Tổng quan về doanh nghiệp công ty lương thực Hà Sơn Bình

Trên đây là thực tế công tác tổ chức Tài chính - Kế toán - Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Lương thực Hà Sơn Bình. Qua nghiên cứu, nhìn chung công tác hạch toán kế toán của đơn vị đã chấp hành nghiêm chỉnh các quy định và điều lệ tổ chức kế toán do Nhà nước ban hành. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều lập chứng từ gốc, trình tự lập, luân chuyển và lưu giữ chứng từ đúng quy định. Công tác tài chính rất được lãnh đạo quan tâm, tổ chức thực hiện nghiêm túc, thường xuyên và nó cũng thể hiện là một công cụ hữu hiệu giúp lãnh đạo đưa ra các quyết định quản lý đúng đắn. Có thể nói, sau một thời gian thực tập tại Công ty Lương thực Hà Sơn Bình, được tiếp xúc và nghiên cứu về hoạt động kinh doanh cũng như tổ chức hoạt động trong công ty. Tôi thấy rằng Công ty đang phát triển rất vững chắc, có khả năng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh hơn nữa. Trong tương lai, Công ty sẽ ngày càng khẳng định vai trò là cánh tay đắc lực trong hoạt động quản lý nền kinh tế Nhà nước theo đúng định hướng Nhà nước đề ra .

doc31 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về doanh nghiệp công ty lương thực Hà Sơn Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta đã được học những kiến thức mà thầy cô giáo đã truyền thụ cho, chúng ta phải biết kết hợp giữa kiến thức đó với thực tế để phát huy những kiến thức đã học. Qua thời gian thực tập tại Công ty Lương thực Hà Sơn Bình đã giúp em hiểu biết thêm và nhận thức được tầm quan trọng của hạch toán kế toán, hiểu thêm về nghề kế toán mà em đã chọn và những nghiệp nghiệp vụ thực tế về công tác tài chính kế toán diễn ra tại Công ty. Do trình độ và thời gian thực tập có hạn, bản báo cáo thực tập này chắc chắn còn nhiều những thiếu sót. Em mong đươc các thầy cô giáo và các cán bộ nhân viên Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Lương thực Hà Sơn Bình quan tâm giúp đỡ, góp ý phê bình để bản báo cáo của em đạt kết quả tốt hơn.Qua đây em xin trân trọng cảm ơn tới các thầy cô giáo đã giảng dạy và hướng dẫn em thực tập và Ban Giám đốc, Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Lương thực Hà Sơn Bình đã giúp đỡ trong thời gian em thực tập. Em xin trân trọng cảm ơn./. Phần I Tổng quan về doanh nghiệp Công ty Lương thực Hà Sơn Bình ------------------------ I. Quá trình hình thành và phát triển. Công ty Lương thực Hà Sơn Bình là doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước,là thành viên của tổng công ty lương thực Miền bắc – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty được thành lập theo quyết định số 4350 QĐ/BNN - TCCB ngày 16 tháng 10 năm 2002 của Bộ Trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trên cơ sở hợp nhất giữa hai Công ty:Công ty Lương thực Hà Tây và Công ty Lương thực Hà Sơn Bình. Trụ sở Công ty: Đường 430 - Cầu Am - Thị xã Hà Đông - Hà Tây. 1. Chức năng kinh doanh: Theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 1041 ngày 23 tháng 10 năm 2002 của sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hà Tây: Kinh doanh bán buôn lương thực, công nghiệp xay sát, chế biến lương thực, thực phẩm, nông sản. Đại lý và tiêu thụ hàng hoá, cung ứng và uỷ thác xuất khẩu lương thực. dự trữ lưu thông, chế biến và kinh doanh bán buôn, bán lẻ nông sản, thực phẩm, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng. bán lẻ và đại lý xăng dầu, hàng công nghệ phẩm - dịch vụ kinh doanh hàng điện tử. Dịch vụ ăn uống - nhà nghỉ, vận tải hàng khách, hàng hoá, lữ hành nội địa, kinh doanh đại lý nước giải khát có cồn và không có cồn, dịch vụ văn phòng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh siêu thị, dịch vụ nhà đất. Vốn pháp định: 19.859 triều VNĐ Công ty Lương thực Hà Sơn Bình là đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty lương thực miền Bắc. Tên giao dịch quốc tế: VINAFOODI Địa bàn hoạt động của Công ty: Kinh doanh hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân hai tỉnh: Hoà Bình và Hà Tây. Kinh doanh buôn bán với các vùng - miền trên toàn quốc. 2. Thuận lợi và khó khăn. + Vị thế kể từ khi thành lập công ty đã xây dựng cho mình một vị thế tương đối tốt trên cả hai lĩnh vực kinh doanh cung ứng hàng xuát khảu cho tổng công ty lương thực Miền Bắc với số lượng hàng năm cao hơn năm trước và đảm bảo chất lượng yêu cầu. Trong lĩnh vực kinh doanh nội địa công ty đã xây dung cho mình một vị trí vững chắc, kinh doanh có lãi và góp phần bình ổn giá cả trên thị trường. + Về lao động: Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong tổ chức kinh doanh, tuy nhiên toàn bộ lao động được chuyển từ thời bao cấp sang, chủ yếu là chưa qua đào tạo hoặc đào tạo lại do vậy mà trình độ nghiệp vụ không theo kịp với cơ chế thị trường hiện nay, nên một số người lao động không có việc làm ổn định. Trong thời gian tới công ty phải tiếp tục tập trung nguồn nhân lực để đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn với nhiều hình thức để phục vụ cho trước mắt và lâu dài. + Về tài sản: tài sản cố định chiếm phần nhiều trong tổng số vốn pháp định được Nhà nước giao. Tài sản cũ, lạc hậu được xây dựng từ thời kỳ bao cấp, đa phần là nằm ở vùng sâu, vùng xa, xa trung tâm chỉ phù hợp với thời kỳ đất nước có chiến tranh. + Chính sách kinh tế: Chính sách thuế hiện nay còn nhiều bất cập với ngành lương thực đối với việc mua hàng hoá nông sản trực tiếp từ người sản xuất, thì không được khấu trừ thuế đầu vào. + Chiến lược kinh doanh: Công ty lương thực Hà Sơn Bình đã có định hướng rõ ràng phù hợp với thực lực của công ty trong việc hoạch định các mục tiêu phát triển. Với đà phát triển cộng thêm những nhân tố tích cực công ty phấn đấu hoàn thành những mục tiêu đã đề ra. Để tồn tại và phát triển, Công ty đã không ngừng phấn đấu để tồn tại và phát triển. Dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, Ban Giám đốc. Công ty đã sắp xếp lại tổ chức, Sắp xếp lại phương án sản xuất kinh doanh, sắp xếp lại lao động, giải quyết những lao động dôi dư theo Nghị định 41 của Chính phủ. hoàn thiện bộ máy phục vụ cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh tự khai thác nguồn hàng để cung ứng cho khách hàng, và tổng công ty để phục vụ thị trường trong nước và cung ứng xuất khẩu. Công ty tháo gỡ dần được những khó khăn ban đầu như: Thanh lý- nhượng bán bớt những tài sản thiết bị nào không cần dùng, tài sản cũ, lạc hậu, đầu tư những tài sản thiết bị mới phù hợp điều kiện sản xuất kinh doanh. Đặc biệt được sự hỗ trợ và sự chỉ đạo sát sao của Tổng Công ty lương thực miền Bắc trong việc chỉ đạo và cho phép Công ty mua cung ứng xuất khẩu gạo cho Tổng Công ty tại thị trường miền Nam. 3. Tổ chức mộ báy quản lý. ban Giám đốc PhòngTC-HC Phòng KH-KD Phòng TC-KT XNCB KDLT Phú Tín XNCB KDLT Thanh Hoà XNCB KDLT Sơn Tây XNCB KDLT Thạch Mỹ XNCB KDLT Đan Hoài XNCB KDLT Lương Kỳ XNCB KDLT Sông Đà XNCB KDLT Sông Bôi Cửa Hàng Hà Đông XNCB KDLT Tân Mai XNCB KDLT Yên Lạc + Giám đốc: Giám đốc Công ty do Tổng Giám đốc Công ty Lương thực Miền Bắc (VINAFOODI) bổ nhiệm. Giám đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty là người chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật Nhà nước về điều hành sản xuất kinh doanh - quản lý tiền vốn - tài sản và các nguồn lực khác được giao và kết quả sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. + Phó Giám đốc: Là người được Tổng Giám đốc Công ty Lương thực miền Bắc bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Công ty, là người giúp việc cho Giám đốc Công ty, được phân công điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật của Nhà nước về quyết định của mình. + Các phòng ban: - Phòng Tổ chức - Hành chính: xây dựng phương án đổi mới phương án sắp xếp lao động, xây dựng kế hoạch tiền lương, quản lý việc đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong Công ty cho phù hợp với từng hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. -Phòng Tài chính - Kế toán: Xây dựng quy chế tài chính, kế toán tài chính. Tổ chức thực hiện công tác hạch toán theo đúng chế độ pháp luật của Nhà nước, đồng thời hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ hạch toán nội bộ theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, quy chế tài chính của Công ty. Lập báo cáo tài chính gửi cấp trên và những cơ quan có liên quan. - Phòng Kinh doanh – Kế hoạch: Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, tham mưu cho ban giám đốc, tổ chức chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị trực thuộc sản xuất kinh doanh đúng hướng, đúng pháp luật, có hiệu quả kinh tế và làm tốt công tác thông tin kinh tế. Trực tiếp làm hàng xuất khẩu khi có kế hoạch của Tổng Công ty giao. - Các đơn vị trực thuộc: là đơn vị thể nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng địa phương để giao dịch. Thanh toán, hạch toán kế toán nội bộ, tự chịu trách nhiệm về tình hình tài chính và các hoạt động khác trước pháp luật Nhà nước và Giám đốc Công ty. - Giám đốc xí nghiệp, trưởng cưả hàng trực thuộc chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban Giám đốc, sự chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của các phòng ban chức năng. Căn cứ vào phương hướng chỉ đạo, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và tình hình đặc điểm thực tế của đơn vị để triển khai nhiệm vụ có hiệu quả một cách chủ động, sáng tạo. II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua một số chỉ tiêu phân tích. ĐVT: 1.000VNĐ STT Năm Năm 2003 Năm 2004 Chỉ tiêu KH TN % hoàn thành KH TN % hoàn thành 1 Tổng doanh thu 100.000.000 104.147.607 104,15 125.000.000 131.111.632 104,89 Trong đó: - Doanh thu xuấtkhẩu 2 Tổng chi phí 99.700.000 103.749.982 104,06 124.550.000 130.382.583 104,68 3 Nộp ngân sách Nhà nước 1.397.203 1.644.093 117,67 Trong đó: - Thuế GTGT 1.200.000 1.225.657 104,03 1.250.000 1.305.698 - Thuế TTĐB 9.782 7.828 - Thuế TNDN 204.133 - Thuế đất +MB 161.764 126.434 4 Tổng mứcLợi nhuận sau thuế 300.000 397.625 132,54 450.000 524.915 116,65 5 TNBQ người lao động /tháng 650.000 672.000 103.38 700.000 820.000 117.14 Qua bảng số liệu trên cho thấy kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị là khả quan: Tổng doanh thu năm 2004 so với năm 2003 tăng 26.964.025 nghìn đồng tăng tương ứng 25,89%. Tổng chi phí của năm 2004 cao hơn so với năm 2003 là do tổng doanh thu năm 2004 cao hơn năm 2003. Như vậy là hợp lý. Tổng số nộp ngân sách đạt cũng cao hơn năm 2003 là 246.890 nghìn do có lượng hàng hoá bán ra nhiều hơn. Lợi nhuận sau thuế năm 2004 tăng so với kế hoạch 74.915 nghìn đồng vượt 16,65%. So với năm 2003 tăng 127.290 nghìn đồng tăng 32,01%, là do công ty tổ chức lại bộ máy, mạng lưới hoạt động sản xuất kinh doanh, thanh lý những tài sản cũ không sử dụng, kém hiệu quả. tiết kiệm chi phí, do đó thu nhập bình quân người lao động đã được nâng lên, đời sống dần được cải thiện, giúp người lao động yên tâm, phấn khởi làm việc. Nhìn chung, là một doanh nghiệp mới thành lập, địa bàn quản lý phức tạp, nhiều đơn vị ở xa Công ty, lao động dôi dư không có việc làm, nhưng nhờ có sự nỗ lực phấn đấu của toàn Công ty, dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc Công ty đã tổ chức xắp sếp, đào tạo lại lao động giải quyết một số lao động dôi dư theo nghị định 41 của Chính phủ. Do vậy mà Công ty đã đạt được kết quả tương đối khả quan mặc dù chưa đạt được như sự mong muốn nhưng đã giải quyết được nhiều những tồn tại, đánh dấu một bước phát triển đi lên của doanh nghiệp. Phần II công tác tài chính của Công ty Lương thực Hà Sơn Bình ---------------------------------- I. Tình hình vốn và nguồn vốn: + Công tác huy động vốn của doanh nghiệp: Trong điều kiện vốn Nhà nước cấp có hạn, do vậy kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Để bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh được bình thường, liên tục đơn vị phải huy động vốn bổ sung bằng cách vay ngắn hạn ngân hàng. Biến động và kết cấu tài sản doanh nghiệp ĐVT: 1.000 VNĐ TT Năm 2003 2004 So sánh Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ A TSLĐ & ĐTNH 45.538.479 44.337.698 -1.200.781 -2,64 1 Tiền 2.317.153 3.120.313 803.160 34,66 2 Các khoản ĐTNH 3 Các khoản phải thu 24.682.115 22.088.405 11.468.556 107,99 4 Hàng tồn kho 12. 532.455 15.905.558 3.373.103 26,91 5 TSLĐ khác 5.986.356 3.223.421 -2.762.935 -46,15 6 Chi phí sự nghiệp 20.400 B TSCĐ & ĐTDH 7.465.492 7.325.580 -139.912 -1,87 1 TSCĐ 7.336.927 5.880.862 -1.456.065 -19,85 2 Các khoản ĐTTC dài hạn 115.000 805.000 690.000 3 Chi phí XDCB dở dang 639.718 - 4 Các khoản kq,ký cược dài hạn 13.565 5 Các khoản trả trước dài hạn C Tổng cộng TS 53.003.972 51.663.279 -1.340.693 -2,53 Nhận xét : Nhìn vào số liệu đã tính toán ở bảng phân tích trên cho ta thấy Tổng số tài sản năm 2004 so với 2003 giảm 1.340.693 đồng tơng ứng với -2,53 %. Thể hiện quy mô của tài sản của Công ty giảm đi là do năm 2004 công ty thanh lý một số tài sản cố định cũ lạc hậu không có hiệu quả sản xuất kinh doanh, cụ thể năm 2004 giảm 1.456.065 nghìn đồng tương ứng với 19,85%. Tiền : năm 2004 so với 2003 tăng 803.160 nghìn đồng tương đương với 34,66 %, như vậy phù hợp với điều kiện kinh doanh của Công ty. Các khoản phải thu năm 2004 với 2003 tăng 11.468.556 nghìn đồng tương ứng 107,99 % đây là biểu hiện chưa tốt về thu hồi vốn lưu động của Công ty. Hàng tồn kho năm 2004 so với 2003 tăng 3.373.103 nghìn đồng điều này chứng tỏ Công ty chưa thực hiện tốt trong khâu Mua - Bán, dự trữ hàng hóa. TSLĐ khác giảm 2.762.935 nghìn đồng tương ứng -46,15 % do tạm ứng cho các cửa hàng triển khai nhiệm vụ chưa được thanh toán. Tình hình biến động về nguồn vốn của doanh nghiệp ĐVT: 1.000 VNĐ TT Chỉ tiêu 2003 2004 So sánh Số tiền Tỷ lệ% A Nợ phải trả 32.925.647 31.991.242 -934.405 -2,84 I Nợ ngắn hạn 32.712.508 31.932.619 -779.889 -2,38 1 Vay ngắn hạn 7.417.000 10.559.000 3.142.000 42,36 2 Nợ dài hạn đến hạn trả 3 Phải trả ngời bán 6.645.685 4.389.219 -2.256.466 -33,95 4 Ngời mua trả tiền trước 380 5 Thuế & các khoản phải nôp 466.439 446.440 -19.999 -4,29 6 Phải trả CNV 507.708 989.246 481538 7 Phải trả nội bộ 16.263.508 14.867.691 -1.395.817 -8,58 8 Phải trả, phải nộp khác 1.411.785 681.021 -730.764 -51,76 II Nợ khác 213.139 58.622 -154.517 -72,50 1 Chi phí phải trả 8.239 58.622 50.383 B Nguồn vốn CSH 20.078.325 19.672.036 -406.288 -2,02 1 Nguồn quỹ 20.013.729 19.460.337 -553.392 -2,77 2 Nguồn vốn kinh doanh 17.484.509 17.212.260 -272.249 -1,56 + Vốn cố dịnh 9.173.171 8.048.416 -1.124.755 -12,26 +Vốn lưu động 8.311.337 9.163.843 825.506 10,26 3 Các quỹ 2.529.220 2.248.077 -719.250 -24,24 III Nguồn KP, quỹ khác 64.596 211.699 147.103 227,73 1 Tổng cộng 53.003.972 51.663.279 -1.340.693 -2,53 Nhận xét : Theo kết quả phân tích trên ta thấy chỉ tiêu Nợ phải trả năm 2004/2003 giảm 934.405 đồng tương ứg với -2,84 %, chủ yếu giảm phải trả cho các đơn vị nội bộ, phải trả người bán, phải trả phải nộp khác, Các khoản nợ khác giảm 154.517 nghìn đồng tương ứng -72,5%. Về nguồn vốn chủ sở hữu năm 2004 giảm so với năm 2003 là 406.288 nghìn đồng tương ứng với -2,02 %, chủ yếu là giảm nguồn vốn kinh doanh, trong đó giảm nguồn vốn cố định là 1.124.755 tương ứng với -12,26% là do công ty đã thanh lý một số tài sản cũ, lạc hậu sử dụng không có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Trong khi đó nguồn vốn lưu động tăng 825.506 nghìn đồng tương ứng 10,26% là rất tốt đây là nguồn vồn bổ xung phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ii. Công tác phân cấp quản lý tài chính của Công ty: Nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của các doanh nghiệp nói chung và của Công ty nói riêng là kinh doanh, sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Cho nên yêu cầu của bộ máy quản lý tài chính vừa tinh giảm gọn nhẹ vừa đảm bảo được yêu cầu của Công ty đề ra. Phòng tài chính kế toán là phòng chức năng chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quản lý tài chính của đơn vị. Do vậy mà công tác phân cấp quản lý tài chính được phân cấp như sau: + Giữa doanh nghiệp với cấp trên: Công ty được Tổng Công ty giao vốn Nhà nước toàn cơ sở với số liệu hợp nhất giữa hai Công ty. Công ty Lương thực Hà Tây và Công ty Lương thực Hoà Bình, Công ty có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao. + Giữa doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc: Các đơn vị (cửa hàng, xí nghiệp) là đơn vị trực thuộc Công ty. Các đơn vị trực thuộc được vay vốn lưu động, được uỷ quyền quản lý tài sản, lao động, được đăng ký kinh doanh, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng để thanh toán và giao dịch. Hạch toán kế toán phụ thuộc, hàng quý, hàng năm có báo cáo tài chính, thực hiện kinh doanh lấy thu bù chi và có lãi. Giám đốc các xí nghiệp trực thuộc chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật Nhà nước về việc quản lý vốn và tài sản của đơn vị mình, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Được Giám đốc Công ty cho vay vốn lưu động định mức của năm tài chính để sản xuất kinh doanh. Hoặc Giám đốc uỷ quyền vay ngân hàng từng lần. Song mỗi lần vay phải có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, phải trả lãi suất cho Công ty và ngân hàng và trả nợ đúng kỳ hạn mọi khoản vay. Riêng phần vay vốn lưu động định mức là do Công ty lấy từ nguồn vốn lưu động của Công ty cho vay và thu lãi có tính chất nội bộ bằng tỷ suất thu sử dụng vốn Nhà nước quy định. Đơn vị trực thuộc được mua sắm công cụ, dụng cụ thông thường, có giá trị nhỏ để phục vụ cho sản xuất kinh doanh và được phân bổ một lần vào chi phí hay giá thành sản phẩm. Những tài sản lớn có giá trị lớn phải lập kế hoạch mua sắm và được Công ty phê duyệt thì được phân bổ dần vào chi phí hoặc giá thành qua chi phí chờ phân bổ của đơn vị. Đơn vị trực thuộc không được nhượng bán, cầm cố thế chấp, thanh lý tài sản cố định. Trường hợp cho thuê tài sản như nhà cửa, kho tàng... lúc nhàn rỗi chưa sử dụng phải có văn bản báo cáo Công ty. Đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm về tài sản thừa thiếu, tổn thất, công nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đơn vị trực thuộc phải chấp hành nghiêm chỉnh việc điều tiết vốn, tài sản và các nguồn lực khác khi Công ty điều động. Đơn vị trực thuộc phải đảm bảo nghĩa vụ tài chính các khoản nộp như sau: + Khấu hao tài sản cố định + BHXH, BHYT, KPCĐ + Các loại thuế theo luật định + Thu sử dụng vốn + Toàn bộ lợi nhuận về Công ty + Lãi vay ngân hàng (nếu có) * Phân cấp quản lý doanh thu - Chi phí và giá thành. Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu về hoạt động tài chính và doanh thu khác. - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi trừ đi các khoản chiết khấu, giảm trừ... - Doanh thu hoạt động tài chính: + Tiền lãi cho vay; lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, chiết khấu thanh toán, lãi cho thuê tài chính. + Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản. + Cổ tức được chia + Thu nhập từ đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn + Thu nhập từ các khoản đầu tư khác. + Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá. - Doanh thu khác: + Doanh thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định +Doanh thu phạt từ vi phạm hợp đồng + Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý + Các khoản thuế được ngân sách hoàn lại... + Các khoản thu nhập từ năm trước bị bỏ quên... Chi phí của doanh nghiệp bao gồm chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác. - Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: nguyên, nhiên,vật liệu, tiền lương và phụ cấp lương và các khoản trích theo lương, khấu hao tài sản cố định, dịch vụ thuê ngoài, và chi phí bằng tiền khác... - Chi phí hoạt động tài chính: các khoản chi cho hoạt động tài chính, chi phí đi vay, cho vay, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ do chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ... - Chi phí khác: là những khoản chi do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, tiền bị phạt cho vi phạm hợp đồng, bị phạt thuế, các khoản chi do kế toán bỏ quên hay hạch toán nhầm khi ghi sổ, các chi phí khác. * Phân cấp về thanh toán với ngân sách: Toàn Công ty có áp dụng phương pháp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. - Văn phòng Công ty: kê khai các loại thuế phải nộp và các loại thuế được khấu trừ. Nộp kê khai tại Cục thuế Hà Tây và nộp thuế tại Kho bạc tỉnh Hà Tây. - Các đơn vị trực thuộc: tự kê khai các khoản thuế phải nộp và các loại thuế được khấu trừ với Chi cục thuế địa phương, nộp thuế tại kho bạc huyện, thị... * Phân cấp trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp: Lợi nhuận của Công ty là tổng lợi nhuận của các đơn vị trực thuộc và khối văn phòng Công ty theo quyết toán hàng năm. Việc phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ của doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Nhà nước và theo quy chế tài chính của Tổng Công ty. Đơn vị cơ sở hạch toán phụ thuộc nên không được trích lập 3 quỹ, nếu có lãi sẽ được Công ty xem xét bổ sung vào quỹ lương đơn giá và được điều tiết một phần quỹ khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi. * Phân cấp về quản lý đầu tư: Công ty có quyền sử dụng vốn, tài sản, quyền sử dụng đất thuộc quyền quản lý của Công ty để đầu tư ra ngoài Công ty. Riêng việc dùng quyền sử dụng đất phải tuân thủ quy định của pháp luật, luật đất đai .Việc đầu tư phải đảm bảo có hiệu quả, bảo toàn vốn, phát triển vốn, tăng thu nhập và không ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của đơn vị và phải có phương án trình Tổng Công ty. Bao gồm, như mua trái phiếu, cổ phiếu, liên doanh góp vốn, cổ phần với doanh nghiệp khác... và không được đầu tư vào các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác do bố mẹ, vợ chồng, con của Giám đốc là người quản lý điều hành, hoặc chủ sở hữu. iII.công tác Kế hoạch hoá tài chính của công ty. - Giám đốc Công ty uỷ quyền cho trưởng phòng tài chính kế toán xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm cho phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm trình Tổng Công ty. Trên cơ sở kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính được Tổng Công ty phê duyệt, Công ty triển khai thực hiện đầy đủ, đúng yêu cầu bảo đảm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch tổng Công ty đã giao. - Công tác quyết toán: Đối với đơn vị trực thuộc: phải lập báo cáo kế toán hàng quý, năm gửi Công ty. Đối với Công ty: quyết toán tài chính của Công ty là tổng hợp báo cáo quyết toán tài chính của khối văn phòng và các đơn vị trực thuộc. Phải lập hàng quý, năm gứi Tổng Công ty lương thực miền Bắc và các cơ quan có liên quan như: Cục thuế, Ngân hàng, Cục thống kê... IV.tình hình tài chính công ty 1/Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ĐVT: 1.000 VNĐ TT Chỉ tiêu 2003 2004 So sánh tăng giảm Số tuyệt đối Tỷ lệ 1 Doanh thu bán hàng 103.847.810 129.097.178 25.249368 24,31 2 Tổng vốn kinh doanh bình quân 20.078.325 19.672.036 -406.289 -2,02 3 Lợi nhuận 397.625 524.915 127.290 32,01 4 Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh 9,54 10,40 0,86 5,24 5 HS lợi nhuận trên vốn kinh doanh 0,02 0,03 0,01 50 Căn cứ vào số liệu trên bảng ta có nhận xét: Công ty sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả bởi vì hệ số doanh thu trên vốn và hệ số lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, nguyên nhân là do doanh thu và lợi nhuận tăng và vốn bình quân lại giảm. +Số lần luân chuyển vốn kinh doanh : Số lần luân chuyển vốn kinh doanh = Tổng mức doanh thu thuần thực hiện Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ - Năm 2003 = 103.847.810 = 5,17 20.078.535 - Năm 2004 = 129.097.178 = 6,56 19.672.036 Chỉ tiêu này cho ta biết số lần luân chuyển vốn kinh doanh năm 2004 cao hơn năm 2003, như vậy công ty đã luân chuển tốt vốn trong sản xuất kinh doanh. + Số ngày luân chuyển vốn : Số ngày luân chuyển vốn = 360 số lần luân chuyển vốn - Năm 2003 = 360 = 69,63ngày/v 5,17 - Năm 2004 = 360 = 54,88ngày/v 6,56 Chỉ tiêu này cho biết số ngày luân chuyển vốn kinh doanh của công ty năm 2004 tốt hơn năm 2003. + Mức danh lợi của vốn kinh doanh: Mức danh lợi vốn kinh doanh = Tổng mức lợi nhuận thực hiện trong kỳ Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ - Năm 2003 = 397.625 = 0.02 20.078.325 - Năm 2004 = 524.915 = 0.03 19.672.036 Qua phân tích chỉ tiêu này ta biết mức danh lợi vốn kinh doanh năm 2004 cao hơn năm 2003. 2. Các chỉ tiêu về hiệu quả chi phí kinh doanh. Hệ số chi phí kinh doanh = Tổng mức doanh thu thuần thực hiện Tổng mức chi phí trong kỳ - Năm 2003 = 104.147.607 = 1,0 103.749.982 - Năm 2004 = 131.111.632 = 1,01 130.382.583 Chỉ tiêu này cho ta biết cứ một đồng chi phí sẽ tạo ra bao nhiêu doanh thu thuần. Qua số liệu trên cho biết hệ số chi phí kinh doanh năm 2004 cao hơn năm 2003.Công ty cần tiết kiệm chi phí tăng thêm lợi nhuận. Hệ số lợi nhuận kinh doanh = Tổng mức lợi nhuận thực hiện trong kỳ(trước thuế) Tổng mức chi phí thực hiện trong kỳ - Năm 2003 = 397.625 = 0,00 103.749.982 - Năm 2004 = 729.048 = 0,01 130.382.583 Chỉ tiêu này cho ta biết cứ một đồng chi phí thì sẽ tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Qua phân tích cho thấy hệ số lợi nhuận năm 2004 cao hơn năm 2003, đơn vị đã quản lý và sử dụng chi phí hiệu quả. 3. Tình hình thanh toán với ngân sách. Toàn doanh nghiệp áp dụng phương pháp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, còn các sắc thuế khác theo quy định của Luật thuế hiện hành. + Năm 2003 ĐVT: 1.000VNĐ Các chỉ tiêu thuế Số còn lại đầu năm Số phải nộp trong kỳ Số đã nộp trong kỳ Số còn phải nộp trong kỳ 1. Thuế GTGT 20.000 1.225.657 1.245.657 - 2. Thuế TTĐB - 97.828 97.828 - 3. Thuế TNDN - - - 4. Thu tiền vốn - - - - 5. Thuế MB + Đất 161.764 161.764 - + Năm 2004 ĐVT: 1.000VNĐ Các chỉ tiêu thuế Số còn lại đầu năm Số phải nộp trong kỳ Số đã nộp trong kỳ Số còn phải nộp trong kỳ 1. Thuế GTGT 1.305.698 1.305.698 - 2. Thuế TTĐB 7.828 7.828 - 3. Thuế TNDN 204.133 204.133 - 4. Thu tiền vốn - - - 5. Thuế MB + Đất 126.434 126.434 - Qua số liệu trên cho thấy tình hình chấp hành về thanh toán với ngân sách Nhà nước Công ty thực hiện tốt. năm 2004 công ty nộp ngân sách nhiều hơn năm 2003. Thể hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước. 4. Các chỉ tiêu về bảo toàn, phát triển vốn kinh doanh của doanh nghiệp +Mức bảo toàn và tốc độ tăng trưởng vốn : Mức bảo toàn tăng trưởng vốn hàng năm = Vdkỳ - Vckỳ + Năm 2003 20.078.325 – 20.078.325 x 1= 0% + Năm 2004 19.672.036 – 19.672.036 x 1 = 0% Tốc độ tăng trưởng vốn hàng năm = Vck – Vđkỳ Vc k + Năm 2003 Tốc độ tăng = 20.078.325 – 20.078.325 x1 = 0% 20.078.325 + Năm 2004 Tốc độ tăng = 19.672.036 – 19.672.036 x1 = 0% 19.672.036 Qua số liệu tính toán hai năm 2003, 2004 ta thấy mức bảo toàn và tốc độ tăng trưởng vốn hàng năm của công ty hai năm đều bằng không. Trong những năm tới đơn vị cần phải mở rộng thị trường, kinh doanh đa dạng mặt hàng để không những bảo toàn mà còn phát triển được vốn kinh doanh. 5. Công tác kiểm tra,kiểm soát của doanh nghiệp - Hàng quý, năm Công ty được Tổng Công ty duyệt báo cáo tài chính, nếu phát hiện có gì sai, Tổng Công ty yêu cầu Công ty phải làm lại cho đúng với quy chế tài chính của Tổng Công ty. - Hàng năm Cục thuế tỉnh kiểm tra về tình hình chấp hành luật thuế như kê khai thuế phải nộp và kê khai thuế được khấu trừ, các khoản chi phí hợp lý trong kinh doanh. - Trong nội bộ Công ty: Việc kiểm tra, kiểm soát các đơn vị trực thuộc được tiến hành thường xuyên qua báo cáo hàng quý, năm. Nếu thấy có dấu hiệu vi phạm thì phải thành lập tổ kiểm tra để kiểm tra - xem xét sự việc.Bao gồm: thanh tra nhân dân, phòng tài chính kế toán.... Kết quả kiểm tra được Hội đồng xử lý - kỷ luật - khen thưởng của Công ty xem xét và ra quyết định kỷ luật tương xứng với sai phạm mắc phải để kịp thời sửa chữa, uốn nắn cho đúng với quy chế mà Công ty đề ra. Phần III Tình hình tổ chức thực hiện công tác kế toán tại Công ty Lương thực Hà Sơn Bình --------------------- I/ Đặc điểm Tổ chức kế toán công ty 1/Tổ chức bộ máy kế toán trưởng phòng TC-KT Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp Phó phòng kế toán kiêm tổng hợp kho hàng Kế toán TSCĐ công nợ Kế toán quỹ - ngân hàng Kế toán văn phòng tổng hợp thuế 11 bộ phận kế toán trực tiếp ở cơ sở Tại phòng kế toán chịu trách nhiệm hạch toán toàn bộ các nghiệm vụ kinh tế phát sinh trực tiếp tại văn phòng Công ty và tổng hợp số liệu toàn Công ty. Phòng Tài chính kế toán gồm 6 người; phần hành của từng người như sau: - Trưởng phòng kế toán: Là người lãnh đạo và chịu trách nhiệm chung về kế hoạch kế toán, kế hoạch tài chính. Chịu trách nhiệm thông tin kế toán lên Giám đốc và các cơ quan có thẩm quyền, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật Nhà nước về số liệu đã báo cáo. - Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp: Phó phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng, kiêm tổng hợp tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, chịu trách nhiệm lập báo cáo, các bảng biểu, số sách kế toán cuối quý, cuối năm. - Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp kho hàng hoá: Là người giúp việc cho trưởng phòng kiêm tổng hợp tình hình biến động hàng hoá toàn Công ty, lên báo cáo kho hàng hàng quý, năm. -Kế toán thanh toán, ngân hàng: Theo dõi tiền mặt, tiền gửi, tiền vay ngân hàng... Tổng hợp báo cáo phí lưu thông toàn Công ty. Lập báo cáo phí lưu thông cuối quý, năm. - Kế toán tài sản cố định, công nợ: Theo dõi tổng hợp các loại tài sản cố định toàn Công ty, lập kế hoạch khấu hao, theo dõi tăng, giảm tài sản cố định, công nợ toàn Công ty . - Kế toán văn phòng, tổng hợp thuế: Tính toán và theo dõi các khoản phải nộp ngân sách. Lập tờ khai thuế phải nộp và thuế được khấu trừ. Lập báo cáo văn phòng Công ty hàng quý, năm. 2.Hình thức và kế toán áp dụng - Hình thức kế toán áp dụng: phương pháp chứng từ ghi sổ. Công ty áp dụng chủ yếu là hình thức chứng từ ghi sổ vào công tác kế toán. Đây là hình thức hợp với mọi loại hình đơn vị, thuận tiện cho việc áp dụng máy tính. -Sổ quỹ Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp chứng từ gốc Bảng tổng hợp chi tiết Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sơ đồ hình thức kế toán chứng từ ghi sổ : Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính 3.Chính sách kế toán * Chế độ kế toán áp dụng: Theo quyết định 1141 * Chính sách kế toán : - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đầu năm kết thúc ngày 31 tháng12 - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: theo phương pháp xuất giá đích danh từng lô hàng. - Phương pháp tính giá gốc hàng tồn kho: theo phương pháp giá đích danh . - Phương pháp tính thuế GTGT : theo phương pháp khấu trừ - phương pháp tính khấu hao : Theo phương pháp đường thẳng. II/ Tình hình thực hiện công tác kế toán : 1/Hạch toán ban đầu: * Các chứng từ sử dụng: - hoá đơn mua bán hàng hoá. - bảng kê mua bán hàng hoá. - phiếu nhập, xuất hàng hoá. - phiếu thu , phiếu chi. - bảng thanh toán lương. * Tình hình luân chuyển chứng từ: + Văn Phòng Công ty + XN, cửa hàng Báo cáo tài chính Tổng hợp Lập chứng từ NVKT phát sinh Tổng hợp Ghi sổ kế toán BC kế toán văn phòng Lập chứng từ NVKT phát sinh Tổng hợp Ghi sổ kế toán BC XN, cửa hàng * Nhận xét : hạch toán ban đầu của doanh nghiệp có vai trò quan trọng nó thường xuyên cung cấp toàn bộ thông tin về tình hình tài sản và sự vận động của những tài sản trong các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp. 2. Vận dụng tài khoản a. Hệ thống tài khoản công ty sử dụng: Số thứ tự Tên tài khoản Số hiệu Cấp 1 Cấp2 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 -Tiền mặt - Đầu tư ngắn hạn - Phải thu của khách hàng - Phải thu nội bộ - Phải thu khác - Tạm ứng - Công cụ dụng cụ - Hàng hoá - Tài sản cố định + TSCĐ hữu hình + TSCĐ vô hình - Đầu tư chứng khoán dài hạn - Ký quỹ, ký cược dài hạn - Vay ngắn hạn - Phải trả cho người bán - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước - Phải trả CNV - Phải trả nội bộ - Phải trả phải nộp khác - Nguồn vốn kinh doanh - Quỹ đầu tư phát triển - Quỹ dự phòng tài chính - Quỹ khen thưởng phúc lợi - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí quản lý doanh nghiệp - Thu nhập khác - Chi phí khác - Xác định kết quả sản xuất kinh doanh - TK111 - TK112 - TK128 - TK131 - TK136 - TK138 - Tk 141 - TK 153 - TK 156 - 211 - 213 - 221 - 244 - 311 - 331 - 333 - 334 - 336 -338 - 411 - 414 - 415 - 431 - 511 - 515 - 642 - 711 - 811 - 911 -Chi tiết cho từng khách hàng -1361,1368 -1381,1388 - chi tiết cho từng đối tượng - 1531,1532 - 1561,1562 - 2112,2113,2115,2118 - 2131,2138 - 2211,2212 -3331,33311,3332,3334, 3337,3338,3339 - 3382,3383,3384,3388 - 4311,4312,4313 - 5111,5113 6421,6422,6423,6424,6425,6427 b/ Hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu: + Kế toán nghiệp vụ mua hàng và thanh toán tiền mua: Tài khoản áp dụng: TK 156, 157, 331, 111, 112, 138, 141, 133, 311, 338, 632 - Mua hàng hoá nhập kho: Nợ TK 156 : Hàng hoá Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ Có 331 : Số phải trả người bán bao gồm cả thuế VAT Khi thanh toán cho người bán Nợ TK 331 :Số tiền phải trả Có TK 111, 112 : Số tiền thực tế thanh toán Có TK 156,157,632: Hàng trả lại, chiếu khấu TM được hưởng - Hàng mua gửi bán thẳng không qua kho: Nợ TK157 : Hàng gửi bán (giá chưa có thuế) Nợ TK133 : Thuế VAT đợc khấu trừ Có TK111,112: Thanh toán bằng TM, TG Có TK331 : Nếu là mua chịu của người bán - Hàng mua đợc giao tay ba: Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán Nợ TK 133 : Thuế VAT đợc khấu trừ Có TK 111,112: Giá thanh toán - Hàng trả lại hoặc được giảm giá: Nợ TK 111, 112, 331 : Tổng giá thanh toán Có TK 156 : Hàng hoá Có TK 133 : Thuế VAT đợc khấu trừ - Hàng mua bị thiếu hụt tự nhiên, kế toán ghi: Nợ TK 156 : Hàng hoá Nợ TK 133 : Thuế VAT đợc khấu trừ Có TK 111,112,331: Giá thanh toán -Hàng thiếu do các nguyên nhân khác: Nợ TK 331 :Nếu là do đơn vị gửi thiếu Nợ TK 138 : Nếu là do cán bộ áp tải Có TK 111, 112 : Trị giá hàng thiếu + Hàng thừa: - Do nguyên nhân khách quan, xử lý vào thu nhập bất thường. Nợ TK 156 : hàng hoá Có TK 711 : Thu nhập bất thường - Nếu do bên bán gửi thừa, đơn vị coi nh hàng hoá nhận gửi hộ: Nợ TK 002 Khi trả lại: Có TK 002 -Chưa xác định nguyên nhân: Nợ TK 156 : Hàng hoá Có TK 338 : Phải trả, phải nộp khác -Xử lý: Nợ TK 338 : Phải trả, phải nộp khác Có TK111,112,331: Chấp nhận mua lại lô hàng Có TK 156 : Nếu trả lại bằng hàng hoá + Kế toán tiêu thụ: - Khi xuất hàng hoá chuyển thẳng đến đơn vị mua, căn cứ vào trị giá xuất kho kế toán ghi: Nợ TK 157 : Hàng gửi bán Có TK 156 : Hàng hoá - Khi phát sinh chi phí khác: Nợ TK138 : Phải trả khác Có TK 153 : Bao bì theo hàng Có TK 111,112 : Chi phí vậnchuyển, bốc xếp do bên mua phải chịu - Doanh thu bán hàng: Nợ TK 111,112,131 : Tổng giá trị thanh toán Có TK 511 : Giá cha có thuế Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp - Phản ánh hàng hoá bị trả lại. + Trờng hợp chuyển bán, khi bên mua nhận đợc từ chối ngay (khi chưa xác định là tiêu thụ). Nợ TK 156 Có TK 157 :Nhập lại hàng hoá gửi bán bị trảlại +Nếu gửi bán mà bị trả lại khi đã xác định là tiêu thụ: Nợ TK 531 : Trị giá hàng hoá bị trả lại Nợ TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp Có Tk 111,112,131: Trị giá trả lại - Phản ánh nghiệp vụ giảm giá hàng bán Nợ TK 532 : Trị giá hàng hoá giảm giá Nợ Tk 3331 : Thuế VAT phải nộp Có TK 111,112,131: Tổng trị giá lô hàng giảm giám Cuối kỳ kết chuyển Nợ TK 511 : Doanh thu Có TK 532 : Trị giá lô hàng giảm giá - Chiết khấu thơg mại: Nợ TK 521 : Số tiền chuết khấu TM Nợ TK 333 : Thuế VAT phải nộp Có TK111,112,131: Tổng trị giá chiết khấu Cuối kỳ kết chuyển Nợ TK 511 Có TK 521 Trị giá chiết khấu TM - Chiếu khấu thanh toán Nợ TK 635 : Chi phí tài chính Nợ TK111,112 : TM, TG ngân hàng Có TK 131 :Phải thu khách hàng - Bán hàng đại lý: Nợ TK 111,112,131 : Tổng giá thanh toán hàng hoá Nợ TK641 : Hoa hồng đại lý Có TK511 : Doanh thu bán hàng cha thuế Có TK 3331 : Thuế VAT phải nộp - Xuấthàng theo giá vốn: Nợ TK 632 : Giá vốn hàng hoá Có TK 156 - Cuối kỳ kết chuyển giá vốn vào kết quả kinh doanh: Nợ TK 911 Có TK632 : Trị giá vốn hàng bán + Kế toán tài sản cố định Tài sản cố định là những tài sản lớn, sử dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. trong quá trình sử dụng tài sản bị hao mòn và được chuyển dần vào chi phí sản xuất kinh doanh. + Kế toán tăng TSCĐ Nợ TK 211 Có TK 441 : TS do Nhà nước cấp - Mua TSCĐ là vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất : Nợ TK 211 : TSCĐ là nhà cửa –VKT Nợ TK 213 : Quyền sử dụng đất Nợ TK 133 : Thuế VAT được khấu trừ Có TK 111,112,131 : Tổng giá trị thanh toán Đồng thời bút toán ghi tăng tài sản cố định, kế toán phải kết chuyển nguồn vốn đối với trường hợp mua bằng nguồn vốn quỹ của doanh nghiệp như quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi, nguồn vốn đầu tư xây dung cơ bản để tăng vốn kinh doanh. Nợ Tk 414 : Quỹ đầu tư phát triển Nợ TK 431(2) : Quỹ phúc lợi Nợ TK 441 : Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản Có TK : Tăng nguồn vốn kinh doanh + Kế toán tài sản cố định : - Giảm do nhượng bán: Nợ Tk 111,112,131 : Tổng giá thanh toán Có TK 711 : Giá bán chưa có thuế Có TK 333(1) : Thuế phải nộp - Xoá sổ tài sản cố định : Nợ TK 811 : Phần giá trị còn lại Nợ TK 214(1) : Giá trị hao mòn luỹ kế Có TK 211 : Nguyên giá tài sản cố định Nếu có chi phí tháo dỡ, môi giới… Nợ TK 811 Nợ TK 133 Có TK 111,112 - Thanh lý tài sản cố định : Xoá sổ tài sản cố định : Nợ TK 811 : Giá trị còn lại Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn Số tiền thu thanh lý : Nợ TK 111,112,152 Có TK 711 Nếu có chi phí trong quá trình thanh lý : Nợ TK 811 Nợ TK 133 Có TK 111, 113 + Chuyển thành tài sản cố định công cụ - dụng cụ : Nợ TK 153 Có TK 211 : Nếu là giá trị mới trưa sử dụng Nợ Tk 142(1), 242 : Giá trị còn lại của TSCĐ lớn Nợ TK 214 : Hao mòn luỹ kế Có TK 211 : Nguyên giá TSCĐ Nợ TK 641, 642 : Giá trị còn lại của TSCĐ nhỏ Nợ TK 214 : Hao mòn luỹ kế Có TK 211 : Nguyên giá TSCĐ + Kế toán khấu hao TSCĐ Định kỳ, căn cứ vào kế hoạch khấu hao hàng quý , hàng năm, kế toán ghi : Nợ TK 641,642,627 : Chi phí kinh doanh, sản xuất Có TK 214 : Hao mòn Đồng thời ghi : Nợ TK 009 Nếu TSCĐ ding vào phúc lợi, sự nghiệp thì hàng tháng, quý không tính vào khấu hao. Khấu hao được tính một lần vào ngày cuối cùng của niên độ kế toán. Nợ TK 431 (3) Cớ TK 214 : Giá trị hao mòn 1 năm + Kế toán sửa chữa - Đối với sửa chữa nhỏ, đơn vị hạch toán vào chi phí giá thành sản phẩm. Nợ TK 641,642,627 Cò TK 111, 112, 331 - Đối với sửa chữa lớn: Nợ TK 241(3) : Chi phí sửa chữa lớn Nợ TK 133 : Thuế VAT được khấu trừ Có TK 331 - Khi thanh toán tiền : Nợ TK 331 Có TK 111, 112 : Tổng giá thanh toán Nếu doanh nghiệp tự làm : Nợ TK 241 (3) Có TK 152, 153, 214, 334, 338, 111, 112 + Kế toán tiền lương và BHXH - Hàng tháng tính lương phải trả cho cán bộ công nhân viên: Nợ TK 641, 642 Có TK 334 - Trích BHXH,BHYT,Kinh phí công đoàn: Nợ TK 641,642 : 19% Có TK 338 (1) : 15% BHXH Có TK 338 (3) : 2% BHYT Có TK 338 (4) : 2% Kinh phí công đoàn - Khi thu 6% của người lao động (trừ vào lương) Nợ TK 334 : 6% Có TK 338 (1) : 5% BHXH Có TK 338 (3) : 1% BHYT - Khi nộp về bảo hiểm xã hội: Nợ TK 338(1), 338(3), 338(4) : 25% Có TK 111,112 + Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp : Doanh nghiệp sử dụng TK 641, 642 trình tự hạch toán nh sau : - Hàng tháng tính lương phải trả công nhân viên ở bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp Nợ TK 641,642 Có TK 334 : Tiền lương phải trả - Trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn trên tiền lương phải trả Nợ TK 641,642 Có TK 338, (2,3,4) : BHXH, BHYT, KPCĐ - Khi xuất kho công cụ dụng cụ sử dụng bộ phận bán hàng Nợ TK 641,642 Có TK 152 : Nguyên, nhiên vật liệu Có TK 153 : Công cụ – dụng cụ loại phân bổ 100% Có TK 142(1) : Phân bổ 50% giá trị công cụ - Khi trích khấu hao TSCĐ Nợ TK 641,642 Có TK 214 : Kháu hao TSCĐ Có TK 331 : Chi phí dịch vụ mua ngoài + Kế toán kết quả phân phối thu nhập - Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911 kết quả sản xuất kinh doanh. Nợ TK 911 Có TK 641 : Kết chuyển chi phí Có TK 642 Có TK 811 - Cuố kỳ kết chuyển giá vốn : Nợ TK 911 Có TK 632 : Kết chuyển giá vốn - Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần sang kết quả sản xuất kinh doanh. Nợ TK 515, 511, 711 Có TK 911 : Doanh thu thuần - Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính. Nợ TK 911 Có TK 635 : Chi phí hoạt động tài chính - cuối kỳ kết chuyển hoạt động khác : Nợ TK911 : Nếu là lãi Có TK 421 Nợ TK 421 Có TK 911 : Nếu là lỗ + Kế toán phân phối thu nhập: Sau khi kế toán được duyệt, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của nhà nước, công ty trích lập các quỹ: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, phần còn lại trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi. - Trích lập quỹ từ phần lợi nhuận để lại: Nợ TK 421 Có TK 411 - Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp : Nợ TK 333(4) Có TK 111, 112 - Khi quyết toán được duyệt chính thức: Nợ TK 421 : Nếu số tạm trích nhỏ hơn quyết toán được duyệ tthì trích thêm Có TK 333 Nếu số đã nộp nhỏ hơn số đã nộp thì ngân sách được hoàn trả hoặc bù trừ vào số thuế phải nộp năm sau. - Nhận xét : Tình hình vận dụng tài khoản kế toán thống nhất và xây dung danh mục các tài khoản kế toán chi tiết ở doanh nghiệp, phản ánh toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Đã xác định đầy đủ nội dung ghi chép phản ánh ở từng tài khoản phù hợp với quy định của chế độ kế toán. Tổ chức hệ thống sổ kế toán * Các sổ kế toán công ty áp dụng: - Sổ sách kế toán: +Sổ cái: Là sổ phân loại (ghi theo hệ thống) dùng để hạch toán tổng hợp. Mỗi tài khoản được phản ánh trên một vài trang sổ cái (có kết hợp phản ánh chi tiết) theo kiểu nhiều cột hay ít cột. + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Là sổ ghi theo thời gian phản ánh toàn bộ chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng. Sổ này nhằm quản lý chặt chẽ chứng từ ghi sổ và kiểm tra, đối chiếu số liệu với sổ cái. Mọi chứng từ ghi sổ sau khi lập xong đều phải đăng ký vào sổ này để lấy số liệu và ngày tháng. Số hiệu của chứng từ ghi sổ được đánh liên tục từ đầu tháng (hoặc đầu năm) đến cuối tháng (hoặc cuối năm). Ngày tháng trên chứng từ ghi sổ tính theo ngày ghi "Sổ đăng ký chứng từ". + Sổ nhật ký chung +Sổ kế toán chi tiết: cung cấp thông tin chi tiết cụ thể về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh + Bảng cân đối tài khoản: dùng để phản ánh tình hình đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và tình hình cuối kỳ của các loại tài sản và nguồn vốn với mục đích kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép cũng như cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý. + Sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. + Sổ kho. + Các sổ và thẻ chi tiết: Sổ chi tiết công nợ, sổ chi tiết nguyên vật liệu hàng hoá, Dùng để phản ánh các đối tượng cần hạch toán chi tiết (vật liệu, dụng cụ, tài sản cố định, chi phí sản xuất kinh doanh, tiêu thụ...) Ưu nhược điểm của các sổ kế toán mà công ty áp dụng: ưu điểm: việc ghi chép trên các sổ kế toán tương đối đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra, công việc kế toán dàn đều trong tháng, do đó dễ phân công công tác kế toán. Nhược điểm: ghi trùng lắp nhiều làm cho công việc kế toán tăng lên. Sử dụng nhiều sổ kế toán nên đòi hỏi phải làm đồng thời và thường xuyên kiểm tra đối chiếu nhất là vào cuối tháng. II. Hệ thống báo cáo tài chính kế toán. Thông thường Công ty sử dụng các báo cáo tài chính nh sau: STT Tên báo cáo Ngời lập Kỳ hạn báo cáo Thời điểm lập Nơi nhận 1 Báo cáo kết quả sx kinh doanh KT T.Hợp Quý C. Kỳ Tổng công.ty, Cục thuế, Cục thống kê Sở tài chính 2 Bảng cân đối kế toán _ Quý C. Kỳ 3 báo cáo lu chuyển tiền tệ _ Quý C. Kỳ 4 Thuyết minh báo cáo tài chính _ Quý C. Kỳ 5 Bảng cân đối số phát sinh _ Quý C. Kỳ Nhận xét: hệ thống báo cáo tài chính của công ty được thực hiện đầy đủ và chính sác phù hợp với các quy định của chế độ kế toán Nhà Nước. Phần IV Công tác phân tích hoạt động kinh tế tại Công ty Lương thực Hà Sơn Bình -------------------------- I/ Tình hình tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh tế ở doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh tế là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ diễn biến và kết quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Qua đó làm rõ chất lượng sản xuất kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng và các nguồn tiềm năng có thể khai thác để từ đó có những biện pháp, phương án nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhận thức rõ được vai trò của phân tích hoạt động kinh tế, Công ty Lương thực Hà Sơn Bình đã thường xuyên tiến hành phân tích hoạt động kinh tế nhằm giúp lãnh đạo trong khâu tài chính, lỗ - lãi để từ đó đưa ra những quyết sách thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn trong sản xuất kinh doanh. Để công việc được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục Giám đốc Công ty đã giao nhiệm vụ cho đồng chí Trưởng phòng kế toán phân tích từng quý, năm. II/ phân tích Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp 1/ phân tích kết quả kinh doanh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (năm 2003 và năm 2004) ĐVT: 1.000VNĐ TT Các chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh Số tiền, CL Tỷ lệ 1 Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp DV 103.847.810 129.097.178 25.249.368 24,31 Trong đó: -Doanh thu xuất khẩu 2 Các khoản giảm trừ 97.828 - Giá giá hàngbán - Hàng bán bị trả lại - Chiếu khấu - các loại thuế XK,TTĐB, GTGT 3 Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 103.749.982 129.097.178 25.347.196 24,43 4 Giá vốn hàng bán 99.059.178 123.078.054 24.018.876 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 4.690.804 6.019.123 1.328.319 28,32 6 Tỷ suet lợinhuận gộp (%)/DT 4,52 4,66 0,14 7 Doanh thu hoạt động tài chính 686091 141.336 - 544.755 - 79,40 8 Chi phí tài chính 799.057 1.034.638 235.581 29,48 - Trong đố : lãi vay phải trả 601.500 1.034.638 433.138 72,01 9 Chi phí bán hàng 4.174.552 4.716.440 541.888 12,98 10 Tỷ suet chi phí bán hàng/DTT(%) 4,02 3,65 -0,37 11 Chi phí QLDN 159.382 195.987 36.605 22,97 12 Tỷ suet CPQLDN/DTT(%) 0,15 0,15 - 13 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 243.904 213.393 -30.511 -12,51 14 Thu nhậpkhác 231.928 1.873.118 1.641.190 707,63 15 Chi phí khác 78.207 1.357.463 1.279.256 16 Lợi nhuận Khác 153.720 515.654 118.029 29,68 17 Tổng lợi nhuận trước thuế 397.625 729.048 331.423 83,35 18 Tỷ suet lợi nhuận trước thuế /Tổng DTT(%) 0,38 0,56 0,18 19 Thuế TNDNphải nộp 204.133 20 Lợi nhuận sau thuế 397.625 524.915 127.290 32,01 21 Tỷ xuất lợi nhuận sau thuế/ doanh thu thuần(%) 0,38 0,41 0,03 Nhận xét: Qua bảng 1. Các khoản giảm trừ: Trong kỳ kinh doanh năm 2003 đơn vị đã có phát sinh khoản giảm trừ đó là thuế tiêu thụ đặc biệt 2. Tổng doanh thu thuần về hàng bán và cung cấp dịch vụ năm 2004 so với năm 2003 đã tăng đáng kể ,tăng 25.249.368 nghìn đồng, tương ứng tăng 24,31% là do Công ty đã mở rộng được thị trường sản xuất kinh doanh và đã kinh doanh đa dạng mặt hàng hoá. 3. Tỷ suất lợi nhuận gộp: năm 2004 so với năm 2003 tăng 0,14 % là do doanh thu năm 2004 cao hơn năm 2003, công ty đã tiết kiệm chi phí . 4. Tỷ suất chi phí tài chính: 4/ Qua chỉ tiêu phân tích doanh thu và chi phí tài chính ta thấy năm 2004 so với năm 2003 doanh thu giảm 544.755 nghìn đồng tương ứng với – 79,40% năm 2004 Công ty phải trả lãi tiền vay ngân hàng nhiều hơn năm 2003. Bởi năm 2004 Công ty phải trả lãi vay nhiều hơn là do công ty vay ngắn hạn để mua dự trữ gạo cung ứng xuất khẩu cho tổng công ty. 5. Tỷ suất chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng tăng so với năm 2003 là: 541.888 nghìn đồng tương ứng với 12,98%. Mặc dù chi phí có tăng nhưng doanh thu của năm 2004 tăng, như vậy là hợp lý. Tỷ suất chi phí so với doanh thu thuần giảm -0,37% như vậy Công ty đã sử dụng và quản lý chi phí hợp lý- tiết kiệm. 6. Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2004 tăng so với năm 2003 là 36.065 nghìn đồng tương ứng tăng 22,97%. trong khi đó tỷ xuất chi phí quản lý trên doanh thu năm 2004 và 2003 đều ở mức 0,15%. Như vậy công ty đã chi phí hợp lý. 7. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2004 là năm công ty đã ổn định đi vào sản xuất kinh doanh sau một năm sát nhập. Công ty đã mở rộng thị trường đa dạng hoá sản phẩm,.đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu tiết kiệm chi phí đó là những yếu tố làm tăng lợi nhuận so với năm 2003 là 127.290 nghìn đồng tương ừng với mức tăng 32,01%. 2.phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Đơn vị : 1000 đồng Nợ phải trả 2003 2004 Tài sản lưu động 2003 2004 1. Nợ ngắn hạn 32.712.508 31.932.619 1.Tiền 2.317.153 3.120.313 trong đó: 2.Đầu tư TC ngắn hạn -Nợ đến hạn trả 3.Các khoản phải thu 24..682.115 22.088.405 3. Nợ khác 213.139 58.622 4.Hàng tồn kho 12.532.455 15.905.558 5. Tài sản lưu động khác 5.986.356 3.223.421 Tổng cộng 32.925.647 31.991.241 Tổng cộng 45.538.479 44.337.698 -Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Đơn vị : 1000 đồng Các chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh 1.Hệ số thanh toán hiện thời 45.538.479 = 1,39 32.712.508 44.337.698 = 1,39 31.991.241 0 2.Hệ số thanh toán nhanh 45.538.479 – 12.532.455 = 1,01 32.712.508 44.337.698 – 15.905.558 = 0,8 31.991.241 - 0,12 3.Hệ số thanh toán tức thời 2.317.153 + 0 = 0 0 3.120.313 + 0 = 0 0 0 Nhận xét : Kết quả trên cho ta thấy năm 2004 hệ số thanh toán nhanh là 0,8 thấp hơn năm 2003 là - 0,12 là do lượng hàng hoá tồn kho nhiều hơn, hệ số thanh toán hiện thời và hệ số thanh toán tức thời hai năm 2003 và 2004 đều bằng không như vậy công ty vẫn còn những khó khăn về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn . Vì vậy công ty cần phải có những biện pháp tốt huy động các nguồn để trả nợ, nhất là giải quyết hàng tồn kho để doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. * Kết luận chung: Từ những khó khăn chung của nền kinh tế thị trường và ngành lương thực nói riêng, mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhưng Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên đã đoàn kết vượt qua những khó khăn ban đầu, hoàn thành kế hoạch đã đề ra tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Mặc dù kết quả sản xuất kinh doanh chưa đạt được kết quả cao như mong muốn, nhưng nó đã đánh dấu một bước phát triển đi lên của doanh nghiệp. kết luận Trên đây là thực tế công tác tổ chức Tài chính - Kế toán - Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Lương thực Hà Sơn Bình. Qua nghiên cứu, nhìn chung công tác hạch toán kế toán của đơn vị đã chấp hành nghiêm chỉnh các quy định và điều lệ tổ chức kế toán do Nhà nước ban hành. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều lập chứng từ gốc, trình tự lập, luân chuyển và lưu giữ chứng từ đúng quy định. Công tác tài chính rất được lãnh đạo quan tâm, tổ chức thực hiện nghiêm túc, thường xuyên và nó cũng thể hiện là một công cụ hữu hiệu giúp lãnh đạo đưa ra các quyết định quản lý đúng đắn. Có thể nói, sau một thời gian thực tập tại Công ty Lương thực Hà Sơn Bình, được tiếp xúc và nghiên cứu về hoạt động kinh doanh cũng như tổ chức hoạt động trong công ty. Tôi thấy rằng Công ty đang phát triển rất vững chắc, có khả năng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh hơn nữa. Trong tương lai, Công ty sẽ ngày càng khẳng định vai trò là cánh tay đắc lực trong hoạt động quản lý nền kinh tế Nhà nước theo đúng định hướng Nhà nước đề ra . Một lần nữa em xin được cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám đốc và anh chị em phòng Tài chính - Kế toán Công ty Lương thực Hà Sơn Bình. Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn tới thầy giáo Tiến Sĩ Đinh Văn Sơn, Thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Duy đã tận tình hướng dẫn em trong đợt thực tập này. Em xin trân trọng cảm ơn./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC315.doc
Tài liệu liên quan