Tổng hợp vật liệu hấp phụ fe3o4/sio2 dùng để xử lý cr(VI) trong nước thải - Bùi Thu Hà

Đã nghiên cứu tổng hợp được vật liệu hấp phụ MFSi trên cơ sở Fe3O4/SiO2 bằng phương pháp đơn giản nhiệt phân muối Fe(NO3)3 trên chất mang SiO2. Chất mang SiO2 có cấu trúc mao quản trung bình tổng hợp được từ nguồn silic là thủy tinh lỏng rẻ tiền, sẵn có ở Việt Nam. Kết quả khảo sát sự hấp phụ Cr(VI) có nồng độ 100 mg/L bằng vật liệu MFSi theo liều hấp phụ 3 g MFSi/L ở pH thấp cho thấy có thể xử lý được 80% Cr(VI) trong thời gian 45 phút. Với hiệu quả xử lý cao và thời gian hấp phụ ngắn như vậy, vật liệu hấp phụ MFSi có khả năng ứng dụng để xử lý nhanh Cr(VI) trong nước thải, đặc biệt là nước thải của quá trình xi mạ ở pH thấp.

pdf7 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp vật liệu hấp phụ fe3o4/sio2 dùng để xử lý cr(VI) trong nước thải - Bùi Thu Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Đức Thảo, Trương Thị Diệu Hiền 42 software with an internet based alert and presentation model, Proceedings of International Society for Environmental Information Sciences, 2007. 7. Chunhui Li - Integrated water resources and water environment management in Zhangweinan Canal Subbasin, China, Proceedings of International Society for Environmental Information Sciences, 2007. 8. Tao Song, Kye Hyun Kim - A study of developing GIS-based water quality management system of rural area, Proceedings of ACRS, 2006. 9. Chia-Hui Shih, Chieh-Cheng Yen, Da-Ko Cheng, Ming-Fong Yu, Wei-Chieh Teng, Chih-Chun Lai, Shi-An Feng - Taipei hot spring Web geographic information system, Proceedings of ACRS, 2007. 9. Amiri, A. R. - A GIS-based air pollution modeling in Tehran, Proceedings of International Society for Environmental Information Sciences, 2007. 10. Chol Young Lee, Kye Hyun Kim - GIS based estimation of water pollution for adopting TMDL in urban area, Proceedings of ACRS, 2006. 11. Wanyi Cheng, Lienyao Lee - Application of Web-GIS for display and integration of water quality information, Proceedings of International Society for Environmental Information Sciences, 2007. 12. Sathaporn Monprapussorn - The application of geographic information system and multi criteria decision analysis: Toward hazardous waste transport sustainability, Proceedings of International Society for Environmental Information Sciences, 2007. ABSTRACT BUILDING SOFTWARE INTEGRATING WEB-GEOGRAPHIC INFORMATION SYSTEMS, COMPATIBLE FOR THE ENVIROMENTAL MANAGEMENT IN QUANG NGAI Tran Duc Thao*, Truong Thi Dieu Hien Ho Chi Minh City University of Food Industry *Email: thaodt@cntp.edu.vn Merging between informatics and environmental management is recently a world wide trend. Informatics has been facilitating environmental management and exhibits enomous potentials to environmental related policies. In this study, we has built up software for the administration of natural resources and environment database in Quang Ngai, a province in the Middle of Viet Nam, named ENVIMQNg (ENVironmental Information Management Software for Quang Ngai). ENVIMQNg provides the crucial information of environment to the project managers, researchers, organizations and the legal offices at provincial and national levels. ENVIMQNg plays the role of management tool to share the environmental information and concurrently helps to raise the people’s awareness of environmental protection. Remarkably, ENVIMQNg is integrated with Web-GIS technology to display maps with environmental information and longitude/latitude data, helps to remote access and is more visual for users. Application of ENVIMQng opens a promising direction for environmental management suitable for the situation of Quang Ngai Province. Keywords: Environmental management, ENVIM, Web-GIS, Quang Ngai, database, environmental monitoring. Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm 12 (1) (2017) 43-49 TỔNG HỢP VẬT LIỆU HẤP PHỤ Fe3O4/SiO2 DÙNG ĐỂ XỬ LÝ Cr(VI) TRONG NƯỚC THẢI Bùi Thu Hà*, Hồ Tấn Thành Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM *Email: habt@cntp.edu.vn Ngày nhận bài: 15/4/2017; Ngày chấp nhận đăng: 25/10/2017 TÓM TẮT Cr(VI) là một trong những kim loại nặng có trong nước thải gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến sức khỏe con người cần được xử lý triệt để. Để xử lý Cr(VI) trong nước thải, ngoài phương pháp kết tủa thường dùng thì phương pháp hấp phụ có nhiều tính ưu việt hơn. Vật liệu hấp phụ Fe3O4/SiO2 được tổng hợp bằng phương pháp nhiệt phân muối Fe(NO3)3 trong dung môi C2H5OH CH3COOH và chất mang mao quản trung bình SiO2 có, khả năng hấp phụ tốt Cr(VI) trong nước thải ở pH thấp khoảng 2,5. Từ khóa: Hấp phụ, Cr(VI), Fe3O4/SiO2, sắt oxit, xử lý nước thải. 1. MỞ ĐẦU Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta, sự phát triển hàng loạt các ngành công nghiệp đã kéo theo những vấn đề tác động đến môi trường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Do đó, cần phải có những nghiên cứu sâu rộng để ngăn chặn, xử lý các chất thải độc hại để giảm thiểu những tác động đó. Một trong những nguồn ô nhiễm tác động trực tiếp đến sức khỏe con người là các kim loại nặng, đặc biệt là crom trong nước thải từ các ngành sản xuất như luyện kim, khai thác mỏ, sản xuất thuốc nhuộm, xi măng, gạch chịu lửa, thủy tinh, sản xuất pháo diêm, thuốc nổ, nhà máy hạt nhân và nhiều nhất là của ngành xi mạ. Trong nước thải, crom tồn tại hai dạng Cr(III) và Cr(VI). Cr(VI) là chất rất độc, có thể xâm nhập vào cơ thể con người theo đường hô hấp, ăn uống hay tiếp xúc với da. Cr(VI) có thể gây kích ứng da, có nhiều tác hại đến gan, thận, phổi, có thể gây đột biến gen và dẫn đến ung thư [1, 2]. Theo tiêu chuẩn Việt Nam QCVN 40:2011 về nước thải công nghiệp, hàm lượng Cr(VI) cho phép trong nước thải là 0,05 mg/L. Có nhiều phương pháp xử lý Cr(VI) như oxi hóa - khử, kết tủa, điện hóa, trao đổi ion, hấp phụ Thông thường hay sử dụng phương pháp kết tủa để tách Cr(VI) khỏi nước thải bằng cách khử Cr(VI) thành Cr(III) rồi tạo kết tủa Cr(OH)3 và lọc kết tủa ra khỏi nước thải. Ngày nay, phương pháp hấp phụ Cr(VI) cho thấy có nhiều ưu điểm hơn phương pháp kết tủa vì kỹ thuật đơn giản, có khả năng làm sạch sâu hơn, hấp phụ trực tiếp được Cr(VI) dưới dạng các oxyanion Cr2O72 và có khả năng tái sinh vật liệu hấp phụ dễ dàng [1, 2]. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu tổng hợp vật liệu hấp phụ trên nền oxit sắt từ và oxit silic bằng cách nhiệt phân hỗn hợp muối Fe(NO3)3 trên chất mang mao quản trung bình SiO2. Vật liệu chế tạo được có thành phần chính là các oxit sắt (Fe2O3, Fe3O4) trên chất mang SiO2 và được ứng dụng để xử lý Cr(VI) trong nước thải. 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu - Chất hoạt động bề mặt BRIJ-56 (C16H33(OCH2CH2)10OH) của hãng Merck. 43 Bùi Thu Hà, Hồ Tấn Thành 44 - Thủy tinh lỏng (27% SiO2, 11% NaOH) của Nhà máy hóa chất Biên Hòa. - Fe(NO3)3.9H2O (98%), C2H5OH (95%), CH3COOH (99%), H2SO4 (98%), K2Cr2O7 (98%), Fe(NH4)2(SO4)2.6H2O (98%) của Trung Quốc. 2.2. Phương pháp 2.2.1. Tổng hợp chất mang mao quản trung bình SiO2 Vật liệu mao quản trung bình (MQTB) SiO2 được tổng hợp bằng phương pháp sol-gel với chất tạo cấu trúc là chất hoạt động bề mặt không ion BRIJ-56 (C16H33(OCH2CH2)10OH) theo quy trình của tác giả La Vũ Thùy Linh [3]. Hòa tan 10,5 g BRIJ-56 trong 250 mL nước cất ở 40 oC và khuấy đều bằng máy khuấy từ cho đến khi tan hoàn toàn tạo dung dịch trong suốt. Cho tiếp 22,5 g thủy tinh lỏng vào dung dịch trên và khuấy mạnh trong 2 giờ. Thêm 17 mL axit H2SO4 98% để chỉnh pH đến khoảng 1, tiếp tục khuấy hỗn hợp trong 10 giờ. Già hóa dung dịch thu được ở 80 oC trong 24 giờ. Sau già hóa, sản phẩm được lọc và rửa sạch bằng nước cất đến khi pH bằng 7. Mẫu được sấy ở 100 oC trong khoảng 24 giờ và nung ở 600 oC. Sản phẩm vật liệu MQTB SiO2 được xác định bằng phương pháp nhiễu xạ Rơnghen XRD và đo diện tích bề mặt bằng phương pháp BET. 2.2.2. Tổng hợp vật liệu hấp phụ Fe3O4/SiO2 Vật liệu Fe3O4/SiO2 (MFSi) được tổng hợp dựa trên quy trình của tác giả Hong R.Y. et al [4]. Nghiền đều hỗn hợp muối Fe(NO3)3.9H2O, MQTB SiO2 , C2H5OH và CH3COOH theo tỉ lệ mol (1,54):7:34:34 trong khoảng 3 giờ. Sau đó, hỗn hợp được cô quay chân không để bay hơi hết các dung môi. Nung hỗn hợp chất rắn thu được ở nhiệt độ từ 400 oC đến 700 oC trong 1 giờ. Vật liệu hấp phụ Fe3O4/SiO2 được xác định thành phần bằng phương phương nhiễu xạ Rơnghen XRD, phổ hồng ngoại IR và khảo sát khả năng hấp phụ Cr(VI) ở pH khoảng 2,5. 2.2.3. Hấp phụ Cr(VI) trong dung dịch bằng Fe3O4/SiO2 2.2.3.1. Quy trình hấp phụ Quá trình hấp phụ Cr(VI) được khảo sát ở điều kiện tĩnh, quy trình như sau: Pha dung dịch Cr(VI) có nồng độ Co = 100 mg/L, thêm axit H2SO4 để đạt pH khoảng 2,5. Cho 0,09 g chất hấp phụ Fe3O4/SiO2 (MFSi) vào 30 mL dung dịch trên (liều hấp phụ bằng 3 g MFSi/L). Lắc đều bình chứa dung dịch rồi để yên trong khoảng thời gian (15  120) phút, sau đó lọc để thu dung dịch sau hấp phụ. Dựa vào nồng độ Cr(VI) trong dung dịch trước hấp phụ Co (mg/L) và sau hấp phụ Cs (mg/L), xác định độ hấp phụ Cr(VI) lên chất hấp phụ rắn: A = o s (C C ).V m  Trong đó: A (mg/g) – độ hấp phụ Cr(VI) lên chất hấp phụ rắn V (L) – thể tích dung dịch hấp phụ m (g) – khối lượng chất hấp phụ 2.2.3.2. Phương pháp xác định nồng độ dung dịch Cr(VI) K2Cr2O7 là hợp chất Cr(VI) được khảo sát sự hấp phụ. Dung dịch K2Cr2O7 được chuẩn độ bằng muối morh Fe2+ (Fe(NH4)2(SO4)2.6H2O) với chất chỉ thị DPh 0,1%. Quy trình như sau: Bùi Thu Hà, Hồ Tấn Thành 44 - Thủy tinh lỏng (27% SiO2, 11% NaOH) của Nhà máy hóa chất Biên Hòa. - Fe(NO3)3.9H2O (98%), C2H5OH (95%), CH3COOH (99%), H2SO4 (98%), K2Cr2O7 (98%), Fe(NH4)2(SO4)2.6H2O (98%) của Trung Quốc. 2.2. Phương pháp 2.2.1. Tổng hợp chất mang mao quản trung bình SiO2 Vật liệu mao quản trung bình (MQTB) SiO2 được tổng hợp bằng phương pháp sol-gel với chất tạo cấu trúc là chất hoạt động bề mặt không ion BRIJ-56 (C16H33(OCH2CH2)10OH) theo quy trình của tác giả La Vũ Thùy Linh [3]. Hòa tan 10,5 g BRIJ-56 trong 250 mL nước cất ở 40 oC và khuấy đều bằng máy khuấy từ cho đến khi tan hoàn toàn tạo dung dịch trong suốt. Cho tiếp 22,5 g thủy tinh lỏng vào dung dịch trên và khuấy mạnh trong 2 giờ. Thêm 17 mL axit H2SO4 98% để chỉnh pH đến khoảng 1, tiếp tục khuấy hỗn hợp trong 10 giờ. Già hóa dung dịch thu được ở 80 oC trong 24 giờ. Sau già hóa, sản phẩm được lọc và rửa sạch bằng nước cất đến khi pH bằng 7. Mẫu được sấy ở 100 oC trong khoảng 24 giờ và nung ở 600 oC. Sản phẩm vật liệu MQTB SiO2 được xác định bằng phương pháp nhiễu xạ Rơnghen XRD và đo diện tích bề mặt bằng phương pháp BET. 2.2.2. Tổng hợp vật liệu hấp phụ Fe3O4/SiO2 Vật liệu Fe3O4/SiO2 (MFSi) được tổng hợp dựa trên quy trình của tác giả Hong R.Y. et al [4]. Nghiền đều hỗn hợp muối Fe(NO3)3.9H2O, MQTB SiO2 , C2H5OH và CH3COOH theo tỉ lệ mol (1,54):7:34:34 trong khoảng 3 giờ. Sau đó, hỗn hợp được cô quay chân không để bay hơi hết các dung môi. Nung hỗn hợp chất rắn thu được ở nhiệt độ từ 400 oC đến 700 oC trong 1 giờ. Vật liệu hấp phụ Fe3O4/SiO2 được xác định thành phần bằng phương phương nhiễu xạ Rơnghen XRD, phổ hồng ngoại IR và khảo sát khả năng hấp phụ Cr(VI) ở pH khoảng 2,5. 2.2.3. Hấp phụ Cr(VI) trong dung dịch bằng Fe3O4/SiO2 2.2.3.1. Quy trình hấp phụ Quá trình hấp phụ Cr(VI) được khảo sát ở điều kiện tĩnh, quy trình như sau: Pha dung dịch Cr(VI) có nồng độ Co = 100 mg/L, thêm axit H2SO4 để đạt pH khoảng 2,5. Cho 0,09 g chất hấp phụ Fe3O4/SiO2 (MFSi) vào 30 mL dung dịch trên (liều hấp phụ bằng 3 g MFSi/L). Lắc đều bình chứa dung dịch rồi để yên trong khoảng thời gian (15  120) phút, sau đó lọc để thu dung dịch sau hấp phụ. Dựa vào nồng độ Cr(VI) trong dung dịch trước hấp phụ Co (mg/L) và sau hấp phụ Cs (mg/L), xác định độ hấp phụ Cr(VI) lên chất hấp phụ rắn: A = o s (C C ).V m  Trong đó: A (mg/g) – độ hấp phụ Cr(VI) lên chất hấp phụ rắn V (L) – thể tích dung dịch hấp phụ m (g) – khối lượng chất hấp phụ 2.2.3.2. Phương pháp xác định nồng độ dung dịch Cr(VI) K2Cr2O7 là hợp chất Cr(VI) được khảo sát sự hấp phụ. Dung dịch K2Cr2O7 được chuẩn độ bằng muối morh Fe2+ (Fe(NH4)2(SO4)2.6H2O) với chất chỉ thị DPh 0,1%. Quy trình như sau: Tổng hợp vật liệu hấp phụ Fe3O4/SiO2 dùng để xử lý Cr(VI) trong nước thải 45 Hút 10 mL dung dịch K2Cr2O7 cho vào erlen. Thêm 1,0 mL H3PO4 đặc và 10 mL dung dịch HCl (1:2). Thêm (3 - 4) giọt chỉ thị màu DPh 0,1%, pha loãng bằng nước cất đến gần 30 mL. Nhỏ từng giọt dung dịch muối morh Fe2+ đến khi dung dịch mất màu tím chàm. 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Kết quả đo nhiễu xạ XRD của vật liệu SiO2 Phổ XRD của vật liệu SiO2 được tổng hợp theo qui trình trên có một pic ở góc nhiễu xạ thấp 2  2o, đây là pic đặc trưng cho vật liệu mao quản trung bình [3, 5]. Điều này cho thấy vật liệu SiO2 thu được là loại vật liệu có cấu trúc mao quản trung bình. Diện tích bề mặt của vật liệu này khá lớn khoảng (800  900) m2/g và có đường kính mao quản trung bình khoảng 37 Å. Hình 1. Phổ XRD của vật liệu MQTB SiO2 3.2. Kết quả đo phổ của vật liệu MFSi Vật liệu oxit sắt/SiO2 (MFSi) sau nung có màu nâu đỏ, thành phần hóa học của vật liệu MFSi được xác định bằng phương pháp XRD và IR. Dựa vào phổ XRD (Hình 2), thành phần của vật liệu MFSi được xác định gồm chủ yếu là các oxit Fe3O4 và một phần -Fe2O3 trên nền chất mang SiO2. Hình 2. Phổ XRD của vật liệu MFSi Bùi Thu Hà, Hồ Tấn Thành 46 Hình 3. Phổ IR của vật liệu MFSi Trong phổ IR của vật liệu MFSi (Hình 3) có các pic (10811084) cm1, 802 cm1 và 470 cm1 tương ứng với dao động của các nhóm Si-O-Si, pic ở khoảng 570 cm1 ứng với dao động của nhóm Fe-O-Si đặc trưng cho vật liệu oxit sắt/SiO2 [3-5]. (a) (b) Hình 4. Ảnh SEM của vật liệu MQTB SiO2 (a) và vật liệu MFSi (b) 3.3. Khảo sát ảnh hưởng điều kiện tổng hợp vật liệu MFSi đến khả năng hấp phụ Cr(VI) Các mẫu vật liệu MFSi trong nghiên cứu này được tổng hợp ở các điều kiện khác nhau về tỉ lệ mol Fe(NO3)3:SiO2 và nhiệt độ nung. Mỗi mẫu được xác định khả năng hấp phụ Cr(VI) trong dung dịch Cr(VI) có nồng độ ban đầu 100 mg/L; ở pH 2,5; liều hấp phụ 3 g MFSi/L. Kết quả khảo sát về tỉ lệ mol Fe(NO3)3:SiO2 được trình bày trong Bảng 1, kết quả khảo sát nhiệt độ nung được trình bày trong Bảng 2. Bảng 1. Khảo sát ảnh hưởng tỷ lệ mol Fe(NO3)3:SiO2 đến khả năng hấp phụ Cr(VI) STT Tỉ lệ mol Fe(NO3)3:SiO2 Thời gian hấp phụ (phút) Nồng độ đầu Co (mg/L) Nồng độ sau Cs (mg/L) Độ hấp phụ A (mg/g) 1 1,5:7 15 100 66,3 11,23 2 3:7 15 100 43,1 18,96 3 4:7 15 100 48,7 17,10 Mẫu tổng hợp có tỉ lệ Fe(NO3)3:SiO2 bằng 3:7 cho thấy có khả năng hấp phụ Cr(VI) tốt nhất. Tỉ lệ giữa hai nguyên liệu Fe(NO3)3 và SiO2 sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành và phân tán các tâm hấp phụ của vật liệu. Số lượng tâm hấp phụ lớn thì vật liệu có khả năng hấp phụ D:\KETQUA10\TDT\041910\LINH.0 1' SOLID 2010/04/19 34 76 .8 1 16 46 .1 9 10 82 .2 4 96 9. 04 80 6. 13 58 6. 66 46 3. 31 500100015002000250030003500 Wavenumber cm-1 20 30 40 50 60 70 80 90 10 0 Tr an sm itt an ce [% ] Page 1/1 Bùi Thu Hà, Hồ Tấn Thành 46 Hình 3. Phổ IR của vật liệu MFSi Trong phổ IR của vật liệu MFSi (Hình 3) có các pic (10811084) cm1, 802 cm1 và 470 cm1 tương ứng với dao động của các nhóm Si-O-Si, pic ở khoảng 570 cm1 ứng với dao động của nhóm Fe-O-Si đặc trưng cho vật liệu oxit sắt/SiO2 [3-5]. (a) (b) Hình 4. Ảnh SEM của vật liệu MQTB SiO2 (a) và vật liệu MFSi (b) 3.3. Khảo sát ảnh hưởng điều kiện tổng hợp vật liệu MFSi đến khả năng hấp phụ Cr(VI) Các mẫu vật liệu MFSi trong nghiên cứu này được tổng hợp ở các điều kiện khác nhau về tỉ lệ mol Fe(NO3)3:SiO2 và nhiệt độ nung. Mỗi mẫu được xác định khả năng hấp phụ Cr(VI) trong dung dịch Cr(VI) có nồng độ ban đầu 100 mg/L; ở pH 2,5; liều hấp phụ 3 g MFSi/L. Kết quả khảo sát về tỉ lệ mol Fe(NO3)3:SiO2 được trình bày trong Bảng 1, kết quả khảo sát nhiệt độ nung được trình bày trong Bảng 2. Bảng 1. Khảo sát ảnh hưởng tỉ lệ mol Fe(NO3)3:SiO2 đến khả năng hấp phụ Cr(VI) STT Tỉ lệ mol Fe(NO3)3:SiO2 Thời gian hấp phụ (phút) Nồng độ đầu Co (mg/L) Nồng độ sau Cs (mg/L) Độ hấp phụ A (mg/g) 1 1,5:7 15 100 66,3 11,23 2 3:7 15 100 43,1 18,96 3 4:7 15 100 48,7 17,10 Mẫu tổng hợp có tỉ lệ Fe(NO3)3:SiO2 bằng 3:7 cho thấy có khả năng hấp phụ Cr(VI) tốt nhất. Tỉ lệ giữa hai nguyên liệu Fe(NO3)3 và SiO2 sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành và phân tán các tâm hấp phụ của vật liệu. Số lượng tâm hấp phụ lớn thì vật liệu có khả năng hấp phụ D:\KETQUA10\TDT\041910\LINH.0 1' SOLID 2010/04/19 34 76 .8 1 16 46 .1 9 10 82 .2 4 96 9. 04 80 6. 13 58 6. 66 46 3. 31 500100015002000250030003500 Wavenumber cm-1 20 30 40 50 60 70 80 90 10 0 Tr an sm itt an ce [% ] Page 1/1 Tổng hợp vật liệu hấp phụ Fe3O4/SiO2 dùng để xử lý Cr(VI) trong nước thải 47 mạnh. Tuy nhiên, khi tăng tỉ lệ muối sắt lên cao ở mẫu có tỉ lệ 4:7 thì làm giảm sự phân tán các tâm hấp phụ trên chất mang nên giảm hoạt tính hấp phụ. Kết quả khảo sát trong Bảng 2 cho thấy vật liệu MFSi có khả năng hấp phụ Cr(VI) tốt nhất được nung ở nhiệt độ 400 oC và khi nhiệt độ nung cao hơn 400 oC thì độ hấp phụ Cr(VI) giảm. Trong quá trình nung, xảy ra các phản ứng nhiệt phân Fe(NO3)3 tạo thành dạng -Fe2O3 và phản ứng khử -Fe2O3 tạo thành Fe3O4 là các oxit có từ tính mạnh và có hoạt tính hấp phụ Cr(VI) cao [1,2]. Khi tăng nhiệt độ nung thì có sự chuyển pha của -Fe2O3 thành - Fe2O3 bền vững nên vật liệu sẽ bị giảm hoạt tính hấp phụ [4, 6]. Bảng 2. Khảo sát ảnh hưởng nhiệt độ nung đến khả năng hấp phụ Cr(VI) STT Nhiệt độ nung (oC) Thời gian hấp phụ (phút) Nồng độ đầu Co (mg/L) Nồng độ sau Cs (mg/L) Độ hấp phụ A (mg/g) 1 300 30 100 51,23 16,25 2 400 30 100 35,05 21,65 3 500 30 100 55,34 14,88 4 600 30 100 72,79 9,07 5 700 30 100 75,49 8,17 Bảng 3 và Hình 5 trình bày kết quả khảo sát thời gian hấp phụ Cr(VI) trong dung dịch bằng chất hấp phụ MFSi tổng hợp có tỉ lệ Fe(NO3)3:SiO2 = 3:7 và được nung ở 400 oC. Quá trình hấp phụ Cr(VI) đạt cân bằng khá nhanh sau khoảng 45 phút với hiệu suất hấp phụ đạt khoảng 80%. Hiệu suất này tương đương với kết quả của nghiên cứu [1], nhưng thời gian hấp phụ Cr(VI) đạt cân bằng của vật liệu MFSi dài hơn. Tuy nhiên, so với các chất hấp phụ khác thì thời gian đạt cân bằng hấp phụ này đã giảm đi rất nhiều, cụ thể là hấp phụ Cr(VI) trên than bùn thì đạt cân bằng sau 6 giờ [1, 7], trên than hoạt tính là khoảng (10 - 50) giờ [1, 8]. Bảng 3. Khảo sát thời gian hấp phụ Cr(VI) trong dung dịch STT Thời gian hấp phụ (phút) Nồng độ đầu Co (mg/L) Nồng độ sau Cs (mg/L) Độ hấp phụ A (mg/g) 1 15 100 62,10 12,63 2 30 100 35,05 21,65 3 45 100 21,57 26,14 4 60 100 21,09 26,30 5 120 100 21,00 26,33 Hình 5. Khảo sát độ hấp phụ Cr(VI) của MFSi theo thời gian 0 5 10 15 20 25 30 0 50 100 150 A (m g/ g) Thời gian (phút) Bùi Thu Hà, Hồ Tấn Thành 48 4. KẾT LUẬN Đã nghiên cứu tổng hợp được vật liệu hấp phụ MFSi trên cơ sở Fe3O4/SiO2 bằng phương pháp đơn giản nhiệt phân muối Fe(NO3)3 trên chất mang SiO2. Chất mang SiO2 có cấu trúc mao quản trung bình tổng hợp được từ nguồn silic là thủy tinh lỏng rẻ tiền, sẵn có ở Việt Nam. Kết quả khảo sát sự hấp phụ Cr(VI) có nồng độ 100 mg/L bằng vật liệu MFSi theo liều hấp phụ 3 g MFSi/L ở pH thấp cho thấy có thể xử lý được 80% Cr(VI) trong thời gian 45 phút. Với hiệu quả xử lý cao và thời gian hấp phụ ngắn như vậy, vật liệu hấp phụ MFSi có khả năng ứng dụng để xử lý nhanh Cr(VI) trong nước thải, đặc biệt là nước thải của quá trình xi mạ ở pH thấp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Jing Hu, Guohua Chen, Irene M.C.Lo - Removal and recovery of Cr(VI) from wastewater by maghemite nanoparticles, Water Research 39 (2005), 4528-4536. 2. Nassira Ferroudj, Jimmy Nzimoto, Anne Davidson, Delphine Talbot, Emmanuel Briot, et al. - Maghemite nanoparticles and maghemite/silica nanocomposite microspheres as magnetic Fenton catalysts for the removal of water pollutants, Applied Catalysis B: Environmental 136-137 (2013) 9-18. 3. La Vũ Thùy Linh - Tổng hợp và nghiên cứu các đặc trưng của vật liệu Mesoporous silic, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, TP. Hồ Chí Minh, 2008. 4. Hong R. Y., Fu H. P., Di g.Q., Zheng Y., Wei D. G. - Facile route to γ-Fe2O3/SiO2 nanocomposite used as a precursor of magnetic fluid, Materials Chemistry and Physics 108 (2008) 132-141. 5. C. Naccache - Vật liệu rắn mao quản nhỏ và mao quản trung bình, Lớp học xúc tác lần 3 ở Việt Nam, Chương trình hợp tác Pháp Việt trong lĩnh vực xúc tác dị thể, 1999, tr. 42-59. 6. Yassine El Mendili, Jean-François Bardeau, Nirina Randrianantoandro, Jean-Marc Greneche & Fabien Grasset - Structural behavior of laser-irradiated γ-Fe2O3 nanocrystals dispersed in porous silica matrix: γ-Fe2O3 to α-Fe2O3 phase transition and formation of ε- Fe2O3, Science and Technology of Advanced Materials 17 (2016) 597-609, Website: 7. Brown, P.A., Gill, S.A., Allen, S.J. - Metal removal from wastewater using peat, Water Research 34 (2000) 3907-3916. 8. Lalvani, S.B., Hubener, A., Wiltowski, T.S. - Chromium adsorption by lignin, Energy Sources 22 (2000) 45-56. Bùi Thu Hà, Hồ Tấn Thành 48 4. KẾT LUẬN Đã nghiên cứu tổng hợp được vật liệu hấp phụ MFSi trên cơ sở Fe3O4/SiO2 bằng phương pháp đơn giản nhiệt phân muối Fe(NO3)3 trên chất mang SiO2. Chất mang SiO2 có cấu trúc mao quản trung bình tổng hợp được từ nguồn silic là thủy tinh lỏng rẻ tiền, sẵn có ở Việt Nam. Kết quả khảo sát sự hấp phụ Cr(VI) có nồng độ 100 mg/L bằng vật liệu MFSi theo liều hấp phụ 3 g MFSi/L ở pH thấp cho thấy có thể xử lý được 80% Cr(VI) trong thời gian 45 phút. Với hiệu quả xử lý cao và thời gian hấp phụ ngắn như vậy, vật liệu hấp phụ MFSi có khả năng ứng dụng để xử lý nhanh Cr(VI) trong nước thải, đặc biệt là nước thải của quá trình xi mạ ở pH thấp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Jing Hu, Guohua Chen, Irene M.C.Lo - Removal and recovery of Cr(VI) from wastewater by maghemite nanoparticles, Water Research 39 (2005), 4528-4536. 2. Nassira Ferroudj, Jimmy Nzimoto, Anne Davidson, Delphine Talbot, Emmanuel Briot, et al. - Maghemite nanoparticles and maghemite/silica nanocomposite microspheres as magnetic Fenton catalysts for the removal of water pollutants, Applied Catalysis B: Environmental 136-137 (2013) 9-18. 3. La Vũ Thùy Linh - Tổng hợp và nghiên cứu các đặc trưng của vật liệu Mesoporous silic, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, TP. Hồ Chí Minh, 2008. 4. Hong R. Y., Fu H. P., Di g.Q., Zheng Y., Wei D. G. - Facile route to γ-Fe2O3/SiO2 nanocomposite used as a precursor of magnetic fluid, Materials Chemistry and Physics 108 (2008) 132-141. 5. C. Naccache - Vật liệu rắn mao quản nhỏ và mao quản trung bình, Lớp học xúc tác lần 3 ở Việt Nam, Chương trình hợp tác Pháp Việt trong lĩnh vực xúc tác dị thể, 1999, tr. 42-59. 6. Yassine El Mendili, Jean-François Bardeau, Nirina Randrianantoandro, Jean-Marc Greneche & Fabien Grasset - Structural behavior of laser-irradiated γ-Fe2O3 nanocrystals dispersed in porous silica matrix: γ-Fe2O3 to α-Fe2O3 phase transition and formation of ε- Fe2O3, Science and Technology of Advanced Materials 17 (2016) 597-609, Website: 7. Brown, P.A., Gill, S.A., Allen, S.J. - Metal removal from wastewater using peat, Water Research 34 (2000) 3907-3916. 8. Lalvani, S.B., Hubener, A., Wiltowski, T.S. - Chromium adsorption by lignin, Energy Sources 22 (2000) 45-56. Tổng hợp vật liệu hấp phụ Fe3O4/SiO2 dùng để xử lý Cr(VI) trong nước thải 49 ABSTRACT SYNTHESIS OF Fe3O4/SiO2 ADSORBENT FOR REMOVAL OF Cr(VI) IN WASTEWATER Bui Thu Ha*, Ho Tan Thanh Ho Chi Minh City University of Food Industry *Email: habt@cntp.edu.vn Cr(VI) is one of the heavy metal ions in wastewater affecting human health, so it should be treated thoroughly. Besides the usual precipitation method, the adsorption method has many advantages for removal of Cr(VI). In this study, adsorbent Fe3O4/SiO2 was synthesized by pyrolysizing Fe(NO3)3 in solvents C2H5OH, CH3COOH and mesopore support SiO2. It can adsorp Cr(VI) in wastewater efficiently at low pH around 2.5. Keywords: Adsorption, Cr(VI), chromium, Fe3O4/SiO2, iron oxide, water treatment.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_12_43_49_0025_2070815.pdf
Tài liệu liên quan