Tổng quan các nghiên cứu về môi trường đầu tư tại các địa phương

Kết luận Môi trường đầu tư vốn có nhiều cách tiếp cận khác nhau, kế thừa kinh nghiệm của các nghiên cứu trước, tác giả chọn và phân loại các yếu tố môi trường đầu tư thành năm yếu tố chính là: chính trị - pháp luật, cơ sở hạ tầng, chi phí, thị trường và yếu tố văn hóa xã hội. Nhìn chung, khi môi trường chính trị - pháp luật ổn định, cơ sở hạ tầng phát triển, chi phí đầu vào thấp, thị trường tăng trưởng tốt và điều kiện văn hóa xã hội dễ thích nghi thì các nhà đầu tư sẽ lựa chọn đầu tư vào địa phương. Tác giả định hướng sẽ nghiên cứu đầy đủ hơn về thực trạng môi trường đầu tư của địa phương mình và so sánh với những nghiên cứu đã có để củng cố thêm cơ sở khoa học về các yếu tố môi trường đầu tư và ảnh hưởng của nó tới sự lựa chọn địa điểm đầu tư.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan các nghiên cứu về môi trường đầu tư tại các địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TNU Journal of Science and Technology 225(15): 153 - 158 Email: jst@tnu.edu.vn 153 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ TẠI CÁC ĐỊA PHƢƠNG Cao Phƣơng Nga*, Hoàng Thị Thu Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, môi trường đầu tư tác động đến các quyết định đầu tư và hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Khi nghiên cứu về môi trường đầu tư của các địa phương có nhiều khía cạnh tiếp cận khác nhau. Khảo cứu các công trình khoa học liên quan đến các yếu tố môi trường đầu tư của một quốc gia, một địa phương của các tác giả trong nước và quốc tế, các kết quả thu được nhờ tổng hợp, khái quát các yếu tố môi trường đầu tư và sự tác động của nó đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp. Đó là các yếu tố sau: Chính trị pháp lý, cơ sở hạ tầng, lực lượng lao động, văn hóa xã hội, quy mô thị trường Nhìn chung, khi môi trường chính trị - pháp luật ổn định, cơ sở hạ tầng phát triển, chi phí đầu vào thấp, thị trường tăng trưởng tốt và điều kiện văn hóa xã hội dễ thích nghi thì các nhà đầu tư sẽ lựa chọn đầu tư vào địa phương. Qua đó, tác giả thấy được những khoảng trống tri thức trong các nghiên cứu, tạo nền tảng và cơ sở để hoàn thiện các công trình nghiên cứu tiếp theo. Từ khóa: môi trường đầu tư; thể chế; chính sách; doanh nghiệp; cơ sở hạ tầng Ngày nhận bài: 25/8/2020; Ngày hoàn thiện: 16/12/2020; Ngày đăng: 24/12/2020 REVIEW ABOUT INVESTMENT CLIMATE ACROSS LOCATIONS Cao Phuong Nga*, Hoang Thi Thu TNU - University of Economics and Business Administration ABSTRACT In the process of industrialization and modernization, the investment climate affects investment decisions and production activities of enterprises. When studying the investment climate of localities, there are many different approaches. By evaluating the extent of domestic and international articles related to the investment climate of a country and a locality, this work gives an overview of the factors of the investment climate, and its impact on the investment decisions of businesses. These are the factors: Legal politics, infrastructure, workforce, social culture, market size... In general, when the political-legal environment is stable, the infrastructure is developed, the input costs are low, the market grows well and the socio-cultural conditions are suitable, investors will investment in the place. Accordingly, the knowledge gaps in the previous studies are highlighted, thus, the basis for the future research are evaluated. Key words: investment climate; institutions; policies; firm; the infrastructure Received: 25/8/2020; Revised: 16/12/2020; Published: 24/12/2020 * Corresponding author. Email: cpnga@tueba.edu.vn Cao Phương Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 153 - 158 Email: jst@tnu.edu.vn 154 1. Đặt vấn đề Đầu tư là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, một trong những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp đó là môi trường đầu tư. Khi nghiên cứu về môi trường đầu tư của các địa phương có nhiều khía cạnh tiếp cận khác nhau. Tổng hợp các nghiên cứu về môi trường đầu tư, khái quát về các yếu tố môi trường đầu tư và sự tác động của nó đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp. Từ đó, chỉ ra những khoảng trống tri thức trong các nghiên cứu, tạo nền tảng và cơ sở để hoàn thiện các công trình nghiên cứu tiếp theo. 2. Các yếu tố môi trƣờng đầu tƣ và tác động của nó tới hoạt động đầu tƣ trong một đất nƣớc hay một địa phƣơng Môi trường đầu tư là một thuật ngữ đã được đề cập nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới. Môi trường đầu tư được nghiên cứu và xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, tùy thuộc vào mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu. Các tác giả trong và ngoài nước có các công trình tiêu biểu sau: Trong nghiên cứu của Dollar và cộng sự [1], các tác giả dựa vào hàm sản xuất phân tích tác động của nhân tố tổng hợp TFP tới năng suất lao động và phân tích sự khác biệt về yếu tố môi trường đầu tư đến năng suất tại các địa phương nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của thể chế, chính sách tới phát triển kinh tế. Nghiên cứu còn chỉ ra yếu tố tiếp cận thị trường quốc tế và thời gian làm việc với hải quan, hạ tầng cấp điện là các yếu tố ảnh hưởng mạnh tới môi trường đầu tư tại các các địa phương. Trong báo cáo phát triển toàn cầu năm 2005 của Ngân hàng thế giới (WB) [2], môi trường đầu tư được nói đến gồm các chính sách và ứng xử của Chính phủ và các yếu tố khác gồm: điều kiện tự nhiên, quy mô thị trường và lựa chọn của người tiêu dùng. Các yếu tố này gây ra chi phí, rủi ro và rào cản thị trường cho doanh nghiệp. Tuy nhiên báo cáo này mang tính tổng hợp các nhân tố tác động đến môi trường đầu tư tới các quốc gia trên toàn thế giới, không đi vào phân tích chi tiết của từng yếu tố ở một quốc gia hay một khu vực. Nghiên cứu của Andrew H. W. Stone, Daniel Kaufmann và Geeta Batra [3] đã khảo sát môi trường kinh doanh thế giới, cung cấp cái nhìn độc đáo về tác động của môi trường đầu tư đối với hoạt động của doanh nghiệp. Cuốn sách này trình bày dữ liệu doanh nghiệp từ hơn 10.000 công ty ở 80 quốc gia đã được thực hiện từ cuối năm 1998 đến giữa năm 2000. Trong nghiên cứu cho thấy các điều kiện của quốc gia liên quan đến thuế và các quy định, tài chính, quản trị và các ràng buộc kinh doanh khác có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích hoạt động và hành vi của một công ty. Lắng nghe các công ty đóng góp đáng kể vào việc đánh giá môi trường đầu tư kinh doanh và quản trị ở một quốc gia. Tuy nhiên cũng giống như báo cáo phát triển toàn cầu của WB, các tác giả không phân tích cụ thể các yếu tố thuộc môi trường đầu tư của một quốc gia. Gallan và cộng sự [4] đã xem xét lựa chọn địa điểm đầu tư của các công ty đa quốc gia. Nhóm nghiên cứu phân tích 5 nhóm yếu tố cấu thành môi trường đầu tư với gồm 20 yếu tố thành phần như Bảng 1. Các yếu tố môi trường đầu tư được quan tâm trong báo cáo của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) về môi trường đầu tư tại Indonesia [5]. Trong báo cáo này, bộ ba các yếu tố tạo nên môi trường đầu tư bao gồm: các vấn đề kinh tế vĩ mô cơ bản - bao gồm ổn định kinh tế vĩ mô, sự cởi mở về kinh tế; thị trường cạnh tranh, và ổn định xã hội và chính trị; quản trị và thể chế - tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý, thuế, và hệ thống pháp luật; một khu vực tài chính mạnh và hoạt động tốt; thị trường lao động mềm dẻo; và lực lượng lao động có kỹ năng; và yếu tố cuối cùng là cơ sở hạ tầng - giao thông (đường xá và bến cảng), viễn thông và cung cấp điện, nước. Cao Phương Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 153 - 158 Email: jst@tnu.edu.vn 155 Bảng 1. Nhóm yếu tố cấu thành môi trường đầu tư Các biến số môi trƣờng đầu tƣ Các quan sát Chính trị - Ổn định chính trị - Thương mại quốc tế phát triển - Chính sách ưu đãi - Pháp luật về môi trường - Thuế và trợ cấp của nước chủ nhà Hạ tầng - Cơ sở hạ tầng tốt - Công nghệ phát triển - Sự sẵn có của lực lượng lao động - Tập trung sản xuất cao - Dễ tiếp cận các nhà cung cấp Chi phí - Chi phí tiếp cận đất đai thấp - Chi phí lao động - Chi phí nguyên liệu, năng lượng - Chi phí vận chuyển Thị trường - Quy mô thị trường nước chủ nhà - Tăng trưởng cầu tại nước chủ nhà - Sự cạnh tranh trên thị trường Văn hóa xã hội - Tiêu chuẩn cuộc sống và dịch vụ công - Thái độ của cộng đồng với doanh nghiệp - Sự tương đồng về văn hóa Nguồn: Tổng hợp theo Jose I. Gallan và cộng sự [4] Báo cáo này xem xét môi trường đầu tư ở Indonesia và cố gắng tìm ra các hiệu ứng đối với các doanh nghiệp có các biện pháp chính sách khác nhau, nhiều trong số đó đã được đưa ra trong thời gian gần đây. Báo cáo này được phân tích dựa trên số liệu điều tra thu được thông qua một cuộc khảo sát cấp độ công ty. Cuộc điều tra là một phần của Dự án nghiên cứu Môi trường đầu tư và Năng suất, được tiến hành năm 2003 bởi Dự án Ngân hàng phát triển chấu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp với Bộ Quốc phòng (CMEA) và Ban Thống kê Trung ương Indonesia (BPS). Cuộc khảo sát mức độ hài lòng của các công ty đã thu thập thông tin về những khó khăn mà các doanh nghiệp phải đối mặt trong kinh doanh. Những hạn chế liên quan đến cơ sở hạ tầng vật chất và tài chính, vấn đề lao động, và các yếu tố khác ảnh hưởng đến năng suất của công ty. Cuộc điều tra đã khảo sát 713 công ty ở 11 khu vực của Indonesia và 10 tiểu ngành. Nghiên cứu của Christian M. Rogerson và Jayne M. Rogerson [6] được thực hiện tại Johannesburg, Nam Phi. Bài viết phân tích kết quả từ các cuộc phỏng vấn gần đây được thực hiện với 100 nhà đầu tư nước ngoài và 10 chuyên gia về môi trường kinh doanh của Johannesburg đối với đầu tư tư nhân. Các tác giả kết luận rằng chính quyền thành phố phải giải quyết một loạt các vấn đề để nâng cao môi trường kinh doanh tại địa phương như: tội phạm và an toàn và an ninh, cơ sở hạ tầng, chi phí kinh doanh tăng cao, thiếu hụt kỹ năng và sự hợp tác lỏng lẻo giữa chính quyền và các nhà đầu tư. Nina Ershova có nghiên cứu trường hợp các nhà đầu tư Nhật Bản ở Nga [7]. Bài viết dựa trên kết quả một cuộc khảo sát các công ty Nhật Bản đang kinh doanh tại Nga (thành viên của Câu lạc bộ Kinh doanh Nhật Bản Moscow) và phân tích nội dung của một bộ câu hỏi phỏng vấn với các đại diện của cộng đồng kinh doanh và cộng đồng hàn lâm Nhật Bản cũng như các tổ chức phi chính phủ. Nhóm tác giả xác định những yếu tố nào thu hút vốn của Nhật Bản sang Nga (yếu tố quan trọng nhất là thị trường tiềm năng rộng lớn của nước Nga) và yếu tố cản trở các hoạt động đầu tư (quy định pháp luật, cơ sở hạ tầng, Cao Phương Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 153 - 158 Email: jst@tnu.edu.vn 156 tham nhũng). Nghiên cứu đầu tư của Nhật Bản vào Nga cho thấy những thách thức cụ thể và những trở ngại khiến các công ty Nhật Bản không muốn tham gia vào các hoạt động kinh doanh tại Nga. Nghiên cứu chỉ ra và hệ thống hoá các yếu tố hạn chế sự phát triển hợp tác đầu tư và nguồn gốc của nó và xác định những cách có thể vượt qua được thách thức. Trong phạm vi quốc gia, vùng kinh tế và ở một số tỉnh cũng đã có rất nhiều những nghiên cứu về môi trường đầu tư, thu hút đầu tư ở các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất và trên địa bàn tỉnh, thành phố với những góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau và cũng đã thu được những kết quả nhất định. Nguyễn Trọng Hoài nghiên cứu Các nhân tố cơ sở hạ tầng mềm tác động đến việc thu hút vốn đầu tư địa phương kiểm định bằng mô hình hồi quy [8]. Tác giả cho rằng môi trường đầu tư là tập hợp những yếu tố đặc thù địa phương đang định hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất. Đó là chính sách của địa phương - cơ sở hạ tầng mềm - và các nhân tố khác liên quan đến quy mô thị trường và ưu thế địa lý - cơ sở hạ tầng cứng. Hai thành phần này sẽ tác động đến chi phí cơ hội của vốn đầu tư, mức độ rủi ro trong đầu tư và những rào cản về cạnh tranh trong quá trình đầu tư. Dựa vào việc cân nhắc ba khía cạnh này nhà đầu tư sẽ xác định lựa chọn đầu tư vào một địa phương. Nguyễn Đình Thọ và cộng sự đã thực hiện đề tài khoa học đánh giá thực trạng môi trường đầu tư tỉnh Tiền Giang và đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực xã hội đầu tư phát triển [9]. Nghiên cứu đã vận dụng lý thuyết tiếp thị địa phương và phương pháp phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy để nhận dạng, ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến độ thỏa mãn của nhà đầu tư và phương pháp phân tích vị trí đa hướng để xác định vị trí cạnh tranh của tỉnh Tiền Giang trong khu vực. Nghiên cứu 3 yếu tố môi trường đầu tư cơ bản là hạ tầng đầu tư; chế độ, chính sách đầu tư; và môi trường sống và làm việc thể hiện qua 9 nhân tố lý thuyết tác động đến độ thỏa mãn của nhà đầu tư gồm các yếu tố: hạ tầng cơ bản, mặt bằng, chính quyền - luật pháp, dịch vụ kinh doanh, chính sách đầu tư, văn hóa, đào tạo kỹ năng, môi trường sống, và 4 yếu tố kiểm soát là: ngành nghề kinh doanh, thời gian kinh doanh, quy mô doanh nghiệp (DN) và loại hình DN. Nghiên cứu đã đánh giá được các yếu tố làm thỏa mãn nhà đầu tư là chính quyền - luật pháp (gồm 9 thành tố: hỗ trợ giao thông, hành chánh pháp lý nhanh chóng, triển khai văn bản pháp luật, chính quyền hỗ trợ khi công ty cần, cập nhật chính sách thuế, quy trình cấp giấy phép đầu tư cụ thể, hệ thống thuế rõ ràng, hệ thống ngân hàng hoàn chỉnh, thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện); chính sách đầu tư (gồm 2 thành tố: chính sách ưu đãi đến kịp thời, chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn); đào tạo kỹ năng (gồm 4 thành tố: trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu, công nhân có kỷ luật lao động cao, tốt nghiệp trường dạy nghề có thể làm việc, dễ dàng tuyển dụng cán bộ quản lý giỏi); môi trường sống (gồm 7 thành tố: trường học tốt, hệ thống y tế tốt, môi trường không bị ô nhiễm, điểm vui chơi giải trí hấp dẫn, người dân thân thiện, có nhiều nơi mua sắm, chi phí sinh hoạt rẻ); loại hình DN (DN tư nhân và các loại hình khác). Hạn chế của nghiên cứu là trong xem xét độ lớn của DN chỉ tính đến quy mô lao động, bỏ qua yếu tố quan trọng là quy mô vốn đầu tư; nghiên cứu cũng chưa xem xét đến yếu tố xuất xứ của DN (nguồn vốn đầu tư từ địa phương hay từ nơi khác) là yếu tố quan trọng để xác định độ hấp dẫn của môi trường đầu tư vì trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ thường có xu hướng hoạt động ở ngay tại địa phương của mình cho dù có hài lòng hay không hài lòng với địa phương vì những doanh nghiệp này khó có điều kiện di chuyển đầu tư đến địa phương khác. Ngoài ra còn một số tác giả nghiên cứu một vài yếu tố riêng lẻ tác động tới môi trường Cao Phương Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 153 - 158 Email: jst@tnu.edu.vn 157 đầu tư như: Ngô Tuấn Nghĩa, đã nghiên cứu ảnh hưởng của thể chế kinh tế tới môi trường đầu tư [10]. Phân tích tác động của thể chế tới môi trường đầu tư theo cách tiếp cận của World Bank, nghiên cứu ba nhóm thể chế ảnh hưởng tới chi phí, rủi ro và sự cạnh tranh trong môi trường đầu tư của doanh nghiệp. Trong đó nhóm thể chế ảnh hưởng tới chi phí là nhóm thể chế liên quan đến thuế và tín dụng và thị trường nguồn nhân lực. Nhóm thể chế liên quan đến ảnh hưởng rủi ro của môi trường đầu tư: thể chế đảm bảo quyền tài sản (hữu hình và vô hình), cuối cùng là nhóm thể chế liên quan đến cạnh tranh là những quy tắc hay quy định luật pháp về việc thừa nhận, việc điều tiết đối với việc gia nhập hay rút lui khỏi thị trường. Tác giả rút ra mối quan hệ ảnh hưởng tổng quát nhất của các hình thái thể chế kinh tế đến môi trường đầu tư như sau: thể chế tác động tới chi phí, rủi ro và cạnh tranh, từ đó tạo ra tính hấp dẫn cao hoặc thấp của môi trường đầu tư đối với các doanh nghiệp. Nguyễn Mại [11] gợi ý cách tiếp cận không tách rời việc cải thiện môi trường đầu tư trong đó có cải cách thủ tục hành chính với bộ máy công quyền và đội ngũ công chức nhà nước. Trong việc cải thiện môi trường đầu tư thì cải cách thủ tục hành chính là vấn đề cấp bách. Tác giả Nguyễn Quốc Việt đã đánh giá tác động của chất lượng thể chế cấp tỉnh tới khả năng thu hút FDI vào các địa phương tại Việt Nam [12]. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá tác động của chất lượng thể chế cấp tỉnh tới thu hút FDI vào các địa phương tại Việt Nam và đưa ra những khuyến nghị chính sách về cải thiện môi trường thể chế địa phương. Xem xét chất lượng thể chế cấp tỉnh là xét tới hiệu lực của những luật lệ, quy tắc được áp dụng, thực hiện trên phạm vi một tỉnh cũng như chất lượng của các cơ quan chính quyền thực thi luật và chính sách tại địa phương. Nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu và đánh giá tác động của chất lượng thể chế tại 20 tỉnh thành. Nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng với sự hỗ trợ của phần mềm Stata đã đo lường và chỉ ra rằng thể chế thực thi tại các địa phương có tác động mạnh mẽ tới khả năng thu hút FDI trong khi những thể chế hỗ trợ lại không có tác động. Các nghiên cứu về thu hút đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên: Tác giả Phạm Công Toàn đứng trên góc độ nghiên cứu marketing lãnh thổ đã phân tích thực trạng và giải pháp marketing lãnh thổ để thu hút đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên [13]. 3. Kết quả và bàn luận Qua tổng hợp kết quả một số nghiên cứu chính về môi trường đầu tư và các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư, ta có thể thấy trong các nghiên cứu về môi trường đầu tư địa phương, các tác giả đã phân các nhóm yếu tố cấu thành của môi trường đầu tư để phân tích các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động của chúng tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Các nhóm nhân tố tác động theo bảng 2. Bảng 2. Tổng hợp các nhóm yếu tố môi trường đầu tư của các tác giả Nhóm yếu tố Các tác giả Chính trị và pháp lý Jose I Gallan và cộng sự (2007); Andrew H. W. Stone, Daniel Kaufmann và Geeta Batra; Nguyễn Quốc Việt; Ngô Tuấn Nghĩa Cơ sở hạ tầng Dollar và cộng sự 2005; Jose I Gallan và cộng sự (2007); Andrew H. W. Stone, Daniel Kaufmann và Geeta Batra; Nina Ershova; Christian M Rogerson và Jayne M Rogerson; Nguyễn Đình Thọ và cộng tác viên (2005) Văn hóa xã hội Jose I Gallan và cộng sự (2007); Christian M Rogerson và Jayne M Rogerson; Nguyễn Đình Thọ và cộng tác viên (2005) Lực lượng lao động Christian M Rogerson và Jayne M Rogerson; Andrew H. W. Stone, Daniel Kaufmann và Geeta Batra; Jose I Gallan và cộng sự (2007); Nguyễn Đình Thọ và cộng tác viên (2005); Quy mô thị trường Dollar và cộng sự 2005; Jose I Gallan và cộng sự (2007); Nina Ershova (2017). (Nguồn: tổng hợp của tác giả) Cao Phương Nga và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(15): 153 - 158 Email: jst@tnu.edu.vn 158 Các tác giả có chung nhóm yếu tố môi trường đầu tư là Jose I Gallan [4], Nguyễn Đình Thọ và cộng tác viên [9], Brent Alexander Newton [14]: Lao động rẻ, gần nguồn nguyên liệu, chính sách pháp lý ổn định là các nhân tố quan trọng để tạo nên tính cạnh tranh của môi trường đầu tư. Theo nhóm tác giả Jose I Gallan và cộng sự [4]; Andrew H. W. Stone, Daniel Kaufmann và Geeta Batra [3]; Ngô Tuấn Nghĩa [10]; Nguyễn Quốc Việt [12] tính năng động của lãnh đạo, tính minh bạch, cải cách hành chính, giảm chi phí thời gian của nhà đầu tư là các nhân tố tác động đến môi trường đầu tư. Sự bất ổn định về kinh tế vĩ mô, bất ổn định về chính sách là những yếu tố cản trở lớn nhất tới quyết định đầu tư của các nhà đầu tư [15]. Ngoài ra, nghiên cứu của Dollar và cộng sự [1]; Jose I Gallan và cộng sự [4]; Nina Ershova [7] cho rằng quy mô thị trường là yếu tố tạo nên sức thu hút của môi trường đầu tư, quy mô thị trường càng lớn thì môi trường đầu tư càng hấp dẫn. 4. Kết luận Môi trường đầu tư vốn có nhiều cách tiếp cận khác nhau, kế thừa kinh nghiệm của các nghiên cứu trước, tác giả chọn và phân loại các yếu tố môi trường đầu tư thành năm yếu tố chính là: chính trị - pháp luật, cơ sở hạ tầng, chi phí, thị trường và yếu tố văn hóa xã hội. Nhìn chung, khi môi trường chính trị - pháp luật ổn định, cơ sở hạ tầng phát triển, chi phí đầu vào thấp, thị trường tăng trưởng tốt và điều kiện văn hóa xã hội dễ thích nghi thì các nhà đầu tư sẽ lựa chọn đầu tư vào địa phương. Tác giả định hướng sẽ nghiên cứu đầy đủ hơn về thực trạng môi trường đầu tư của địa phương mình và so sánh với những nghiên cứu đã có để củng cố thêm cơ sở khoa học về các yếu tố môi trường đầu tư và ảnh hưởng của nó tới sự lựa chọn địa điểm đầu tư. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1]. D. Dollar, M. Hallward‐Driemeier, and T. Mengistae, “Investment Climate and Firm Performance in Developing Economies,” Economic Development and Cultural Change vol. 54, no. 1, pp. 1-31, October 2005. [2]. The World Bank, “A better investment climate for everyone,” World development report 2005, 2006. [3]. A. H. W. Stone, D. Kaufmann, and G. Batra, Investment Climate Around the World: Voices of the Firms from the World Business Environment Survey, Washington, DC: World Bank, 2003. [4]. J. I. Gallan, J. Gonzalez-Benito, and J. Zuñiga- Vincente, “Factors determining the location decisions of Spanish MNEs: an analysis based on the investment development path,” Journal of International Business Studies, vol. 38, pp. 975– 997, 2007. [5]. Asean Development Bank report, Improving the Investment Climate in Indonesia, 2005. [6]. C. M. Rogerson, and J. M. Rogerson, “Improving the business environment of Johannesburg,” Development Southern Africa, no. 27, pp. 577-593, 2010. [7]. N. Ershova, “Investment climate in Russia and challenges for foreign business: The case of Japanese companies,” Journal of Eurasian Studies, vol. 2017, no. 8, pp. 151-160, April 2017. [8]. T. N. Hoai, “Factors "soft infrastructure" impact on attracting local investment: Tested by regression model,” Journal of Economic Development, no. 201, pp. 57-69, July 2007. [9]. D. N. Tho et al., "Investigation and assessment of the investment environment in Tien Giang province and propose solutions to mobilize social resources for development investment," Research project of Tien Giang province, 2005. [10]. T. N. Nghia, "The impact of economic institutions on the investment environment," Journal of Economic Research, no. 4, pp. 17-30, 2006. [11]. Mai Nguyen, “Vietnam investment environment”, Conference Paper, Vietnam National Univesity Hanoi, 2013. [12]. Q. N. Viet, Investment environment towards sustainable development in Vietnam. National Political Publishing House, 2013. [13]. C. P. Toan, “Marketing place with attracting development investment in Thai Nguyen province,” PhD Thesis, University of National Economics, 2010. [14]. B. A. Newton, “The factors affecting the location of foreign direct investment by U.S. companies pre and post 9-11,” A Senior Scholars Thesis, Texas A & M University, 04/2008. [15]. A. K. Dixit, and R. S. Pindyck, Investment under Uncertainty, 1st Edition, Princeton University Press, 1994.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftong_quan_cac_nghien_cuu_ve_moi_truong_dau_tu_tai_cac_dia_ph.pdf
Tài liệu liên quan