Water contamination is not only caused by water resources but also by the water distribution
system,contaminants that exist in the soil environmentintrusion into the water environment through
crack on the pipe wall.Even if the distance between sewer pipes and water supply pipes is installed
to follow the standard, the risk of cross-contamination by contaminant in the leaking flow from the
sewage network to the water supply can still occur when the wall pipe have a defect and negative
pressure vaule in the pipe. Combined previous research results, analysis and assessing based on
three risk factors pipe failure, negative pressure in the water hammer negative phrase and
contaminant source fromthe waste water pipe, this paper will propose the solutions to evaluate the
risk of contaminant instrusion into water supply pipes is the content of this article
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan nghiên cứu nguy cơ chất ô nhiễm xâm nhập vào ống cấp nước - Phạm Thị Minh Lành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 150
THÔNG TIN KHOA H
C
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU NGUY CƠ CHẤT Ô NHIỄM
XÂM NHẬP VÀO ỐNG CẤP NƯỚC
Phạm Thị Minh Lành1,3, Vũ Thị Vân Anh2, Phạm Hà Hải3
Tóm tắt: Ô nhiễm nước cấp không chỉ do nguồn nước khai thác mà còn có thể phát sinh trên hệ
thống phân phối nước, các chất ô nhiễm tồn tại bên ngoài môi trường đất có thể đi vào môi trường
nước bên trong qua các điểm vỡ trên thành ống. Ngay cả khi khoảng cách giữa các đường ống cấp
và thoát nước được đặt theo quy định, thì nguy cơ chất ô nhiễm trong dòng chảy rò rỉ từ mạng lưới
thoát nước sang ống cấp nước vẫn có thể xảy ra khi tồn tại điểm vỡ và áp suất âm trong ống cấp
nước. Tổng hợp các kết quả công bố trước đây, phân tích và đánh giá dựa trên ba yếu tố nguy cơ
ống vỡ, áp suất âm xuất hiện trong pha âm của hiện tượng nước va và nguồn ô nhiễm từ cống thoát
nước, từ đó đề xuất hướng tiếp cận nghiên cứu nguy cơ ống cấp nước bị chất ô nhiễm xâm nhập là
nội dung bài báo sẽ trình bày.
Từ khóa: Ô nhiễm nước cấp, cống thoát nước thải, ống cấp nước, áp va âm, chất ô nhiễm, dòng chảy rò rỉ.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ,13
Nước sạch là một trong những nhu cầu cơ bản
nhất của cuộc sống con người. Tuy nhiên, vấn đề
cung cấp nước không đảm bảo chất lượng đến
người dân vẫn đang diễn ra và chưa có biện pháp
kiểm soát hiệu quả. Từ năm 1974-2001, các dịch
bệnh do nguồn nước uống đã xảy ra từ Bắc Mỹ đến
Tây Âu, mặc dù những nước này có nền kinh tế
giàu có và công nghệ xử lý hiện đại. Nổi bật như sự
cố ô nhiễm nước uống ở Chicago-Mỹ năm 1933
làm cho 1409 người mắc bệnh lị trong đó 98 người
đã tử vong; tại Walkerton, Canada năm 2000 có
2300 người bị viêm dạ dày trong đó 7 người tử
vong do uống phải nước bị ô nhiễm, tiêu tốn 64,5
triệu đô la của chính phủ, người dân phải sử dụng
nước đóng chai trong 6 tháng sau đó vì mất niềm
tin vào chất lượng nước cấp (Hrudey et al., 2003).
Qua đây cho thấy luôn tồn tại nguy cơ xảy ra ô
nhiễm trong hệ thống phân phối nước (HTPPN) và
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu thụ.
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT
Ô NHIỄM XÂM NHẬP VÀO ỐNG CẤP
NƯỚC
Thực trạng cho thấy nước sạch bị ô nhiễm có
1Khoa Kỹ thuật Xây dựng, ĐH Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
2Khoa Khí tượng Thủy văn, ĐH Tài Nguyên và Môi Trường
3Khoa Kỹ thuật Đô thị, ĐH Kiến Trúc Tp. Hồ Chí Minh
thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trên hệ thống phân
phối và không được dự báo trước, tuy nhiên
nguyên nhân gây ô nhiễm thì có thể phân thành hai
loại chính, một là tác động bên ngoài vào hệ thống,
hai là bản thân bên trong đường ống sinh ra. Trên
các hệ thống với nhiều điểm kết nối, chuyển hướng
và các trạm bơm cục bộ, ở những vị trí này rất dễ
xảy ra sự cố làm cho nguồn nước không sạch ở bên
ngoài có thể xâm nhập hệ thống (Payment et al.,
1991). Nước từ hệ thống thoát nước hoặc nước
ngầm bị ô nhiễm có thể được hấp thụ vào hệ thống
ống dẫn nước sạch. Áp suất thấp trong ống kết hợp
với lưu lượng dòng chảy nhỏ cũng tạo điều kiện
cho vi sinh vật gây bệnh vào hệ thống. Chưa nói
đến sự cố các đường ống bị hỏng trong quá trình
xây dựng, đây là lợi thế cho rất nhiều vi khuẩn vào
hệ thống. Ngoài ra nếu đường ống phân phối không
được sửa chữa và bảo dưỡng định kì, hàm lượng
Clo dư trong nước sẽ thực hiện phản ứng oxy hóa
khử tạo ra một lượng cặn nhất định gây lắng đọng
trong hệ thống đường ống làm cho nước bị ô nhiễm
(Yamini and Lence, 2010).
Thu thập các số liệu liên quan tới sự kiện ô
nhiễm nước uống, tác giả Lindley đã thống kê được
các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm như Bảng 1.Kết
quả nghiên cứu cho thấy ô nhiễm xảy ra nhiều nhất
tại các điểm nút kết nối và xi phông chảy ngược
(53,1%), bên cạnh đó, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 151
chất lượng nước trong ống không đảm bảo là do
nguồn ô nhiễm bên ngoài xâm nhập vào. Tác giả
đưa ra hai điều kiện để nguồn ô nhiễm có thể đi vào
trong ống cấp nước là do sự dao động áp suất và
xuất hiện con đường xâm nhập (Lindley and
Buchberger, 2001). Đồng thời, tác giả cũng mô
phỏng các dữ liệu thủy lực mạng lưới để ước lượng
vị trí xuất hiện áp lực thấp. Phân tích các điều kiện
của ống và các dữ liệu trong quá khứ để đề xuất các
khu vực có khả năng xuất hiện vỡ ống cao từ đó xác
định nguồn gây ô nhiễm (ống thoát nước hay bể tự
hoại bị vỡ) ở những vị trí này. Nghiên cứu đã
ước lượng về mặt không gian các khu vực có
khả năng xuất hiện ô nhiễm từ các dữ liệu thu
thập được nhưng chưa đi sâu phân tích các điều
kiện cụ thể tại một điểm ô nhiễm như khu vực
ống có khả năng ảnh hưởng bởi nguồn ô nhiễm,
khoảng cách nguồn ô nhiễm đến điểm vỡ, đặc
điểm dòng chảy ô nhiễm ở trong đất.
Bảng 1. Những hỏng hóc trên đường ống cấp nước gây bùng phát dịch bệnh ở Mỹ
từ năm 1971 đến 1998 (Lindley and Buchberger, 2001)
Nguyên nhân gây ô nhiễm Số lượng
sự kiện %
Con đường
xâm nhập
Áp lực
bất lợi
Nguồn chất
ô nhiễm
Tại nút và xi phông chảy ngược 60 53,1 x x x
Khoảng cách giữa đường ống nước cấp và
nước thải 1 0,9 x x x
Nứt bể ống nước 10 8,8 x x x
Ô nhiễm trong bể chứa 15 13,3 x x
Ô nhiễm trong quá trình xây dựng/sửa chữa 6 5,3 x x
Ô nhiễm từ ống cấp nước trong nhà 8 7,1 x
Ăn mòn kim loại 13 11,5 x
Tổng 113 100
Khác với nghiên cứu mang tính định lượng của
tác giả Lindley tác giả Boyd tiếp cận theo phương
pháp định tính đã tiến hành thí nghiệm để mô
phỏng sự xâm nhập trong điều kiện thủy lực thay
đổi (Boyd et al., 2004). Thí nghiệm gồm một
đường ống có hai điểm vỡ đường kính khác nhau
và đặt trong môi trường có chứa chất ô nhiễm, kết
quả thí nghiệm cho thấy khi xuất hiện giá trị áp
lực âm lớn dù chỉ trong thời gian một giây thì chất
ô nhiễm vẫn đi vào môi trường nước bên trong và
với những ống có đường kính lớn hơn thì lưu
lượng chất ô nhiễm đi vào nhiều hơn. Kết quả
nghiên cứu cho thấy một chất ô nhiễm tồn tại bên
ngoài ống cấp nước sẽ xâm nhập vào môi trường
nước qua điểm vỡ khi áp suất thấp/âm xuất hiện
trên đường ống, vậy nguy cơ nước trong ống bị ô
nhiễm sẽ được đánh giá theo ba yếu tố này.
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU NGUỒN Ô
NHIỄM
Tác giả Karim (Karim, Abbaszadegan and
Lechevallier, 2003) đã khẳng định ô nhiễm phân
của động vật máu nóng luôn tồn tại ngay bên
ngoài đường ống. Nghiên cứu tiến hành thí
nghiệm 66 mẫu đất và nước ngay sát đường ống
phân phối nước, lấy tại 8 vị trí của 6 bang ở nước
Mỹ. Kết quả cho thấy nửa số mẫu thu được đều có
sự hiện diện của vi khuẩn coliform và coliform
phân; Bacillus tìm thấy trong hầu hết các mẫu;
56% mẫu dương tính với virus (chủ yếu là
enterovirus-chủng vắc xin của sốt bại liệt), virus
rối loạn tiêu hóa và viên gan A cũng được phát
hiện. Mặc dù tiêu chuẩn đã quy định về khoảng
cách giữa đường ống cấp nước và các công trình
khác (móng công trình, ống thoát nước, hố ga,)
nhưng trong điều kiện cống thoát nước bị vỡ, các
vi sinh vật có thể di chuyển một quãng đường dài
trong khoảng thời gian ngắn và trở thành nguồn
lây nhiễm sang những đường ống cấp nước đi qua
khu vực này.
Các chất ô nhiễm có thể tồn tại trong khí
quyển, môi trường không khí, từ dòng chất thải
sinh ra do hoạt động của sinh hoạt hoặc sản xuất
của con người. Sau khi thấm vào đất với một nồng
độ nhất định sẽ lưu lại trên bề mặt hạt đất (khi gặp
dòng chảy thích hợp các vi sinh vật sẽ tách ra và
tiếp tục di chuyển trong môi trường đất); hoặc nếu
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 152
gặp tầng nước ngầm sẽ phát tán nhanh theo dòng
chảy và có khả năng tồn tại rất lâu bên trong dòng
chảy (Besner, Prévost and Regli, 2010). Như vậy,
nguồn ô nhiễm được phát sinh tự nhiên do ống
thoát nước bị vỡ, mực nước ngầm nằm cao hơn
điểm ô nhiễm trong đất, hoặc các dòng chảy ô
nhiễm từ trên mặt đất đi xuống (Besner, Prévost
and Regli, 2010). Ngoài ra còn một nguồn gây ô
nhiễm khác hay được đề cập tới trong thời gian
gần đây đó là hành động gây ô nhiễm có chủ ý của
con người (Payment et al., 1991) (gây nứt vỡ
đường ống, làm hỏng các mối nối trên mạng phân
phối,..), đóng ngắt mạng lưới làm gián đoạn quá
trình cung cấp nước hoặc đưa các chất ô nhiễm
hữu cơ vào mạng lưới.
Trong nhiều năm các rò rỉ từ hệ thống thoát
nước đã bị bỏ qua trong quá trình vận hành thực
tế, có nhiều nghiên cứu về dòng chảy rò rỉ từ cống
thoát nước nhưng kết quả lại không công bố rộng
rãi, vậy nên nguồn tài liệu tham khảo về vấn đề
không nhiều. Các kết quả công bố tập trung vào 3
vấn đề chính sau: (1) Khẳng định dòng chảy rò rỉ từ
hệ thống thoát nước có chứa các chất ô nhiễm và
gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm; (2) Xác
định phương trình biên dòng thấm; (3) Mô phỏng
diện tích lưới thấm. Sau một thời gian làm việc, ống
thoát nước bị hư hại và sinh ra dòng thấm rò rỉ ra
ngoài môi trường đất (Wolf et al., 2004), vị trí hư
hại có thể trên thành ống dẫn hoặc tại các điểm đấu
nối (Reynolds and Barrett, 2003)nhưng nhìn chung
đều chứa các chất ô nhiễm có khả năng làm ô nhiễm
nguồn nước ngầm trong khu vực, đặc biệt là những
ống dẫn nước thải công nghiệp. Trong trường hợp
mực nước ngầm cao, dòng thấm này nhanh chóng đi
qua các lỗ rỗng và phát tán ra xung quanh, trong quá
trình di chuyển dòng thấm bị giảm vận tốc do ma sát
với hạt đất và giảm lưu lượng do thể tích lỗ rỗng
giữa các hạt đất, hình thành nên biên thấm (Harr,
1990).
Hình 1. Ống cấp nước đi dưới cống thoát nước ở đô thị Tp. Hồ Chí Minh
Theo quy định hiện hành, khoảng cách tối thiểu
giữa ống cấp nước và thoát nước đô thị là 0,5-1m,
tuy nhiên ngoài thực tế khi cải tạo, mở rộng mạng
lưới cấp nước vẫn có trường hợp phải luồn ngay
phía dưới ống thoát nước và không đảm bảo
khoảng cách như quy định như Hình 1. Khi nước
trong cống thoát nước rò rỉ ra ngoài thì khoảng
cách này có an toàn và đảm bảo các chất ô nhiễm
trong nước thải không xâm nhập vào đường ống
cấp nước, đây là vấn đề cần xem xét trong quá trình
quản lí. Hệ thống thoát nước trong các đô thị Việt
Nam chủ yếu là hệ thống chung giữa thoát nước
mưa, thoát nước thải nên thành phần ô nhiễm
không chỉ là chất bẩn từ nước thải sinh hoạt, nước
mưa mà còn có một phần chất thải rắn từ bề mặt đô
thị bị trôi xuống cống. Khả năng ô nhiễm từ hệ
thống thoát nước có thể xếp thành 3 loại: virus,vi
khuẩn, động vật đơn bào được tóm tắt như Bảng 2.
Các chất ô nhiễm trong nước thải đưa đến hậu quả
bệnh tật có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến tính
mạng con người (Thảo, 2010).
Bảng 2. Các chất ô nhiễm trong nước thải đô thị (Reynolds and Barrett, 2003)
Chất ô nhiễm Gây bệnh
Virus
Astrovirus; Calicivirus Tiêu chảy
Poliavirus Bại liệt
Coxsackievirues; Echoviruses Nhiều bệnh
Hepatitis A virus Viêm gan
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 153
Hepatitis E virus Sinh ra virus viêm gan
Norwalk-Like viruses Tiêu chảy
Rotavirus nhóm A, B Tiêu chảy
Vi khuẩn
Campylobacter jejuni Tiêu chảy
Enterohaemorrhagic Viêm đại tràng xuất huyết
Escherichia coli Tiêu chảy
Salmonellae Tiêu chảy, sốt thương hàn
Shigellae Mụn cơm
Vibrio cholerae Tả
Động vật đơn bào
Các loại crytosporidium Nhiễm ký sinh trùng crypto
Entamoeba histolytica Lỵ Amip
Giardia lamblia Nhiễm Giardia
3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ỐNG CẤP
NƯỚC BỊ VỠ
Đa số các đường ống cấp nước trong đô thị đều
được đặt dưới mặt đường hoặc vỉa hè nên khi xảy
ra vỡ như Hình 2, một lượng nước đáng kể di
chuyển ra khỏi đường ống mà không được phát
hiện kịp thời. Mỗi ngày, các công ty cấp nước đều
ghi nhận các sự cố vỡ trên tuyến ống đặc biệt là các
tuyến ống dịch vụ và vẫn tốn thêm chi phí để rò tìm
điểm vỡ trên các tuyến ống cấp I, II.
Hình 2. Một số hình ảnh vỡ ống cấp nước trên mạng lưới
Bỏ qua những sai sót trên sản phẩm cũng
như quy trình thi công thì nguyên nhân dẫn đến
vỡ trong quá trình làm việc là do ăn mòn từ
môi trường đất bên ngoài cũng như môi trường
nước trong ống. Chiều sâu vết ăn mòn được
xác định theo biến đại diện là thời gian ống làm
việc (Sadiq, R.; Rajani, B. B.; Kleiner, 2004)
Bên cạnh đó đặc điểm cơ học của vật liệu; lỗi
do nhà sản xuất; kỹ thuật thi công sai; vị trí đặt
ống cũng có ảnh hưởng nhất định tới giá trị này
(Seica, Packer and Asce, 2004).. Tuy nhiên,
tuổi thọ ống dẫn không chỉ giảm do ăn mòn của
môi trường mà bản thân vật liệu ống cũng thay
đổi khả năng chịu lực dưới tác dụng của tải
trọng phát sinh từ môi trường ống làm việc
như thiên tai, động đất hoặc các sự kiện ngẫu
nhiên và dao động của giá trị áp suất bên
trong dẫn (Rezaei, Ryan and Stoianov, 2015).
Ngoài ra các đại lượng đặc trưng để phân loại
năng lực làm việc của ống dẫn còn có đường
kính, chiều dài, vật liệu và khu vực đặt ống
(Bubbis, 1948).
Để xác định được tỉ lệ ăn mòn trên các ống
thực tế rất khó để thực hiện nên các nghiên cứu
hiện nay mới dừng ở hai vật liệu là ống gang và
ống thép. Bên cạnh đó, đa số các đường ống cấp
nước được chôn dưới mặt đất nên chi phí lấy mẫu
sẽ rất tốn kém, các mẫu ống thường chỉ khảo sát
trên một tuyến đường như vậy tính chất đại diện
của mẫu nghiên cứu chưa cao. Vậy nên kết luận
về vỡ ống do ăn mòn hay không phải do ăn mòn
cần phải được nghiên cứu nhiều hơn trong tương
lai. Thông số đại diện cho ăn mòn là độ tuổi ống
dẫn đã được chứng minh là có mối tương quan
giữa tuổi ống và khả năng xuất hiện vỡ, không
những thế những ống vỡ sớm thì tuổi thọ ống dẫn
sẽ ngắn hơn những ống vỡ muộn hơn. Đường kính
ống dẫn, áp suất làm việc yếu tố vật liệu ống, môi
trường làm việc và vị trí đặt ống quan trọng hơn là
độ tuổi khi xem xét khả năng vỡ.
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 154
4. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ÁP SUẤT
ÂM TRÊN ỐNG CẤP NƯỚC
Áp suất âm thường xuất hiện trong pha âm của
hiện tượng nước va trên ống cấp nước. Trong quá
trình vận hành HTPPN, hiện tượng nước va trên
đường ống thường xuất hiện do bơm bị ngắt điện
đột ngột hoặc đóng mở van trên đường ống (Jung
et al., 2007). Trong mạng lưới cấp nước, số lượng
van trên đường ống lớn hơn rất nhiều so với số
lượng trạm bơm, vì vậy quản lý được hiện tượng
nước va lan truyền trên mạng do đóng van tương
đối phức tạp(Mays, 1999). Bên cạnh đó, hiện tượng
đóng mở bơm gây ra nước va có cường độ lớn nên
thường được kiểm soát rất chặt chẽ, nhưng nước va
do đóng van thường nhỏ hơn nên đôi khi bị bỏ qua
trong quá trình vận hành mạng lưới. Tuy nhiên, ảnh
hưởng của nước va do đóng van bao trùm rộng hơn
vì dòng chảy lan truyền trên hệ thống đường ống,
còn với trường hợp ngắt bơm chỉ ảnh hưởng trong
khu vực đầu mạng lưới. Vậy nên cần nghiên cứu
nhiều hơn về khả năng xuất hiện nước va âm do
đóng van trên đường ống.
Các nghiên cứu điển hình về nước va trong thời
gian từ năm 1977 đến năm 2015. Mô hình toán đã
được sử dụng để mô phỏng hiện tượng nước va
trong hệ thống đường ống đơn giản bằng các
phương pháp khác nhau, như phương pháp hình
học, phương pháp đặc trưng hoặc bằng phương
pháp số. Tác giả Wylie đã tính toán nước va trong
ống đơn giản bằng phương pháp đặc trưng và
phương pháp hình học (Wylie and Streeter, 1977).
Sử dụng ngôn ngữ lập trình FORTRAN tác giả đã
đưa ra một số ví dụ trên ống có đường kính thay
đổi hoặc không đổi, rẽ nhánh hoặc ống thẳng. Nội
dung tài liệu đưa ra có tính thực tiễn cao và dễ dàng
áp dụng để phát triển lập trình cho các mạng lưới
đường ống phức tạp hơn.
Nghiên cứu của Dídia Covas đã đánh giá mức
độ ảnh hưởng của hệ số tổn thất qua van, tính chất
vật lý của nước, hệ số tổn thất trên thành ống tới độ
lớn của áp va qua mô hình toán và mô hình thí
nghiệm (Dídia Covas; et al., 2005). Thử nghiệm
cho thấy các thông số cơ học của vật liệu ống khi
làm việc trong hệ thống ống dẫn chỉ mang tính
tương đối, yếu tố ảnh hưởng nhiều hơn tới áp va là
vị trí của ống trên mạng lưới cũng như lịch sử thay
đổi ứng suất và biến dạng của đường ống. Tuy
nhiên, kết quả chưa được kiểm chứng trên HTPPN
thực tế cũng như đánh giá cụ thể khu vực ảnh
hưởng của áp va trên toàn hệ thống.. Nhưng khi xét
tới các hệ số nhám thành ống, tính chất cơ học của
vật liệu, tính chất vật lý của nước đều ảnh hưởng
nhiều tới hiện tượng áp va trong ống có áp sẽ làm
cho bài toán nước va phức tạp hơn và khó giải
quyết bằng ngôn ngữ lập trình đơn giản. Đặc biệt là
trong các nghiên cứu chỉ xét đến độ lớn áp va pha
dương bỏ qua giá trị áp va âm và không quan tâm
tới độ lớn cũng như những ảnh hưởng do áp va âm
gây ra.
M. A. Bouaziz (Bouaziz et al., 2014) đánh giá
tác động của áp va tới thành ống dẫn khi đóng van
trên ba đoạn ống nối tiếp trong trường hợp có bơm
và không có bơm, so sánh kết quả cho thấy trong
trường hợp có bơm giá trị áp va dương tăng từ 30%
đến 40% và có khả năng phá hủy cấu trúc ống dẫn.
Tiếp nối nghiên cứu của M. A Bouaziz, tác giả M.
Dallali et al (Dallali et al., 2015) xác định khoảng
cách ảnh hưởng của nước va trên ống dài nối giữa
bể chứa nước và van. Bằng ngôn ngữ lập trình, tác
giả đã mô phỏng ra quá trình lan truyền sóng áp va
do đóng van theo chiều dài ống, từ đó xác định độ
lớn của áp va tác dụng lên thành ống dẫn để đánh
giá độ bền ống. Nghiên cứu đã sử dụng phương
pháp đặc trưng để tính toán tuy nhiên trường hợp
mô phỏng mới dừng lại trên một đoạn ống dài,
chưa xét tới các tổn thất cục bộ nếu có liên kết
vòng hoặc phân nhánh với các ống khác. Để khắc
phục nhược điểm này, các ngôn ngữ lập trình đã
được sử dụng để đưa ra kết quả hoàn chỉnh hơn cho
các hệ thống ống dẫn phân nhánh phức tạp.
Phương pháp tính toán nước va bằng hình học
cho kết quả đầy đủ và dễ theo dõi hơn nhưng chỉ
phù hợp với những đường ống dài và không phân
nhánh vì khối lượng tính toán lớn và bài toán trở
nên phức tạp khi đưa thêm các điều kiện biên.
Trong các phương pháp xác định áp va trên ống
dẫn thì phương pháp đặc trưng được sử dụng phổ
biến trong thời gian gần đây. Giải các phương trình
vi phân bằng cách chia lưới phần tử hữu hạn trên
đoạn ống xảy ra hiện tượng nước va đã đơn giản
hóa bài toán bằng các bước thực hiện đơn giản, tuy
nhiên độ chính xác của kết quả đạt được phụ thuộc
vào số lượng mắt lưới được chia. Để khắc phục
nhược điểm này, cần sử dụng ngôn ngữ lập trình để
đưa ra kết quả hoàn chỉnh hơn cho các hệ thống
ống dẫn phân nhánh phức tạp.
Các nghiên cứu trên cho thấy nước va pha âm
đã bị bỏ qua khitính toán hiện tượng nước va, tuy
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 155
nhiên để đề phòng nguy cơ ô nhiễm nước trên
mạng lưới đường ống cấp nước thì vấn đề này cần
phải xem xét cụ thể hơn.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Có điểm vỡ trên thành ống cấp nước và áp va
âm xuất hiện thì khả năng nước trong ống bị ô
nhiễm cũng không xảy ra nếu không tồn tại nguồn
ô nhiễm bên ngoài đường ống. Như vậy, nguy cơ
chất ô nhiễm xâm nhập vào HTPPN được đánh giá
theo khả năng xuất hiện của cả ba yếu tố cùng lúc
đó là (1) Điểm vỡ trên thành ống dẫn; (2) áp lực âm
trong ống cấp nước; (3) Tồn tại nguồn ô nhiễm bên
ngoài đường ống. Đây cũng là cơ sở để dự báo
nguy cơ và có biện pháp giảm thiểu nguy cơ ô
nhiễm nước sạch đảm bảo an toàn sức khỏe cho
người sử dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Besner, M., Prévost, M. and Regli, S. (2010) ‘Assessing the public health risk of microbial intrusion
events in distribution systems: Conceptual model , available data , and challenges’, 5. doi:
10.1016/j.watres.2010.10.035.
Bouaziz, M. a., Guidara, M. a., Schmitt, C., Hadj-Taïeb, E. and Azari, Z. (2014) ‘Water hammer
effects on a gray cast iron water network after adding pumps’, Engineering Failure Analysis.
Elsevier Ltd, 44, pp. 1–16. doi: 10.1016/j.engfailanal.2014.04.023.
Boyd, G. R., Asce, M., Wang, H., Britton, M. D., Howie, D. C., Asce, M., Wood, D. J., Funk, J. E.
and Friedman, M. J. (2004) ‘Intrusion within a Simulated Water Distribution System due to
Hydraulic Transients. II: Volumetric Method and Comparison of Results’, Environmental
Engineering, 130(July), pp. 778–783.
Bubbis, N. S. (1948) ‘Maintenance and Operating Problems of Winnipeg’, Journal American Water
Works Association, 41(5), pp. 429–436.
Dallali, M., Guidara, M. a., Bouaziz, M. a., Schmitt, C., Haj-Taieb, E. and Azari, Z. (2015)
‘Accuracy and security analysis of transient flows in relatively long pipelines’, Engineering
Failure Analysis. Elsevier Ltd, 51, pp. 69–82. doi: 10.1016/j.engfailanal.2015.03.001.
Dídia Covas;, Ivan Stoianov; João F.Mano;, Helena Ramos;, Graham Nigel; and Cedo Maksimovic
(2005) ‘The dynamic effect of pipe-wall viscoelasticity in hydraulic transients. Part II—
experimental analysis and creep characterization’, Journal of Hydraulic Research, 43, pp. 56–
70. doi: 10.1080/00221686.2004.9641221.
Harr, M. E. (1990) Groundwater and Seepage. NewYork: Dover publications,inc. Newyork.
Hrudey, S. E., Payment, P., Huck, P. M., Gillham, R. W. and Hrudey, E. J. (2003) ‘A fatal
waterborne disease epidemic in Walkerton, Ontario: comparison with other waterborne
outbreaks in the developed world’, Water science and technology, 2, pp. 7–14.
Jung, B. S., Karney, B. W., Boulos, P. F. and Wood, D. J. (2007) ‘The need for comprehensive
transient analysis of distribution systems’, Journal of American Water Works Association, 99(1),
pp. 112–123.
Karim, B. Y. M. R., Abbaszadegan, M. and Lechevallier, M. (2003) ‘pressure’, (90835).
Lindley, T. R. and Buchberger, S. G. (2001) ‘Assessing intrusion susceptibility in distribution
systems’, Journal / American Water Works Association, 94(6), pp. 66–69.
Mays, L. W. (1999) Water Distribution Systems Handbook. Edited by L. W. Mays. Arizona:
McGraw-Hill.
Payment, P., Richarcdson, L., Siemiatycki, J., Dewar, R., Edwardes, M. and Franco, E. (1991) ‘A
Randomized Trial to Evaluate the Risk of Gastrointestinal Disease due to Consumption of
Drinking Water Meeting Current Microbiological Standards’, American Journal of Public
Health, 81, pp. 703–708.
Reynolds, J. H. and Barrett, M. H. (2003) ‘A review of effects of sewer leakage on groundwater
quality’, Water and Environment Journal. Blackwell Publishing Ltd, 17(1), pp. 34–39. doi:
10.1111/j.1747-6593.2003.tb00428.x.
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 60 (3/2018) 156
Rezaei, H., Ryan, B. and Stoianov, I. (2015) ‘Pipe failure analysis and impact of dynamic hydraulic
conditions in water supply networks’, Procedia Engineering. Elsevier B.V., 119(1), pp. 253–262.
doi: 10.1016/j.proeng.2015.08.883.
Sadiq, R.; Rajani, B. B.; Kleiner, Y. (2004) ‘Probabilistic risk analysis of corrosion associated
failures in cast iron water mains’, NRC Publications Archive (NPArC), 86(Reliability
Engineering and System Safety), pp. 1–10.
Seica, M. V, Packer, J. A. and Asce, F. (2004) ‘Mechanical Properties and Strength of Aged Cast
Iron Water Pipes’, (February), pp. 69–77.
Thảo, P. T. P. (2010) Nghiên cứu, đánh giá các chủng virus Rota lưu hành tại Việt Nam từ năm
1998 đến nay. Đại học Quốc gia Hà Nội. Available at:
(378).pdf.
Wolf, L., Held, I., Eiswirth, M. and Hötzl, H. (2004) ‘Impact of leaky sewers on groundwater
quality’, Acta Hydrochimica et Hydrobiologica, 32(4–5), pp. 361–373. doi:
10.1002/aheh.200400538.
Wylie, E. B. and Streeter, V. L. (1977) Fluid Transients. Shepherdstown, WV, U.S.A: McGraw-
Hill.
Yamini, H. and Lence, B. (2010) ‘Probability of Failure Analysis due to Internal Corrosion in
Cast-Iron Pipes’, Journal of Infrastructure Systems. American Society of Civil Engineers, 16(1),
pp. 73–80. doi: 10.1061/(ASCE)1076-0342(2010)16:1(73).
Abstract:
RESEARCH REVIEW EVALUATION OF THE POTENTIAL CONTAMINANT
INTRUSION INTO THE WATER SUPPLY PIPE
Water contamination is not only caused by water resources but also by the water distribution
system,contaminants that exist in the soil environmentintrusion into the water environment through
crack on the pipe wall.Even if the distance between sewer pipes and water supply pipes is installed
to follow the standard, the risk of cross-contamination by contaminant in the leaking flow from the
sewage network to the water supply can still occur when the wall pipe have a defect and negative
pressure vaule in the pipe. Combined previous research results, analysis and assessing based on
three risk factors pipe failure, negative pressure in the water hammer negative phrase and
contaminant source fromthe waste water pipe, this paper will propose the solutions to evaluate the
risk of contaminant instrusion into water supply pipes is the content of this article.
Keywords: Contaminationof water supply, sewer pipes, water supply pipes, negative pressure
surge, contaminants, leakage.
Ngày nhận bài: 25/11/2017
Ngày chấp nhận đăng: 05/1/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36448_117826_1_pb_9834_2070333.pdf