Đã xác định được các điều kiện thích hợp để tổng hợp vật liệu TiO2 có cấu trúc nano
dạng sợi. Với nồng độ NaOH 10M, nhiệt độ thủy nhiệt 180oC trong autoclave, thời gian thủy
nhiệt là 24 giờ, sản phẩm thu được tồn tại ở dạng sợi phân bố đồng đều, kích thước sợi dao
động từ 10 - 20 nm, chiều dài khoảng 250 - 300 nm. Thành phần pha tinh thể của sản phẩm
Mật độ quang dưới tác dụng của 3 nguồn bức xạ khác nhau thu được sau khi nung ở 600oC trong 45 phút chủ yếu là anatase, diện tích bề mặt của sản phẩm đạt 71 m2/g. Vật liệu nano TiO2 tổng hợp được được đều có khả năng xúc tác quang hóa tốt làm mất màu dung dịch xanh metylen dưới bức xạ UV, ánh sáng mặt trời và ngay cả
Halogen.
10 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp vật liệu nano tio2 từ titania thương mại bằng phương pháp thủy nhiệt - Nguyễn Hoàng Lương Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 08/2016 8
TỔNG HỢP VẬT LIỆU NANO TIO2 TỪ TITANIA THƯƠNG MẠI BẰNG PHƯƠNG
PHÁP THỦY NHIỆT
Nguyễn Hoàng Lương Ngọc, Đặng Thanh Phong
Trường Đại học Công nghiệp Thực Phẩm TP. Hồ Chí Minh
Ngày gửi bài: 04/11/2015 Ngày chấp nhận đăng: 15/12/2015
TÓM TẮT
Nano TiO2dạng sợi được tổng hợp từ bột titania thương mại bằng phương pháp thủy nhiệt, mẫu
đượcphân hủy bằng dung dịch NaOH 10M trong autoclave. Các tính chất đặc trưng của TiO2 nano sợi được
đánh giá bằng các phương pháp hóa lý hiện đại: nhiễu xạ tia X (XRD), hấp phụ đẳng nhiệt N2 và xác định bề
mặt riêng theo lý thuyết BET, kính hiển vi điện tử quét (SEM) cho thấy sản phẩm thu được có cấu trúc đơn pha
anatase, dạng sợi phân bố đồng đều, kích thước sợi từ 10 - 20 nm, chiều dài khoảng 250 - 300 nm có bề mặt
riêng được tăng cường đạt 71 m2/g. Vật liệu TiO2nano sợi có hoạt tính quang hóa tốt, được kiểm chứng bằng
quá trình mất màu dung dịch xanh metylen trong điều kiện có chiếu bức xạ UV, ánh sáng mặt trời và ngay cả
Halogen.
Từ khóa: TiO2, sợi nano, hoạt tính xúc tác, vật liệu composite
SYNTHESIZE TITANIUM OXIDE NANOROD FROM COMMERICAL TITANIUM OXIDE BY
HYDROTHERMAL METHOD
ABSTRACT
Titanium oxide nanorod was synthesized from commerical titanium oxide by hydrothermal method of 10
M NaOH solution in autoclave. The prepared samples were characterized by X-ray diffraction (XRD), scanning
electron microscopy (SEM), and nitrogen adsorption measurements (BET). The results showed that anatase
phase was dominant and its morphology consisted of uniform nanorod with 10 - 20 nm in scale,lengths of the
TiO2 nanorods were 250-300 nm, its surface area as high as 71 m
2
/g. TiO2 nanorod exhibited excellent photo-
calalytic activity for degradation of methylene blue under UV, sunlight and even halogen radition.
Keywords: TiO2; Nanorods; Photocatalytic activity; Composites.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vật liệu nano TiO2 rất bền, không độc, các tính chất quang học và sinh học cho phép
chúng được ứng dụng trong lĩnh vực xử lý môi trường, các chất ô nhiễm và diệt khuẩn. Đặc
biệt, TiO2 dạng anatase kích thước nano có hoạt tính quang xúc tác rất mạnh [8]. Dưới tác
động của tia tử ngoại vật liệu nano TiO2 sẽ làm phát sinh các tác nhân ôxy hoá cực mạnh như
H2O2, O
2-
, OH
-
có thể phân huỷ hầu hết các hợp chất hữu cơ, khí thải độc hại, vi khuẩn, rêu
mốc bám trên bề mặt vật liệu thành những chất vô hại như CO2, H2O.
Việc điều chế nano TiO2 đi từ các nguyên liệu titanium alkoxide thu được sản phẩm
có cấp hạt đồng đều, kích thước hạt cỡ nanomet, có khả năng xúc tác quang hóa tốt, làm mất
màu xanh metylen, metyl đỏ, oxi hóa được phenol thành CO2 và H2O. Tuy nhiên, do các
nguyên liệu đầu rất đắt tiền đã hạn chế khả năng ứng dụng của sản phẩm vào thực tế. Gần
đây, việc sử dụng các nguồn nguyên liệu: quặng ilmenite (FeTiO3) rutile (TiO2), trong tự
nhiên để tổng hợp nano TiO2 đã được các nhà khoa học quan tâm. Tuy nhiên, do đi từ quặng
nên việc xử lý tạp chất, đảm bảo độ tinh khiết của vật liệu khá phức phức tạp [1], [5], [7].
Việc tổng hợp vật liệu nano TiO2 từ bột TiO2 công nghiệp có độ tinh khiết cao sẽ giảm
được nhiều công đoạn xử lý tạp chất phức tạp, đảm bảo độ tinh khiết của vật liệu. Bài báo
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 08/2016 9
này trình bày những kết quả nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ bột titania công nghiệp bằng
phương pháp thủy nhiệt và khảo sát quá trình quang xúc tác của vật liệu thông qua quá trình
làm mất màu dung dịch xanh metylen.
2. THỰC NGHIỆM
Lấy một lượng xác định bột TiO2 cho vào bình teflon dung tích 200 ml, thêm vào 100
ml dung dịch NaOH có nồng thay đổi từ 5M ÷ 10M. Khuấy đều mẫu trên máy khuấy từ trong
2 giờ, tránh cho bột không bị vón cục. Tiến hành thủy nhiệt trong autoclave, quá trình thủy
nhiệt mẫu được thực hiện ở nhiệt độ 120 - 180oC, trong thời gian 12 - 24 giờ [2].
Sau khi thủy nhiệt, để nguội từ từ đến nhiệt độ phòng, hỗn hợp phản ứng thu được ở
dạng sol trắng, rửa gạn nhiều lần bằng nước cất để loại bỏ bớt lượng NaOH dư, trung hòa
bằng HCl 0,1M, tiếp tục rửa kết tủa bằng nước cất đến khi pH của dịch lọc hầu như trung
tính. Lọc kết tủa bằng máy hút chân không và sấy khô ở nhiệt độ 80oC trong 5 giờ đến khối
lượng không đổi. Sản phẩm được phân tán vào dung môi etanol, rung siêu âm trong 15 phút
với công suất 500W trên thiết bị Sonics & Materials (Mỹ). Mẫu được sấy khô cho bay hết
dung môi sau đó nung mẫu trong khoảng nhiệt độ 450 - 600oC trong thời gian 45 phút để thu
được sản phẩm nano TiO2.
Thành phần tinh thể của mẫu được xác định bằng nhiễu xạ tia X trên thiết bị D5005
(Siemens, Đức) với bức xạ CuKα (λ = 1, 5406 Å). Cấp hạt và hình dạng bên ngoài được quan
sát bằng hiển vi điện tử quét (SEM) JSM Jeol 5410LV (Nhật Bản).
Hoạt tính quang xúc tác của vật liệu được nghiên cứu thông qua quá trình phân hủy
xanh metylen trong điều kiện có chiếu bức xạ UV ( công suất đèn 20W). Mật độ quang của
dung dịch được đo trên thiết bị T89 UV/VIS spectrometer ở 665nm [9], [10].
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
3.1. Thành phần pha và kích thước hạt của bột TiO2 thương mại
Hình 1 trình bày giản đồ XRD của bột TiO2 thương mại, mẫu ký hiệu là T0. Kết quả
cho thấy trên giản đồ xuất hiện các pic nhiễu xạ đặc trưng của anatase với cường độ bé ở các
góc nhiễu xạ 25,3o tương ứng với mặt (101), 37,8o (004) và 48,05o (200). Ngoài ra, trên giản
đồ xuất hiện rất nhiều pic nhiễu xạ có cường độ rất bé. Kết quả này cho thấy: ngoài một phần
tồn tại ở dạng tinh thể anatase, phần lớn TiO2 tồn tại ở dạng vô định hình hoặc vi tinh thể.
Hình thái và kích thước hạt của bột TiO2 thương mại được quan sát bằng hiển vi điện
tử quét (SEM) được trình bày ở hình 2. Kết quả cho thấy: hình thái của hạt TiO2 thương mại
có dạng hình cầu, kết tụ thành từng đám, kích thước hạt không đồng đều, dao động trong
khoảng từ 150 - 350 nm.
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 08/2016 10
Hình 1. Giản đồ XRD bột TiO2thương mại Hình 2. Ảnh SEM bột TiO2thương mại
3.2. Tổng hợp vật liệu nano TiO2 bằng phương pháp thủy nhiệt
3.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp nano TiO2
Bảng 1. Điều kiện tổng hợp nano TiO2 ở nồng độ NaOH khác nhau
Ký hiệu
mẫu
Khối lượng
bột TiO2 (g)
Thể tích
NaOH (ml)
Nồng độ
NaOH (mol/l)
Nhiệt độ thủy
nhiệt (oC)
Thời gian thủy
nhiệt (giờ)
T-5M 2,0 100 5 180 24
T-10M 2,0 100 10 180 24
T-15M 2,0 100 15 180 24
Điều kiện tổng hợp nano TiO2 ở những nồng độ NaOH khác nhau được trình bày ở bảng
1, ở các nhiệt độ thủy nhiệt khác nhau được trình bày ở bảng 2, ở các thời gian thủy nhiệt khác
nhau được trình bày ở bảng 3.
Bảng 2. Điều kiện tổng hợp nano TiO2 ở các nhiệt độ thủy nhiệt khác nhau
Ký hiệu
mẫu
Khối lượng
bột TiO2 (g)
Thể tích
NaOH (ml)
Nồng độ
NaOH (mol/l)
Nhiệt độ thủy
nhiệt (oC)
Thời gian thủy
nhiệt (giờ)
T-120 2,0 100 10 120 24
T-150 2,0 100 10 150 24
T-180 2,0 100 10 180 24
Hình 3. Ảnh SEM của các mẫu nano TiO2 ở các nồng độ NaOH khác nhau
Bảng 3. Điều kiện tổng hợp nano TiO2 ở các thời gian thủy nhiệt khác nhau
Faculty of Chemistry, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - M4.5
00-021-1272 (*) - Anatase, syn - TiO2 - Y: 106.67 % - d x by: 1. - WL: 1.5406 - Tetragonal - a 3.78520 - b 3.78520 - c 9.51390 - alpha 90.000 - beta 90.000 - gamma 90.000 - Body-centered - I41/amd (141) -
Operations: Smooth 0.060 | Import
1)
File: HungHue M45.raw - Type: Locked Coupled - Start: 20.000 ° - End: 80.000 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 0.3 s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 12 s - 2-Theta: 20.000 ° - Theta: 10.000 ° - Chi: 0.00 °
Left Angle: 23.240 ° - Right Angle: 27.680 ° - Left Int.: 10.7 Cps - Right Int.: 8.97 Cps - Obs. Max: 25.086 ° - d (Obs. Max): 3.547 - Max Int.: 71.3 Cps - Net Height: 61.4 Cps - FWHM: 1.039 ° - Chord Mid.:
L
in
(
C
p
s
)
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
110
120
130
140
150
2-Theta - Scale
20 30 40 50 60 70 80
d
=
3
.5
2
2
d
=
2
.3
7
5
d
=
1
.9
0
5
d
=
1
.6
8
0
d
=
1
.4
7
7
d
=
1
.3
6
0
T-10M T-5M
T-15M
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 08/2016 11
Ký hiệu
mẫu
Khối lượng
bột TiO2 (g)
Thể tích
NaOH (ml)
Nồng độ
NaOH (mol/l)
Nhiệt độ thủy
nhiệt (oC)
Thời gian thủy
nhiệt (giờ)
T-12H 2,0 100 10 180 12
T-18H 2,0 100 10 180 18
T-24H 2,0 100 10 180 24
Khi tăng nồng độ NaOH lên 15M (T-15M), cấu trúc sợi nano bị phá vỡ, các hạt TiO2
kích thước lớn hơn và có xu hướng kết tụ thành từng đám, phân bố không đồng đều do sự vỡ
vụn của các sợi nano.
Hình 4. Ảnh SEM của các mẫu nano TiO2 ở các nhiệt độ thủy nhiệt khác nhau
Ảnh SEM ở hình 4 cho thấy: khi tăng dần nhiệt độ thủy nhiệt, hình thái của sản
phẩm chuyển từ dạng hạt sang dạng sợi khá rõ ràng. Mẫu T-120, sản phẩm tồn tại ở dạng
hạt với kích thước khoảng 50 - 55 nm kết tụ lại thành từng đám, hình thành các tấm mỏng.
Mẫu T-150: hình thái của sản phẩm tồn tại ở dạng sợi khá rõ ràng, tuy nhiên vẫn còn một
lượng lớn sản phẩm ở dạng hạt. Mẫu T-180: các sợi có cấu trúc đồng đều, chiều dài các sợi
nano lớn hơn so với mẫu T-150, kích thước khoảng 10-20 nm và chiều dài khoảng 250 –
300nm.
Với các thời gian thủy nhiệt khác nhau, hình thái sản phẩm thủy nhiệt cũng hoàn toàn
khác nhau. Ở mẫu T-12H: sản phẩm thu được là các sợi nano. kích thước không đồng đều,
đường kính các sợi khoảng 25 - 40 nm, Khi tăng thời gian thủy nhiệt lên thành 18 và 24 giờ
(T-18H và T-24H): sản phẩm thu được ở dạng sợi kích thước đồng đều hơn. Đặc biệt mẫu T-
24H bao gồm các sợi nano với độ phân tán cao, đường kính các sợi nano trong mẫu này
khoảng 10 - 20 nm, chiều dài khoảng 250 - 300 nm, phân bố đồng đều, bề mặt các sợi nano
nhẵn.
T-150
T-180
T-120
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 08/2016 12
Hình 5. Ảnh SEM của các mẫu nano TiO2 với các thời gian thủy nhiệt khác nhau
3.2.2. Đặc trưng vật liệu nano TiO2 tổng hợp
10 20 30 40 50 60 70
A: anatase
AA
T0
T600
C
-
ê
n
g
®
é
n
h
iÔ
u
x
¹
(
c
p
s
)
Gãc nhiÔu x¹ (2)
T450
A
Hình 6. Giản đồ XRD của mẫu nano TiO2
nung ở các nhiệt độ khác nhau.
Hình 7. Đường đẳng nhiệt hấp phụ - khử
hấp phụ N2 mẫu T-10M
Hình 6 trình bày giản đồ XRD của các mẫu T450, T600 và T0. Có thể nhận thấy
thành phần pha của các mẫu T0 và T450 chủ yếu ở dạng vô định hình hoặc vi tinh thể. Các
pic nhiễu xạ đặc trưng của anatase đã xuất tại các góc nhiễu xạ 25,3o, 37,8o và 48,05o tuy
nhiên với cường độ bé. Khi tăng nhiệt độ nung lên 600oC, cường độ các pic nhiễu xạ đặc
trưng của anatase tăng lên rõ rệt. Điều này chứng tỏ khi nung vật liệu TiO2 ở 600
oC đã
chuyển TiO2 từ dạng vô định hình thành dạng tinh thể anatase.
T-12H T-18H
T-24H
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 08/2016 13
Thể
tích
khí
hấp
phụ
Va
(cm
3
/
g)
Thể
tích
khí
hấp
phụ
Va
(cm
3
/g)
Độ dày trung bình của lớp hấp phụ t Độ dày trung bình của lớp hấp phụ t
Hình 8. Đồ thị biểu diễn sự phụ
thuộc của độ dày trung bình của lớp
hấp phụ t và thể tích khí hấp phụ Va
Hình 9. Đồ thị biễu diễn sự phụ
thuộc tuyến tính của t và Va
Hình 7 trình giản đồ đường đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ N2 ở -196
o
C của mẫu T-
10M cho thấy, theo phân loại của UIPAC, đường đẳng nhiệt hấp phụ - khử hấp phụ N2 của
mẫu T-10M thuộc loại IV đặc trưng cho vật liệu mao quản. Điểm ngưng tụ của hệ ở áp suất
P/Po khá cao kết hợp với dáng điệu, đường đẳng nhiệt có một vòng trễ kiểu H3, chứng tỏ vật
liệu thu được có mao quản trung bình bán tinh thể (2 - 50 nm), mao quản này là mao quản
giữa các sợi nano. Với vòng trễ trải dài từ áp suất tương đối 0,82 đến 1,0, vật liệu có mao
quản dạng hình khe.
Các thông số bề mặt của vật liệu được trình bày ở hình 8, hình 9 và bảng 4.
Bảng 4. Các thông số đặc trưng bề mặt của vật liệu nano TiO2
Thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị
Diện tích bề mặt BET SBET m
2
/g 71,0
Diện tích mao quản TB Spore m
2
/g 66,2
Diện tích vi mao quản Smic m
2
/g 4,8
Thể tích vi mao quản Vmic cm
3
/g 0,0015
Thể tích mao quản TB Vpore cm
3
/g 0,59
Đường kính mao quản TB Dpore Å 33
3.3. Hoạt tính quang xúc tác của vật liệu TiO2
Để nghiên cứu khả năng xúc tác quang hóa của nano TiO2 dưới bức xạ UV, bức xạ
mặt trời, đèn halogen, chuẩn bị một dãy mẫu khảo sát chứa dung dịch xanh metylen với bề
dày là 15cm có nồng độ 2,5 g/l, thêm vào mỗi mẫu 10 mg vật liệu nano TiO2 T-10M. Tiến
hành chiếu bức xạ, thời gian chiếu bức xạ thay đổi từ 10 - 50 phút cho mỗi mẫu với bề dày
dung dịch là 15cm. Mẫu M0 là dung dịch xanh metylen ban đầu không có nano TiO2, dùng
để so sánh. Mẫu khảo sát sau khi chiếu xạ được quay ly tâm (3000 vòng/phút) trong 10 phút
để tách huyền phù. Mật độ quang của dung dịch được ghi ở bước sóng 665 nm trên máy trắc
quang T80. Kết quả khảo sát khả năng xúc tác quang hóa của nano TiO2 dưới bức xạ UV
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
0
50
100
150
200
250
300
350
400
§é dµy trung b×nh cña líp hÊp phô t
T
h
Ó
t
Ýc
h
k
h
Ý
h
Ê
p
p
h
ô
V
a
(
c
m
3
/g
)
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 08/2016 14
(đèn UV-20W), bức xạ mặt trời (thời gian giữa trưa 10h-12h, nắng gắt), bức xạ halogen (đèn
Halogen EGK JM-500W).
Bảng 5. Độ chuyển hóa xanh metylen của vật liệu T-10M dưới tác dụng của bức xạ UV
Kí hiệu
mẫu
V dung dịch xanh
metylen 2,5 mg/l (ml)
Khối lượng
bột TiO2 (mg)
Thời gian
(phút)
Độ hấp thụ
quang
Độ chuyển
hóa (%)
M0 100 10 0 0,804 -
M10UV 100 10 10 0,370 53,9
M20UV 100 10 20 0,262 67,4
M30UV 100 10 30 0,143 82,2
M40UV 100 10 40 0,092 88,6
M50UV 100 10 50 0,045 94,4
Mật
độ
quang
500 550 600 650 700 750 800
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
M
Ë
t
®
é
q
u
a
n
g
B-íc sãng (nm)
M0
M10UV
M20UV
M40UV
M30UV
M50UV
Bước sóng (nm)
Hình 10. Phổ UV-Vis của xanh metylen với vật liệuT-
10M dưới tác dụng của bức xạ UV
Hình 11. Cường độ màu khảo sát của các mẫu theo thời
gian chiếu xạ UV
Kết quả cho thấy khi chiếu bức xạ UV, ánh sáng mặt trời thì độ hấp thụ quang của xanh
metylen giảm rất mạnh sau 10 phút. Khi tăng thời gian chiếu xạ, độ hấp thụ quang của dung
dịch càng giảm, mẫu sau khi chiếu xạ 50 phút dưới bức xạ UV độ chuyển hóa đạt trên 94%,
dưới ánh sáng mặt trời thì độ chuyển hóa đạt 91,9%.
Bảng 6. Độ chuyển hóa xanh metylen của nano TiO2 tổng hợp theo phương pháp bazơ
dưới tác dụng của bức xạ mặt trời
Kí hiệu mẫu
V dung dịch xanh
metylen 2,5 mg/l
Khối lượng bột
TiO2 (mg)
Thời gian
(phút)
Độ hấp
thụ quang
Độ chuyển
hóa (%)
M0 M10UV M20UV M30UV M40UV M50UV
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 08/2016 15
(ml)
M0 100 10 0 0,804 -
M10UV-Vis 100 10 10 0,439 45,4
M20UV-Vis 100 10 20 0,277 65,5
M30UV-Vis 100 10 30 0,194 75,9
M40UV-Vis 100 10 40 0,138 87,3
M50UV-Vis 100 10 50 0,065 91,9
Mật
độ
quang
500 550 600 650 700 750 800
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8 M0
M50UV-Vis
M40UV-Vis
M30UV-Vis
M20UV-Vis
M
Ë
t
®
é
q
u
a
n
g
B-íc sãng (nm)
M10UV-Vis
Bước sóng (nm)
Hình 12. Phổ UV-Vis của xanh metylen với vật liệu T-10M
dưới bức xạ mặt trời
Từ hình 12 và bảng 6 nhận thấy rằng khi sử dụng ánh sáng mặt trời để chiếu xạ, sau
10 phút thì độ hấp thụ quang của xanh metylen giảm nhanh, độ chuyển hóa đạt gần 45%. Sau
thời gian 50 phút thì độ chuyển hóa đạt 91,9%. Chứng tỏ nano TiO2 tổng hợp bằng phương
pháp bazơ có hoạt tính quang xúc tác tốt dưới tác dụng của bức xạ mặt trời. Mặc dù ánh sáng
mặt trời chỉ chứa 5% bức xạ UV, nhưng độ chuyển hóa xanh metylen của TiO2 khi chiếu bức
xạ mặt trời đạt gần tương tự với bức xạ đèn UV.
Bảng 7. Độ chuyển hóa xanh metylen của vật liệu T-10M dưới của bức xạ Halogen
Kí hiệu
mẫu
V dung dịch xanh
metylen 2,5 mg/l
(ml)
Khối lượng bột
TiO2 (mg)
Thời gian
(phút)
Độ hấp thụ
quang
Độ chuyển
hóa (%)
M0 100 10 0 0,804 -
M10Hal 100 10 10 0,572 28,8
M20Hal 100 10 20 0,482 40,1
M30Hal 100 10 30 0,396 50,7
M40Hal 100 10 40 0,202 75,9
M50Hal 100 10 50 0,095 88,2
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 08/2016 16
Mật
độ
quang
500 550 600 650 700 750 800
0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
M0
M50Hal
M40Hal
M30Hal
M20Hal
M
Ë
t
®
é
q
u
a
n
g
B-íc sãng (nm)
M10Hal
Bước sóng (nm)
Hình 13. Phổ UV-Vis của xanh metylen với vật liệu T-10M
dưới bức xạ Halogen
Khi chiếu xạ đèn Halogen, độ chuyển hóa giảm chậm hơn so với bức xạ UV và ánh
sáng mặt trời. Sau khi chiếu xạ 50 phút, độ chuyển hóa đạt 88%. Như vậy, nano TiO2 tổng
hợp có hoạt tính quang hóa tốt dưới bức xạ UV và bức xạ mặt trời, tương đối tốt dưới bức xạ
halogen.
Hình 13 trình bày phổ UV-Vis của xanh metylen với xúc tác nano TiO2 tổng hợp khi
chiếu xạ bằng UV, ánh sáng mặt trời, đèn Halogen trong thời gian 10 phút.
Có thể thấy rằng, cùng một lượng xúc tác nano TiO2 và thời gian chiếu bức xạ như
nhau, độ chuyển hóa xanh metylen giảm dần theo trật tự UV > ánh sáng mặt trời > đèn
Halogen.
4.
KẾT LUẬN
Đã xác định được các điều kiện thích hợp để tổng hợp vật liệu TiO2 có cấu trúc nano
dạng sợi. Với nồng độ NaOH 10M, nhiệt độ thủy nhiệt 180oC trong autoclave, thời gian thủy
nhiệt là 24 giờ, sản phẩm thu được tồn tại ở dạng sợi phân bố đồng đều, kích thước sợi dao
động từ 10 - 20 nm, chiều dài khoảng 250 - 300 nm. Thành phần pha tinh thể của sản phẩm
Mật
độ
quang
500 550 600 650 700 750 800
0.0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
M10UV
M10UV-Vis
M
Ë
t
®
é
q
u
a
n
g
B-íc sãng (nm)
M10Hal
Bước sóng (nm)
Hình 14. Phổ UV-Vis của xanh metylen với vật liệu T-10M
dưới tác dụng của 3 nguồn bức xạ khác nhau
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM SỐ 08/2016 17
thu được sau khi nung ở 600oC trong 45 phút chủ yếu là anatase, diện tích bề mặt của sản
phẩm đạt 71 m2/g. Vật liệu nano TiO2 tổng hợp được được đều có khả năng xúc tác quang
hóa tốt làm mất màu dung dịch xanh metylen dưới bức xạ UV, ánh sáng mặt trời và ngay cả
Halogen.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. C. C. Tsai, J. N. Nian, H. Teng, “Mesoporous nanotube aggregates obtained from
hydrothermally treating TiO2 with NaOH”, Applied surface science, 253, pp. 1898-1902,
2006.
[2]. H. Yu, J. Yu, B. Cheng, J. Lin, “Synthesis, characterization and photocatalytic activity of
mesoporous titania nanorod/titanate nanotube composites”, Journal of Hazardous Materials,
147, pp. 581–587, 2007
[3]. G. H. Du, K. Q. Chen, R. C. Che, Z. Y. Yuan, L. M. Peng, “Preparation and structure
analysis of titanium oxide nanotubes”, Appl. Phys. Lett., 79, pp. 3702-3704, 2001.
[4]. L.Xiong,Y.Yang,J.Mai,W.Sun,C.Zhang, D.Wei,Q.Chen,J.Ni, “Adsorption behavier of
methylen blue into titanate nanotubes”, Chemical Engneering Journal, 156, pp. 313-320,
2010.
[5]. L. Wu, J. C. Yu, X. Wang, L. Zhang, J. Yu, “Characterization of mesoporous
nanocrystalline TiO2 Photocatalytic synthesized via a solvothermal process at a low
temperature”, Tournal of Solid State Chemistry, 178, pp. 321-328, 2004.
[6]. S. Zhan, J. Yang, Y. Liu, N. Wang, J. Dai, H. Yu, X. Gao, Y. Li, “Mesoporous Fe2O3-
doped TiO2 nano structurer fibers with higher photocatalytic activity”, Journal of Colloid and
Interface Sicence, 355, pp. 328-333, 2011.
[7]. S. Kim , H. Park , C Kwak , M. Ji, M. Lee, J. Paik, B. Choi, “Characterization of pore
structure of mesoporous hydrogen titanium oxide hydrates”, Journal of Physics and
Chemistry of Solids, 69, pp. 1139-1141, 2008.
[8]. X. Chen, S. Mao, “Titanium dioxide nanomaterials: synthesis, properties, modifications,
and application”, Chem. Rev., 107, pp. 2891-2959, 2007.
[9]. W. Fumin, S. Zhansheng, G. Feng, J. Jinting, A. Motonari, J. Chin, “Morphology
Control of Anatase TiO2 by Surfactant - assisted Hydrothermal Method, Chin. J. Chem. Eng.,
15(5), pp. 754 – 759, 2007.
[10]. Y. Jiang, P. Zhang, Z. Liu, F. Xu, “The preparation of porous nano-TiO2 with high
activity and the discussion of the cooperation photocatalysis mechanism”, Materials
Chemistry and Physics, 99, pp. 498-504, 2005.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_8_8_17_2531_2070683.pdf