Hoạt tính xúc tác điện hoá của vật liệu Zr-AzBDC được
khảo sát trên cơ sở so sánh đường cong CV của vật liệu
trong môi trường điện ly K2CO3 0,5M bão hoà khí trơ N2 và
bão hào khí CO
2 (hình 5). Trong môi trường bão hoà khí N2,
đường CV đặc trưng bởi hai vùng thế, vùng I với thế âm hơn
-1,2 V đặc trưng cho phản ứng khử H+ thành H2 và vùng II
có mật độ dòng gần như bằng 0 đặc trưng cho quá trình tích
điện lớp kép. Trong môi trường bão hoà khí CO2, đặc trưng
CV trong vùng I có xu hướng không thay đổi ngoại trừ mật
độ dòng khử tăng mạnh hơn (tăng gần 2,5 lần ở thế -1,6 V),
có thể nhận thấy trong vùng II xuất hiện mũi khử rộng trong
vùng thế -0,5 V đến -1,2 V (dòng khử cực đại đạt 5 mA/cm2)
đặc trưng cho phản ứng khử của CO2 (hình 5). So sánh với
môi trường bão hoà N2 cho thấy quá thế khử CO2 là -0,5 V
so với điện cực so sánh Ag/AgCl (hay -0,3 V so với điện cực
hydrogen tiêu chuẩn - SHE) cho phép dự đoán sản phẩm là
HCOOH (phản ứng CO2 + 2H+ + 2e = HCOOH có thế khử
-0,25 V/SHE theo tính toán lý thuyết từ các tham số nhiệt
động học [14])
4 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp vật liệu khung hữu cơ kim loại Zr-AzBDC và khảo sát hoạt tính xúc tác điện hoá cho phản ứng khử CO2 trong dung dịch nước - Lê Viết Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4660(8) 8.2018
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
Đặt vấn đề
Carbon dioxide (CO
2
) là thủ phạm chính gây biến đổi
khí hậu với tổng lượng phát thải toàn cầu năm 2014 là 36,2
tỷ tấn [1] Ngày nay, cùng với các nỗ lực cắt giảm phát thải
khí CO
2
thông qua thoả thuận và cam kết của các chính phủ
(cắt giảm 50% vào năm 2050 và 100% vào năm 2100 theo
Hội nghị COP22, Paris - Pháp năm 2015) [2], việc phát triển
các vật liệu có khả năng bắt giữ, cố định và/hoặc chuyển
hoá khí CO
2
thành nguyên - nhiên liệu có ích là giải pháp
hàng đầu thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa
học trên thế giới [3]. Có nhiều giải pháp đã được đề xuất
bao gồm bắt giữ/lưu trữ CO
2
trong các vật liệu xốp, lưu giữ
dưới lòng đất, cố định lên các hợp chất hữu cơ hoặc chuyển
hoá thành các dạng nhiên liệu. Trong đó, chuyển hoá CO
2
thành nhiên liệu vừa giúp cắt giảm phát thải, vừa tạo ra sản
phẩm có giá trị kinh tế được quan tâm hơn cả. Hiện nay, việc
chuyển hoá khí CO
2
có thể thực hiện bằng phương pháp khử
hoá học, quang xúc tác và xúc tác điện hoá [4-6]. Trong đó,
xúc tác điện hoá có nhiều ưu thế vượt trội như dễ kiểm soát
và dễ áp dụng ở quy mô công nghiệp, ít phát thải và có thể
tận dụng năng lượng tái tạo từ mặt trời, gió nhằm giảm thiểu
phát thải CO
2
[4]. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp khử
điện hoá vẫn còn nhiều thách thức liên quan đến hoạt tính
khử của vật liệu và độ chọn lọc sản phẩm tạo thành. Theo
đó, phản ứng khử CO
2
đòi hỏi thế khử lớn và cơ chế khử
phức tạp [4, 6].
Sản phẩm phản ứng khử điện hoá CO
2
có thể diễn ra
ở các quá thế khác nhau tạo ra các sản phẩm khác nhau,
chủ yếu gồm CO, HCOOH/HCOO-, H
2
C
2
O
4
/C
2
O
4
2-, CH
2
O,
CH
3
OH, CH
4
, CH
2
CH
2
, CH
3
CH
2
OH tuỳ thuộc vật liệu, môi
trường, thế áp đặt và số điện tử trao đổi. Có nhiều vật liệu
đã được nghiên cứu khảo sát hoạt tính xúc tác điện hoá cho
phản ứng khử CO
2
, gồm kim loại chuyển tiếp và oxit kim
loại chuyển tiếp, kim loại quý, kim loại kiềm và kiềm thổ,
polymer dẫn [4, 6].
Gần đây, MOFs (Metal-organic frameworks) - vật liệu
xốp trên cơ sở tâm kim loại (cluster) và cầu nối hữu cơ
(linker) với độ xốp cao, linh hoạt trong thiết kế và tổng hợp
đã được phát triển cho nhiều ứng dụng khác nhau như hấp
phụ, lưu trữ và phân tách khí và xúc tác. Nhiều nghiên cứu
cho thấy, một số vật liệu MOFs cấu trúc từ các muối kim
loại Zr, Cr có độ bền môi trường cao và có hoạt tính xúc tác
tốt đối với phản ứng khử CO
2
trong môi trường nước [7-10].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày kết quả tổng
hợp/phân tích cấu trúc vật liệu MOF từ muối kim loại Zr
và cầu nối hữu cơ là azobenzene-4,4’-dicarboxylic acid
(AzBDC) và khảo sát hoạt tính xúc tác của của vật liệu đối
với phản ứng khử CO
2
trong dung dịch điện ly K
2
CO
3
.
Tổng hợp vật liệu khung hữu cơ kim loại
Zr-AzBDC và khảo sát hoạt tính xúc tác điện hoá
cho phản ứng khử CO2 trong dung dịch nước
Lê Viết Hải1*, Nguyễn Thị Trúc Quyên1, Cổ Thanh Thiện1, Trần Văn Mẫn1,2
1Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
2Phòng thí nghiệm Hoá lý ứng dụng (APC-Lab), Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài 2/4/2018; ngày chuyển phản biện 6/4/2018; ngày nhận phản biện 4/5/2018; ngày chấp nhận đăng 10/5/2018
Tóm tắt:
Vật liệu khung hữu cơ kim loại Zr-AzBDC được tổng hợp từ muối kim loại Zr(IV) và cầu nối hữu cơ là acid
azobenzene-4,4’-dicarboxylic (AzBDC) bằng phương pháp nhiệt - dung môi. Cấu trúc và tính chất quang của vật
liệu Zr-AzBDC được khảo sát bằng phương pháp nhiễu xạ tia X và UV-Vis. Độ xốp của Zr-AzBDC được khảo sát và
phân tích bằng phương pháp đo hấp phụ khí N2 ở 77K. Hoạt tính xúc tác điện hoá của vật liệu được khảo sát bằng
phương pháp quét thế vòng tuần hoàn trong dung dịch K2CO3 0,5M (pH 11,5). Kết quả nhận được cho thấy vật liệu
Zr-AzBDC có hoạt tính xúc tác tốt đối với phản ứng khử CO2.
Từ khóa: khử CO2, vật liệu khung hữu cơ kim loại, vật liệu xốp, xúc tác điện hoá.
Chỉ số phân loại: 2.5
*Tác giả liên hệ: Email: lvhai@hcmus.edu.vn
4760(8) 8.2018
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
Hoá chất và phương pháp
Hoá chất
4-nitrobenzoic acid, glucose monohydrate được cung cấp
bởi Công ty Merck Chemical, zirconium(IV) oxychloride
octahydrate (ZrOCl
2
·8H
2
O), potassium carbonate, sodium
hydroxide, N,N-dimethylformamide (DMF), sodium
sulfate, acetic acid, hydrochloric acid và dichloromethane
(DCM) được cung cấp bởi Công ty Sigma Aldrich.
Phương pháp tổng hợp
Tổng hợp linker AzBDC: linker AzBDC được tổng hợp
theo quy trình như sau [11]: hoà tan 10,0 g 4-nitrobenzoic
acid vào 200 ml nước cất sử dụng bình cầu ba cổ có gắn hệ
thống hoàn lưu và gia nhiệt khuấy từ làm bình phản ứng.
Gia nhiệt bình phản ứng lên 80oC và thêm dung dịch 33,5
g NaOH hoà tan trong 20 ml nước cất đã chuẩn bị trước
đó vào hỗn hợp trên. Tiếp theo, cho từ từ dung dịch 61,5
g D-glucose hoà tan trong 120 ml nước nóng đã chuẩn bị
trước đó vào bình phản ứng trong điều kiện khuấy trộn ở
nhiệt độ trên (80oC) và duy trì phản ứng trong 3 giờ. Kết
thúc phản ứng, để hỗn hợp phản ứng nguội tự nhiên về nhiệt
độ phòng và acid hoá bằng HCl đậm đặc đến pH 1, làm lạnh
bằng nước đá và lọc lấy kết tủa rắn, làm sạch sản phẩm bằng
cách rửa nhiều lần với nước, sấy khô chân không ở 60oC thu
được sản phẩm màu vàng, hiệu suất 75%. Kết quả phân tích
1H-NMR và so sánh với kết quả công bố cho thấy đã tổng
hợp thành công linker AzBDC (hình 1).
Hình 1. Phổ 1H NMR của linker AzBDC δH (DMSO-d6, 500
MHz), 8,00 (d, 4H), 8,15 (d, 4H).
Tổng hợp vật liệu Zr-AzBDC: vật liệu Zr-AzBDC được
tổng hợp bằng phương pháp nhiệt dung môi theo quy trình
sau [11]: hoà tan 129 mg muối ZrOCl
2
·8H
2
O và 108 mg
linker AzBDC vào 4 ml hỗn hợp DMF/acetic acid (v/v =
4,0/1,2), cho hỗn hợp trên vào bình phản ứng bằng thuỷ tinh
10 ml có nắp đậy và gia nhiệt ở 120oC trong 36 giờ trong
điều kiện tĩnh. Kết thúc phản ứng, để hỗn hợp phản ứng
nguội về nhiệt độ phòng, tiến hành rửa/ngâm sản phẩm với
dung môi DMF (ba ngày, ba lần mỗi ngày với 10 ml dung
môi) và trao đổi với dung môi DCM (ba ngày, ba lần mỗi
ngày với 10 ml dung môi). Sản phẩm rắn thu được sau khi
trao đổi dung môi được để khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng
và hoạt hoá ở 120oC, áp suất thấp trong 12 giờ thu được vật
liệu Zr-AzBDC. Sản phẩm được phân tích cấu trúc, độ xốp
và tính chất quang trước khi kiểm tra hoạt tính xúc tác bằng
phương pháp điện hoá.
Phân tích cấu trúc và hoạt tính xúc tác điện hoá
Phân tích cấu trúc: vật liệu Zr-AzBDC được phân tích
cấu trúc tinh thể bằng phương pháp nhiễu xạ tia X dạng bột
(PXRD) sử dụng thiết bị Bruker D8 advance nguồn phát xạ
Cu Kα (λ = 1,54178 Å), đặc tính hấp thu quang được phân
tích trên thiết bị JASCO V-670 UV-Vis spectrophotometer,
độ xốp được phân tích bằng thiết bị Autosorb iQ
Synthesis of Zr-AzBDC
metal-organic framework
and its electrocatalytic activity
for CO2 reduction in water solution
Viet Hai Le1*, Thi Truc Quyen Nguyen1,
Thanh Thien Co1, Van Man Tran1,2
1VNUHCM-University of Science
2Applied Physical Chemistry Laboratory, VNUHCM-University of
Science
Received 2 April 2018; accepted 10 May 2018
Abstract:
Zr-AzBDC was synthesized from Zr(IV) salt and
azobenzene-4,4’-dicarboxylic acid (AzBDC) linker by
solvent-thermal method. The structure and optical
properties of Zr-AzBDC were studied by Powder
X-Ray Diffraction (PXRD) and UV-Vis spectroscopy
methods. The porosity of Zr-AzBDC was evaluated by
N2 adsorption isotherm measurement/analysis at 77K.
Its electro-catalytic properties was examined by typical
electrochemical methods in 0.5 M K2CO3 (pH 11.5)
aqueous solution. The results showed that the Zr-AzBDC
have a great potential to be applied in electrocatalytic
CO2 reduction.
Keywords: CO2 reduction, electrocatalytic, metal-
organic frameworks, porous materials.
Classification number: 2.5
4860(8) 8.2018
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
(Quantachrome) sử dụng khí N
2
có độ tinh khiết 99,999%.
Hoạt tính xúc tác điện hoá: hoạt tính xúc tác của vật
liệu đối với phản ứng khử CO
2
được phân tích bằng phương
pháp quét thế vòng tuần hoàn (Cyclic voltammetry - CV)
sử dụng thiết bị AUTOLAB kết nối phần mềm NOVA (Eco
Chemie, Netherlands). Tế bào điện hoá là hệ ba điện cực
gồm điện cực làm việc làm từ thuỷ tinh dẫn điện FTO (dày
2,2 mm điện trở 7 ohm/sq, Solaronix), điện cực so sánh Ag/
AgCl, điện cực đối là lưới Pt. Vật liệu Zr-AzBDC được phủ
lên đế thuỷ tinh dẫn FTO theo quy trình như sau: phân tán
5,0 mg Zr-AzBDC vào 2 ml isopropanol trong bể siêu âm
(15 phút), lấy 10 µl huyền phù trên nhỏ lên mặt dẫn của tấm
FTO (1 cm × 5 cm) với diện tích màng phủ là 1,0 cm2, sấy
mẫu ở 120oC trong 1 giờ để loại bỏ dung môi trước khi đi
điện hoá. Dung dịch điện ly là K
2
CO
3
0,5M (pH 11,5), phép
đo được thực hiện trong điều kiện bão hoà khí N
2
(99,999%)
hoặc CO
2
(99,999%).
Kết quả và bàn luận
Phân tích cấu trúc của vật liệu Zr-AzBDC
Kết quả phân tích PXRD của vật liệu Zr-AzBDC được
trình bày ở hình 2. Vật liệu tổng hợp được có màu vàng nhạt
đặc trưng cho màu sắc của linker AzBDC, giản đồ PXRD
xuất hiện mũi ở vùng 2θ dưới 10 với cường độ mạnh đặc
trưng cho vật liệu MOFs. Kết quả phân tích PXRD nhận
được cũng cho thấy các mũi chính ở góc 2θ 5,1o; 8,5o và 9,8o
đặc trưng cho vật liệu Zr-AzBDC (hình 2) [11].
Hình 2. Giản đồ PXRD của vật liệu Zr-AzBDC.
Ngoài ra, để chứng minh sự hiện diện của linker AzBDC
trong vật liệu Zr-AzBDC, chúng tôi phân tích đặc tính
hấp thu quang của vật liệu Zr-AzBDC so sánh với linker
AzBDC. Kết quả được trình bày trên hình 3. Có thể thấy,
đặc trưng hấp thu của vật liệu Zr-AzBDC giống của linker
AzBDC với mũi hấp thu ở 350 nm và 450 nm đặc trưng cho
các mức chuyển π-π* và n-π* của linker AzBDC [12]. Điều
này cho phép khẳng định có sự hiện diện của linker AzBDC
trong thành phần của vật liệu Zr-AzBDC (hình 3). Ngoài ra,
với đặc trưng hấp thu trong vùng ánh sáng khả kiến, vật liệu
Zr-AzBDC rất có triển vọng cho các ứng dụng làm vật liệu
quang xúc tác trong vùng ánh sáng khả kiến [13].
Hình 3. Phổ hấp thu UV-Vis của vật liệu Zr-AzBDC so sánh với
linker AzBDC.
Độ xốp là tham số đặc trưng quan trọng của vật liệu xốp
và là ưu điểm của vật liệu MOFs trong các định hướng ứng
dụng làm chất xúc tác dị thể. Theo đó, bề mặt riêng lớn của
vật liệu MOFs mang lại hiệu quả xúc tác cao hơn những vật
liệu thông thường (không có độ xốp, hoặc độ xốp thấp).
Hình 4. Đường hấp phụ - giải hấp khí N2 của vật liệu Zr-AzBDC
đo ở 77K.
Ngoài ra, thành phần linker và tâm kim loại có ảnh
hưởng quan trọng đối với hoạt tính xúc tác và độ chọn lọc
của vật liệu. Đối với vật liệu Zr-AzBDC, tâm kim loại Zr có
cấu trúc Zr
6
O
4
(OH)
4
(CO
2
)
12
khá bền trong môi trường nước,
4960(8) 8.2018
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
linker mang nhóm azo có ái lực tốt với các phân tử CO
2
, hứa
hẹn khả năng xúc tác tốt cho phản ứng khử CO
2
. Kết quả
phân tích độ xốp của vật liệu Zr-AzBDC được trình bày trên
hình 4. Kết quả phân tích theo mô hình hấp phụ BET cho kết
quả độ xốp 909 m2/g.
Hoạt tính xúc tác điện hoá cho phản ứng khử CO
2
Hoạt tính xúc tác điện hoá của vật liệu Zr-AzBDC được
khảo sát trên cơ sở so sánh đường cong CV của vật liệu
trong môi trường điện ly K
2
CO
3
0,5M bão hoà khí trơ N
2
và
bão hào khí CO
2
(hình 5). Trong môi trường bão hoà khí N
2
,
đường CV đặc trưng bởi hai vùng thế, vùng I với thế âm hơn
-1,2 V đặc trưng cho phản ứng khử H+ thành H
2
và vùng II
có mật độ dòng gần như bằng 0 đặc trưng cho quá trình tích
điện lớp kép. Trong môi trường bão hoà khí CO
2
, đặc trưng
CV trong vùng I có xu hướng không thay đổi ngoại trừ mật
độ dòng khử tăng mạnh hơn (tăng gần 2,5 lần ở thế -1,6 V),
có thể nhận thấy trong vùng II xuất hiện mũi khử rộng trong
vùng thế -0,5 V đến -1,2 V (dòng khử cực đại đạt 5 mA/cm2)
đặc trưng cho phản ứng khử của CO
2
(hình 5). So sánh với
môi trường bão hoà N
2
cho thấy quá thế khử CO
2
là -0,5 V
so với điện cực so sánh Ag/AgCl (hay -0,3 V so với điện cực
hydrogen tiêu chuẩn - SHE) cho phép dự đoán sản phẩm là
HCOOH (phản ứng CO
2
+ 2H+ + 2e = HCOOH có thế khử
-0,25 V/SHE theo tính toán lý thuyết từ các tham số nhiệt
động học [14]).
Hình 5. Đường CV của vật liệu Zr-AzBDC phủ trên đế FTO trong
môi trường K2CO3 0,5M (pH 11,5) bão hoà khí N2 và CO2, tốc độ
quét thế 100 mV/s.
Kết luận
Vật liệu MOF Zr-AzBDC tổng hợp từ muối kim loại Zr
và linker azobenzene AzBDC có hoạt tính xúc tác tốt cho
phản ứng khử CO
2
trong môi trường kiềm (pH 11,5) với quá
thế khử -0,3 V/SHE tương ứng vùng thế khử của CO
2
thành
HCOOH. Kết quả nhận được cho thấy vật liệu Zr-AzBDC
có triển vọng ứng dụng làm vật liệu xúc tác điện hoá cho
phản ứng khử CO
2
.
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh trong khuôn khổ Đề tài mã số B2014-50-01; hỗ
trợ phân tích kết quả từ Trung tâm Nghiên cứu vật liệu cấu
trúc nano và phân tử (INOMAR) và Phòng thí nghiệm Hoá
lý ứng dụng (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh). Các tác
giả xin trân trọng cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] https://data.worldbank.org/indicator/EN.ATM.CO2E.KT.
[2]
[3] D.P. Schrag (2007), “Preparing to Capture Carbon”, Science,
315, pp.812-813.
[4] J. Qiao, Y. Liu, F. Hong, and J. Zhang (2014), “A review of
catalysts for the electroreduction of carbon dioxide to produce low-
carbon fuels”, Chem. Soc. Rev., 43, pp.631-675.
[5] K. Li, B. Peng, and T. Peng (2016), “Recent Advances in
Heterogeneous Photocatalytic CO
2
Conversion to Solar Fuels”, ACS
Catal., 6, pp.7485-7527.
[6] J. Kou, C. Lu, J. Wang, Y. Chen, Z. Xu, and R.S. Varma
(2017), “Selectivity Enhancement in Heterogeneous Photocatalytic
Transformations”, Chem. Rev., 117, pp.1445-1514.
[7] N. Kornienko, Y. Zhao, C.S. Kley, C. Zhu, D. Kim, S. Lin, C.J.
Chang, O.M. Yaghi and P. Yang (2015), “Metal-Organic Frameworks
for Electrocatalytic Reduction of Carbon Dioxide”, J. Am. Chem. Soc.,
137, pp.14129-14135.
[8] K.M. Choi, D. Kim, B. Rungtaweevoranit, C.A. Trickett, J.T.
Deniz Barmanbek, A.S. Alshammari, P. Yang, and O.M. Yaghi (2017),
“Plasmon-Enhanced Photocatalytic CO
2
Conversion within Metal-
Organic Frameworks under Visible Light”, J. Am. Chem. Soc., 139,
pp.356-362.
[9] J.L. Wang, C. Wang and W. Lin (2012), “Metal-Organic
Frameworks for Light Harvesting and Photocatalysis”, ACS Catal., 2,
pp.2630-2640.
[10] L. Zeng, X. Guo, C. He and C. Duan (2016), “Metal-Organic
Frameworks: Versatile Materials for Heterogeneous Photocatalysis”,
ACS Catal., 6, pp.7935-7947.
[11] L.T.M. Hoang, L.H. Ngo, H.L. Nguyen, H.T.H. Nguyen, C.K.
Nguyen, B.T. Nguyen, Q.T. Ton, H.K.D. Nguyen, K.E. Cordova, and T.
Truong (2015), “An azobenzene-containing metal-organic framework
as an efficient heterogeneous catalyst for direct amidation of benzoic
acids: synthesis of bioactive compounds”, Chem. Commun., 51,
pp.17132-17135.
[12] Z. Wang, L. Heinke, J. Jelic, M. Cakici, M. Dommaschk, R.J.
Maurer, H. Oberhofer, S. Grosjean, R. Herges, S. Bräse, K. Reuter, and
C. Wöll (2015), “Photoswitching in nanoporous, crystalline solids: an
experimental and theoretical study for azobenzene linkers incorporated
in MOFs”, Phys. Chem. Chem. Phys., 17, pp.14582-14587.
[13] Y. Fu, D. Sun, Y. Chen, R. Huang, Z. Ding, X. Fu, and Z. Li
(2012), “An Amine-Functionalized Titanium Metal-Organic Framework
Photocatalyst with Visible-Light-Induced Activity for CO
2
Reduction”,
Angew. Chem. Int. Ed., 51, pp.3364-3367.
[14] A.J. Bard, R. Parsons and J. Jordan (1985), Standard potentials
in aqueous solutions, CRC press.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36855_118544_1_pb_9293_2098544.pdf