Đã tổng hợp thành công vật liệu titan đioxit biến
tính bởi flo phân tán trên pha nền bentonit bằng
phương pháp sol - gel. Các hạt F-TiO2 thu được có
dạng hình cầu và phân tán khá đồng đều trên nền
bentonit với kích thước hạt khoảng 25 nm. Khi phân
tán F-TiO2 lên trên giá thể bentonit đã làm cho bờ
hấp thụ chuyển dịch về phía sóng dài hơn so với vật
liệu F-TiO2, điều này liên quan đến sự phân tán
F-TiO2 đồng đều hơn cũng như sự hấp thụ hiệp trợ
của F-TiO2 và bentonit, dẫn đến tăng khả năng hấp
thụ ánh sáng vùng khả kiến của vật liệu. Kết quả
khảo sát sự phân hủy xanh metylen trên xúc tác FTiO2 và F-TiO2/Bent cho thấy, vật liệu F-TiO2/Bent
có hoạt tính xúc tác quang mạnh hơn so với vật liệu
F-TiO2 trong vùng ánh sáng khả kiến thông qua độ
chuyển hóa xanh metylen
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp vật liệu F-TiO2/Bent và đánh giá hoạt tính quang xúc tác trong vùng ánh sáng khả kiến - Nguyễn Thị Diệu Cẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Hóa học, 55(1): 71-75, 2017
DOI: 10.15625/0866-7144.2017-00419
71
Tổng hợp vật liệu F-TiO2/Bent và đánh giá
hoạt tính quang xúc tác trong vùng ánh sáng khả kiến
Nguyễn Thị Diệu Cẩm
Trường Đại học Quy Nhơn
Đến Tòa soạn 14-9-2016; Chấp nhận đăng 6-02-2017
Abstract
Flouride doped TiO2 loaded on bentonite support (F-TiO2/Bent) has been emerged as an effective catalyst for
improving the activity of F-TiO2. F-doped TiO2/Bent material was prepared by sol-gel route from Binh Dinh ilmenite
ore using KF as a dopant precursor. The experimental results revealed that F-TiO2/Bent material exhibited a quite
unique spherical structure as compared to F-TiO2. The absorption in the visible light of the F-TiO2/Bent was found to be
improved and was shifted to longer wavelength (visible region). Compared with F-TiO2, the as-prepared photocatalysts
exhibit enhanced photocatalytic performance treatment of methylene blue (MB) under visible light.
Keywords. Titanium dioxide, fluoride, bentonite, photocatalysis, visible light.
1. ĐẶT VẤN ĐÊ
Nhiều chất xúc tác như TiO2, ZnO, CuO, In2O3,
C3N4 và CdS đã và đang thu hút sự quan tâm nghiên
cứu của nhiều nhà khoa học nhằm cải thiện hoạt tính
quang xúc tác của chúng trong vùng ánh sáng nhìn
thấy để tăng cường phạm vi ứng dụng trong thực
tiễn [1-5]. Khi các chất xúc tác này bị kích thích bởi
các tia bức xạ thích hợp, sẽ xảy ra sự phân tách cặp
electron và lỗ trống, sau đó electron sẽ nhảy từ vùng
dẫn lên vùng hóa trị và di chuyển đến bề mặt của
của xúc tác, tiếp xúc và có thể oxi hóa các chất hữu
cơ ô nhiễm thành CO2, H2O và các chất vô cơ khác
[6-9].
Trong số các chất xúc tác được đề cập, vật liệu
TiO2 được được sử dụng rộng rãi trong xử lý môi
trường do có độ bền cao và thân thiện với môi
trường. Để tăng cường hiệu suất quá trình quang xúc
tác của vật liệu TiO2 trong vùng ánh sáng nhìn thấy
nhằm giảm chi phí xử lý các chất ô nhiễm, nhiều
nghiên cứu biến tính vật liệu TiO2 bằng các tác nhân
khác nhau như các kim loại, phi kim hay oxit kim
loại đã được khảo sát. Hầu hết các sản phẩm biến
tính đều có hoạt tính quang xúc tác cao hơn so với
TiO2 trong vùng ánh sáng nhìn thấy. Các công bố về
TiO2 biến tính bằng các nguyên tố như nitơ, lưu
huỳnh, cacbon và flo [8, 10-12] cho thấy, có sự gia
tăng đáng kể về hoạt tính quang xúc tác trong vùng
ánh sáng nhìn thấy do có sự thu hẹp năng lượng
vùng cấm của TiO2 khi biến tính. Park và Choi [13]
báo cáo rằng, TiO2 biến tính với flo đã làm gia tăng
hiệu quả quang xúc tác phân hủy một số chất ô
nhiễm nhất định chủ yếu do hình thành các vùng bẫy
electron.
Mặt khác, để tăng khả năng hấp phụ các chất
hữu cơ ô nhiễm cần xử lý cũng như dễ dàng thu hồi
vật liệu TiO2 biến tính bởi flo để tái sử dụng, vật liệu
TiO2 biến tính được nghiên cứu phân tán lên trên giá
thể bentonit.
Trong nghiên cứu này, F-TiO2/Bent được điều
chế từ nguồn nguyên liệu là quặng ilmenit Bình
Định và bentonit Thanh Hóa nên hứa hẹn sẽ thu
được một loại vật liệu quang xúc tác đầy tiềm năng
có thể triển khai ứng dụng trong thực tiễn nhờ giá
thành thấp hơn so với việc tổng hợp từ các tiền chất
titan ban đầu như ankoxit hay các muối titan.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Hóa chất và phương pháp đặc trưng vật liệu
Quặng ilmenit (Mỹ Thạnh, Phù Mỹ, Bình Định);
Bentonit Thanh Hóa; HF, NH3 và KCl (Trung
Quốc).
Thành phần pha được xác định bằng phương
pháp nhiễu xạ tia X (D8-Advance 5005). Khảo sát
hình ảnh bề mặt bằng phương pháp hiển vi điện tử
quét (JEOL JSM-6500F). Khả năng hấp thụ ánh
sáng của xúc tác được đặc trưng bằng phổ hấp thụ
UV-Vis (3101PC Shimadzu). Thành phần các
nguyên tố có mặt trong mẫu xúc tác được xác định
bằng phương pháp phổ tán xạ năng lượng tia X
(Hitachi S-4700 High Resolution). Trạng thái hóa
học và và các liên kết giữa các nguyên tử: được xác
TCHH, 55(1) 2017 Nguyễn Thị Diệu Cẩm
72
định bằng phổ quang điện tử tia X (XPS). Nồng độ
xanh metylen được xác định bằng phương pháp trắc
quang ở bước sóng 664 nm (UV 1800, Shimadzu).
2.2. Quy trình tổng hợp F-TiO2/Bent
Quy trình tổng hợp vật liệu F-TiO2/Bent được
tiến hành theo sơ đồ sau:
Hình 1: Quy trình điều chế F-TiO2/Bent
Vật liệu F-TiO2 cũng được điều chế tương tự như
quy trình ở hình 1 nhưng không sử dụng huyền phù
sét 2 % và dung dịch KF.
2.3. Thí nghiệm khảo sát hoạt tính quang xúc tác
Cho 0,1 g xúc tác và 200 mL dung dịch xanh
metylen 10 mg/L vào cốc 250 mL. Dùng giấy bạc
bọc kín cốc, khuấy đều trên máy khuấy từ trong
vòng 2 giờ, sau đó chiếu xạ bằng đèn sợi đốt (không
và có kính lọc UV) và dưới ánh sáng mặt trời. Sau 6
giờ, đem ly tâm (tốc độ 6000 vòng/phút trong 15
phút), nồng độ xanh metylen còn lại được xác định
bằng phương pháp trắc quang.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc trưng vật liệu
Kết quả đặc trưng về thành phần pha của vật liệu
F-TiO2/Bent được trình bày ở hình 2.
Hình 2: Giản đồ nhiễu xạ tia X của F-TiO2/Bent
Kết quả ở hình 2 cho thấy vật liệu F-TiO2 được
tổng hợp từ quặng ilmenit Bình Định chỉ hình thành
pha anatas đặc trưng của TiO2 khi xử lý mẫu ở 550
oC ứng với các pic tại vị trí 2θ = 25,28o; 37,39o;
47,9o; 53,7º và 55,13o (theo thẻ chuẩn JCPDS: 84-
1286).
Kết quả về hình thái của vật liệu F-TiO2/Bent
được trình bày ở hình 3.
Hình 3: Ảnh SEM của F-TiO2 (a) và
F-TiO2/Bent (b)
H2O nóng
DD KCl
bão hòa
Dịch lọc Chất rắn
Nước lọc Chất rắn
K2TiF6
80-85 oC
DD KF
DD K2TiF6 DD NH3
F-TiO2.nH2O/Bent
F-TiO2/Bent
TiO2.nH2O
550 oC
Nghiền
Phân hủy
DD HF 20 %
Lọc
QUẶNG ILMENIT
b
a
Huyền phù
sét 2%
TCHH, 55(1) 2017 Tổng hợp vật liệu F-TiO2/Bent và
73
Từ ảnh SEM của vật liệu F-TiO2/Bent (hình 3b)
cho thấy, các hạt F-TiO2
có dạng hình cầu, phân tán
khá đồng đều trên nền bentonit và có kích thước hạt
khoảng 25 nm. Điều này sẽ góp phần hạn chế sự co
cụm xúc tác theo thời gian so với vật liệu F-TiO2
(hình 3a) và do vậy sẽ giữ được hoạt tính quang xúc
tác ổn định.
Thành phần hóa học của vật liệu F-TiO2/Bent
được xác định bằng phương pháp tán xạ năng lượng
tia X. Kết quả được trình bày ở hình 4.
Kết quả phổ EDX ở hình 4 cho thấy, vật liệu
F-TiO2 và F-TiO2/Bent ngoài các pic của titan (Ti)
và oxy (O) đặc trưng cho thành phần của vật liệu
TiO2, thì còn xuất hiện pic đặc trưng cho nguyên tố
flo (F) chính là nguyên tố được biến tính vào TiO2.
Bên cạnh đó vật liệu F-TiO2/Bent còn xuất hiện các
pic rõ nét của nguyên tố silic (Si), nhôm (Al), sắt
(Fe), đặc trưng cho thành phần hóa học của
bentonit. Điều này chứng tỏ sự có mặt của nguyên tố
flo trong các mẫu vật liệu F-TiO2 và F-TiO2/Bent.
Để làm rõ hơn nhận định từ kết quả phổ EDX,
thành phần và trạng thái hóa học bề mặt của mẫu vật
liệu F-TiO2/Bent được đặc trưng bằng kỹ thuật
quang điện tử tia X, kết quả được trình bày ở hình 5.
Hình 4: Phổ tán xạ năng lượng tia X của F-TiO2 (a) và F-TiO2/Bent (b)
Hình 5: Phổ XPS của F-TiO2/Bent
a b
c1 d
c2
b a
TCHH, 55(1) 2017 Nguyễn Thị Diệu Cẩm
74
Hình 5: Phổ XPS của F-TiO2/Bent
Kết quả phổ XPS ở hình 5a cho thấy, vật liệu
F-TiO2/Bent có chứa các nguyên tố F, Ti, O, Si,....
Kết quả này chứng tỏ đã điều chế thành công vật
liệu F-TiO2/Bent.
Pic quang điện tử của Ti 2p trong vật liệu
F-TiO2/Bent xuất hiện rõ ràng tại mức năng lượng
457,36 (Ti 2p3/2) và 463 eV (Ti 2p1/2) (hình 5b). Do
ảnh hưởng của hợp phần bentonit nên mức năng
lượng này có thấp hơn so với của Ti 2p trong vật
liệu F-TiO2 (458.4 và 464.1 eV) nhưng không đáng
kể, điều này cho phép khẳng định Ti trong vật liệu
F-TiO2/Bent chỉ tồn tại ở dạng Ti
4+. Pic quang điện
tử của nguyên tố O 1s xuất hiện tai mức năng lượng
529,33 eV (hình 5c1) ứng với sự có mặt của O2-
trong oxit kim loại nhưng do trong mẫu F-TiO2/Bent
tồn tại nhiều loại oxit kim loại nên hình dạng pic tù
hơn so với mẫu F-TiO2 chỉ chứa oxit TiO2 (5c2).
Pic quang điện tử của Si 2p xuất hiện tại mức
năng lượng 101,32 eV (hình 5d) ứng với sự có mặt
của Si trong oxit SiO2.
Đặc biệt, trên phổ XPS của vật liệu F-TiO2/Bent
xuất hiện pic quang điện tử của F 1s tại mức năng
lượng 684,01 eV (5e2) ứng với nguyên tố flo trong
hợp chất TiOF2 nhưng không rõ ràng và sắc nét như
mẫu vật liệu F-TiO2 (hình 5e1) do bị ảnh hưởng của
hợp phần bentonit có trong vật liệu.
Để đánh giá khả năng hấp thụ bức xạ, vật liệu
F-TiO2 và F-TiO2/Bent được đặc trưng bằng phương
pháp UV-Vis mẫu rắn, kết quả được trình bày ở
hình 6.
Kết quả phổ UV-Vis ở hình 6 chỉ ra rằng, khi
phân tán F-TiO2 lên trên giá thể bentonit đã làm cho
bờ hấp thụ chuyển dịch về phía sóng dài hơn so với
vật liệu F-TiO2. Điều này có thể được giải thích là
do khi phân tán F-TiO2 lên trên bentonit đã làm cho
các hạt F-TiO2 phân tán đều hơn cũng như sự hấp
thụ hiệp trợ của F-TiO2 và bentonit, dẫn đến gia tăng
khả năng hấp thụ ánh sáng vùng khả kiến của vật
liệu.
200 300 400 500 600 700 800
0,0
0,2
0,4
0,6
0,8
1,0
A
b
s
Böôùc soùng (nm)
F-TiO
2
F-TiO
2
/bentonit
Hình 6: Phổ UV-Vis của (a) F-TiO2 và
(b) F-TiO2/Bent
3.2. Khảo sát hoạt tính quang xúc tác của các vật
liệu tổng hợp
Trong nghiên cứu này, để đánh giá hoạt tính
quang xúc tác của vật liệu F-TiO2/Bent được điều
chế từ quặng ilmenit Bình Định, chúng tôi tiến hành
khảo sát khả năng quang xúc tác của vật liệu thông
qua phản ứng phân hủy dung dịch xanh metylen
dưới tác dụng của bức xạ đèn sợi đốt 60W (có và
không có kính lọc bức xạ UV) và dưới ánh sáng mặt
trời. Kết quả độ chuyển hóa xanh metylen được trình
bày ở bảng 1.
Từ kết quả ở bảng 1 cho thấy, ứng với cùng thời
gian phản ứng 6 giờ, dưới cả hai loại nguồn sáng
kích thích là đèn sợi đốt và ánh sáng mặt trời thì độ
chuyển hóa MB trên xúc tác F-TiO2/Bent tương ứng
là 84,57 % và 99,15 % lớn hơn so với trên xúc tác F-
e1
e2
(a)
(b)
Tiếp theo hình 5
TCHH, 55(1) 2017 Tổng hợp vật liệu F-TiO2/Bent và
75
TiO2 tương ứng là 70,15 % và 97,11 %. Điều này
khá phù hợp với nhận định thu được từ phổ UV-Vis
ở hình 6.
Bảng 1: Độ chuyển hóa MB trên vật liệu F-TiO2 và
F-TiO2/Bent với nguồn sáng khác nhau
Xúc tác
Độ chuyển hóa (%)
Đèn sợi đốt
Ánh sáng
mặt trời Không
lọc UV
Có lọc
UV
F-TiO2 70,15 57,43 97,11
F-TiO2/Bent 84,57 67,88 99,15
Khi phân hủy xanh metylen trên xúc tác F-
TiO2/Bent với nguồn sáng là đèn sợi đốt có dùng
thêm kính lọc tia UV, độ chuyển hóa MB trên xúc
tác F-TiO2/Bent chỉ giảm khoảng 16,69 %, điều này
cho thấy vật liệu F-TiO2/Bent có khả năng hoạt động
mạnh trong vùng ánh sáng nhìn thấy.
4. KẾT LUẬN
Đã tổng hợp thành công vật liệu titan đioxit biến
tính bởi flo phân tán trên pha nền bentonit bằng
phương pháp sol - gel. Các hạt F-TiO2 thu được có
dạng hình cầu và phân tán khá đồng đều trên nền
bentonit với kích thước hạt khoảng 25 nm. Khi phân
tán F-TiO2 lên trên giá thể bentonit đã làm cho bờ
hấp thụ chuyển dịch về phía sóng dài hơn so với vật
liệu F-TiO2, điều này liên quan đến sự phân tán
F-TiO2 đồng đều hơn cũng như sự hấp thụ hiệp trợ
của F-TiO2 và bentonit, dẫn đến tăng khả năng hấp
thụ ánh sáng vùng khả kiến của vật liệu. Kết quả
khảo sát sự phân hủy xanh metylen trên xúc tác F-
TiO2 và F-TiO2/Bent cho thấy, vật liệu F-TiO2/Bent
có hoạt tính xúc tác quang mạnh hơn so với vật liệu
F-TiO2 trong vùng ánh sáng khả kiến thông qua độ
chuyển hóa xanh metylen.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. P. N. Paulino, V. M. M. Salim, N. S. Resende. Zn-Cu
promoted TiO2 photocatalyst for CO2 reduction with
H2O under UV light, Applied Catalysis B:
Environmental, 185, 362-370 (2016).
2. R. Gusain, P. Kumar, O.P. Sharma, S.L. Jain, O.P.
Khatri. Reduced graphene oxide-CuO nanocomposites
for photocatalytic conversion of CO2 into methanol
under visible light irradiation, Applied Catalysis B:
Environmental, 181, 352-362 (2016).
3. Y. Liu, Q. Li, J. Zhang, W. Sun, S. Gao, J. K. Shang.
PdO loaded TiO2 hollow sphere composite
photocatalyst with a high photocatalytic disinfection
efficiency on bacteria, Chemical Engineering Journal,
249, 63-71 (2014).
4. M. F. Ehsan, T. He. In situ synthesis of ZnO/ZnTe
common cation heterostructure and its visible-light
photocatalytic reduction of CO2 into CH4, Applied
Catalysis B: Environmental, 166-167, 345-352
(2015).
5. M. Li, L. Zhang, M. Wu, Y. Du, X. Fan, M. Wang, L.
Zhang, Q. Kong, J. Shin. Mesostructured CeO2/g-C3N4
nanocomposites: Remarkably enhanced photocatalytic
activity for CO2 reduction by mutual component
activations, Nano Energy, 19, 145-155 (2016).
6. X. Sun, C. Li, L. Ruan, Z. Peng, J. Zhang, J. Zhao, Y.
Li. Ce-doped SiO2@TiO2 nanocomposite as an
effective visible light photocatalyst, Journal of Alloys
and Compounds, 585, 800-804 (2014).
7. X. Hu, Q. Zhu, X. Wang, N. Kawazoe, Y. Yang.
Nonmetal - metal - semiconductor - promoted
P/Ag/Ag2O/Ag3PO4/TiO2 photocatalyst with superior
photocatalytic activity and stability, Journal of
Materials Chemistry A, 3, 17858-17865 (2015).
8. R. Jaiswal, J. Bharambe, N. Patel, A. Dashora, D.C.
Kothari, A. Miotello. Copper and Nitrogen co-doped
TiO2 photocatalyst with enhanced optical absorption
and catalytic activity, Applied Catalysis B:
Environmental, 168-169, 333-341 (2015).
9. R. Jaiswal, N. Patel, D.C. Kothari, A. Miotello.
Improved visible light photocatalytic activity of TiO2
co-doped with Vanadium and Nitrogen, Applied
Catalysis B: Environmental, 126, 47-54 (2012).
10. T. Liu, B. Liu, J. Wang, L. Yang, X. Ma, H. Li, Y.
Zhang, S. Yin, T. Sato,T. Sekino, and Y. Wang. Smart
window coating based on F-TiO2-
KxWO3 nanocomposites with heat shielding,
ultraviolet isolating, hydrophilic and photocatalytic
performance, Sci. Rep., 6, 27373-27382 (2016).
11. T. Ohno, M. Akiyoshi, T. Umebayashi, K. Asai, T.
Mitsui, and M. Matsumura. Preparation of S-doped
TiO2 photocatalysts and their photocatalytic activities
under visible light, Applied Catalysis A, 1(265), 115-
121 (2004).
12. T. Tachikawa, S. Tojo, K. Kawai, Masayuki
Endo, Mamoru Fujitsuka, Teruhisa Ohno, Kazumoto
Nishijima, Zenta Miyamoto and Tetsuro Majima.
Photocatalytic oxidation reactivity of holes in the
sulphur-and carbon-doped TiO2 powders studied by
time-resolved diffuse reflectance spectroscopy, Journal
of Physical Chemistry B, 50(108), 19299-19306
(2004).
13. H. Park and W. Choi. Effects of TiO2 surface
fluorination on photocatalytic reactions and
photoelectrochemical behaviors, Journal of Physical
Chemistry B, 13(108), 4086-4093 (2004).
Liên hệ: Nguyễn Thị Diệu Cẩm
Trường Đại học Quy Nhơn
Số 170, An Dương Vương, Thành phố Quy Nhơn, Bình Định
E-mail: nguyenthidieucam@qnu.edu.vn; Điện thoại: 0983222831.
76
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9755_36347_1_sm_3831_2085669.pdf