Theo dự đoán của các nhà nghiên cứu, trong 2 thập kỷ tới, các nước trên thế
giới sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức về kinh tế, xã hội và môi trường.
Thu nhập gia tăng, nhất là ở các nước đang phát triển sẽ làm tăng nhu cầu về
chăm sóc sức khỏe và các sản phẩm nông, lâm và ngư nghiệp. Trong khi đó, các
nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác một cách quá mức và không bền
vững. Biến đổi khí hậu cũng sẽ làm trầm trọng thêm những vấn đề môi trường này
bởi tác động xấu đến việc cung cấp nước ngọt và tăng tần suất hạn hán.
Công nghệ sinh học (CNSH) đưa ra các giải pháp công nghệ cho nhiều vấn đề
liên quan đến tài nguyên và y tế mà thế giới đang đối mặt. Việc áp dụng CNSH
vào sản xuất, y tế và công nghiệp cơ bản có thể sẽ dẫn đến sự xuất hiện một “Nền
Kinh tế Sinh học” trong tương lai, trong đó CNSH đóng góp một phần đáng kể
trong sản lượng kinh tế.
Để cung cấp cho bạn đọc một cách nhìn tổng quát về các tính chất đổi mới của
CNSH hiện tại và hình dung được diện mạo của nền Kinh tế sinh học trong tương
lai, dựa trên các tài liệu chuyên ngành của nước ngoài, Trung tâm Thông tin Khoa
học và Công nghệ Quốc gia đã tổng hợp, biên tập và soạn thảo Tổng luận “NỀN
KINH TẾ SINH HỌC THẾ GIỚI TỚI NĂM 2030”. Hy vọng Tổng quan này sẽ là
một tài liệu bổ ích giúp cho người đọc nhận thức được tiềm năng đóng góp của
CNSH trong tương lai và là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch
định chính sách trong việc sử dụng CNSH để đối phó với các thách thức hiện tại
và tương lai.
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1858 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng luận Nền kinh tế sinh học thế giới tới năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đây, đó là tốc độ sản sinh ra các đổi mới thành công trong nghiên cứu CNSH và
những thay đổi liên quan đến các chính sách thể chế và quản lý. Đối với cả hai yếu tố
trên, sự phỏng đoán về khả năng nền KTSH thể hiện một viễn cảnh dè dặt. Thứ nhất,
sự phỏng đoán này giả thiết rằng cần có các giai đoạn kéo dài để phát triển một khám
46
phá về một ứng dụng có khả năng thương mại, được chứng minh qua các tài liệu lịch
sử về các CNSH. Thứ hai, sự phỏng đoán này giả thiết rằng hầu hết những thay đổi về
các chính sách thể chế và quản lý đều mang tính thích ứng. Những thay đổi về chính
sách đòi hỏi những thay đổi sâu sắc hoặc có tính phá vỡ về mặt kinh tế sẽ khó thực
hiện hơn nhiều và vì vậy ít có khả năng xảy ra.
Bảng 1 cho thấy danh sách các loại CNSH có khả năng hiện diện vào năm 2030.
Đối với các CNSH này, khả năng giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ là cao,
chúng có thể được thương mại hóa một cách hiệu quả và được hỗ trợ bởi các điều kiện
về thể chế và luật pháp trên nhiều thị trường lớn. Nhiều trong số các CNSH này đã
được xúc tiến thương mại hóa dưới một số hình thức hoặc là đang tiến gần đến thương
mại hóa.
Bảng 1. Các CNSH rất có thể sẽ vươn tới thị trường vào năm 2030
Sản xuất sơ cấp Y tế Công nghiệp
Sử dụng rộng rãi MAS
trong nhân giống cây
trồng, vật nuôi, cá và
động vật có vỏ.
Nhiều loại dược phẩm và
văc-xin mới dựa một phần
vào kiến thức CNSH được
cấp phép ra thị trường mỗi
năm.
Enzym cải tiến được sử
dụng cho phạm vi các ứng
dụng ngày càng tăng trong
ngành hóa chất.
Các giống cây trồng
chính và cây trồng GM
với hàm lượng tinh bột,
dầu và linhin được cải
tiến, làm nâng cao quy
trình chế biến công
nghiệp và hiệu suất
chuyển đổi.
Dược gen học được sử dụng
rộng rãi hơn trong các thử
nghiệm lâm sàng và trong
việc kê đơn thuốc, tỷ lệ bệnh
nhân được điều trị bằng một
liệu pháp đã được định sẵn
giảm.
Các vi sinh vật cải tiến có
thể sản sinh ra một số
lượng ngày càng tăng các
sản phẩm hóa học theo
một bước (one step), trong
đó có một số dựa trên các
gen được xác định bằng
thăm dò sinh học
(bioprospecting).
Cây trồng và vật nuôi
GM phục vụ cho bào chế
dược phẩm và các hợp
chất có giá trị khác.
Độ an toàn và hiệu quả của
các liệu pháp điều trị được
nâng cao nhờ vào sự liên kết
các dữ liệu dược phẩm di
truyền, dữ liệu kê đơn và các
kết quả sức khỏe lâu dài.
Các bộ cảm biến sinh học
giám sát các chất ô nhiễm
môi trường trong thời gian
thực và các dụng cụ sinh
trắc học nhận dạng người.
Các giống cây lương thực
chính và cây nguyên liệu
được cải thiện cho sản
lượng cao, có tính đề
kháng sâu hại, có sức
chống chịu cao được phát
Kiểm tra sàng lọc với phạm
vi rộng các yếu tố rủi ro di
truyền phức tạp về các căn
bệnh phổ biến như chứng
viêm khớp, với di truyền là
một nguyên nhân góp phần.
Nhiên liệu sinh học mật độ
năng lượng cao được sản
xuất từ cây mía và các
nguồn sinh khối xenlulose.
47
triển bằng các kỹ thuật
GM, MAS, nhân giống
nội gen hay đều gen
(cisgenesis).
Chẩn đoán nhiều hơn các
đặc điểm di truyền và các
bệnh tật ở vật nuôi, cá và
động vật có vỏ.
Các hệ thống vận chuyển
thuốc cải tiến nhờ vào sự hội
tụ giữa CNSH và công nghệ
nano.
Thị phần lớn hơn đối với
các loại vật liệu sinh học
như bioplastics, đặc biệt là
tại các lĩnh vực thích hợp,
nơi chúng mang lại một số
lợi thế.
Nhân dòng vô tính các
động vật có giá trị cao,
làm giàu kho dự trữ giống
Dược phẩm dinh dưỡng mới,
một số được sản xuất bằng
các vi sinh vật GM và số
khác từ thực vật hay chiết
xuất đại dương.
Các loại cây trồng chủ lực
chính của các nước đang
phát triển được tăng
cường hàm lượng vitamin
hay các chất dinh dưỡng
vi lượng, sử dụng công
nghệ GM.
Xét nghiệm gen chi phí thấp
phát hiện các yếu tố nguy
hiểm dẫn đến các bệnh mãn
tính như chứng viêm khớp,
tiểu đường tuyp II, bệnh tim
mạch và một số dạng ung
thư.
Y học phục hồi mang lại sự
kiểm soát bệnh tiểu đường
tốt hơn và cho phép thay thế
hoặc chữa trị một số dạng
mô bị tổn hại.
Nguồn: OECD
3.1.1. Sản xuất sơ cấp
Đối với sản xuất sơ cấp, CNSH đang được sử dụng rộng rãi để triển khai các công
cụ chẩn đoán các chứng bệnh ở động vật và thực vật và để phát triển các giống cây
trồng, vật nuôi và các loài thủy sản mới với các đặc tính có giá trị cao. Các ứng dụng
nhân giống không chỉ có GM, mà còn bao gồm nhiều CNSH khác như xáo trộn gen
(gene shuffling), sắp xếp nội gen (intragenics) và chọn lọc nhờ vào công cụ đánh dấu
(MAS). Vì vậy, việc sử dụng CNSH trong sản xuất sơ cấp có khả năng phổ biến rộng
khắp vào năm 2030 đối với sản xuất các loại thực phẩm từ cây trồng và vật nuôi và đối
với các loại cây trồng dùng để làm nguyên liệu và lấy sợi. Việc chia tách lĩnh vực
nông nghiệp thành các ngành CNSH và phi CNSH sẽ là điều lỗi thời do sự áp dụng
48
nhanh chóng của CNSH để phát triển các công cụ chẩn đoán tốt hơn và để cải tiến các
giống cây trồng và vật nuôi. Có ba ứng dụng CNSH đối với sản xuất sơ cấp sẽ phải đối
mặt với những rào cản về kinh tế hoặc xã hội, đó là: nhân bản vô tính động vật, việc sử
dụng công nghệ GM cho cây trồng thị trường nhỏ, và sử dụng GM để phát triển các
thực phẩm chức năng. Vào năm 2030, hầu hết việc sử dụng nhân bản vô tính động vật
có thể xảy ra là để tạo ra kho dự trữ giống động vật có giá trị cao và các hợp chất làm
dược phẩm. Trở ngại chính đối với việc sử dụng rộng rãi hơn nhân bản vô tính có khả
năng là do sự phản đối của công chúng đối với thịt động vật nhân bản vô tính. Việc
ứng dụng GM đối với các cây trồng thị trường nhỏ sẽ không gặp phải những trở ngại
lớn về mặt kỹ thuật, nhưng có thể bị kìm hãm bởi các chi phí quản lý và do sự chú
trọng không ngừng vào các cây trồng có thị trường lớn của một số ít các công ty hạt
giống đa quốc gia. Các thực phẩm chức năng GM cho các nước phát triển cũng phải
đối mặt với những trở ngại về chi phí so với các loại thay thế rẻ hơn như thực phẩm
tăng cường. Ứng dụng có triển vọng nhất của CNSH đối với thực phẩm chức năng sẽ
diễn ra tại các nước đang phát triển, là nơi mà các chương trình nhân giống các cây
trồng chủ lực chính có thể sử dụng CNSH để làm tăng hàm lượng các vitamin và
khoáng chất cần thiết.
3.1.2.Y tế
Trong lĩnh vực y tế, gần như tất cả các nghiên cứu nhằm phát triển hoặc ứng dụng
các phương pháp chẩn đoán và dược phẩm mới sẽ đều sử dụng CNSH, ví dụ như để
xác định các mục tiêu của thuốc, cải tiến sự vận chuyển thuốc, hay các thủ tục kê đơn
được cải tiến phù hợp với các đặc điểm di truyền của bệnh nhân. Trường hợp ngoại lệ
sẽ là các loại thuốc đồng dạng (generic drug: dược phẩm dùng thay thế sản phẩm gốc
và được đưa ra thị trường sau khi bản quyền của sản phẩm gốc hết hạn, có giá rẻ),
được phát triển trước năm 2015, mặc dù ngay trong lĩnh vực này các thủ tục kê đơn sẽ
ngày càng bị ảnh hưởng bởi lĩnh vực gen dược học. Xét nghiệm các bệnh di truyền
nghiêm trọng sẽ trở nên phổ biến và không tốn kém. Xét nghiệm các tiền sử di truyền
làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như chứng viêm khớp, tiểu đường typ II,
bệnh tim mạch và một số dạng ung thư cũng sẽ trở nên không tốn kém, nhưng việc sử
dụng các xét nghiệm này trong thực tiễn y học có thể bị giới hạn đối với nhóm dân số
cao tuổi có nguy cơ cao hơn hoặc đối với các cá nhân đã có biểu hiện các yếu tố nguy
cơ cao khác về những căn bệnh nêu trên.
Cả hai phương pháp dược gen học và phân tích hồ sơ bệnh án có liên quan sẽ được
cải thiện về độ an toàn và tăng tính hiệu quả của phương pháp trị liệu. Sự phân tích hồ
sơ bệnh án liên quan sẽ cho phép các nhà nghiên cứu kết hợp việc kê đơn, với các yếu
tố hành vi và dữ liệu di truyền để có được kết quả sức khỏe lâu dài. Điều này sẽ cải
thiện đáng kể sức khỏe dân chúng thông qua việc xác định các phản ứng thuốc bất lợi,
49
các tương tác thuốc không mong muốn và các yếu tố khác có thể gây ảnh hưởng vừa
tích cực và tiêu cực đến kết quả sức khỏe. Nó cũng sẽ làm giảm thị trường tiềm năng
của các liệu pháp chỉ có hiệu quả hoặc an toàn đối với một nhóm nhỏ đặc biệt và nó
cũng có thể dẫn đến sự thu hồi thuốc nhiều hơn sau khi đã được chấp thuận thị trường.
Hàng trăm các công cụ đánh dấu sinh học di truyền sẽ được phê chuẩn để sử dụng
trong kê đơn thuốc.
Triển vọng của cả hai lĩnh vực y học phục hồi và y học dự phòng đều sẽ chỉ được
hiện thực hóa một phần. Mặc dù có nhiều các công nghệ cần thiết và các khám phá
nghiên cứu cho hai loại CNSH này trong quá trình triển khai, vẫn còn nhiều thách thức
về mặt kỹ thuật, kinh tế và xã hội cần phải giải quyết. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc
phục hồi sẽ hiện diện vào năm 2030, như thuốc điều trị bệnh tiểu đường hay phục hồi
các mô bị hư hại. Sự thay thế các cơ quan phức tạp như tim, phổi hay gan có thể sẽ
phải đợi xa hơn trong tương lai.
3.1.3. Công nghiệp
Việc sử dụng các quy trình CNSH trong công nghiệp đang gia tăng nhanh chóng và
dường như sẽ tiếp tục tăng lên đến năm 2030, nhưng sẽ có nhiều kết quả có thể xảy ra.
Việc sử dụng CNSH trong tương lai để sản xuất các hóa chất, polime và nhiên liệu với
khối lượng lớn là điều không chắc chắn, một phần là do sự cạnh tranh kinh tế sẽ phụ
thuộc vào đầu tư của chính phủ để tạo ra các thị trường. CNSH công nghiệp sẽ còn cần
phải cạnh tranh với các công nghệ thay thế thuộc các lĩnh vực công nghệ khác. Ví dụ
như nhiên liệu sinh học sẽ phải cạnh tranh với các nguồn năng lượng thay thế bền
vững khác như năng lượng sóng, địa nhiệt, gió, mặt trời và năng lượng hạt nhân và với
nhiên liệu hóa thạch kết hợp với công nghệ CCS (thu giữ các-bon). Nhiên liệu sinh
học có một lợi thế cố hữu đối với các ứng dụng giao thông bởi vì chúng là nguồn
nhiên liệu lỏng tái tạo duy nhất và một số dạng nhiên liệu sinh học không đòi hỏi
những thay đổi đáng kể đối với các cơ sở hạ tầng giao thông hiện tại. Tuy nhiên,
những đột phá về kỹ thuật trong công nghệ pin ắc quy và trong việc sản xuất điện tái
tạo có thể mang lại ưu thế cho các loại xe chạy điện dùng năng lượng mặt trời hay các
nguồn điện năng khác.
Những ứng dụng công nghiệp có khả năng nhất của CNSH vào năm 2030 đó sẽ là
việc sản xuất các enzym cho rất nhiều quy trình công nghiệp; tổng hợp một công đoạn
(one-step) các hóa chất giá trị cao và các plastic sử dụng các vi sinh vật trong các lò
phản ứng sinh học; sản xuất nhiên liệu sinh học hàm lượng năng lượng cao từ cây mía
và các loại cây trồng xenlulo. Việc sản xuất thương mại quy mô lớn các hóa chất hay
nhiên liệu sinh học với khối lượng lớn từ các vi sinh vật hay tảo không sử dụng sinh
khối sẽ khó có thể xảy ra vào năm 2030, do những khó khăn đáng kể về mặt kỹ thuật
trong việc tăng quy mô sản xuất lên mức có thể cạnh tranh thương mại.
50
3.1.4. Sự tích hợp
Mức độ tích hợp của nền KTSH vào năm 2030 sẽ bị ảnh hưởng bởi khả năng cạnh
tranh của các giải pháp CNSH so với các công nghệ khác. Một điều không chắc chắn
nhất đó là tương lai của sản xuất, nuôi trồng và sử dụng sinh khối. Nếu nguồn sinh
khối mang lại một nguồn nguyên liệu kinh tế và bền vững môi trường cho sản xuất hóa
chất và nhiên liệu, thì sẽ có một sự hòa nhập với phạm vi rộng giữa sản xuất sơ cấp và
CNSH công nghiệp. Ngược lại, nếu các công nghệ khác, trong đó có sinh học tổng hợp,
chứng tỏ được sự vượt trội, thì mức độ tích hợp sẽ bị giảm. Tuy nhiên, rất có thể sẽ đạt
được sự hòa nhập ở một mức độ nào đó, nếu các công nghệ tinh chế sinh học cạnh
tranh được tại các vùng ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới với tỷ lệ sản lượng cây trồng cao,
bao gồm cả vùng Đông Nam nước Mỹ.
Vào năm 2030 nền KTSH sẽ được kết hợp với các công nghệ bền vững thay thế để
làm giảm sức ép về tài nguyên và các vấn đề môi trường, với vai trò là một phần trong
sự chuyển hướng toàn cầu hướng đến một sự vững bền hơn về mặt xã hội và kinh tế.
Phân tích vòng đời sẽ được sử dụng rộng rãi để nhận dạng các sản phẩm và phương
pháp bền vững nhất về môi trường phục vụ cho ngành công nghiệp chế tạo sản phẩm.
Một số các hóa chất có thể được sản xuất sử dụng dầu mỏ hay khí tự nhiên làm nguyên
liệu, trong khi một số khác sẽ được sản xuất có hiệu quả hơn nhờ sử dụng sinh khối.
Việc sản xuất năng lượng sẽ được dựa trên cơ sở một hỗn hợp các dạng năng lượng tái
tạo với sự pha trộn cụ thể phụ thuộc vào nguồn tài nguyên địa phương.
3.1.5. Sự chuyển hướng sang các nước đang phát triển
Sự gia tăng dân số toàn cầu lên 8,3 tỷ vào năm 2030 sẽ làm tăng nhu cầu về lương
thực, nguyên vật liệu, năng lượng, phân bón và nước sạch. Một tỷ trọng lớn trong sản
xuất và tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp CNSH và sản xuất sơ cấp vào năm 2030 sẽ
thuộc về các nước đang phát triển như Braxin, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, do sự
gia tăng về dân số và thu nhập. Nhiều trong số các nước này có khả năng trở thành các
trung tâm thế giới về nghiên cứu CNSH, dựa vào một nguồn cung dồi dào các nhà
nghiên cứu có kỹ năng cao, đặc biệt là ở Trung Quốc. Vai trò ngày càng tăng của các
nước đang phát triển trong lĩnh vực CNSH sẽ tác động đến vị trí tập trung của nguồn
nhân lực có kỹ năng, NC&PT, các thị trường, sự cạnh tranh và thương mại.
Đối với tất cả các ứng dụng CNSH, các công ty sẽ ngày càng có xu hướng áp dụng
một chiến lược toàn cầu nhằm tận dụng lợi thế của năng lực nghiên cứu, những tiến bộ
công nghệ và các thị trường ở cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển.
3.1.6. Tác động kinh tế của nền kinh tế sinh học
Ước tính về tác động của CNSH tại các nước thuộc OECD hoặc đối với nền kinh tế
toàn cầu vào năm 2030 sẽ đòi hỏi các dữ liệu về xu hướng của mỗi loại sản phẩm và
quy trình CNSH cũng như các ước tính về việc hỗn hợp các sản phẩm có thể thay đổi
51
như thế nào theo thời gian, ví dụ như dữ liệu về quy mô tương đối của thị trường
polime sinh học sẽ tăng lên bao nhiêu vào năm 2030 so với thị trường các sản phẩm
thực phẩm chủ lực? Nhiệm vụ này sẽ cần đến các báo cáo riêng, cụ thể. Tuy nhiên,
một sự ước tính thô về tác động kinh tế tương lai của nền KTSH có thể thực hiện được
bằng cách giả thiết rằng tỷ trọng kinh tế của từng ứng dụng lớn sẽ giữ ở mức xấp xỉ
tương đương với mức độ ghi nhận hiện nay. Ví dụ, sản xuất sơ cấp chiếm 1,77% trong
tổng giá trị gia tăng (GVA) của khu vực EU vào năm 2005 và nó được cho là sẽ vẫn
giữ tỷ trọng tương tự trong GVA vào năm 2030.
Những ước tính đầu tiên được phản ánh ở Bảng 2, cho thấy khả năng tác động kinh
tế tối đa của CNSH trong ba lĩnh vực ứng dụng chính. Điều này có thể đạt được nếu tất
cả các hoạt động kinh tế thuộc ba lĩnh vực then chốt liên quan đến CNSH như bào chế
dược phẩm (ứng dụng chủ yếu trong y tế), sản xuất sơ cấp, và các ngành công nghiệp
đều áp dụng CNSH. Tuân theo giả thiết này, đóng góp tối đa của CNSH cho tổng giá
trị gia tăng (GVA) tại các nước EU-25 và Mỹ tương ứng sẽ là 5,6% và 5,8%. Các lĩnh
vực nêu trên chiếm hơn 4% số việc làm tại EU-25 và 2,5% tại Mỹ.
Tất nhiên, CNSH không chắc có thể đóng góp đến mức độ đó vào toàn thể hoạt
động kinh tế vào năm 2030, nhưng nó có thể đạt đến giới hạn đó vào một thời điểm
muộn hơn. Nhiều quy trình công nghiệp sẽ tiếp tục dựa vào các công nghệ hiện tại đến
năm 2030, với CNSH có khả năng đóng góp 35% trong tổng sản lượng hóa chất vào
năm 2030 trong khu vực OECD.
CNSH sẽ đóng góp cho phát triển và sản xuất của gần như toàn bộ các loại dược
phẩm mới vào năm 2030, nhưng các loại dược phẩm đồng dạng hiện diện trước khi có
cuộc cách mạng CNSH sẽ vẫn chiếm một phần thị trường dược phẩm. Vào năm 2005,
các loại dược phẩm đồng dạng chiếm từ 10% đến 40% các thị trường dược phẩm ở các
nước châu Âu. Tỷ trọng của các loại dược phẩm đồng dạng phi CNSH sẽ giảm theo
thời gian, theo một ước tính rộng thì chúng có thể sẽ chiếm 20% trong tổng GVA dược
phẩm vào năm 2030, với các loại CNSH chiếm khoảng 80%. Trong lĩnh vực sản xuất
sơ cấp, CNSH sẽ không được sử dụng một cách rộng rãi tại những cánh rừng của các
nước phương bắc, nhưng nó có thể đóng góp đến một nửa sản lượng nông nghiệp và
gần như toàn bộ ngành lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, với tổng số đóng góp có thể
đạt xấp xỉ 50% sản lượng đầu ra của sản xuất sơ cấp. Xét trên các tỷ trọng này, có thể
rút ra một ước tính sơ bộ đó là đóng góp tiềm năng của CNSH đối với GVA theo lĩnh
vực tại các nước OECD cộng với một vài nước châu Âu khác, dựa trên tỷ trọng hiện
nay và mức độ GVA theo từng ứng dụng, sẽ đạt tổng số 1062 nghìn tỷ USD: 259 tỷ
trong lĩnh vực y tế, 381 tỷ trong lĩnh vực sản xuất sơ cấp, và 422 tỷ trong ngành công
nghiệp. Con số này tương đương 2,7% tổng GVA tại các nước này.
52
Bảng 2: Đóng góp tiềm năng tối đa của CNSH vào tổng giá trị gia tăng và việc
làm
GDP
(tỷ
USD)
Tỷ trọng của tổng giá
trị gia tăng
Tổng
việc làm
(nghìn)
Tỷ trọng của việc làm
Y tế
(Dược
phẩm)
Sản
xuất
sơ
cấp
Các
khu
vực
công
nghiệp
có một
số ứng
dụng
CNSH
Dược
phẩm
Sản
xuất
sơ
cấp
Các
khu
vực
công
nghiệp
có một
số ứng
dụng
CNSH
EU-25 16397 0,66 1,77 3,13 171247 0,31 1,87 1,96
Mỹ 13790 1,24 1,83 2,71 141216 0,23 1,04 1,25
Ôxtrâylia 890 0,27 3,08 3,83 8741 0,13 2,06 1,41
Ca-na-đa 1406 0,36 2,21 3,99 15314 0,19 2,65 --
Ai-xơ-len 20 -- 9,34 1,52 0,159 -- 6,88 --
Nhật Bản 5103 0,62 1,34 1,94 52935 0,21 0,82 1,73
Hàn Quốc 982 -- 3,78 4,91 21557 -- 8,82 --
Mê-xi-cô 886 0,73 3,79 6,23 -- -- -- --
New
Zealand
124 -- 9,19 -- 1443 -- 0,65 --
Na Uy 369 0,23 1,46 -- 2310 -- 3,60 --
Thuỵ Sỹ 414 -- 1,36 -- -- -- -- --
Nguồn: OECD
Những con số trên vẫn còn đánh giá thấp tiềm năng của CNSH vào năm 2030, do
chúng không kể đến nhiên liệu sinh học, các ứng dụng mới mà hiện tại khó có thể hình
dung được và các tác động cũng khó có thể đo được bằng đơn vị tiền tệ. Những tác
động như vậy bao gồm cả ảnh hưởng của CNSH y học đến tuổi thọ và chất lượng cuộc
sống và những lợi ích về môi trường của CNSH nông nghiệp và công nghiệp. Ngoài ra,
những con số này cũng không tính đến những gia tăng về GVA của từng ứng dụng,
như sự gia tăng ở sản lượng nông nghiệp với việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về
sinh khối với vai trò là một nguồn nguyên liệu công nghiệp. Một khía cạnh đáng chú ý
của những ước tính sơ bộ trên đó là sự đóng góp kinh tế của CNSH có tiềm năng lớn
nhất trong các ứng dụng công nghiệp, với 39% tổng GVA tiềm năng từ CNSH, tiếp
theo là sản xuất sơ cấp với 36% tổng số và các ứng dụng trong y tế có thể đóng góp
25% tổng GVA. Ước tính này mâu thuẫn rõ rệt với một ước tính của OECD về sự
53
phân bố chi tiêu NC&PT theo các doanh nghiệp vào năm 2003, như đã chỉ ra ở Bảng 3.
Đầu tư NC&PT của khu vực tư nhân chiếm một tỷ trọng lớn, đến 87% cho các ứng
dụng trong lĩnh vực y tế vào năm 2003, chỉ có 2% chi tiêu NC&PT của CNSH dành
cho các ứng dụng công nghiệp. Các kết quả này cho thấy, đầu tư của khu vực tư nhân
vào NC&PT của CNSH chưa tương xứng với các cơ hội thị trường tiềm năng đối với
CNSH theo ứng dụng. Điều này có thể phản ánh một phần hiệu quả NC&PT cao hơn
trong lĩnh vực sản xuất sơ cấp và CNSH công nghiệp so với CNSH y học, nhưng việc
thiếu các biện pháp khuyến khích, các quy định hỗ trợ, các nhà nghiên cứu có kỹ năng
hay nguồn đầu tư bổ sung cho NC&PT khu vực nhà nước cũng có thể giữ vai trò quan
trọng. Tuy nhiên, một sự thay đổi trong các vấn đề ưu tiên của khu vực tư nhân có thể
đang diễn ra, như đã được thấy trong mức tăng gần đây của đầu tư vào năng lượng
sạch.
Bảng 3: Chi tiêu NC&PT hiện tại so với các thị trường trong tương lai của CNSH
theo ứng dụng
Tỷ trọng của tổng chi tiêu
của doanh nghiệp cho
NC&PT CNSH của
OECD năm 2003
Ước tính tỷ trọng tiềm
năng của tổng giá trị gia
tăng CNSH của khu vực
OECD năm 2030
Y tế 87% 25%
Sản xuất sơ cấp 4% 36%
Công nghiệp 2% 39%
Các lĩnh vực khác 7% --
100% 100%
Nguồn: OECD (2006) phân bố chi tiêu NC&PT của CNSH
Thậm chí, CNSH có thể chiếm một tỷ trọng cao hơn trong GDP của các nước
đang phát triển, do tầm quan trọng của các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và sơ cấp
đối với GDP của các nước này lớn hơn so với các nước OECD. Ngược lại, tỷ trọng
GDP từ sử dụng CNSH để phát triển và bào chế dược phẩm và chế tạo các thiết bị y
tế dường như lại lớn hơn ở các nước phát triển, do sự tập trung của các năng lực
nghiên cứu tiên tiến và các thị trường tại khu vực OECD. Hầu hết các công nghệ y
tế mới sẽ đều quá đắt tiền đối với phần lớn dân số thế giới. Điều này sẽ giới hạn
những ích lợi của nhiều sản phẩm CNSH y học vào năm 2030 chỉ cho khoảng 1 tỷ
người của các nước phát triển, nơi có thu nhập bình quân đầu người đủ để đáp ứng
và có thể có thêm từ 500 triệu đến 1 tỷ người giàu sống tại các nước đang phát triển.
3.2. Các kịch bản đối với nền kinh tế sinh học của năm 2030
Nền KTSH có thể sẽ xảy ra vào năm 2030 theo mô tả trên đây được dựa trên cơ
sở các điều kiện "kinh doanh theo thông lệ". Tuy nhiên, nền KTSH của năm 2030
54
có thể sẽ thay đổi đáng kể từ vạch xuất phát này, phụ thuộc vào những biến cố
không thể lường trước cộng với mối tương tác của việc lựa chọn công nghệ, kinh tế
và chính trị.
Có hai kịch bản phản ánh những động lực và những biến cố có thể tác động đến
hình thù tương lai của một nền KTSH sẽ diễn ra tại các nước OECD và cả trên
phạm vi toàn thế giới. Cần lưu ý rằng các kịch bản này không thể vừa dự báo trước
được tương lai hay tạo ra sự đồng thuận về các kết quả dễ xảy ra nhất. Không giống
như ước tính về dân số toàn cầu, cơ cấu tuổi tác và tiêu thụ năng lượng vào năm
2030, các kịch bản này không phải là phép ngoại suy và vì vậy sẽ không có giá trị
đối với việc hoạch định dài hạn về kinh tế hoặc công nghệ. Thay vào đó, các kịch
bản có thể được coi là một công cụ để tư duy một cách thấu đáo về những hàm ý
tương lai của một loạt các quyết định chính trị và tư nhân.
Nghiên cứu về kịch bản được bắt đầu bằng việc xây dựng sáu kịch bản: mỗi lĩnh
vực sản xuất sơ cấp, công nghiệp và CNSH y học bao gồm hai kịch bản. Một phân
tích về sáu kịch bản này cho thấy, có hai ảnh hưởng then chốt đến nền KTSH tương
lai đó là sự thương mại hóa thành công các sản phẩm và quy trình CNSH (phụ
thuộc vào những tiến bộ về khoa học và công nghệ và vào khả năng cạnh tranh của
CNSH so với các công nghệ khác) và chất lượng của sự quản lý, được xác định như
một hệ thống các quy định và chính sách tác động đến sự phát triển và ứng dụng
CNSH. Sáu kịch bản này được kết hợp thành hai kịch bản hỗn hợp mang tên
"Muddling Through" (Thành công theo cách lộn xộn) và "Uneven Development"
(Phát triển không đồng đều). Trái ngược với nhiều bài tập kịch bản thường có xu
hướng đưa ra các kết quả hoặc hoàn toàn tích cực hoặc hoàn toàn tiêu cực, hai kịch
bản này bao gồm một sự pha trộn của cả các kết quả tích cực lẫn tiêu cực. Tuy
nhiên, kịch bản “Muddling Through” đưa ra nhiều kết quả tích cực hơn so với kịch
bản "Uneven Development".
Cả hai kịch bản đều được xây dựng dựa trên các ước tính về động lực chi phối
nền KTSH và những dự báo ngắn hạn về các dạng CNSH có thể sẽ đạt đến thị
trường vào năm 2015. Các kịch bản đưa ra giả thiết về một thế giới ngày càng đa
cực, trong đó không có một đất nước hay một khu vực nào chi phối các vấn đề thế
giới và bao gồm các biến cố về tự nhiên và chính trị có thể tác động đến nền KTSH.
Ngoài các tác động có thể xảy ra của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm
2007-2010 ảnh hưởng đến nền KTSH, các biến cố trên còn bao gồm cả sự suy thoái
môi trường, hạn hán và thời tiết xấu, bệnh tật và cả khả năng của một cuộc khủng
bố sinh học. Các kịch bản không đưa ra các biến cố không chắc chắn cao như một
nạn dịch bệnh toàn cầu có thể cướp đi sinh mạng của hàng trăm triệu người trên thế
55
giới. Các kịch bản này đều là hư cấu với những biến cố được đưa ra theo cách suy
luận hợp lý nhất. Dưới đây là tóm lược của mỗi kịch bản cùng với các bài học
chính sách có thể rút ra từ chúng.
3.2.1. Kịch bản 1: “Muddling through”
Trong giai đoạn từ 2009 đến 2013, đầu tư nghiên cứu và kinh doanh liên quan
đến các ứng dụng CNSH đối với các lĩnh vực sản xuất sơ cấp và công nghiệp vẫn
tiếp tục tăng, một phần là do sự quay trở lại của giá hàng hóa cao sau cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu 2007-2010. Ngoài ra, các chính phủ hỗ trợ đầu tư và
nghiên cứu CNSH như một phần của các xúc tiến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên,
điều này hoàn toàn rõ rệt từ sau năm 2010, thời điểm kết thúc kỷ nguyên với nguồn
vốn rẻ, dồi dào đầu tư vào các công ty công nghệ rủi ro cao. Điều này tác động đặc
biệt tới các công ty dược phẩm mới khởi sự, với luồng đầu tư chuyển hướng sang
các lĩnh vực ít rủi ro hơn với thời gian hoàn vốn ngắn hạn, như thiết bị y tế, công cụ
chẩn đoán, năng lượng sinh học, và CNSH nông nghiệp. Sự suy giảm về nguồn vốn
rẻ phần nào đã hỗ trợ cho việc tìm kiếm các mô hình kinh doanh mới có thể làm
giảm chi phí thông qua việc chia sẻ tri thức.
Đầu tư vào y học dự phòng vẫn tiếp tục, nhưng lĩnh vực này phải đối mặt với
những rào cản nghiêm trọng do chi phí gia tăng với sự tranh luận của công chúng
ngày càng tăng về việc chi tiêu cho y tế nên vào đâu - vào những thay đổi về điều
kiện sống với chi phí thấp hay theo hướng các can thiệp y học đắt giá. Phương
hướng đầu tiên được ủng hộ một phần bằng sự phản ứng trước viễn cảnh nạn dịch
cúm xảy ra vào năm 2014, khi mà các hoạt động y tế công cộng như cách ly và hạn
chế đi lại có hiệu quả hơn so với các loại thuốc chống virut mới. Cuộc khủng hoảng
bệnh cúm còn góp phần củng cố năng lực của các tổ chức quốc tế như WTO trong
việc quản lý và giải quyết các mối đe dọa sức khỏe. Một số tiến bộ đạt được về các
điều kiện quản lý đối với y tế, như một hiệp định giữa Cơ quan Thực phẩm và
Dược phẩm (FDA) tại Mỹ và Cơ quan Y tế châu Âu (European Medicines Agency)
về việc công nhận giá trị của các dụng cụ đánh dấu sinh học. FDA còn đưa ra các
yêu cầu về việc tiếp tục đánh giá các dược phẩm sau khi được cấp phép lưu thông
trên thị trường và chính phủ Mỹ còn dành riêng kinh phí tài trợ cho các thử nghiệm
lâm sàng để so sánh tính hiệu quả của các loại dược phẩm khác nhau dùng để điều
trị một căn bệnh cụ thể. Quyền pháp định cỡ trung của lĩnh vực y tế đã phát triển
các hệ thống hồ sơ y tế toàn diện cho phép các nhà khoa học nghiên cứu về các tác
dụng dài hạn của việc sử dụng dược phẩm và các yếu tố môi trường tác động đến
các kết quả sức khỏe. Sự nghiên cứu như vậy sẽ làm tăng thêm những ích lợi của
một hệ thống y tế dựa trên cơ sở khoa học chứ không phải "dựa vào kỹ thuật",
nhưng sự thành công trong việc thay đổi các hành vi của bác sĩ và bệnh nhân vẫn
còn là vấn đề chắp vá.
56
Hai năm liên tiếp diễn ra hạn hán khắc nghiệt và nhiệt độ cao tại các khu vực
trồng ngũ cốc chủ yếu của thế giới trong các năm 2016 và 2017 sẽ làm cho nguồn
cung ngũ cốc toàn cầu bị đẩy xuống mức thấp kỷ lục và giá cả tăng lên cao mức kỷ
lục. Nạn đói nghiêm trọng xảy ra tại các vùng nghèo hơn của thế giới gần như có
thể ngăn chặn được thông qua các hoạt động của Liên hiệp quốc nhằm đạt được
một hiệp định toàn cầu hạn chế việc sử dụng ngũ cốc để làm thức ăn gia súc. Kinh
nghiệm này chứng tỏ giá trị của các loại cây trồng GM có sức chịu hạn hán, điều
này khiến cho châu Âu chấm dứt lệnh đình hoãn GM của mình. Sự kiện này cũng
được coi như một lời kêu gọi thức tỉnh về việc cần xem xét vấn đề biến đổi khí hậu
một cách nghiêm túc, dẫn đến một hiệp định toàn cầu từng bước thực hiện thuế các-
bon với mức độ đủ cao để dẫn đến những suy giảm rõ rệt về phát thải GHG (khí
nhà kính). Việc này làm tăng mức độ bảo toàn năng lượng cũng như một sự bùng
nổ đầu tư vào năng lượng các-bon thấp, trong đó có nhiên liệu sinh học.
Năm 2019, sẽ có nhiều yếu tố kết hợp làm chuyển hướng các hệ thống tài trợ và
khuyến khích cho nghiên cứu y học, từ các sáng chế và định giá thị trường các loại
thuốc đã đăng ký sáng chế cho đến một hệ thống giải thưởng toàn cầu, là nơi các
sáng chế hết hiệu lực một khi đạt được cấp phép lưu thông trên thị trường. Vì thế
tất cả các loại thuốc mới sẽ được sản xuất với giá thuốc đồng dạng. Các công ty
phát minh ra thuốc mới sẽ được đền đáp bằng các "giải thưởng" tài chính khác nhau
phụ thuộc vào những ích lợi về sức khỏe của từng loại thuốc. Ngành công nghiệp
dược chấp nhận hệ thống mới này bởi vì nó mang lại một giải pháp về mức độ suy
giảm lợi nhuận lâu dài ở do độ lớn thị trường đối với từng loại thuốc giảm (một
phần là do việc sử dụng dược gen học) và còn do hệ thống đánh thuế quốc tế dựa
trên cơ sở GDP bình quân đầu người quốc gia đã tạo dựng được một nguồn quỹ giải
thưởng rất lớn đủ để đền bù cho những đầu tư mạo hiểm vào nghiên cứu y học.
Chính phủ các quốc gia chấp nhận hệ thống mới này bởi vì nó làm giảm các chi phí
y tế, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Hệ thống giải thưởng
còn làm tăng đầu tư cho nghiên cứu về các thiết bị y tế và y học phục hồi. Đầu tư
vào y học phục hồi phải chịu ảnh hưởng tồi tệ hơn nếu tuân theo hệ thống sáng chế
bởi vì các bằng sáng chế không thể bảo vệ một cách thỏa đáng các liệu pháp điều
trị dựa vào tế bào gốc và kỹ thuật thao tác mô.
Giai đoạn các năm từ 2025 đến 2030 đánh dấu một sự củng cố của nền KTSH,
với việc chấp nhận rộng rãi các kỹ thuật CNSH trong nền sản xuất sơ cấp. Tuy
nhiên cũng có một vài thất bại, như việc giải phóng các nguồn lưu trữ các-bon lớn
do sự chuyển đổi các vùng thảo nguyên và rừng nhiệt đới tại Nam Mỹ và châu Phi
thành đất trồng trọt. Điều này xảy ra do thiếu một hiệp định quốc tế về các tiêu
chuẩn vòng đời của các sản phẩm nông nghiệp, hóa sinh và nhiên liệu sinh học mật
57
độ cao. Nhiên liệu sinh học mật độ cao được sản xuất từ cây mía hoặc các loại cây
và cỏ tăng trưởng nhanh, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhiên
liệu sinh học từ tảo có thể làm giảm được nhu cầu về khai phá các diện tích đất
trồng mới, nhưng các vấn đề kỹ thuật làm trì hoãn phương án này. Chi phí của việc
sản xuất nhiên liệu sinh học từ tảo chỉ bắt đầu trở nên có khả năng cạnh tranh gần
đến năm 2030, nhưng tương lai của nó không chắc chắn, do sự cạnh tranh vẫn tiếp
diễn từ các nguồn năng lượng tái tạo thay thế.
Trọng tâm của nghiên cứu y học đã chuyển hướng một phần từ các loại dược
phẩm sang y học phục hồi, các công cụ chẩn đoán và các kỹ thuật phẫu thuật.
Nghiên cứu trong y học dự phòng đã dẫn đến nhiều thành quả về khả năng phòng
chống hoặc làm chậm tiến trình phát triển một số dạng bệnh ung thư. Việc kiểm tra
phát hiện các phôi mang bệnh di truyền và các nguy cơ mắc các bệnh nghiểm
nghèo cao đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, dân chúng sẽ phản đối việc tiến hành xét
nghiệm ở trẻ em và người lớn một khi vẫn chưa có các liệu pháp hiệu quả điều trị
các căn bệnh nếu như chúng phát triển. Dưới những điều kiện đó, việc xét nghiệm
chẩn đoán càng tạo nên lo âu và đau khổ hơn là tốt đẹp. Hoạt động y học ngày càng
phát triển cả theo hướng tự động hóa lẫn cá nhân hóa, với các chế độ điều trị được
dựa trên cơ sở phần mềm phân tích di truyền và các kết quả xét nghiệm chẩn đoán
khác, các hồ sơ bệnh án và các dữ liệu về hành vi và môi trường. Khả năng bỏ qua
các thủ tục điều trị thực hành tốt nhất của các bác sĩ sẽ giảm xuống, nhờ vào sự
tuân thủ tốt hơn trong các hệ thống y tế được quản lý chặt chẽ.
- Chính sách tương ứng với kịch bản "Muddling through"
Một sự phối hợp giữa sự quản lý tốt và khả năng cạnh tranh cao về mặt công
nghệ của CNSH ở một phạm vi rộng các ứng dụng có thể dẫn đến các kết quả có lợi
như đã nêu ở trên. Sự quản lý quốc tế tốt được thúc đẩy bằng những kinh nghiệm
hợp tác tích cực, giống như một sự phản ứng được phối hợp trước một cuộc khủng
hoảng dịch cúm lớn. Điều đó sẽ giúp các nước đạt được một hiệp định trong các
năm sau này xung quanh các vấn đề quan trọng như thiếu lương thực và sự biến đổi
khí hậu. Niềm tin một khi đã được phát triển còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi
cho hợp tác quốc tế về một cơ cấu khuyến khích mới đối với các ứng dụng trong y
tế. Tuy nhiên, các vấn đề gây bất đồng vẫn còn tồn tại và sự đồng thuận toàn cầu
vẫn còn là một thách thức đòi hỏi sự thỏa hiệp của tất cả các bên tham gia.
Những khủng hoảng nghiêm trọng có thể tạo ra một cơ hội cho các chính phủ
thực hiện một sự thay đổi triệt để hay mang tính phá bỏ. Ví dụ, trong kịch bản này,
một cách tiếp cận phối hợp trước vấn đề biến đổi khí hậu chỉ được áp dụng sau khi
có một nỗi lo sợ lớn về thiếu hụt lương thực toàn cầu. Một cách tiếp cận không
58
phối hợp và điều hành kém (không được khai thác trong kịch bản này), là khi mà
mỗi một nước đều theo đuổi những lợi ích riêng của mình một cách độc lập, có thể
sẽ là điều thảm khốc, cùng với những tranh chấp thương mại gia tăng xung quanh
các nguồn lực khan hiếm và sự biến đổi khí hậu nhanh chóng.
CNSH sẽ phát triển mạnh trong kịch bản này bởi nó mang tính cạnh tranh về mặt
công nghệ cao, mặc dù trong một số trường hợp, như đối với nhiên liệu sinh học,
quy định mang tính hỗ trợ sẽ đóng vai trò quan trọng. Các yếu tố kinh tế cũng ảnh
hưởng đến khả năng cạnh tranh và việc tìm kiếm các giải pháp. Khả năng sinh lời
suy giảm của ngành công nghiệp dược phẩm đã mang lại cơ hội áp dụng một cơ cấu
khuyến khích mới thích hợp đối với nghiên cứu y học. Những thay đổi này khuyến
khích sự đầu tư lớn hơn vào các công nghệ, ví dụ như y học phục hồi, và sẽ mang
lại một nguồn lợi cao hơn về kinh tế xã hội. Nhiều công nghệ triển vọng, được
minh họa trong kịch bản này như y học dự phòng và nhiên liệu sinh học từ tảo, có
thể sẽ không đạt được thành công như mong đợi do những thách thức phức tạp về
mặt khoa học. Nhiên liệu sinh học từ tảo cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh không
ngừng từ các nguồn năng lượng sạch thay thế và chưa xác định được rõ người
thắng cuộc về kỹ thuật đến cuối kịch bản này. Trong trường hợp y học dự phòng,
sự phản đối của dân chúng về y học xâm lấn sẽ gây hạn chế tiến bộ của chúng.
3.2.2. Kịch bản 2: “Uneven Development”
Trong các năm 2009 đến 2014, CNSH nông nghiệp dưới sự kiểm soát của 5 công
ty lớn hàng đầu thế giới vẫn sẽ tiếp tục phát triển dựa trên các thành quả trước đó,
với sự ra đời một cách đều đặn các giống cây GM cải tiến như ngô, lúa mì và đậu
tương. Châu Âu vẫn không chấp nhận cây trồng GM, nhưng sản xuất nhiên liệu
sinh học ở cả Mỹ và châu Âu đều phát triển mạnh. Những yêu cầu về hàm lượng
nhiên liệu sinh học trong nhiên liệu dùng cho giao thông vận tải tạo thuận lợi cho
các khoản đầu tư đã có vào sản xuất nhiên liệu sinh học dựa trên cây trồng hơn là
nhiên liệu sinh học xenlulose. Kết hợp với những khó khăn về kỹ thuật, sự tài trợ
thấp cho nhiên liệu sinh học xenlôn đã dẫn đến mức đầu tư giảm vào công nghệ này,
các nhà đầu tư "xanh" chuyển hướng sang các nguồn năng lượng mặt trời và địa
nhiệt. Áp lực từ các tổ chức phi chính phủ dẫn đến việc chấm dứt tất cả các nguồn
trợ cấp cho nhiên liệu sinh học vào năm 2014 ở châu Âu. Trong lĩnh vực y tế, hai
công ty dược phẩm lớn nhất thế giới, một công ty ICT và một nhà cung cấp dịch vụ
y tế tư nhân tại Mỹ đã thành lập một liên doanh để tận dụng lợi thế của các yêu cầu
của FDA về việc bắt buộc việc tiếp tục theo dõi sau marketing và việc sử dụng
thông tin dược gen học trong các thử nghiệm lâm sàng. Nhà cung cấp dịch vụ y tế
cho phép các công ty dược phẩm cơ hội tiếp cận các thành viên và hệ thống cơ sở
dữ liệu y tế mở rộng của mình để đổi lại việc được hưởng giá thuốc giảm.
59
Vẫn không có một thỏa thuận quốc tế nào đạt được về vấn đề GHG. Mối quan
tâm đến sự biến đổi khí hậu đã giảm đáng kể do nhiệt độ tăng rất ít kể từ năm 2007.
Các nhà khí hậu học đã dự đoán rằng một chu kỳ kéo dài trên quỹ đạo trái đất sẽ
chỉ tạo nên một sự trì hoãn tạm thời ở biến đổi khí hậu trong một thập kỷ, nhưng
cảnh báo của họ đã bị phớt lờ.
Vào tháng 9 năm 2016, quân khủng bố sẽ phát tán một loại vi khuẩn tổng hợp tại
Luân đôn và là nguyên nhân dẫn đến chứng đau ruột nghiêm trọng ở hàng nghìn
người. Không có ai bị tử vong nhưng khả năng quân khủng bố có thể tạo nên một
loại vi khuẩn hay vi-rút gây chết người đã dẫn đến những cơn sốc trong cả khu vực
OECD. Chính phủ các nước đã chuyển hướng các vấn đề ưu tiên của mình sang an
ninh nội địa, áp dụng nhiều biện pháp thắt chặt an ninh nghiêm ngặt đối với nghiên
cứu về các dạng sự sống tổng hợp và cả nghiên cứu về GM. Chi phí cao để đáp ứng
các quy định hạn chế này đã khiến cho nhiều công ty công nghiệp và nông nghiệp
phải từ bỏ các dự án nghiên cứu trong các lĩnh vực này. Họ còn gặp khó khăn ngày
càng tăng trong việc duy trì số nhân lực khoa học, những người này ra đi để nhận
các công việc được trả lương cao hơn trong nghiên cứu về an toàn sinh học. Các
vấn đề an ninh buộc chính phủ các nước OECD thúc đẩy bảo tồn môi trường thiên
nhiên và tăng cường việc thực hiện các ngồn năng lượng thay thế cho nhiên liệu
hóa thạch nhập khẩu, trong đó có việc xây dựng các nhà máy năng lượng hạt nhân.
Tại khu vực Bắc Mỹ, phát thải GHG vẫn tiếp tục gia tăng. Nghiên cứu về an toàn
sinh học đã mang lại nhiều tác động có lợi. Kết quả dẫn đến các phương tiện chẩn
đoán rẻ hơn phát hiện vật ký sinh và bệnh tật ở người, gia súc và cây trồng. Các bác
sĩ có thể nhanh chóng xác định các triệu chứng cảm lạnh gây ra do vi-rút hay vi
khuẩn, điều này làm giảm việc kê đơn quá liều các loại thuốc kháng sinh có thể dẫn
đến sự phát triển các dòng vi khuẩn kháng thuốc. Các ngân hàng dữ liệu toàn cầu
về ADN cây trồng và vật nuôi, được duy trì như một phần của an toàn sinh học
được sử dụng trong những năm 2020 nhằm phòng tránh thương mại bất hợp pháp
nguồn vật liệu sinh học.
Ngành y tế được bảo vệ gần như hoàn toàn khỏi các vấn đề đang ảnh hưởng đến
CNSH nông nghiệp và công nghiệp, do mức lương cạnh tranh hơn và nguồn tài trợ
của Mỹ cho nghiên cứu nhằm xác định và xử lý nhanh các mầm bệnh mới. Liên
doanh y tế nói trên đã đóng cửa vào năm 2020 và được thay thế bằng một sự liên
kết khác giữa các đối tác, chịu sự chi phối của công ty ICT và nhà cung cấp y tế.
Mô hình doanh nghiệp mới này được gọi là Networked Health Provider (Nhà cung
cấp y tế mạng lưới - NHP). Mối liên kết này bị chi phối bởi những mâu thuẫn giữa
các đối tác xung quanh việc sử dụng các loại thuốc đắt tiền không mang tính sáng
tạo một cách đặc biệt và sự thiếu thiện chí của hai đối tác dược phẩm trong việc
60
chuyển sang lĩnh vực hoạt động y học phục hồi, đang gây đe dọa một số thị trường
của họ. Công ty mới này có thể áp dụng công nghệ mới, xây dựng các loại hình
chuyên môn mới và khắc phục các trở ngại về quản lý đối với đổi mới. Mô hình
NHP trở nên sinh lời cao. Chủ yếu dựa trên cơ sở áp dụng các thiết bị y học mới và
các liệu pháp phục hồi và được nhân sao ở Ấn Độ và Trung Quốc.
Thực tế, lộ trình chính đến thị trường của các sản phẩm y học thông qua môi
trường trung gian là các NHP có nghĩa là các công ty nhỏ có thể phát triển một quy
mô các sản phẩm y tế rộng hơn. Phát triển thuốc không còn chi phối CNSH y học
nữa, với gần một nửa đầu tư nghiên cứu tư nhân được dành cho các lĩnh vực y học
chẩn đoán và phục hồi.
Giai đoạn 2022 và 2030 sẽ đánh dấu sự khôi phục một phần của việc sử dụng
CNSH trong sản xuất sơ cấp và công nghiệp. Braxin và một vài nước khác không
nằm trong khối OECD đã triển khai các nhà máy tinh chế sinh học có khả năng
cạnh tranh về kinh tế để sản xuất nhiên liệu sinh học mật độ năng lượng cao và các
loại plastic sinh học vào năm 2025, được xây dựng dựa trên kinh nghiệm chuyên
môn của các công ty enzym châu Âu, các công ty này đã chuyển một phần các hoạt
động của họ ra nước ngoài nhằm tránh các quy định nghiêm ngặt về nghiên cứu của
châu Âu và Mỹ.
Mối quan tâm đến vấn đề GHG và biến đổi khí hậu đã tăng lên thành một vấn đề
nghiêm trọng toàn cầu vào năm 2027, do 7 năm biến đổi khí hậu tăng liên tục. Điều
này đã làm khôi phục lại mối quan tâm đến việc sử dụng GM và các CNSH khác để
phát triển các giống cây trồng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt. Trung Quốc và
Ấn Độ là những nước đi đầu trong lĩnh vực này. Các công ty công nghiệp lẫn nông
nghiệp đã vận động Chính phủ các nước OECD nới lỏng một số giới hạn đối với
việc sử dụng CNSH.
Thành công chủ yếu của mô hình y tế NHP đã tạo nên một sự nói lỏng ngày càng
tăng xung quanh việc phát triển một hệ thống y tế hai bậc một cách rõ rệt, với các
thành viên tham gia NHP có thể được hưởng những phần thưởng cao hơn từ hệ
thống y tế tốt hơn so với các cá nhân được phục vụ bởi các nhà cung cấp dịch vụ y
tế khác. Các nước châu Âu và các nước khác với các hệ thống y tế cộng đồng còn
chậm trễ trong việc áp dụng mô hình NHP và vì vậy sẽ kém thành công hơn trong
việc áp dụng một hệ thống tích hợp về cung cấp các dịch vụ y tế. Họ cũng phải mua
nhiều liệu pháp chữa trị mới từ các NHP với giá cao. Phản ứng trước cuộc tranh
luận chính trị ngày càng gia tăng xung quanh các NHP, nhiều nước có các hệ thống
y tế được tài trợ công được cảnh báo là vào năm 2030 sẽ phải dựa vào các điều
khoản không tham gia của hiệp định Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến mậu dịch
(TRIPs) nhằm sản xuất các liệu pháp đăng ký bản quyền với chi phí thấp.
61
- Chính sách liên quan đến kịch bản “Uneven Development”
Một số vấn đề được mô tả trong kịch bản này phát sinh do sự thay đổi ở khả
năng cạnh tranh công nghệ của CNSH, thường bị trầm trọng hơn do các quyết định
chính trị tồi, ví như thiếu hỗ trợ cho các công nghệ có triển vọng. Mặc dù các biện
pháp an ninh được áp dụng với vai trò phản ứng lại các cuộc tấn công khủng bố
sinh học đã dẫn đến nhiều đổi mới hữu ích, nhưng chúng vẫn kiềm chế tăng trưởng
trong CNSH nông nghiệp và công nghiệp. Tình trạng này trở nên xấu hơn do những
ảnh hưởng không được dự tính trước của mức lương cao hơn trong lĩnh vực an toàn
sinh học. Các chính sách được thiết kế tỉ mỉ, có hệ thống nhằm hỗ trợ cho cả an
toàn sinh học và CNSH nông nghiệp và công nghiệp có thể tránh được một số vấn
đề trên. Sự tiến bộ trong CNSH y học được hậu thuẫn bằng một sự đổi cơ cấu quan
trọng có quan hệ chặt chẽ với nghiên cứu về các liệu pháp y học với việc cung cấp
các dịch vụ y tế. Tuy nhiên, ích lợi không được chia sẻ rộng rãi. Vào cuối kịch bản
này, những mối căng thẳng ngày càng tăng xung quanh cơ hội tiếp cận có thể khiến
cho một số quốc gia làm suy yếu hệ thống bảo hộ sáng chế, vốn mang lại một động
cơ khuyến khích chủ yếu đối với đầu tư vào nghiên cứu y học.
Kịch bản này còn được đánh dấu bởi sự thất bại của việc phản ứng trước các vấn
đề toàn cầu như mối đe dọa biến đổi khí hậu. Mối quan tâm đến vấn đề này đã giảm
do trải qua một thập kỷ với sự gia tăng rất nhỏ ở nhiệt độ toàn cầu. Nhận thức về
vấn đề không được đề cao cho đến cuối kịch bản này, khi sự biến đổi khí hậu đã trở
nên cao hơn mức bình thường. Các giải pháp đưa ra đều không thỏa đáng, nhằm
giải quyết các triệu chứng của sự biến đổi khí hậu hơn là nhằm giải quyết nguyên
nhân. Sự phản ứng chủ yếu ở đây đó là phát triển các giống cây trồng thích nghi với
các điều kiện ngày càng nóng hơn và khô hơn, chứ không phải là giảm phát thải
GHG.
KẾT LUẬN
Theo OECD, CNSH có thể sẽ đóng góp xấp xỉ 2,7% tổng giá trị gia tăng chỉ của
riêng các nước OECD vào năm 2030 và có thể sẽ còn hơn nữa phụ thuộc vào triển
vọng phát triển công nghệ và các chính sách. Nếu có những chính sách hỗ trợ tích
cực hơn, CNSH có thể làm tăng năng suất lao động và giúp giải quyết vấn đề biến
đổi khí hậu, tình trạng thiếu nước, khan hiếm lương thực, an ninh năng lượng và
bệnh tật.
Một câu hỏi đặt ra là tại sao các Chính phủ lại nên hỗ trợ về mặt chính sách lâu
dài cho một nền KTSH mới nổi? Câu trả lời đó chính là tiềm năng lớn của CNSH
62
trong việc tạo ra các thị trường mới, cải thiện năng suất, y tế và độ bền vững của
môi trường. Nếu thiếu sự hỗ trợ cho CNSH sẽ dẫn tới thất bại trong việc phát triển
các giống cây trồng được cải tiến có thể mang lại lợi ích lớn cho người nghèo. Điều
này cũng đúng với trường hợp của các ứng dụng y tế, trong đó CNSH có thể góp
phần phát triển các kháng thể và các loại dược phẩm hiệu quả với các lợi thế chữa
trị lớn so với các phương pháp điều trị hiện thời.
Những dự báo về nền KTSH đều có thể xảy ra và hai kịch bản khác nhau dự báo về
tương lai được trình bày ở trên cho thấy có nhiều yếu tố sẽ tác động đến nền KTSH
mới nổi. Một số yếu tố là những tiến bộ công nghệ ngẫu nhiên trong cả hai lĩnh vực
CNSH và các công nghệ cạnh tranh. Các yếu tố khác bao gồm những thách thức lớn
mà thế giới phải đối mặt, như khan hiếm lương thực do sự biến đổi khí hậu và hạn hán
hay các dịch bệnh lớn xảy ra ở gia súc. Nhiều sự kiện được mô tả trong các kịch bản sẽ
gây ra các cuộc khủng hoảng chính trị nhưng cũng đem lại cơ hội. Việc các Chính phủ
phản ứng như thế nào trước các cuộc khủng hoảng tài chính, khan hiếm lương thực
hay các dịch bệnh có thể góp phần hình thành nên sự phát triển của nền KTSH trong
tương lai. Viễn cảnh tương lai này còn bị tác động mạnh mẽ bởi sự hợp tác quốc tế,
đặc biệt là của các nước đang phát triển, và các cơ cấu kích thích nghiên cứu và các thị
trường. Các động cơ kích thích ảnh hưởng đến các dạng CNSH có thể cạnh tranh về
mặt thương mại và sự phân bổ ích lợi của chúng. Cơ cấu của các biện pháp kích thích
còn có thể hỗ trợ cho các công nghệ bền vững về khía cạnh môi trường hơn so với các
công nghệ thay thế kém thân thiện, hoặc ngược lại. Mặc dù các biến cố mô tả trong
các kịch bản là hoàn toàn hư cấu, nhưng bài học được rút ra từ đó có thể giữ vai trò rất
quan trọng đối với sự quản lý. Điều này đòi hỏi cần có các chính sách được hoạch định
một cách sáng suốt nhằm hỗ trợ cho quỹ đạo phát triển của nền KTSH và các chính
sách linh hoạt có thể dự báo và phản ứng một cách có hiệu quả trước những cuộc
khủng hoảng không thể lường trước.
Theo OECD, để đạt tới một triển vọng đầy sáng sủa của KTSH tới năm 2030 đòi
hỏi một khung chính sách có thể sẽ giải quyết được những thách thức về mặt công
nghệ, kinh tế và thể chế. Một số giải pháp này sẽ yêu cầu việc điều chỉnh cách
chính sách hỗ trợ và hợp tác nghiên cứu giữa khu vực công và tư nhân, đào tạo các
nhà khoa học, các thị trường vốn, quyền sở hữu trí tuệ thích hợp, các thị trường sản
phẩm cạnh tranh, quy định để tối thiểu hoá các rủi ro cũng như đối thoại với công
chúng về ích lợi của CNSH. Các lĩnh vực khác của CNSH sẽ không thể đạt được
tiềm năng đầy đủ của chúng nếu không có các cơ chế chính sách mới và các can
thiệp chính sách lớn.
63
Là một nước nông nghiệp, CNSH được nhà nước Việt Nam coi là lĩnh vực mũi
nhọn, chủ trương này đã được cụ thể hoá bằng Chỉ thị số 50-CT/TƯ về Đẩy mạnh
phát triển và ứng dụng để phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với Chỉ
thị này, có thể nói, đó chính là tiền đề quan trọng để Nhà nước tăng cường đầu tư
phát triển CNSH trong những năm tới.
Trên thực tế, CNSH Việt Nam đã đạt được một số thành công trong các lĩnh vực
nghiên cứu như: nghiên cứu gien, tế bào-mô phôi, enzym-protein. Đặc biệt, các nhà
khoa học Việt Nam đã tạo ra được các giống cây trồng thuần nhờ áp dụng công
nghệ tế bào-mô phôi, các dòng thuần ở lúa, ngô, các giống cây trồng sạch bệnh trên
cây có múi, hoa, dứa, sắn, chuối, khoai tây và cà chua. Bên cạnh đó, sử dụng CNSH,
các nhà nghiên cứu đã lưu giữ được nhiều giống cây trồng quý phục vụ công tác
bảo tồn, khai thác hợp lý và bền vững nguồn gien cây trồng. Đối với Y học, các
nhà khoa học Việt Nam cũng đã đạt được một số thành tựu quan trọng, ví dụ như
ứng dụng công nghệ thụ tinh ống nghiệm, thụ tinh trứng và tinh trùng đông lạnh
trong chữa trị vô sinh và hiếm muộn ở một số bệnh viện Trung ương, công nghệ
nhân nuôi tế bào gốc phục vụ điều trị bệnh hiểm nghèo, hay bước đầu tạo ra các
động vật có các yếu tố phù hợp cho công tác cấy ghép nội tạng. Ngoài ra, công
nghệ sản xuất vắc-xin của Việt Nam được các nước trong khu vực Đông Nam Á
đánh giá rất cao nhờ áp dụng một số kết quả nghiên cứu do CNSH mang lại. Hiện
tại, Việt Nam đã làm chủ được 9/10 loại vắc-xin phục vụ cho chương trình tiêm
chủng, góp phần thanh toán và loại trừ một số loại bệnh nguy hiểm ở trẻ em.
Từ những nét phác thảo sơ bộ nêu trên, có thể thấy CNSH có tiềm năng đóng
góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam hiện tại và trong tương
lai. Chính vì vậy, dự đoán được xu hướng phát triển của CNSH và sự hình thành
nền KTSH trên thế giới trong tương lai sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách
và quản lý của Việt Nam rút ra những kinh nghiệm, bài học bổ ích để đề ra các biện
pháp, chính sách hỗ trợ CNSH ở nước ta.
Người biên tập: Nguyễn Phương Anh
64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. The Bioeconomy to 2030 - Designing a Policy agenda. OECD. 2009
2. Agricultural Biotechnology to 2030 - “Steady Progress on Agricultural
Biotechnology” Scenario prepared by: Agriculture and Agri-Food Canada.
OCED. 2007
3. Health Biotechnology to 2030. OECD. 2007
4. Industrial Biotechnology to 2030. OECD. 2007.
5. Health Biotechnology: Emerging Business Models and Institutional Drivers.
OECD. 2008
6. Small and Medium Enterprises in Agricultural BiotechnologyOECD. 2008
7. The Role of Biotechnology Intellectual Property Rights in the Bioeconomy
of 2030. OECD. 2007.
8. Intellectual Property Rights in Agricultural and Agro-food Biotechnologies
to 2030. OECD. 2008.
9. Intellectual Property Issues in Biotechnology: Health and Industry. OECD.
2008
10. An Overview of Regulatory Tools and Frameworks for Modern
Biotechnology: A Focus on Agro-Food. OECD. 2007
11. Biotechnology Regulation in the Health Sector. OECD. 2008
12. Opportunities in the New Bioeconomy. Mendel Biotechnology.
y.pdf
13. Prospects for the New Bioeconomy. By Hans P. Blaschek Professor and
Director of the Center for Advanced Bioenergy Research University of
Illinois College of Agricultural, Consumer and Environmental Sciences.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TL09_2009R.pdf