Tổng hợp vật liệu thủy tinh hoạt tính sinh học 50S bằng phương pháp sol-Gel. Nghiên cứu thực nghiệm ‘‘in vitro’’ - Bùi Xuân Vương
Đã tổng hợp thành công vật liệu thủy tinh hoạt
tính sinh học 50SiO2 - 35CaO -15P2O5 bằng phƣơng
pháp sol - gel. Vật liệu tổng hợp có cấu trúc vô định
hình đặc trƣng cho thủy tinh. Thử nghiệm ‘‘in vitro’’
khẳng định hoạt tính sinh học của vật liệu qua việc
hình thành một lớp khoáng xƣơng mới trên bề mặt
vật liệu cũ, lớp khoáng xƣơng mới này là cầu nối
ghép vật liệu nhân tạo và xƣơng tự nhiên. Các
nghiên cứu với tế bào xƣơng và ‘‘In vivo’’ trên động
vật sẽ đƣợc thực hiện nhằm sử dụng thủy tinh này
nhƣ một vật liệu xƣơng nhân tạo.
5 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 784 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp vật liệu thủy tinh hoạt tính sinh học 50S bằng phương pháp sol-Gel. Nghiên cứu thực nghiệm ‘‘in vitro’’ - Bùi Xuân Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Hóa học, 55(1): 106-110, 2017
DOI: 10.15625/0866-7144.2017-00426
106
Tổng hợp vật liệu thủy tinh hoạt tính sinh học 50S bằng
phương pháp sol-gel. Nghiên cứu thực nghiệm ‘‘in vitro’’
Bùi Xuân Vương1,2
1Trường Cao đẳng Công thương Thành phố Hồ Chí Minh
2Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Đến Tòa soạn 31-10-2016; Chấp nhận đăng 06-02-2017
Abstract
A bioactive glass with composition 50SiO2 - 35CaO -15P2O5 (wt%) (noted 50S) was elaborated by the sol-gel
method. ‘‘In vitro’’ bioactivity of this glass was evaluated by soaking of glass-powder samples in a simulated body
fluid (SBF). XRD and SEM methods were used to evaluate the phisico-chemical properties of material before and after
the ‘‘in vitro’’ test. Obtained rerults showed the bioactivity of this glass by the formation of a bioactive hydroxyapatite
(HA) layer on its surface. This apatite layer has a similar chemical composition with the mineral phase of human bone.
It allows a chemical bonding between bio-implant and natural bone. Consequently, the bone architecture is repaired and
restored.
Keywords. Bioactive glass, bioactivity, hydroxyapatite, ‘‘in vitro’’, sol-gel.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay các vật liệu y sinh đã trở nên thân
thuộc trong đời sống của con ngƣời nhƣ: da nhân
tạo, van tim nhân tạo, các loại chỉ khâu trong y học,
răng giả, chân tay giả, mạch máu nhân tạo, các vật
liệu trám răng, các vật liệu xƣơng nhân tạo dùng
trong phẫu thuật chỉnh hình. Chúng ta có thể hiểu
‘‘Vật liệu y sinh là loại vật liệu có nguồn gốc tự
nhiên hay nhân tạo, sử dụng để thay thế hoặc thực
hiện một chức năng sống của cơ thể con ngƣời’’ [1].
Nhà bác học L. L. Hench là một trong những nhà
khoa học đầu tiên nghiên cứu về vật liệu y sinh. Ông
chia vật liệu y sinh thành hai loại chính là vật liệu
hoạt tính sinh học và vật liệu trơ sinh học [2]. Vật
liệu hoạt tính sinh học là loại vật liệu khi cấy ghép
trong cơ thể con ngƣời sẽ xảy ra các tƣơng tác hóa
học giữa vật liệu với môi trƣờng sống. Vật liệu trơ
sinh học là vật liệu khi đƣa vào cơ thể con ngƣời
chúng không có bất cứ một tƣơng tác hóa học nào.
Có rất nhiều loại vật liệu y sinh khác nhau, riêng
nhóm vật liệu y sinh sử dụng nhƣ vật liệu xƣơng
nhân tạo có thể kể đến nhƣ: các vật liệu canxi
phosphate (tricalcium phosphate Ca3(PO4)3;
hydroxyapatite Ca10(PO4)6(OH)2 hay biphasic canxi
phosphate), các vật liệu thủy tinh hoạt tính sinh học
(CaO-SiO -Na2O-P2O5..), các xi măng y sinh, các
kim loại trơ nhƣ Ti, Ni. Trong các vật liệu y sinh
dùng để cấy ghép xƣơng, thủy tinh hoạt tính sinh
học đƣợc khám phá đầu tiên bởi L. L. Hench năm
1969 [3]. Thành phần chính của các thủy tinh này
gồm các oxit CaO, SiO2, P2O5, Na2O. Tuy vậy các
oxit này không tồn tại độc lập trong cấu trúc thủy
tinh mà liên kết không trật tự với nhau tạo thành
mạng cấu trúc vô định hình của vật liệu. Hoạt tính
sinh học của các vật liệu thủy tinh này chính là khả
năng hình thành một lớp khoáng Hydroxyapatite
(HA) mới trên bề mặt khi chúng đƣợc ngâm trong
dung dịch sinh lý ngƣời SBF hoặc cấy ghép trực tiếp
trong cơ thể. Lớp khoáng HA giống với thành phần
vô cơ của xƣơng ngƣời, do vậy nó chính là cầu nối
gắn kết giữa miếng ghép từ vật liệu thủy tinh và
xƣơng tự nhiên, qua đó xƣơng hỏng đƣợc tu sửa và
làm đầy [2,3].
Thủy tinh hoạt tính sinh học có thể tổng hợp
bằng hai phƣơng pháp chính. Phƣơng pháp thứ nhất
là nấu nóng chảy các tiền chất nhƣ CaSiO3, Na2SiO3,
Na3PO4 ở nhiệt độ cao khoảng 1300
oC sau đó làm
nguội thủy tinh trong không khí hay trong nƣớc.
Thủy tinh dạng khối đƣợc nghiền theo các kích
thƣớc hạt khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Ƣu
điểm của phƣơng pháp này là có thể tổng hợp đƣợc
chính xác thủy tinh với thành phần mong muốn, sản
phẩm thu đƣợc có độ tinh khiết cao, thời gian nhanh
và có thể làm chủ đƣợc các tham số kỹ thuật trong
quá trình tổng hợp. Phƣơng pháp thứ 2 để tổng hợp
các thủy tinh hoạt tính sinh học là phƣơng pháp sol-
gel. Phƣơng pháp này không trải qua quá trình nấu
TCHH, 55(1) 2017 Bùi Xuân Vương
107
nóng chảy thủy tinh mà đƣợc thực hiện bằng một
chuỗi các phản ứng hóa học trong dung dịch để thủy
phân các tiền chất thành các hạt sol sau đó để ngƣng
tụ sang trạng thái gel. Gel đƣợc sử lý nhiệt để tạo
thành thủy tinh ở dạng bột. Phƣơng pháp sol-gel có
ƣu điểm là tổng hợp vật liệu ở nhiệt độ thấp, vật liệu
có độ tinh khiết cao và dễ tạo mẫu theo các hình
dáng khác nhau phù hợp với chi tiết ghép mà không
cần sử dụng thêm chất bổ trợ. Trong nghiên cứu này,
một hệ thủy tinh mới có thành phần 50SiO2-35CaO-
15P2O5 (% khối lƣợng) (50S) đƣợc tổng hợp bằng
phƣơng pháp sol-gel. Thực nghiệm ‘‘in vitro’’ đƣợc
tiến hành bằng cách ngâm bột vật liệu trong dung
dịch giả dịch thể ngƣời SBF (Simulated Body Fluid)
nhằm đánh giá hoạt tính sinh học của vật liệu, tức là
kiểm tra khả năng hình thành một lớp khoáng xƣơng
apatite mới trên bề mặt vật liệu sau ngâm. Lớp
khoáng xƣơng mới này chính là cầu nối gắn kết vật
liệu ghép và xƣơng tự nhiên.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
2.1. Nguyên liệu và hóa chất
Các hóa chất có độ tinh khiết trên 99 % đƣợc
mua từ hãng Sigma-Aldrich: (C2H5OH)4Si (TEOS),
HNO3, Ca(NO3)2.4H2O, (C2H5O)3PO (TEP),
(NH4)2HPO4, K2HPO4.3H2O, Na2SO4, MgCl2.6H2O,
HNO3, HCl, NaCl, KCl, NaHCO3, CaCl2.
2.2. Quy trình thực nghiệm
Để tổng hợp thủy tinh hoạt tính sinh học 50S
bằng phƣơng pháp sol-gel, trƣớc tiên ta lấy 150 (ml)
nƣớc cất cho vào bình phản ứng. Sau đó nhỏ tiếp 5
(ml) HNO3 vào bình phản ứng làm chất xúc tác cho
quá trình thủy phân TEOS và TEP. Khuấy hỗn hợp
phản ứng bằng cá từ trong suốt quá trình tổng hợp.
Tiếp theo lấy 18,6 (ml) dung dịch TEOS cho vào
bình phản ứng và để trong 45 phút. Lần lƣợt cách
nhau 45 phút, cho tiếp 3,6 (ml) TEP và 14,78 (g)
Ca(NO3)2.4H2O vào hỗn hợp phản ứng. Sau khi các
tác chất hòa tan hoàn toàn vào nhau, thu đƣợc một
dung dịch sol trắng sáng đồng nhất. Sol đƣợc để
trong 5 ngày ở nhiệt độ 70 oC để ngƣng tụ thành gel
nhƣ hình 1a. Đem gel thu đƣợc sấy ở nhiệt độ 150
oC trong 24 giờ để loại bỏ hoàn toàn dung môi, thu
đƣợc sản phẩm dạng bột. Sản phẩm bột này đem
nung ở nhiệt độ 700 oC trong 3 giờ nhằm phân hủy
muối Ca(NO3)2.4H2O thành CaO. Các cation Ca
2+ từ
các oxit CaO đóng vai trò bẻ gãy các liên kết Si-O-
Si tạo mạng cấu trúc vô định hình của thủy tinh. Sản
phẩm sau sử lý nhiệt là bột thủy tinh hoạt tính sinh
học 50SiO2-35CaO-15P2O5 (hình 1b).
Hình 1: Gel và bột thủy tinh: a-gel thủy tinh thu
đƣợc từ dung dịch sol sau 5 ngày ngƣng tụ; b-bột
thủy tinh tổng hợp
2.3. Thực nghiệm “In vitro”
Bột thủy tinh tổng hợp bằng phƣơng pháp sol-
gel đƣợc tiến hành thực nghiệm ‘‘in vitro’’ để kiểm
tra xem có đạt yêu cầu của một vật liệu y sinh trƣớc
khi dùng cấy ghép trong cơ thể sống ‘‘in vivo’’. Đây
là một thực nghiệm nhanh và đơn giản, nhằm thực
hiện quá trình hoặc một phản ứng trong ống nghiệm,
trong đĩa nuôi cấy ở bên ngoài cơ thể sống. Thực
nghiệm ‘‘in vitro’’ đƣợc tiến hành bằng cách ngâm
bột vật liệu trong dung dịch mô phỏng dịch thể
ngƣời SBF (Simulated Body Fluid) để khảo sát khả
năng hình thành khoáng xƣơng mới sau ngâm. Dung
dịch SBF là dung dịch có thành phần các ion tƣơng
tự nhƣ máu trong cơ thể ngƣời (bảng 1).
Bảng 1: Nồng độ các ion trong dd SBF (10-3 mol/l)
Io
n
s
Na+
K+
Ca2+
Mg2+
Cl-
HCO3
-
HPO4
2-
S
B
F
142
5
2,5
1,5
149
4,2
1
P
la
sm
a
142
5
2,5
1,5
103
27
1
Để điều chế dung dịch SBF, đã điều chế hai
dung dịch riêng rẽ, gọi là Ca-SBF và P-SBF. Ƣu
điểm phƣơng pháp này là dung dịch có thể đƣợc lƣu
trữ một vài tuần trong tủ lạnh [4, 5]. Đối với mỗi
dung dịch Ca-SBF hoặc P-SBF, đong 990 ml nƣớc
cất, gia nhiệt trong 1 bể điều nhiệt và giữ ổn định ở
37°C (Body Temperature) trong suốt quá trình tổng
hợp. Thêm các chất hóa học theo hàm lƣợng có
trong bảng dƣới, mỗi chất cách nhau 30 phút. Sử
dụng cá từ để khuấy trộn dung dịch. Cả hai dung
dịch Ca-SBF và P-SBF đều đƣợc điều chỉnh pH =
7,4 (môi trƣờng dịch thể ngƣời), bằng cách sử dụng
dung dịch HCl 6 N. Sau đó thêm nƣớc vào các bình
để làm tròn thể tích 1000 ml. Khi cần dùng SBF,
trộn hai dung dịch có thể tích bằng nhau Ca-SBF và
TCHH, 55(1) 2017 Tổng hợp vật liệu thủy tinh hoạt tính
108
P-SBF thu đƣợc dung dịch SBF.
Bảng 2: Các hóa chất dùng tổng hợp dung dịch SBF
Ca-SBF m (g) P-SBF m (g)
(*)C4H11NO3 6,057 C4H11NO3 6,057
CaCl2 0,5549 KH2PO4.3 H2O 0,4566
MgCl2.6H2O 0,6095 NaHCO3 0,7056
KCl 0,4473
NaCl 16,1061
(*)-tris(hydroxymethyl)aminomethane, có tác dụng tạo ra
dung dịch đệm có pH = const.
2.4. Phương pháp lý hóa đặc trưng vật liệu
Bột thủy tinh hoạt tính sinh học trƣớc và sau
thực nghiệm ‘‘in vitro’’ đƣợc xác định đặc trƣng lý
hóa bằng các phƣơng pháp phân tích hiện đại.
Phƣơng pháp nhiễu xạ tia X (X-Ray Diffraction
XRD) để xác định thành phần cấu trúc pha của vật
liệu. Phƣơng pháp kính hiển vi điện tử quét (Scaning
Electron Microscope SEM) sử dụng để quan sát hình
thái và cấu trúc bề mặt.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Phân tích XRD
Hình 2 trình bày giản đồ nhiễu xạ tia X của Thủy
tinh 50SiO2-35CaO-15P2O5 tổng hợp bằng phƣơng
pháp sol - gel (2.a), thủy tinh sau 5 ngày ngâm trong
SBF (2.b). Nhiễu xạ đồ của HA chuẩn (2.HAch)
(hãng Sigma-Aldrich) đƣợc sử dụng nhằm phân tích
và đối chiếu sự hình thành của lớp khoáng apatite
mới trên bề mặt thủy tinh sau thực nghiệm ‘‘in
vitro’’. Nhiễu xạ đồ của thủy tinh (2.a) đặc trƣng
hoàn toàn cho một vật liệu cấu trúc vô định hình.
Chúng ta không thu đƣợc các pic sắc nét đặc trƣng
cho vật liệu cấu trúc mạng tinh thể mà thu đƣợc một
quầng nhiễu xạ đặc có tâm ở 31,2o (2 ). Quầng
nhiễu xạ này đặc trƣng cho một vật liệu cấu trúc vô
định hình. Theo lý thuyết nhiễu xạ, chỉ những vật
liệu có cấu trúc sắp xếp trật tự tuần hoàn nhƣ vật liệu
cấu trúc mạng tinh thể mới có thể gây nên sự giao
thoa các tia X phản xạ tạo nên sự tăng cƣờng về
cƣờng độ tia, tức là tạo nên các vạch sắc nét trên
giản đồ nhiễu xạ. Những vật liệu vô định hình không
có cấu trúc trật tự tuần hoàn nên hiện tƣợng giao
thoa tia X phản xạ không xảy ra, không thu đƣợc các
pic sắc nét mà thu đƣợc một quầng nhiễu xạ. Kết
quả chụp nhiễu xạ tia X khẳng định sự thành công
về mặt cấu trúc của vật liệu thủy tinh hoạt tính sinh
học tổng hợp bằng phƣơng pháp sol-gel. Vật liệu
thủy tinh sau 5 ngày thực nghiệm ‘‘In vitro’’ trong
dung dịch SBF đƣợc chụp nhiễu xạ tia X và trình
bày nhƣ trong hình 2b. Sau khi ngâm đã nhận thấy
sự thay đổi rõ ràng trên nhiễu xạ đồ của vật liệu so
với trƣớc khi ngâm qua sự xuất hiện các pic rõ nét
đặc trƣng cho một vật liệu cấu trúc mạng tinh thể.
Các pic đó đƣợc xác định là các pic đặc trƣng cho
vật liệu Hydroxyapatite (HA) qua phổ chuẩn của nó.
Các pic lần lƣợt là 26o; 32o; 40o; 46,5o; 49,5o; 53,2o
và 64o (2 ). Chúng tƣơng ứng với các mặt phẳng
miller (002); (211); (310); (222); (213); (004) và
(304) trong mạng tinh thể HA [6, 7]. Kết quả này
khẳng định hoạt tính sinh học của vật liệu thủy tinh.
Sau 5 ngày ngâm trong SBF, từ một vật liệu có cấu
trúc vô định hình, đã hình thành nên một lớp khoáng
HA mới trên bề mặt. Lớp khoáng HA mới hình
thành này giống với phần khoáng vô cơ trong xƣơng
ngƣời, do vậy nó chính là cầu nối giữa vật liệu ghép
và xƣơng tự nhiên trong cấy ghép chỉnh hình xƣơng.
20 40 60
In
te
ns
ity
(
a.
u)
(b)
HA
ch
(304)
(004)
(213)
(222)
(310)
(211)
(002)
(a)
Hình 2: Giản đồ nhiễu xạ tia X của thủy tinh trƣớc
và sau thực nghiệm ‘‘in vitro’’
3.2. Phân tích ảnh SEM
Hình 3 tập hợp các ảnh SEM của vật liệu thủy
tinh tổng hợp bằng phƣơng pháp sol-gel. Bề mặt vật
liệu khá sần sùi bởi các hạt với kích thƣớc không
đồng đều. Sau 5 ngày ngâm trong dung dịch SBF, bề
mặt thủy tinh thể hiện sự thay đổi rõ nét nhƣ quan
sát trong tập hợp các ảnh SEM (hình 4). Các tinh thể
li ti bao phủ toàn bộ bề mặt thủy tinh. Chúng ta có
thể quan sát rõ lớp tinh thể này trên ảnh SEM có độ
phóng đại lớn (X.1000). Kết hợp với các phân tích
bằng phƣơng pháp nhiễu xạ tia X ở trên, lớp tinh thể
mới đƣợc hình thành này chính là lớp khoáng
Hydroxyapatite (HA) hình thành trên bề mặt thủy
tinh sau 5 ngày thực nghiệm ‘‘in vitro’’ ngâm trong
dung dịch SBF. Các kết quả SEM kết hợp với các
TCHH, 55(1) 2017 Bùi Xuân Vương
109
phân tích pha bằng phƣơng pháp nhiễu xạ tia X
khẳng định hoạt tính sinh học của vật liệu thủy tinh
qua việc hình thành một lớp khoáng xƣơng mới. Vật
liệu thủy tinh này hoàn toàn có thể sử dụng trong các
nghiên cứu tiếp theo để sử dụng nhƣ một vật liệu
xƣơng nhân tạo cho con ngƣời.
Cơ chế tƣơng tác giữa vật liệu thủy tinh hoạt tính
sinh học và dung dịch SBF để hình thành một lớp
khoáng xƣơng apatite có thể đƣợc giải thích qua các
giai đoạn nhƣ sau [2-3, 7-9].
Giai đoạn 1: các proton H3O
+ trong dung dịch
SBF trao đổi nhanh với các cation Ca2+ trong mạng
cấu trúc thủy tinh để tạo nên các nhóm silanol Si-
OH trên bề mặt.
Giai đoạn 2: sự giải phóng các axit silicic
Si(OH)4 ra môi trƣờng bởi sự gẫy các liên kết
Si-O-Si.
Giai đoạn 3: khi các axit silicic Si(OH)4 giải
phóng ra môi trƣờng đạt tới trạng thái bão hòa,
chúng bị polyme hóa để hình thành một lớp gel
silica SiO2 trên bề mặt thủy tinh.
Giai đoạn 4: sự di chuyển các ion Ca2+ và PO4
3-
trong mạng lƣới cấu trúc thủy tinh cũng nhƣ sự di
chuyển của chúng từ trong môi trƣờng dung dịch
SBF về bề mặt lớp gel SiO2 tạo nên một lớp giàu Ca
và P.
Giai đoạn 5: Các ion Ca2+ và PO4
3 kết hợp với
các ion OH- phản ứng theo thời gian để tạo nên lớp
khoáng Hydroxyapatite (HA) giống với thành phần
vô cơ của xƣơng ngƣời. Nhờ lớp khoáng này mà
xƣơng hỏng, xƣơng khuyết đƣợc tu sửa và lấp đầy.
4. KẾT LUẬN
Đã tổng hợp thành công vật liệu thủy tinh hoạt
tính sinh học 50SiO2 - 35CaO -15P2O5 bằng phƣơng
pháp sol - gel. Vật liệu tổng hợp có cấu trúc vô định
hình đặc trƣng cho thủy tinh. Thử nghiệm ‘‘in vitro’’
khẳng định hoạt tính sinh học của vật liệu qua việc
hình thành một lớp khoáng xƣơng mới trên bề mặt
vật liệu cũ, lớp khoáng xƣơng mới này là cầu nối
ghép vật liệu nhân tạo và xƣơng tự nhiên. Các
nghiên cứu với tế bào xƣơng và ‘‘In vivo’’ trên động
vật sẽ đƣợc thực hiện nhằm sử dụng thủy tinh này
nhƣ một vật liệu xƣơng nhân tạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. D. F. Williams. Definitions in Biomaterials,
Hình 4: Ảnh SEM
của thủy tinh sau
5 ngày ngâm trong
dung dịch SBF
Hình 3: Ảnh SEM của
thủy tinh tổng hợp
bằng phƣơng pháp
sol-gel
TCHH, 55(1) 2017 Tổng hợp vật liệu thủy tinh hoạt tính
110
Consensus Conference for the European Society for
Biomaterials, Chester, UK (1986).
2. L. L. Hench. Bioceramics: From Concept to Clinic,
Journal of the American Ceramic Society, 74, 1487-
1510 (1991).
3. L. L. Hench. The story of Bioglass®, Journal of
Materials Science: Materials in Medicine, 17, 967-
978 (2006).
4. T. Kokubo, H. Kushitani, S. Sakka, T. Kitsugi and T.
Yamamuro. Solutions able to reproduce in vivo
surface-structure changes in bioactive glass-ceramic
A-W, Journal of Biomedical Materials Research, 24,
721-734 (1990).
5. T. Kokubo and H. Takadama. How useful is SBF in
predicting in vivo bone bioactivity, Biomaterials, 27,
2907-2915 (2006).
6. Fiche JCPDF 09-432.
7. E. Dietrich, H. Oudadesse, A. Lucas-Girot and M.
Mami. “In vitro” bioactivity of melt-derived glass
46S6 doped with magnesium, Journal of Biomedical
Materials Research, 88(A), 1087-1096 (2008).
8. L. L. Hench. Bioactive ceramics, in Bioceramics:
materials characteristics versus in vivo behaviour,
Ed. P. Ducheyne & J. Lemons Annals of NY
Academy of science (1988).
9. L. L. Hench, R. J. Splinter, W. C. Allen and T. K. Jr.
Greenlee. Bonding Mechanisms at the Interface of
Ceramic Prosthetic Materials, Journal of Biomedical
Materials Research, 2, 117-141 (1972).
Liên hệ: Bùi Xuân Vương
Nhóm nghiên cứu Demasted, Đại học Tôn Đức Thắng
Phòng QLKHCN&HTQT, Cao đẳng Công thƣơng Thành phố Hồ Chí Minh
E-mail: buixuanvuong@tdt.edu.vn; Điện thoại: 01276517788.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9762_36361_1_sm_0121_2085674.pdf