Tổng quan khái niệm "tính xác thực" trong nghiên cứu du lịch

Tourism and cultural tourism in particular is demonstrating to be one of the fasttest growing industries, not only in present but also in the future. On that road to prosperity, one featurethat has been believed amongst a lot of researchers and developers of tourismfor being one of the keys to open the door of tourism fortune, is authenticity. This article explores and introduces an overview of authenticity in tourism, with its nature as a fundamental value and concept in tourism creations and management. On the basis of sociology and social anthropology, the article emphasizesthe statement of authenticity in tourism as a social product and an essential part of the process to develop and asserta form of community-based cultural tourism development. Accordingly, the article intends that we do need to advance a comprehensive and constructive awareness about the authenticity in tourism in order to familiarize and employ more effectively productive potentials of humanisticecotourism and ethnic cultural tourism

pdf9 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 839 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan khái niệm "tính xác thực" trong nghiên cứu du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II Trường Đại học Thăng Long 311 TỔNG QUAN KHÁI NIỆM "TÍNH XÁC THỰC" TRONG NGHIÊN CỨU DU LỊCH Ths. NCS. Phạm Trần Thăng Long Bộ môn Du lịch, Trường Đại học Thăng Long Tóm tắt: Du lịch và du lịch văn hóa nói riêng đang cho thấy là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ nhất không chỉ hiện tại mà cả trong tương lai. Trên con đường thịnh vượng đó, một đặc tính được nhiều nhà nghiên cứu và thực hành về du lịch tin là một trong những chìa khóa mở cánh cửa số phận của ngành du lịch là tính xác thực. Bài viết này đi vào tìm hiểu và giới thiệu một cách tổng quan về tính xác thực trong du lịch, với tính chất là một giá trị và một khái niệm có tính nền tảng trong hoạt động sáng tạo và quản lý du lịch. Từ quan điểm xã hội học – nhân học xã hội, bài viết nhấn mạnh nhận định về tính xác thực trong du lịch là một sản phẩm xã hội và một phần thiết yếu trong trong quá trình định hình và khẳng định của phát triển du lịch văn hóa cộng đồng. Từ đó, bài viết cho rằng chúng ta cần tiếp tục hướng đến một nhận thức toàn diện và cởi mở về tính xác thực trong du lịch để có thể định hướng và khai thác hiệu quả hơn nữa tiềm năng dồi dào của loại hình du lịch sinh thái nhân văn, văn hóa tộc người. Từ khóa: du lịch văn hóa, khách du lịch thế hệ thứ ba, phát triển du lịch bền vững, tính xác thực, trải nghiệm du lịch. 1. Đặt vấn đề Một ngày đầu tháng 10 năm 2015, tôi nhận được một món quà từ một người bạn trở về từ chuyến đi công tác tại Sapa. Đó là một chú voi nhỏ nhồi bông để trưng bày. Một sản phẩm lưu niệm dành cho khách du lịch thông thường, nhưng chú voi này lại thật ấn tượng đối với tôi. Ngoài sự trân trọng tôi dành cho tình cảm của người bạn mình, chú voi dành cho tôi đến từ một bàn tay của một người phụ nữ Hmông như lời kể của người tặng quà, với chất liệu vải may là loại vải đặc trưng của dân tộc Hmông. Nhưng con voi lại hiếm khi, nếu không phải là chưa khi nào, là loài vật gắn với văn hóa của người Hmông cả - mà có lẽ là con ngựa. Vậy thì thứ đồ lưu niệm thú vị mà tôi có được ra đời từ ý tưởng nào và nó có vai trò gì trong hoạt động du lịch tại địa phương? Những câu hỏi đó cùng với hình ảnh con voi mang một trong những hình ảnh đặc trưng của người Hmông cũng khiến tôi nhớ về một nghiên cứu trước đây mà tôi có may mắn được tham gia trong một khoảng thời gian. Đó là một cuộc khảo sát thực địa phục vụ cho luận án tiến sỹ triết học về khoa học xã hội với chủ đề “Sự thương lượng về tính xác thực: nền kinh tế văn hóa của thị trường du lịch tộc người ở bản người Thái trắng, vùng núi Tây Bắc Việt Nam” (Achariya 2012). Trong nghiên cứu này, lịch sử hình thành và phát triển du lịch văn hóa – tộc người của người Thái trắng ở Bản Lác, Mai Châu, tỉnh Hòa Bình được làm rõ thông qua lăng kính khái niệm về “tính xác thực” (authenticity) để khẳng định một trong nhiều luận điểm: thông qua sự thỏa thuận về tính xác thực và nhóm dân tộc và sự giải thích về những bản sắc mới như của người Thái trắng ở Mai Châu mà những mối quan hệ thông thường giữa chủ dịch vụ - khách du lịch có thể được xác định lại và được biến đổi thành mối quan hệ chủ nhà – khách gia đình mang tính xác thực, gần gũi, lâu dài trong điều kiện thị trường. Và đó là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo tính bền vững của du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa – tộc người. Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II Trường Đại học Thăng Long 312 Theo cách đó, chúng ta đang nói về tính xác thực trong du lịch, điều có thể có được từ món hàng nào đó như là đồ lưu niệm với một (hoặc một vài) dấu hiệu đặc trưng nào đó như trường hợp con voi ở trên, hoặc từ trải nghiệm thực tế như là việc ở cùng gia đình (homestay) tại Bản Lác, để có thể chứng kiến sự phát triển trong du lịch. Nhưng sự phát triển đó có ổn định và chắc chắn không khi mỗi người lại có thể có những nhận định khác nhau về điều gì là tính xác thực, đặc biệt khi xem xét trong bối cảnh du lịch văn hóa. Và khi mà tổ chức du lịch thế giới (WTO) đã tuyên bố rằng du lịch văn hóa là một trong những ngành phát triển nhanh nhất trong thời gian gần đây, xuất phát từ việc ngày càng nhiều người cố gắng nhận biết về nền văn hóa truyền thống của mình và từ sự phát triển về giáo dục. Với suy nghĩ về ý nghĩa và vai trò quan trọng của khái niệm “tính xác thực” trong lịch sử phát triển ngành du lịch và lĩnh vực nghiên cứu du lịch, bài viết này được thực hiện nhằm giới thiệu ngắn gọn một tổng quan về khái niệm tính xác thực và sự phát triển của các quan niệm về tính xác thực trong du lịch. Trên cơ sở đó, bài viết tiếp tục khẳng định tính xác thực có những ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động du lịch trong tất cả các khía cạnh như cung ứng dịch vụ, tiếp thị và quảng bá, xây dựng chiến lược và quản lý.Tuy nhiên sự tồn tại của tính xác thực không phải là bất biến và hoàn toàn khách quan mà nó là một kết quả của tương tác xã hội trong cộng đồng điểm đến và giữa họ với khách du lịch, những cộng đồng xung quanh và xã hội nói chung (Achariya 2012). Vì vậy những nỗ lực phát triển du lịch bền vững tại cộng đồng cần nhận thức toàn diện, linh hoạt và cởi mở hơn nữa về tính xác thực trong du lịch tại cộng đồng để có thể phát huy tối đa các tiềm năng về văn hóa – nhân văn của địa phương trong mối liên hệ với khu vực, vùng, quốc gia và quốc tế. 2. Nguồn gốc khái niệm “Tính xác thực” Về phương diện thời gian, thuật ngữ “tính xác thực” (authenticity) đã được sử dụng theo rất nhiều cách. Chữ “xác thực” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp authenteo (αυθεντεό) nghĩa là “có toàn quyền”, và authentes (αυθέντης) có nghĩa “người hành động với thẩm quyền” hoặc “có toàn quyền” (Trilling 1972: 131). Nghĩa gốc này của từ rõ ràng không gắn gì với việc sử dụng hiện tại vốn có hàm ý về việc cho phép bản thân chứ không phải một sự chấm dứt. Thuật ngữ tính xác thực cho đến nay được sử dụng để nói về những trải nghiệm (experience) trong một dạng thức của tâm linh sống còn (intrapsychic) và liên cá nhân và về một hiện tượng văn hóa rộng hơn.Trong xã hội hậu phong kiến phương Tây, khái niệm về tính xác thực trở nên phát triểntrước những lo lắng toàn diện về sựchân thành và bản sắc xã hội thực sự. Các nhà triết học sau đó quan tâm đến khái niệm này trong mối liên hệ với tính trung thực và cái tự ngã (inner self) (Trilling 1972; Lindholm 2008). Theo thời gian, ý nghĩa của tính xác thực trở nên đa dạng hơn để giải thích cho sự đích thực của các vật thể, truyền thống, và các nhóm xã hội. 3. Sự ra đời của khái niệm “Tính xác thực” trong nghiên cứu du lịch Mặc dù hoạt động du lịch có thể được xem là xuất hiện từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại và mở đầu của kỷ nguyên hiện đại (Adler 1989). Nhưng có lẽ phải đến công trình của Enzensberger với nhan đề "Một lý thuyết về du lịch", xuất bản lần đầu vào năm 1958, chúng ta mới thực sự thấy rõ ràng một trong những nỗ lực đầu tiên để lý thuyết hóa du lịch như là một hiện tượng hiện đại. Kể từ thời kỳ này, nghiên cứu về du lịch mới chính thức ra đời như là một lĩnh vực học thuật (Enzensberger 1996) trước áp lực phải có những xem xét về mặt lý Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II Trường Đại học Thăng Long 313 luận của ngành du lịch trong bối cảnh bùng nổ của du lịch đại trà sau thời kỳ thực dân và chiến tranh thế giới II của thế kỷ 20. Trong giai đoạn khởi đầu của nghiên cứu du lịch hiện đại, hai lý thuyết cạnh tranh nhau nhanh chóng thống trị lĩnh vực này. Một lý thuyết xem du lịch chẳng là gì khác hơn là một sự mạo hiểm nông cạn được trải nghiệm bởi những người tương đối giàu có. Trong bài viết của mình, du lịch hiện đại được Enzensberger phác họa với những động lực thúc đẩy từ những ý tưởng lãng mạn về sự tồn tại của những thế giới hoang sơ (với nghĩa là xác thực) (Enzensberger 1996). Lý thuyết còn lại đã đưa ra một quan điểm rất khác, với đại diện nổi bật là nhà xã hội học Dean MacCannell. Nằm trong khuôn khổ lý thuyết đầu tiên của du lịch phản ánh nhu cầu cố hữu của con người tìm kiếm sự xác thực, MacCannell (1973, 1976) giới thiệu các chủ đề về tính xác thực trong lĩnh vực nghiên cứu về động cơ và trải nghiệm du lịch (Wang 1999). Là người đặt những nền móng quan trọng trong lĩnh vực này, trong bài chuyên đề của ông với tựa đề “Khách du lịch”, MacCannell nhìn nhận du lịch là một nghi lễ (ritual) cố gắng để chống lại tình trạng mâu thuẫn, bị chia cắt, và cuối cùng là tình trạng bất mãn trong xã hội hiện đại (MacCannell 1976: 13). Ban đầu, việc sử dụng thuật ngữ “tính xác thực” áp dụng cho đối với các vật thể và các đồ tạo tác ở nơi mà chúng được cho là thuộc về và do đó có giá trị tham quan; ví dụ như trong khung cảnh của bảo tàng (Trilling 1972). Khái niệm này sau đó đã phát triển từ các vật thể trong một bảo tàng cho đến các vật thể, các nghi lễ, lễ hội, thực phẩm, quần áo và cuộc biểu diễn được khách du lịch chứng kiến ở nơi mà họ tin là “đúng chỗ của nó”. MacCannell đã tuyên bố rằng con người hiện đại nhìn nhận xã hội bị thiếu vắng tính xác thực và do đó họ tìm kiếm nó ở những nơi khác. Connell (2007) sau đó hưởng ứng quan điểm này của MacCannell và nhấn mạnh "tính khác lạ” và tình trạng ngoại lai được khách du lịch tìm kiếm trong các xã hội nguyên sơ như là một phần của cuộc tìm kiếm đó;vốn dựa trên niềm tin rằng các xã hội phương Tây đã bị mất đi tính xác thực như vậy. Không dừng ở đó, MacCannell tiếp tục cho rằng sự tìm kiếm cho tính xác thực đang cam chịu thất bại, bởi vì việc tìm kiếm tự nó làm ảnh hưởng đến tính xác thực của vật thể hoặc đến các trải nghiệm vốn được giả định đã từng hoang sơ và nguyên vẹn trước đó (Cohen 1988: 372-373; Taylor 2001: 11-15).Dựa trên sự phân chia của nhà xã hội học Erving Goffman (1959) về các thiết lập xã hội thành các khu vực "phía trước" (công cộng - frontstage) và "phía sau" (cá nhân - backstage), McCannell (1973) đặt ra thuật ngữ "tính xác thực được dàn dựng" (staged authenticity) để biểu thị tình huống trong đó, cộng đồng sở tại trong một nỗ lực để bảo vệ văn hóa của họ, tạo ra các khu vực hậu trường nơi mà cuộc sống thực sự của cộng đồng sở tại diễn ra với tất cả các truyền thống và định chuẩn của nó và một khu vực sân khấu trước là nơi mà cộng đồng sở tại trình diễn cho khách du lịch, trưng bày những nội dung và cách thức mà họ muốn văn hóa của họ được miêu tả. Không dừng ở đó, khách du lịch tiếp tục tìm cách thâm nhập vào hậu trường để thấy cuộc sống "như nó thực sự được sống" trong khu vực họ tham quan, vì điều này xác thực hơn các màn trình diễn trên sân khấu dành cho khách du lịch (MacCannell 1973: 592). Tuy nhiên, ngay cả những trải nghiệm hậu trường này cũng thường được người dân địa phương tổ chức cho khách du lịch bởi vì họ biết những gì du khách tìm kiếm.Như vậy, với MacCannell (1973), các sản phẩm văn hóa bắt đầu mất đi ý nghĩa với người dân địa phương, những người tiếp tục trình diễn các sản phẩm du lịch vốn cản trở mong muốn của khách du lịch về những trải nghiệm xác thực. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết phải như vậy vì các hoạt động du lịch được dàn dựng ngược lại có Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II Trường Đại học Thăng Long 314 thể được dùng để phục hồi năng lực văn hóa địa phương và tăng cường bản sắc (Grunewald 2002). Kể từ khi MacCannell đưa ra cách khái niệm hóa như vậy, tính xác thực đã trở thành một chương trình nghị sự cho các nghiên cứu về du lịch (Wang 1999). Cùng với MacCannel (2001) là các tác giả như Taylor (2001) và Wang (2000) đều nhận định rằng hầu như bất cứ điều gì trong thị trường hiện nay được liên kết với khái niệm về tính xác thực. Theo Wang (2000) tính xác thực là một hiện tượng và giá trị hiện đại có được từ những trải nghiệm về tính không xác thực. Khi các cá nhân tìm kiếm tính xác thực bằng việc tham quan các địa danh và các nền văn hóa khác, họ khẳng định lại sự thoát ly (alienation) của họ khỏi tính xác thực hay hiện thực trong cuộc sống của bản thân (Oakes 2006). Trong khi đó, Cohen (2004) khẳng định mối quan tâm của khách du lịch về tính xác thực phụ thuộc vào mức độ người đó tách biệt khỏi sự hiện đại. 4. Sự phát triển của khái niệm “Tính xác thực” trong nghiên cứu du lịch Du lịch là một hiện tượng đáng kinh ngạc của thời kỳ hiện đại (MacCannell 1989; Enzensberger 1996) khi mà những giấc mơ và ước vọng về các trải nghiệm trong tương lai trở thành một thứ sản phẩm được kinh doanh trên một phạm vi không ngừng mở rộng. Chúng ta đang chứng kiến một sự gia tăng mạnh mẽ của những mong muốn có được các trải nghiệm và các sản phẩm nguyên bản và chân thật, không bị pha trộn hay giả mạo. Taylor (2001) đã chỉ ra rằng sự tương phản phân đôi giữa tính xác thực và tính giả tạo là cơ sở cho những sáng tạo các giá trị sản phẩm trong du lịch. Do đó, tính xác thực đã được thảo luận sôi nổi và rộng rãi trong giới du lịch và các học giả như một giá trị phổ quát và một động lực chủ yếu thôi thúc khách du lịch đi tới những chốn xa xôi và thời gian khác biệt (MacCannell1973; Cohen 1988; Naoi 2004). Trong bối cảnh nghiên cứu du lịch, các nghiên cứu về tính xác thực xoay xung quanh hai quan điểm lớn: sự thương mại hóa văn hóa dẫn đến việc mất đi tính xác thực (Taylor 2001); và sự thương mại hóa văn hóa không phải luôn luôn dẫn đến tính không xác thực mà thay vào đó văn hóa là linh hoạt và luôn luôn phát triển (Bruner 1994). Khi nhu cầu tăng thì nguồn cung cũng tăng lên; do đó khi mà mong muốn về các trải nghiệm xác thực gia tăng và đem lại cơ hội để có thu nhập, nhiều người dân địa phương sẽ cho thấy các quan niệm xác thực đúng như những gì khách du lịch nghĩ đến. Điều này dẫn đến việc các khía cạnh cộng đồng như văn hóa, di sản, thiên nhiên, hoặc bản sắc được biến đổi thành các sản phẩm mà khách du lịch có thể mua được và trải nghiệm; và sự thương mại hóa du lịch xảy ra. Một số khía cạnh nhất định của một nền văn hóa, điển hình là các trang phục sặc sỡ hoặc tác phẩm nghệ thuật, trở thành thứ thu hút khách du lịch nhiều nhất và được xem là xác thực. Erik Cohen (1988) mặc dù đồng ý rằng các hoạt động truyền thống và nghệ thuật trở thành hàng hóa cho tiêu dùng du lịch, ông lập luận rằng điều này không nhất thiết làm giảm bớt tính xác thực của truyền thống mà hơn thế còn tạo ra một "tính xác thực biểu lộ" (emergent authenticity) qua một quá trình hợp thức hóa (formalization) và tinh thần hóa (ritualisation) (Kim & Jamal 2007: 183). Khách du lịch có thể mong muốn một trải nghiệm xác thực để rồi người dân địa phương làm sống lại một phong tục cổ xưa để “đóng gói và bán”, nhưng qua thời gian sự phục hồi này được người dân địa phương xem là xác thực và được chấp nhận như một phần trong nền văn hóa của họ (Cohen 1988: 379). Như vậy, theo nghiên cứu của Cohen văn hóa luôn luôn phát triển và tính xác thực không phải chỉ đơn giản là hai màu đen - trắng như MacCannell đã tin. Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II Trường Đại học Thăng Long 315 Wang (1999) mở rộng trên nền tảng khái niệm này bằng cách xác định ba loại tính xác thực trong du lịch bao gồm tính xác thực khách quan, tính xác thực kiến tạo, và tính xác thực hiện sinh. Tính xác thực khách quan (objective authenticity) dựa trên giá trị hữu hình của các vật thể văn hóa / di sản, đề cập đến "sự chân thực" của các vật thể được khách du lịch tham quan như trong khái niệm của MacCannell. Từ quan điểm này, một trải nghiệm xác thực sẽ có nghĩa là một khách du lịch nhìn thấy một vật thể là "thực tế", ngược lại với một thứ đã được "dàn dựng" cho nhu cầu tiêu dùng du lịch (MacCannell 1973, 1976; Wang 1999). Tính xác thực kiến tạo (constructive authenticity) cũng dựa trên vật thể, nhưng diễn ra ở mức độ cá nhân hơn. Nó là sản phẩm của sự kiến tạo xã hội. Thuyết chủ quan (subjectivism), thuyết đa phương (pluralism), và thuyết tương đối (relativism) là các nền tảng triết học của nó. Theo quan điểm này, một trải nghiệm là xác thực, nếu khách du lịch xét thấy là như vậy (Obenour 2004). Cả hai quan điểm về tính xác thực được cho là có liên quan đến vật thể và theo Wang (1999), là các cách tiếp cận thông thường về tính xác thực. Tuy nhiên, Wang cho rằng hai cách tiếp cận này không thể giải thích tất cả những động cơ và trải nghiệm du lịch. Vì thế, ông đã giới thiệu khái niệm về tính xác thực hiện sinh, một trạng thái được khởi hoạt bởi các hoạt động du lịch. Tính xác thực hiện sinh trong các trải nghiệm du lịch có được trong tự bản thân của khách du lịch hoặc trong bản ngã, không phải trong các vật thể. Nó liên quan đến việc tìm kiếm một bản ngã thực sự hoặc một bản ngã xác thực có được từ trong các hoạt động du lịch hoặc trong việc tham gia vào các sự kiện xã hội hay văn hóa. Nó diễn ra ở mức độ tình cảm của một cá nhân. Vì vậy, những cảm xúc của khách du lịch (ví dụ như thất vọng) có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến trải nghiệm của họ. Khái niệm tính xác thực hiện sinh của Wang (1999) được chia thành tính xác thực trong cá nhân (các cảm xúc cơ thể và tự sinh ra) và tính xác thực liên cá nhân (quan hệ gia đình và cộng đoàn du lịch). Một câu hỏi quan trọng ở đây là làm thế nào nhận thức du lịch tương ứng với hai loại cơ bản của tính xác thực, cụ thể là dựa trên vật thể và hiện sinh. McIntosh (2004) cho biết rằng một khách du lịch trải nghiệm xác thực có nghĩa là đang “tự mình tham gia vào trải nghiệm”, để trải nghiệm “bối cảnh tự nhiên"và "cuộc sống thường ngày”, cũng như để trải nghiệm “các thực tế, nghệ thuật và hàng thủ công thật sự”. Goulding (2000) phân biệtba loại du khách khác nhau liên quan đến cách họ nhận biết tính xác thực. Những du khách “hiện sinh” nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hưởng thụ và thoát ly thực tế và cảm nhận tính xác thực chủ yếu thông qua các hiện vật (artifact) trưng bày;các du khách “thẩm mỹ” nhận thức lịch sử chủ yếu là thông qua nghệ thuật; trong khi các du khách “xã hội” nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập và trải nghiệm xã hội và đặc biệt quan tâm đến việc xem các cuộc biểu diễn và mua đồ ở các cửa hàng bảo tàng. Đáng chú ý, nhận thức du lịch trong các nghiên cứu này có liên quan rõ ràng với cả các vật thể (nghệ thuật, đồ thủ công, hiện vật, quà lưu niệm) và các trải nghiệm hiện sinh (sự tham gia của cá nhân trong cuộc sống hàng ngày, thoát ly thực tế). Hơn thế nữa, cả hai loại xác thực dường như xuất hiện đồng thời và có liên quan. Điểm chung trong những nghiên cứu này là ý tưởng về tính xác thực được cảm nhận là một kết quả / đầu ra của những trải nghiệm của họ với một địa danh nhất định (văn hóa, bảo tàng, khuôn viên). Mặc khác, các tài liệu có liên quan hàm ý về việc tính xác thực cũng có thể được coi như là một tiền đề / đầu vào của hành vi du lịch, vì nó thường được coi như là một động cơ, giá trị, động lực hay mối quan tâm quan trọng (Yeoman và đồng sự 2007). Cuộc tìm kiếm về tính xác thực hiện nay (Yeoman và đồng sự 2007) và sự gia tăng của người tiêu dùng-khách du lịch kiểu mới(Middleton & Clarke 2004) cho thấy rằng trong quản lý du lịch hiện đại quan niệm truyền thống về khách du lịch Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II Trường Đại học Thăng Long 316 (tức là thụ động, phi đạo đức, không quan tâm và bị lên án về tính không xác thực) là không đầy đủ. Cụ thể là sự tiêu dùng được nhìn nhận ngày càng nhiều hơn như một "phương thức tự do thể hiện của chủ thể sáng tạo” (Miller 2001: 4). Khách du lịch hiện đại do đó có thể được xem như là một sự kết hợp của một nhà trí thức và người tiêu dùng, trong khi quan điểm phê phán nhìn về hai vai trò này ở vị trí đối lập với nhau (MacCannell 1973; Halewood & Hannam 2001). Tóm lại, sự phát triển lý thuyết về tính xác thực trong nghiên cứu du lịch đã chuyển dịch từ một diễn ngôn (discourse) về tính xác thực liên quan đến vật thể tới một diễn ngôn về tính xác thực hiện sinh (existential authenticity). Mặc dù vậy, các hình thức thông thường của tính xác thực, đặc biệt là tính xác thực kiến tạo, vẫn có thể áp dụng với những trải nghiệm du lịch. Chúng ta cũng đã nhận thức được nhiều ý nghĩa và các loại xác thực khác nhau được xác định bởi các truyền thống nghiên cứu khác nhau (Wang 1999; Reisinger & Steiner 2006). Mặc dù luận điểm khởi đầu về tính xác thực trong du lịch của MacCannell đã là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận, nó vẫn là một dấu mốc quan trọng trong việc nghiên cứu học thuật nghiêm túc về du lịch. 5. Vận dụng tính xác thực trong chiến lược phát triển du lịch bền vững Trong nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu về du lịch đã nghĩ về tính xác thực như một thể loại mang tính tiên nghiệm (a priori) hoặc một thuộc tính địa phương thúc đẩy khách du lịch đi đến các nơi để tiêu dùng các giá trị lịch sử, văn hóa, các sản phẩm và các thuộc tính địa phương khác. Thay vì xem xét cách doanh nghiệp du lịch vận hành, các nghiên cứu du lịch tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào nhận thức của khách du lịch và các hình ảnh của Việt Nam (Michaud và Turner 2006), việc thay đổi bản sắc của khách du lịch trong nước (Gillen 2009), và các quan điểm về giới và văn hóa (Chan 2009 ). Các nghiên cứu này đã hầu như bỏ qua khả năng của người dân địa phương trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế và thị trường du lịch địa phương (Achariya 2012).Tuy nhiên nghiên cứu về du lịch gần đây đã rời bỏ khái niệm tĩnh này và khám phá các quá trình kiến tạo tính xác thực, các mâu thuẫn trong ý nghĩa về tính xác thực, và các cuộc đấu tranh trong việc thiết lập các yêu cầu về tính xác thực (Olsen 2002). Quan điểm được kiến tạo, thỏa thuận và lai ghép này về tính xác thực trong du lịch cho thấy rằng chúng ta nên tập trung ít hơn vào việc liệu các điểm đến có xác thực hay không; thay vào đó cần hướng nhiều hơn sự chú ý của chúng ta tới cách mà các nhóm khác nhau đã và đang cố gắng để tạo nên tính xác thực và tạo ra nhu cầu về tính xác thực. Trong quá trình đó, ý nghĩa của tính xác thực phải được quan tâm và phân tích cẩn thận gắn với những hoàn cảnh cụ thể. Như đã trình bày, tính xác thực chắc chắn cho thấy một động lực nổi bật và một giá trị vô cùng quan trọng đối với một khách du lịch hiện đại, những người tìm kiếm tính xác thực tìm về các sản phẩm và trải nghiệm tự nhiên và văn hóa nguyên sơ vốn không nhất thiết phải có sẵn ở các điểm đến; nhưng những điều đó phải có khả năng xuất hiện dần dần trong mắt du khách (Cohen 1988). Các khái niệm về tính xác thực và di sản là vô cùng quan trọng cho quy hoạch du lịch trong khu vực và trở thành động lực chính và một đóng góp quan trọng vào sự phát triển của loại hình du lịch lựa chọn (alternative tourism), đòi hỏi sự tham gia tích cực của cả hai bên - khách du lịch và cộng đồng địa phương (Daugstad, Kirchengast 2013). Nếu được nhìn nhận như một chiến lược tiếp thị, tính xác thực sẽ cho thấy sức hấp dẫn độc đáo với du khách và cung cấp những tiềm năng tuyệt vời cho các nhà quản lý điểm đến, những người dân địa phương, và các lợi ích du lịch khác. Chính những trải nghiệm xác Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II Trường Đại học Thăng Long 317 thực của du khách có thể tạo thuận lợi dễ dàng hơn cho sự tăng trưởng kinh tế cao hơn và sự phát triển vừa bền vững vừa công bằng tại cộng đồng và trong khu vực. Do vậy, tính xác thực cần thiết phải được quản lý tập trung như là một phần không thể thiếu trong chiến lược tổng thể phát triển du lịch. Bên cạnh đó, sự cần thiết của việc theo đuổi các sáng kiến chính sách sẽ tận dụng các tiềm năng tiếp thị có sẵn mà tính xác thực đem lại. Một khi được khai thác, các khả năng phát triển bền vững của ngành công nghiệp không khói này sẽ được cải thiện rất nhiều. 6. Tài liệu tham khảo [1]. Achariya Choowonglert (2012),Negotiating Authenticity: Cultural Economy of the Ethnic Tourist Market in White Tai Villages, Northwest Upland Of Vietnam. PhD. Dissertation. Thailand: Chiang Mai University. [2]. Adler, Judith (1989),Origins of sightseeing. Annals of Tourism Research 16(1):7- 29. [3]. Bruner, E.M.(1994), Abraham Lincoln as Authentic Reproduction: A Critique of Postmodernism.American Anthropologist, 96(2): 397 – 415. [4]. Chan, Yuk Wah (2009), Cultural and Gender Politics in China-Vietnam Border Tourism, in Hitchock, M., V. King and M. Parnwell (eds.) Tourism in Southeast Asia: Challenges and New Direction (pp.206-221). Copenhegen: NIAS Press. [5]. Connell, J. (2007),The Continuity of Custom? Tourist Perceptions ofAuthenticity in Yakel Village,Tanna, Vanuatu. Journal of Tourism and Cultural Change, 5(2),71-86, Retrieved October 14,2011, from EBSCO database. [6]. Cohen, Erik(1988), Authenticity and Commoditization in Tourism.Annals of Tourism Research, 15(3): 371 – 386. [7]. Cohen, Erik (2004),A Phenomenology of Tourist Experience, in William, S. (ed.) Tourism: Critical Concepts in the Social Sciences (pp.3-26), Vol. II: The Experience of Tourism. London and New York: Routledge (Reprinted in Sociology 13 (1979): 179-201, Sage Publications Ltd.). [8]. Daugstad, Karoline; Kirchengast, Christoph. (2013), Authenticity and the pseudo- backstage of agri-tourism. Annals of Tourism Research 43: 170-191. [9]. Enzensberger, Hans Magnus (1996) (first published in 1958), A Theory of Tourism. Trans. Gerd Gemünden. NewGerman Critique 68: 117 – 135. [10]. Gillen, Jamie (2009), The co-production of Narrative in an Entrepreneurial City: the Case of Cincinnati, Ohio, in turmoil. Geografiska Annaler, Series B: Human Geography 91(2): 107 – 122. [11]. Goffman, E. (1959)The Presentation of Self in Everday Life. Harmondsworth: Penguin. [12]. Goulding, C. (2000),Thecommodification of the past,postmodern pastiche, and the search forauthentic experiences at contemporaryheritage attractions. European Journalof Marketing 34(7): 835 – 853. [13]. Grünewald, R. d. A. (2002), Tourism and cultural revival.Annals of TourismResearch 29(4), 1004-1021. Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II Trường Đại học Thăng Long 318 [14]. Halewood, C.& Hannam, K.(2001), Viking Heritage Tourism: Authenticity and Commodification.Annals of Tourism Research 28(3): 565 – 580. [15]. Kim, H.& Jamal, T.(2007), Touristic Quest for Existential Authenticity. Annals of Tourism Research 34(1): 181 – 201. [16]. Lindholm, C.(2008), Culture and Authenticity. MA. Oxford: Blackwell Publishing. [17]. MacCannell, Dean (1973),Staged Authenticity: Arrangements of Social Space in Tourist Settings.The American Journal of Sociology 79(3): 589 – 603. [18]. MacCannell, Dean (1976), The Tourist: A New Theroy of the Leisure Class. New York: Schocken Books. [19]. MacCannel, D. (1989) The Tourist: A New Theory of the Leisure Class. New York:Schocken. [20]. MacCannell, D. (2001), Tourist agency, Tourist Studies 1(1): 23-37 . [21]. McIntosh, A. J. (2004),Tourists’ appreciation of Maori culture in New Zealand.Tourism Management 25(1), 1–15. [22]. Michaud, Jean and Sarah Turner (2006), Contending Visions of a Hill-Station in Vietnam, Annals of Tourism Research 33(3): 785-808. [23]. Middleton, V. T. C., & Clarke, J. R. (2004),Marketing in travel and tourism. Butter-worth-Heinemann. [24]. Miller, D. (2001), The dialectics of shopping. University of Chicago Press. [25]. Naoi, T. (2004),Visitors’ evaluation of a historical district: the roles of authenticityand manipulation.Tourism and Hospitality Research 5(1), 45–63. [26]. Oakes, Timothy (2006),Get real! On being yourself andbeing a tourist. Travels in paradox.Remapping tourism 229-250. [27]. Obenour, W. (2004), Understanding the meaning of the ‘journey’ to budget travellers,International Journal of Tourism Research6(1): 1-15. [28]. Olsen, K. (2002), Authenticity as a Concept in Tourism Research – The Social Organization of the Experience of Authenticity. Tourist Studies 2(2), 159-182 [29]. Reisinger, Yvette &Steiner, Carol J. (2006), Reconceptualizing Object Authenticity, Annals of Tourism Research 33(1): 65-86. [30]. Taylor, John P. (2001), Authenticity and Sincerity in Tourism, Annals of Tourism Research 28(1): 7-26. [31]. Trilling, Lionel (1972), Sincerity and Authenticity. Cambridge: Harvard. van den Berghe 1994 [32]. Wang, Ning (1999). Rethinking Authenticity in Tourism Experience.Annals of Tourism Research26(2):349–370. [33]. Wang, Ning (2000), Tourism and Modernity: A Sociological Analysis. New York: Pergamon. [34]. Yeoman, I., Brass, D., McMahon-Beattie, U. (2007), Current Issue in Tourism: The Authentic Tourist.Tourism Management 28(4): 1128-1138. Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II Trường Đại học Thăng Long 319 A LITERATURE REVIEW ON THE CONCEPT OF AUTHENTICITY IN TOURISM STUDIES Abstract: Tourism and cultural tourism in particular is demonstrating to be one of the fasttest growing industries, not only in present but also in the future. On that road to prosperity, one featurethat has been believed amongst a lot of researchers and developers of tourismfor being one of the keys to open the door of tourism fortune, is authenticity. This article explores and introduces an overview of authenticity in tourism, with its nature as a fundamental value and concept in tourism creations and management. On the basis of sociology and social anthropology, the article emphasizesthe statement of authenticity in tourism as a social product and an essential part of the process to develop and asserta form of community-based cultural tourism development. Accordingly, the article intends that we do need to advance a comprehensive and constructive awareness about the authenticity in tourism in order to familiarize and employ more effectively productive potentials of humanisticecotourism and ethnic cultural tourism. Keywords: authenticity, cultural tourism, sustainable tourism development, the third- generation tourist, tourism experience.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfpham_tran_thang_long_2478.pdf