MỤC LỤC TRANG
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA 01
II. NỘI DUNG THỰC TẬP GIÁO TRÌNH TẠI TRƯỜNG
1. Thời gian thực tập giáo trình tại trường
2. Địa điểm thực tập giáo trình tại trường
3. Tổng quan sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
4. Sinh học cây lúa
5. Nội dung thực tập giáo trình tại trường 01
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 22
IV. ĐỀ XUẤT 22
MỤC LỤC 23
BÁO CÁO THỰC TẬP
GIÁO TRÌNH TẠI TRƯỜNG
I. Mục đích, ý nghĩa.
Thực tập giáo trình là giai đoạn thực tập trong một khoảng thời gian nhất định, áp dụng cho sinh viên các khóa năm thứ III (đối với chuyên ngành đào tạo 4 năm như chuyên ngành đào tạo khoa học cây trồng, bảo vệ thực vật, công nghệ sinh học ), khóa năm thứ IV (đối với chuyên ngành đào tạo 5 năm như chuyên ngành đào tạo khoa học cây trồng tiên tiến, công nghệ thông tin, thú y ).
Thực tập giáo trình sẽ cung cấp cho sinh viên những bước cơ bản, những phương pháp luận chuẩn, các thao tác thực tập, làm số liệu, viết báo cáo là nền tảng vững chắc cho việc làm đề tài tốt nghiệp cho năm cuối.
Thực tập giáo trình là là giai đoạn giúp sinh viên tìm hiểu được những ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ xuống các cơ sở, có cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu, ứng dụng và sản xuất của các cơ sở tại địa phương.
Thực tập giáo trình là bước đệm làm quen cơ sở, tại tiền đề tốt cho việc đăng ký làm thực tập tốt nghiệp, định hướng việc làm sau này cho sinh viên.
Thực tập giáo trình giúp cho sinh viên được thực hành một cách thực tế những kiến thức đã học, áp dụng những công nghệ ứng dụng trong sản xuất, từ đó tạo cho sinh viên khả năng áp dụng thực tế từ lý thuyết.
II. Nội dung thực tập giáo trình tại trường.
1. Thời gian thực tập giáo trình tại trường
- Thời gian thực tập giáo trình tại trường: Thứ 2 tức 04/05/2009 – thứ 6 tức 08/05/2009.
2. Địa điểm thực tập giáo trình tại trường
- Địa điểm thực tập giáo trình tại trường:
Bộ môn Công nghệ Sinh học ứng dụng – Khoa Công nghệ Sinh học – ĐH Nông Nghiệp Hà Nội.
Bộ môn Sinh học phân tử và Công nghệ Vi sinh – Khoa Công nghệ Sinh học – ĐH Nông Nghiệp Hà Nội.
Ruộng thí nghiệm – Khoa Nông học.
3. Tổng quan kiến thức về sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
a. Tầm quan trọng của sản xuất lúa gạo
- Vai trò của lúa gạo
Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 1,3 tỉ người nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân. Là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 - 200 (kg gạo/ người/ năm) tại các nước châu á , khoảng 10 (kg gạo/ người/ năm) tại các nước châu Mỹ.
Ở Việt Nam, dân số trên 80 triệu và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính.
Sản phẩm chính của cây lúa:
Sản phẩm chính của cây lúa là gạo làm lương thực. Từ gạo có thể nấu cơm, chế biến thành các loại món ăn khác như bánh đa nem, phở, bánh đa,bánh chưng, bún, rượu. Ngoài ra còn bánh rán, bánh tét, bánh giò và hàng chục loại thực phẩm khác từ gạo.
Sản phẩm phụ của cây lúa:
Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, Axê tôn, phấn mịn và thuốc chữa bệnh.
Cám : Dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp; sản xuất vi ta min B1 để chữa bệnh tê phù, chế tạo sơn cao cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng.
Trấu: sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng, vật liệu độn cho phân chuồng, hoặc làm chất đốt.
Rơm rạ: được sử dụng cho công nghệ sản suất giầy, các tông xây dựng, đồ gia dụng ( thừng, chão, mũ, giầy dép), hoặc làm thức ăn cho gia súc, sản xuất nấm .
Như vậy, ngoài hạt lúa là bộ phận chính làm lương thực, tất cả các bộ phận khác của cây lúa đều được con người sử dụng phục vụ cho nhu cầu cần thiết, thậm chí bộ phận rễ lúa còn nằm trong đất sau khi thu hoạch cũng được cày bừa vùi lấp làm cho đất tơi xốp, được vi sinh vật phân giải thành nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng vụ sau.
- Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo
23 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3849 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan kiến thức về sản xuất lúa gạo ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP
GIÁO TRÌNH TẠI TRƯỜNG
Mục đích, ý nghĩa.
Thực tập giáo trình là giai đoạn thực tập trong một khoảng thời gian nhất định, áp dụng cho sinh viên các khóa năm thứ III (đối với chuyên ngành đào tạo 4 năm như chuyên ngành đào tạo khoa học cây trồng, bảo vệ thực vật, công nghệ sinh học …), khóa năm thứ IV (đối với chuyên ngành đào tạo 5 năm như chuyên ngành đào tạo khoa học cây trồng tiên tiến, công nghệ thông tin, thú y…).
Thực tập giáo trình sẽ cung cấp cho sinh viên những bước cơ bản, những phương pháp luận chuẩn, các thao tác thực tập, làm số liệu, viết báo cáo … là nền tảng vững chắc cho việc làm đề tài tốt nghiệp cho năm cuối.
Thực tập giáo trình là là giai đoạn giúp sinh viên tìm hiểu được những ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ xuống các cơ sở, có cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu, ứng dụng và sản xuất của các cơ sở tại địa phương.
Thực tập giáo trình là bước đệm làm quen cơ sở, tại tiền đề tốt cho việc đăng ký làm thực tập tốt nghiệp, định hướng việc làm sau này cho sinh viên.
Thực tập giáo trình giúp cho sinh viên được thực hành một cách thực tế những kiến thức đã học, áp dụng những công nghệ ứng dụng trong sản xuất, từ đó tạo cho sinh viên khả năng áp dụng thực tế từ lý thuyết.
Nội dung thực tập giáo trình tại trường.
Thời gian thực tập giáo trình tại trường
Thời gian thực tập giáo trình tại trường: Thứ 2 tức 04/05/2009 – thứ 6 tức 08/05/2009.
Địa điểm thực tập giáo trình tại trường
Địa điểm thực tập giáo trình tại trường:
Bộ môn Công nghệ Sinh học ứng dụng – Khoa Công nghệ Sinh học – ĐH Nông Nghiệp Hà Nội.
Bộ môn Sinh học phân tử và Công nghệ Vi sinh – Khoa Công nghệ Sinh học – ĐH Nông Nghiệp Hà Nội.
Ruộng thí nghiệm – Khoa Nông học.
Tổng quan kiến thức về sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Tầm quan trọng của sản xuất lúa gạo
Vai trò của lúa gạo
Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực chính của 1,3 tỉ người nghèo nhất trên thế giới, là sinh kế chủ yếu của nông dân. Là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 - 200 (kg gạo/ người/ năm) tại các nước châu á , khoảng 10 (kg gạo/ người/ năm) tại các nước châu Mỹ.
Ở Việt Nam, dân số trên 80 triệu và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính.
Sản phẩm chính của cây lúa:
Sản phẩm chính của cây lúa là gạo làm lương thực. Từ gạo có thể nấu cơm, chế biến thành các loại món ăn khác như bánh đa nem, phở, bánh đa,bánh chưng, bún, rượu. Ngoài ra còn bánh rán, bánh tét, bánh giò và hàng chục loại thực phẩm khác từ gạo.
Sản phẩm phụ của cây lúa:
Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, Axê tôn, phấn mịn và thuốc chữa bệnh.
Cám : Dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp; sản xuất vi ta min B1 để chữa bệnh tê phù, chế tạo sơn cao cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng.
Trấu: sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng, vật liệu độn cho phân chuồng, hoặc làm chất đốt.
Rơm rạ: được sử dụng cho công nghệ sản suất giầy, các tông xây dựng, đồ gia dụng ( thừng, chão, mũ, giầy dép), hoặc làm thức ăn cho gia súc, sản xuất nấm...
Như vậy, ngoài hạt lúa là bộ phận chính làm lương thực, tất cả các bộ phận khác của cây lúa đều được con người sử dụng phục vụ cho nhu cầu cần thiết, thậm chí bộ phận rễ lúa còn nằm trong đất sau khi thu hoạch cũng được cày bừa vùi lấp làm cho đất tơi xốp, được vi sinh vật phân giải thành nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng vụ sau.
Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo
Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo tính theo % chất khô so với một số cây lấy hạt khác
Hàm lượng
Loại hạt
Tinh bột
(%)
Protein
(%)
Lipit
(%)
Xenluloza
(%)
Tro
(%)
Nước
(%)
Lúa
62,4
7,9
2,2
9,9
5,7
11,9
Lúa mì
63,8
16,8
2,0
2,0
1,8
13,6
Ngô
69,2
10,6
4,3
2,0
1,4
12,5
Cao lương
71,7
12,7
3,2
1,5
1,6
9,9
Kª
59,0
11,3
3,8
8,9
3,6
13,0
Tinh bột: Hàm lượng tinh bột 62,4%. Là nguồn chủ yếu cung cấp calo. Giá trị nhiệt lượng của lúa là 3594 ca lo. Tinh bột được cấu tạo bởi Amylo se và amylopectin. Amylose có cấu tạo mạch thẳng và có nhiều ở gạo tẻ. Amylopectin có cấu tạo mạch ngang và có nhiều ở gạo nếp.
Protêin: Các giống lúa Việt Nam có hàm lượng Protêin chủ yếu trong khoảng 7- 8%. Các giống lúa Nếp có hàm lượng prôtêin cao hơn lúa tẻ.
Lipit: Chủ yếu ở lớp vỏ gạo. Nếu ở gạo xay là 2,02% thì ở gạo đã xát chỉ còn 0,52%
Vitamin: Trong lúa gạo còn có 1số vi ta min nhất là vitamin nhóm B như B1, B2,B6, , PP... lượng vitamin B1 là 0,45 mg/100 hạt ( trong đó ở phôi 47%, vỏ cám 34,5%, hạt gạo 3,8%).
Quá trình phát triển nghề trồng lúa
Nghề trồng lúa trên thế giới
Nhiều nhà khoa học cho rằng, cây lúa trồng có nguồn gốc ở đông nam châu á, trong đó ấn Độ, Miến Điện và Việt Nam là những nơi xuất hiện nghề trồng lúa đầu tiên của loài người.
Sản xuất lúa trên thế giới giai đoạn 2001- 2005 (số liệu của FAO năm 2006):
Có 114 nước trồng lúa và phân bố ở tất cả các Châu lục trên thế giới.
Trong đó, Châu Phi có 41 nước trồng lúa, Châu Á có 30 nước, Bắc Trung Mỹ có 14 nước, Nam Mỹ có 13 nước, Châu Âu có 11 nước và Châu Đại Dương có 5 nước.
Diện tích lúa biến động và đạt khoảng 152.000 triệu ha, năng suất lúa bình quân xấp sỉ 4,0 tấn/ha.
Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa lớn nhất 44.790 triệu ha, ngược lại Jamaica là nước có diện tích trồng lúa thấp nhất 24 ha.
Năng suất lúa cao nhất đạt 9,45 tấn/ha tại Australia và thấp nhất là 0,9 tấn/ha tại IRAQ.
Bảng tổng hợp sản lượng lúa Thế giới và Châu lục giai đoạn 2001- 2005
(Số liệu thống kê của FAO, 2006)Đơn vị tính: Triệu tấn
Thế giới, Châu lục
2001
2002
2003
2004
2005
- Toàn Thế giới
+ Châu á
+ Châu Âu
+ Châu Đại Dương
+ Nam Mỹ
+ Bắc,Trung Mỹ
+ Châu Phi
597.981
544.630
3.650
1.164
19.784
12.260
16.493
569.035
515.255
3.210
1.218
19.601
12.195
17.556
584.272
530.736
2.260
1.457
19.973
11.623
18.223
606.268
546.919
2.468
1.574
23.726
12.816
18.765
618.441
559.349
2.340
1.344
24.020
12.537
18.851
Giai đoạn 2001- 2005, sản lượng lúa thế giới đều tăng, năm 2005 đạt 618.441 triệu tấn. Trong đó, sản lượng lúa Châu á đạt 559.349 triệu tấn chiếm 90,45% ; tương tự ở Nam Mỹ- 24.020 triệu tấn (3,88%) ; ở Châu Phi- 18.851 triệu tấn( 3,04%) ; ở Bắc Trung Mỹ- 12.537 triệu tấn ( 2,03%); ở Châu Âu và Châu Đại Dương- 3.684 triệu tấn ( 0,6%).
Quá trình phát triển nghề trồng lúa ở Việt Nam
Nghề trồng lúa ở Việt Nam có lịch sử lâu đời nhất so với nghề trồng lúa ở các nước châu Á. Theo các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... Cây lúa đã có mặt từ 3000 - 2000 năm trước công nguyên. Tổ tiên chúng ta đã thuần hóa cây lúa dại thành cây lúa trồng và đã phát triển nghề trồng lúa đạt được những tiến bộ như ngày nay.
Trước năm 1945, diện tích trồng lúa ở 2 đồng bằng Bắc bộ và Nam Bộ là 1,8 triệu và 2,7 triệu ha với năng suất bình quân 13 tạ / ha và sản lượng thóc tương ứng 2,4 - 3,0 triệu tấn. Trong thời gian này chủ yếu là các giống lúa cũ, ở miền Bắc sử dụng các giống lúa cao cây, ít chụi thâm canh, dễ đổ, năng suất thấp.
Nhà nông có câu” Nhất thì, nhì thục” . Từ năm 1963- 1965, ở những vùng chuyên canh lúa do diện tích nhiều, thường có một số diện tích cấy chậm, bị muộn thời vụ. Nhờ tiến bộ kỹ thuật đã đưa vào một số giống lúa xuân thấp cây, ngắn ngày đã đảm bảo được thời vụ. Đã chuyển vụ lúa chiêm thành vụ lúa xuân, chuyển từ xuân sớm thành xuân chính vụ (80-90%) diện tích và thời kỳ 1985-1990 sang xuân sớm (5-10%) và 70-80% là xuân muộn. Một số giống lúa xuân đã có năng suất cao hơn hẳn lúa chiêm, có thể cấy được cả hai vụ chiêm xuân và vụ mùa. Do thay đổi cơ cấu sản xuất lúa, kết hợp với áp dụng hàng loạt các tiến bộ kỹ thuật mới nên sản xuất lúa ở Việt Nam ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể.
Giống lúa mới, thấp cây Giống cũ, cao cây, thời gian sinh trưởng dài
Từ năm 1979 đến 1985, sản lượng lúa cả nước tăng từ 11,8 lên 15,9 triệu tấn, nguyên nhân là do ứng dụng giống mới, tăng diện tích và năng suất. Tính riêng 2 năm 1988 và 1989 sản lượng lương thực tăng thêm 2 triệu tấn/năm.
Từ khi thực hiện đổi mới (năm 1986) đến nay, Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trong sản xuất lúa, đưa nước ta từ chỗ là nước thiếu ăn triền miên đã không những đảm bảo đủ lương thực cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu từ 3-4 triệu tấn gạo /năm, Đứng hàng thứ 2 trên thế giới về các nước xuất khẩu gạo.
Triển vọng và thách thức đối với nghề trồng lúa ở Việt Nam
Những thuận lợi và triển vọng
Cây lúa là cây lương thực chính trong mục tiêu phát triển nông nghiệp của Việt Nam để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu. Hiện nay diện tích trồng lúa cả nước từ 7,3 dến 7,5 triệu ha, năng suất trung bình 46 ha, sản lượng giao động trong khoảng 34,5 triệu tấn/năm, xuất khẩu chưa ổn định từ 2,5 triệu đến 4 triệu tấn/năm. Trong giai đoạn tới sẽ duy trì ở mức 7,0 triệu ha, phấn đấu năng suất trung bình 50 tạ/ha, sản lượng lương thực 35 triệu tấn và xuất khẩu ở mức 3,5- 4 triệu tấn gạo chất lượng cao.
Hệ thống cơ chế, chính sách của nhà nứoc khuyến khích và tạo điều kiện phát triển sản xuất lúa.
Nhu cầu phát triển sản xuất lúa ngày càng tăng để đảm bảo cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, do dân số Việt Nam dự kiến đến năm 2020 sẽ vào khoảng 100 triệu, dân số thế giới sẽ tăng lên gấp rưỡi.
Điều kiện tự nhiên của Việt Nam hoàn toàn thích hợp cho sản xuất lúa.
Nông dân Việt Nam có kinh nghiệm trồng lúa từ lâu đời.
Đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp ngày càng tăng, kết hợp với tiếp thu ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ về lúa của các nước trong khu vực và thế giới.
Năng suất, sản lượng lúa ngày càng tăng do ngày càng có nhièu giống mới chụi thâm canh, năng suất, chất lượng cao, có khả năng thích ứng rộng và chống chụi sâu bệnh.
Xuất khẩu gạo ngày càng tăng về số lượng và chất lượng góp phần ổn định đời sống cho nông dân là lực lượng chiếm đại đa số trong tổng số 80 triệu dân Việt Nam.
Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là cơ hội lớn tạo điều kiện thuận lợi cho lúa gạo và các loại sản phẩm nông nghiệp khác có quyền bình đẳng tham gia vào thị trường thương mại nông sản của thế giới.
Những trở ngại và thách thức
Quá trình đô thị hoá tăng, diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp.
Nhiều vùng sản xuất lúa được nông dân sở hữu rất manh mún,khó cơ giới hóa.
Quá trình áp dụng giống mới chụi thâm canh, phát triển thành những vùng sản xuất hàng hóa là điều kiện thuận lợi để các loại dịch hại mới nguy hiểm, khó phòng trừ.
Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật có xu hướng tăng, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.
Tham gia vào thị trường thương mại thế giới có sự đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng nông sản. Do vậy phải có sự đầu tư một cách đồng bộ từ sản xuất đến đánh giá kiểm định chất lượng, bảo quản và vận chuyển tiêu thụ.
Giới thiệu về vùng trồng lúa đồng bằng Sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng do hệ thống sông Hồng ( sông Lô và sông Đà ) và hệ thống sông Thái Bình (sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam ) tạo thành. Châu thổ sông Hồng có hình dạng giống như hình tam giác cân, có đỉnh là Việt trì, cạnh đáy là bờ biển dài 150km, từ Quảng Ninh đến Ninh Bình. Diện tích toàn Châu thổ khoảng 15 000 km2.
Thời tiết khí hậu chia làm 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông), mùa đông lạnh, mùa xuân ấm, mùa thu mát mẻ, mùa hạ nóng, địa hình ít bằng phẳng, nông dân sở hữu ruộng đất manh mún, khó khăn quản lí nước nên tập quán canh tác chủ yếu là lúa nước và gieo trồng theo phương pháp gieo mạ rồi cấy là chính.
Các vụ lúa chính vùng Đồng bằng sông Hồng
Có 2 vụ lúa cổ truyền là lúa mùa và lúa chiêm, từ năm 1963 đã đưa vào cơ cấu các giống lúa xuân nên hình thành 2 vụ chính là vụ lúa chiêm xuân và vụ lúa mùa.
Vụ lúa chiêm xuân: Làm trong mùa khô, vì vậy phải có nước tưới chủ động. Đầu và giữa vụ thường gặp rét, cuối vụ nóng và bắt đầu có mưa, nên phải dùng giống có khả năng chịu rét.
Lúa chiêm xuân ít phản ứng hoặc không có phản ứng quang chu kỳ.
Lúa chiêm được gieo cấy vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 và thu hoạch vào cuối tháng 5.
Lúa xuân (xuân sớm, chính vụ và xuân muộn) với bộ giống đa dạng, được gieo cấy vào cuối tháng 11 và thu hoạch vào đầu tháng 6 năm sau. Những năm gần đây, trà xuân muộn với các giống Q5,KD18, CR203, lúa lai 2 và 3 dòng. . . được mở rộng và phát triển mạnh, chiếm 80 -90% diện tích lúa chiêm xuân ở phía Bắc.
Vụ lúa mùa: mùa sớm, mùa trung và mùa muộn, bắt đầu vào cuối tháng 5 và kết thúc vào trung tuần tháng 11 hàng năm.
Đối với trà mùa sớm, sử dụng các giống lúa ngắn ngày, thời gian sinh trưởng từ 105 đến 120 ngày như CR203, Q5, KD18. . .
Đối với trà trung hoặc muộn, sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 125 trở lên như Nếp, Dự, Mộc Ttuyền, Bao Thai, Tám thơm các loại.
Canh tác lúa ở vùng Đồng bằng sông Hồng
Làm đất
Làm mạ nền - Làm mạ dược - Cấy Làm cỏ
Phòng trừ sâu bệnh
Thu hoạch
Tuốt lúa thủ công (trước đây) và cơ giới (hiện nay)
Phơi sấy, đóng gói, cất trữ bảo quản
Sinh học cây lúa
Đặc điểm thực vật học của cây lúa
Đặc điểm thực vật học
Các giống lúa Việt Nam có những đặc điểm như chiều cao, thời gian sinh trưởng (dàI hay ngắn), chịu thâm canh, chụi chua mặn, chống chụi sâu bệnh ... khác nhau. Song cây lúa Việt Nam đều có những đặc tính chung về hình tháI, giảI phẫu và đều có chung các bộ phận rễ, thân, lá bông và hạt.
Rễ lúa
Bộ rễ lúa thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu vàng nâu và nâu đậm, rễ đã già có màu đen.
Thời kỳ mạ: Nếu mạ gieo thưa, rễ mạ có thể dài 5-6 cm. Tiêu chuẩn của mạ tốt là bộ rễ ngắn,nhiều rễ trắng.
Thời kỳ sau cấy: Bộ rễ tăng dần về số lượng và chiều dài ở thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng
Thời kỳ trỗ bông : Bộ rễ đạt giá trị tối đa vào thời kỳ trỗ bông. Số lượng rễ có thể đạt tới 500 – 800 cái. Chiều dài rễ đạt 2- 3 km/ cây khi cây được trồng riêng trong chậu.
Trên đồng ruộng, phạm vi ra rễ chỉ ở những mắt gần lớp đất mặt (0-20 cm là chính).
Khi câý lúa quá sâu (>5 cm), cây lúa sẽ tạo ra 2 tầng rễ, trong thời gian này cây lúa chậm phát triển giống như hiện tượng lúa bị bệnh ngẹt rễ. Cấy ở độ sâu thích hợp (3-5cm) sẽ khắc phục được hiện tượng trên.
Để tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt, cần làm cỏ sục bùn điều chỉnh lượng nước hợp lí, tạo điều kiện cho tầng đất vùng rễ thông thoáng, bộ rễ phát triển mạnh., Cây lúa sinh trưởng tốt, chống chịu được sâu bệnh, nâng xuất cao.
Thân lúa
Hình thái
Thân gồm nhiều mắt và lóng. Trước thời kỳ lúa trỗ, thân lúa được bao bọc bởi bẹ lá.
Tổng số mắt trên thân chính bằng số lá trên thân cộng thêm 2. Chỉ vài lóng ở ngọn dài ra, số còn lại ngắn và dày đặc. Lóng trên cũng dài nhất. Một lóng dài hơn 5 mm được xem là lóng dài.
Số lóng dài: Từ 3-8 lóng. Theo giải phẫu ngang lóng, lóng có một khoảng trống lớn gọi là xoang lỏi.
Chiều cao cây, thân
Chiều cao cây: Được tính từ gốc đến mút lá hoặc bông cao nhất
Chiều cao thân: Được tính từ gốc đến cổ bông. Chiều cao thân và chiều cao cây liên quan đến khả năng chống đổ của giống lúa.
Nhánh lúa
Cây lúa có thể đẻ nhánh khi có 4-5 lá thật. Ở ruộng lúa cấy, sau khi bén rễ hồi xanh cây lúa bắt đầu đẻ nhánh. Lúa kết thúc đẻ nhánh vào thời kỳ làm đốt, làm đòng.
Từ cây mẹ đẻ ra nhánh con (cấp 1), nhánh cấp 1 đẻ nhánh cấp 2 , nhánh cấp 2 đẻ nhánh cấp 3. Những nhánh hình thành vào giai đoạn cuối thường là nhánh vô hiệu.
Thường thì các giống lúa mới khả năng đẻ nhánh cao, tỷ lệ nhánh hữu hiêu cũng cao hơn các giống lúa cũ, cổ truyền.
Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào giống, nhất là điều kiện chăm sóc, ngoại cảnh...Cây lúa có nhiều nhánh, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, năng suất sẽ cao.
Lá lúa
Hình thái
Lá lúa điển hình gồm: bẹ lá, phiến lá, lá thìa và tai lá.
Bẹ lá: là phần đáy lá kéo dài cuộn thành hình trụ và bao phần non của thân.
Phiến lá: hẹp, phẳng và dài hơn bẹ lá ( trừ lá thứ hai).
Lá thìa: là vảy nhỏ và trắng hình tam giác.
Tai lá: Một cặp tai lá hình lưỡi liềm
Sinh trưởng của lá lúa
Lá được hình thành từ các mầm lá ở mắt thân. Tốc độ ra lá thay đổi theo thời gian sinh trưởng và điều kiện ngoại cảnh.
Thời kỳ mạ non: trung bình 3 ngày ra được 1 lá.
Thời kỳ mạ khoẻ: từ lá thứ 4, tốc độ ra lá chậm lại, 7-10 ngày ra được 1 lá.
Thời kỳ đẻ nhánh: 5-7 ngày /1lá ở vụ mùa.
Cuối thời kỳ đẻ nhánh - làm đòng: khoảng 12 - 15 ngày / lá. cây lúa trỗ bông cũng là lúc hoàn thành lá đòng.
Số lá trên cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, thời vụ cấy, biện pháp bón phân và quả trình chăm sóc. Thường số lá của các giống:
Giống lúa ngắn ngày: 12 - 15 lá.
Giống lúa trung ngày: 16 - 18 lá.
Giống lúa dài ngày : 18 - 20 lá.
Chức năng của lá
Lá ở thời kỳ nào thường quyết định đến sinh trưởng của cây trong thời kỳ đó. Ba lá cuối cùng thường liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến thời kỳ làm đòng và hình thành hạt.
Chức năng của bẹ lá
Chống đỡ cơ học cho toàn cây
Dự trữ tạm thời các Hydratcacbon rước khi lúa trỗ bông
Lá làm nhiệm vụ quang hợp, chăm sóc hợp lí, dảm bảo cho bộ lá khoẻ, tuổi thọ lá (nhất là lá đòng), lúa sẽ chắc hạt, năng suất cao.
Hoa lúa
Quá trình thụ phấn, thụ tinh và hình thành hạt lúa
Lúa là loại cây tự thụ phấn. Sau khi bông lúa trỗ một ngày thì bắt đầu quá trình thụ phấn. Vỏ trấu vừa hé mở từ 0-4 phút thì bao phấn vỡ ra, hạt phấn rơi vào đầu nhuỵ và hợp nhất với noãn ở bên trong bầu nhuỵ để bầu nhuỵ phát triển thành hạt.
Thời gian thụ phấn kể từ khi vỏ trấu mở ra đến khi khép lại kéo dàI khoảng 50-60 phút. Thời gian thụ tinh kéo dài 8 giờ sau thụ phấn.
Trong ngày thời gian hoa lúa nở rộ thường vào 8-9 giờ sáng khi có điều kiện nhiệt độ thích hợp, đủ ánh sáng, quang mây, gió nhẹ. Những ngày mùa hè, trời nắng to có thể nở hoa sớm vào 7 - 8 gờ sáng. Ngược lại nếu trời âm u, thiếu ánh sáng hoặc gặp rét hoa phơi màu muộn hơn, vào 12 - 14 giờ.
Sau thụ tinh phôi nhũ phát triển nhanh để thành hạt. Khối lượng hạt gạo tăng nhanh trong vòng 15- 20 ngày sau trỗ, đồng thời với quá trình vận chuyển và tích luỹ vật chất, hạt lúa vào chắc và chín dần.
Bông và hạt lúa
Thời gian hình thành bông kể từ khi cây lúa bắt đầu phân hoá đòng cho đến khi lúa trỗ. Thời kỳ này nếu được chăm bón tốt , cây lúa đủ dinh dưỡng bông lúa sẽ phát triển đấy đủ giữ nguyên được đặc tính của giống. Thời gian phát triển bông ở giống ngắn ngày ngắn hơn ở giống dài ngày.
Hạt lúa gồm: Gạo lức và vỏ trấu.
Gạo lức gồm : phôi và phôi nhũ.
Vỏ trấu gồm: Trấu trên và trấu dưới. Trấu dưới lớn hơn trấu trên và bao khoảng hai phần ba bề mặt gạo lức trưởng thành.
Ở ẩm độ 0%, một hạt lúa nặng khoảng 12 - 44 mg. Chiều dài, rông, độ dày của hạt thay đổi nhiều giữa các giống.
Quá trình chín của hạt gồm : chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn. Thời gian chín từ 30 - 35 ngày tuỳ theo giống, môi trường và biện pháp canh tác.
Nội dung thực tập giáo trình tại trường
Thời gian biểu chương trình thực tập giáo trình tại trường
STT
Thời gian
Nội dung
Địa điểm
Thời gian
Ngày
01
14h00 – 14h30
Thứ 2 – 04/05/2009
Tập trung nhóm thực tập giáo trình
BM. Công nghệ Sinh học ứng dụng
02
14h30 – 16h00
Thứ 2 – 04/05/2009
Lý thuyết về chọn tạo và sản xuất lúa lai
Phòng thực tập BM. Sinh học phân tử và Công nghệ Vi Sinh
03
16h00 – 18h30
Thứ 2 – 04/05/2009
Thực tế về bứng cây ở cây lúa
Ruộng lúa thí nghiệm – Khoa Nông học
04
15h00 – 17h30
Thứ 4 – 06/05/2009
Thực tế về khử lẫn trên cây lúa
Ruộng lúa thí nghiệm – Khoa Nông học
05
15h00 – 17h00
Thứ 5 – 07/05/2009
Thực tế về khử đực trên cây lúa
Nhà lưới thí nghiệm trồng lúa – Khoa Nông học
Nội dung thực tập giáo trình tại trường
Chọn tạo và sản xuất lúa lai
Đặc điểm của lúa lai
Rễ: Rễ lúa lai phát triển sớm và mạnh. Khi có 3 lá thật, lúa Lai đã có 8- 12 rễ và có chiều dài lớn hơn rễ lúa thuần. Nhìn chung, bộ rễ lúa lai phát triển sớm, đồng thời có kích thước lớn về số lượng, đường kính và chiều dài.
Sản xuất hạt lai F1
Nhánh: Lúa lai đẻ sớm và khoẻ. Khi có 7- 8 lá, số lượng nhánh có thể đạt 10- 12 nhánh. Tất cả các nhánh này đều có khả năng thành bông. Vì vậy, khi gieo cấy cần cấy thưa và cấy một dảnh/ khóm nhằm khai thác khả năng đẻ nhánh của lúa lai.
Bông: Do đẻ sớm và khoẻ, nên tỷ lệ bông hữu hiệu cao. Lúa lai là loại hình bông to, có số hạt/ bông lớn hơn 160 hạt, năng suất đạt 8 - 10 tấn/ha/vụ.
Nhu cầu dinh dưỡng khoáng:
Đạm: có 2 thời kỳ nhu cầu về đạm cao là đẻ nhánh và làm đòng.
Lân: Hàm lượng Lân cao nhất vào thời kỳ lúa đẻ rộ. Vì vậy, cần bón lân sớm vào bừa cấy cho lúa
Kali: Lúa lai có nhu cầu về Kali cao ở các thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng và sau trỗ bông. Vì vậy, để có năng suất cao cần hết sức coi trọng bón Kali cho lúa lai.
Khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận của ngoại cảnh: Nhìn chung, Lúa lai có khả năng chống chịu tốt với rét, nóng và hạn.
Kỹ thuật sản xuất hạt lúa lai 2 dòng
Các dòng bất dục đực sử dụng trong sản xuất hạt lai F1 hệ 2 dòng
Có 2 dòng bất dục đực cảm ứng với điều kiện môi trường là TGMS và PGMS.
TGMS:
Được phổ biến ở Việt Nam.
Ở nhiệt độ thấp, TGMS hữu dục => Dùng làm dòng duy trì.
Ở nhiệt độ cao, TGMS bất dục => Dùng làm sản xuất hạt lai.
PGMS:
Do điều kiện VN ngày ngắn – ngày dài nên dòng PGMS không được sử dụng nhiều.
PGMS được sử dụng như Vlai 20, 64S (thành công tổ hợp TH 3 – 3, có độ bất dục là 24oC).
Để sản xuất hạt lúa lai 2 dòng nên có 1 ruộng duy trì và 1 ruộng sản xuất hạt lai.
Ruộng duy trì trồng trong điều kiện nhiệt độ thấp.
Ruộng sản xuất hạt lại trồng trong điều kiện nhiệt độ cao.
Ưu điểm của lúa lai 2 dòng:
Thuận lợi trong việc duy trì.
Hạt lai F1 bao giờ cũng có ưu thế lai cao hơn lai 3 dòng.
Khó khăn của việc sản xuất lúa lai 2 dòng:
Thời tiết thay đổi nên độ bất dục và hữu dục không theo ý muốn nên gặp khó khăn trong việc sản xuất hạt lai.
24oC là quy ước của độ bất dục
Dòng bất dục đực cảm ứng với nhiệt độ TGMS, bất dục phấn khi gặp nhiệt độ > 270 C và hữu dục ở nhiệt độ < 240 C. ở Việt Nam chủ yếu sử dụng dòng này
Dòng bất dục đực cảm ứng với ánh sáng, PGMS bất dục phấn khi thời gian chiếu sáng dài > 14 giờ và hữu dục khi thời gian chiếu sáng ngắn < 13 giờ.
ĐIỀU KIỆN VÀ NHỮNG YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỐI VỚI SẢN XUẤT HẠT LAI F1 TỔ HỢP TH 3-3
Chọn ruộng
Cách ly nghiêm ngặt
Có thể áp dụng 1 trong 3 biện pháp cách ly sau đây:
Cách ly không gian: Ruộng sản xuất hạt lai F1 phải cách ly với ruộng lúa xung quanh ít nhất là 100m (tính từ mép ngoài ruộng sản xuất) trên tất cả các hướng.
Cách ly thời gian: Ruộng sản xuất F1 phải trỗ trước hoặc sau ruộng lúa xung quanh (trong phạm vi 100m tính từ mép ngoài) ít nhất là 20 ngày.
Cách ly bằng địa hình: Có thể bố trí sản xuất hạt F1 ở một thung lũng hoặc khu vực mà xung quanh trồng ngô, vườn cây ăn quả, làng mạc, trường học, sông lớn, đồi núi, … Nếu ở một phía nào đó là ruộng lúa thì cấy một dải rộng 100m giống lúa bố để cách ly.
Chủ động tưới tiêu:
Ruộng sản xuất hạt lai F1 phải có kênh mương tưới tiêu chủ động hoàn toàn.
Các điều kiện khác:
Đất thịt có độ phì cao, không chua, mặn, phèn. Vị trí ruộng sản xuất không thuộc vùng hay xảy ra dịch bệnh gây hại nghiêm trọng đối với cây lúa.
Xác định thời kỳ cảm ứng, thời gian trỗ bông nở hoa tung phấn an toàn
Dòng mẹ T1S-96 bất dục hoàn toàn khi nhiệt độ trung bình ngày cao > 260C vào thời kỳ cảm ứng, vì vậy thời kỳ trước trỗ từ 10 - 20 ngày nhất thiết phải có nhiệt độ trung bình ngày cao hơn 260C. Theo số liệu nhiều năm tại các trạm khí tượng vùng đồng bằng Sông Hồng thì từ 10/8 đến 10/9 luôn có nhiệt độ trung bình ngày cao hơn 260C, vì vậy điều khiển thời kỳ cảm ứng của dòng mẹ vào thời gian này sẽ đảm bảo độ bất dục hạt phấn đạt 100%.
Điều khiển các dòng bố mẹ trỗ bông nở hoa vào thời kỳ đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu sau: Nhiệt độ trung bình ngày 25 –320C, ẩm độ không khí 80 – 90%, không có mưa, gió lớn trong ít nhất 5 ngày liên tục, trời quang mây, nắng nhẹ, gió nhẹ, từ ngày bắt đầu trỗ đến 10 ngày sau là lý tưởng nhất. Trong vụ mùa ở các tỉnh phía Bắc có thể cho lúa trỗ từ 25/8 – 25/9. Khi thoả mãn đồng thời 2 yếu tố trên sẽ vừa đảm bảo được chất lượng, vừa đảm bảo năng suất ruộng sản xuất F1.
Dự tính thời gian từ gieo đến trỗ 10% của các dòng bố mẹ
Thời gian từ gieo đến trỗ của các dòng bố mẹ thay đổi theo nhiệt độ và độ dài ngày của từng vụ, từng vùng. Trong điều kiện vụ mùa ở miền Bắc thời gian từ gieo đền trỗ và số lá/ thân chính của dòng bố và mẹ như sau:
Dòng mẹ T1S-96: 82 - 86 ngày, Dòng bố R3 : 74 - 78 ngày
Số lá / thân chính của dòng mẹ : 14,5-15,5 lá; Dòng bố: 14,0-14,5 lá.
Tính thời gian gieo mạ của các dòng bố mẹ
Trong vụ mùa thời gian gieo mạ cách nhau giữa các dòng bố mẹ được tính toán trên cơ sở chênh lệch số lá và thời gian từ gieo đến trỗ của từng dòng. Dòng mẹ có thời gian từ gieo đến trỗ dài hơn dòng bố từ 6 – 8 ngày, do vậy gieo các dòng bố mẹ được bố trí như sau: Gieo dòng mẹ trước, sau khi gieo mẹ 6- 8 ngày thì gieo dòng bố lần 1 (R1), sau khi gieo R1 được 4- 5 ngày thì gieo bố lần 2 (R2).
Ví dụ: Dòng mẹ T1S-96 : Gieo ngày 20/ 6. Dòng bố R1 : Gieo ngày 26- 28/ 6. Dòng bố R2 : Gieo ngày 1- 3/ 7.
Chú ý: nếu gieo mẹ sớm hơn ví dụ trên thì khoảng cách giữa ngày gieo mẹ với các lần gieo bố cần điều chỉnh dài hơn.Khung thời vụ gieo mạ tốt nhất: 15- 25/6.
Dự tính lượng giống gieo
Trước khi gieo cần thử lại tỷ lệ nẩy mầm của các dòng để quyết định số lượng hạt giống cần ngâm ủ. Nếu tỷ lệ nảy mầm > 90% thì lượng giống cần cho 1ha là: Dòng mẹ T1S-96 cần 35 kg gieo 1 lần; Dòng bố R3:10 kg, gieo 2 lần, mỗi lần 5 kg.
Thời điểm cấy
Khi mạ mẹ có 5,0-6,5 lá, bố 1 có 4,0-5,0 lá thì cấy 1 hàng bố 1 và mẹ trước, sau 4- 5 ngày cấy bố 2. Hoặc cấy mẹ trước, sau 6 ngày cấy bố 1, sau 10-11 ngày cấy bố 2.
Tỷ lệ hàng bố mẹ, hướng luống, mật độ khoảng cách cấy
Tỷ lệ bố mẹ là 2 hàng bố : 16 hàng mẹ
Hướng luống vuông góc với hướng gió thịnh hành khi lúa trỗ
Chiều rộng luống: 2,95 m, bố trí như sau: đường công tác 30cm, 2 hàng bố cách nhau 20cm, hàng bố cách hàng mẹ 20 cm, hàng mẹ cách nhau 15 cm.
Khoảng cách cấy : Cây bố cách nhau 15cm, cây mẹ cách nhau 12-14cm.
Mỗi khóm mẹ cấy 3 - 4 cây mạ, mỗi khóm bố cấy 2-3 cây mạ.
Chú ý: Trước khi nhổ mạ 2-3 ngày cho nước ngập mặt luống 7-10 cm để cho bùn mềm dễ nhổ, nhổ mạ nhẹ nhàng, giữ nguyên bùn không rửa để tránh đứt rễ mạ. Nhổ đến đâu cấy hếttrong ngày, cấy nông 2 - 3 cm tránh nghẹt rễ.
Dự đoán, Điều chỉnh trỗ bông nở hoa
Dự đoán sớm
Theo dõi quá trình ra lá từ ruộng mạ đến ruộng cấy, khi thấy dòng mẹ ra lá thứ 13, dòng bố ra lá thứ 12, kiểm tra lá thắt eo và tiến hành theo dõi phân hoá đòng. Thời kỳ này phải theo dõi thường xuyên 2 ngày 1 lần. Lấy mẫu mỗi điểm 5 nhánh chính của cây bố, 5 nhánh chính của cây mẹ, mỗi héc ta lấy 5 điểm đại diện, bóc cẩn thận nhánh chính quan sát ghi chép bước phân hoá đòng, dự đoán bước phân hoá của bố mẹ. Nếu thấy dòng bố và mẹ có các bước phân hoá đòng như nhau, coi như là trùng khớp.
Điều chỉnh
Nếu quan sát thấy bố mẹ phân hóa đòng có khả năng lệch thì phải điều chỉnh sớm bằng các biện pháp:
Dùng nước: Nếu bố phân hoá đòng sớm hơn mẹ thì rút cạn nước để kìm hãm, nếu bố phân hoá chậm hơn mẹ thì giữ nước sâu 15 - 20cm để thúc đẩy.
Dùng hoá chất:KH2PO4 có tác dụng thúc đẩy phân hoá đòng, phun : KH2PO4 cho dòng phát triển chậm. Tuỳ mức độ chậm mà phun nồng độ cao hay thấp (chậm nhiều pha 100g/ 10 lít nước, chậm ít pha 50 - 25g/ 10lít nước), phun 2 - 3 ngày liền liều lượng phun không quá 3kg/ ha. NH4NO3 có tác dụng kìm hãm phân hoá đòng, phun NH4NO3 cho dòng phát triển nhanh (100g/ 10 lít nước).
Dùng phân bón: bón thêm kali cho dòng chậm và đạm cho dòng nhanh (chú ý trước khi bón phân cần rút cạn nước để phân không tràn từ dòng mẹ sang dòng bố và ngược lai).
Phun GA3
Khi mẹ trỗ 15-20 % số bông, bố trỗ tương ứng thì phun GA3. Lượng phun lần 1: 100g/ ha phun lần 2 từ 20 - 40 gam/ ha tuỳ theo mức độ trùng khớp của bố mẹ.
Chú ý: Phun vào buổi sáng 6 - 9giờ nếu phun xong chưa được 4 giờ mà gặp mưa to thì phun lại ngay hôm sau. Khi phun GA3 ruộng phải có nước, không phun buổi chiều.
Thụ phấn bổ sung
Sau khi phun GA3 hoa nở rộ, cần quan sát tìm thời gian nở rộ nhất để tiến hành thụ phấn bổ sung. Thời gian thụ phấn bổ sung thường từ 10 giờ đến 1giờ trưa, mỗi ngày thụ 3-4 lần có thể dùng sào gạt hoặc kéo dây (tuỳ theo chiều rộng ruộng lúa).
Khử lẫn
Trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, quan sát phát hiện thấy cây khác dạng phải nhổ bỏ cả gốc. Khi lúa bắt đầu trỗ báo nhổ bỏ những cây có bao phấn mẩy vàng trong hàng mẹ và các biến dị khác trong hàng bố mẹ.
Phun GA3 buổi sáng, buổi chiều ra quan sát nhổ bỏ cây lẫn, thời kỳ này cần loại bỏ thật kỹ cây khác dạng và cây có bao phấn vàng để không bị lẫn phấn.
Khi lúa chín gặt hàng bố trước, cắt sát mặt đất, sau đó khử lẫn lại trên luống mẹ, kiểm tra cẩn thận, khi cán bộ kiểm định đồng ruộng xác nhận đạt yêu cầu mới được gặt mẹ.
Thu hoạch
Sau khi phun GA3 20 - 25 ngày gặt hết dòng bố, kiểm tra lại hàng mẹ và khử lẫn thật cẩn thận, sau đó chọn ngày nắng ráo để gặt mẹ. Chú ý làm vệ sinh sân, máy tuốt, máy sấy, các dụng cụ chuyên chỏ và đựng giống tránh lẫn cơ giới.
Hạt F1 TH3-3 có tỷ lệ hở vỏ trấu thấp 3-5% nên không được để chín quá kỹ trên đồng ruộng. Khi tuốt phải kiểm tra để hạt không bị dập nát. Phơi khô đến độ ẩm10 - 11% đóng bao có một lớp polyetylen bên trong và bao PP bên ngoài. Bảo quản trong kho mát hoặc kho lạnh. Trước khi xuất giống cần kiểm tra lại tỷ lệ nảy mầm.
Kỹ thuật sản xuất hạt lúa lai 3 dòng
Hệ thống lúa lai 3 dòng được đặc trưng bởi việc sử dụng các dòng bất dục đực tế bào chất (dòng A), dòng duy trì bất dục đực (dòng B) và dòng phục hồi phấn (dòng R).
Chọn ruộng sản xuất
Ruộng sản xuất hạt lai F1 phải đảm bảo những yêu cầu sau:
Được cách ly không gian với các ruộng lúa khác trong phạm vi tối thiểu 100 m, nếu không phải bố trí để các ruộng xung quanh trỗ lệch 20 ngày so với ruộng sản xuất F1 hoặc phải quây bạt cách ly cao trên 3 m. Có thể dùng dòng bố với độ thuần cao cấy trong phạm vi cách ly.
Ruộng phẳng, có độ phì cao, chủ động tưới tiêu.
Không nằm trong vùng thường xuyên có dịch sâu bệnh hại.
Làm mạ
Xác định thời vụ gieo: Cần bố trí để lúa trỗ bông, phơi màu vào thời kỳ an toàn nhất: nhiệt độ trung bình ngày 26-28oc, không bị mưa 3 ngày liên tục trở lên, tránh gió Tây khô nóng (>350c) hoặc gió Bắc lạnh ẩm (<200c) trong vụ Xuân và tránh mưa bão trong vụ Mùa. Nói chung, trong vụ Xuân thời kỳ trỗ bông an toàn ở vùng ĐBSH là từ ngày 25/4 - 10/5, ở vùng Bắc Trung Bộ từ 15 - 30/4. Trong vụ Mùa, thời kỳ trỗ bông an toàn ở vùng ĐBSH từ 25/8 - 10/9, riêng khu vực ven biển từ 20 - 30/9, Bắc trung bộ từ 10 - 25/8.
Để lúa trỗ vào thời gian trên, thời vụ gieo dòng mẹ và các đợt dòng bố có thể bố trí như sau:
Vụ Xuân
Dòng
Ngày gieo
Số lá A khi gieo R
Ngày trỗ 10% ( Dự kiến)
ĐBSH
Bắc T.Bộ
Lượng giống *
ĐBSH
Bắc T. Bộ
A
21-23/1
12-15/1
30
-
28/4
20/4
R1
29-31/1
20-22/1
7
2,3
30/4
22/4
R2
3-5/2
25-27/1
7
3,3
3/5
25/4
(*) kg hạt giống /ha sản xuất hạt lai F1
Có thể áp dụng kỹ thuật làm mạ dày xúc cho cả dòng A và dòng R, cấy mạ 2,5-3 lá.
Kỹ thuật canh tác ở ruộng cấy HYT 100
Xác định phương thức cấy
Tỷ lệ hàng 2R: 12A hoặc13A (2 hàng bố : 12 hoặc13 hàng mẹ)
Dòng mẹ cấy hàng cách hàng 15cm, khóm cách khóm trong hàng 17cm, cấy 2 cây mạ/ khóm.
Dòng bố cấy hàng cách hàng 20 cm, khóm cách khóm trong hàng 17 cm, cấy 3-4 cây mạ/ khóm, cấy hai hàng bố so le nhau (kiểu nanh sấu).
Cấy hàng bố đợt 1 cách hàng mẹ 20 cm, hàng bố đợt 2 cách hàng mẹ 30 cm, làm lối công tác. Bố trí hàng vuông góc với hướng gió chính lúc trỗ.
Kỹ thuật cấy
Tuổi mạ lúc cấy: Vụ Mùa 18-20 ngày, vụ Xuân 6,0-6,2 lá. Nhổ mạ kèm bùn, không đập, không giũ mạ. Cấy nông tay, nhổ mạ đến đâu cấy đến đó, không để mạ qua đêm.
Thứ tự cấy: Dòng mẹ, dòng bố đợt 1, dòng bố đợt 2.
Dự đoán và điều chỉnh thời gian trỗ bông
Khoảng 27-30 ngày trước ngày lúa trỗ theo dự kiến, cứ 2-3 ngày bóc đòng 1 lần kiểm tra.
Để dòng bố và dòng mẹ trỗ bông trùng khớp, tiến độ phân hoá đòng yêu cầu là: Từ bước 1 đến bước 6, dòng mẹ phải nhanh hơn dòng bố đợt 1 khoảng 4-5 ngày, ở cuối bước 7, dòng mẹ phải nhanh hơn dòng bố đợt 1 khoảng 2 ngày.
Khi kiểm tra thấy biểu hiện trỗ bông của dòng bố và dòng mẹ không trùng khớp cần điều chỉnh kịp thời bằng các biện pháp sau:
Phun GA3, thụ phấn bổ sung
Lượng GA3 300 g/ ha, phun làm 3 lần:
Lần 1 phun 20 g GA3 + 450 lít nước/ha khi dòng mẹ ở bước 8 (chia vè) đến trỗ báo.
Lần 2 phun 140 g GA3 + 550 lít nước/ha, phun cách lần 1 hai ngày.
Lần 3 phun 140 g GA3 + 550 lít nước/ha, phun ngày tiếp theo.
Hoà tan GA3 (chế phẩm 920, dạng bột trắng của Trung Quốc) trong cồn (1g GA3/10-15 ml cồn) trước khi phun 18-20 giờ. Lần 1 phun đều cho cả dòng mẹ và dòng bố, lần 2 và 3 phun đều cho cả dòng bố và dòng mẹ, sau đó phun thêm cho dòng bố một lượt nhẹ.
Phun hỗn hợp Điều hòa hoa nở 2 lần (phun cùng với GA3 lần 2 và 3) để tăng tỷ lệ kết hạt F1.
Phun vào buổi sáng, kết thúc trước khi dòng bố tung phấn ít nhất 30 phút. Nếu có nước mưa hoặc sương phải gạt nước trước khi phun.
Khi dòng bố bắt đầu tung phấn, hàng ngày dùng sào tre, nứa gạt trong khoảng từ 9-12 giờ (tuỳ theo thời tiết), gạt 3-4 lần/ngày, gạt liên tục trong 10-12 ngày cho đến khi dòng bố hết phấn. Trong những ngày có gió mạnh, có thể gạt phấn bằng phương pháp kéo dây ngược chiều gió.
Khử lẫn, thu hoạch
Cần khử lẫn thường xuyên cả dòng bố và dòng mẹ, tập trung vào 4 đợt chính: Giai đoạn lúa đứng cái, trước khi phun GA3, trong thời kỳ gạt phấn và trước khi thu hoạch. Nhổ bỏ tất cả những cây khác dạng, những cây có bao phấn vàng lẫn trong quần thể dòng mẹ.
Khoảng 20 - 22 ngày kể từ ngày bắt đầu gạt phấn, tiến hành thu hoạch. Gặt dòng bố trước, cắt sát gốc, khử lẫn dòng mẹ lần cuối rồi mới thu hoạch dòng mẹ (hạt lai F1). Chú ý tránh lẫn tạp cơ giới trong quá trình gặt, tuốt, phơi và đóng bao.
Kỹ thuật khử đực cây lúa
Chọn bông có bao phấn dài 2/3 bao trấu, dùng kéo cắt vỏ trấu về phía bụng khoảng 1/3.
Dùng panh gắp 6 bao phấn ra chú ý tránh làm tổn thương nhụy, không được làm tách vỏ bao trấu. Chú ý :
Không bỏ sót bao phấn.
Không làm mất nhụy
Không làm gẫy lá đòng, lá công năng.
Dùng bao cách ly chùm lên bông.
Ghi thẻ
Sáng hôm sau nếu trời nắng thì ra thụ phấn
Chọn cây bố đạt yêu cầu, rũ hạt phấn vào. Sau đó ghi tến bố, ghi ngày lai và người lai.
Kỹ thuật bứng cây lúa
Ghép cặp lai nhằm mục đích tìm ra dòng bố có gen duy trì hay phục hồi hay không. Đặc điểm có thể đưa nhiều dòng mẹ bất dục CMS tới cùng 1 dòng bố.
Chọn dòng mẹ : Chưa trỗ thoát, phải tỉa bỏ những lá ở dưới, lá bị sâu bệnh để lại lá đòng và lá công năng, cắt bỏ những nhánh vô hiệu, những nhánh có hoa đã trỗ thoát rồi. Chỉ để khoảng 3 - 4 nhánh.
Chọn dòng bố : mới bắt đầu trỗ, trỗ ít hơn dòng mẹ, vì sau này cây bố trỗ thoát nhanh hơn cây mẹ.
Đặt cây mẹ sao cho mẹ thấp hơn cây bố
Cắm 3 cọc xung quanh rồi quây xung quanh bằng bao nilon, ghim lại , ghi thẻ.
Kỹ thuật chọn dòng tổ hợp ưu tú
Chọn trên quần thể phân ly F2
Chọn 10 cây ưu tú trên 1 dòng
Chọn cây tôt, chọn cây ở phía giữa của dòng( không chọn những cây ở 3 hàng ngoài rìa).
Chọn cây có các nhánh đề nhau, phát triển tôt hơn các cây xung quanh.
Chọn những cây có đòng trổ sớm hơn các cây xung quanh, chọn những cây có thời gian sinh trưởng ngắn
Chọn những cây nào thì cắm cọc vào cây đó, để theo dõi tiếp.
Kỹ thuật sản xuất hạt nguyên chủng giống bố mẹ lúa lai 3 dòng
Chọn thuần các dòng bố mẹ (A, B và R) của lúa lai 3 dòng theo 2 cách:
Ba ruộng là:
(1) Ruộng trồng các cặp lai thử.
(2) Ruộng đánh giá chọn các cặp lai.
(3) Ruộng nhân các vật liệu được chọn lọc.
Bốn bước là:
(1) Chọn những cây đúng giống tiêu chuẩn.
(2) Lai tạo theo cặp các dòng được chọn lọc
(3) Đánh giá để chọn từng cặp lại .
(4) Nhân hỗn các cặp được chọn lọc.
Bước 1: Chọn những cây tốt đúng giống
Trồng 3 quần thể các dòng bố mẹ, dòng A, dòng B và dòng R trên 3 ô ở mật độ cấy 1 cây mạ/khóm, cấy thưa 20 x 25 cm để cây lúa đẻ số nhánh tối đa. Tốt nhất nên chọn ở ruộng nhân nguyên chủng. Cũng có thể chọn ở vật liệu chưa thật thuần. Trường hợp này nên chọn số mẫu lớn hơn trên phạm vi diện tích rộng hơn.
Đối với dòng A: chọn các khóm có đặc trưng về dạng hình và màu sắc của thân, lá, hạt... giống như của dòng A ban đầu.
Chú ý chọn các cá thể của dòng A trỗ thoát hơn, bao phấn không có mầu và có 100% hạt phấn bất dục, độ mở của vỏ trấu rộng khi phơi màu, vòi nhuỵ dài và cây có tỷ lệ thò vòi nhuỵ cao. Cây A định chọn phải có thời gian sinh trưởng, thời gian trỗ và chín tương tự như dòng định phục tráng. Chọn 100 cá thể. Đối với dòng B và R chọn khóm điển hình của dòng định phục tráng. Chú ý dạng hình, màu sắc thân, lá, hạt. Chọn khóm đẻ khoẻ, nhiều phấn. Cây R phải cao hơn dòng A 10 - 20 cm, cây ít nhiễm sâu bệnh. Chú ý chọn cây R và cây B có tỷ lệ hạt phấn nhuộm màu cao. Chọn 100 cây R và 100 cây B.
Bước 2: Lai thử A x R và lai A/B theo từng cặp
Cá thể A1 được chọn lọc sẽ đánh vào chậu dùng 1/2 số bông lai với cây B1, 1/2 số bông còn lại của cây A1 được lai với cây R1.
Sau khi lai, bông lai được bao cách ly bằng giấy bóng mờ, đeo thẻ, ghi thứ tự cây A, cây B và cây R. Cũng có thể đánh cây A vào chậu, 1/2 số bông của cây A được bao cách ly cùng với bông của cây B, 1/2 số bông của cây A còn lại được bao cách ly cùng với bông của cây R. Thông thường, 50 cặp lai A/B là cần thiết. Mỗi cặp lai cần hơn 100 hạt. Tương tự, cây lai thử A/R cần tạo ra hơn 200 hạt lai F1/cặp lai. Hạt của từng cây B, cây R được thu riêng và đánh số thứ tự.
Bước 3: Đánh giá mỗi dòng
Ba ruộng thí nghiệm cần được bố trí cho đánh giá về độ bất dục của các dòng A, đánh giá về ưu thế lai của các con lai F1 và đánh giá về ngoại hình cũng như các đặc tính khác của những dòng phục hồi R.
Ruộng đánh giá về độ bất dục: Dòng A và dòng R của cùng một cặp được trồng trong điều kiện cách ly tốt. Ở giai đoạn bắt đầu trỗ bông, độ bất dục hạt phấn của cây A phải được kiểm tra. Nếu dòng A thuần về dạng hình, có tập tính nở hoa tốt, bông ít bị nghẹn, tỷ lệ cây bất dục đực và mức độ bất dục đực đạt tới 100% thì cây của dòng A đó được giữ lại cùng với dòng duy trì B tương ứng. Những cặp A x B không đạt tiêu chuẩn đều được cắt bỏ. Các dòng R sẽ bị loại bỏ nếu như bản thân dòng R hoặc dòng mẹ (A x B) có những biểu hiện xấu.
Ruộng đánh giá ưu thế lai và các dòng phục hồi: Khoảng 100 cây lai F1 (A/R) cặp được trồng trong 1 ô trên nền đất thí nghiệm đồng đều, lưu ý trồng giống đối chứng (cùng hybrid - giống đại trà) sau mỗi 10 - 20 F1 (A/R). Với quần thể lẫn tạp nhiều nếu số hạt lai/cặp lớn, có thể trồng 2 - 3 lần lặp lại cho mỗi cặp lai như thí nghiệm quan sát hay so sánh năng suất để chọn ra những F1 có năng suất cao nhất. Mục tiêu chọn lọc là chọn ra được những F1 có ưu thế lai cao bao gồm cả cường lực sinh trưởng, khả năng đẻ nhánh, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, độ đồng đều quần thể, khả năng chống chịu sâu bệnh cao, năng suất hạt cao và đặc biệt là tỷ lệ đậu hạt cao. Trong khu ruộng cách ly khác, các dòng R tương ứng với F1 cùng được bố trí trồng 200 cây R/ô. Các dòng R được đánh giá chọn lọc cho sự đúng giống, độ đồng đều quần thể và tập tính nở hoa của dòng R. Dựa vào kết quả đánh giá của các dòng R và con lai F1 tương ứng với chúng, các dòng R tốt sẽ được chọn lọc.
Bước 4: Nhân hỗn dòng
Hạt của các dòng A và các dòng B của từng cặp lai A/B được chọn lọc phải được thu hỗn riêng cho hạt A và hạt B và được gọi là G1. G1 là giống gốc (nucleus seeds). Hạt A và B này được nhân trong khu cách ly riêng để sản xuất ra hạt A, B giống tác giả (G2 - Breeder seeds).
Mỗi dòng R được chọn lọc cũng được thu hoạch riêng (nucleus seeds G1) và hạt được sử dụng nhân tiếp trong ô cách ly để sản xuất ra hạt giống (R) tác giả (Breeder seeds - G2).
Giống A, B, R sử dụng để nhân ra giống nguyên chủng (Foudation seeds - G3).
Hạt nguyên chủng (G3) của dòng A có thể được sử dụng nhân tiếp 2 vụ liền (A/B) để sản xuất đủ giống dòng A có độ thuần > 99% cho sản xuất hạt F1.
Kỹ thuật về khử lẫn trên ruộng lúa
Có 2 loại lẫn: lẫn cơ giới và lẫn sinh học
Lẫn cơ giới do quá trình thu hoạch, phơi phóng không sạch bị lẫn giống. Khắc phục bằng cách cẩn thận trong quá trình tuốt lúa( kiểm tra máy tuốt trước khi sử dụng) và quá trình phơi.
Lẫn sinh học là do quá trình gieo trồng, chăm sóc không cẩn thận bị lẫn. Khắc phục bằng cách khử lẫn ngay trên sân phơi, ruộng mạ, ruộng cấy. Đảm bảo cách ly tốt.
Cách khử lẫn:nhổ bỏ các loại cỏ dại đặc biệt là cỏ lồng vực và các cây khác giống có đặc điểm hình thái khác biệt( cao hơn, thấp hơn, dạng hạt và màu sắc hạt khác...).
Kỹ thuật lây nhiễm nhân tạo bệnh bạc lá lúa
Các bước tiến hành:
Nuôi vi khuẩn.
Hoà vào nước cất: 104
Cắt đầu lá 3- 4 cm
Kéo đầu lá nhúng vào dung dich vi khuẩn
Sau 18- 21 ngày lây nhiễm tiến hành đánh giá
Đo chiều dài vết bệnh
Tiêu chuẩn:
<8cm: kháng
8 – 12cm: kháng vừa
>12cm: nhiễm.
Bài học kinh nghiệm.
Qua đợt thực tập giáo trình em đã bổ sung cho mình được rất nhiều kiến thức thực tế quan trọng về cây trồng nói chúng, về lúa nói riêng và về các phương pháp áp dụng công nghệ sinh học trong nghiên cứu và sản xuất lúa.
Rất nhiều bài học bổ ích và lý thú đã được rút ra, rất nhiều kinh nghiệm từ những kỹ thuật làm trên đồng ruộng đã được chỉ ra, đợt thực tập tại trường này đã cung cấp cho em những trải nghiệm thực tế trên đồng ruộng, cũng như những khó khăn không tránh khỏi khi bắt đầu nghiên cứu trên đồng ruộng.
Đề xuất.
Do đợt thực tập tại trường chỉ kéo dài trong 1 tuần, lượng kiến thức truyền tải trong một tuần là quá nhiều nên chúng em chưa thể thực tế hóa những lý thuyết đó. Ngoài ra, trước đợt thực tập, chúng em chưa được trang bị đầy đủ những hành trang cần thiết, kinh nghiệm cần có nên không thể tránh khỏi gặp những khó khăn ban đầu.
Do việc thực tế hóa hay ứng dụng những phương pháp, kỹ thuật vào sản xuất của sinh viên chúng em còn yêu nên chúng em kính đề nghị ban chủ nhiệm khoa có thể tạo điều kiện về thời gian và địa điểm thực tập cho chúng em có thể kéo dài hơn để chất lượng của đợt thực tập được tăng lên.
MỤC LỤC
TRANG
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA
01
II. NỘI DUNG THỰC TẬP GIÁO TRÌNH TẠI TRƯỜNG
Thời gian thực tập giáo trình tại trường
Địa điểm thực tập giáo trình tại trường
Tổng quan sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Sinh học cây lúa
Nội dung thực tập giáo trình tại trường
01
01
01
01
07
12
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
22
IV. ĐỀ XUẤT
22
MỤC LỤC
23
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH TẠI TRƯỜNG (no image).doc