Việc sử dụng xương ghép tự thân hạn chế
ở trẻ nhỏ nên dùng xương ghép đồng loại để
tránh lấy xương thêm nhưng vẫn có khối
lượng xương lớn khiến việc lành xương tốt vì
chỉ 1 ca bị khớp giả trên bn đa u sợi thần kinh
là bệnh lý khó lành xương ngay cả với xương
ghép tự thân(14).
Cần có x quang trong phòng mổ để tránh
biến chứng lộn tầng đặc biệt các trường hợp
vẹo bẩm sinh rất khó đếm tầng hay khi có
nhiều tầng bị bẩm sinh và xác nhận chính xác
đốt bệnh lý(3).
Dùng cấu hình toàn ốc chân cung nắn chỉnh
nhất là dùng ốc chân cung đơn trục thường nắn
hoàn hảo là các trường hợp vẹo cột sống tự phát
< 60 độ(11,15,5).
Đặt nhiều ốc tuy nắn đươc nhiều hơn nhất là
những cấu hình đối xứng nhưng giá thành tăng
nhiều hơn, và dễ đặt ốc không chính xác, giảm
số lượng ốc đặt, ngoài việc giảm giá thành, còn
giảm tai biến đặc biệt là giảm đặt ốc sai.(5,18).
Kết quả thẩm mỹ thường không lệ thuộc vào
góc Cobb sửa được nhưng thường bị than phiền
vai lệch nhiều hay ít(15).
Cần có nẹp thân cho bệnh nhi để chờ lành
xương vì bệnh nhi thường hiếu động không
nghe lời.
Việc nắn chỉnh vẹo cột sống với lối vào sau
và trước cùng 1 ngày mổ tuy rất hiệu quả nhưng
tốn nhiểu thời gian(1).
Cần có máy theo dõi tủy sống trong lúc mổ
hoặc test đánh thức.(3,6).
Cần theo dõi sát các biến chứng để can thiệp
kịp thời như ca tổn thương rễ cần khám thần
kinh sau mổ kỹ lưỡng, cần khám định kỳ đúng
hẹn để xử trí thêm nếu cần như việc bung móc
ốc, tăng lệch vai, tái phát vẹo.(16)
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng kết hai năm phẫu thuật nắn chỉnh vẹo cột sống tại bệnh viện Nhi đồng 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 177
TỔNG KẾT HAI NĂM PHẪU THUẬT NẮN CHỈNH VẸO CỘT SỐNG
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Vũ Viết Chính*, Trương Anh Mậu**, Đỗ Trần Khanh*, Huỳnh Mạnh Nhi*,
Võ Quang Đình Nam*, Lê Phước Tân**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá sau hơn 2 năm phẫu thuật điều trị vẹo cột sống tại bệnh viện Nhi Đồng 2.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu và phân tích 40 bệnh nhân được mổ trong 2 năm 6/2009 –
7/2011 hầu hết bệnh nhân được dùng cấu hình toàn ốc chân cung CD Legacy để nắn chỉnh.
Kết quả: Qua phân tích 40 trường hợp bao gồm tỉ lệ sửa chữa góc Cobb và tái tạo đường cong sinh lý,
biến chứng, lượng máu mất, thời gian mổ,biến dạng sau mổ. Góc Cobb trước mổ là 68 độ và 19,4 sau mổ
(chỉnh nắn được 76%). Thời gian theo dõi trung bình các trường hợp này là 11 tháng (4-25). Tại thời điểm
theo dõi góc Cobb trung bình là 24 độ (26 ca), hầu hết sự xoay của đốt đỉnh đều được sửa chữa và các bn đều
có tái tạo được đương cong sinh lý. 4 bệnh nhân bị lệch vai, 1 sút ốc dưới, 1 sút kẹp móc trên bệnh nhân đa u
sợi thần kinh, tổn thương rễ và không có nhiễm trùng sau mổ. Lượng máu mất trung bình 1000 ml (1554
+/- 1106 ml) và truyền máu tự thân qua cell saver là 565 ml tránh được truyền máu chì có 4 ca truyền máu
thêm, thời gian mổ trung bình 285 phút.
Kết luận: Mổ nắn chỉnh vẹo bằng cáu hình ốc chân cung cho kết quả tốt phương pháp này có khả năng nắn
chỉnh vẹo và có nhiều thuận lợi và đủ an toàn tại cơ sở Hồi sức nhi khoa - bệnh viện Nhi Đồng 2.
Từ khoá: Vẹo cột sống vô căn, vẹo cột sống bẩm sinh, tật nửa đốt sống, ốc chân cung.
ABSTRACT
INITIAL RESULTS OF SURGICAL TREATMENT FOR SCOLIOSIS IN CHILDREN AT CHILDREN’S
HOSPTAL 2 IN TWO YEARS
Vu Viet Chinh, Truong Anh Mau , Do Tran Khanh, Huynh Manh Nhi, Vo Quang Dinh Nam,
Le Phuoc Tan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 177 - 181
Objectives: The aim of this study was to evaluate after more than 2 years the outcome of surgical treatment
for scoliosis at Children’s Hospital 2.
Methods: Retrospective and analytic study.
Results: 40 consecutive patients with spine curves >40 who underwent surgery for scoliosis between June
2009 and July 2011, almost pedicle screws had been inserted for reducing. The authors analyzed the results in 40
patients, including the correction rate of coronal curvature and correction sagittal balance, complications, blood
loss, operation time, and post op deformiities. The mean Cobb angle was 680 preoperatively and 19.40 immediately
after surgery (76% correction). Average follow up was 11 months for our series (4-25). At the last follow-up, the
mean Cobb angle was 24° (26 cases). Almost rotation of the apical vertebra was corrected. None of the patients
had problems in maintaining sagittal balance. 4 of 40 patients postoperative scapular elevated, 1 patient pull out
inferior pedicle screw, 1 neurofibromatose had pull out superior hook due pseudoarthrodesis, 1 patient had root
injury and 0 had postoperative infections. The mean Intra-operative blood loss was 1000 ml (1554 +/- 1106 ml),
* Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình, Tp.HCM ** Bệnh viện Nhi Đồng 2, Tp.HCM
Tác giả liên lạc: BS Vũ Viết Chính ĐT: 0983444954 Email: vuvietchinh@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Nhi 178
and intra-operative homologous transfusion cell salvage was 565mL considered to be effective for avoiding the
need for allogenic transfusion. Allogenic transfusion was performed in 4 cases, and the mean operation time was
285 minutes.
Conclusions: Surgical reduction by pedicle screw fixation of scoliosis showed satisfactory results. This
method has ability of reduction for scoliosis and several advantages as enable safe at Children’s Hospital 2.
Key words: Idiopathic scoliosis, congenital scoliosis, hemivertebre, pedicle screw.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vẹo cột sống (VCS) là loại biến dạng khó
chữa trong các bệnh lý cột sống. Trong nước ta
hiện nay, VCS vẫn còn là một vấn đề lớn, đặc
biệt là VSC nặng vì điều trị tốn kém, đòi hỏi kỹ
thuật cao. Sự tiến bộ về điều trị bệnh lý này, bao
gồm điều trị bảo tồn hay phẫu thuật chỉ phát
triển trong hơn một thập kỷ nay tại Việt
Nam(12,15). VCS trẻ em có thể do các bệnh lý khác
nhau gây ra như VCS bẩm sinh do tật nửa đốt
sống vẹo bẩm sinh là loại vẹo cột sống thường
nghiêm trọng hơn và cần nhu cầu điều trị tích
cực hơn so với các hình thức khác của vẹo cột
sống, bệnh Von Recklinghausen, bệnh Marfan,
bướu cột sống hay bướu tủy sống, bệnh tạo
xương bất toàn thoát vị đĩa đệm thắt lưng, lao
cột sống, trượt đốt sống những loại nguyên
nhân này cần phải nhận ra và điều trị trước sau
đó mới xử trí VCS, nhưng có loại VCS vô căn
thường gặp mà nguyên nhân không rõ, thường
xảy ra ở trẻ lứa tuổi thanh thiếu niên, nhưng
ngay cả tuổi còn rất nhỏ cũng có thể xảy ra và
hiện nay là vấn đề còn nhiều thách thức đối với
các nhà chỉnh hình. VCS vô căn xuất hiện càng
sớm, càng có nguy cơ tiến triển có thể nói sự
trầm trọng của vẹo vô căn tùy thuộc phần lớn
vào tuổi xuất hiện vẹo. Có ba thể lâm sàng VCS
vô căn:
Thể ấu nhi: Xuất hiện trước ba tuổi thường
do bẩm sinh
Thể thiếu nhi: Xuất hiện ở trẻ từ ba tuổi đến
tuổi dậy thì. Sự phát triển VCS thường thình
lình và trầm trọng.
Thể thiếu niên: Phát triển lúc dậy thì, thể này
ít nguy hiểm vì tăng trưởng còn ít.
Từ lâu người ta đã tìm mọi cách, áp dụng
mọi tiến bộ của y học vào điều trị VCS như: theo
dõi nếu VCS < 200, tập vật lý trị liệu, điều trị bảo
tồn bằng kéo nắn chỉnh vẹo và bó bột, áo nẹp
thân nếu > 200 – 400 hay phẫu thuật nếu > 400.
Việc điều trị phẫu thuật VCS có thể thực hiện
bằng lối vào trước hay lối sau tùy theo chỉ định
mổ cho từng trường hợp vẹo. Trong trường hợp
điều trị phẫu thuật, cùng với những tiến bộ về y
học, các chuyển biến về chỉ định điều trị phẫu
thuật, sử dụng dụng cụ và cấu hình dụng cụ đã
thay đổi nhiều trong những năm gần đây. Bằng
lối sau năm 1962, Harrington, người tiên phong
trong phẫu thuật nắn chỉnh VCS bằng dụng cụ
và hàn xương, nhưng chỉ chỉnh sửa vẹo trong
không gian hai chiều, không sửa được di lệch
xoay. Vào thập niên 1970, các dụng cụ lối trước
được dùng để nắn chỉnh vẹo cột sống vùng thắt
lưng và thắt lưng ngực. Vào đầu thập niên 1980,
dụng cụ Harrington Luque nắn từng đoạn cột
sống được sử dụng với chỉ thép để nắn chỉnh(9).
Từ năm 1983, Jean Dubousset chủ trương nắn
chỉnh vẹo 3 chiều chống xê dịch xoay bằng hệ
thống móc vào bảng sống và chân cung. Sau
năm 1990, nhiều tác giả trẻ ở Pháp bắt đầu áp
dụng ốc chân cung cho vùng lưng thấp và thắt
lưng, và móc cho vùng lưng cao. Từ năm 1995
đến những năm gần đây, các tác giả Suk S.I,
Randal và Lenke, Liljenqvist áp dụng cách đặt
ốc chân cung cho toàn bộ các tầng xương sống
cần nắn chỉnh(18). Trong những năm gần đây,
Robert Gaines và cộng sự đề nghị cách đặt ốc
chân cung hình phễu cho tất cả các vùng từ ngực
cao đến thắt lưng(15). Tại Việt Nam, vào thập
niên 1970, Bác sĩ Hoàng Tiến Bảo và Vũ Tam
Tỉnh đã tiến hành nắn chỉnh vẹo bằng khung sọ
chậu. Năm 2002, Nguyễn Thế Luyến điều trị
phẫu thuật VCS bằng dụng cụ Harrington
Luque để nắn chỉnh vẹo(12). Từ sau năm 1997, Võ
Văn Thành và cộng sự đã ứng dụng kỹ thuật
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 179
nắn chỉnh VCS lối sau bằng các loại dụng cụ
mới: CD, Moss Miami...bằng cấu hình toàn móc
hoặc cấu hình lai móc-ốc hay toàn ốc(3,15). Tại
khoa Chỉnh Hình Nhi bệnh viện Chấn Thương
Chỉnh Hình TP.HCM từ năm 2003, chúng tôi
thực hiện các phẫu thuật vẹo cột sống đầu tiên
và thường quy. Từ tháng 6/2009 – 7/2011 chúng
tôi đã thực hiện các phẫu thuật nắn chỉnh VCS
tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Mục tiêu điều trị
phẫu thuật vẹo cột sống là hàn xương vững
chắc, ngăn chặn gia tăng đường cong vẹo và bất
đối xứng của thân và lồng ngực, giảm các biến
chứng mắc phải do vẹo gây ra và cải thiện về
mặt thẩm mỹ cho bệnh nhân. Đặt dụng cụ sửa
chữa các biến dạng có thể được thực hiện bằng
nhiều cách tùy theo chỉ định chính xác cho từng
ca lâm sàng:
Bằng lối vào trước: Phẫu thuật thực hiện trên
thân đốt và đĩa sống.
Bằng lối vào sau: Phẫu thuật thực hiện trên
cung sau.
Hoặc phối hợp cả hai lối(1): Đối với các
trường hợp vẹo nặng trên 800, đường cong cứng
lớn hơn 500 sau khi sử dụng các phim bending
hay fulcrum beding, nắn chỉnh ở trẻ nhỏ trước
tuổi dậy thì để tránh hiện tượng biến dạng cánh
tay quay(8). Đối với trẻ nhỏ khi vẹo nặng có 2
phương pháp nắn chỉnh vẹo cột sống có hàn
xương hoặc không hàn xương nhằm giữ được
chiều dài cột sống cần tăng trưởng nhưng phải
mổ nhiều lần, nói chung khi cột sống còn tăng
trưởng làm tăng nguy cơ vẹo cột sống tăng nặng
hơn ngay cả khi phẫu thuật rồi.
Đối với các loại vẹo khác thì tùy thuộc vào
các nguyên nhân mà xử trí dựa trên nguyên
nhân về sự tiến triển của vẹo trong thời gian
theo dõi hoặc dựa vào bệnh lý vẹo với tiên
lượng đoán trước sự tiến triển để quyết định
phẫu thuật(4,6,17).
Mục tiêu nghiên cứu
Trình bày cách nắn chỉnh vẹo cột sống và
tổng kết các kỹ thuật điều trị với kết quả lâm
sàng và hình ảnh học vẹo cột sống trong 2 năm
06/2009- 7/2011 tại Khoa bỏng chấn thương Bệnh
Viện Nhi Đồng 2 nhằm đánh giá các ưu khuyết
điểm để tiếp tục phát triển cách điều trị vẹo cột
sống hiện nay tại bệnh viện Nhi Đồng.
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp
Hồi cứu, mô tả.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả các bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật
VCS từ tháng 6/2009 - 7/2011.
Dữ liệu nghiên cứu
Tuổi, giới tính
Bệnh VCS
Vô căn, bẩm sinh, hay bệnh lý khác.
Dùng lối vào trước, lối vào sau hay hai
lối(1,3,14,17).
Với vẹo cột sống tự phát thể thiếu niên chỉ
dùng lối vào sau: Đặt ốc chân cung dựa trên
đoạn vẹo, nắn chỉnh với thanh dọc, hàn xương
mỏm khớp sau và phía sau các đoạn đặt ốc.
Với VCS tự phát thể ấu nhi tiến triển
nhanh: Thì 1 dùng lối vào trước cắt đĩa và hàn
xương lối trước với xương ghép tự than lấy từ
xương sườn (có 1 ca kéo tạ sau cắt đĩa 2 tuần
với vòng halo), thì 2 dùng lối vào sau nắn
chỉnh như thể thiếu niên.
Vẹo cột sống bẩm sinh: Phương pháp 1 dùng
lối vào trước để cắt đĩa sống trên và dưới tật nửa
đốt sống của tòan bộ đoạn vẹo. Sau đó, dùng lối
vào sau để hàn xương 1 hay 2 bên tùy theo bệnh
nhân lớn hay nhỏ, phương pháp 2 dùng 1 lối
vào sau cắt tật nửa đốt sống từ sau ra trước và
phá 2 đĩa sống trên dưới sau đó hàn xương lối
trước, đặt dụng cụ ốc chân cung hay móc ép lại
và hàn xương thêm 1 bên hoặc 2 bên
Vẹo do bệnh lý khác như đa u sợi thần
kinh dùng 2 thì mổ như vẹo cột sống thể khởi
phát sớm nhưng chỉ 1 lần phẫu thuật, hội
chứng Arnold Chiari: Tái tạo màng cứng, nắn
chỉnh VCS sau đó(2,13).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Nhi 180
Diễn biến
Thời gian mổ, test thức tỉnh, lượng máu
truyền.
Hình ảnh học
40 hình ảnh trước và sau mổ dựa trên đo góc
Cobb vẹo trước và sau mổ và quan sát độ cong
sinh lý trên phim ngang, 26 hình ảnh đo góc
Cobb ở lần theo dõi cuối cùng trung bình 11
tháng.
Sau mổ
Mang nẹp thân 3- 6 tháng, ngồi dậy và đi lại
sau khi có nẹp thân, tái khám mỗi 3 tháng có
kèm X quang kiểm tra/năm đầu, mỗi 6 tháng
trong những năm sau.
Tai biến và biến chứng
KẾT QUẢ
Từ tháng 06.2009 tới tháng 7/2011 tiến hành
phẫu thuật 40 bệnh nhân vẹo cột sống và được
theo dõi bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM.
27 nữ, 13 nam
Tuổi trung bình: 11,8 (3- 15) tuổi
Gồm: Vẹo cột sống tự phát 27 ca, vẹo bẩm
sinh 09 ca, Vẹo do bệnh lý khác: 4 ca (đa u sợi
thần kinh, Marfan, trượt đốt sống, Arnold
Chiari).
Có 36 trường hợp dùng 1 lối vào sau và 4
trường hợp dùng lối vào trước và sau (3 ca cùng
1 lần phẫu thuật, 1 ca hai lần cách 2 tuần)
Tất cả có 37 ca đặt dụng cụ, có 3 ca không
đặt dụng cụ (2 ca vcs bẩm sinh vùng ngực chỉ
hàn phía trước và sau không đặt dụng cụ, 1 ca
Arnold Chiari tái tạo màng cứng). Hầu hết, các
ca được dùng cấu hình ốc chân cung
Nắn chỉnh góc Cobb trong trường hợp vẹo
tự phát được 76%, tái tạo độ còng vùng lưng và
ưỡn vùng thắt lưng chiếm 94% hầu hết sự xoay
của đốt đỉnh đều được sửa chữa. Trước mổ góc
Cobb trung bình 680 (420 -1100). Sau mổ sửa được
trung bình 48,60 (76%) còn lại 19,40 (0- 420). Góc
Cobb lần sau cùng trung bình 240 (26 ca).
Cuộc mổ kéo dài trung bình 4 giờ 45 phút
(2g30 – 9g)
Test đánh thức thường khó ở bn mổ trên 5
giờ.
Lượng máu mất: 1000 ml
Truyền máu hoàn hồi qua cell-saver: 565 ml
Lượng máu truyền thêm: 4 ca
Nằm hồi sức: 2 - 3 ngày
Nằm viện: 12 (6 – 26)
Thời gian theo dõi trung bình là 11 tháng (3- 26)
Biến chứng: 1 ca vẹo cột sống bẩm sinh phải
mổ lại vì tái phát, 1 ca vẹo cột sống bẩm sinh tổn
thương rễ do xương ghép, 1 ca sút 1 ốc dưới do
không chịu mang nẹp thân sau mổ, 1 ca không
hàn xương trên bệnh nhân Von Recklinghausen
bị bung móc trên, 4/39 ca có lệch vai thêm sau
mổ (2/4 ca vẹo khởi phát sớm, 1 ca Marfan, 1 vẹo
cột sống thường), 36/39 ca người than hài lòng
với kết quả đạt được.
BÀN LUẬN
Tuân thủ chỉ định phẫu thuật: Vẹo tự phát >
40 độ, vẹo khởi phát sớm tiến triển nhanh > 50
độ và tiến triển > 10 độ trong 1 năm, vẹo bẩm
sinh có tiến triển hay trên 45 độ, vẹo bệnh lý tiến
triển nhanh > 10 độ trong 1 năm(1,17).
Vẹo cột sống do tật nửa đốt sống dùng 1 lối
vào sau thường tốt sau hậu phẫu và khả năng
hồi phục sớm(10).
Vì phẫu thuật VCS nặng nề và thời gian
phẫu thuật dài nên cần chuẩn bị về nhân sự, tiền
phẫu, hồi sức, đặc biệt đối với thân nhân bệnh
nhân về các rủi ro có thể xảy ra(6).
Tiến hành các ca này phải hết sức tỉ mỉ vì có
thể để lại hậu quả nghiêm trọng(6,16).
Lúc mổ nhờ có cell-saver đã tránh truyền máu
hoặc tránh truyền máu khối lượng lớn có thể dẫn
rối loạn đông máu hay tai biến truyền máu(16).
Dù có test đánh thức thường quy nhưng qua
biến chứng 1 ca tổn thương rễ khi ghép xương
nên có máy theo dõi tủy sống trong lúc phẫu
thuật, đặc biệt lúc nắn hay khi đục xương làm
ngắn cột sống(16).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 181
Việc sử dụng xương ghép tự thân hạn chế
ở trẻ nhỏ nên dùng xương ghép đồng loại để
tránh lấy xương thêm nhưng vẫn có khối
lượng xương lớn khiến việc lành xương tốt vì
chỉ 1 ca bị khớp giả trên bn đa u sợi thần kinh
là bệnh lý khó lành xương ngay cả với xương
ghép tự thân(14).
Cần có x quang trong phòng mổ để tránh
biến chứng lộn tầng đặc biệt các trường hợp
vẹo bẩm sinh rất khó đếm tầng hay khi có
nhiều tầng bị bẩm sinh và xác nhận chính xác
đốt bệnh lý(3).
Dùng cấu hình toàn ốc chân cung nắn chỉnh
nhất là dùng ốc chân cung đơn trục thường nắn
hoàn hảo là các trường hợp vẹo cột sống tự phát
< 60 độ(11,15,5).
Đặt nhiều ốc tuy nắn đươc nhiều hơn nhất là
những cấu hình đối xứng nhưng giá thành tăng
nhiều hơn, và dễ đặt ốc không chính xác, giảm
số lượng ốc đặt, ngoài việc giảm giá thành, còn
giảm tai biến đặc biệt là giảm đặt ốc sai.(5,18).
Kết quả thẩm mỹ thường không lệ thuộc vào
góc Cobb sửa được nhưng thường bị than phiền
vai lệch nhiều hay ít(15).
Cần có nẹp thân cho bệnh nhi để chờ lành
xương vì bệnh nhi thường hiếu động không
nghe lời.
Việc nắn chỉnh vẹo cột sống với lối vào sau
và trước cùng 1 ngày mổ tuy rất hiệu quả nhưng
tốn nhiểu thời gian(1).
Cần có máy theo dõi tủy sống trong lúc mổ
hoặc test đánh thức.(3,6).
Cần theo dõi sát các biến chứng để can thiệp
kịp thời như ca tổn thương rễ cần khám thần
kinh sau mổ kỹ lưỡng, cần khám định kỳ đúng
hẹn để xử trí thêm nếu cần như việc bung móc
ốc, tăng lệch vai, tái phát vẹo.(16).
KẾT LUẬN
Phẫu thuật nắn chỉnh vẹo cột sống tuy là
một trong những phẫu thuật nặng nề nhất trong
chấn thương chỉnh hình đặc biệt phẫu thuật cả
trước và sau trong 1 lần phẫu thuật có thể được
thực hiện an toàn tại các cơ sở có gây mê hồi sức
nhi, đặc biệt có cell-saver như bệnh viện Nhi
Đồng 2.
Hiện nay việc nắn chỉnh vẹo cột sống vô căn
với lối vào sau rất hiệu quả và an toàn với ê kíp
thành thạo công việc.
Cần có nhiều thời gian theo dõi các trường
hợp về lâu dài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bridwell KH, (1991). “Idiopathic scoliosis”. The textbook of
spinal surgery, Vol 1, pp 97-162
2. Crawford AH, (1994). “Neurofibromatosis”. The pediatric
spine principles and practice. Vol 1, pp 619- 649
3. Freeman B.L, Betz RR, (1995). The pediatric spine, pp 471-664
4. Lenke LG et al, (2002). Curve prevalence of the new
classification of adolescent idiopathic scoliosis (AIS): Does
classification predict treatment? Spine 27: pp. 604-611
5. Liljenqvist U, Lepsien U, Hackenberg L, et al (2002).
Comparative analysis of pedicle screw and hook
instrumentation in posterior correction and fusion of
idiopathic thoracic scoliosis. Eur Spine J 11(4), pp. 336-343
6. Lonstein J.E, (1995). “Idiopathic scoliosis”, Textbook of
scoliosis and other spinal deformities, pp. 219 – 256.
7. Lonstein JE, (2006). Scoliosis, surgical versus non-surgical
treatment. Clinical Orthopaedics and Related Research, 443,
pp. 248–259.
8. Luhmann S.J, Lenke L.G, (2005). Thoracic adolescent
idiopathic scoliosis curves between 70 ¨ and 100 ¨ is anterior
release necessary? Spine 30, 18, pp 2061–2067.
9. Luque E.R, (1982). “Segmental spinal instrumentation of
correction of scoliosis”, Clin. Orthop, 163, pp.192.
10. McMaster MJ, (1994). “Congenital scoliosis”. The pediatric
spine principles and practice. Vol 1, pp 227-273
11. Merola AA, (2002). A multicenter study of the outcomes of
the surgical treatment of adolescent idiopathic scoliosis using
the scoliosis research society (SRS) outcome instrument.
SPINE 27, 18, pp 2046–2051.
12. Nguyễn Thế Luyến, (2004). “ Điều trị tật vẹo cột sống bằng
dụng cụ kết hợp Harrington-Luque”, Luận án Tiến sĩ Y-khoa.
13. Nohria V, Oakes WJ, (1994). “Chiari malformation,
hydrosyringomyelia and the tethered cord syndrome”. The
pediatric spine principles and practice. Vol 1, pp 585-705
14. Segal LS, and Vanderhave KL, (2006). “Adolescent idiopathic
scoliosis: current concepts of surgical management”. Current
Opinion in Orthopaedics, 17:493–498
15. Trần Quang Hiển, (2008). “Phẫu thuật nắn chỉnh vẹo cột sống
lối sau bằng ốc chân cung”, Luận văn chuyên khoa 2.
16. Trewell SJ, (1994). “Complications of spinal surgery” The
pediatric spine principles and practice. Vol 1, pp 1761-1784
17. Winter R.B, Denis F, Lonstein J.H, Garamella J. (1995).
“Techniques of surgery”, Textbook of scoliosis and other
spinal deformities, pp. 133 – 217.
18. Yongjung J. Kim, Lawrence G. Lenke, (2006). Comparative
analysis of Pedicle screw versus hybrid instrumentation in
posterior spinal fusion of adolescent idiopathic scoliosis.
Spine 31, 3, pp 291–298.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tong_ket_hai_nam_phau_thuat_nan_chinh_veo_cot_song_tai_benh.pdf