METROTICKET 2.0 (2018) Gastroenterology
[8]
Một trong những nhược điểm lớn nhất
của công thức Metroticket 1.0 là khó phán
đoán được xâm lấn vi mạch ở BN UBTG.
Xâm lấn vi mạch là yếu tố ảnh hưởng đến
kết quả xa sau ghép. Mazzaferro cho rằng
kích thước và số lượng u có liên quan
mật thiết với xâm lấn vi mạch: ở những
BN có kích thước nhỏ (< 5 cm), số lượng
ít (trong Milan hoặc Up-to-7), khả năng
xâm lấn mạch ít [3, 4, 5, 9]. Nghiên cứu
năm 2009 [7], Mazzaferro nhận thấy có
đến 150 BN (9,6%) không phát hiện được
xâm lấn vi mạch trước ghép. Ở nhóm
thuộc tiêu chuẩn Milan (44 BN), xâm lấn
vi mạch không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống
thêm sau 5 năm (77,1%); tuy nhiên ở
nhóm Up-to-7 (116 BN), tỷ lệ này chỉ đạt
60,2%. Vậy vấn đề đặt ra là làm sao phát
hiện được nhóm BN có xâm lấn vi mạch
trước ghép?. Ngoài yếu tố số lượng và
kích thước u, vai trò của AFP, đáp ứng
điều trị của khối u (sau nút mạch) và độ
ác tính qua sinh thiết được nhiều nghiên
cứu nhắc đến [3, 4, 7, 9]. Đây cũng là lý
do để Mazzaferro tiếp tục nghiên cứu và
cho ra đời công thức Metroticket 2.0.
Nghiên cứu Mazzaferro thực hiện trên
1.359 BN tại Italia (3 trung tâm) và tại
châu Á (1 trung tâm) với mục tiêu tìm yếu
tố ảnh hưởng đến kết quả xa sau ghép
gan. Nhóm nghiên cứu đã chứng minh
mối liên quan chặt chẽ giữa số lượng,
kích thước và nồng độ AFP trước ghép
có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống thêm
sau ghép gan. Với tỷ lệ sống thêm sau
5 năm đạt tối thiểu 70%, 3 nhóm BN thỏa
mãn các tiêu chuẩn kết hợp số lượng -
kích thước và AFP, được gọi là AFP - UTS,
bao gồm: (1) AFP < 200 ng/ml + up–to-7;
(2) AFP 200 - 400 ng/ml + up-to-5; (3) AFP
400 - 1.000 ng/ml + up-to-4. Khái niệm
up-to-7/5/4 là tổng của số lượng và tổng
kích thước u (giống như Metroticket 1.0).
Tác giả thấy sự khác biệt rõ rệt giữa
2 nhóm trong tiêu chuẩn (AFP-UTS) và
ngoài tiêu chuẩn về tỷ lệ sống thêm
sau 5 năm, kết quả này tương tự ở
cả 2 nhóm BN châu Âu (HCV chiếm
đa số) và châu Á (HBV chiếm đa số)
(biểu đồ 2).
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 18 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan: Ghép gan cho ung thư biểu mô tế bào gan.Từ Milan 1996 đến Metroticket 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ngo¹i bông-2018
82
TỔNG QUAN: GHÉP GAN CHO UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN:
TỪ MILAN 1996 ĐẾN METROTICKET 2018
Nguyễn Quang Nghĩa*; Ninh Việt Khải*
Nguyễn Tiến Quyết*; Nguyễn Văn Xuyên**
TÓM TẮT
Ung thư gan nguyên phát là một trong những chỉ định chính của ghép gan. Việc lựa chọn
bệnh nhân chính xác sẽ giúp có kết quả lâu dài tốt với tỷ lệ sống sau 5 năm trên 70%. Từ tiêu
chuẩn Milan 1996 (1 u < 5 cm; không quá 3 u và không quá 3 cm kích thước) đến nay đã có
nhiều thay đổi. Mazzaferro (tác giả của tiêu chuẩn Milan) đưa ra những tiêu chuẩn mới: Up-to-7
năm 2009 (tổng số lượng và kích thước u dưới 7) và AFP-UTS (kết hợp AFP và tổng số lượng
với kích thước u) để tránh bỏ sót bệnh nhân ung thư gan nguyên phát có cơ hội được ghép
gan. Có thể truy cập www.hcc-olt-metroticket.org để tính toán xác suất sống 5 năm sau ghép
gan của bệnh nhân ung thư gan nguyên phát.
* Từ khóa: Ung thư gan nguyên phát; Ghép gan; Milan 1996; Metroticket 2018.
Review: The Indication for Liver Transplantation for Hepatocellular
Carcinoma: From the Criteria in Milan in 1996 to Metroticket in 2018
Summary
Hepatocellular carcinoma is an important indication for liver transplantation. The exact
selection of the patients will provide the best long-term result with a 5-year overall survival rate
of at least 70%. From the Milan criteria in 1996 (a single lesion < 5 cm or up to 3 lesions with
none > 3 cm) until now there are a lot of changes. Mazzaferro (the author of the Milan criteria)
proposed some new criteria: Up-to-7 in 2009 (the sum of the size and number of tumors < 7)
and AFP-UTS (the combination of AFP and the sum of size and number of tumors), in order to
avoid missing out the patients with hepatocellular carcinoma who can benefit from the liver
transplantation. To predict the 5-year survival rate online, please visit www.hcc-olt-metroticket.org.
* Keywords: Hepatocellular carcinoma; Liver transplantation; Milan 1996; Metroticket 2018.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kể từ khi T.E Starzl thực hiện thành
công ca ghép gan đầu tiên năm 1963,
ghép gan được phát triển và chỉ định cho
những trường hợp bệnh lý gan giai đoạn
cuối gồm xơ gan và ung thư gan. Ung thư
biểu mô tế bào gan (UBTG) phần lớn xuất
hiện trên nền gan xơ, đó là yếu tố bất lợi
cho phẫu thuật cắt bỏ gan bệnh lý, do tỷ lệ
biến chứng cao. Vì vậy, chỉ có 15 - 20%
bệnh nhân (BN) ung thư gan được điều trị
* Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
** Bệnh viện Quân y 103
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Quang Nghĩa (nghiavduc@yahoo.com)
Ngày nhận bài: 10/06/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 14/07/2018
Ngày bài báo được đăng: 01/08/2018
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ngo¹i bông-2018
83
phẫu thuật [1, 2]. Ghép gan trong bệnh lý
UBTG có hai mục đích: vừa giải quyết
triệt để ung thư, vừa thay toàn bộ nhu mô
gan bệnh. Do vậy, ghép gan là chỉ định lý
tưởng đối với trường hợp UBTG. Những
trường hợp ghép gan đầu tiên do UBTG
thực hiện từ những năm 1980, đến nay
lịch sử phẫu thuật ghép gan cho UBTG
đã có nhiều thăng trầm, có những thời kỳ
phát triển rực rỡ xen lẫn với thời điểm bị
đặt ra câu hỏi về tính an toàn và hiệu quả.
Xuyên suốt cả quá trình phát triển gần
50 năm của lịch sử ghép gan cho BN
UBTG luôn gắn bó với một tác giả
Vincenzo Mazzaferro làm việc tại Trung
tâm Ghép tạng thuộc Bệnh viện Đại học
Thành phố Milan, Italia. Chính ông đã
đưa ra tiêu chuẩn Milan 1996 nổi tiếng
trong ghép gan điều trị UBTG được toàn
thế giới công nhận. Cho đến nay, ông đã
dẫn đầu nhóm nghiên cứu dự án Metroticket
để giúp tiên lượng xác suất sống thêm
5 năm sau ghép gan, từ đó giúp chỉ định
ghép gan điều trị UBTG được dễ dàng và
chính xác. Bài viết này nhằm mục tiêu:
Điểm lại quá trình phát triển và thay đổi,
cập nhật trong chỉ định ghép gan điều trị
UBTG.
MILAN 1996 - New England Journal
of Medecine [1]
Cuối những năm 1980, ghép gan được
tiến hành cho một số trường hợp UBTG,
tuy nhiên kết quả không khả quan với
tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ đạt 30 - 40%
[1, 2, 3], nếu so với nhóm BN xơ gan,
tỷ lệ sống thêm 5 năm sau ghép gan là
80%, kết quả này bất lợi cho chỉ định
ghép gan ở nhóm UBTG. Thậm chí tại Mỹ
năm 1989 đã coi UBTG là chống chỉ định
của ghép gan [2], lý do là với số lượng
người hiến hạn chế (thời điểm đó chủ yếu
là ghép từ người hiến chết não) nên phải
ưu tiên cho nhóm BN có kết quả tốt hơn.
Theo Mazzaferro, những nghiên cứu thời
điểm đó chỉ rõ mối liên quan giữa giai
đoạn bệnh (TNM) với tỷ lệ tái phát và
sống thêm sau ghép gan, ông nhận thấy
ở nhóm BN giai đoạn sớm được ghép
gan sẽ mang lại kết quả tốt. Xuất phát từ
ý tưởng đó, Milan tiến hành nghiên cứu
tiến cứu trên nhóm BN UBTG giai đoạn
sớm không có chỉ định cắt gan do nhu
mô gan xơ. Nghiên cứu tiến hành tại Viện
Nghiên cứu Ung thư Milan từ 1991 -1994
trên 295 BN UBTG không cắt được gan
do ung thư đa ổ hoặc chức năng gan
kém. 60 BN bị xơ gan được lựa chọn xem
xét ghép gan với tiêu chuẩn nếu có 1 u thì
kích thước < 5 cm; nếu có nhiều u thì số
lượng < 3 và kích thước < 3 cm, loại trừ
các trường hợp nghi ngờ xâm lấn mạch
máu, di căn hạch. Tổng số 48 BN đủ tiêu
chuẩn và được ghép gan toàn bộ đúng
vị trí. Kỹ thuật ghép: bảo tồn tĩnh mạch
chủ dưới, thuốc ức chế miễn dịch gồm
cyclosporin, azathioprine và corticoid.
Thời gian theo dõi trung bình 26 tháng,
tỷ lệ sống thêm sau 4 năm 75%, tỷ lệ
sống thêm không tái phát sau 4 năm 83%.
Trong nghiên cứu này, tác giả cũng nhận
thấy chỉ có 73% BN phù hợp kết quả giải
phẫu bệnh với tiêu chuẩn khối u trước mổ
(về số lượng và kích thước), chính yếu tố
này cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống thêm
và tái phát sau ghép gan. Ở nhóm phù
hợp (73%), ghi nhận tỷ lệ sống thêm và
không tái phát sau 4 năm là 85% và 92%,
trong khi ở nhóm không phù hợp (kích thước
lớn hơn, số lượng nhiều hơn) chỉ đạt
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ngo¹i bông-2018
84
50% và 59%. Từ những kết quả có được,
Mazzaferro đưa ra tiêu chuẩn lựa chọn
UBTG để ghép gan gồm kích thước và số
lượng u, được gọi là tiêu chuẩn Milan
(hình 1). Công trình nghiên cứu này đăng
trên tạp chí rất uy tín “New England Journal
of Medecine” năm 1996 [1]. Sau đó, nhiều
tác giả trên thế giới sử dụng tiêu chuẩn
này, vì nó đạt hiệu quả tương tự như
nhóm ghép gan cho BN xơ gan [4, 5].
Hình 1: Tiêu chuẩn Milan 1996.
(1: 1 u < 5 cm; 3: < 3 u + < 3 cm)
Từ khi xuất hiện năm 1996, tiêu chuẩn
Milan đã gây ra nhiều tranh cãi do việc
lựa chọn chặt chẽ theo tiêu chuẩn chỉ
thỏa mãn một số ít BN UBTG, tất nhiên
thực hiện ghép gan ở nhóm BN giai đoạn
sớm sẽ mang lại hiệu quả thể hiện bằng
tỷ lệ sống thêm sau 5 năm > 70%. Tuy nhiên,
tiêu chuẩn này có thể sẽ bỏ sót cơ hội
cho một số BN khác ngoài tiêu chuẩn mà
không được chỉ định ghép gan. Do vậy,
nhiều tác giả muốn mở rộng chỉ định về
kích thước và số lượng u; đặc biệt khi
ghép gan từ người hiến sống ra đời, việc
lựa chọn BN UBTG để ghép không bị chi
phối bởi ưu tiên xếp hạng như nhóm
ghép từ người chết não, việc mở rộng chỉ
định là cần thiết. Đã có nhiều nghiên cứu
trên thế giới với chỉ định khác nhau,
nhưng được thừa nhận nhiều nhất sau
Milan 1996 là tiêu chuẩn của UCSF 2001:
nếu 1 u thì kích thước < 6,5 cm; nếu 3 u
thì khối u lớn nhất < 4,5 cm và tổng kích
thước 3 u < 8 cm. Với tiêu chuẩn này,
tỷ lệ sống sau 5 năm đạt 64% [6]. Tại các
nước châu Á, nơi ghép gan từ người cho
sống chiếm ưu thế, việc chỉ định ghép
gan cho BN UBTG được mở rộng hơn,
ngay cả đối với trường hợp giai đoạn muộn
(số lượng và kích thước u), ghép gan
cũng mang lại hiệu quả nhiều hơn so với
không điều trị gì. Các tiêu chuẩn bao gồm:
5 - 5 (tối đa 5 u và kích thước < 5 cm);
hoặc thậm chí không hạn chế kích thước
cũng như số lượng u, chỉ cần không có
xâm lấn mạch đại thể và không có biểu
hiện bệnh ngoài gan. Tất cả các tiêu
chuẩn này gọi chung là tiêu chuẩn Milan
mở rộng và đều chấp nhận nếu chứng
minh được hiệu quả tỷ lệ sống 5 năm
sau ghép đạt > 70%, tương tự như tiêu
chuẩn Milan [2, 6].
METROTICKET 1.0 (2009) Lancet
Oncology - www.hcc-olt-etroticket.org/calculator
Trước tình hình nhiều trung tâm có
những chỉ định riêng cho BN UBTG để
ghép gan, Mazzaferro đã đề xuất một
nghiên cứu đa trung tâm và thiết kế
nghiên cứu trình bày tại Hội nghị Ghép
tạng Thế giới năm 2006 tại Milan [7]. Mô
hình nghiên cứu mà Mazzaferro đưa ra
gồm những thông tin cơ bản liên quan đến
BN UBTG đã ghép gan gồm: giai đoạn
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ngo¹i bông-2018
85
ghép (năm); nguồn ghép (người cho
chết não/người cho sống); tuổi; số lượng
khối u; kích thước u; xâm lấn mạch
Để tiện cho thu nhận và xử lý kết quả,
nhóm nghiên cứu đã xây dựng Website
riêng cho nghiên cứu này (www.hcc-olt-
metroticket.org/calculator). Kết quả: trong
thời gian 10 tháng có 36 trung tâm tham
gia nghiên cứu, ghi nhận 1.556 BN, trong
đó 444 BN nằm trong tiêu chuẩn Milan và
1.112 BN ngoài tiêu chuẩn Milan, thời gian
theo dõi trung bình 53 tháng. Kết quả:
nhóm nằm trong tiêu chuẩn Milan có tỷ lệ
sống sau 5 năm 73,3%, trong khi nhóm ngoài
tiêu chuẩn Milan chỉ 53,6% (p < 0,0001)
(hình 2).
Kích thước khối u
Hình 2: Mối liên quan giữa số lượng,
kích thước ở nhóm xâm lấn mạch với kết quả xa.
Để nghiên cứu sâu thêm trong nhóm
1.112 BN ngoài tiêu chuẩn Milan, Mazzaferro
nhận thấy ở nhóm BN có tổng là 7 (Up-to-7),
tổng kích thước khối u (cm) và số lượng u
kèm theo không có xâm lấn mạch có tỷ lệ
sống sau 5 năm đạt 71,2%, tương tự nhóm
trong tiêu chuẩn Milan. Ví dụ: BN có 1 khối u,
kích thước là 6 cm (6 + 1 = 7); BN có 2 khối
u thì tổng kích thước là 5 cm (5 + 2 = 7);
BN có 3 khối u thì tổng kích thước là 4 cm
(4 + 3 = 7). Các nhóm còn lại: có xâm lấn
mạch (ngoài tiêu chuẩn Milan) hoặc ngoài
tiêu chuẩn Up-to-7 đều có kết quả kém
với tỷ lệ sống thêm sau 5 năm đạt 48,1%
(biểu đồ 1). Như vậy, Mazzaferro đã đề
xuất thêm một nhóm BN UBTG nữa vào
tiêu chuẩn lựa chọn để ghép gan là
Up-to-7 và không xâm lấn mạch. Ngoài
ra, ưu điểm nữa của nghiên cứu này là
đưa ra được phần mềm online, có công
thức tính tỷ lệ sống thêm sau 5 năm, nếu
đưa các tiêu chí vào (số lượng u, kích
thước u, xâm lấn mạch), điều này giúp
cho các thầy thuốc có được ước lượng
kết quả xa cho BN một cách dễ dàng và
chính xác [7].
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ngo¹i bông-2018
86
Biều đồ 1: Kết quả sống thêm ở nhóm BN UBTG.
(1: Trong tiêu chuẩn Milan; 2: Trong tiêu chuẩn Up-to-7 và 3: Ngoài 2 tiêu chuẩn)
Nhưng tại sao dự án lại có tên gọi là Metroticket?. Năm 2005, chính Mazzaferro [5]
đã tổng kết lại các tiêu chuẩn trên thế giới và kết quả ghép gan cho BN UBTG, ông hình
tượng hóa bằng biểu đồ (giống như bản đồ metro tại các thành phố lớn trên thế giới),
với khẩu hiệu” “Nếu càng muốn đi xa thì cái giá phải trả càng đắt”, nghĩa là: nếu ta
chấp nhận khối u kích thước lớn, nhiều khối u (đi quá xa), đồng nghĩa với việc tỷ lệ
sống sau 5 năm thấp (giá càng đắt - ý nghĩa tiêu cực) (hình 3). Một lần nữa nghiên cứu
này của Mazzaferro lại được đăng trên tờ Lancet Oncology, tờ báo uy tín trong lĩnh vực
y khoa năm 2009.
Hình 3: Bản đồ minh họa tỷ lệ sống thêm sau 5 năm theo các chỉ định ghép gan.
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ngo¹i bông-2018
87
METROTICKET 2.0 (2018) Gastroenterology
[8]
Một trong những nhược điểm lớn nhất
của công thức Metroticket 1.0 là khó phán
đoán được xâm lấn vi mạch ở BN UBTG.
Xâm lấn vi mạch là yếu tố ảnh hưởng đến
kết quả xa sau ghép. Mazzaferro cho rằng
kích thước và số lượng u có liên quan
mật thiết với xâm lấn vi mạch: ở những
BN có kích thước nhỏ (< 5 cm), số lượng
ít (trong Milan hoặc Up-to-7), khả năng
xâm lấn mạch ít [3, 4, 5, 9]. Nghiên cứu
năm 2009 [7], Mazzaferro nhận thấy có
đến 150 BN (9,6%) không phát hiện được
xâm lấn vi mạch trước ghép. Ở nhóm
thuộc tiêu chuẩn Milan (44 BN), xâm lấn
vi mạch không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống
thêm sau 5 năm (77,1%); tuy nhiên ở
nhóm Up-to-7 (116 BN), tỷ lệ này chỉ đạt
60,2%. Vậy vấn đề đặt ra là làm sao phát
hiện được nhóm BN có xâm lấn vi mạch
trước ghép?. Ngoài yếu tố số lượng và
kích thước u, vai trò của AFP, đáp ứng
điều trị của khối u (sau nút mạch) và độ
ác tính qua sinh thiết được nhiều nghiên
cứu nhắc đến [3, 4, 7, 9]. Đây cũng là lý
do để Mazzaferro tiếp tục nghiên cứu và
cho ra đời công thức Metroticket 2.0.
Nghiên cứu Mazzaferro thực hiện trên
1.359 BN tại Italia (3 trung tâm) và tại
châu Á (1 trung tâm) với mục tiêu tìm yếu
tố ảnh hưởng đến kết quả xa sau ghép
gan. Nhóm nghiên cứu đã chứng minh
mối liên quan chặt chẽ giữa số lượng,
kích thước và nồng độ AFP trước ghép
có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống thêm
sau ghép gan. Với tỷ lệ sống thêm sau
5 năm đạt tối thiểu 70%, 3 nhóm BN thỏa
mãn các tiêu chuẩn kết hợp số lượng -
kích thước và AFP, được gọi là AFP - UTS,
bao gồm: (1) AFP < 200 ng/ml + up–to-7;
(2) AFP 200 - 400 ng/ml + up-to-5; (3) AFP
400 - 1.000 ng/ml + up-to-4. Khái niệm
up-to-7/5/4 là tổng của số lượng và tổng
kích thước u (giống như Metroticket 1.0).
Tác giả thấy sự khác biệt rõ rệt giữa
2 nhóm trong tiêu chuẩn (AFP-UTS) và
ngoài tiêu chuẩn về tỷ lệ sống thêm
sau 5 năm, kết quả này tương tự ở
cả 2 nhóm BN châu Âu (HCV chiếm
đa số) và châu Á (HBV chiếm đa số)
(biểu đồ 2).
Biểu đồ 2: Sự khác biệt giữa tỷ lệ sống thêm giữa nhóm thuộc AFP-UTS và
nhóm còn lại.
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ngo¹i bông-2018
88
Cũng chính vì vậy, trên trang www.hcc-olt-metroticket.org của công thức đã cập nhật
thêm AFP vào để có thể tính toán tỷ lệ sống thêm sau 5 năm phù hợp với từng BN.
Cần chú ý trong công thức này, AFP được tính là chỉ số cuối cùng trước khi ghép,
điều đó có ý nghĩa phản ánh phần nào việc đáp ứng của khối u sau điều trị chuẩn bị
ghép gan. Ví dụ, ở nhóm BN có AFP > 1.000 ng/ml, sau khi nút mạch hóa chất, AFP rút
xuống phù hợp với tiêu chuẩn của AFP-UTS, đó là dấu hiệu tiên lượng tốt cho BN
ghép gan.
Hình 4: Các tiêu chuẩn AFP-UTS.
(1: up-to-7: AFP < 200 ng/ml + tổng kích thước và số lượng < 7; 2: Up-to-5: AFP 200 -
400 ng/ml + tổng kích thước và số lượng < 5; 3: up-to-4: AFP 400 - 1.000 ng/ml + tổng
kích thước và số lượng < 4)
KẾT LUẬN
Liệu Metroticket 2.0 đã thỏa mãn cho
tất cả trung tâm ghép gan để lựa chọn chỉ
định ghép gan cho BN UBTG?. Nếu so
với tiêu chuẩn Milan 1996, tiêu chuẩn mới
này đã mở rộng hơn, nhiều BN được hưởng
lợi ích từ việc ghép gan. Trong tương lai
chắc chắn sẽ có những đánh giá về tiêu
chuẩn này, đồng thời sẽ có nhiều hướng
nghiên cứu để đưa thêm các yếu tố tiên
lượng như PIVKA-II, sinh thiết, chẩn đoán
hình ảnh nhằm giúp chỉ định ghép gan
cho BN UBTG được đơn giản và chính xác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mazzaferro V, Regalia E, Doci R et al.
Liver transplantation for the treatment of small
hepatocellular car- cinomas in patients with
cirrhosis. N Engl J Med. 1996, 334, pp.693-699.
2. Ishizaki Y, Kawasaki S. The evolution of
liver transplantation for hepatocellular carcinoma
(past, present, and future). J Gastroenterol.
2008, 43, pp.18-26.
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ngo¹i bông-2018
89
3. Mela M, Mancuso A, Burroughs A.K.
Review article: Hepatocellular carcinoma: indications
for liver transplantation. Aliment Pharmacol
Ther. 2003, 17 (Suppl. 2), pp.130-137.
4. Heimbach J.K. Liver transplantation for
hepatocellular carcinoma. Cancer J. 2008, 14,
pp.95-99.
5. Llovet JM, Schwartz M, Mazzaferro V.
Resection and liver transplantation for
hepatocellular carcinoma. Semin Liver Dis.
2005, 25, pp.181-200.
6. Yao F.Y. Liver transplantation for
hepatocellular carcinoma: Expansion of the
tumor size limits does not adversely impact
survival. Hepatology. 2001, 33, pp.1394-1403.
7. Mazzaferro V, Llovet J.M, Miceli R et al.
Predicting survival after liver transplantation
in patients with hepatocellular carcinoma
beyond the Milan criteria: A retrospective,
exploratory analysis. Lancet Oncol. 2009, 10,
pp.35-43.
8. Mazzaferro V, Sposito C, Zhou J et al.
Metroticket 2.0 model for analysis of competing
risks of death after liver transplantation for
hepatocellular carcinoma. Gastroenterology.
2018, 154, pp.128-139.
9. Vanessa de Villa, Lo C.M. Liver
transplantation for hepatocellular varcinoma in
Asia. The Oncologist. 2007, 12, pp.1321-1331.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
tong_quan_ghep_gan_cho_ung_thu_bieu_mo_te_bao_gan_tu_milan_1.pdf