Tổng quan về chất thải nguy hại

LỜI NÓI ĐẦU Môi trường là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết với mỗi con người và mỗi quốc gia. Nó là nền tảng của sự tồn tại và phát triển bền vững của xã hội, bất cứ hoạt động gì của con người cũng diến ra trong môi trường và vì thế nó có những tác động nhất định tới môi trường. Hiện nay với sự bùng nổ dân số trên toàn cầu và tốc độ công nghiệp hóa cao đã gây ra những tổn thất to lớn cho môi trường. Những tốn thất này đang là mối đe dọa cho toàn nhân loại. Chính vì vậy một trong những vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay là những biện pháp bảo vệ hiệu quả nhất cho môi trường của trái đất. Việt Nam cũng không tránh khỏi những vấn đề nan giải về môi trường. Trong đó, vấn đề quản lí chất thải nguy hại là một vấn đề bức thiết, đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp giải quyết. Do vậy, chúng ta cần tìm hiểu về chất thải nguy hại để từ đó tìm cách hạn chế các ảnh hưởng của chúng đến môi trường và con người. Đó cũng là lí do nhóm chúng em chon đề tài “Tổng quan về chất thải nguy hại”.Qua đề tài này, nhóm muốn tìm hiểu về chất thải nguy hại và các ảnh hưởng của chúng đến môi trường sống và con người. Từ đó, có thể tìm ra những biện pháp thu gom và xử lí các chất thải nguy hại nhằm hạn chế các ảnh hưởng của chúng. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI 7 1.1 Một số khái niệm về chất thải nguy hại: 7 1.1.1 Một số khái niệm 7 1.1.2. Định nghĩa chất thải nguy hại 9 1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại: 10 1.3. Ảnh hưởng của chất thải nguy hại: 18 1.3.1. Cơ chế tác động của chất thải nguy hại: 18 1.3.2. Ảnh hưởng của chất thải nguy hại: 18 1.3.3.Ảnh hưởng đến môi trường: 19 1.3.4. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng: 23 CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI 25 2.1. Tổng quan về hệ thống quản lí chất thải nguy hại: 25 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của quản lý chất thải nguy hại: 25 2.1.2 Các thành phần của hệ thống quản lý chất thải nguy hại: 30 2.1.3. Quy trình quản lý kiểm soát chất thải nguy hại: 34 2.2. Một số cở sở pháp lý liên quan đến quản lý chất thải nguy hại: 37 2.3. Hệ thống quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam: 40 2.3.1. Xây dựng lò đốt chất thải nguy hại 42 2.3.2. Xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn nguy hại 43 2.3.3. Xây dựng các quy định về chất thải nguy hại 44 2.3.4. Củng cố khả năng giảm thiểu, tái sử dụng, phân loại và tồn trữ chất thải nguy hại. 44 2.3.5. Tăng cường nhận thức về quản lý chất thải nguy hại 46 2.4. Các định hướng đặt ra nhằm tăng cường cho công quản lý chất thải nguy hại nói chung ở Việt Nam trong những năm tới: 46 CHƯƠNG 3: THỐNG KÊ HIỆN TRANG CỦA CÁC CHẤT HỮU CƠ BỀN (POPS) VÀ ĐỀ RA CHIẾN LƯỢC GIẢM THIỂU KHẢ NĂNG PHÁT TÁN POPS RA MÔI TRƯỜNG 50 3.1.Tổng quan về POPS 50 3.2. Thống kê hiện trạng của các hợp chất POPs và đề ra chiến lược giảm thiểu khả năng phát tán POPs ra môi trường ở Việt Nam 52 Tài liệu tham khảo 57 (Tiểu luận dài 57 trang)

doc57 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2927 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về chất thải nguy hại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phố Woburn bang Massachuseltts (Mỹ)…Hay các tường hợp về rò rỉ hóa chất độc hại (hóa chất MIC tại nhà máy thuốc trừ sâu Carbide tại Bhopal Ấn Độ), cháy nổ các nhà máy hóa chất (vụ cháy công ty hóa chất Sandoz-Đức)…đã gây ra các vụ nhiễm độc cho người dân trong khu vực và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. -Từ những thực tế như vậy, trên thế giới các quốc gia đặc biệt là các nước tiên tiến như ở châu Âu, Mỹ, nhật, Úc,…ngày càng hoàn thiện bộ Luật bảo vệ môi trường của mình, và trong đó các quy chế quản lý các chất thải nguy hại là các thành phần không thể thiếu trong bộ luật. Mặc dù còn nhiều khác biệt trong nội dung các điều khoản của các bộ luật giữa những quốc gia khác nhau (ví dụ như định nghĩa chất thải nguy hại, tầm quan trọng và sự cần thiết phải quản lý từng loại, trách nhiệm của từng chue thể tham gia vào việc quản lý chất thải,…), nhưng nhìn chung các bộ luật đã chỉ rõ mối quan tâm của nhà nước đối với công tác quản lý chất thải nguy hại. Vượt ra ngoài biên giới quốc gia, những coog ước quốc tế có liên quan đến việc quản lý chất thải nguy hại đã lần lượt ra đời, nói lên được sự cảnh báo cùng các mối quan tâm sâu sắc của toàn nhân loại đối với các chất thải nguy hiểm đang tồn tại và đe dọa cuộc sống xung quanh chúng ta, và cần phải có sự phối hợp hành động của nhiều quốc gia trong việc quản lý các chất thải nguy hiểm này. -Tại Việt Nam, theo các con số ước tính về lượng chất thải rắn nguy hại cho thấy cả nước một năm thải vào môi trường khoảng gần 150000 tấn, riêng thành phố Hồ Chí Minh –một trung tâm công nghiệp lớn của cả nước, số lượng chất thải ra chiếm trên 40% trên tổng số. Do là một trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước, lượng chất thải nguy hại của thành phố ngày một gia tăng và theo như số liệu thống kê của dự án “Quy hoạch tổng thể về chất thải nguy hại”, số lượng chất thải nguy hại (bao gồm cả chất thải nguy hại trong rác sinh hoạt) theo ước tính cho riêng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2012 lượng chất thải nguy hại thải ra một năm lên đến 321000 tấn/năm. Điểm qua số liệu cho thấy nước ta đã, đang và sẽ phải đối đầu với một nguy cơ rất lớn về chất thải nguy hại. Sự gia tăng vượt bậc này nhìn chung là hệ quả tất yếu khi phát triển công nghiệp, kèm theo đó là các vấn đề về nhận thức của nhà sản xuất, người dân cộng với một khung về pháp lý-luật và các tiêu chuẩn liên quan đến chất thải nguy hại chưa hoàn chỉnh dẫn đến còn thiếu nhiều vấn đề cần quan tâm và giải quyết. Bên cạnh đó, hiện nay nước ta cũng đang phải đói mặt với các vấn đè liên quan dến nhiễm độc chất độc hại do di tích của chiến tranh, và các tình hình buôn lậu các hàng háo vật phẩm liên quan đến chất độc hại. Các vụ nhiễm độc theo quy mô lớn hiện nay chưa được thống kê đầy đủ, tuy nhiên có thể thấy một số vụ đã được ghi nhận trong báo An ninh thế giới số 58(292), 59(293) ngày 15 và 22 tháng 8/2002 về nhiễm độc DDT, 666 và nhiễm độc CO2, vụ ngộ độc hóa chất do quân đội Mỹ sử dụng (Ochlorobenzylidemalononitride-C10H5N2Cl) tại Đắc Lắc (theo báo Sài Gòn giải phóng-2000), hay cá vụ ngộ độc thực phẩm do sử dụng màu thực phẩm, thuốc bảo quản hay thuốc bảo vệ thực vật… Vấn đề quản lý chất thải nói chung và quản lý chất thải nguy hại nói riêng hiện tại ở Việt Nam là vấn đề rất nhạy cảm. Bởi vì chất thải sinh ra ngày càng nhiều, trong đó lượng chất thải nguy hại là đáng kể. Các hóa chất độc hại tồn lưu trong chiến tranh, các loại thuốc bảo vệ thực vật không còn giá trị sử dụng hiện còn tồn đọng khá nhiều bắt buộc chúng ta phải xử lý, trong khi đó năng lực quản lý chất thải nguy hại nói chung và xử lý chất thải nguy hại nói riêng của chúng ta còn quá yếu. Ngoài ra, chúng ta còn thiếu những văn bản cần thiết về mặt pháp luật và chính sách. Chúng ta cần có thêm nhiều những văn bản cụ thể hơn nữa cho từng khâu trong quản lý chất thải nguy hại, từ việc phân loại tại nguồn, thu gom, lưu trữ,vận chuyển, tái sử dụng, tái chế cho khâu xử lý cuối cùng. Mặt khác chúng ta chưa có tiêu chuẩn cụ thể để xác định thế nào là chất thải nguy hại, vấn đề này rất quan trọng bởi vì chi phí cho xử lý chất thải nguy hại tốn kém hơn nhiều so với xử lý chất thải thông thường, cho nên phải xác định một cáh chính xác chất thải nguy hại để xử lý. Trong tiêu chuẩn về chất thải nguy hại, nồng độ của chất thải nguy hại giữ vai trò then chốt, nếu quy định nồng độ quá thấp, thì có khi gây thiệt hại lớn về kinh tế, ngược lại nếu nồng độ quá cao thì sẽ bỏ lọt nhiều loại chất thải nguy hại không được xử lý theo yêu cầu và sẽ là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Về mặt cơ chế, chính sách, chúng ta hoàn toàn chưa có gì cụ thể để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, tham gia vào việc xử lý chất thải nguy hại. Hiện nay, chôn lấp là công nghệ được áp dụng phổ biên ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, bởi vì được coi là rẻ tiền nhất. Thông thường trước khi đem chôn lấp, chất thải nguy hại phải trải qua khâu xử lý trung gian, như đóng đóng thành bánh để giảm thể và cô lâp các hành phần nguy hại không cho phát tán một cách dễ dàng ra xung quanh, hoặc thiêu đốt trước khi đem chôn lấp, hoặc khử trùng, khử độc trước khi chôn lấp, cũng có thể kết hợp hai hoặc tất cả các khâu này. Tuy nhiên, chôn lấp vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường về sau, mặt khác, khi quỹ đất trở nên hiếm thì sẽ không còn kinh tế nữa. Còn về thiêu đốt, hiện tại trên thế giới cơ 2 loại chính: thiêu đốt bằng lò chuyên dụng (lò chỉ để đốt chất thải) và thiêu đốt bằng lò xi măng. Thiêu đốt bằng lò xi măng được xem là ưu việt hơn vì tận dụng được nguồn nguyên liệu và xử lý môi trường triệt để hơn. Nhưng không phải lò xi măng nào cũng thích hợp. Lò phù hợp là lò vừa đảm bảo xử lý triệt để về môi trường đặc biệt là khí thải, vừa đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng xi măng. Hiện tại, ở Việt Nam có một số nhà máy xi măng có thể được lựa chọn phù hợp, như nhà máy xi măng Hoclim ở Kiên Giang, nhà máy xi măng Nghi Sơn ở Thanh Hóa. Tuy nhiên, chôn lấp hay thiêu đốt mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm đáng lưu ý. Bởi vậy, tùy từng nơi, từng lúc mà lựa chọn áp dụng cho phù hợp trên cơ sở cân nhắc các yếu tố về công nghệ, kỹ thuật, kinh tế, xã hội và các yêu cầu đặt ra về bảo vệ môi trường ở từng địa phương. Các nội dung chính của chính sách quản lý chất thải rắn của Việt Nam giai đoạn 2001-2011: -Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy phạm về chất thải nguy hại, tạo cơ sở pháp lý để kiểm soát chúng. -Tiến hành kiểm kê và đăng kí chất thải nguy hại đối với mọi ngành sản xuất có phát sinh chất thải nguy hại. -Chính sách cưỡng chế kết hợp với khuyến khích ddeerr giảm thiểu chất thải nguy hại từ nguồn phát sinh. -Chính sách ưu tiên đầu tư trang thiết bị thu gom, vận chuyển, xử lý và thải bỏ chất thải nguy hại. -Thực hiện Công ước Basel cấm nhập khẩu và xuất khẩu hoặc vân chuyển chất thải nguy hại qua biên giới theo đúng các điều khoản của Công ước. -Tăng cường nhân lực và thiết bị quan trắc, phân tích chất thải nguy hại đối với các cơ quan quản lý, các trung tâm hay viện nghiên cứu khoa học làm nhiệm vụ kiểm soát chất thải nguy hại. -Tăng cường công tác truyền thông và phổ cập thông tin đối với tất cả các cán bộ quản lý môi trường, đối với tất cả các nhà máy sản xuất về hóa chất độc hại và chất thải nguy hại, phương pháp phòng tránh tác hại của chất thải nguy hại. Nâng cao nhận thức cho mọi người để thực hiện tốt pháp luật, các tiêu chuẩn và các quy chế quản lý chất thải nguy hại. 2.1.2 Các thành phần của hệ thống quản lý chất thải nguy hại: Một hệ thống quản lý chất thải nguy hại thành công phải bao gồm 4 thành phần cơ bản như trình bày trong hình sau: Thiết bị Luật pháp Dịch vụ trợ giúp Cưỡng chế Thiết bị Luật pháp Dịch vụ trợ giúp Cưỡng chế Các thành phần cơ bản và sự tương quan giũa các thành phần trong một hệ thống quản lý chất thải nguy hại -Luật pháp (pháp lý): đây là phần cơ bản quan trọng, là nền tảng quan trọng chi phối các thành phấn còn lại. -Triển khai và cưỡng chế: nếu chỉ có bộ khung pháp lý cho việc quản lý chất thải nguy hại không thì chưa đủ mà cần phải có các quy chế, hướng dẫn và quy định thực hiện ban hành kèm.Trong khi triển khai thì cần phải có các giải pháp cưỡng chế thi hành luật trước khi có các biện pháp kiểm soát cụ thể nào đó. -Thiết bị (phương tiện): là các phương tiên, thiết bị cần thiết, phù hợp để có thể quản lý chất thải nguy hại. -Dịch vụ trợ giúp: muốn kiểm soát chất thải nguy hại hiêụ quả cần phải có một cơ sở hạ tầng về mặt kỹ thuật tốt. Cần phải có một năng lực nhất định về phòng thí nghiệm, các thông tin kỹ tuật và tư vấn, các kế hoạch đào tạo để cung cấp… Qua sơ đồ trên và ý nghĩa của các thành phần một cách tổng quát có thể thấy rằng hệ thống quản lý chất thải nguy hại là sự tổ hợp của các nhân tố với nhau và hình thành nên một hình thành nên một hệ thống bao gồm 2 phần chính: hệ thống quản lý hành chánh pháp luật và một hệ thống kỹ thuật hỗ trợ. Nhìn chung tương tự như quản lý chất thải rắn, có thể phân chia hệ thống quản lý chất thải nguy hại thành một hệ thống quản lý hành chánh pháp luật và một hệ thống kỹ thuật hỗ trợ. Hai hệ thống này luôn bổ sung và hỗ trợ nhau trong việc quản lý chất thải nguy hại. Tùy thuộc vào khoa học kỹ thuật, kinh tế và xã hội mà hệ thống quản lý hành chính là tiền đề cho sự phát triển của hệ thống quản lý kỹ thuật hay ngược lại. Nhìn chung mối quan hệ của 2 hệ thống này là quan hệ hỗ tương và liên kết chặt chẽ với nhau. Hệ thống quản lý hành chính chất thải nguy hại: Hệ thống quản lý hành chính chất thải nguy hại bao gồm các công tác về hoạch định chính sách, kế hoạch chiến lược trong công tác quản lý, hoạch định các chương trình giáo dục, giảm thiểu chất thải nguy hại, quản lý các văn bản giấy tờ liên quan đến loại hình thải, chủ thải, vận chuyển, lưu trữ và xử lý…Tóm lại một yêu cầu quan trọng đối với hệ thống này là quản lý chặt chẽ được lượng chất thải nguy hại từ nới phát sinh đến công đoạn xử lý sau cùng phải đảm bảo phù hợp với cơ chế quản lý chung của nhà nước và các văn bản quy chế pháp luật. Ngoài ra trong một phạm vi nhỏ (áp dụng cho chủ thải), thì việc quản lý cũng bao gồm các công tác triển khai những chương trình giảm thiểu, kê khai các văn bản giấy tờ liên quan đến chất thải nguy hại theo quy định, phân loại, dán nhãn chất thải như qui định và xây dựng các chương trình ứng cứu khi có sự cố xảy ra. Hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải nguy hại: Trong một hệ thống quản lý kỹ thật chất thải nguy hại, nhất là hệ thống cấn áp dụng cho Việt Nam, cũng phải bao gồm các khâu liên quan từ nguồn phát sinh đến các kỹ thuật xử lý sau cùng. Về cơ bản có thể chia hệ thống quản lý thành 5 giai đoạn (GĐ) như được biểu diễn trong hình 4.2, trong đó: -GĐ 1: là giai đoạn phát sinh chất thải từ các nguồn, trong phấn này để giảm lượng thải doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp giảm thiểu tại nguồn khác nhau. -GĐ 2: là giai đoạn bao gồm các công tác thu gom và vận chuyển trong nội vi công ty và vận chuyển ra ngoài. -GĐ 3: là giai đoạn bao gồm các công tác xử lý thu hồi. -GĐ 4: là giai đoạn vận chuyển cặn, tro sau xử lý. -GĐ 5: là giai đoạn chôn lấp chất thải. Trong sơ đồ nêu trên mỗi công đoạn có một chức năng, nhiệm vụ và các vấn đề liên quan khác nhau nhìn chung có các khâu chính cần quan tâm là: giảm thiểu tại nguồn, lưu trữ, vận chuyển và xử lý thu hồi. -Giảm thiểu taị nguồn: đây là khâu hết sức quan trọng nó ảnh hưởng đến lượng chất thải và nồng độ chất ô nhiễm sinh ra cũng như quyết định đén hiệu quả kinh tế của một quy trình sản xuất. -Phân loại, thu gom và lưu trữ tại nguồn: đây là khâu có ý nghĩa rất lớn ảnh hưởng đến công nghệ xử lý sau này, cũng như an toàn trong vận chuyển và lưu trữ. Việc phân loại, ghi chú thông tin về chất thải và dán nhãn hợp lý chất thải là hết sức cần thiết cho khâu thu gom và lưu trữ. Việc thu gom và lưu trữ nên đảm bảo việc tách loại chất thải tránh trường hợp các loại chất thải có thể tương thích với nhau Gây cháy nổ, phản ứng và sinh khí độc hại. Thiêt bị lưu trữ chất thải cũng nên lựa chọn các vật liệu để tránh sự rò rỉ của chất thải nguy hại vào môi trường. Một vấn đề cũng cần quan tâm trong thu gom và lưu trữ là thời gian lưu trữ do sự thay đổi của chất thải và các vấn đề an toàn. Nguồn phát sinh CTNH A Nguồn phát sinh CTNH B Nguồn phát sinh CTNH C Nguồn phát sinh CTNH D Nguồn phát sinh CTNH E Trạm trung chuyển CTNH (kho lưu giữ) Tập kết CTNH từ nguồn CTNH phù hợp cho xử lý hóa-lý/ sinh học CTNH phù hợp cho chôn lấp trực tiếp CTNH phù hợp cho xử lý nhiệt Khu xử lý hóa lý, sinh học Thải bỏ chất thải không nguy hại Cặn rắn nguy hại Khu xử lý hóa lý, sinh học Cặn tro và xỉ nguy hại Thải bỏ chất thải không nguy hại Bãi chôn lấp CTNH GĐ 1 GĐ 2 GĐ 3 GĐ 4 GĐ 5 Sơ đồ xử lý và quản lý chất thải nguy hại -Vận chuyển: để đảm bảo vấn đề an toàn và tránh những sự cố có thể xảy ra trong quá trình chuyên chở, các công tác trong công đoạn này cũng cần hết sức chú ý. Các công tác trong giai đoạn này chủ yếu bao gồm như sau: kiểm tra các ghi chú về chất thải trên nhãn và dán nhãn hợp lý cho chất thải, sử dụng đúng loại thùng để chuyên chở, điền vào các biên bản quản lý chất thải nguy hại…Ngoài ra, còn phải xây dựng và thực hiện các chương trình ứng cứu khi có sự cố xảy ra . Trong đó các công tác dán nhãn chất thải và kiểm tra các thông tin cần thiết trên nhãn là công tác hết sức nghiêm trọng. Công tác này góp phần cho việc truy cứu và lựa chọn phương án ứng cứu thích hợp khi có sự cố xảy ra, cũng như cung cấp thông tin cần thiết cho việc lựa chọn phương án xử lý thích hợp. -Xử lý: công đoạn xử lý có thể bao gồm tất cả các kỹ thuật hóa học, hóa lý, sinh học, chôn lấp…Công đoạn này có ảnh hươngr giàn tiếp đến tính kinh tế kỹ thuật của nhà máy phát sinh chất thải nguy hại, cũng như có thể gây ra các tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng, cũng như môi trường nếu biện pháp xử lý lựa chọn là không hợp lý. 2.1.3. Quy trình quản lý kiểm soát chất thải nguy hại: Theo t.t.Tanh và N.K.Kinh, 2002, thì việc kiểm soát có hiệu quả là quá trình phát sinh, lưu giữ, xử ly, tái chế và tái sử dụng, chuyên chở, thu hồi và chôn lấp các chất thải nguy hại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nhằm bảo vệu môi trường, cũng như quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững. Do chất thải nguy hại có thể tồn lưu những dộc tính trong một thời gian dài, có khi hàng thế kỷ, nên cần sớm giảm thiểu lượng chất thải nguy hại được thải bỏ. Việc giảm thiểu lượng chất thải nguy hại có thể được thực hiện thông qua các biện pháp giảm lượng chất thải phát sinh tại nguồn, xử lý, tái chế, hoặc tái sử dụng chất thải. Cần phải xử lý chất thải trước khi thải bỏ nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng của chúng tới môi trường. Việc xử lý này có thể được thực hiện theo các phương pháp: xử lý cơ học, phân hủy nhiệt hoặc phương pháp hóa-lý-sinh học. Chất thải nguy hại sau khi xử lý sẽ được thải bỏ. Bước này sẽ được thực hiện bằng phương pháp chôn lấp an toàn. Cũng theo 2 tác giả trên thì hệ thống kiểm soát hóa chất và chất thải nguy hại được nêu tổng quan trong hình: HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Vận chuyển chất thải (vận chuyển, thu gom) Chủ nguồn thải Xuất nhập chất thải Cở sở xử lý (lưu trữ, vận chuyển, xử lý, chôn lấp) Chất thải và vật liệu tái sinh Giảm thiểu theo luật Bảo hiểm bắt buộc Các kế hoạch bắt buộc Hệ thống hố sơ chất thải Làm sạch vị trí tràn dầu Định nghĩa Cấp giấy phép cơ sở xử lý Đăng ký nguồn thải Trách nhiệm Đăng ký vận chuyển Kiểm soát vận hành vận tải chất Kiểm soát vận hành vận chuyển xuyên quốc gia và biên giới Đăng ký cơ sở đang hoạt động Sơ đồ quy trình kiểm soát chất thải nguy hại 2.2. Một số cở sở pháp lý liên quan đến quản lý chất thải nguy hại: Các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam: -Văn bản của ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam (BCHTW), Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25-06-1998 của Bộ Chính Trị BCHTW Đảng về công tác bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước -Văn bản của Quốc hội: Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27-12-1993 - Văn bản của Quốc hội: Luaät baûo veä moâi tröôøng ñöôïc Quoác hoäi nöôùc Coäng Hoaø Xaõ Hoäi Chuû Nghóa Vieät Nam thoâng qua ngaøy 27-12-1993. Hieän nay Luaät naøy Đã được söûa ñoåi vaø döï ñònh seõ coâng boá hoaøn chænh năm 2005. -Một số văn bản của Chính phủ có liên quan: Chỉ thị số 406/TT ngày 19-04-1994 của Thủ Tướng Chính phủ về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo. Nghị định số 175-CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường. Nghị định số 02-CP ngày 05/1/1995 của Chính phủ quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, thương mại và hàng hóa dịch vụ kinh doanh, thương mại có điều kiện ở thị trường trong nước. Nghị định số 27/CP ngày 20/4/1995 của Chính phủ quy định về quản lý, sản xuất cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Pháp lệnh an toàn kiểm soát phát xạ ngày 25/6/1996. Chỉ thị số 199/TT ngày 3/04/1997 của Thủ Tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp. Chỉ thị 01/TT ngày 2/01/1998 của Thủ Tướng Chính phủ về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản. Nghị định số 50/CP ngày 16/07/1998 của Chính phủ hướng dẫn thi hành pháp lệnh an toàn và kiểm soát phát xạ. Chỉ thị số 29/TT ngày 25/08/1998 của Thủ Tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các chất hữu cơ ô nhiễm khó phân hủy trong môi trường. Quết định số 163/TT ngày 07/12/1998 của Thủ Tướng Chính phủ quy định về việc khai thác các nguồn dầu khí. Quyết định 155/TT ngày 16/7/1999 của Thủ Tướng Chính phủ quy định về quy chế quản lý chất thải nguy hại. Quyết định số 152/TT ngày 10/07/1999 của Thủ Tướng Chính phủ quy định về phê chuẩn chiến lược quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp Việt Nam. Danh sách văn bản pháp quy ban hành (Bộ TN&MT) Số ký hiệu Cơ quan ban hành Trích yếu Ngày ban hành Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại 26/12/2006 Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường Về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại 26/12/2006 Quyết định số 179/2006/QĐ-UBND Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh Về ban hành Quy định về giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 22/12/2006 Thông tư số 10/2006/TT-BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn xây dựng dự án Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto 12/12/2006 Quyết định số 5488/QĐ-UBND Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh Về thành lập Quỹ tái chế chất thải thành phố trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố 30/11/2006 Nghị định số 143/2006/NĐ-CP Chính phủ Về việc điều chỉnh địa giới hành chính phường, quận thành lập phường thuộc quận Gò Vấp, quận 12 và quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh 23/11/2006 Chỉ thị số 13/2006/CT-BXD Bộ Xây dựng Về việc tăng cường quản lý chất lượng các công trình xây dựng của chủ đầu tư là tư nhân 23/11/2006 Quyết định số 167/2006/QĐ-UBND Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh Về phương thức mua, bán căn hộ chung cư hoàn chỉnh và chuyển nhượng nền đất ở đã có hạ tầng kỹ thuật để bố trí tái định cư cho các hộ dân đang tạm cư trong thời gian dài trên địa bàn thành phố 16/11/2006 Quyết định số 264/2006/QĐ-TTg Chính phủ Về việc ban hành Quy chế báo tin động đất, cảnh báo sóng thần 16/11/2006 Thông tư số 5/2006/TT-BXD Bộ Xây dựng Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở 1/11/2006 Quyết định số 245/2006/QĐ-TTg Chính phủ Ban hành Quy chế báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ 27/10/2006 Quyết định số 59/2006/QĐ-BTC Bộ Tài chính Về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, lệ phí cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất 25/10/2006 Hướng dẫn số 10738/HD-LS Sở Tài nguyên và Môi trường - Cục thuế TPHCM Về ghi nợ tiền sử dụng đất 25/10/2006 Chỉ thị số 32/2006/CT-UBND Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh Về tập trung giải quyết tái định cư cho các hộ đang tạm cư trong thời gian dài trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh 13/10/2006 Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy định về việc cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất 12/10/2006 -QCVN 25:2009/ BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn. 2.3. Hệ thống quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam: Hệ thống quản lý chất thải công nghiệp nguy hại (CTCNNH) cũng bao gồm công cụ quản lý và tổ chức thực hiện. Công cụ sử dụng trong quản lý CTCNNH là các điều luật, là các quy định, tiêu chuẩn môi trường, chính sách thuế, thưởng phạt do nhà nước cũng như do các cơ quan địa phương có thẩm quyền ban hành. Bên cạnh các công cụ về luật lệ, các công cụ kinh tế sẽ hỗ trợ đắc lực cho sự thành công của hệ thống quản lý CTCNNH. Một trong những công cụ kinh tế áp dụng trong quản lý CTCNNH là “phí gây ô nhiễm phải trả”. Phí này bao gồm phí thu gom, vận chuyển, xử lý, chôn lấp chất thải và hồ sơ về chất thải. Phí này được tính toán dựa trên khối lượng và tính độc hại của chất thải do công ty quản lý CTNH quyết định. Các hình thức xử phạt đối với những trường hơp vi phạm về quy định thải bỏ, lưu trữ vận chuyển, xử lý, chôn lấp CTNH sẽ do sở Tài nguyên – Môi trường các địa phương quyết định. Trình tự ưu tiên trong quản lý CTNH được thực hiện qua sơ đồ hình 4.4. Mục đích là nhằm quản lý chất thải nguy hại từ tất cả các loại hình công nghiệp, mà chất thải nguy hại chưa có hình thức xử lý tại địa bàn nào đó. Việc xây dựng lò đốt chất thải nguy hại là một dự án rất lớn đối với Việt Nam, nó cần sự đầu tư và vay mượn tài chính từ các tổ chức tài chính nước ngoài và xem đây là một dự án dài hạn. Ngoài ra cần có hệ thống quản lý chất thải (các hợp đồng thu gom, giám sát môi trường…) và bộ máy điều chỉnh thích hợp (gồm giám sát và cưỡng chế). Để quản lý chất thải nguy hại từ tất cả các loại hình công nghiệp (bên trong và bên ngoài các khu công nghiệp), mục đích chủ yếu của hệ thống quản lý chất lượng môi trường là: Xây dựng chi tiết kế hoạch và bộ máy điều chỉnh để quản lý chất thải nguy hại công nghiệp khu vực và xây dựng địa điểm để chôn lấp chất thải nguy hại. Bảo đảm 100% xí nghiệp có hợp đồng cam kết về quản lý chất thải công nghiệp nguy hại. Thống kê hiện trạng của các hợp chất hữu cơ bền (POPs) và đề ra chiến lược giảm thiểu khả năng phát tán POPs ra môi trường. Một trong những vấn đề chính là chất thải nguy hại lẫn lộn trong những dạng chất thải công nghiệp khác và chúng được xả thải cùng nhau vào môi trường (ví dụ như việc xả chất thải vào bãi chôn lấp). Việc phân loaijchaats thải gần như chưa hề được thực hiện. Ngoài ra, một số loại chất thải đang được tồn trữ, chờ đến khi xây dựng xong các thiết bị xử lý. Tuy nhiên, những thiết bị tồn trữ và phương thức tồn trữ lại không bảo đảm về khía cạnh môi trường, sức khỏe và tính an toàn. Những biện pháp được kiến nghị cho việc quản lý CTCNNH ở Việt Nam gồm: 2.3.1. Xây dựng lò đốt chất thải nguy hại Biện pháp này sẽ đạt được mục đích “xây dựng kế hoạch và hệ thống điều chỉnh chi tiết để quản lý chất thải công nghiệp nguy hại trên địa bàn, và xây dựng địa điểm chôn lấp chất thải nguy hại”. Những tiêu chuẩn chính để lựa chọn địa điểm xây dựng: -Nhất thiết phải gần các nguồn thải chính (ví dụ vào những năm 2010 thì vị trí này cần phải đặt gần các khu công nghiệp tập trung) để giảm thiểu chi phí thu gom và vận chuyển. -Địa điểm phải đặt nơi giao thông thuận tiện (gần trục giao thông chính). -Địa điểm phải ảnh hưởng rất ít đến điều kiện môi trường xung quanh. -Địa điểm phải đủ lớn để đáp ứng được việc lượng chất thải ngày càng tăng trong những năm sắp tới. Nếu tại địa phương nào đó có kiến nghị hay kế hoạch xây dựng lò đốt chất thải không nguy hại. Nếu mục đích này cũng được thực hiện thì địa điểm và số chức năng khác của toàn bộ quá trình xử lý có thể sử dụng chung. Khi đó trong nghiên cứu khả thi phải nghiên cứu chi tiết và cẩn thận hơn. Các cấp chính quyền địa phương (UBND, các Sở Tài nguyên môi trường, công nghiệp, giao thông công chính, khoa học công nghệ, tài chính) sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu và phân bổ tài chính để nghiên cứu khả thi, đánh giá tác động môi trường và xây dựng dự án. Sở Tài nguyên môi trường chịu trách nhiệm xây dựng, kiểm soát và giám sát. Chất thải nguy hại Giảm thiểu chất thải nguy hại tại nguồn Hủy bỏ Giảm thiểu Tái chế Tái sử dụng Biến đổi thành chất không độc hoặc ít độc hơn Xử lý vật lý/hóa học Xử lý sinh học Xử lý nhiệt Thải bỏ phần còn lại một cách an toàn vào môi trường Thải vào đất Thải vào nước Thải vào khí quyển Trình tự ưu tiên trng hệ thống quản lý CTCNNH Một khi lò đốt và các thiết bị nhận rác được xây dựng xong và đi vào hoạt động, thì sẽ phát triển các phương tiện xử lý mới cho các loại chất thải khác. Song song với việc xây dựng và trang bị thiết bị cho hệ thống xử lý, cần phải xây dựng các hạng mục quan trọng khác như hệ thống thu gom chất thải, các quy chế-quy định. 2.3.2. Xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn nguy hại Với mục đích hướng tới là “100% các xí nghiệp có hợp đồng cam kết về quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại”. Để hợp đồng thu gom đạt hiệu quả, các thiết bị phục vụ thu gom phải đặt đúng vị trí (ví dụ: thùng nước, thiết bị xử lý…). Hợp đồng gồm thu gom, vận chuyển và xử lý/ chôn lấp chất thải sẽ được ký kết và công ty môi trường đo thị giữa đơn vị có nguồn chất thải và công ty môi trường đo thị hoặc những công ty quản lý chất thải có giấy phép hoạt động khác. Hợp đồng này phải tách biệt với hợp đồng về chất thải rắn không nguy hại. Các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm sẽ là Sở Tài nguyên môi trường và các đơn vị dịch vụ công ích địa phương. Các xí nghiệp sẽ trả tiền cho công ty quản lý chất thải, Sở Tài nguyên môi trường sẽ giá sát việc thi hành, và sẽ chịu trách nhiệm mọi công việc về thải bỏ chất thải. Chìa khóa chính của việc thu gom chất thải là phát triển hệ thống đường dẫn thu gom rác, cũng như giám sát và cưỡng chế để bảo đảm tất cả các công ty đều có hợp đồng và các hình thức thu gom bất hợp pháp không thể thực hiện. Xây dựng các quy định về chất thải nguy hại Các quy định phải được xây dựng song song với việc thiết lập các hợp đồng cam kết khi đó hệ thống quản lý chất thải nguy hại sẽ được kiểm soát tốt. Ngoài ra cần phải: -Xây dựng các quy định về việc sử dụng những nguyên liệu và hóa chất độc. -Thiết lập các quy định về việc quản lý chất thải nguy hại cho từng ngành công nghiệp khu công nghiệp. 2.3.4. Củng cố khả năng giảm thiểu, tái sử dụng, phân loại và tồn trữ chất thải nguy hại. Thu gom, vận chuyển và đặc biệt là đốt chất thải nguy hại đắt tiền. Cần phải có được chiến lược giảm thiểu chất thải tại các công ty và tái sử dụng chat thải khi đó chi phí xử lý chất thải và các tác động môi trường sẽ giảm. Các biện pháp bao gồm: -Tận dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu chất thải. -Thu hồi, tái chế và tái sử dụng chất thải. -Xử lý, chon lấp và biến đổi chất thải nguy hại thành chất thải không nguy hại. -Chôn lấp hợp vệ sinh (ở bãi chon lấp riêng biệt). Ngoài ra, giai đoạn trước xử lý/chôn lấp, cầ củng cố kỹ thuật phân loại và tồn trữ tại các nhà máy nhằm giải quyết các tác động đến môi trường. Do đó, biện pháp quản lý chất thải được đưa ra như sau: -Tất cả các nguồn thải và khối lượng chat thải phải được xác định chính xác. Mỗi xí nghiệp phải lập một danh sách các nguồn thải nguy hại và các đặc tính của chúng. Chất thải nguy hại có thể phân loại dựa vào hệ thống phân loại cảu Việt Nam với các đặc điểm sau: Tính dễ cháy - hầu hết là các chất bay hơi và các dung dịch lỏng dễ cháy, chất khí… Tính ăn mòn: acid, base… Tính hoạt động: cyanide, sulfide… Tính độc: các hợp chất độc. -Các xí nghiệp cần phải đặt mục tiêu là giảm thiểu cả số lượng chất thải lẫn thành phần độc hại trong chất thải. Biện pháp giảm thiểu chất thải cần phải được thực hiện như sau: Không sản xuất chất thải nguy hại (không dung nguyên liệu, hóa chat độc). Nếu nguyên liệu và hóa chất độc cần cho công nghệ sản xuất, khi đó sử dụng với lượng nhỏ hóa chất (chỉ ở các công đoạn đặc biệt cần). Tái chế nguyên liệu nếu có thể (ví dụ sử dụng lại chất thải cho một công đoạn nào khác trong xí nghiệp). Nếu nguyên liệu và hóa chất độc cần cho công nghệ sản xuất và không thể tái chế chúng, khi đó biến đổi chúng thành những hợp chất không độc (ví dụ trung hòa chất thải acid bằng kiềm, sử dụng các hợp chất hoạt động mạnh để oxy hóa hợp chất hữu cơ). Trong trường hợp không thể biến đổi chúng thành chất thải không nguy hại, khi đó cẩn thận tồn trữ và xử lý chúng. -Có những trường hợp chất thải là những hóa chất có giá trị cần cho nhiều công nghệ sản xuất khác nhau. Do đó cần phải có những hệ thống tái chế chất thải trong từng xí nghiệp và giữa các xí nghiệp liên quan. -Các Sở TNMT và công nghiệp phải chịu trách nhiệm để xây dựng các kế hoạch/chương trình chi tiết để nghiên cứu thị trường chất thải và khuyến khích các xí nghiệp trao đổi chất thải. -Mỗi xí nghiệp cần phải xây dựng kế hoạch chi tiết quản lý chất thải nguy hại, trong đó đề cập đến sự giúp đỡ của thành phố về việc tìm ra thị trường tái sử dụng sản phẩm của họ. -Thu gom và vận chuyển chất thải nguy hại từ từng xí nghiệp hoặc KCN cần phải được hoạch định tốt và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kỹ thuật và độ an toàn . Chất thải công nghiệp nguy hại phải được phân loại ngay tại điểm xả và vận chuyển riêng từng loại chất thải tùy vào từng đặc tính của chúng. Cần phải lưu ý một lần nữa là phải phân loại các chất thải không đồng nhất và giữa chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại. -Một khi nguồn chất thải nguy hại được xác định và đã tận dụng mọi phương cách để giảm thiểu hoặc tái sử dunjgchaats thải, xí nghiệp thải có biện pháp kiểm soát chất thải nghiêm ngặt. tùy thuộc vào mức ô nhiễm (chất lượng và số lượng) để quyết định việc đóng cửa xí nghiệp hay đổi mới công nghệ. 2.3.5. Tăng cường nhận thức về quản lý chất thải nguy hại Nên thực hiện những chương trình nhằm tăng cường nhận thức của công nhân các xí nghiệp về tác động của chất thải nguy hại đến con người và môi trường, những lợi ích của việc quản lý chất thải. 2.4. Các định hướng đặt ra nhằm tăng cường cho công quản lý chất thải nguy hại nói chung ở Việt Nam trong những năm tới: Theo các báo cáo gần đây của Bộ Môi Trường và Tài Nguyên (TS Phạm Khôi Nguyên, 04/2004), hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý CTNH chưa đầy đủ và đồng bộ. Một số điều khoản của Luật bảo vệ Môi trường và quy chế quản lý CTNH khi áp dụng thực hiện còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn ví dụ: Định nghĩa về chất thải trong Luật bảo vệ môi trường, định nghĩa về CTNH trong quy chế quản lý CTNH, quy định về giới hạn nồng độ của CTNH, quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về CTNH ở các cấp. Thiếu sự đầu tư ngân sách của các cấp chính quyền và các bộ, ngành trong việc quản lý chất thải. Hiện nay, phần lớn các tỉnh, thành phố chưa có các bãi chôn lấp chất thải xây dựng đúng quy cách đảm bảo vệ sinh môi trường, ngoài một số địa phương như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tại nhiều địa phương, CTNH chưa được thu gom, phân loại tách biệt khỏi các chất thải khác. Các CTNH tập trung chôn lấp đơn giản tại cùng một địa điểm với các chất thải khác. Phần lớn chất thải y tế thu gom được từ các bệnh viện, trạm y tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa được thiêu đốt tại các lò đạt yêu cầu vệ sinh môi trường và chôn chung với chất thải sinh hoạt. Chưa có mức thu hợp lý cho quản lý chất thải, mức thu phí hiện nay chưa đáp ứng đủ và đứng mức cho yêu cầu của công tác quản lý chất thải. Thiếu các quy trình công nghệ và các thiết bị phù hợp để xử lý một số loại CTNH đặc biệt. Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý chất thải định hướng như sau: a. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, xây dựng, và ban hành một hệ thống đồng bộ các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý chất thải: Mặc dù quản lý chất thải là một lĩnh vực mới và gặp nhiều khó khăn nhưng tính đến nay đã có 19 văn bản pháp quy và hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến CTNH, điểm qua một số văn bản như sau: -Luật Bảo vệ môi trường. -Bộ luật hình sự (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/07/2000, chương 17: các tội phạm về môi trường (tội gây ô nhiễm môi trường không khí, gây ô nhiễm nguồn nước, đất, tội nhập khẩu máy móc, công nghệ, phế thải, phế thải hoặc các chất không đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn bảo vệ môi trường). -Nghi định 175/CP ngày 18/10/1994 của chính phủ về thi hành Luật môi trường. -Nghị định 26/CP ngày 26/04/1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường. -Chiến lược quản lý chất thải rắn đô thị Việt Nam đến năm 2010. Tuy nhiên như đã dề cập ở trên để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý chất thải chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng một hệ thông đồng bộ các văn bản pháp quy tập trung vào một số việc sau: -Xem xét việc điều chỉnh định nghĩa CTNH, phân cong trách nhiệm quản lý nhà nước về CTNH ở các cấp cho phù hợp với yêu cầu công tác bảo vệ môi trường, dồng thời đáp ứng các yêu cầu của phát triển sản xuất. -Xây dựng các tiêu chuẩn đặc biệt cho CTNH. -Xây dựng, ban hành hành hướng dẫn tính chi phí quản lý chất thải. b. Quy hoạch các trung tâm khu vực xử lý CTNH: Trong chiến lược quản lý CTR tai các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, chính phủ đã dự kiến ưu tiên xây dựng hai trung tâm xử lý CTNH tại khu vực trọng điểm phát triển kinh tế phía nam và phía bắc. Cần nghiên cứu áp dụng công nghệ thiêu đốt CTNH bằng lò nung xi măng. Theo kinh nghiệm của một số nước, đây là phương pháp có nhiều ưu điểm về mặt kinh tế và kỹ thuật . Tuy nhiên, lò nung phải là lò hiện đại mà trong thiết kế đã tính đến việc thiêu đốt CTNH. Hầu hết các loại chất thải hữu cơ dạng rắn và lỏng có chứa PCB đều có thể thiêu đốt trong lò nung xi măng, sau đó cần qua công đoạn chế biến thành nhiên liệu. Việc thiêu đốt CTNH trong lò nung xi măng sẽ phá hủy cấu trúc của CTNH, tro xỉ còn lại tham gia vào cấu trúc thành phần xi măng sẽ không gây ảnh hưởng dến chất lượng của xi măng. Chi phí cho xử lý CTNH tùy thuộc vào thành phần, nồng độ, phương pháp, xử lý công nghệ và thiết bị xử lý. Theo số liệu của công ty Samsung Hàn Quốc, chi phí trung bình cho xử lỷ CTNH tại công ty này khoảng 80-90 USD/tấn. Tại một số nước Châu Âu, chi phí cho xử lý TBVTV khoảng 65000USSD/tấn. Tại Việt Nam, đến nay chi phí cho xử lý TBVTV vẫn chưa xác định chính xác là bao nhiêu. c. Tìm giải pháp và nguồn vốn để tăng cường đầu tư công tác quản lý CTNH: Việc thiết kế, xây dựng một bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh đòi hỏi số vốn đầu tư không nhỏ. Ví dụ, bãi chôn lấp chất thải tại Hải Phòng có số vốn đầu tư giai đoạn 1 là 24786 triệu USD, từ đó có thể nhận thấy số vốn cần thiết đầu tư cho việc cho việc xây dựng các BCLCTR trên toàn quốc là việc đáng cho các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm sâu sắc. Xây dựng các khu xử lý tập trung CTNH cũng đòi hỏi đầu tư vốn rất lớn tùy quy mô xử lý, trung bình khoảng 40-100 triệu USD. Để giải quyết vấn đề này, một trong những hướng cần giải quyết là đa dạng hóa nguồn vốn. Một số giải pháp kiến nghị như sau: -Vốn đầu tư lấy từ ngân sách địa phương. -Vốn đầu tư lấy từ ngân sách Trung ương. -Vốn đầu tư từ nguồn đóng góp của các chủ thải có khối lượng chất thải lớn. -Vốn đầu tư từ nguồn tài trợ nước ngoài thông qua các dự án. -Hoặc kết hợp các nguồn trên. Bãi đất dành cho quy hoach Bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh là một vấn đề khó khăn của nhiều địa phương đặc biệt là các tỉnh vùng đồng bằng, trung du, đông dân cư ít đất canh tác. Việc tuyên truyền vận động để nhân dân đặc biệt là nhân dân sinh sóng quanh vùng quy hoạch hoặc dự kiến quy hoạch các công trình xử lý chất thải. Việc xây dựng một số trung tâm (hoặc cơ sở) xử lý tiêu hủy chat thải nguy hại là một vấn đề rất cần thiết và cấp bách hiện nay. Trước mắt có thể xây dựng 01 trung tâm xử lý CTNH ở các tỉnh phía Bắc và 01 trung tâm ở các tỉnh phía Nam. Cần khẩn trương xây dựng và triển khai dự án “Quy hoach và đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn y tế” theo chỉ đọa của Thủ tướng chính phủ tại công văn số 1153/VPCP-KG ngày 22/3/1999. d. Tăng cường công tác đào tạo và nâng cao nhận thức về quản lý chất thải: Tăng cường công tác đào taọ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý chất thải cho đội ngữ cán bộ làm công tác quản lý chất thải tại các bộ ngành địa phương và các cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển, tồn trữ xử lý, tiêu hủy chất thải. Đẩy mạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng để mọi tầng lớp xã hội có thể hiểu biết một cách đầy đủ và đúng đắn về công tác bảo vệ môi trường nói chung cũng như công tác quản lý chất thải nói riêng. CHƯƠNG 3: THỐNG KÊ HIỆN TRANG CỦA CÁC CHẤT HỮU CƠ BỀN (POPS) VÀ ĐỀ RA CHIẾN LƯỢC GIẢM THIỂU KHẢ NĂNG PHÁT TÁN POPS RA MÔI TRƯỜNG 3.1.Tổng quan về POPS Chất hữu cơ khó phân hủy (POPs) là hợp chất có độc tính cao, bền vững trong môi trường, tích tụ trong mô mỡ của sinh vật sống, có khả năng phát tán trên diện rộng và là nguyên nhân gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người và môi trường như ảnh hưởng về sinh sản, thần kinh, miễn dịch, ung thư, tổn thương gen... Vì vậy, Công ước Stốckhôm về các hợp chất POPs đã được cộng đồng quốc tế thông qua vào ngày 22/5/2001 và có hiệu lực vào ngày 19/5/2004, yêu cầu quản lý 21 chất, nhóm chất POPs gồm một số loại hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất dùng trong công nghiệp và hóa chất hình thành và phát sinh không chủ định trong quá trình sản xuất và sinh sống. Ngày 22/7/2002, Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Stốckhôm và trở thành thành viên thứ 14 của Công ước. Để triển khai thực hiện Công ước, trong thời gian qua, Việt Nam đã tiến hành các hoạt động khảo sát thực trạng ô nhiễm, tăng cường năng lực, bổ sung quy định pháp lý, tăng cường kiểm tra, thanh tra về các chất POPs. Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stốckhôm (KHQG), được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn tại Quyết định số 184/2006/QĐ-TTg ngày 10/8/2006. KHQG của Việt Nam đã xác định 15 đề án ưu tiên thực hiện về quản lý, xử lý POPs tại Việt Nam, trong đó hoạt động quản lý và tiêu hủy an toàn PCB là một trong các nhiệm vụ ưu tiên. Một trong 21 nhóm chất của POPs quy định trong Công ước Stốckhôm là polyclobiphenyl (PCB). Đây là một nhóm hợp chất thơm có chứa hạt nhân biphenyl với ít nhất một nguyên tử hydro được thay thế bằng nguyên tử clo. PCB được coi là một trong các hợp chất thuộc nhóm POPs gây rủi ro cao đối với sức khỏe con người và môi trường nếu như không được quản lý, xử lý một cách hợp lý. Do có đặc tính điện môi tốt, rất bền vững, không cháy, chịu nhiệt và ăn mòn hóa học, PCB đã từng được sử dụng phổ biến làm chất điện môi trong máy biến thế và tụ điện, chất lỏng dẫn nhiệt trong hệ thống truyền nhiệt và nước, chất làm dẻo trong PVC và cao su nhân tạo, là thành phần trong sơn, mực in, giấy không chứa cacbon, chất dính, chất bôi trơn, chất bịt kín trong các công trình xây dựng và chất để hàn. PCB cũng được sử dụng như chất phụ gia của thuốc trừ sâu, chất chống cháy (trong vải, thảm...) và trong dầu nhờn (dầu kính hiển vi, phanh, dầu cắt...). Việt Nam không sản xuất PCB nhưng nhập khẩu khá nhiều thiết bị và dầu có khả năng chứa PCB như dầu biến thế, dầu cách điện, dầu công nghiệp. Do không còn nhập khẩu thêm lượng dầu hay thiết bị chứa PCB, vấn đề chính của Việt Nam hiện nay là nhận biết, xác định, quản lý và tiêu huỷ an toàn thiết bị, dầu và chất thải chứa PCB đang sử dụng hoặc đã thải bỏ. Kết quả khảo sát trong những năm vừa qua cho thấy, hiện còn tồn tại hàng chục ngàn tấn dầu chứa PCB tại Việt Nam. Mặt khác, do vấn đề về nhận thức, ý thức chưa cao, việc quản lý dầu thải, trong đó có cả dầu biến thế thải, tại nhiều cơ sở, doanh nghiệp của Việt Nam chưa thật sự an toàn, chặt chẽ, vì vậy, vẫn tồn tại nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt, việc kiểm soát ô “lây nhiễm chéo” PCB do pha trộn các loại dầu có chứa PCB và không chứa PCB sẽ là một thách thức lớn cho công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm PCB. Để góp phần BVMT và sức khỏe cộng đồng trước nguy cơ do các chất POPs nói chung và PCB nói riêng gây ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện dự án “Quản lý PCB tại Việt Nam”. Dự án do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ, ủy thác qua Ngân hàng Thế giới và được thực hiện trong 5 năm (2010 - 2015). Dự án có mục tiêu là tăng cường năng lực quốc gia về quản lý PCB, lưu trữ an toàn PCB, và tiến tới tiêu hủy, loại bỏ hoàn toàn PCB để hạn chế rủi ro đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Đây là dự án tiếp nối của hai dự án ban đầu là Dự án “Trình diễn quản lý và tiêu hủy PCB - pha chuẩn bị” do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ, ủy thác qua Ngân hàng Thế giới và Dự án “Quản lý và thải loại PCB trong các hệ thống điện theo cách thân thiện với môi trường” do Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ (SDC) tài trợ, thực hiện từ năm 2007. Dự án “Quản lý PCB tại Việt Nam” sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện tốt cam kết của mình đối với Công ước Stốckhôm và cộng đồng quốc tế nói chung, giúp Việt Nam phòng ngừa và hạn chế ô nhiễm môi trường liên quan đến các hợp chất POP, nâng cao chất lượng môi trường, góp phần bảo vệ môi trường Việt Nam, khu vực và toàn cầu. 3.2. Thống kê hiện trạng của các hợp chất POPs và đề ra chiến lược giảm thiểu khả năng phát tán POPs ra môi trường ở Việt Nam "Các chất thải hữu cơ bền (POPs) luôn tiềm tàng trong không khí, thức ăn nước uống sinh hoạt hàng ngày và có thể gây nhiều bệnh. Tuy nhiên người dân vẫn chưa có ý thức tự bảo vệ mình, bảo vệ môi trường", TS Nguyễn Trung Việt, Trưởng phòng Quản lý chất thải rắn TP HCM trao đổi với TS Theo thống kê của Bộ Tài nguyên môi trường, các tỉnh thành trong cả nước đều tồn lưu một khối lượng lớn các loại POPs, trong đó có DDT, Dioxin, dầu biến thế chứa PCB (Polychlorinated Biphenyl) và các chất tương tự PCB, là những hợp chất hữu cơ độc đứng đầu bảng danh sách 12 loại độc chất nguy hiểm. Cục Bảo vệ môi trường cũng khảo sát đợt 1 vào năm ngoái tại 31 tỉnh thành trong cả nước, đã phát hiện khoảng 8.000 tấn dầu các loại có chứa chất PCB và những hợp chất tương tự PCB ở rải rác khắp nơi. Tuy nhiên nhiều nhà khoa học cho rằng con số này chưa phản ánh đúng thực trạng nhiễm độc PCB trong sinh hoạt hiện nay, mà thực tế còn cao hơn rất nhiều. Cảnh báo của Chương trình môi trường Liên Hiệp quốc (UNEP) qua nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, POPs vô cùng bền vững, tồn tại lâu dài trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh học trong nông sản, thực phẩm và trong các nguồn nước gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với con người, đặc biệt là bệnh ung thư. Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng POPs có thể phát tán đi rất xa, tồn lưu và tích tụ trong chuỗi thực phẩm cũng như trong mô tế bào của động vật. UNEP đặc biệt cảnh báo đối với hợp chất PCB, do đặc tính sinh ra từ nhiều hoạt động hàng ngày của con người. Lý do vì PCB thường xuất hiện ở dạng dầu thải từ các thiết bị điện trong gia đình, các thiết bị sử dụng trong ngành điện như máy biến thế, tụ điện, đèn huỳnh quang, dầu chịu nhiệt, dầu biến thế... PCB còn được thải ra qua chất làm mát trong truyền nhiệt, trong các dung môi chế tạo mực in, ngành công nghiệp sản xuất sơn cũng như trong quá trình sản xuất của nhiều ngành công nghiệp khác. Qua nghiên cứu khảo sát thực địa, nhóm các nhà khoa học Viện Tài nguyên môi trường (IER) thuộc Đại học quốc gia TP HCM cho biết, hiện nay các nguồn PCB đã được tìm thấy rất nhiều trong những môi trường khác nhau như đất, không khí, nước... do việc xả thải của các hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt hoặc do việc sử dụng, tồn trữ, vận chuyển, tiêu hủy và thậm chí do sự cố thất thoát. Một nhà khoa học tỏ ra lo ngại: "Ngay trong nhà, nếu không cẩn thận cũng có nguy cơ PCB đe dọa từ những thiết bị sinh hoạt gia đình". Ông Eirik Wormstrand, chuyên gia dự án VIE-1702 của Liên Hiệp Quốc cũng cho biết những sản phẩm gia đình như bình ắc quy với pin axít chì thải, màn hình máy vi tính hay ti vi với công tắc thủy ngân, thủy tinh của đèn chân không, các thủy tinh hoạt tính khác... đều đã thế giới xếp loại là chất thải rắn nguy hại. Do đó trong phạm vi gia đình, khi sử dụng nên cẩn thận và "sử dụng có hiểu biết". Phó giáo sư, tiến sĩ Huỳnh Thị Minh Hằng và tiến sĩ Lê Thanh Hải thuộc IER, xuất phát từ những lo ngại trên, đã đề nghị đưa dự án "Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất ô nhiễm hữu cơ bền lên con người và môi trường, đề xuất chiến lược giảm thiểu khả năng phát thải vào môi trường ở khu vực TP HCM" thành một trong những nội dung Quy hoạch chiến lược quản lý môi trường TP HCM đến năm 2010 do Văn phòng điều phối quản lý môi trường chấp bút. Hai năm trước, nhóm của giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn thuộc Trung tâm đào tạo phân tích sắc khí từng tiến hành một cuộc nghiên cứu với nội dung tương tự. Kết quả cũng khiến các nhà khoa học đáng lo ngại về tình trạng nhiễm PCB trên nhiều đối tượng thủy sản, nông sản thực phẩm do ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Hữu Lý ở Viện Hóa học, thuộc Viện khoa học và công nghệ Việt Nam khẳng định, đã có rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về ảnh hưởng của các chất POPs mà điển hình là PCB đối với con người. Các triệu chứng nhiễm độc cho người và động vật chủ yếu thường xuất hiện qua đường tiêu hóa và hô hấp. Nhiễm độc ở mức độ cao và cấp tính sẽ bị bỏng da, trầy da, thay đổi cấu trúc của da và móng tay, thay đổi chức năng gan và hệ thống miễn dịch; ảnh hưởng đến hệ hô hấp gây đau đầu, suy nhược thần kinh, hoa mắt, mất trí nhớ, hoảng loạn và bất lực. Nhiễm độc mãn tính với nồng độ PCB dù nhỏ cũng dẫn đến phá hủy gan, rối loạn sinh sản và đặc biệt là biến đổi gen gây hàng loạt bệnh nguy hiểm như ung thư, quái thai, dị dạng và những vấn đề khác ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường. Về mặt hóa học, PCB dễ bị oxy hóa tạo thành các hợp chất vô cùng độc hại khác như Dioxin hoặc các hợp chất Furan. Chính tính chất độc hại của các loại hợp chất này và sự phát tán rộng vào nhiều môi trường sống, trong khi người dân hoàn toàn chưa ý thức được nguy cơ nhiễm độc, đã khiến cho các nhà khoa học lo lắng. Ông Nguyễn Trung Việt cho biết, khi người dân sử dụng bình ắc quy, thiết bị tivi, máy vi tính hay đốt một bao bì bằng nilon... cũng đã thải ra không khí một lượng nhỏ các hợp chất POPs. Nhiều khu công nghiệp đang xử lý rác công nghiệp bằng cách đốt, phát tán POPs vào không khí. Đặc tính của POPs là không màu, không mùi, không vị nên khó nhận biết bằng các giác quan; nặng hơn nước nên thường hay lắng đọng dưới đáy sông ngòi, kênh rạch; bền nên không cháy hết khi đốt mà chuyển sang dạng khí với tầm phát tán rộng và nguy hiểm hơn... Ông Việt cho rằng người dân cần nâng cao ý thức trong bảo vệ môi trường sống của mình để phòng tránh nhiễm độc POPs, và nhất là nhiễm PCB. "Nhiều trường hợp phát hiện bị ung thư hay những bệnh nguy hiểm nhưng không thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh, thì phải nghĩ đến nguyên nhân nhiễm độc môi trường sống, mà trong đó PCB có thể là một tác nhân", ông Việt khẳng định với TS. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, ông Việt cho rằng, đối với gia đình khi bỏ rác nên tiến hành phân loại chất thải rắn ngay từ đầu để dễ dàng xử lý. Những thiết bị điện hư hỏng không tái sử dụng tại chỗ mà phải được các đơn vị có chức năng và giấy phép thu gom để xử lý theo quy trình khoa học. Các nhà khoa học thuộc IER cũng đề nghị Sở Tài nguyên môi trường tăng cường quản lý Nhà nước đối với công tác tồn trữ, vận chuyển và bảo quản các chất POPs. Đặc biệt cần thiết thành lập một Trung tâm Đào tạo, tư vấn quản lý POPs và các chất thải nguy hại nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng. Việt Nam rất cần xác định và kiểm soát các nguồn POPs có tiềm năng được phóng thích vào môi trường (phóng thích vào môi trường không khí, đất và nước). Hoạt động này đạt được một số lợi ích: -Giảm tiềm năng phóng thích POP vào cộng đồng dân cư các địa phương. -Giảm lượng POP phóng thích của Việt Nam vào môi trường toàn cầu. Bước thứ nhất là cần phải xây dựng thêm các bản thống kê về các nguồn thải và các chất thải POPs cho các địa phương. Việc thống kê là một bước cần thiết để phát triển chiến lược giảm thiểu POPs. Khi đó để giảm thiểu chi phí, có thể chọn những nguồn ưu tiên. Việc thống kê có hiệu quả sẽ mang lại các lợi ích: -Xác định nguồn POPs ưu tiên. -Đánh giá khả năng phát tán ở thời điểm hiện tại và trong tương lai từ các nguồn này. -Bảo đảm những biện pháp giảm POPs đặt mục tiêu lên những nguồn ưu tiên cao (đặc biệt các nguồn tiềm tàng trong tương lai kho chứa). -Bảo đảm các nguồn kinh phí được sử dụng vào các nguồn ưu tiên, làm giảm chi phí. Nếu không thống kê thêm trước khi chọn biện pháp, khi đó biện pháp sẽ đặt trọng tâm sai nguồn và do đó sẽ kém hiệu quả. Bước thứ hai là xác định biện pháp giảm thiểu/kiểm soát. Một khi nguồn POP ưu tiên cao được xác định trong hiện tại và tương lai thông qua giai đoạn thống kê, thì các công nghệ giảm thiểu phải được xây dựng. Việc thiếu lò đốt làm cho phương án chô lấp chất thải được xem như một giải pháp lâu dài. Một trong những chìa khóa để kiểm soát và làm giảm nguồn POP hoặc hạn chế khả năng phát tán trong quá trình sử dụng các hợp chất này là nâng cao ý thức của người sử dụng. Các chìa khóa để kiểm soát ô nhễm tốt hơn với chi phí thấp bằng cách nâng cao ý thức nên được xác định và ưu tiên. Ví dụ việc xả dầu thải – một lượng lớn dầu thải đã được đổ xuống cống. Để giảm hiện tượng này, cần phải có những biện pháp nâng cao ý thức tại nguồn chính như các phân xưởng, gara… Những nhiệm vụ này nên dựa vào những dự án quốc gia hiện tại về các chất POPs và các loại thuốc trừ sâu do cục môi trường (NEA) thực hiện. Tài liệu tham khảo 1. Theo Tài liệu tuyên truyền quản lý chất thải nguy hại của Sở TN&MT TP.HCM năm 2009. 2. Nguyễn Đình Hương – Năm 2006-Giáo trình kinh tế chất thải – NXB giáo dục. 3. Nguyến Đức Khiển – Năm 2003- Giáo trình Quản lý chất thải nguy hại –NXB xây dựng 2003. 4. Lâm Minh Triết – Lê Thanh Hải - Giáo trình quản lý chất thải nguy hại-NXB Đại Học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh. 5. Trang wed quản lí chất thải nguy hại.net 6. www.gree-vn.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTổng quan về chất thải nguy hại.doc