bằng cô quay chân không. Cho vào phần
cắn còn lại 15 mL nước rồi chiết bằng
clorofoc 3 lần (5 mL cho mỗi lần chiết).
Dịch chiết clorofoc được gộp chung, làm
khô bằng natri sunphat khan rồi cô cạn
bằng cô quay chân không. Phần còn lại sau
khi cô được tách bằng sắc ký trên bản mỏng
nhôm gel Kieselgel 60 F254 với dung môi
khai triển là clorofoc.
Các sản phẩm dihydrofuran sau khi phân
lập được đo nhiệt độ nóng chảy (nếu là chất
rắn) và các phổ khối (EI), hồng ngoại và
cộng hưởng từ hạt nhân để phân tích, xác
định cấu tạo.
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Phản ứng giữa 1,1-bis(4-clophenyl) eten
với thenoyltrifloaxeton
Sau khi tiến hành phản ứng theo quy trình
chung đã mô tả ở trên, chúng tôi tách được
59 mg một chất lỏng màu vàng nhạt. Sự
phân tích các phổ của hợp chất này dẫn đến
các chi tiết đáng chú ý dưới đây.
• Phổ hồng ngoại cho tín hiệu ở 1675 cm-1,
ứng với hấp thụ của nhóm chức xeton liên
hợp. Sự có mặt của nhân thơm được xác
nhận qua các tín hiệu hấp thụ 3008 cm-1,
1590 cm-1 và trong vùng thơm 900-650 cm-1.
• Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cho thấy 3
nhóm CH của nhân thiophen ở δ 8,62, δ
7,74 và δ 7,25. Các tín hiệu này tách biệt
rất rõ với 2 tín hiệu ứng với 8 nhóm CH
trong 2 nhân 4-clophenyl (δ 7,37 và δ 7,35).
Ngoài ra trong cấu tạo sản phẩm của phản
ứng này còn có một nhóm CH2 cho pic ở δ
3,95 trong phổ proton và δ 42,86 trong phổ
cacbon 13.
Tất cả các dữ liệu trên cho thấy hợp chất
đang xem xét là 4-triflometylcacbonyl-2,2-
bis(4-clophenyl)-5-(2-thienyl)-2,3-
dihydrofuran (Sơ đồ 1). Tóm tắt các số liệu
phổ cộng hưởng từ hạt nhân của hợp chất
này được ghi ở Bảng 1. Để xác nhận lại cấu
42
tạo này, chúng tôi tiến hành đo phổ khối
(EI) và phổ đã cho pic ion phân tử ở m/z
468 cùng với hai pic đồng vị (M+2) ở m/z
470 và (M+4) ở m/z 472.
Sơ đồ 1. Phản ứng giữa 1,1-bis(4-clophenyl)eten với thenoyltrifloaxeton
trong sự có mặt của mangan triaxetat dihydat
Bảng 1. Số liệu phổ cộng hưởng từ hạt nhân của 4-triflometylcacbonyl-2,2-bis(4-clophenyl)-5-
(2-thienyl)-2,3-dihydrofuran
Vị trí C C (ppm) DEPT H (ppm); J (Hz)
CO 174,28 C
- C-5 164,73 C
>C< thơm (2C) 141,49 C
CH thơm 135,40 CH 8,62; pic đôi của pic đôi; 4,0 và 1,0
>C< thơm (2C) 134,39 C -
CH thơm 134,14 CH 7,74; pic đôi của pic đôi; 5,0 và 1,0
>C< thơm 130,52 C -
CH thơm (4C) 128,95 CH 7,37-7,36; pic đa
CH thơm 128,16 CH 7,25; pic đôi của pic đôi; 5,0 và 4,0
CH thơm (4C) 126,99 CH 7,35-7,33; pic đa
COCF3 118,22 C
- C-4 102,92 C
C-2 92,25 C
C-3 42,84 CH2 3,95; pic đơn
4.2. Phản ứng giữa 1,1-bis (4-metoxyphenyl)
eten với thenoyltrifloaxeton
Ở phản ứng này, chúng tôi thu được 35 mg
một chất lỏng màu vàng nhạt.
Phổ hồng ngoại cho tín hiệu hấp thụ của
nhóm chức xeton liên hợp ở 1669 cm-1. Sự
có mặt của nhân thơm được xác nhận qua
các tín hiệu hấp thụ 3006 cm-1, 1611 cm-1
và trong vùng thơm 900-650 cm-1. Sự phân
tích thêm dữ liệu phổ cộng hưởng từ hạt
nhân (Bảng 2) dẫn đến kết luận rằng hợp
chất này là 4-triflometylcacbonyl-2,2-bis(4-
metoxyphenyl)-5-(2-thienyl)-2,3-
dihydrofuran (Sơ đồ 2).
43
Sơ đồ 2. Phản ứng giữa 1,1-bis(4-metoxyphenyl)eten với thenoyltrifloaxeton trong sự có mặt
của mangan triaxetat dihydat
Bảng 2. Số liệu phổ cộng hưởng từ hạt nhân của 4-triflometylcacbonyl-2,2-
bis(4-metoxyphenyl)-5-(2-thienyl)-2,3-dihydrofuran
Vị trí C C (ppm) DEPT H (ppm); J (Hz)
CO 174,25 C -
C-5 165,16 C
- >C< thơm (2C) 159,28 C
>C< thơm (2C) 135,76 C
CH thơm 135,19 CH 8,62; pic đôi của pic đôi; 4,0 và 1,0
CH thơm 133,71 CH 7,70; pic đôi của pic đôi; 5,0 và 1,0
>C< thơm 131,06 C -
CH thơm 127,94 CH 7,21; pic đôi của pic đôi; 5,0 và 4,0
CH thơm (4C) 127,10 CH 7,34-7,31; pic đa
COCF3 118,38 C -
CH thơm (4C) 113,83 CH 6,89-6,86; pic đa
C-4 103,31 C
-
C-2 93,37 C
OCH3 (2C) 55,30 CH3 3,79; pic đơn
C-3 43,10 CH2 3,94; pic đơn
Phổ khối (EI) của hợp chất này cho pic ion
phân tử ở m/z 460,1. Điều này, một lần
nữa, đã xác nhận cấu tạo của hợp chất đang
khảo sát.
4.3. Phản ứng giữa 1,1,6,6-tetraphenylhexa-
1,5-dien với thenoyltrifloaxeton
Phân lập hỗn hợp sau phản ứng theo quy
trình như đã trình bày, chúng tôi tách được
7 mg sản phẩm 1 và 22 mg sản phẩm 2. Hai
hợp chất này đều là chất rắn màu vàng nhạt,
có nhiệt độ nóng chảy tương ứng là 180-
181oC và 220-221 oC.
Phân tích các phổ của sản phẩm 1: Phổ
hồng ngoại xác nhận nhóm chức xeton liên
hợp ở 1663 cm-1. Sự có mặt của nhân thơm
cũng được chứng minh qua các tín hiệu hấp
thụ đặc trưng của nó. Mặt khác, đối chiếu
với các phổ cộng hưởng từ hạt nhân của 2
hợp chất đã biết cấu tạo ở mục 4.2 và 4.3,
chúng tôi kiểm chứng được sự có mặt của
các hợp phần cấu tạo vòng thiophen, vòng
phenyl và vòng dihydrofuran trong phân tử
của của hợp chất này. Các tín hiệu còn lại
là của một nhóm CH anken (δ 5,68) và 2
44
nhóm metylen (δ 1,77-1,73 và δ 1,61-1,57).
Các tín hiệu này là của phần cấu tạo
(C6H5)2C=CH_CH2CH2_ từ dien sử dụng
ban đầu.
Từ các hợp phần cấu tạo ở trên, sản phẩm 1
được giải đoán là 3-trifloaxetyl-4-(4’,4’-
diphenyl-3’-butenyl)-5,5-diphenyl-2-(2-
thienyl)-4,5-dihydrofuran (Sơ đồ 3). Cấu tạo
này đã được khẳng định qua phổ cộng
hưởng từ hạt nhân 2 chiều HSQC và
HMBC (Hình 1). Dữ liệu phổ cộng hưởng
từ hạt nhân của hợp chất này được ghi ở
Bảng 3.
(a) (b)
Hình 1. Phổ hai chiều của sản phẩm 1 (a) HSQC và (b) HMBC
Sơ đồ 3. Phản ứng giữa 1,1,6,6-tetraphenylhexa-1,5-dien với thenoyltrifloaxeton trong sự có
mặt của mangan triaxetat dihydat
45
Bảng 3. Số liệu phổ cộng hưởng từ hạt nhân của 3-trifloaxetyl-4-(4’,4’-diphenyl-3’-butenyl)-5,5-
diphenyl-2-(2-thienyl)-4,5-dihydrofuran
Vị trí C C (ppm) DEPT H (ppm); J (Hz) HMBC (H → C)
CO 174,10 C
-
C-2 164,48 C
>C< thơm (2C)
143,15
142,61
C
>C< thơm (2C) 142,06 C
>C< thơm 139,79 C
(C6H5)2C= 139,06 C
CH thơm 135,51 CH
8,52; pic đôi của pic
đôi; 4,0 và 1,0
CH thơm 133,92 CH
7,69; pic đôi của pic
đôi; 5,0 và 1,0
C-3 131,38 C -
CH thơm (21C)
129,79-
126,53
CH 7,55-6,96; pic đa
CH=C(C6H5)2 125,92 CH
5,68; pic đôi của pic
đôi; 7,5 và 6,5
C-1’, C-2’, >C< thơm
COCF3 111,23 C
-
C-5 96,50 C
C-4 47,39 CH 4,18; pic đôi; 7 C-1’, C-2’, CF3, >C< thơm, C-2
CH2CH2CH=C 32,66 CH2 1,77-1,57; pic đa C-4, C-3’, C-1’, C-5
CH2CH2CH=C 26,33 CH2 1,73-1,61; pic đa C-4, C-2’, C-3’, C-5, CF3
Phân tích các phổ của sản phẩm 2: Bằng
cách đối chiếu với các phổ của 3-
trifloaxetyl-4-(4’,4’-diphenyl-3’-butenyl)-5,5-
diphenyl-2-(2-thienyl)-4,5-dihydrofuran (sản
phẩm 1), chúng tôi giải đoán hợp chất này
là 1,2-bis[4’-trifloaxetyl-2’,2’-diphenyl-5’-
(2-thienyl)-2’,3’-dihydrofuryl]etan (Sơ đồ
3). Phổ cộng hưởng từ hạt nhân hai chiều
HSQC và HMBC (Hình 2) đã cho phép xác
nhận cấu tạo này. Các số liệu phổ cộng
hưởng từ hạt nhân của hợp chất này được
ghi ở Bảng 4.
46
(a) (b)
Hình 2. Phổ hai chiều của sản phẩm 2 (a) HSQC và (b) HMBC
Bảng 4. Số liệu phổ cộng hưởng từ hạt nhân của 1,2-bis[4’-trifloaxetyl-2’,2’-diphenyl-5’-(2-
thienyl)-2’,3’-dihydrofuryl]etan
Vị trí C C (ppm) DEPT H (ppm); J (Hz) HMBC (H → C)
CO (2C) 173,94 C
-
C-5’ (2C)
164,05
163,97
C
>C< thơm (2C) 143,33 C
>C< thơm (2C) 143,11 C
>C< thơm (2C)
139,24
139,14
C
CH thơm (2C)
135,64
135,53
CH
8,47; pic đôi; 4,0
8,40; pic đôi; 3,5
CH thơm (2C)
133,86
133,77
CH
7,70; pic đôi của pic đôi;
10,0 và 5,0
C-4’ (2C)
131,23
131,20
C -
CH thơm (22C) 128,32-125,24 CH 7,30-7,11; pic đa
COCF3 (2C)
109,82
109,51
C
-
C-2’ (2C)
96,51
96,31
C
47
Vị trí C C (ppm) DEPT H (ppm); J (Hz) HMBC (H → C)
C-3’ (2C)
47,26
47,11
CH 4,0; pic đôi; 18,5 C-1, C-2, COCF3
CH2CH2 27,84 CH2 1,29-1,19; pic đa
CH2CH2 26,99 CH2
Phổ khối (EI) của sản phẩm 1 và 2 không
cho pic ion phân tử tương ứng. Điều này
có thể do một số nguyên nhân như hợp chất
không hóa hơi được ở điều kiện đo, phân tử
kém bền nhiệt hoặc pic ion phân tử qúa
kém bền.
5. KẾT LUẬN
Bằng sự phân tích các phổ, đặc biệt là phổ
cộng hưởng từ hạt nhân, chúng tôi đã xác
định được cấu tạo của một số dẫn xuất
dihydrofuran có chứa flo. Theo sự hiểu
biết của chúng tôi, đây là các hợp chất chưa
hề được báo cáo trong bất kỳ một nghiên
cứu nào trước đây. Trong nghiên cứu này,
các hợp chất nói trên được tổng hợp dựa
vào phản ứng giữa các eten thế ở vị trí 1,1
hoặc 1,1,6,6-tetraphenylhexa-1,5-dien với
thenoyltrifloaxeton trong sự có mặt của
chất oxy hóa mangan triaxetat dihydrat. Từ
việc xác định cấu tạo 2 sản phẩm phản ứng
của 1,1,6,6-tetraphenylhexa-1,5-dien,
chúng tôi cho rằng bằng cách thay đổi điều
kiện phản ứng, có thể điều khiển phản ứng
theo hướng tăng hiệu suất sản phẩm nào
mong muốn. Chúng tôi đang tiếp tục mở
rộng nghiên cứu theo định hướng này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. (a) E. Findik, A. Dingil, I. Karaman, Y.
Budak, M. Ceylan, (2009) “Synthesis of
multi-substituted 4,5-dihydrofuran
derivatives from (s)-limonene and 1,3-
dicarbonyl compounds and their biological
activities”, E-J. Chem., 6(S1), p. S53-S58.
(b) B. Schmidt, (2003) “An olefin
metathesis/double bond isomerization
sequence catalyzed by in situ generated
ruthenium–hydride species”, Eur. J. Org.
Chem., p. 816-819. (c) S. Xue, L. He, Y.-K.
Liu, K.-Z. Han, Q.-X. Guo, (2006)
“Pyridinium Ylides in the Synthesis of 2,3-
Dihydrofurans”, Synthesis, p. 666-674. (d)
S. Son, G.C. Fu, (2007) “Copper-catalyzed
asymmetric [4+1] cycloaddition of enones
with diazo compounds to form
dihydrofurans”, J. Am. Chem. Soc., 129, p.
1046-1047.
2. (a). J.M. Altenburger, D. Schirlin, (1991)
“General synthesis of polyfunctionalized
fluoromethyleneketones retroamines as
potential inhibitor of thrombin”,
Tetrahedron Lett., 32, p. 7255-7258. (b).
F.M.D. Ismail, (2002) “Important
fluorinated drugs in experimental and
clinical use”, J. Fluorine Chem., 118, p. 27-
33.
3. (a) M. Yilmaz, A.T. Pekel, (2005)
“Manganese(III) acetate mediated synthesis
of 3-trifluoroacetyl-4,5-dihydrofurans and
3-(dihydrofuran-2(3H)-ilydene)-1,1,1-
trifluoroacetones by free radical
cyclization. Part I”, J. Fluorine Chem., 126,
p. 401-406. (b) M. Yilmaz, A.T. Pekel,
(2011) “Synthesis of Fluoroacylated 4,5-
48
dihydrofurans and fluoroalkylated
tetrahydrofurans by the radical cyclization
using manganese(III) acetate. Part II”, J.
Fluorine Chem., 132, p. 628-635.
4. (a) V.-H. Nguyen, N. Hiroshi, K.
Kurosawa, (1996) “Convenient Synthesis
of 3-Cyano-4,5-dihydrofurans and 4-
Cyano-1,2-dioxan-3-ol Using
Acylacetonintrile Building Block”,
Tetrahedron Lett., 37, p. 4949-4952. (b) V.-
H. Nguyen, N. Hiroshi, K. Kurosawa,
(1998) “Mn(III)-Based Facile Synthesis of
3-Cyano-4,5-dihydrofurans and 4-Cyano-
1,2-dioxan-3-ol Using Alkenes and
Acylacetonintrile Building Block”,
Synthesis, 8, p. 899-908.
5. E.I. Heiba, R.M. Dessau, W. J. Koehl,
(1969) “Oxidation by Metal Salts. III. The
Reaction of Manganese Acetate with
Aromatic Hydrocarbons and the Reactivity
of the Carboxymethyl Radical”, J. Am.
Chem. Soc., 91, p. 138-145.
6. A. Klages, (1902) “Synthesis of Arylated
Ethylenebenzenes”, Ber., 35, p. 2646-2649.
___________________________________________________________________________
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VẬT LIỆU VỎ TRẤU BIẾN TÍNH (Tiêp theo tr. 56)
phân tích kết hợp giữa SPE và F-AAS có hệ
số làm giàu cao, độ lặp lại tốt, sai số nhỏ
khi phân tích với mẫu chuẩn nước thải
CRM. Phương pháp đã được áp dụng vào
để xác định nồng độ Cr trong một số mẫu
nước thải công nghiệp cho kết quả đáng tin
cậy. Từ kết quả đạt được này, chúng tôi sẽ
hướng tới nghiên cứu xác định hàm luợng
các dạng Cr(VI) và Cr(III) dựa trên điều
kiện hấp phụ khác nhau của 2 dạng trên vật
liệu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Irene S. Trujiilo, E.V. Alonso, A.G. de
Torres, S.M.C. Pavon (2012), “Development of
a solid phase extraction method for the
multielement determination of trace metals in
natural waters including sea-water by FI-ICP-
MS”, Microchemical Journal 101, pp 7-94.
2. T.G. Chuah, A. Jumasiah, I. Azni, S.
Katayon, S.Y. Thomas Choong (2005),
“Rice husk as a potentially low-cost
biosorbent for heavy metal and dye
removal: an overview”, Desalination,
Volume 175, Issue 3, pp 305–316.
3. Nguyễn Bá Tuấn (2012), Nghiên cứu ứng
dụng phương pháp phân tích quang học để
đánh giá khả năng hấp phụ Cr(VI) và Cr(III)
của vỏ trấu biến tính, Luận văn thạc sĩ khoa
học, Đại học Khoa Học Tự Nhiên- ĐH Quốc
gia Hà Nội.
4. Serife Tokalioglu, Senol Kaetal and Latif
Elci (2000), “ Speciation and determination of
heavy metals in lake waters by atomic
adsorption spectrometry after sorption on
Amberlite XAD – 16 resin”, Analytical
Sciences Movember, Vol.16, pp. 1169 – 1174
5. Tiglea, Paulo, Liching, Jaim, (2000),
“Demination of traces chromium in foods
by solvent extraction-flame absorption
spectrometry ”, Anal.Lett., Vol.3 (8),
pp.1615-1624.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22289_74451_1_pb_2293_2096771.pdf