Tổng quan pháp luật về luật sư - Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện

Thứ ba, quy định chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư. Theo quy định tại Điều 47 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư chỉ chấm dứt hoạt động trong 5 trường hợp, (1) tự chấm dứt hoạt động; (2) bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động; (3) tất cả thành viên bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư; (4) công ty bị hợp nhất, bị sát nhập; (5) trưởng văn phòng luật sư, giám đốc công ty luật TNHH một thành viên chết. Trong đó, tổ chức hành nghề luật sư bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động khi thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 17 Nghị định 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư. Tuy nhiên, trong quá trình thi hành, có những trường hợp tổ chức hành nghề luật sư mặc dù bị xử phạt hành chính nhiều lần vì vi phạm trong quá trình hành nghề như thay đổi trụ sở không thông báo, hợp đồng dịch vụ pháp lý không tuân thủ đầy đủ quy định tại Luật Luật sư, không mua bảo hiểm cho luật sư, hoạt động không đúng phạm vi hoạt động quy định trong Luật Luật sư hoặc bị xử phạt hành chính nhiều lần do vi phạm pháp luật khác. nhưng vẫn tồn tại, tiếp tục hoạt động do không rơi vào các trường hợp bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động. Điều này khiến cho việc xử phạt trở nên không hiệu quả, các tổ chức hành nghề luật sư tiếp tục vi phạm. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng cần mở rộng các trường hợp thu hồi giấy đăng ký hoạt động như đã bị xử phạt hành chính nhiều lần vì vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hoặc lĩnh vực khác; hoạt động không đúng phạm vi hoạt động Luật Luật sư đã quy định.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan pháp luật về luật sư - Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö” 11 TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ LUẬT SƯ - MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN Tống Thị Thanh Thanh1 Tóm tắt: Pháp luật về luật sư là một hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh về luật sư và hành nghề luật sư tại Việt Nam. Mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, hệ thống pháp luật luật sư ngày càng phát triển, góp phần phát triển đội ngũ luật sư cũng như nghề luật sư ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, thi hành, hệ thống pháp luật luật sư đã bộc lộ những hạn chế, thiếu sót cần sửa đổi, bổ sung như tiêu chuẩn điều kiện về luật sư, nghĩa vụ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư. Từ khóa: Pháp luật luật sư; tiêu chuẩn luật sư; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ luật sư. Nhận bài: 10/05/2018; Hoàn thành biên tập: 23/05/2018; Duyệt đăng: 26/07/2018. Abstract: the law on lawyer profession is a system of legal documents regulating lawyer and lawyer practicing in Vietnam.Though being amended, supplemented many times, the legal system of lawyer profession is more and more developed, contributing to the development of lawyer contingent as well as laywer profession in Vietnam.However, in the reality of application and enforcement, limitations, shortcomings to be amended, supplemented have been found in the legal system of lawyer profession such as standards, conditions of lawyer, compulsory re-training, termination of lawyer practicing organizations. Keywords: the law on lawyer profession, lawyer standards; retraining on lawyer profession. Date of receipt: 10/05/2018; Date of revision: 23/05/2018; Date of approval: 26/07/2018. 1. Tổng quan pháp luật về luật sư Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công đến trước năm 1987, mặc dù Hiến pháp đã ghi nhận quyền bào chữa của bị cáo nhưng pháp luật về luật sư chỉ được quy định chủ yếu dưới dạng các sắc lệnh, thông tư: Sắc lệnh 46/SL ngày 10/10/1945, Sắc lệnh 217/SL ngày 21/01/1946, Sắc lệnh 69/SL ngày 18/6/1949, Thông tư 691/QLTPK ngày 31/10/1983... Hệ thống pháp luật điều chỉnh về luật sư gần như không phát triển, ngoài một số sắc lệnh được ban hành trong thời gian từ 1946 đến 1949 quy định về luật sư, văn phòng luật sư còn các văn bản pháp luật ban hành sau này chủ yếu tập trung điều chỉnh về quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Đến năm 1980, khi Điều 133 Hiến pháp năm 1980 quy định: “Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và đương sự khác về mặt pháp lý” đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng một văn bản pháp luật về tổ chức luật sư ở Việt Nam. Cụ thể, Pháp lệnh Tổ chức luật sư được thông qua ngày 18/12/1987, đây là văn bản pháp luật tương đối hoàn chỉnh quy định về tổ chức và hoạt động luật sư, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong việc hình thành đội ngũ luật sư ở Việt Nam. Tuy nhiên, sau 04 năm thi hành, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Luật sư thay thế cho Pháp lệnh Tổ chức luật sư. Pháp lệnh mới quy định về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư bao gồm: điều kiện hành nghề luật sư, hình thức tổ chức hành nghề luật sư, thù lao luật sư, quản lý hành nghề luật sư, khen thưởng, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư. Việc ban hành Pháp lệnh thay thế là bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện 1 Thạc sỹ, Trưởng bộ môn Luật sư và nghề luật sư, Học viện Tư pháp NGHIEÂN CÖÙU - TRAO ÑOÅI NGHIEÂN CÖÙU TRAO ÑOÅI 12 thể chế luật sư ở nước ta, đưa chế định luật sư của nước ta xích gần với thông lệ quốc tế. Đến năm 2006, trước yêu cầu của tình hình mới, đặc biệt là quyết tâm của Việt Nam trong việc sớm gia nhập WTO, thì việc ban hành Luật Luật sư, một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao, điều chỉnh thống nhất về hành nghề luật sư của luật sư Việt Nam và luật sư nước ngoài tại Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết. Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Luật sư. Luật Luật sư năm 2006 gồm 9 chương, 94 điều và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Sau khi Luật Luật sư năm 2006 có hiệu lực, một loạt các văn bản hướng dẫn thi hành được cơ quan chức năng ban hành như: Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26/2/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật Luật sư; Nghị định số 131/2008/NĐ- CP ngày 31/12/2008 hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; Nghị định 77/2008/NĐ- CP ngày 16/07/2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật; Thông tư 02/2007/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 25/4/2007 về việc hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư; Thông tư 21/2010/TT-BTP ngày 01/12/2010 về Quy chế tập sự hành nghề luật sư; Thông tư 17/2011/TT-BTP ngày 14/10/2011 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn một số quy định của Luật Luật sư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư, Nghị định hướng dẫn và thi hành các quy định của Luật Luật sư về tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; Thông tư 02/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí trong lĩnh vực hoạt động hành nghề luật sư tại Việt NamCó thể nói, trong 5 năm (từ 2007 đến 2012), hệ thống pháp luật luật sư đã có sự phát triển vượt bậc, pháp luật luật sư thực sự đã đi vào cuộc sống và mang lại nhiều kết quả đem lại những thay đổi rất lớn cho nghề luật sư ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển đột biến về số lượng luật sư và tổ chức hành nghề luật sư đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, hạn chế, một số quy định của Luật Luật sư và văn bản hướng dẫn đã không còn phù hợp với thực tiễn. Một số quy định của Luật Luật sư còn chưa phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, còn thiếu quy định thu hút luật sư nước ngoài, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài có kinh nghiệm, uy tín vào Việt Nam. Trước yêu cầu thực tiễn của hoạt động luật sư và đê ̉tiếp tục thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020, tạo cơ sở pháp lý vững chắc nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động luật sư, đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của công cuộc cải cách pháp luật, cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 20/11/2012 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2013. 2. Một số bất cập, hạn chế của pháp luật về luật sư hiện nay và kiến nghị hoàn thiện Sau hơn 5 năm thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư và các văn bản hướng dẫn thi hành, bên cạnh những điểm thành công, pháp luật luật sư cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện, tình hình phát triển của kinh tế, xã hội hiện nay. Thứ nhất, quy định về điều kiện, tiêu chuẩn trở thành luật sư; cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư. Theo quy định của pháp luật luật sư, công dân Việt Nam có tiêu chuẩn trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö” 13 đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề thì có thể trở thành luật sư. Trong một số trường hợp đặc biệt như công chức, viên chức... bị buộc thôi việc, người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư, ngoài việc có đủ tiêu chuẩn trên thì sau 3 năm kể từ ngày bị buộc thôi việc, bị thu hồi chứng chỉ hành nghề mới có thể trở thành luật sư. Ngoài ra, những người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc cũng không thể trở thành luật sư. Tuy nhiên, khi áp dụng quy định về tiêu chuẩn luật sư, có nhiều ý kiến cho rằng, quy định quá chung chung, không rõ ràng khiến việc áp dụng vừa dễ vừa khó. Trên thực tế, một số cá nhân mặc dù có tiền sự, đã bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực tư pháp, trật tự an toàn xã hội... vẫn có thể trở thành luật sư. Bởi vì theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư thì hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề luật sư chỉ cần đơn đề nghị, phiếu lý lịch tư pháp, giấy chứng nhận sức khỏe, bản sao bằng cử nhân luật hoặc bản sao bằng thạc sỹ luật, bản sao giấy chứng nhận kết quả tập sự hành nghề luật sư. Vì vậy, chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp xác định không có tiền án có nghĩa người đó đã tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và đồng nghĩa cũng có phẩm chất đạo đức tốt. Ngoài ra, chính khoản 1 Điều 17 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư quy định có bản sao bằng thạc sỹ luật cũng dẫn đến có ý kiến có bằng cử nhân luật hoặc bằng thạc sỹ luật đều được. Để tránh có sự hiểu không đúng và tạo sự thống nhất, đề nghị bỏ quy định bản sao bằng thạc sỹ luật trong quy định khoản 1 Điều 17 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư. Bên cạnh đó, pháp luật luật sư cho phép các công chức, viên chức nhà nước bị buộc thôi việc có thể trở thành luật sư sau 3 năm khiến cho xã hội nhìn nhận về nghề luật sư chưa đúng khi mà nghề luật sư còn đang non trẻ, đang cố gắng tạo dựng uy tín, ảnh hưởng trong xã hội. Nếu một công chức hoạt động trong ngành tư pháp như thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên... bị buộc thôi việc vì hành vi nhũng nhiễu, nhận hối lộ, bức cung, nhục hình hay vì không đủ năng lực chuyên môn... mà lại trở thành luật sư thì chất lượng, đạo đức của nghề luật sư sẽ ra sao. Ngoài ra, chính Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức cũng quy định không chấp nhận trường hợp bị buộc thôi việc được tuyển dụng trở lại. Phải chăng luật sư là một nghề tự do, nghề bổ trợ tư pháp nên tiêu chuẩn cũng cần phải thấp hơn, dễ hơn so với công chức, viên chức nhà nước, người tiến hành tố tụng. Về cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư, điểm a khoản 3 Điều 19 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Luật sư cho phép cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư đối với người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư sau thời hạn 3 năm là không hợp lý. Việc xóa tên khỏi danh sách Đoàn luật sư là hình thức kỷ luật nghiêm khắc nhất, áp dụng trong những trường hợp luật sư sai phạm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề luật sư. Vậy mà sau 3 năm không cần phải thay đổi hay khắc phục gì họ có quyền quay lại hành nghề, điều này, khiến cho tình trạng luật sư vi phạm pháp luật luật sư, đạo đức và ứng xử nghề luật sư ngày càng tăng, tính răn đe, phòng ngừa của chế tài trong pháp luật luật sư còn thấp. Tiêu chuẩn luật sư cũng là một trong các căn cứ để xem xét không cấp, thu hồi hoặc cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư chính vì vậy cần thiết phải có quy định hướng dẫn cụ thể về các tiêu chuẩn luật sư để việc áp dụng được thống nhất, minh bạch cũng như đảm bảo đầu vào đội ngũ luật sư không chỉ đảm bảo về chuyên môn mà còn đảm bảo cả về phẩm chất đạo đức. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 14 Thứ hai, quy định về nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư. Để hướng dẫn cụ thể về nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 10/2014/TT- BTP ngày 07/04/2014 (Thông tư 10/2014/TT – BTP). Tuy nhiên, sau gần 04 năm thi hành, nhận thấy việc tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư được thực hiện chưa nghiêm, tình trạng luật sư không tham gia, tham gia không đủ thời gian còn tồn tại; việc miễn, giảm còn tùy tiện; việc xử lý vi phạm chưa nhiều... Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên, đó là quy định pháp luật chưa phù hợp, khó áp dụng. Cụ thể: Mặc dù pháp luật cho phép các tổ chức hành nghề luật sư tổ chức các lớp bồi dưỡng, tuy nhiên, việc tổ chức phải có ý kiến thống nhất của Liên đoàn Luật sư Việt Nam về nội dung chương trình, tài liệu, kế hoạch và Bộ Tư pháp cho ý kiến, xem xét khi bồi dưỡng về kỹ năng hành nghề luật sư chuyên sâu, quản trị tổ chức hành nghề, đạo đức và ứng xử luật sư. Quy định trên là chưa hợp lý vì thành viên các ban chuyên môn của Liên đoàn là kiêm nhiệm và không hoạt động thường xuyên. Ngoài ra, khoảng cách địa lý là rào cản đối với tổ chức hành nghề luật sư ở các địa phương. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng để khuyến khích, thu hút các tổ chức, cơ sở tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho luật sư nên quy định Đoàn luật sư có trách nhiệm thẩm định chương trình đối với các tổ chức hành nghề do Đoàn luật sư quản lý và báo cáo Sở Tư pháp. Hoạt động bồi dưỡng kỹ năng chuyên sâu... không cần có ý kiến, xem xét của Bộ Tư pháp. Đoàn luật sư và Liên đoàn luật sư Việt Nam, hàng năm có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo và chịu trách nhiệm về nội dung chương trình bồi dưỡng trước cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp. Hiện nay, theo quy định của Thông tư 10/2014/TT-BTP, hàng năm các luật sư có nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ với thời lượng 16h làm việc. Việc tổ chức các lớp bồi dưỡng hiện nay chủ yếu do các Đoàn luật sư tổ chức, tuy nhiên, năng lực quản lý, tổ chức của các Đoàn luật sư còn hạn chế, không đồng đều dẫn đến có tình trạng Đoàn luật sư không tổ chức đủ lớp bồi dưỡng để thành viên tham gia. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng, thời lượng 16h/1 năm nên cân nhắc theo hướng giảm xuống còn 8h/1 năm, tạo điều kiện để luật sư hoàn thành nghĩa vụ của mình. Về hình thức thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng được quy định tại Điều 10 Thông tư 10/2014/TT-BTP chủ yếu tập trung vào tham gia lớp bồi dưỡng và tham gia giảng dạy cho các lớp bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp luật sư hoặc tham gia khóa đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài. Chúng tôi cho rằng, cần phải mở rộng hình thức thực hiện nghĩa vụ, khuyến khích các luật sư nâng cao trình độ như tham gia, viết bài, trình bày ý kiến tham luận tại các hội thảo khoa học của các tổ chức, cơ sở đào tạo về nghề luật sư, của cơ quan nhà nước... Tham gia viết các bài báo, các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến kỹ năng hành nghề, pháp luật, đạo đức và ứng xử luật sư.. Về tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ bồi dưỡng (Điều 9 Thông tư 10/2014/TT-BTP): Đối với trường hợp bị bệnh đang điều trị dài ngày tại cơ sở y tế, đang tham gia các chương trình đào tạo ở nước ngoài đề nghị không quy định thời hạn là 1 năm mà nên quy định đến khi khỏi bệnh hoặc kết thúc khóa học thì phù hợp hơn. Thứ ba, quy định chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư. Theo quy định tại Điều 47 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư chỉ chấm dứt hoạt động trong 5 trường hợp, (1) tự chấm dứt hoạt động; (2) bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động; (3) tất cả thành viên bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư; (4) công ty bị hợp nhất, bị sát nhập; (5) trưởng văn phòng luật sư, giám đốc công ty luật TNHH một thành viên chết. Soá chuyeân ñeà “Luaät sö vaø ñaïo ñöùc ngheà luaät sö” 15 Trong đó, tổ chức hành nghề luật sư bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động khi thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 17 Nghị định 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư. Tuy nhiên, trong quá trình thi hành, có những trường hợp tổ chức hành nghề luật sư mặc dù bị xử phạt hành chính nhiều lần vì vi phạm trong quá trình hành nghề như thay đổi trụ sở không thông báo, hợp đồng dịch vụ pháp lý không tuân thủ đầy đủ quy định tại Luật Luật sư, không mua bảo hiểm cho luật sư, hoạt động không đúng phạm vi hoạt động quy định trong Luật Luật sư hoặc bị xử phạt hành chính nhiều lần do vi phạm pháp luật khác... nhưng vẫn tồn tại, tiếp tục hoạt động do không rơi vào các trường hợp bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động. Điều này khiến cho việc xử phạt trở nên không hiệu quả, các tổ chức hành nghề luật sư tiếp tục vi phạm. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng cần mở rộng các trường hợp thu hồi giấy đăng ký hoạt động như đã bị xử phạt hành chính nhiều lần vì vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hoặc lĩnh vực khác; hoạt động không đúng phạm vi hoạt động Luật Luật sư đã quy định... Thứ tư, một số quy định khác Ngoài những vấn đề nêu trên, trong quá trình thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư, chúng tôi nhận thấy, một số quy định cần quy định, hướng dẫn cụ thể như một số quy định về các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 9); bí mật thông tin (Điều 25); trường hợp bất khả kháng (khoản 3 Điều 24)... Ngoài ra, Điều 27 cần sửa đổi, bổ sung phù hợp với các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Trên đây là một số ý kiến nghiên cứu, trao đổi nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về luật sư nói riêng và nghề luật sư nói chung./. Hệ thống thông tin điện tử, hiện nay Học viện đã xây dựng cổng thông tin điện tử, giúp học viên có thể tra cứu văn bản pháp luật, tài liệu, hồ sơ tình huống, giáo trình điện tử phục vụ cho quá trình nghiên cứu, trao đổi và học tập. Tuy nhiên hệ thống này cần thiết phải được nâng cấp đường truyền để giúp cho người học dễ dàng truy cập thông tin phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu. Phần mềm quản lý đào tạo, đây là phương tiện quản lý đào tạo tiên tiến và cần thiết khi Học viện triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Hiện nay, Học viện Tư pháp mới chỉ đang trong giai đoạn xây dựng hệ thống phần mềm thông minh này. Thời gian tới, Học viện Tư pháp cần đẩy mạnh việc xây dựng, tiến tới chạy thử và áp dụng phần mềm quản lý đào tạo. Việc áp dụng phần mềm vào hoạt động đào tạo sẽ rất hữu ích, đảm bảo tính chính xác cho các công tác phụ trợ liên quan đến hoạt động giảng dạy. Tất cả các giải pháp trên cần được thực hiện một cách đồng bộ để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo luật sư đáp ứng yêu cầu chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020./. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LUẬT SƯ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP (Tiếp theo trang 10)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftong_quan_phap_luat_ve_luat_su_mot_so_bat_cap_va_kien_nghi_h.pdf
Tài liệu liên quan