KẾT LUẬN
Về đặc điểm lâm sàng
Bệnh nhân Nam là chiếm ưu thế.
Nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông.
Tổn thương thanh quản là hay gặp nhất.
Về bệnh cảnh lâm sàng cận lâm sàng
Lâm sàng: Khàn tiếng, khó thở, tràn khí là 3
triệu chứng hay gặp nhất.
Cận lâm sàng: - Nội soi thanh khí quản ống
mềm có giá trị đáng tin cậy, dễ thực hiện, chi phí
không cao.
- CTscan đánh giá tốt thương khung sụn
thanh khí quản, đây là xét nghiệm tin cậy và
cần thiết trong chỉ định phẫu thuật hay điều trị
nội khoa.
Về điều trị
Điều trị cấp cứu
Mở khí quản hay đặt nội khí quản cấp cứu
thường được thực hiện với bệnh nhân khó thở
thanh quản độ II trở lên.
Đây là chấn thương đường thở nên việc
thông đường khí đạo và chống sốc là việc cần
phải tiến hành tức thì ngay lúc vào cấp cứu.
Điều trị chuyên khoa
So sánh kết quả ban đầu giữa 2 phương
pháp:
- Tỉ lệ rút ống thở của phẫu thuật hở là 68,5%.
- Tỉ lệ rút ống thở của phương pháp nong
qua nội soi là 96,3% .
Chỉnh hình chấn thương thanh khí quản
bằng phương pháp nong qua nội soi là một
phương pháp khả thi để chỉ định cho đa số chấn
thương thanh khí quản đến sớm.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng kết 5 năm điều trị chấn thương thanh - khí quản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 352
TỔNG KẾT 5 NĂM ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG THANH-KHÍ QUẢN
Trần Phan Chung Thuỷ*
TÓM TẮT
Cùng với sự gia tăng của tai nạn giao thông, chấn thương thanh khí quản cũng ngày càng tăng, đòi hỏi có
phương pháp điều trị đúng đắn và kịp thời để tránh sẹo hẹp về sau.
Mục tiêu: So sánh kết quả điều trị chấn thương thanh khí quản bằng phẫu thuật mở và bằng phương pháp
nong qua nội soi tại khoa tai mũi họng bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2005 đến 9/2009.
Đối tượng: Qua khảo sát 54 trường hợp chấn thương thanh-khí quản điều trị bằng phương pháp phẫu
thuật hở và 54 trường hợp điều trị bằng phương pháp nong qua nội soi tại khoa Tai Mũi Họng từ 5/2007 đến
8/2009. Thiết kế nghiên cứu: Hai giai đoạn: Thực nghiệm lâm sàng hồi cứu mô tả trong thời gian từ 1/2005 đến
4/2007 và Thực nghiệm lâm sàng tiến cứu mô tả trong thời gian từ 5/2007 đến 9/2009.
Kết quả: Trong cả 2 nhóm nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: Bệnh nhân nam là chiếm ưu thế. Nguyên nhân
chủ yếu do tai nạn giao thông. Tổn thương thanh quản là hay gặp nhất. So sánh kết quả ban đầu giữa 2 phương
pháp: Tỉ lệ rút ống thở của phẫu thuật hở là 68,5% và tỉ lệ này của phương pháp nong qua nội soi là 96,3%.
Kết luận: Chỉnh hình chấn thương thanh khí quản bằng phương pháp nong qua nội một phương pháp khả
thi để chỉ định cho đa số chấn thương thanh khí quản đến sớm.
SUMMARY
OVERVIEW 5 YEAR MANAGEMENT OF LARYNGOTRACHEAL TRAUMA
Tran Phan Chung Thuy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 352 - 357
The ratio of the laryngotracheal trauma is increasing along with the increase of traffic accidents. This disease
needs proper treatment to avoid laryngotracheal stenosis.
Objective: Compare the results of treatment laryngotracheal trauma by open surgery and baloon
laryngotracheal plasty method.
Patients: 54 laryngo-tracheal trauma cases have been treated by open surgery and 54 laryngo-tracheal
trauma cases have been treated by endoscopic surgery at ENT department of Cho Ray Hospital from 1/2005 to
9/2009. Design: retrospective study from 1/2005 to 4/2007 and prospective study from 5/2007 to 9/2009.
Results: Most of them are male, at labour age. The trauma usually result from accident de circulation.
Hoarseness, dyspnea, subcutaneus emphysema are mostly seen. X-ray, endoscopy, and especially CTscan help to
diagnose the trauma location exactly. Success percentage of open surgery was 68.5% and success percentage of
baloon laryngotracheal plasty method was 96.3%.
Conclusion: The baloon laryngotracheal plasty method is good indication for majority of early
laryngotracheal trauma.
Key words: laryngtracheal trauma, balloon laryngoplasty, open surgery.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nước ta, cùng với sự gia tăng của tai nạn
giao thông, thì chấn thương thanh khí quản
cũng ngày càng tăng, đòi hỏi cần có một qui
trình đúng để xử trí sự giải quyết đồng bộ thống
nhất từ các tuyến cơ sở và trung ương cũng như
* Khoa Tai Mũi họng, BV. Chợ Rẫy,
Tác giả liên lạc: BS CKII Trần Phan Chung Thủy, ĐT: 0979917777; Email: chungthuytranphan@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 353
giữa các chuyên khoa có liên quan. Bệnh viện
Chợ Rẫy là tuyến cuối nên đã nhận được nhiều
bệnh nhân đa thương trong đó rất nhiều chấn
thương thanh khí quản.
Chỉnh hình chấn thương thanh khí quản
bằng phương pháp nong qua nội soi được thực
hiện tại khoa tai mũi họng bệnh viện Chợ Rẫy từ
tháng 5/2007. Để đóng góp nhỏ cho việc nghiên
cứu tình hình chấn thương thanh-khí quản ở
nước ta và rút ra một số kinh nghiệm chúng tôi
khảo sát tình hình chấn thương thanh khí quản
tại khoa tai mũi họng bệnh viện Chợ rẫy từ
1/2005 đến 9/2009.
Mục tiêu nghiên cứu
So sánh phương pháp điều trị chấn thương
thanh-khí quản tại khoa tai mũi họng bệnh viện
Chợ Rẫy trong khoảng thời gian 1/2005 đến
9/2009.
Rút ra một số kinh nghiệm trong điều trị
chấn thương thanh khí quản
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn
Bao gồm tất cả những bệnh nhân được chẩn
đoán chấn thương thanh-khí quản vào bệnh
viện Chợ Rẫy và được phẫu thuật chỉnh hình
chấn thương thanh-khí quản từ 1/2005 đến
9/2009.
Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện phương pháp nghiên
cứu mô tả cắt ngang, gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn hồi cứu
Thu thập hồ sơ tại phòng lưu trữ hồ sơ của
khoa TMH bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/ 2005 đến
4/2007.
Giai đọan tiến cứu
Là những bệnh nhân vào khoa từ 5/2007 đến
9/2009.
Tất cả các bệnh nhân vào viện được thu
thập các thông tin: Tiếp nhận bệnh nhân, cấp
cứu khai thác hoàn cảnh, nguyên nhân xảy ra
chấn thương, thăm khám chẩn đoán hoàn tất
bệnh án và điều trị, đánh giá tình trạng bệnh
nhân khi ra viện.
Thu thập và xử lý số liệu
Thu thập số liệu tất cả bệnh nhân vào viện
như tiêu chuẩn chọn lựa.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Dịch tễ học lâm sàng chấn thương thanh-
khí quản
Sự phân bố theo lứa tuổi và giới
Tuổi < 20 21-30 31-40 41-50 51-60 Tổng số
Nữ 0 2 0 1 0 3(5,6%)
Nam 6 18 16 9 1 51(94,4%)
Phẫu
thuật
hở
Tỷ lệ % 11,1 37,0 29,6 18,5 1,8 54(100%)
Nữ 0 0 0 2 0 2 (3,7%)
Nam 8 19 11 10 4 52 (96,3%)
Phẫu
thuật
nội
soi Tỷ lệ % 14,8 35,5 20,3 22,2 7,4 54(100%)
Theo kết quả trên, trong cả 2 nhóm nghiên
cứu: Trong nghiên cứu thứ nhất với phẫu thuật
hở chấn thương thanh khí quản gặp chủ yếu là
nam (91,7%), nữ (8,3%)(9). Trong nghiên cứu thứ
hai với chỉnh hình thanh khí quản bằng phương
pháp nong qua nội soi nam (96,3%), nữ rất ít
(3,7%). Lứa tuổi thường gặp nhất là thanh niên
từ 21 đến 40 tuổi, lứa tuổi xử dụng phương tiện
giao thông cá nhân nhiều. Kết quả này cũng phù
hợp với kết quả của tác giả Lê Thanh Thái và
Phạm Khánh Hoà trong nghiên cứu tình hình
chấn thương thanh khí quản tại bệnh viện tai
mũi họng trung ương trong thời gian từ năm
1988 đến 1989(4).
Nguyên nhân gây chấn thương
Nguyên
nhân
Tai nạn
giao thông
Tai nạn
lao động,
Tai nạn
sinh hoạt
Tổng số
Phẫu thuật
hở
45 (83,3%) 5 (9,2%) 4 (7,4%) 54
(100%)
Phẫu thuật
nội soi
46 (85,2 %) 3 (5,6 %) 5 (9,2%) 54
(100%)
Nguyên nhân gây chấn thương nhiều nhất là
tai nạn giao thông, thường là chấn thương phức
tạp, cả thanh quản, khí quản, có khi kết hợp
những chấn thương cơ quan khác. Làm cho tình
trạng bệnh nặng thêm và điều trị thêm phức tạp.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 354
Phân loại chấn thương
Nhóm chấn
thương
Chấn
thương kín
Chấn thương
hở
Tổng số
Phẫu thuật hở 43 (79,6%) 11(20,3%) 54 (100%)
Phẫu thuật nội soi 37(68,5%) 17(31,5%) 54 (100%)
Kết quả cho thấy nhóm chấn thương hở ít
hơn so với chấn thương kín(5). Kết quả này khác
với kết quả của các tác giả nước ngoài nhưng lại
khác với tác giả Lê Thanh Thái.
Kết quả của chúng tôi cho thấy chấn thương
thanh quản kín chủ yếu thấy trong nhóm
nguyên nhân tai nạn giao thông và sinh hoạt.
Các nhóm nguyên nhân bị đâm và một số trong
nhóm nguyên nhân tai nạn giao thông và sinh
hoạt có văng mảnh gây vết thương chủ yếu là
chấn thương hở(8).
Lâm sàng
Trong hai nhóm nghiên cứu của chúng tôi vì
các chấn thương thanh khí quản có tổn thương
khung sụn, hẹp đường thở, cần phẫu thuật, theo
phân loại của Schaefer là loại 2, 3 và 4, nên 3
triệu chứng chính như khàn tiếng, khó thở, tràn
khí gần như đều thấy trong mọi trường hợp.
Triệu
chứng
Khàn tiếng Khó thở > độ
II
Tràn khí dưới
da
Phẫu thuật
hở
50(92,5%) 48(88,8%) 54(100%)
Phẫu thuật
nội soi
46(85,1%) 32(59,2%) 54(100%)
Ngoài 3 triệu chứng chính như trên thì chấn
thương hở còn kèm theo chảy máu, thở phì phò
qua vết thương. Chấn thương kín thì thường có
sưng đau vùng cổ.
Gộp chung cả 2 nhóm chấn thương kín, chấn
thương hở và so với nghiên cứu của tác giả Lê
Thanh Thái: Rối loạn tiếng nói 53,2%, khó thở là
68,1%, tràn khí dưới da là 40,4%.
Các tỉ lệ của chúng tôi đều cao hơn, do có
nhiều chấn thương nặng, đa thương.
Cận lâm sàng
Tất cả các trường hợp đều được chụp
Xquang phổi thẳng, cổ thẳng, cổ nghiêng.
Xquang thường: Hình ảnh bệnh lý chúng tôi gặp
không nhiều và không đa dạng, tuy vậy vẫn cho
thấy giá trị kinh điển phát hiện tràn khí dưới da,
có trường hợp phát hiện vỡ sụn giáp, sụn nhẫn
có di lệch(7).
CTscan chúng tôi thực hiện ở tất cả các
trường hợp. Đây là hình ảnh có giá trị chẩn đoán
chấn thương thanh khí quản rất cao. Phát hiện
các tổn thương vỡ sụn nhẫn, sụn giáp, sụn khí
quản, cả những tổn thương hẹp, phù nề, xẹp lún
sụn tràn khí dưới da.
Những tổn thương chấn thương thanh-khí
quản phát hiện trên CTscan được tóm tắt trong
bảng sau:
Tràn khí
dưới da
Vỡ sụn
thanh
quản
Vỡ sụn
Khí quản
Tổn
thương
niêm mạc
Phẫu thuật
hở
54 (100%) 45 (83,3%) 7 (12,9%) 54 (100%)
Phẫu thuật
nội soi
54 (100%) 41 (75,9%) 9 (16,6%) 54 (100%)
Với nhóm nghiên cứu thứ hai (5/2007 -
9/2009), Chúng tôi phân tích kỹ hơn trên nội soi
và CTscan để xác định sụn bị tổn thương.
Nội soi ống mềm sớm nhất có thể để đánh
giá niêm mạc và lòng thanh khí quản. Đây là
một thủ thuật nhẹ nhàng nhưng có giá trị lớn
đánh giá tổn thương. Thủ thuật này có thể thực
hiện ngay sau giai đoạn cấp cứu, khi bệnh nhân
được đảm bảo đường thở. Khi kết quả CTscan
chưa đủ bằng chứng chỉ định mổ.
Bảng sau đây ghi nhận đánh giá tổn thương
qua nội soi của nhóm 2 (5/2007 - 9/2009):
Hạn chế
cử động
trật khớp
SP
Rách
niêm
mạc,
phù nề,
tụ máu
Lộ sụn Hẹp T-
KQ, bị
đẩy lệch
Hẹp lòng
thanh
quản
trước
sau
Bít hoàn
toàn
15
(27,7%)
54
(100%)
10
(18,5%)
25
(46,3%)
6 (11,1%) 23
(42,6%)
Trong chấn thương kín các vị trí tổn thương
hay gặp nhất là tổn thương trong lòng thanh
quản. Những trường hợp nặng, vị trí hay gặp
nhất là sụn nhẫn, sụn khí quản, sau là sụn giáp.
Kết quả này phù hợp với cơ chế gây tổn
thương. Chúng tôi gặp nhiều các trường hợp
phối hợp tổn thương cả thanh và khí quản.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 355
Đánh giá điều trị
Giai đoạn cấp cứu
Số ca giai
đoạn cấp
cứu
Không mở khí
quản
Mở khí quản,
Đặt nội khí
quản
Tổng số
Phẫu thuật
hở
13 ( 24,1%) 41 (75,9 %) 54 (100%)
Phẫu thuật
nội soi
18 ( 33,3%) 36 ( 66,6%) 54 (100%)
Điều trị giai đoạn cấp cứu chấn thương
thanh khí quản bao gồm: bảo đảm đường thở
thông và hồi sức. Giai đoạn này được thực hiện
khá tốt ở tuyến tỉnh. Mở khí quản hoặc đặt nội
khí quản và hồi sức. Tuy nhiên một số trường
hợp bệnh nhân được mở vào sụn nhẫn, chúng
tôi phải mở lại khí quản thấp hơn, những trường
hợp này có nguy cơ sẹo hẹp do mở khí quản nếu
để lâu.
Giai đoạn chuyên khoa
CTscan vàNội soi được thực hiện trong vòng
6 đến 72 giờ
Và phẫu thuật ngay sau khi xác định tổn
thương.
Theo chúng tôi, trong chấn thương hở thì
triệu chứng thường rầm rộ nên thường được
đưa đến bệnh viện sớm và sử trí kịp thời, còn
chấn thương kín và nhất là có đa chấn thương
kèm theo như chấn thương sọ não, ngực thì có
thể bị bỏ sót hoặc chậm trễ.
Nhóm điều trị bằng phẫu thuật mở
Mở sụn nhẫn, sụn giáp, sụn khí quản đường
giữa. Với tổn thương không phức tạp, không
dập nát nhiều thì phẫu thuật tái tạo có đặt ngón
tay găng. Với tổn thương sụn nhẫn, sụn giáp,
sụn khí quản phức tạp, phẫu thuật hở chỉnh
hình thanh khí quản với ống T hay ống
Abounker được lựa chọn
Điều trị
CK
Nong
bằng
bóng
NKQ
Đặt
bóng
nong
NKQ
Đặt
ngón
tay
găng
Đặt ống T
hay
Aboulker
Tổng số
Phẫu
thuật hở
0 (0%) 0 (0%) 27
(50%)
27(50%) 54(100%)
Phẫu
thuật nội
soi
17
(31,4%)
35
(64,8%)
1
(1,8%)
1 (1,8%) 54(100%)
Nhóm điều trị bằng phương pháp nong qua
nội soi
Nội soi thanh quản treo dưới gây mê nội khí
quản hay gây tê có tiền mê.
- Nong thanh khí quản chấn thương bằng
bong bóng nội khí quản số 5.
- Sau nong tùy chấn thương vỡ sụn vững
hay không vững mà không đặt hay có đặt vật
nong và giữ khẩu độ.
- Kỹ thuật này được sử dụng cho cả tổn
thương sụn giáp, sụn nhẫn hay sụn khí quản.
Biến chứng gặp trong quá trình điều trị
Biến chứng trong quá trình điều trị chúng
tôi gặp không nhiều, chủ yếu là nhiễm trùng
tại chỗ nhẹ.
Kháng sinh (thường là họ Cephalosporin
thế hệ III hay Quinolone trong những trường
hợp chấn thương nhiều có nguy cơ nhiễm
trùng bệnh viện. Kháng viêm corticoid được
dùng cho tất cả các trường hợp trừ bệnh nhân
có viêm loét bao tử. Chống trào ngược cũng
được chúng tôi chú ý.
Đánh giá điều trị
Kết quả Tiếng bình
thường
Khàn tiếng Mang ống
nong
Tổng số
Phẫu thuật
hở
15 (27,7%) 22 (40,7%) 17(31,5%) 54
(100%)
Phẫu thuật
nội soi
27 (50,0%) 24 (44,4%) 2 (3,7%) 54
(100%)
So sánh kết quả quan trọng nhất là rút được
ống thở giữa 2 phương pháp phẫu thuật hở và
phương pháp nong qua nội soi chúng tôi thấy có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê:
Tỉ lệ này ở phương pháp mổ hở khá cao 17
ca (31,5%), còn ở phương pháp nong qua nội soi
chúng tôi có tỉ lệ là 2 ca (3,7%).
So sánh 2 phương pháp điều trị chấn thương
thanh khí quản trong vòng 5 năm tại khoa tai
mũi họng bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi có
những nhận xét sau đây
Nhờ ống nội soi quang học thanh-khí quản
mà phẫu thuật viên không cần bổ khung sụn
thanh-khí quản ra mà vẫn có thể quan sát toàn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 356
bộ niêm mạc bên trong. Trái lại với phương
pháp mổ hở phải rạch da, bóc tách bộc lộ
khung sụn thanh-khí quản và cắt mở cả sụn và
niêm mạc.
Sau nong, chúng tôi soi kiểm tra ngay được
niêm mạc tổn thương, đo chiều dài, đánh giá sự
bong tróc hay rách nhiều niêm mạc và đánh giá
khung sụn có vững hay không(5).
Với chỉnh hình thanh-khí quản bằng phương
pháp nong qua nội soi thì không cần rạch da, sẽ
không để lại sẹo trên cổ, đây cũng là mối quan
tâm của nhiều bệnh nhân nhất là bệnh nhân trẻ
tuổi. Đồng thời cũng không có nguy cơ làm tổn
thương thần kinh hồi qui và mạch máu xung
quanh thanh-khí quản là những biến chứng
nguy hiểm trong phẫu thuật vùng cổ, nhất là
phẫu thuật trên vùng mô bị chấn thương sưng
phù nề, tràn khí.
Thời gian can thiệp nhìn chung ngắn hơn vì
khi phải mở cổ và thanh-khí quản ra là phẫu
thuật lớn, đòi hỏi thời gian lâu và phẫu thuật
viên có nhiều kinh nghiệm về phẫu thuật vùng
cổ. Do không cắt rạch mô nên lượng máu mất là
không nhiều, trừ những trường hợp chấn
thương hở hay có tổn thương phối hợp với các
cơ quan khác(1).
Tất cả các trường hợp phẫu thuật mở vào
khung sụn thanh-khí quản để chỉnh hình
thanh-khí quản do chấn thương đều phải đặt
ống nong và giữ khẩu độ ngắn ngày (như
ngón tay găng) hay dài ngày (như ống
Aboulker hay ống T)(2)., nhưng đối với chỉnh
hình thanh-khí quản bằng phương pháp nong
qua nội soi thì có những trường hợp không
cần đặt ống nong và giữ khẩu độ nếu thấy sau
nong lòng thanh-khí quản thông thoáng trở lại
và vững, niêm mạc trong lòng thanh-khí quản
không rách, không bong tróc nhiều.
Tuy nhiên phương pháp này cũng có những
hạn chế cần chỉ định đúng
Đối với những trường hợp chấn thương
thanh-khí quản có mất chất nhiều, cần tái tạo
bằng ghép mô thì cần tiến hành phẫu thuật mổ
hở, hay những trường hợp đứt lìa sụn thanh-khí
quản thì nội soi quang học chỉ có tác dụng trợ
giúp, soi kiểm tra bên trong lòng thanh-khí quản
có bị sụp lún hay không để đưa bong bóng nội
khí quản vào nong ra đồng thời đặt lưu ống
nong và giữ khẩu độ sau mổ(3)
Trường hợp bệnh nhân chỉ được mở khí
quản cấp cứu, chấn thương thanh-khí quản bị bỏ
quên hay do phải xử lý các chấn thương nặng
ảnh hưởng tới tính mạng trước như chấn
thương sọ não, lồng ngực, xương khớp Khi
bệnh nhân đến thì chấn thương thanh-khí quản
đã sang giai đoạn xơ hóa, thì việc nong chỉnh
hình thanh-khí quản qua nội soi sẽ gặp nhiều
khó khăn, có khi không nong được. Những
trường hợp này chúng tôi chuyển sang mổ hở
tái tạo đặt ống T hay ống Aboulker.
Ưu điểm và hạn chế của chỉnh hình thanh-
khí quản bằng phương pháp nong qua nội soi và
phẫu thuật hở được tóm tắt ở bảng sau:
Đặc điểm Phẫu thuật
hở
Phẫu thuật nội
soi
Đường mổ rạch da Có Không
Thời gian mổ Dài Ngắn
Máu mất Nhiều Ít
Sưng đau sau mổ Nhiều Ít
Nguy cơ tổn thương TK quặt
ngược
Có Không
Nguy cơ tổn thương mạch
máu quanh T-KQ
Có Không
Rạch khung sụn Có Không
Rạch niêm mạc Có Không
Đặt ống nong và giữ khẩu độ Có Không hoặc có
Thời gian nằm viện Dài Ngắn
KẾT LUẬN
Về đặc điểm lâm sàng
Bệnh nhân Nam là chiếm ưu thế.
Nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông.
Tổn thương thanh quản là hay gặp nhất.
Về bệnh cảnh lâm sàng cận lâm sàng
Lâm sàng: Khàn tiếng, khó thở, tràn khí là 3
triệu chứng hay gặp nhất.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 357
Cận lâm sàng: - Nội soi thanh khí quản ống
mềm có giá trị đáng tin cậy, dễ thực hiện, chi phí
không cao.
- CTscan đánh giá tốt thương khung sụn
thanh khí quản, đây là xét nghiệm tin cậy và
cần thiết trong chỉ định phẫu thuật hay điều trị
nội khoa.
Về điều trị
Điều trị cấp cứu
Mở khí quản hay đặt nội khí quản cấp cứu
thường được thực hiện với bệnh nhân khó thở
thanh quản độ II trở lên.
Đây là chấn thương đường thở nên việc
thông đường khí đạo và chống sốc là việc cần
phải tiến hành tức thì ngay lúc vào cấp cứu.
Điều trị chuyên khoa
So sánh kết quả ban đầu giữa 2 phương
pháp:
- Tỉ lệ rút ống thở của phẫu thuật hở là 68,5%.
- Tỉ lệ rút ống thở của phương pháp nong
qua nội soi là 96,3% .
Chỉnh hình chấn thương thanh khí quản
bằng phương pháp nong qua nội soi là một
phương pháp khả thi để chỉ định cho đa số chấn
thương thanh khí quản đến sớm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bailey, B.J (1998). Head and Neck Surgery-Otolaryngology.
Laryngeal Trauma, J.B. Lippincott; Philadelphia. Ch 68 vol. 1.
2. Ganzel TM, Mumford LA (1989). Diagnosis and management
of acute laryngeal trauma. Am Surg ;55:303-306.
3. Kennedy KS, Harley EH (1988). Diagnosis and treatment of
acute laryngeal trauma. Ear Nose Throat J ;67:584,587,590-2
passim.
4. Lê Thanh Thái (1989): Nghiên cứu tình hình chấn thương
thanh khí quản tại bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương trong
thời gian từ năm 1988 đến 1989
5. Nguyễn văn Đức (1990). Thanh khí quản- Bài giảng giải phẫu
tai mũi họng, giáo trình sau đại học. Trường đại học y dược
thành phó Hồ Chí Minh, 1990, trang 27
6. Schaefer, S.D (1990). The acute surgical treatment of the
fractured larynx. Operative Techniques in Otolaryngology-
Head and Neck Surgery.;1(1):64-70
7. Schaefer, S.D (1991). Use of CT scanning in the management
of the acutely injured larynx. Oto Clinics of North
America.:24(1); 31-36
8. Stevens, R., Driscoll, B, and Quinn, F.B (1997). Laryngeal
Trauma, UTMB Dept. of Otolaryngology Grand Rounds
Archive, May 21,
9. Trần Phan Chung Thủy (2007), “Nghiên cứu tình hình chấn
thương thanh khí quản tại khoa TMH BV Chợ Rẫy từ 1/2005
đến 10/2006”, Hội nghị khoa học kỹ thuật trường đại học y
dược thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tong_ket_5_nam_dieu_tri_chan_thuong_thanh_khi_quan.pdf