Tổng quan kinh tế Việt Nam 2010

Mục lục Mục lục 2 Danh mục hình 3 Danh mục bảng 4 Dẫn nhập 5 Diễn biến kinh tế vĩ mô 5 Tổng cung 5 Nông nghiệp 7 Công nghiệp 8 Dịch vụ 10 Tổng cầu 11 Tiêu dùng 12 Đầu tư 13 Xuất - nhập khẩu và cán cân thương mại 18 Tăng trưởng và chu kỳ kinh tế 22 Các cân đối lớn trong nền kinh tế 24 Cân đối cung cầu và giá cả 24 Cân đối cung cầu lao động 25 Cán cân thanh toán 26 Lãi suất 26 Tỷ giá và thị trường ngoại hối 29 Thị trường tài sản 31 Thị trường chứng khoán 31 Thị trường bất động sản 34 Chính sách kinh tế vĩ mô 34 Khuôn khổ chính sách của chính phủ 34 Chính sách tài khóa 35 Chính sách tiền tệ 39 Kết luận 40 Tài liệu tham khảo 42 Danh mục hình Hình 1. Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP, 1996-2010 (%) 6 Hình 2. Tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp theo tháng, 2010 (%) 8 Hình 3. Diễn biến giá trị sản xuất công nghiệp theo ngành, 1995-2010 (%) 10 Hình 4. Tỷ trọng các ngành dịch vụ trong GDP ngành dịch vụ, 2010 (%) 11 Hình 5. Tỷ trọng các thành phần kinh tế trong tổng đầu tư toàn xã hội, 2005-2009 (%) 14 Hình 6. Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng ở khu vực kinh tế nhà nước và ngoài nhà nước, 1995-2009 (%) 15 Hình 7. Tỷ trọng đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước trên GDP, 2005-2009 17 Hình 8. Tỷ trọng vốn FDI vào các ngành 2010 và lũy kế các dự án còn hiệu lực đến tháng 12/2010 (%) 18 Hình 9. Phân tích xu thế tăng trưởng kinh tế Việt Nam, 2000-2010 (%) 23 Hình 10. Phân tích chu kỳ kinh tế, 2000-2010 24 Hình 11. Tình hình diễn biến giá cả so với cùng kỳ năm trước, 2009-2010 (%) 25 Hình 12. Diễn biến lãi suất và lạm phát, 1995-2010 (%) 28 Hình 13. Đường cong lãi suất huy động bị đảo ngược (%) 29 Hình 14. Diễn biến tỷ giá danh nghĩa, 2010-2011 30 Hình 15. Tỷ giá thực (tính toán dựa trên tỷ giá chính thức) và tốc độ tăng trưởng kinh tế, 1991-2010 (%) 31 Hình 16. Diễn biến giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, 2010 33 Hình 17. Diễn biến giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, 2010 33 Danh mục bảng Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng GDP các ngành, 2006-2010 (%) 5 Bảng 2. Tỷ trọng các ngành trên GDP theo giá cố định, 2000-2010 (%) 7 Bảng 3. Tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, 2001 – 2010 (%) 7 Bảng 4. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế, 9 2001-2010 (%) 9 Bảng 5. Tốc độ tăng trưởng GDP các ngành dịch vụ, 2005-2010 (%) 11 Bảng 6. Diễn biến tăng trưởng các thành phần tổng cầu, 2005-2010 (%) 12 Bảng 7. Tỷ trọng các thành phần tổng cầu trong GDP, 2005-2010 (%) 12 Bảng 8. Một số chỉ tiêu đại diện cho tiêu dùng cuối cùng, 2008-2010 (% tăng)13 Bảng 9. Đầu tư xã hội trên GDP, 2005-2010 (%) 15 Bảng 10. Vốn FDI và vốn đầu tư ra nước ngoài, 2006-2010 (tỷ USD) 17 Bảng 11. Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại, 2006-2010 19 Bảng 12. Tình hình nhập siêu, 1995-2010 (triệu USD) 19 Bảng 13. Mặt hàng nhập khẩu lớn nhất từ Trung Quốc và Hàn Quốc, 2010 20 Bảng 14. Chỉ số tăng trưởng xuất khẩu một số mặt hàng, 2006-2010 (% so với năm trước) . 21 Bảng 15. Chỉ số tăng trưởng nhập khẩu một số mặt hàng, 2006-2010 (% so với năm trước)22 Bảng 16. Tình hình diễn biến giá cả, 2005-2009 (% so với Tháng 12 năm trước) 24 Bảng 17. Cơ cấu lao động đang làm việc trong các khu vực kinh tế, 2005 – 2010 (%) 25 Bảng 18. Diễn biến tình hình thất nghiệp của Việt Nam, 2008-2010 (%) 26 ========================================= Bảng 19. Một số chỉ tiêu cán cân thanh toán, 2007-2010 (tỷ USD) 26 Bảng 20. Diễn biến tình hình lãi suất cuối kỳ, 2009-2010 (%/năm) 27 Bảng 21. Diễn biến đấu thầu trái phiếu chính phủ sơ cấp trên Sở GDCK Hà Nội, 2010 32 Bảng 22. Diễn biến giao dịch trái phiếu chính phủ trên thị trường thứ cấp tại Sở GDCK Hà Nội, 201032 Bảng 23. Thu chi ngân sách, 2006-2011 37 Bảng 24. Diễn biến tiền tệ, 2005-2010 (% tăng so với cuối năm trước) 39

pdf45 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan kinh tế Việt Nam 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,3 15,1 Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6,7 11,3 12,8 6,2 9,7 10,3 10,9 13,1 12,1 11,3 10,8 3 Do số liệu đầu tư trong quí I chỉ là thống kê sơ bộ nên vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước rất thấp. Có lẽ nguyên nhân là do thống kê chưa đầy đủ. 3 4 5 6 7 8 9 10 20,0 22,0 24,0 26,0 28,0 30,0 32,0 34,0 36,0 38,0 40,0 19 95 19 96 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 Sơ b ộ 20 10 Kinh tế ngoài nhà nước Tỷ trọng trên tổng đầu tư (trục trái) Tăng trưởng kinh tế (trục phải) 0 2 4 6 8 10 12 0 10 20 30 40 50 60 70 19 95 19 96 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 Sơ b ộ 20 10 Kinh tế nhà nước Tỷ trọng trên tổng đầu tư (trục trái) Tăng trưởng kinh tế (trục phải) 16  Nguồn: Số liệu 2005-2008 và Quí IV/2009 là tính toán của tác giả từ nguồn TCTK (2010); Số liệu Quí I- III/2009 và Quí I-IV/2010 tính toán từ Báo cáo KTXH hàng tháng của TCTK (2011a). Trong tổng số vốn đầu tư từ khu vực nhà nước thì vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước (NSNN) chiếm tỷ trọng đáng kể nhất (xem Hình 7). Nguồn vốn đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước đã giảm dần kể từ năm 2002, trong đó vốn đầu tư từ NSNN cũng đã bắt đầu xu hướng giảm kể từ năm 2005, mặc dù mức độ sụt giảm có chậm hơn. Trong năm 2009, hưởng ứng chủ trương kích cầu của chính phủ nhằm đối phó với nguy cơ suy thoái từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vốn đầu tư vốn đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước đã tăng lên. Hình 7 cho thấy, mặc dù cả ba nguồn vốn (NSNN, DNNN, và vốn vay) đều tăng lên so với năm 2008 chỉ có nguồn vốn đầu tư từ NSNN là tăng đáng kể, với mức tăng lên tới 2,5% GDP. Bước sang năm 2010, tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực nhà nước chỉ còn chiếm 16% GDP, chỉ cao hơn năm 2008 là năm cắt giảm mạnh đầu tư công. Đáng chú ý là vốn đầu tư từ NSNN năm 2010 đã giảm xuống chỉ còn chiếm 7,2% GDP, một mức rất thấp trong vòng 10 năm trở lại đây. Vốn đầu tư của khu vực DNNN cũng sụt giảm chỉ còn chiếm 3% GDP, mức thấp nhất kể từ năm 1995. Trong khi đó, nguồn vốn vay lại tăng lên tới 5,9% GDP trong năm 2010. Nguồn vốn vay tăng lên là một dấu hiệu đáng lo ngại cho tính bền vững của đầu tư khu vực nhà nước và gánh nặng nợ của khu vực công. Như vậy, nếu xét tỷ trọng trên GDP, ngoại trừ năm 2009 do kích cầu thì nguồn vốn đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước đang trong xu thế giảm. Trong giai đoạn tới, khi chủ trương thắt chặt đầu tư công được thực hiện mạnh mẽ hơn nữa thì đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước sẽ còn sụt giảm hơn nữa. 17  Hình 7. Tỷ trọng đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước trên GDP, 2005-2009 Nguồn: TCTK (2011c), 2009-2010: TCTK (2011e). Năm 2010, cả nước thu hút được 18,6 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, thấp hơn so với năm 2009. Mặc dù vậy, số vốn thực hiện lại tăng lên đến 11 tỷ USD. Bên cạnh vốn đầu tư nước ngoài tăng lên, vốn đầu tư ra nước ngoài cũng tăng, chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Bảng 10. Vốn FDI và vốn đầu tư ra nước ngoài, 2006-2010 (tỷ USD) 2006 2007 2008 2009 Sơ bộ 2010 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - Vốn đăng ký mới và tăng thêm 12.0 21.3 71.7 23.1 18.6 - Vốn thực hiện 4.1 8.0 11.5 10.0 11 Đầu tư ra nước ngoài 0.3 0.9 3.4 2.5 3.0 Nguồn: TCTK (2011e). Xét về cơ cấu ngành nghề, tiếp tục xu thế của năm 2009 vốn đầu tư nước ngoài năm 2010 tập trung khá nhiều vào lĩnh vực bất động sản và xây dựng. Nếu so với số liệu lịch sử thì xu hướng vốn đầu tư nước ngoài 2 năm 20094 và 2010 đang chuyển dịch ra khỏi ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tương đối rõ (năm 2010 vốn FDI đầu tư cho công nghiệp chế tạo chỉ chiếm 27,3% tổng đầu tư, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ đầu tư cho công nghiệp của tất cả các dự án còn hiệu lực cho đến 21/12/2010 là 48,7%). 4Xem thêm Phạm Văn Hà (2010). 7,2 7,5 7,3 7,9 8,8 9,5 9,4 9,3 9,7 10,5 10,3 9,4 8,7 3,0 4,0 5,1 6,2 6,3 6,0 6,5 6,4 5,0 4,3 2,8 2,7 1,9 5,5 5,5 5,6 5,1 5,1 5,7 5,5 5,0 4,9 4,5 6,0 5,3 3,5 7,25,9 11,2 5,9 2,6 2,4 3,0 4,7 3,7 0 5 10 15 20 25 19 95 19 96 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 Sơ b ộ 20 10 Vốn NSNN Vốn vay Vốn DNNN và nguồn vốn khác % 18  Hình 8. Tỷ trọng vốn FDI vào các ngành 2010 và lũy kế các dự án còn hiệu lực đến tháng 12/2010 (%) Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011b). Xuất - nhập khẩu và cán cân thương mại Xuất nhập khẩu năm 2010 hồi phục mạnh mẽ, không chỉ bù đắp lại được những sụt giảm năm 2009 mà còn tăng cao hơn nhiều so với năm 2008. Xuất khẩu ngoại trừ quí I/2010 có tốc độ tăng trưởng âm, nhưng đã bật dương rất nhanh trong quí hai và kết thúc cả năm ở mức 72,2 tỷ USD, tăng 26,4% so với năm 2009. Trong khi đó, nhập khẩu tăng mạnh trong những tháng đầu năm, nhưng tốc độ tăng trưởng đã giảm dần cho đến cuối năm. Kết thúc năm tổng nhập khẩu cả nước đạt 84 tỷ USD, tăng khoảng 20,1% so với năm 2009. Do nhập khẩu tăng chậm dần nên nhập siêu năm 2010 được hạn chế ở mức 12,6 tỷ USD (thấp nhất kể từ năm 2007 trở lại đây) và chiếm khoảng 17,5% tổng xuất khẩu. Mặc dù giảm dần, nhưng nhập siêu lớn đã kéo dài sang đến năm nay là 4 năm, đã bắt đầu tạo áp lực lên điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ bắt đầu giảm từ năm 2009 (xem Bảng 19). 37 27 16 09 05 02 02 01 02 25 49 03 06 02 01 06 00 09 0 10 20 30 40 50 60 2010 Cộng dồn đến 2010 19  Bảng 11. Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại, 2006-2010 2006 2007 2008 2009 2010 QI QII QIII QIV Xuất khẩu (tỷ USD) 39,8 48,6 62,7 57 14 32,1 51,5 72,2 - % tăng 22,7 21,9 29,1 -8,9 -1,6 15,7 23,2 26,4 Nhập khẩu (tỷ USD) 44,9 62,8 80,7 69,9 17,5 38,9 60,1 84,8 - % tăng 22,1 39,8 28,6 -13,3 37,6 29,4 22,7 21,2 Cán cân thương mại (tỷ USD) -5,1 -14,2 -18 -12,9 -3,5 -6,8 -8,6 -12,6 Thâm hụt Cán cân thương mại (% xuất khẩu) 12,8 29,2 28,7 22,6 25,0 21,2 16,7 17,5 Nguồn: TCTK (2010), TCTK (2011a), và TCTK (2011e). Nếu nhìn vào các đối tác thương mại lớn của Việt Nam ta có thể thấy nhập siêu của Việt Nam chủ yếu từ hai nước Hàn Quốc và Trung Quốc, đặc biệt là Trung Quốc. Mức thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tăng vọt kể từ năm 2007 và chính thức vượt tổng nhập siêu của cả nước năm 2010 (xem Bảng 12). Điều đặc biệt nữa là nếu nhập siêu từ Hàn Quốc đã kéo dài từ năm 1995 thì nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc lại chỉ thực sự bùng nổ năm 2007 khi Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Trung Quốc được ban hành5. Trong khi đó, nhập siêu giữa Việt Nam và các nước ASEAN, từng rất cao giai đoạn 1995-2005 lại đang có chiều hướng giảm trong hai năm trở lại đây. Trong số các đối tác thương mại của Việt Nam thì Mỹ và EU là hai đối tác mà Việt Nam có thặng dư thương mại lớn nhất với lần lượt là 10 tỷ và 5 tỷ USD xuất siêu. Bảng 12. Tình hình nhập siêu, 1995-2010 (triệu USD) 1995 2000 2005 2006 2007 2008 Sơ bộ2009 2010 ASEAN -1273 -1830 -3583 -5914 -7798 -9230 -5221 -1637 EU -46 1528 2936 3965 3954 5314 3548 5024 Mỹ 39 369 5061 6858 8404 9240 8346 10471 Đài Loan -462 -1123 -3369 -3856 -5807 -6961 -5132 -5534 Hàn Quốc -1018 -1401 -2931 -3066 -4097 -5462 -4912 -6669 ĐKHC Hồng Công (TQ) -162 -282 -882 -988 -1368 -1756 209 604 Nhật Bản 545 274 266 538 -99 228 -1176 -1288 Trung Quốc 32 135 -2672 -4149 -9064 -11124 -11532 -12710 Ấn Độ -51 -131 -498 -743 -1177 -1705 -1215 -770 LB Nga -64 -118 -515 -43 -94 -298 -1000 -169 Tổng nhập siêu -2707 -1154 -4314 -5065 -14203 -18029 -12853 -12609 Chú thích: Âm là nhập siêu, dương là xuất siêu Nguồn: Trước năm 2010: TCTK (2011c), năm 2010: TCTK (2011b). 5 Theo quyết định số26/2007/QĐ-BTC ngày 16 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 20  Bảng 13. Mặt hàng nhập khẩu lớn nhất từ Trung Quốc và Hàn Quốc, 2010 Trung Quốc Hàn Quốc Giá trị Tỷ trọng Mặt hàng Giá trị Tỷ trọng Triệu USD % Triệu USD % Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 4477,6 22,4 Sắt thép các loại 1244,6 12,8 Vải các loại 2218,4 11,1 Vải các loại 1114,5 11,4 Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện 1682,6 8,4 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 1103,1 11,3 Sắt thép các loại 1519,0 7,6 Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện 927,3 9,5 Xăng dầu các loại 1060,9 5,3 Xăng dầu các loại 741,2 7,6 Nguyên phụ liệu dệt may, da, giầy 671,0 3,4 Chất dẻo nguyên liệu 698,9 7,2 Phân bón các loại 603,4 3,0 NPL dệt may da giày 465,9 4,8 Sản phẩm từ sắt thép 532,6 2,7 Kim loại thường khác 359,9 3,7 Hoá chất 506,7 2,5 Linh kiện, phụ tùng ô tô 341,5 3,5 Sản phẩm hoá chất 405,6 2,0 Ô tô nguyên chiếc các loại 318,5 3,3 Khác 6341,0 31,7 Khác 2445,5 22,3 Nguồn: TCTK (2011b). Xét về cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu từ hai đối tác có thặng dư thương mại lớn đối với Việt Nam là Trung Quốc và Hàn Quốc ta có thể thấy các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ hai nước này là các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu hoặc máy móc thiết bị dùng cho sản xuất, chứ không phải hàng tiêu dùng. Đặc biệt là với Trung Quốc, 22,4% nhập khẩu từ Trung Quốc là các loại máy móc, thiết bị (xem Bảng 13). Xét về điều kiện thương mại, Việt Nam đang ở vị thế khá tốt khi các mặt hàng nguyên, nhiên liệu và lương thực, thực phẩm đang ở mức cao. Xét bình quân 8 mặt hàng xuất khẩu có thống kê cả về lượng và giá trị thì lượng hàng xuất khẩu giảm khoảng 10,7% trong khi giá trị xuất khẩu lại tăng tới 17,3%. Phân tích diễn biến xuất khẩu các mặt hàng này năm 20010 ta có thể thấy, giá xuất khẩu một số mặt hàng có thể đã lên đến mức cao điểm của năm 2008. 21  Bảng 14. Chỉ số tăng trưởng xuất khẩu một số mặt hàng, 2006-2010 (% so với năm trước) Nguồn: Báo cáo KTXH hàng tháng, TCTK (2011a) và tác giả tự tính toán. Phân tích tương tự đối với các mặt hàng nhập khẩu ta có thể thấy giá cả các mặt hàng nhập khẩu cũng tăng lên. Trung bình khối lượng nhập khẩu 10 mặt hàng nhập khẩu có thống kê về lượng và giá trị năm 2010 giảm 8,8% trong khi giá trị nhập khẩu các mặt hàng này lại tăng 13,5%. Nếu xét về mức độ giảm giá của các mặt hàng này năm 2009 (xem Bảng 15) thì rõ ràng mức độ tăng giá các mặt hàng nhập khẩu năm 2010 vẫn chưa thể bằng được thời kỳ đỉnh cao năm 2008. 2006 2007 2008 2009 2010 Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị Dầu thô 92,5 112,9 91,9 102,6 92,3 123,1 97,6 60 59,7 79,8 Than đá 165,6 138,5 111 111,3 61,7 144,4 129,9 95,5 76,9 117,6 Gạo 90,5 92,8 96,9 113,9 103,6 194,8 125,4 92 114,6 120,6 Cà phê 100,5 149,9 121,8 152,3 81,6 105,8 110,2 81 99,1 101,9 Cao su 118,7 158,3 101,6 108,8 90,2 114,7 110,3 74,8 107 193,7 Hạt tiêu 106,6 126,4 73,4 147,8 108,2 115,6 151,3 114,3 87,4 122,1 Hạt điều 116,5 100,6 120,4 128,9 108,2 140,7 107,2 93,2 109,7 134,2 Chè 119,2 114 107,8 118,4 91,1 112,5 127,3 121,3 100,3 109,7 Tăng trưởng trung bình 8 mặt hàng (%) 101,6 119,6 99,2 113,0 91,4 133,3 110,4 76,9 89,3 117,3 Tỷ trọng 8 mặt hàng trong tổng xuất khẩu (%) 34,7 31,5 31,5 25,6 21,8 22  Bảng 15. Chỉ số tăng trưởng nhập khẩu một số mặt hàng, 2006-2010 (% so với năm trước) 2006 2007 2008 2009 2010 Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lượng Giá trị Lúa mỳ 107,6 107,9 121,6 144,9 55,8 85 179,8 108,3 162,4 170,4 Xăng dầu 96,2 116,4 122,5 134,3 100,1 141,2 96,5 56,2 71,4 91,8 Phân bón 105,9 105,1 118,5 125,1 78,8 147 141,9 91,6 78,1 86,7 Chất dẻo 113,7 126,8 117,1 122,1 103,7 116,6 125,8 95,9 108,9 133,9 Giấy các loại 125 130,5 125,4 136,8 107,1 125,1 115,8 101,5 100,1 119,9 Bông 122,7 134,1 135 166,2 138,7 170,9 99,5 82 116,5 169,2 Sợi dệt 167,8 160,3 223 245,5 98,2 105,4 119,5 102,1 115,3 143,5 Sắt thép 101,8 99,1 230,1 187 98,7 128,5 113,8 77,1 90,1 115 Ô tô nguyên chiếc 67,7 73,2 55,8 85 168 178,7 149,4 112,6 65,9 75,6 Xe máy nguyên chiếc 127,8 116 100,1 141,2 87,7 92 85,7 94,8 85,6 90,7 Tăng trưởng trung bình 10 mặt hàng (%) 104,8 115,2 124,7 143,6 102,0 135,0 115,1 79,1 91,2 113,5 Tỷ trọng 10 mặt hàng trong tổng nhập khẩu (%) 29,3 41,7 31,5 27,9 31,0 Nguồn: Báo cáo KTXH hàng tháng, TCTK (2011a) và tác giả tự tính toán. Như vậy, nếu xét riêng các mặt hàng nói trên thì điều kiện thương mại (hay là tỷ giá cánh kéo) đang có lợi cho Việt Nam. Ít nhất là cũng có một số bằng chứng cho thấy giá xuất khẩu tăng nhanh hơn giá nhập khẩu trong một số nhóm hàng nhất định. Đây là một điểm thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tăng trng và chu kỳ kinh t  Hình 9 cho thấy xu thế dài hạn của nền kinh tế6 sau khi loại bỏ yếu tố mùa vụ. Cuộc khủng hoảng rõ ràng đã kéo nền kinh tế ra khỏi xu thế đi lên. Xu thế tăng trưởng của nền kinh tế đã chậm lại kể từ cuối năm 2006. Sự hồi phục của nền kinh tế trong năm 2009-2010 đã làm chậm lại xu hướng đi xuống của đường xu thế và độ cong của đường xu thế đã bắt đầu đảo chiều để chuẩn bị cho một xu thể đi lên. Mặc dù vậy, xu thế đi lên rõ ràng vẫn chưa được hình thành, cho thấy tăng trưởng năm 2011 vẫn sẽ còn khó khăn. 6 Bằng phương pháp lọc HP Hodrick & Prescott (1997). 23  Hình 9. Phân tích xu thế tăng trưởng kinh tế Việt Nam, 2000-2010 (%) Nguồn: Tính toán của tác giả từ nguồn TCTK (2011a). Ghi chú: Tốc độ tăng trưởng được tính là tốc độ tăng của quí này so với quí cùng kỳ năm trước. Nếu loại bỏ hoàn toàn xu thế và tính mùa vụ, ta có thể phân tích được sự vận động của nền kinh tế theo chu kỳ ngắn hạn. Căn cứ theo chỉ số chu kỳ đã làm trơn ta có thể thấy đã có nhiều dấu hiệu giai đoạn đi lên kể từ khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục (quí I/2009) đang chuẩn bị chấm dứt. Từ phân tích này, cộng với những phân tích xu thế trên đây có thể nói kinh tế Việt Nam sẽ khó có khả năng bứt phá trong năm 2011. Nếu giai đoạn đi lên trong một chu kỳ kinh tế thực sự kết thúc thì sẽ cần tối thiểu 3 quí để nền kinh tế vượt qua được giai đoạn thu hẹp để có thể tiếp tục bứt phá. Điều này hứa hẹn một năm đầy thử thách đối với các nhà điều hành chính sách. Nhiều khả năng tốc độ tăng trưởng sẽ chững lại ở mức 6-7%7. 7 Tùy tính chất của từng giai đoạn thu hẹp mà tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể chậm lại chứ không nhất thiết phải là suy thoái. Căn cứ vào dữ liệu tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam thì 6-7% đã là mức tăng trưởng thấp so với mức tăng trưởng thấp kỷ lục 3,1% quí I/2009 khi nền kinh tế chịu tác động mạnh nhất từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. 3 4 5 6 7 8 9 10 20 00 Q 1 20 00 Q 3 20 01 Q 1 20 01 Q 3 20 02 Q 1 20 02 Q 3 20 03 Q 1 20 03 Q 3 20 04 Q 1 20 04 Q 3 20 05 Q 1 20 05 Q 3 20 06 Q 1 20 06 Q 3 20 07 Q 1 20 07 Q 3 20 08 Q 1 20 08 Q 3 20 09 Q 1 20 09 Q 3 20 10 Q 1 20 10 Q 3 Tăng trưởng GDP Tăng trưởng GDP loại bỏ yếu tố mùa vụ Đường xu thế GDP 24  Hình 10. Phân tích chu kỳ kinh tế, 2000-2010 Nguồn: Tính toán của tác giả từ nguồn số liệu của TCTK (2011a). Các cân đối lớn trong nền kinh tế  Cân đối cung cầu và giá cả Năm 2010 là năm thứ ba trong vòng 5 năm trở lại đây tốc độ lạm phát của Việt Nam vượt mức một con số. Chỉ số giá tiêu dùng năm 2010 tăng tới 11,75%, trong đó dẫn đầu là lương thực, thực phẩm với mức tăng xấp xỉ 18%. Trong khi chỉ số giá tăng ở mức hai con số, chỉ số giá đô la Mỹ tiếp tục tụt hậu so với chỉ số giá chung cho thấy áp lực lên giá tiền đồng so với đô la Mỹ kể từ năm 2004 đã chưa được giải quyết đáng kể trong năm 2010 (xem thêm Hình 15). Bảng 16. Tình hình diễn biến giá cả, 2005-2009 (% so với Tháng 12 năm trước) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Chỉ số giá tiêu dùng 8,4 6,6 12,63 19,89 6,52 11,75 Trong đó: lương thực, thực phẩm 10,8 7,9 18,92 31,86 5,78 17,96 Chỉ số giá bình quân (so cùng kỳ năm trước) 8,12 7,2 8,32 22,97 6,88 9,19 Chỉ số giá đô la Mỹ 0,9 1 -0,03 6,31 10,7 9,68 Chỉ số giá vàng 11,3 27,2 27,35 6,83 64,32 30 Nguồn: Báo cáo KTXH hàng tháng, TCTK (2011a). Xét diễn biến chỉ số giá cả từng tháng ta có thể thấy xu thế gia tăng lạm phát kể từ cuối năm 2009 đã phần nào chững lại và giảm bớt trong nửa đầu năm 2010. Tuy nhiên, do một số lý do chủ quan (sự nôn nóng tăng trưởng) và khách quan (do giá cả thế giới tăng cao, nhất là lương -0,03 -0,025 -0,02 -0,015 -0,01 -0,005 0 0,005 0,01 0,015 0,02 20 00 Q 1 20 00 Q 3 20 01 Q 1 20 01 Q 3 20 02 Q 1 20 02 Q 3 20 03 Q 1 20 03 Q 3 20 04 Q 1 20 04 Q 3 20 05 Q 1 20 05 Q 3 20 06 Q 1 20 06 Q 3 20 07 Q 1 20 07 Q 3 20 08 Q 1 20 08 Q 3 20 09 Q 1 20 09 Q 3 20 10 Q 1 20 10 Q 3 Chỉ số chu kỳ Chỉ số chu kỳ đã làm trơn 25  thực, thực phẩm) đã khiến tốc độ tăng giá vượt mục tiêu và tăng ở mức hai con số vào cuối năm 2010. Hình 11. Tình hình diễn biến giá cả so với cùng kỳ năm trước, 2009-2010 (%) Nguồn: Tính toán từ số liệu Báo cáo KTXH hàng tháng,TCTK (2011a). Cân đối cung cầu lao động Theo TCTK (2011d), lực lượng lao động (từ 15 tuổi trở lên) năm 2010 là 50,51 triệu người, tăng 2,68% so với năm 2009, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi là 46,21 triệu người, tăng 2,12%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn theo xu hướng giảm dần, chỉ còn chiếm 48,2% năm 2010. Trong khi đó, tỷ lệ lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ đã tăng lên lần lượt là 22,4 và 29,4% năm 2010 so với 18,1 và 25,9% năm 2005 (xem Bảng 17). Bảng 17. Cơ cấu lao động đang làm việc trong các khu vực kinh tế, 2005 – 2010 (%) 2005 2007 2008 2009 Sơ bộ 2010 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 56,0 55,6 51,8 54,0 48,2 Công nghiệp và xây dựng 18,1 19,0 19,6 20,3 22,4 Dịch vụ 25,9 27,4 28,6 25,7 29,4 Nguồn: TCTK (2011e). Do kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao hơn so với năm trước nên tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước chỉ còn 2,88% giảm đôi chút so với năm 2009. Diễn biến thất nghiệp ở thành thị và 0 5 10 15 20 25 30 1/ 20 09 2/ 20 09 3/ 02 09 4/ 20 09 5/ 20 09 6/ 20 09 7/ 20 09 8/ 20 09 9/ 20 09 10 /2 00 9 11 /2 00 9 12 /2 00 9 1/ 20 10 2/ 20 10 3/ 20 10 4/ 20 10 5/ 20 10 6/ 20 10 7/ 20 10 8/ 20 10 9/ 20 10 10 /2 01 0 11 /2 01 0 12 /2 01 0 CPI CPI lương thực, thực phẩm CPI phi lương thực, 26  nông thôn có xu hướng đảo ngược, trong khi ở thành thị xu thế thất nghiệp ngày càng giảm thì ở nông thôn lại tăng lên (xem Bảng 18). Bảng 18. Diễn biến tình hình thất nghiệp của Việt Nam, 2008-2010 (%) Tỷ lệ thất nghiệp Chung Thành thị Nông thôn 2008 2,38 4,65 1,53 2009 2,90 4,60 2,25 2010 2,88 4,43 2,27 Nguồn: Năm 2008-2009: TCTK (2011c), năm 2010: TCTK (2011e). Cán cân thanh toán Do nhập siêu vẫn còn lớn nên cán cân thương mại năm 2010 ước tính vẫn sẽ thâm hụt khoảng 7,1 tỷ USD. Vốn FDI thực hiện trong năm 2010 vẫn cao (6,1 tỷ USD) cộng với nguồn đầu tư gián tiếp bật tăng trở lại nên tổng cán cân vốn năm 2010 vẫn ở mức cao. Mặc dù vậy, hiện tượng găm giữ đô la trong dân vẫn sẽ khiến cán cân tổng thể âm như đã diễn ra năm 2009. Khoản thâm hụt này khiến dự trữ ngoại hối tiếp tục giảm so với năm 2009 (xem Bảng 19) gây nên rất nhiều khó khăn trong điều hành chính sách tỷ giá. Bảng 19. Một số chỉ tiêu cán cân thanh toán, 2007-2010 (tỷ USD) 2007 2008 2009 2010 Cán cân thương mại -10,4 -12,8 -8,3 -7,1 Thu nhập từ đầu tư -2,2 -4,4 -3,0 -4,6 Chuyển giao thuần (kiều hối) 6,4 7,3 6,5 8,6 Dịch vụ phi nhân tố -0,9 -0,9 -1,2 -0,9 Cán cân vãng lai -7 -10,8 -6,1 -4,0 Tổng cán cân vốn 17,5 12,3 11,3 13,5 Đầu tư trực tiếp (thuần) 6,6 9,3 6,9 6,1 Đầu tư gián tiếp 6,2 2,4 Vốn vay trung và dài hạn khác 2,0 1,0 4,5 2,1 Vốn khác 2,7 2,7 2,9 Dự trữ ngoại hối 21,0 23,0 14,1 12,4 Nguồn: Số liệu cán cân thanh toán: The World Bank (2011a), Số liệu dự trữ ngoại hối The World Bank (2011b). Lãi suất Tình hình lãi suất ngân hàng đã bắt đầu nóng lên ngay từ đầu năm 2010 trước áp lực giá cả tăng lên. Lãi suất huy động ở các ngân hàng thương mại đã lên đến 10-11% vào nửa đầu năm 2010. Càng về cuối năm lãi suất tín dụng càng nóng lên với mức lãi suất huy động lên tới 27  “kịch trần” 14%. Đã xuất hiện hiện tượng các ngân hàng thương mại chạy đua tranh giành vốn lẫn nhau, và tìm nhiều cách để vượt trần lãi suất. Bảng 20. Diễn biến tình hình lãi suất cuối kỳ, 2009-2010 (%/năm) 2009 2010 Loại tiền QI QII QIII QIV QI QII QIII QIV LÃI SUẤT CHÍNH SÁCH Lãi suất cơ bản VND 7 7 7 8 8 8 8 9 Lãi suất tái cấp vốn VND 8 8 8 7 8 8 8 9 Lãi suất chiết khấu VND 6 6 6 6 6 6 6 7 LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 12 tháng VND 6,50 7,64 9,66 11,23 10,67 10,34 10,19 13,41 USD 2,23 1,75 - 4,28 0,48 - - 1,38 NHTMNN Lãi suất huy động 12 tháng VND 7,56 8,01 8,6-8,8 10,4-10,49 10,4-10,49 11-11,5 11-11,2 13,5-14 USD 2,95 1,48 2,0-2,5 3,0-4,0 3,4-4,0 3,5-4,2 3,5-4,5 4,4-4,8 Lãi suất cho vay ngắn hạn VND 8,5-10 8,5-10 9,5-10,5 11-12 12,0 13-14 13-14 14-15 USD 3 3,5-4,5 5,5-6,0 5,5-6,0 5,5-6,0 5,5-6,0 5,5-6,0 Lãi suất cho vay trung và dài hạn VND 10-10,5 10- 10,5 10,0- 10,5 12,0 14,0-15,0 13,5- 14,5 13,5- 14,5 15,5-17 USD 3,5-5 4,0-5,0 6,0-6,5 6,0-7,0 6,0-7,0 6,0-7,0 6,0-7,0 NHTMCP Lãi suất huy động 12 tháng VND 7,90 8,53 8,8-9,4 10,0-10,49 10,4- 10,499 11-11,5 11-11,2 13,5-14 USD 2,54 2,05 2,6-3,0 3,5-4,3 3,8-4,8 4,0-4,7 4,2-5,2 4,2-5,2 Lãi suất cho vay ngắn hạn VND 10,0-10,5 12,0 12,0 14-14,5 13,5- 14,5 15-16 USD 3-5 4,0-6,0 5,5-7,5 6,0-8,0 6,0-8,0 5,5-6,5 5,5-6,5 Lãi suất cho vay trung và dài hạn VND 10-10,5 10- 10,5 10,5 12,0 15,0-17,0 14,5- 15,5 14-15,5 17-18 USD 6-7 4-6 6,0-7,5 6,0-8,0 6,5-8,0 6,5-8,0 6,5-8,0 6,5-8,0 Nguồn: Báo cáo hàng tuần (tuần cuối tháng), NHNN (2011d). Nếu so với lạm phát thì lãi suất tiền gửi ngân hàng (đối với cá nhân) năm 2010 vẫn tiếp tục thực dương và mức độ thực dương cao hơn so với bình quân giai đoạn 2004-2009. Mặc dù lãi suất thực dương là cần thiết để đảm bảo huy động vốn và chống lạm phát8 đang tăng cao hiện nay, tuy nhiên mặt bằng lãi suất quá cao vào năm 2010 và sang đến đầu năm 2011 sẽ không thể tránh khỏi tác dụng phụ là ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, tốc độ hồi phục của nền kinh tế đã bắt đầu có hiện tượng chững lại vào cuối năm 2010. 8Lãi suất thực dương cũng là một điểm tựa quan trọng cho chính sách tỷ giá, hỗ trợ đáng kể những nỗ lực ổn định tỷ giá của NHNN. 28  Hình 12. Diễn biến lãi suất và lạm phát, 1995-2010 (%) Nguồn: Asian Development Bank (2010), Cổng thông tin Ngân Hàng Bán Lẻ (2011). Ngoài vấn đề lãi suất tăng cao, còn có một hiện tượng khác đáng chú ý trên thị trường tiền tệ trong nước là hiện tượng đường cong lãi suất huy động bị đảo ngược; lãi suất huy động vốn dài hạn thấp hơn lãi suất huy động vốn ngắn hạn. Hiện tượng này đã xuất hiện vào cuối năm 2010 và tiếp diễn vào nửa đầu năm 2011 (xem Hình 13). Hiện tượng đường cong lãi suất bị đảo ngược một mặt phản ánh kỳ vọng của các ngân hàng là lạm phát sẽ giảm trong tương lai vì vậy họ không vay dài hạn với lãi suất cao. Mặt khác hiện tượng này cũng phản ảnh về cơ cấu vốn của ngân hàng thương mại hiện nay. Trong trường hợp các ngân hàng sử dụng nhiều vốn ngắn hạn cho vay dài hạn thì việc thiếu hụt vốn ngắn hạn tạm thời9 để cân đối cho những cam kết cho vay dài hạn cũng sẽ dẫn đến việc các ngân hàng phải tăng cường vay ngắn hạn khiến lãi suất ngắn hạn lên cao. 9 Các ngân hàng không vay dài hạn với lãi suất cao vì lý do kỳ vọng lạm phát đã nói ở trên. -2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 19 95 19 96 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 20 10 Q 1 20 10 Q 2 20 10 Q 3 20 10 Q 4 Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng CPI 29  Hình 13. Đường cong lãi suất huy động bị đảo ngược (%) Nguồn: Cổng thông tin Ngân Hàng Bán Lẻ (2011). Trong bối cảnh lãi suất huy động và cho vay tăng mạnh lãi suất chính sách lại được giữ ổn định trong suốt năm 2010 và chỉ được điều chỉnh tăng 1% vào quí IV/2010, chưa theo kịp được với diễn biến thị trường. Trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng, nhất là vào cuối năm 2010, việc giữ nguyên các loại lãi suất chính sách ở mức quá thấp so với thị trường rõ ràng là chưa hợp lý. Việc giữ các loại lãi suất chính sách trong đó có lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn thấp sẽ làm nảy sinh các vấn đề về rủi ro đạo đức khi các ngân hàng đều tìm mọi cách để vay được nguồn vốn rẻ từ NHNN bất kể tình hình tài chính của họ có khó khăn hay không, trong khi nguồn vốn này chỉ nên áp dụng cho các ngân hàng thực sự khó khăn về thanh khoản tạm thời, và thể quan điểm chính sách tiền tệ (nới lỏng hay thắt chặt). Việc giữ các lãi suất này ở mức thấp chỉ phù hợp với tình huống kích cầu khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Với việc lạm phát ngày càng gia tăng về cuối năm 2010 và vượt mức một con số thì chính sách lãi suất duy trì sự ưu đãi như vậy với mong muốn kéo mặt bằng lãi suất chung xuống rõ ràng là đã không đạt được hiệu quả như mong muốn và thể hiện sự lưỡng lự rõ ràng giữa việc lựa chọn hai mục tiêu tăng trưởng và lạm phát. Tỷ giá và thị trường ngoại hối Thị trường ngoại hối trong năm 2010 diễn biến khá phức tạp. Tỷ giá bán ra tại các ngân hàng thương mại liên tục kịch trần ngay từ đầu năm và sức ép tỷ giá chỉ nới lỏng (dưới mức trần) đôi chút trong vòng từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 7. Trong năm 2010, NHNN cũng đã 2 lần điều chỉnh tỷ giá chính thức: lần thứ nhất vào đầu tháng 2 và lần 2 vào đầu tháng 8, tổng cộng 2 lần điều chỉnh tỷ giá chính thức đã tăng 5,5%. Mặc dù vậy, những lần điều chỉnh này vần 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1 2 3 6 9 12 18 24 36 Tháng 6/2009 Tháng 6/2010 Tháng 12/2010 Tháng 3/2011 30  không giải tỏa được tâm lý thị trường dẫn đến một lần điều chỉnh rất lớn (tới 9,3%) vào đầu tháng 2 năm 2011. Hình 14. Diễn biến tỷ giá danh nghĩa, 2010-2011 Nguồn: NHNN (2011b), Vietcombank (2011). Do mức lạm phát năm 2010 là rất lớn nên trong năm 2010 đồng tiền Việt Nam tiếp tục lên giá tính theo tỷ giá chính thức10. Xu thế này đã diễn ra từ năm 2004. Mặc dù đồng USD đã giảm so với hàng loạt các đồng tiền trên thế giới, tuy nhiên hiện tượng lên giá tiền đồng cộng với việc cán cân thương mại thâm hụt lớn và kéo dài và chính sách tỷ giá theo kiểu giữ rồi điều chỉnh đã làm giảm lòng tin vào tiền đồng. Tình trạng găm giữ ngoại tệ trở nên phổ biến khiến dự trữ giảm sút, gây khó khăn cho điều hành chính sách tiền tệ và cuối cùng tỷ giá chính thức đã được điều chỉnh rất mạnh đầu năm 2011. 10Nếu tính tỷ giá bán ra của các ngân hàng thương mại (tăng 3%) thì xu thế lên giá của tỷ giá thực năm 2010 vẫn chưa thể bị đảo ngược. 17000 17500 18000 18500 19000 19500 20000 20500 21000 01 /0 1/ 20 10 01 /0 2/ 20 10 01 /0 3/ 20 10 01 /0 4/ 20 10 01 /0 5/ 20 10 01 /0 6/ 20 10 01 /0 7/ 20 10 01 /0 8/ 20 10 01 /0 9/ 20 10 01 /1 0/ 20 10 01 /1 1/ 20 10 01 /1 2/ 20 10 01 /0 1/ 20 11 01 /0 2/ 20 11 01 /0 3/ 20 11 Tỷ giá bình quân liên ngân Tỷ giá trần Tỷ giá sàn Bán tiền mặt VCB 31  Hình 15. Tỷ giá thực (tính toán dựa trên tỷ giá chính thức) và tốc độ tăng trưởng kinh tế, 1991-2010 (%) Nguồn: Tính toán của tác giả. Thị trường tài sản  Thị trường chứng khoán Thị trường trái phiếu Năm 2010, kế hoạch huy động vốn trái phiếu chính phủ là 100 nghìn tỷ. Theo công bố từ Kho bạc Nhà nước, tính đến hết tháng 10/2010 tổng số trái phiếu kho bạc nhà nước huy động được là 67,6 nghìn tỷ đồng. Dự kiến, trong 2 tháng cuối năm Kho bạc Nhà nước sẽ tiếp tục huy động thêm 15-16 nghìn tỷ đồng. Trong số trái phiếu chính phủ, có tới 28 nghìn tỷ đồng được huy động qua Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Về cơ cấu, chủ yếu các trái phiếu huy động có thời hạn ngắn (từ 5 năm trở xuống) với lãi suất trúng thầu vào khoảng 10-12%, gần tương đương với lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại, ngoại trừ Quí IV/2010 khi lãi suất huy động vọt lên đến 14%. Một phần nguyên nhân khiến thị trường trái phiếu sơ cấp năm 2010 sôi động hơn so với năm 2009 (xem Phạm Văn Hà, 2010) là do các ngân hàng thương mại có thể cầm cố trái phiếu chính phủ để vay nguồn vốn rẻ từ NHNN. 0 2 4 6 8 10 12 19 91 19 92 19 93 19 94 19 95 19 96 19 97 19 98 19 99 20 00 20 01 20 02 20 03 20 04 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 20 10 65 70 75 80 85 90 95 100 Tốc độ tăng trưởng GDP (trục trái) Tỷ giá thực (trục phải) 32  Bảng 21. Diễn biến đấu thầu trái phiếu chính phủ sơ cấp trên Sở GDCK Hà Nội, 2010 Số phiên Khối lượng gọi thầu Khối lượng đăng ký Khối lượng trúng thầu Vùng lãi suất đặt thầu Vùng lãi suất trúng thầu Tỷ đồng Tỷ đồng Tỷ đồng % % Trái phiếu chính phủ 2 năm 8 6500 24005 4930 10,5-14,5 10,9-12 3 năm 19 23000 35800 8055 9,5-14 9,6-12,1 5 năm 23 29500 43353 12874 10,1-14,5 10,25-11,5 10 năm 12 15000 7499 2100 10,79-15 10,8-11,3 Tổng cộng 62 74000 110657 27959 Trái phiếu chính phủ bảo lãnh 2 năm 3 9000 550 150 12-12,8 12-12,1 3 năm 3 3200 900 0 9,8-10,3 5 năm 3 1200 208 208 10,3-12,5 10,32-12,5 10 năm 1 500 0 0 Tổng cộng 10 13900 1658 358 Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (2011). Bảng 22. Diễn biến giao dịch trái phiếu chính phủ trên thị trường thứ cấp tại Sở GDCK Hà Nội, 2010 Giá trị giao dịch Giá trị giao dịch REPOS Nghìn tỷ đồng Tỷ lệ (%) Nghìn tỷ đồng Tỷ lệ (%) Trái phiếu chính phủ 123.46 68 4.2 68 Trái phiếu chính quyền địa phương 0.46 0 0.24 4 Trái phiếu chính phủ bảo lãnh 57.41 32 1.77 28 Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (2011). Cùng với diễn biến sôi động hơn (so với năm 2009) trên thị trường sơ cấp, thị trường giao dịch trái phiếu thứ cấp trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cũng tương đối sôi động với 181,33 nghìn tỷ đồng trái phiếu được giao dịch. Trong số các trái phiếu được giao dịch, trái phiếu chính phủ chiếm đại đa số (68%). Thị trường cổ phiếu Thị trường chứng khoán năm 2010 chứng kiến những sự thăng trầm trong suốt cả năm do triển vọng kinh tế cả trong nước và quốc tế vẫn còn chưa rõ ràng. Chỉ số giá chứng khoán trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh liên tục dao động trong khoảng từ 420-550 điểm. Khối lượng giao dịch một ngày phổ biến cũng chỉ dưới 1500 tỷ đồng. 33  Hình 16. Diễn biến giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, 2010 Nguồn: Công ty Chứng khoán FPT (2011). Khác với thế giằng co trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số giá chứng khoán trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chỉ có thể giữ được thế giằng co cho đến đầu tháng 5/2010 rồi sau đó rớt giá liên tục cho đến cuối năm. Nếu như đầu năm chỉ số còn ở mức xấp 190 điểm thì kết thúc năm chỉ số đã rớt xuống còn 114,24 điểm. Khối lượng giao dịch trong ngày cũng giảm so với năm trước và phổ biến ở mức dưới 1000 tỷ đồng/phiên. Hình 17. Diễn biến giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, 2010 400 420 440 460 480 500 520 540 ,0 500,0 1000,0 1500,0 2000,0 2500,0 3000,0 3500,0 4000,0 4/ 1/ 20 10 15 /0 1/ 20 10 29 /0 1/ 20 10 22 /0 2/ 20 10 8/ 3/ 20 10 22 /0 3/ 20 10 6/ 4/ 20 10 20 /0 4/ 20 10 7/ 5/ 20 10 21 /0 5/ 20 10 4/ 6/ 20 10 18 /0 6/ 20 10 2/ 7/ 20 10 16 /0 7/ 20 10 30 /0 7/ 20 10 13 /0 8/ 20 10 27 /0 8/ 20 10 14 /0 9/ 20 10 28 /0 9/ 20 10 12 /1 0/ 20 10 26 /1 0/ 20 10 9/ 11 /2 01 0 23 /1 1/ 20 10 7/ 12 /2 01 0 21 /1 2/ 20 10 5/ 1/ 20 11 19 /0 1/ 20 11 10 /2 /2 01 1 24 /0 2/ 20 11 Tỷ đ ồn g Tổng GTGD (trục phải) VNIndex (trục trái) 85 105 125 145 165 185 205 ,0 500,0 1000,0 1500,0 2000,0 2500,0 3000,0 3500,0 4/ 1/ 20 10 18 /0 1/ 20 10 1/ 2/ 20 10 22 /0 2/ 20 10 8/ 3/ 20 10 22 /0 3/ 20 10 5/ 4/ 20 10 19 /0 4/ 20 10 6/ 5/ 20 10 20 /0 5/ 20 10 3/ 6/ 20 10 17 /0 6/ 20 10 1/ 7/ 20 10 15 /0 7/ 20 10 29 /0 7/ 20 10 12 /8 /2 01 0 26 /0 8/ 20 10 13 /0 9/ 20 10 27 /0 9/ 20 10 11 /1 0/ 20 10 25 /1 0/ 20 10 8/ 11 /2 01 0 22 /1 1/ 20 10 6/ 12 /2 01 0 20 /1 2/ 20 10 4/ 1/ 20 11 18 /0 1/ 20 11 9/ 2/ 20 11 23 /0 2/ 20 11 Tỷ đ ồn g Tổng GTGD (trục trái) HNXIndex (trục phải) 34  Nguồn: Công ty Chứng khoán FPT (2011). Thị trường bất động sản  Trái ngược với thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản trong năm 2010 tương đối sôi động ít nhất là trong phần lớn thời gian của năm, đóng góp khá nhiều vào tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung (xem Bảng 1). Về giá, trong khi ở Hà Nội, giá nhà đất vẫn tiếp tục tăng thì ở Thành phố Hồ Chí Minh giá đất đã chững lại và giao dịch cũng sụt giảm. Tuy nhiên, đến cuối năm khi lạm phát đẩy lãi suất lên cao thị trường bất động sản đã rơi vào trạng thái đóng băng, rất ít giao dịch. Mặc dù có những lúc trầm lắng, nhưng giá bất động sản vẫn âm thầm tăng liên tục trong vòng 2-3 năm qua kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra. Năm 2010 cũng chứng kiến sự ra đời của một loại văn bản pháp luật quan trọng trên thị trường bất động sản, siết chặt thêm các giao dịch trên thị trường đảm bảo tính minh bạch hơn cho thị trường. Nghị định 71 ra đời đã qui định chặt chẽ hơn việc góp vốn xây dựng các dự án nhà ở, chung cư (chỉ được góp vốn 20% số sản phẩm trước khi dự án xây xong móng) và hạn chế việc mua đi bán lại các phần vốn góp, đồng thời bắt buộc các chủ đầu tư phải bán số hàng hóa còn lại thông qua sàn giao dịch, là những qui định được kỳ vọng là sẽ bảo vệ người mua nhà hiệu quả hơn. Ngoài ra, trong năm 2010 Nghị định 69 về vấn đề giải phóng mặt bằng nhằm đảm bảo quyền lợi cho người nông dân cũng bắt đầu có hiệu lực đã làm giá đền bù giải phóng mặt bằng tăng cao hơn. Điều này phần nào giải thích cho việc giá bất động sản tiếp tục tăng mặc dù thị trường có lúc trầm lắng. Chính sách kinh tế vĩ mô Khuôn kh chính sách ca chính ph  Bước sang đầu năm 2010, do tốc độ hồi phục kinh tế của năm 2009 và kết quả các gói kích cầu khá ấn tượng nên việc chấm dứt các gói kích cầu đã không được tiến hành dứt khoát và nhanh chóng. Các mức lãi suất chính sách cũng được duy trì ở mức rất thấp nhằm tiếp tục hỗ trợ cho sự phục hồi của nền kinh tế. Tuy nhiên, ngay sau quí I/2010, tình hình kinh tế vĩ mô đã có nhiều dấu hiệu bất ổn mà biểu hiện quan trọng nhất là lạm phát bắt đầu dâng cao. Trước tình hình hình đó, chính phủ đã ban hành Nghị quyết 18/NQ-CP về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010. Đây là văn bản thể hiện quan điểm của chính phủ bắt đầu những động thái đầu tiên thắt chặt chính sách kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và chấp nhận một mức tăng trưởng vừa phải. Các giải pháp chủ yếu của Nghị định 18 bao gồm: 35  Kiềm chế lạm phát (tín dụng tăng 25%, cơ chế lãi suất thỏa thuận, ổn định giám sát giá vật tư cơ bản) Thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán (điều hành tỷ giá linh hoạt, các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập siêu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được) Bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (tăng thu, tiết kiệm chi) Bảo đảm ổn định, an toàn của hệ thống tài chính - ngân hàng Thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền Quan điểm này của chính phủ đã được các bộ ngành quán triệt, tuy nhiên việc thực hiện có lẽ là chưa ở mức quyết liệt cần thiết nên lạm phát đã vượt mức một con số đẩy lãi suất lên quá cao và tạo áp lực lên thị trường ngoại hối gây nên những nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô khiến chính phủ phải liên tiếp thi hành những biện pháp và thể hiện quan điểm mạnh mẽ hơn vào đầu năm 2011. Chính sách tài khóa  Chính sách tài khóa trong năm 2010 đã thể hiện quan điểm thắt chặt hơn so với năm 2009. Tổng thu và viện trợ đã tăng lên 28,7% GDP, cao hơn năm 2009. Đặc biệt, thu thuế và phí đã tăng lên tới mức 26,2% GDP so với mức 23,7% GDP năm 2009. Tổng chi ngân sách (không bao gồm chi trả nợ) đạt 31,6% GDP, thấp hơn so với mức 32,4% trong bối cảnh kích cầu của năm 2009 và cũng thấp hơn nhiều so với các năm 2006-2008. Trong tổng chi, chi đầu tư xây dựng cơ bản đã giảm rất mạnh, chỉ còn chiếm 8,8% so với mức 10,7% năm 2009 và cũng thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn 2006-2008. Một điều đáng lo ngại là chi thường xuyên trên tổng chi ngân sách đang tăng ngày một cao và chiếm tới 22,3% GDP năm 2010 từ mức 18,5% năm 2006. Dự kiến sang năm 2011 chi đầu tư phát triển còn giảm hơn nữa và chi thường xuyên vẫn ở mức cao khiến cho những lo ngại về thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay thậm chí có thể sẽ bị lu mờ trước những lo ngại về việc chi thường xuyên tăng vọt. Mà như ta đã biết, việc cắt giảm chi thường xuyên sẽ khó khăn hơn so với cắt giảm chi đầu tư xây dựng cơ bản. Một trong những mối quan tâm của công chúng hiện nay về tính hiệu quả của đầu tư từ NSNN, đó là những khoản vay về cho vay lại. Khoản vay về cho vay lại trong Ngân sách Nhà 36  nước những năm gần đây không phải là quá lớn. Mặc dù vậy, khoản vay này đã lên tới 2,1% GDP (ước tính theo số liệu ước thực hiện năm 2010 lần 1 (Bộ Tài chính (2011)), cao hơn 0,7% GDP so với năm 2009. Tuy nhiên, nếu tính tổng cộng lại (cộng với chi đầu tư phát triển) thì những khoản vốn đầu tư có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước năm 2010 vẫn giảm so với năm 2009 và so với giai đoạn 2006-2008. 37  Bảng 23. Thu chi ngân sách, 2006-2011 Nghìn tỷ đồng %/GDP St t Quyết toán Ước thực hiện (lần 2) Dự toán Quyết toán Ước thực hiện (lần 2) Dự toán Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2006 2007 2008 2009 2010 2011 A Tổng thu và viện trợ 289,2 336,3 434,8 442,3 559,2 595,0 29,7 29,4 29,4 26,3 28,7 26,2 1 Thu từ thuế và phí 263,9 299,1 392,5 398,2 510,5 559,4 27,1 26,2 26,6 23,7 26,2 24,6 2 Thu về vốn 17,4 31,2 32,9 37,6 43,2 30,6 1,8 2,7 2,2 2,2 2,2 1,3 3 Thu viện trợ không hoàn lại 7,9 6,0 9,4 6,5 5,5 5,0 0,8 0,5 0,6 0,4 0,3 0,2 B Thu kết chuyển 61,7 94,8 113,8 26,5 1,0 10,0 6,3 8,3 7,7 1,6 0,1 0,4 C Tổng chi ngân sách (không bao gồm chi trả nợ gốc) 346,0 425,1 549,8 544,6 615,6 676,4 35,5 37,2 37,2 32,4 31,6 29,7 1 Chi đầu tư phát triển 88,3 104,3 119,5 180,0 171,0 152,0 9,1 9,1 8,1 10,7 8,8 6,7 2 Chi thường xuyên 180,1 232,0 292,4 347,4 434,7 506,0 18,5 20,3 19,8 20,7 22,3 22,2 3 Chi chuyển nguồn 77,6 88,8 137,9 17,2 8,0 7,8 9,3 1,0 0,5 4 Dự phòng 18,4 0,8 D Chi trả nợ gốc 39,6 44,5 40,9 40,1 54,0 49,2 4,1 3,9 2,8 2,4 2,8 2,2 E Bội chi ngân sách thông lệ QT -9,0 -20,1 -26,7 -75,8 -55,5 -71,4 -0,9 -1,8 -1,8 -4,5 -2,8 -3,1 F Nguồn bù đắp bội chi thông lệ QT (I+II) 9,0 20,1 26,7 75,8 71,4 0,9 1,8 1,8 4,5 3,1 I Vay trong nước (1-2) 3,2 13,3 11,7 58,5 55,1 0,3 1,2 0,8 3,5 2,4 1 Số phát hành 35,9 51,6 48,0 88,5 92,6 3,7 4,5 3,2 5,3 4,1 2 Số trả nợ gốc 32,7 38,3 36,3 30,0 37,6 3,4 3,3 2,5 1,8 1,7 II Vay nước ngoài (1-2) 5,8 6,8 15,0 17,3 16,3 0,6 0,6 1,0 1,0 0,7 1 Số phát hành 12,7 13,0 19,7 27,4 28,0 1,3 1,1 1,3 1,6 1,2 2 Số trả nợ gốc 6,9 6,2 4,6 10,1 11,7 0,7 0,5 0,3 0,6 0,5 G Bội chi ngân sách phân loại của VN -48,6 -64,6 -67,7 -115,9 -109,5 -120,6 -5,0 -5,6 -4,6 -6,9 -5,6 -5,3 H Thu, chi quản lý qua NSNN 24,9 41,0 55,8 67,0 57,4 2,6 3,6 3,8 4,0 2,5 I Vay về cho vay lại 7,8 11,2 13,0 23,7 28,6 0,8 1,0 0,9 1,4 1,3 Nguồn: Bộ Tài Chính (2011). Bội chi ngân sách năm 2010 theo thông lệ quốc tế là 2,84% GDP, giảm nhiều so với năm 2009, nhưng vẫn ở mức cao so với các năm 2006-2008. Nếu tính theo tiêu chuẩn Việt Nam thì bội chi ngân sách năm 2010 vẫn ở mức 5,6%, thấp hơn nhiều so với năm 2009, nhưng vẫn cao so với giai đoạn 2006-2008. Bội chi ngân sách ở mức cao trong hai năm liền đã làm gia tăng nợ chính phủ. Theo báo cáo của Chính phủ (2010), dư nợ Chính phủ đến 31/12/2010 ước tính sẽ lên đến 44,5% GDP, dư nợ công bằng 56,7%GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia bằng 42,2% GDP. Nguồn bù đắp bội chi ngân sách chủ yếu là phát hành trong nước (chiếm 2/3 nguồn bù đắp) và vay nước ngoài chỉ chiếm 1/3 (ước tính theo số liệu ước thực hiện năm 2010 lần 1 (Bộ Tài chính (2011)). Như vậy, chính sách tài khóa đã có những dấu hiệu thắt chặt hơn so với năm 2009. Chi đầu tư cũng đã bắt đầu được cắt giảm nên phần nào hạn chế được tác động tới lạm phát. Mặt khác, tác động của chính sách tài khóa lên lạm phát cần phải được xem xét trên khía cạnh chúng ta tài trợ cho thâm hụt ngân sách theo cách nào. Việc tài trợ thâm hụt ngân sách qua phát hành trái phiếu giúp giảm thiểu tác động lạm phát của thâm hụt ngân sách. Đồng thời, vay nước ngoài để bù đắp thâm hụt ngân sách không phải là lớn, lại trong bối cảnh dự trữ ngoại hối suy giảm nên cũng khó có thể đánh giá khoản vay bù đắp thâm hụt ngân sách 1% bằng ngoại tệ gây tác động lớn đến lạm phát. Tuy nhiên, nếu chúng ta sử dụng việc tài trợ thâm hụt ngân sách thông qua các khoản cho vay ứng trước trong kế hoạch ngân sách, hoặc thông qua tái chiết khấu với lãi suất thấp trái phiếu chính phủ, thì đều là những hình thức cung ứng tín dụng một cách dễ dãi cho khu vực nhà nước và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Điều này sẽ có ảnh hưởng lớn tới lạm phát trong năm. Ngoài chính những biện pháp thắt chặt về tài khóa, năm 2010 cũng là năm Bộ Tài chính nỗ lực giữ giá các mặt hàng cơ bản nhằm kiềm chế mức tăng giá chung. Tuy nhiên, rõ ràng đây cũng chỉ là những giải pháp tình thế và không thể lạm dụng trong dài hạn. Việc kiềm chế giá cả một số mặt hàng chiến lược quá lâu đã gây méo mó hệ thống giá cả. Trong ngắn hạn sẽ gây sử dụng lãng phí, buôn lậu. Trong dài hạn sẽ dẫn đến những hoạt động đầu tư sai lầm (như đầu tư quá nhiều vào ngành thép để hưởng lợi về giá từ điện). Những khoản đầu tư sai lầm thường gây ra những tác hại lớn hơn nhiều so với những lợi ích mang lại từ việc kiềm chế giá trong ngắn hạn. Vì vậy, trong năm 2011 vấn đề lạm 39  phát là đáng quan tâm, nhưng vấn đề méo mó hệ thống giá cả và những hậu quả lâu dài của nó mới là mối quan ngại chính trong những năm tiếp theo. Chính sách tiền tệ  Năm 2010 là một năm đầy khó khăn của chính sách tiền tệ. Sau những tăng trưởng chậm chạp của cả hệ thống tín dụng Quí I/2010, hầu hết các chỉ tiêu cơ bản đại diện cho chính sách tiền tệ đều tăng cao, dẫn tới tình trạng kế hoạch đề ra bị phá vỡ về cuối năm. Cụ thể, tổng phương tiện thanh toán cho đến cuối năm đã tăng tới 25,3%, huy động vốn tăng 27,2% và cho vay nền kinh tế đã tăng tới 29,8%. Tín dụng thậm chí tăng rất mạnh vào Quí IV/2010, khiến NHNN phải nỗ lực thắt chặt với liều lượng lớn, trong một tình thế vội vã, cho thấy việc điều hành chính sách tiền tệ bị đẩy vào thế thụ động và bối rối. Thậm chí, NHNN lại phải sử dụng những công cụ hành chính như như trần lãi suất trong một số thời điểm cấp bách. Điều này phản ánh sự bất nhất và điều hành giật cục của chính sách tiền tệ trong năm. Bảng 24. Diễn biến tiền tệ, 2005-2010 (% tăng so với cuối năm trước) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 QI QII QIII QIV QI QII QIII QIV Tổng phương tiện thanh toán 29,7 33,6 46,1 20,31 5,6 16,4 21,7 28,99 2,3 18,5 25,3 Huy động vốn 32,1 36,5 47,6 22,84 3,4 16,2 22,5 29,88 1,45 10,82 21,5 27,2 Cho vay nền kinh tế 31,1 25,4 53,9 23,38 2,7 17 28 37,53 2,95 10,52 17,81 29,81 Nguồn: NHNN (2011a), NHNN (2011c). Nhìn về dài hạn, tổng phương tiện thanh toán tăng mạnh trong giai đoạn 2005-2010 (ngoại trừ năm 2008 còn lại đều trên 25%/năm) rõ ràng đã ảnh hưởng trực tiếp tới mục tiêu kiềm chế lạm phát. Căn cứ số liệu ở Bảng 24, trong vòng 5 năm qua (2006-2010) tổng phương tiện thanh toán liên tục tăng trung bình vào khoảng xấp xỉ 30%/năm trong khi tốc độ tăng trưởng GDP cùng giai đoạn chỉ có 7%/năm. Mặt khác, trong vòng 5 năm qua đã có tới 3 lần lạm phát vượt mức hai con số. Rõ ràng là đã có những bằng chứng cho thấy lạm phát ở Việt Nam hiện nay mang đậm tính chất tiền tệ. Một điều cũng đáng quan ngại là tỷ lệ M2/GDP của Việt Nam đã tăng lên rất nhanh. Theo số liệu của ADB (2010), trong vòng 10 năm, từ năm 2000 đến 2009, chỉ số 40  M2/GDP của Việt Nam đã tăng hơn gấp đôi từ mức 50,5% lên tới 126%/GDP. Trong khi đó, chỉ số này ở Hàn Quốc năm 2009 chỉ là 147,4% (tăng từ mức 117,3%/GDP năm 2000); Trung Quốc là 178%/GDP (từ mức 135,7%/GDP); Thái Lan là 117%/GDP (từ mức 102,2%/GDP). Như vậy, tốc độ tăng cung tiền của Việt Nam là quá nhanh so với các nước nói trên. Nếu chúng ta không tính toán lại tốc độ tăng cung tiền thì chỉ số M2/GDP của Việt Nam sẽ nhanh chóng đứng đầu khu vực trong một vài năm tới. Điều quan trọng là lạm phát đang tăng lên chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam đang dần chuyển sang một giai đoạn phát triển mới và đòi hỏi phải có sự điều chỉnh tốc độ tăng cung tiền hợp lý hơn. Kết luận Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2010 đã cho thấy những dấu hiệu ban đầu vượt qua những khó khăn của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và dần hồi phục đà tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, do tác dụng phụ của chính sách kích cầu và do chính sách tiền tệ mở rộng, lạm phát đang tăng lên khiến bất ổn kinh tế vĩ mô trở thành một rủi ro lớn của nền kinh tế. Những nguy cơ mà nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt trong năm 2011 bao gồm: Lạm phát tăng cao, kéo theo lãi suất gia tăng sẽ gây hậu quả tới tốc độ tăng trưởng kinh tế. Sự méo mó trong hệ thống giá cả khi giá các mặt hàng chiến lược được duy trì ổn định ở mức thấp trước mắt sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách và về dài hạn sẽ định hướng sai đầu tư và tiêu dùng. Thâm hụt ngân sách vẫn còn lớn, chi thường xuyên tăng và đang ở mức cao, trong khi đó chi đầu tư phát triển đang trong xu hướng giảm sẽ có ảnh hưởng nhất định tới tốc độ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Thâm hụt thương mại kéo dài, gây áp lực lên tỷ giá hối đoái. Để ổn định kinh tế, năm 2011 ưu tiên hàng đầu của Chính phủ nên là thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt một cách kiên định. Cần tính toán lại các chỉ tiêu tiền tệ cho phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay và điều hành một cách nhất quán, dứt khoát bằng các công cụ mang tính chất thị trường. 41  Đối với chính sách tài khóa cũng cần phải thắt chặt, nhưng trên cơ sở tính toán đến khả năng tăng trưởng dài hạn. Việc cắt giảm chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN cần phải được thực hiện đồng thời với việc đa dạng hóa hay xã hội hóa các khoản đầu tư xây dựng cơ bản như các hình thức đầu tư theo dạng BOT, BT… hay đầu tư hợp tác công tư (PPP) để đảm bảo nguồn lực xã hội cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Không thể cắt giảm chi đầu tư phát triển một cách tràn lan vì như vậy sẽ ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng trong dài hạn. 42  Tài liệu tham khảo Asian Development Bank (2010), Key Indicators for Asia and the Pacific 2010, Online at: www.adb.org/statistics, ngày truy cập: 10/3/2011. Asian Development Bank (2011), Asian Development Outlook 2011, Online at: ngày truy cập: 3/5/2011. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011a), ‘Báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp tháng 12 và cả năm 2010’. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011b), ‘Tổng hợp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (chỉ tính các dự án còn hiệu lực đến ngày 22/12/2010)’, Trực tuyến tại: ngày truy cập: 15/3/2011. Bộ Tài chính (2011), ‘Số liệu công khai ngân sách’, Trực tuyến tại: ngày truy cập: 10/3/2011. Chính phủ (2010), ‘Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011’, Số 145/BC-CP. Cổng thông tin Ngân Hàng Bán Lẻ (2011), ‘Tra cứu lãi suất’, Trực tuyến tại: ngày truy cập: 13/3/2011. Công ty chứng khoán FPT (2011), ‘Dữ liệu lịch sử’, trực tuyến tại ngày truy cập: 13/3/2011. Hodrick, R. & Prescott, E. C. (1997), ‘Postwar U.S. business cycles: An empirical investigation’, Journal of Money, Credit, and Banking 29 (1): 1–16. Ngân hàng Nhà nước (2011a), ‘Báo cáo thường niên’, Trực tuyến tại: ngày truy cập: 14/3/2011. Ngân hàng Nhà nước (2011b), ‘Thông báo tỷ giá’, Trực tuyến tại: ngày truy cập: 13/3/2011. Ngân hàng Nhà nước (2011c), ‘Thông tin về hoạt động ngân hàng hàng tháng’, Trực tuyến tại: ngày truy cập: 14/3/2011. Ngân hàng Nhà nước (2011d), ‘Thông tin về hoạt động ngân hàng trong tuần’, trực tuyến tại: ngày truy cập: 14/3/2011. Phạm Văn Hà (2010), “Tổng quan kinh tế Việt Nam 2009”, Chương 2 trong Nguyễn Đức Thành (chủ biên), Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2010 - Lựa chọn để tăng trưởng bền vững, Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội, Việt Nam, pp. 51–97. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (2011), ‘Thống kê đấu thầu trái phiếu chính phủ’, Trực tuyến tại: 43  ngày truy cập: 15/3/2011. The World Bank (2011a), Taking Stock - An Update on Vietnam’s Recent Economic Developments, Prepared By The World Bank For the Annual Consultative Group Meeting for Vietnam, Ha Tinh, June 8-9, 2011. The World Bank (2011b), World Bank East Asia And Pacific Economic Update 2011, Volume 1 - Securing the Present, Shaping the Future, The World Bank, Washington Tổng cục Thống kê (2010), Niên giám thống kê 2009, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, Việt Nam. Tổng cục Thống kê (2011a), ‘Báo cáo kinh tế xã hội hàng tháng’, Trực tuyến tại: ngày truy cập: 13/3/2011. Tổng cục Thống kê (2011b), ‘Giá trị xuất nhập khẩu’, trực tuyến tại: ngày truy cập: 13/3/2011. Tổng cục Thống kê (2011c), ‘Số liệu thống kê’, trực tuyến tại: ngày truy cập: 13/3/2011. Tổng cục Thống kê (2011d), ‘Tình hình kinh tế- xã hội năm 2010’, trực tuyến tại: ngày truy cập: 13/3/2011. Tổng cục Thống kê (2011e), Niên giám thống kê tóm tắt 2010, Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội, Việt nam. Vietcombank (2011), ‘Tỷ giá ngoại tệ’, Trực tuyến tại: ngày truy cập: 14/3/2011.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNC24.pdf
Tài liệu liên quan