Như vậy, bước đầu nhóm nghiên cứu của TS Elza
Bontempi đã thành công trong việc tạo ra vật liệu lai
ghép bền vững có thể hấp phụ hiệu quả methylene
xanh cũng như lưu giữ bụi khói thải của động cơ diesel.
Việc tận dụng những nguồn nguyên liệu phế thải và
rẻ tiền trong quá trình tổng hợp vật liệu đã cho phép
nhóm nghiên cứu đạt được mục tiêu kép: Vừa giảm
thiểu sản phẩm phụ độc hại của các quá trình công
nghiệp nặng, vừa tạo ra giải pháp mới cho vấn đề xử lý
chất thải bảo vệ môi trường
4 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 862 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp vật liệu lai ghép từ sản phẩm phụ trong công nghiệp để xử lý môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
58
Soá 7 naêm 2018
KH&CN nước ngoài
Xử lý chất thải bằng phương pháp hấp phụ
Ước tính mỗi năm, thế giới phải đón nhận hàng
triệu tấn phẩm nhuộm và các hợp chất hữu cơ bị thải
ra môi trường từ nhiều lĩnh vực công nghiệp khác
nhau. Vấn đề gây đau đầu đối với các nhà khoa học
là trong số những chất thải trên, có không ít các hợp
chất rất độc hại và nguy hiểm đối với con người, là
tác nhân gây ung thư, đột biến gen, tạo quái thai...
[1]. Chính vì vậy, trong suốt thập kỷ vừa qua, nhiều
nỗ lực nghiên cứu đã được triển khai nhằm tìm ra
các phương pháp xử lý nước thải, đặc biệt đối với
các nguồn nước thải độc hại chứa phẩm nhuộm hữu
cơ. Những phương pháp này bao gồm kỹ thuật sử
dụng màng lọc trao đổi ion, kỹ thuật keo tụ, vi sinh,
phân hủy enzim, hấp phụ và oxy hóa nâng cao. Tất
cả những phương pháp đó đều đạt được một số
thành công nhất định, trong đó hấp phụ được xem
là giải pháp hứa hẹn nhất nhờ vào tính đơn giản, dễ
thực hiện, dễ dàng điều chỉnh điều kiện, không bị
đầu độc như xúc tác, đồng thời có khả năng loại thải
chất độc hiệu quả.
Trong số các chất hấp phụ được sử dụng hiện
tại, than hoạt tính là vật liệu được ưa chuộng nhất.
Nayak và Pal đã chứng minh than hoạt tính (hình 1)
có thể hấp phụ rất tốt phẩm nhuộm công nghiệp,
kim loại nặng và các chất độc hữu cơ [2]. Tuy nhiên,
quá trình sản xuất than hoạt tính từ các nguồn
nguyên liệu thiên nhiên vẫn còn đắt tiền [3], khó tái
chế cũng như khó xử lý khi than hoạt tính đã ở cuối
vòng đời sản phẩm [4]. Do đó, không ít nhà khoa
học hy vọng có thể tìm ra một vật liệu hấp phụ mới
thay thế than hoạt tính trong tương lai.
Hình 1. Than hoạt tính ứng dụng trong xử lý chất thải.
Chế tạo vật liệu hấp phụ từ chất thải
Gần đây, một số nghiên cứu đã đề nghị sử dụng
sản phẩm phụ của các quy trình công nghiệp, vốn
thường xuyên gây ra rất nhiều khó khăn trong việc
thải bỏ (xét trên phương diện hàm lượng và mức độ
độc hại) để chế tạo vật liệu hấp phụ hoặc chất mang
hoạt tính. Cụ thể, Wong và các cộng sự đã tổng hợp
thành công than hoạt tính từ vỏ cọ nhằm ứng dụng
vào việc loại bỏ phẩm nhuộm methylene xanh [5].
Ngoài ra, Da Silva cũng đã sử dụng than hoạt tính
điều chế từ vỏ đậu phộng để làm chất mang cho
xúc tác Fe2O3 trong quá trình oxy hóa phẩm nhuộm
methylene xanh [6]. Việc tái sử dụng những sản
phẩm bỏ đi một cách thông minh như trên có thể
đem đến đồng thời 4 lợi ích: (1) giảm thiểu hàm
lượng sản phẩm phụ, (2) chuyển đổi chất thải độc
hại tiềm tàng thành vật liệu an toàn, (3) phát triển vật
liệu hấp phụ hiệu quả với giá thành thấp và (4) kiểm
soát tình trạng ô nhiễm với giá thành phải chăng.
TỔNG HỢP VẬT LIỆU LAI GHÉP
TỪ SẢN PHẨM PHỤ TRONG CÔNG NGHIỆP ĐỂ XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG
Tận dụng sản phẩm phụ từ các quy trình sản xuất công nghiệp đang là xu thế mới trong chế tạo các
vật liệu xử lý môi trường, vừa hiệu quả vừa có tính kinh tế. Trong xu thế đó, tiến sĩ Elza Bontempi
và các cộng sự thuộc Phòng thí nghiệm Công nghệ hóa học (Khoa Kỹ thuật công nghiệp, Đại học
Brescia, Italia) đã đề nghị sử dụng muội silica, một sản phẩm phụ của quá trình gia công hợp kim
ferrosilicon, kết hợp với sodium alginate, polysaccharide rẻ tiền có sẵn trong tự nhiên để tổng hợp
trực tiếp một loại vật liệu xốp lai ghép mới. Vật liệu này không chỉ có giá thành thấp mà đặc biệt còn
có khả năng hấp phụ hiệu quả phẩm nhuộm hữu cơ và lưu giữ khói thải động cơ xe hơi.
59
Soá 7 naêm 2018
KH&CN nước ngoài
Xuất phát từ những lợi ích trên, TS Elza Bontempi
và các cộng sự thuộc Phòng thí nghiệm Công nghệ
hóa học (Khoa Kỹ thuật công nghiệp, Đại học
Brescia, Italia) đã nghiên cứu kết hợp sodium alginate
(polysaccharide tự nhiên, phong phú và không đắt
tiền) với muội silica vô định hình (hình 2, sản phẩm phụ
bắt nguồn từ quy trình gia công hợp kim ferrosilicon) để
tổng hợp trực tiếp một loại vật liệu xốp lai ghép mới với
chi phí thấp có khả năng hấp phụ và loại bỏ các chất
thải hữu cơ một cách hiệu quả [7].
Hình 2. Muội than silica vô định hình.
Sodium alginate (hình 3) vốn là polysaccharide
tự nhiên có thể chiết xuất dễ dàng từ các loài tảo và
rong biển khác nhau [8]. Nhờ vào hàng loạt đặc tính
hấp dẫn, bao gồm khả năng gel hóa, hình thành màng
mỏng, làm bền nhũ tương, tương thích sinh học, không
độc hại và có hàm lượng phong phú, sodium alginate
đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như
làm vật liệu chữa lành vết thương [9], các hệ thống
vận chuyển thuốc và thay thế xương [10], phụ gia thực
phẩm [11], chất hấp phụ ceramic cho các phẩm nhuộm
ion [12]... Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của
alginate là tính chất kết dính (dạng keo), cho phép vật
liệu này hình thành các loại gel không tan khi có sự
hiện diện của các ion hóa trị 2 như calcium [13]. Ngoài
ra, acid alginic cũng là polysaccharide duy nhất chứa
các nhóm carboxyl trong mỗi dư lượng thành phần [8].
Hình 3. Chuỗi polysaccharide của phân tử alginate.
Tuy nhiên, độ bền cơ học của những vật liệu alginate
vốn phụ thuộc vào độ bền liên kết giữa các chuỗi phân
tử alginate, thường rất thấp, khiến cho vật liệu thành
phẩm có thể dễ dàng bị bẻ gãy bằng tay [14]. Một số
giải pháp đã được đề nghị cho vấn đề này, chẳng hạn
như phương pháp khâu mạng [15], phối trộn với vật
liệu ái nước [16] hoặc thêm thành phần hạt nano gia
cường như trong vật liệu composite [17]. Vì vậy trong
những năm vừa qua, hướng nghiên cứu phát triển vật
liệu composite kết hợp alginate (mềm dẻo, linh hoạt)
với cốt vô cơ (cứng chắc, bền hóa học) nhằm gia tăng
tính chất cơ lý của vật liệu đã thu hút rất nhiều sự chú ý
của giới khoa học [18]. Silica chính là một trong những
vật liệu gia cường được sử dụng nhiều nhất trong tổng
hợp composite nền alginate [19]. Thật vậy, việc phân
bố silica vào nền alginate được Pannier nhận thấy giúp
tăng cường rất hữu hiệu tính chất cơ lý và độ bền hóa
học cho vật liệu [20], từ đó vật liệu mới này có thể được
ứng dụng trong y sinh, xúc tác sinh học, phân tách sinh
học và đầu dò sinh học. Chính vì vậy, trong nghiên cứu
của mình, TS Elza Bontempi hy vọng có thể tạo ra loại
vật liệu lai ghép mới không chỉ hấp phụ hiệu quả các
chất hữu cơ độc hại mà còn có tính chất cơ lý bền chắc,
phù hợp cho những ứng dụng trong thực tế.
Tổng hợp vật liệu lai ghép silica-alginate
Để tổng hợp loại vật liệu xốp lai ghép mới từ các
nguồn nguyên liệu phế thải, nhóm nghiên cứu của TS
Elza Bontempi đã thu muội silica từ khu công nghiệp
Metalleghe, Brescia. Muội silica hay còn gọi là khói
silica, vốn chứa các hạt microsilica ở cấu trúc vô định
hình, thường được thải ra dưới dạng khói bay cực mịn
tại các khu vực sản xuất hợp kim ferrosilicon. Sau đó,
nhóm nghiên cứu bắt đầu tổng hợp bùn silica theo quy
trình của Brandes [21]. Đầu tiên, 0,6 g sodium alginate
được hòa tan vào 25 ml nước khử ion ở nhiệt độ phòng.
Tiếp theo, 1 g Ca(IO3)2 đóng vai trò là tiền chất khâu
mạng được cho vào trong dung dịch alginate, khuấy
đều để hình thành một hệ gel ổn định. Ngay sau đó,
17,88 g muội silica (tương ứng với 72% khối lượng của
sản phẩm) được phân tán trong hệ gel và cuối cùng 5 g
NaHCO3 được bổ sung vào, hình thành hỗn hợp phối
trộn hoàn chỉnh.
Hỗn hợp bùn này sẽ được đổ vào khuôn và làm ấm
trên bếp đun khoảng 70-80oC trong vòng 1 giờ. Ở nhiệt
độ này, độ tan của Ca(IO3 )2 sẽ tăng nhanh, tạo ra nhiều
ion Ca2+ giúp đẩy mạnh tốc độ gel hóa sodium alginate
và đóng rắn vật liệu. Đồng thời, NaHCO3 cũng bị nhiệt
phân, sinh khí CO2 thoát ra khỏi hỗn hợp, nhờ vậy tạo
được nhiều cấu trúc lỗ xốp cho vật liệu thành phẩm.
Cuối cùng, để loại bỏ các thành phần tác chất chưa
phản ứng, mẫu được rửa nhiều lần với nước khử ion và
phơi khô ở điều kiện nhiệt độ phòng (hình 4A).
60
Soá 7 naêm 2018
KH&CN nước ngoài
Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy hỗn hợp bùn
trước khi đổ khuôn và gia nhiệt ở 70-80oC hoàn toàn có
thể được đưa vào các thiết bị đùn (hình 4B) hoặc in 3D
(hình 4C) để tạo ra nhiều vật liệu thành phẩm có hình
dạng phong phú.
a b cA B C
Hình 4. Mẫu vật liệu lai ghép silica-alginate sau khi xử lý
nhiệt và rửa nước (A), được tạo hình bằng phương pháp đùn
(B) hoặc bằng kỹ thuật in 3D (C).
Đặc tính của vật liệu lai ghép silica-alginate
Sau khi tổng hợp, mẫu vật liệu lai ghép được tiến
hành phân tích cấu trúc tinh thể bằng kỹ thuật nhiễu
xạ tia X (XRD). Hình 5 cho thấy một vùng đường nền
nhô cao trong khoảng 15-30oC xuất hiện trong cả ba
mẫu (mẫu muội silica, mẫu vật liệu lai ghép trước khi
rửa nước và sau khi rửa nước) chứng tỏ mức độ tinh
thể hóa rất thấp của vật liệu. Mẫu trước khi rửa có vài
mũi tín hiệu trùng với pha NaIO3. Pha tinh thể này có
thể được hình thành từ phản ứng trao đổi giữa sodium
alginate và các ion iodate trong dung dịch. Vì vậy, sau
khi rửa nước, các mũi tín hiệu này đều biến mất. Ngoài
ra các mũi ở 30,3 và 31,4oC được định danh cho pha
cristobalite chỉ xuất hiện trong cả ba mẫu với cường độ
thấp. Những kết quả XRD này cho thấy vật liệu xốp lai
ghép mới có cấu trúc vô định hình, phù hợp với quá
trình gia nhiệt ở nhiệt độ thấp (70-80oC) vốn không đủ
cho quá trình thiêu kết và kết tinh mà chỉ đủ để kích
thích quá trình đóng rắn.
Mẫu sau khi rửa
Mẫu trước khi rửa
Muội silica
2θ (o)
C
ư
ờ
ng
đ
ộ
(s
ố
lầ
n
đế
m
/g
iâ
y) Pha NaIO3
Pha crisobalite
Cấu trúc vô định hình của các mẫu còn được khẳng
định thông qua ảnh kính hiển vi điện tử quét. Hình 6A
và 6B cho thấy bề mặt của mẫu trước khi rửa nước và
sau khi rửa nước đều có hình dạng như tấm bọt biển,
với vô vàn các lỗ xốp micro và macro. Tuy nhiên phần
lớn lỗ xốp trên bề mặt của mẫu trước khi rửa nước bị
chiếm chỗ bởi các tinh thể hình kim dài. Những tinh thể
này có thể chính là NaIO3, sản phẩm được hình thành
trong phản ứng giữa sodium alginate và Ca(IO3)2. Nhờ
khả năng tan vào nước tốt, sau khi mẫu vật liệu lai
ghép được rửa với nước khử ion, các tinh thể này không
còn xuất hiện trên bề mặt vật liệu. Ngoài ra phổ tán xạ
phân tán tia X cũng cho thấy hàm lượng nguyên tố Si
trong mẫu sau khi rửa nước chiếm đến 48,88%, chứng
tỏ nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc tạo ra vật
liệu lai ghép giữa muội silica và alginate với cấu trúc
bền vững.
a bA B
Hình 6. Ảnh kính hiển vi điện tử quét của mẫu vật liệu lai
ghép silica-alginate trước (A) và sau (B) rửa nước.
Theo TS Elza Bontempi, khi muội silica được đưa
vào trong hỗn hợp dung dịch alginate, bề mặt các hạt
silica vốn có nhiều nhóm silanol sẽ bị thủy phân, tạo
ra các nhóm Si-O– trên bề mặt và các ion H+ trong
dung dịch. Khi đó ion Ca2+ đã được đưa vào hỗn hợp
trước đó sẽ phản ứng với nhóm Si-O– để tạo thành
Si-O-Ca+. Nhóm chức mới hình thành này sẽ lôi kéo
các ion âm alginate, từ đó tạo thành cầu nối bền vững
giữa các hạt silica và các mạch polysaccharide của
alginate (hình 7).
Hình 5. giản đồ nhiễu xạ tia x của các mẫu muội silica, vật
liệu lai ghép silica-alginate trước và sau khi rửa nước.
Hình 7. Sơ đồ liên kết giữa bề mặt silica và các chuỗi alginate
trong vật liệu lai ghép.
61
Soá 7 naêm 2018
KH&CN nước ngoài
Nhờ cấu trúc vô định hình với các lỗ xốp đến từ sự
kết hợp giữa muội silica và alginate, vật liệu lai ghép
mới này có thể hấp phụ rất hiệu quả phẩm nhuộm hữu
cơ. Thật vậy, thử nghiệm với dung dịch phẩm nhuộm
xanh methylene (nồng độ 200 g/l), nhóm nghiên cứu
nhận thấy khi đạt cân bằng hấp phụ, vật liệu lai ghép
silica-alginate có thể xử lý được hơn 95% methylene
xanh. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành khảo
sát khả năng xử lý của vật liệu này đối với khói thải
động cơ diesel của xe hơi. Sau 15 phút hấp phụ khói
thải động cơ diesel, bề mặt của vật liệu silica-alginate bị
thay đổi rõ rệt, với rất nhiều muội than bám lên, chứng
tỏ khả năng thu giữ bụi khói thải hiệu quả (hình 8).
a bA B
Hình 8. Bề mặt của khối vật liệu xốp lai ghép trước (A) và sau
(B) khi lưu giữ khói thải từ động cơ diesel.
Như vậy, bước đầu nhóm nghiên cứu của TS Elza
Bontempi đã thành công trong việc tạo ra vật liệu lai
ghép bền vững có thể hấp phụ hiệu quả methylene
xanh cũng như lưu giữ bụi khói thải của động cơ diesel.
Việc tận dụng những nguồn nguyên liệu phế thải và
rẻ tiền trong quá trình tổng hợp vật liệu đã cho phép
nhóm nghiên cứu đạt được mục tiêu kép: Vừa giảm
thiểu sản phẩm phụ độc hại của các quá trình công
nghiệp nặng, vừa tạo ra giải pháp mới cho vấn đề xử lý
chất thải bảo vệ môi trường ?
Lê Tiến Khoa (tổng hợp)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Y. Feng, Y. Liu, L. Xue, H. Sun, Z. Guo, Y. Zhang (2017),
“Carboxylic acid functionalized sesame straw: a sustainable cost-
effective bioadsorbent with superior dye adsorption capacity”,
Bioresour. Technol., 238, pp.675-683.
[2] A.K. Nayak, A. Pal (2017), “Green and efficient biosorptive
removal of methylene blue by Abelmoschus esculentus seed: process
optimization and multi-variate modeling”, J. Environ. Manage., 200,
pp.145-159.
[3] D.C. Tsang, W. Hu, M.Y. Lui, W. Zang, K.C.K. Lai, I.M.C.
Lo (2007), “Activated carbon produced from waste wood pallets:
adsorption of three classes of dyes”, Water Air Soil Pollut., 184, pp.141-
155.
[4] S.D. Gisi, G. Lofrano, M. Grassi, M. Notarnicola (2016),
“Characteristics and adsorption capacities of low-cost sorbents for
wastewater treatment: a review”, Sustain. Mater. Technol., 9, pp.10-40.
[5] K.T. Wong, N.C. Eu, S. Ibrahim, H. Kim, Y. Yoon, M. Jang (2016),
“Recyclable magnetite-loaded palm shell-waste based activated carbon
for the effective removal of methylene blue from aqueous solution”, J.
Clean Prod., 115, pp.337-342.
[6] L.A.D. Silva, S.M.S Borges, P.N. Paulino, M.A. Fraga, S.T. de
Oliva, S.G. Marchetti (2017), “Methylene blue oxidation over iron oxide
supported on activated carbon derived from peanut hulls”, Catalysis
Today, 289, pp.237-248.
[7] A. Zanoletti, I. Vassura, E. Venturini, M. Monai, T. Montini, S.
Federici, A. Zacco, L. Treccani, E. Bontempi (2018), “A new porous
hybrid material derived from silica fume and alginate for sustainable
pollutants reduction”, Front Chem., 6, pp.1-13.
[8] A. Ikeda, A. Takemura, H. Ono (2000), “Preparation of low-
molecular weight alginic acid by acid hydrolysis”, Carbohydr. Polym.,
42, pp.421-425.
[9] P. Sikareepaisan, U. Ruktanonchai, P. Supaphol (2011),
“Preparation and characterization of asiaticoside-loaded alginate films
and their potential for use as effectual wound dressings”, Carbohydr.
Polym., 83, pp.1457-1469.
[10] U. Hess, G. Mikolajczyk, L. Treccani, P. Streckbein, C. Heiss,
S. Odenbach (2016), “Multi-loaded ceramic beads/matrix scaffolds
obtained by combining ionotropic and freeze gelation for sustained and
tuneable vancomycin release”, Mater. Sci. Eng., 67, pp.542-553.
[11] K. Norajit, K.M. Kim, G.H. Ryu (2010), “Comparative studies
on the characterization and antioxidant properties of biodegradable
alginate films containing ginseng extract”, J. Food Eng., 98, pp.377-
384.
[12] Q. Li, Y. Li, X. Ma, Q. Du, K. Sui, D. Wang (2017), “Filtration
and adsorption properties of porous calcium alginate membrane for
methylene blue removal from water”, Chem. Eng. J., 316, pp.623-630.
[13] F.A. Johnson, D.Q. Craig, A.D. Mercer (1997), “Characterization
of the block structure and molecular weight of sodium alginates”,
Pharm. Pharmacol., 49, pp.639-643.
[14] Y. Jia, Y. Kanno, A.P. Xie (2003), “Fabrication of alumina green
body through gelcasting process using alginate”, Mater. Lett., 57,
pp.2530-2534.
[15] J.W. Rhim (2004), “Physical and mechanical properties of
water resistant sodium alginate films”, LWT Food Sci. Technol., 37,
pp.323-330.
[16] G.I. Olivas, G.V. Barbosa-Canovas (2008), “Alginate–calcium
films: water vapor permeability and mechanical properties as affected
by plasticizer and relative humidity”, LWT Food Sci. Technol., 41,
pp.359-366
[17] Y. Lu, Z.Y. Jiang, S.W. Xu, H. Wu (2006), “Efficient conversion
of CO2 to formic acid by formate dehydrogenase immobilized in a novel
alginate-silica hybrid gel”, Catal. Today, 115, pp.263-268.
[18] H. Zou, S. Wu, J. Shen (2008), “Polymer/silica nanocomposites:
preparation, characterization, properties, and applications”. Chem.
Rev., 108, pp.3893-3957.
[19] M. Yang, Y. Xia, Y. Wang, Y. Zhao, X. Xue and F. Quan (2016),
“Preparation and property investigation of crosslinked alginate/silicon
dioxide nanocomposite films”, J. Appl. Pol. Sci., 133, pp.1-9.
[20] A. Pannier, U. Soltmann, B. Soltmann, R. Altenburger,
M. Schmitt-Jansen (2014) “Alginate/silica hybrid materials for
immobilization of green microalgae Chlorella vulgaris for cell-based
sensor arrays”, J. Mat. Chem. B, 2, pp.7896-7909.
[21] C. Brandes, L. Treccani, S. Kroll, K. Rezwan (2014), “Gel
casting of free-shapeable ceramic membranes with adjustable pore
size for ultra- and microfiltration”, J. Am. Ceram. Soc., 97, pp.1393-
1401.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36279_117262_1_pb_4632_2108368.pdf