Tổng quan về khu vực kinh tế chưa được quan sát: Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng của Việt Nam

(5) Điều tra viên thu thập thiếu thông tin, nhầm lẫn trong ghi phiếu điều tra. Xử lý, tổng hợp thông tin mắc sai sót. Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, hoạt động kinh tế phi chính thức và hoạt động kinh tế tự sản, tự tiêu của hộ gia đình hầu như đã thu thập tổng hợp được kết quả sản xuất - kinh doanh. Phần chưa được quan sát của hai nhóm hoạt động kinh tế này chiếm tỷ trọng nhỏ. Khu vực kinh tế chưa được quan sát tồn tại chủ yếu ở nhóm hoạt động kinh tế ngầm, hoạt động kinh tế bất hợp pháp và hoạt động kinh tế bị bỏ sót trong các chương trình thu thập dữ liệu thống kê. Nhằm đánh giá, phản ánh đầy đủ, toàn diện hơn phạm vi kết quả sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế chưa được quan sát, phục vụ việc biên soạn tổng sản phẩm trong nước, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội liên quan theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn nước ta, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) đã nghiên cứu, biên soạn Đề án Thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát. Dự thảo Đề án đã được xin ý kiến góp ý của các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đã được hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 12 năm 2018. Đề án tập trung vào bốn nội dung lớn: (1) Nghiên cứu nắm vững cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát; (2) Từng bước xác định đầy đủ, chính xác phạm vi, quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát; (3) Lựa chọn phương pháp đo lường phù hợp và hiệu quả; (4) Đo lường và cập nhật kết quả đo lường biên soạn tài khoản quốc gia. Đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát là công việc khó và phức tạp. Do vậy, để triển khai thành công Đề án Thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) mong nhận được sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học, các trường đại học, viện nghiên cứu,

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan về khu vực kinh tế chưa được quan sát: Kinh nghiệm quốc tế và thực trạng của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẤN ĐỀ HÔM NAY 24Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 02/2019 Lời tòa soạn. Khu vực kinh tế chưa được quan sát tồn tại và phát triển khá mạnh ở các nước, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, việc nghiên cứu để nhận dạng khu vực kinh tế này cũng như ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế, xã hội ở Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ KH&ĐT chủ trì xây dựng Đề án “Thống kê hoạt động khu vực kinh tế chưa được quan sát”. Để phục vụ rộng rãi bạn đọc quan tâm đến vấn đề này, Tạp chí KD&CN xin giới thiệu một số bài tham luận tại cuộc hội thảo khoa học do Khoa Tài chính Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chủ trì với chủ đề “Nhận diện kinh tế phi chính thức ở Việt Nam và những khuyến nghị chính sách”. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC KINH TẾ CHƯA ĐƯỢC QUAN SÁT: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆT NAM Tóm tắt: Bài viết giải thích thế nào là khu vực kinh tế chưa được quan sát, cũng như 5 thành tố của nó; giới thiệu ngắn gọn về tình hình kinh tế chưa được quan sát trên thế giới, kinh nghiệm đo lường và đối xử với khu vực kinh tế này của một số nước. Tác giả xác định rõ nội hàm của khu vực kinh tế chưa được quan sát ở Việt Nam; xem xét tầm quan trọng phải quan sát, những khó khăn, phức tạp trong việc thống kê, đo lường khu vực kinh tế này và những đề xuất cách giải quyết của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê). Từ khóa: Kinh tế chưa được quan sát; kinh tế ngầm; kinh tế bất hợp pháp; kinh tế phi chính thức; kinh tế tự sản, tự tiêu. Abstract: The article explains what a non-observed economic sector and its 5 components are; gives brief introduction to the non-observed economic situation in the world, experience of measuring and dealing with the economic sector from some countries. The author clearly defines the content of the economic sector that has not been observed in Vietnam; considers the importance of observation, the difficulties as well as the complexity of the statistics, the measurement of this economic sector and the proposed solutions of the Ministry of Planning and Investment (GSO). Keywords: Non-observed economy; latent economy; illegal economy; informal economy; self-production and self-consumption economy. TS. Nguyễn Bích Lâm * 1. Tổng quan về khu vực kinh tế chưa được quan sát Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là một trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu của nền kinh tế, không chỉ phản ánh quy mô và tiềm lực kinh tế của quốc gia, mà còn là cơ sở để tính toán nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng, như * Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch & Đầu tư VẤN ĐỀ HÔM NAY 25Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 02/2019 tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người, năng suất lao động xã hội, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tỷ lệ tích lũy, tỷ lệ tiêu dùng, tỷ lệ thu chi ngân sách nhà nước, tỷ lệ nợ công và các chỉ tiêu liên quan khác. Do vậy, các nước trên thế giới đều quan tâm đo lường đầy đủ quy mô chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước. Tuy nhiên, trong thực tiễn có một số hoạt động sản xuất - kinh doanh thường không thu thập được dữ liệu cơ bản phục vụ việc biên soạn các chỉ tiêu thuộc Hệ thống Tài khoản quốc gia. Việc đo lường đóng góp của khu vực kinh tế chưa được quan sát vào tổng sản phẩm trong nước được cơ quan thống kê các quốc gia và các tổ chức quốc tế triển khai tích cực trong thời gian qua. Bộ phận hoạt động kinh tế không thu thập được dữ liệu phục vụ biên soạn Hệ thống Tài khoản quốc gia được các nhà kinh tế gọi là khu vực kinh tế chưa được quan sát. Các tổ chức quốc tế đều xác định phạm vi của khu vực kinh tế chưa được quan sát bao gồm 5 nhóm: (1) Hoạt động kinh tế ngầm: hoạt động kinh tế hợp pháp, nhưng bị giấu diếm một cách có chủ ý nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, tránh thực hiện các thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính và các nghĩa vụ xã hội. (2) Hoạt động kinh tế bất hợp pháp: hoạt động kinh tế bị pháp luật cấm và các hoạt động kinh tế hợp pháp nhưng hoạt động khi chưa được cấp phép. (3) Hoạt động kinh tế phi chính thức chưa được quan sát: bộ phận kinh tế phi chính thức chưa được thu thập thông tin về kết quả sản xuất - kinh doanh. (4) Hoạt động kinh tế tự sản, tự tiêu của hộ gia đình: hoạt động sản xuất của hộ gia đình tạo ra sản phẩm để tiêu dùng và tích lũy cho chính các thành viên của hộ gia đình đó. (5) Hoạt động kinh tế bị bỏ sót trong các chương trình thu thập dữ liệu thống kê: hoạt động kinh tế lẽ ra phải được thu thập thông tin biên soạn các chỉ tiêu trong Hệ thống Tài khoản quốc gia và các chỉ tiêu thống kê khác, nhưng bị bỏ sót trong quá trình thu thập các thông tin đó. 2. Kinh nghiệm quốc tế về đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát Đo lường đầy đủ kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất - kinh doanh trong nền kinh tế là mong muốn của các quốc gia. Để giúp các quốc gia thành viên đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát, Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostart) đã tiến hành hai vòng Dự án Khảo sát các hoạt động kinh tế chưa được quan sát nhằm chuẩn hóa khái niệm và thống nhất phương pháp tính cho các nước thành viên Liên minh châu Âu. Vòng Khảo sát thứ nhất tiến hành trong năm 1998 và năm 1999, vòng Khảo sát thứ hai tiến hành trong năm 2001 và năm 2002. Trong tổng số 25 nước tham gia khảo sát, có 3 nước không công bố tỷ lệ khu vực kinh tế chưa được quan sát so với tổng sản phẩm trong nước. Tỷ lệ khu vực kinh tế chưa được quan sát so với tổng sản phẩm trong nước của 22 nước công bố rất khác nhau, cụ thể như sau: 5 nước có tỷ lệ dưới 5%; 6 nước từ 5% đến 15%; 4 nước từ 16% đến 20%; 4 nước từ 21% đến 30% và có 3 nước trên 30%. Hội đồng Kinh tế châu Âu cũng tiến hành 3 cuộc Khảo sát việc đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát. Cuộc Khảo sát đầu tiên thực hiện năm 1991 tại 9 nước. Kết quả khảo sát được công bố trong tài liệu “Tóm tắt ước tính các hoạt động kinh tế ngầm và hoạt động kinh tế phi chính thức cho tài khoản quốc gia” xuất bản năm 1993. Cuộc khảo sát lần thứ hai thực hiện năm 2001 và năm 2002 tại 29 nước, chủ yếu là các nước thành viên VẤN ĐỀ HÔM NAY 26Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 02/2019 Hội đồng Kinh tế châu Âu. Mục đích khảo sát lần này nhằm chuẩn hóa thuật ngữ và khái quát các phương pháp đã được sử dụng. Kết quả khảo sát cũng được cập nhật vào tài liệu “Tóm tắt ước tính các hoạt động kinh tế ngầm và hoạt động kinh tế phi chính thức cho tài khoản quốc gia” xuất bản năm 1993. Cuộc khảo sát thứ ba tiến hành năm 2005 và năm 2006 nhằm 3 mục tiêu: tổng hợp các hoạt động kinh tế chưa được quan sát đã được đo lường; đúc kết phương pháp đo lường; tiếp tục cập nhật tài liệu “Tóm tắt ước tính các hoạt động kinh tế ngầm và hoạt động kinh tế phi chính thức cho tài khoản quốc gia” xuất bản năm 1993 để các nước tham khảo, vận dụng. Kết quả khảo sát cho thấy: (1) Trong 45 nước tham gia cuộc khảo sát, có hai nước không đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát là Nhật Bản và New Zealand; có 43 nước đo lường bao gồm: 18 nước thuộc Liên minh châu Âu; 5 nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế không thuộc Liên minh châu Âu; 3 nước ứng viên Liên minh châu Âu; 12 nước thuộc Cộng đồng Các quốc gia độc lập và 5 nước khác. (2) Có 10 nước đo lường cả 5 nhóm hoạt động kinh tế chưa được quan sát. Những nước khác chủ yếu đo lường 3 nhóm: hoạt động kinh tế ngầm; hoạt động kinh tế bất hợp pháp; hoạt động kinh tế phi chính thức chưa được quan sát. (3) Trong 43 nước đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát, có 11 nước không công bố tỷ lệ của khu vực kinh tế này so với tổng sản phẩm trong nước, bao gồm: Áo, Irland, Vương quốc Anh, Canađa, Mỹ, Australia, Xéc-bi, Tây Ban Nha, Turmenistan, Uzbekistan và Ukraina. (4) Tỷ lệ khu vực kinh tế chưa được quan sát so với tổng sản phẩm trong nước của 24 nước công bố năm 2003 rất khác nhau, chia ra: 5 nước có tỷ lệ dưới 5%; 6 nước từ 10% đến 15%; 7 nước từ 16% đến 20%; 4 nước từ 21% đến 30% và 2 nước trên 30%. Thấp nhất là Đức 0,7%; New Zealand 1,25%; Thụy Điển 1,3%; Na-uy 2,5 %. Cao nhất là Gruzia 33,2%; Anbany 30,8%; Armenia 28,9%. Kết quả khảo sát của cơ quan Thống kê châu Âu và Hội đồng Kinh tế châu Âu đều cho thấy, tỷ lệ khu vực kinh tế chưa được quan sát so với tổng sản phẩm trong nước chênh lệch khá lớn giữa các nước cũng như giữa các thời kỳ khác nhau của nền kinh tế. Sở dĩ có tình trạng này là do: (i) Cấu trúc của nền kinh tế, hệ thống luật pháp, hệ thống quản lý, nhận thức và ý thức của các chủ thể tham gia sản xuất - kinh doanh có sự khác biệt nhất định; (ii) Phương pháp tiếp cận đo lường không hoàn toàn giống nhau; (iii) Năng lực, trình độ, hiệu quả hoạt động của cơ quan thống kê mỗi nước, mỗi thời kỳ cũng khác nhau. Vì vậy, theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, các tỷ lệ này chỉ có ý nghĩa tham khảo, không sử dụng đối chiếu, so sánh quốc tế. 3. Thực trạng các hoạt động kinh tế chưa được quan sát ở Việt Nam Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, ở nước ta, các hoạt động kinh tế chưa được quan sát xuất hiện ngày càng đa dạng và phức tạp. Đến nay, khu vực kinh tế này vẫn chưa được điều tra, đánh giá đầy đủ, toàn diện. Tuy vậy, có thể tổng kết đặc điểm của 5 nhóm hoạt động thuộc khu vực kinh tế chưa được quan sát ở nước ta hiện nay như sau: Khu vực kinh tế ngầm thường là những hoạt động hợp pháp, nhưng giấu diếm có chủ ý (khai báo thiếu, không khai báo) để tránh nộp thuế hoặc nộp thuế thấp hơn thực tế; tránh đóng bảo hiểm xã hội; tránh thực hiện các quy định theo yêu cầu về VẤN ĐỀ HÔM NAY 27Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 02/2019 mức lương tối thiểu, số giờ làm việc, điều kiện sức khỏe, tay nghề, bằng cấp, của người lao động; tránh các thủ tục pháp lý, hành chính, như báo cáo tài chính, báo cáo thống kê hoặc các hoạt động liên quan đến sản xuất - kinh doanh vi phạm pháp luật chỉ bị xử phạt hành chính, tức là chưa đến mức xử lý hình sự. Hoạt động kinh tế bất hợp pháp là những hoạt động bị pháp luật cấm, như sản xuất và buôn bán ma túy, hoạt động mại dâm, buôn bán người,; hoạt động kinh doanh có điều kiện, nhưng không có giấy phép kinh doanh phù hợp, không tuân thủ các quy định của pháp luật; hoạt động kinh doanh hợp pháp, nhưng do đối tượng không hợp pháp thực hiện; hoạt động liên quan đến sản xuất - kinh doanh vi phạm pháp luật bị xử lý hình sự. Hoạt động kinh tế phi chính thức có một số đặc điểm là: quy mô vốn và lao động nhỏ; không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh; không ký hợp đồng lao động; không có hệ thống sổ sách ghi chép kế toán; không tách biệt tài sản và lao động của cơ sở cho sản xuất và sinh hoạt; không có tư cách pháp nhân. Hoạt động tự sản, tự tiêu của hộ gia đình là các hoạt động tự sản xuất ra các sản phẩm của hộ gia đình phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, tích lũy của các cá nhân trong hộ, nhưng không bao gồm hoạt động dịch vụ do thành viên trong hộ tự làm phục vụ cho nhu cầu cá nhân của các thành viên hộ, như nấu cơm, giặt quần áo, lau nhà, chăm sóc cây cảnh, vật nuôi cảnh Hoạt động kinh tế bị bỏ sót trong các chương trình thu thập dữ liệu thống kê do không lập dàn mẫu, bảng kê hoặc dàn mẫu điều tra bị thiếu do doanh nghiệp/cơ sở chuyển địa điểm,; không tiếp cận được đối tượng cung cấp thông tin; không điều tra. Ngoài ra, còn do đối tượng cung cấp thông tin không cung cấp do vô tình, không cố ý; do cơ quan quản lý nhà nước chưa quản lý, nhận dạng được hoạt động,... Từ các đặc điểm nêu trên của 5 nhóm hoạt động thuộc khu vực kinh tế chưa được quan sát và từ công tác thực tiễn, có thể khái quát các hoạt động kinh tế chưa được quan sát có tính phổ biến trong nền kinh tế nước ta hiện nay theo 5 nhóm như sau: a) Hoạt động kinh tế ngầm (1) Trong nông, lâm nghiệp và thủy sản: Đối tượng điều tra, đơn vị điều tra không cung cấp thông tin về diện tích, sản lượng nuôi trồng, đặc biệt là: diện tích đất được giao khoán hoặc thuê để trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản vượt tiêu chuẩn quy định; diện tích trồng cao su, hồ tiêu, cà phê và các cây lâu năm khác trên đất rừng phòng hộ, rừng được bảo vệ. Giấu diếm sản lượng sản xuất của các hoạt động vi phạm, nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự, như tiến hành sản xuất trên các khu đất cấm khai thác, sử dụng, vì lý do bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái hoặc đã được quy hoạch dành cho mục đích khác; khai thác lâm sản và thực hiện dịch vụ lâm nghiệp trái quy định; khai thác thủy sản, hải sản trong vùng cấm, vào mùa cấm, bằng nghề bị cấm và loài bị cấm. (2) Trong công nghiệp: Khai báo thiếu số lượng sản phẩm đã sản xuất vượt quá quy hoạch ngành hoặc vượt quá số lượng được cấp phép thuộc Danh mục hạn chế sản xuất kinh doanh hoặc những mặt hàng sản xuất kinh doanh có điều kiện, như sắt thép, thuốc lá, hóa chất,... Không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ sản lượng các sản phẩm ngoài danh mục đăng ký. Một số đơn vị thuộc các ngành khác có hoạt động sản xuất công nghiệp phục vụ tiêu dùng nội bộ, nhưng không kê khai, báo cáo VẤN ĐỀ HÔM NAY 28Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 02/2019 không đầy đủ sản lượng sản phẩm. Giấu diếm sản phẩm không đảm bảo chất lượng so với đăng ký hoặc so với quy định. (3) Trong xây dựng: Đơn vị thi công xây dựng không kê khai phần giá trị xây dựng không phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng. Doanh nghiệp xây dựng khai báo doanh thu cao hơn thực tế hoặc xuất hóa đơn trước thời điểm hoàn thành để lấy kinh phí do có sự thỏa thuận ngầm giữa chủ đầu tư và nhà thầu trong đầu tư công. Doanh nghiệp không thuộc ngành xây dựng không báo cáo khối lượng xây dựng tự làm. Xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở và các công trình khác không có giấy phép hoặc chưa được cấp phép với mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự. (4) Trong thương mại, dịch vụ: Đơn vị không khai báo đầy đủ chủng loại và số lượng mặt hàng kinh doanh; kê khai doanh thu thấp hơn thực tế; bán hàng cao hơn giá niêm yết. Kê khai trị giá vốn hàng hóa lớn, làm tăng chi phí so với thực tế, giá trị gia tăng thấp và trong nhiều trường hợp kinh doanh có lãi, nhưng báo lỗ. Kê khai không đầy đủ hàng miễn thuế, hàng bán trực tuyến qua các trang thương mại điện tử hoặc qua các thiết bị điện tử di động. Không báo cáo kết quả thực hiện các dịch vụ thương mại nhà nước chưa có quy định. (5) Các hoạt động dịch vụ khác: Không báo cáo khối lượng vận tải hành khách, hàng hóa chở quá quy định hoặc khối lượng vận tải trên các phương tiện đã hết hạn lưu hành, phương tiện không đúng ngành nghề kinh doanh vận tải. Hoạt động đại lý Internet, in ấn, xuất bản sách báo vượt quá số lượng đăng ký không khai báo. Không kê khai đầy đủ lượng khách trong hoạt động du lịch lữ hành. Các cơ sở lưu trú như khách sạn, nhà nghỉ khai báo số phòng, số buồng, số giường, số lượng khách đến nghỉ thấp hơn thực tế. Trong hoạt động tài chính, ngân hàng nhiều khoản không kê khai tính thuế thu nhập, như tiền cho vay trong nội bộ dân cư có tính lãi (không bao gồm tín dụng đen), tiền làm thêm, dạy thêm, không kê khai hoặc kê khai thiếu tiền thù lao hoạt động văn hóa nghệ thuật, ca sĩ, nghệ sĩ biểu diễn. b) Hoạt động kinh tế bất hợp pháp (1) Trong nông, lâm nghiệp và thủy sản: Trồng cây thuốc phiện, cây gây nghiện; nuôi động vật hoang dã; đánh bẫy, săn bắt các loại động vật quý hiếm bị cấm; chặt phá rừng, khai thác gỗ và các loại lâm sản không phải là gỗ, khai thác thủy sản không hợp pháp bị truy cứu trách nhiệm hình sự. (2) Trong công nghiệp: Sản xuất, chế biến thuốc phiện, heroin và các sản phẩm khác bị pháp luật cấm; khai thác tài nguyên khoáng sản lậu; sản xuất, điều chế sản phẩm hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ thuộc danh mục cấm; sản xuất hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ; phát triển, sản xuất vũ khí trái phép. (3) Trong xây dựng: Xây dựng các công trình trái phép trên địa bàn cấm xâm phạm vì lý do bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo đảm an sinh xã hội và môi trường; cơi nới, lấn chiếm diện tích không gian khu vực công cộng, sử dụng chung trong cộng đồng hoặc đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; thi công công trình sai so với giấy phép xây dựng được cấp, xây vượt quá số tầng quy định hoặc điều chỉnh kết cấu sai, khác giấy phép làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, gây hậu quả nghiêm trọng với mức độ vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự. (4) Trong thương mại, dịch vụ: Buôn bán, vận chuyển, tàng trữ thuốc phiện, heroin và các chất gây nghiện khác bị pháp luật cấm; buôn bán, vận chuyển, cất VẤN ĐỀ HÔM NAY 29Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 02/2019 giấu động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm, hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, vật liệu nổ, hóa chất nguy hiểm, vũ khí, hàng trộm cắp, ngoại tệ với khối lượng lớn bị truy cứu trách nhiệm hình sự; kinh doanh hàng hóa cấm xuất khẩu hoặc cấm nhập khẩu. (5) Các hoạt động dịch vụ bất hợp pháp khác: Đánh bạc và tổ chức đánh bạc; buôn bán người, nội tạng người; mua bán dâm; hoạt động lừa đảo, trộm cắp, rửa tiền; sử dụng lao động trẻ em trái quy định pháp luật; sử dụng phần mềm gián điệp hoặc có mã độc; in ấn, xuất bản, phát hành ấn phẩm, sản phẩm điện tử nội dung xấu hoặc vi phạm bản quyền bị truy cứu trách nhiệm hình sự; hoạt động tôn giáo trá hình trái pháp luật. c) Hoạt động kinh tế phi chính thức chưa được quan sát Ở nước ta, hầu hết các hoạt động kinh tế phi chính thức trong các ngành, lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ hầu như đã được quan sát. Hằng năm, Tổng cục Thống kê chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành địa phương tiến hành nhiều cuộc điều tra thu thập kết quả sản xuất - kinh doanh của các cơ sở và các hộ, như điều tra toàn bộ diện tích gieo trồng các loại cây nông nghiệp; điều tra chọn mẫu năng suất, sản lượng lúa; điều tra chọn mẫu năng suất, sản lượng cây vụ đông và các loại cây hằng năm khác; điều tra toàn bộ kết hợp điều tra chọn mẫu năng suất, sản lượng cây lâu năm; điều tra toàn bộ kết hợp điều tra chọn mẫu chăn nuôi; điều tra toàn bộ kết hợp điều tra chọn mẫu lâm nghiệp; điều tra toàn bộ kết hợp điều tra chọn mẫu thủy sản và điều tra hộ sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản và các cuộc điều tra hằng tháng, hằng quý khác. Tuy nhiên, vẫn còn một số hoạt động chưa được quan sát hết, như sản xuất sản phẩm tiêu dùng nội bộ đơn vị; hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ của các hộ gia đình (dịch vụ xe ôm, hoạt động bán hàng rong); dịch vụ giúp việc gia đình; dịch vụ chữa bệnh tại nhà. d) Hoạt động kinh tế tự sản, tự tiêu của các hộ gia đình Hoạt động kinh tế tự sản, tự tiêu, trong nền kinh tế nước ta cũng cơ bản đã được quan sát. Đối với các hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản, kết quả sản xuất được thu thập dựa trên hồ sơ tư liệu sản xuất (diện tích đất, mặt nước, tàu thuyền khai thác thủy sản) cập nhật trong hồ sơ hành chính của các cơ quan quản lý cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn một số hoạt động chưa được quan sát, bao gồm: Sản xuất các sản phẩm do dân cư tự làm để phục vụ tiêu dùng của bản thân và gia đình (nấu rượu; làm bánh kẹo truyền thống; làm đồ uống; gia công cơ khí, làm đồ may mặc); phá dỡ, tự lắp đặt hệ thống điện nước, tự hoàn thiện các công trình xây dựng của doanh nghiệp, hộ gia đình; sửa chữa nhỏ nhà cửa của các hộ tự làm. đ) Hoạt động kinh tế bị bỏ sót trong các chương trình thu thập dữ liệu thống kê (1) Đơn vị điều tra từ chối cung cấp thông tin, giấu diếm thông tin hoặc cung cấp thông tin không đúng với thực tế. (2) Tổng cục Thống kê, Thống kê bộ, ngành, Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan khác không cập nhật thường xuyên cơ sở sản xuất kinh doanh nên danh sách điều tra không đủ số lượng cơ sở mới được thành lập và không loại bỏ kịp thời số cơ sở sáp nhập, giải thể, ngừng hoạt động. Cơ quan Thống kê không thể tiếp cận đối tượng điều tra do đối tượng điều tra thay đổi địa điểm, VẤN ĐỀ HÔM NAY 30Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 02/2019 (3) Thiếu sót trong việc lập bảng kê phục vụ các cuộc điều tra thường xuyên, nhất là các cuộc điều tra do cấp xã, phường lập bảng kê. Một số hoạt động thường bị bỏ sót là: hoạt động thương mại điện tử; hoạt động xe ôm truyền thống, taxi và xe ôm công nghệ; cắt tóc trên hè phố, lề đường; sửa chữa nhỏ xe máy, xe đạp, đồ điện, điện tử; bán hàng rong; kết quả trồng rau, nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản của các hộ gia đình khu vực thành thị tại nhà, ven đường, ven hồ, đất và nhà ở bỏ hoang và những hoạt động kinh tế nhỏ lẻ khác. (4) Phân chia các hoạt động, các sản phẩm, dịch vụ thiếu chi tiết, chưa gắn khối lượng với chất lượng, dẫn đến quy mô sản xuất tính theo giá trị không phù hợp với thực tế. (5) Điều tra viên thu thập thiếu thông tin, nhầm lẫn trong ghi phiếu điều tra. Xử lý, tổng hợp thông tin mắc sai sót. Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, hoạt động kinh tế phi chính thức và hoạt động kinh tế tự sản, tự tiêu của hộ gia đình hầu như đã thu thập tổng hợp được kết quả sản xuất - kinh doanh. Phần chưa được quan sát của hai nhóm hoạt động kinh tế này chiếm tỷ trọng nhỏ. Khu vực kinh tế chưa được quan sát tồn tại chủ yếu ở nhóm hoạt động kinh tế ngầm, hoạt động kinh tế bất hợp pháp và hoạt động kinh tế bị bỏ sót trong các chương trình thu thập dữ liệu thống kê. Nhằm đánh giá, phản ánh đầy đủ, toàn diện hơn phạm vi kết quả sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế chưa được quan sát, phục vụ việc biên soạn tổng sản phẩm trong nước, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội liên quan theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn nước ta, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) đã nghiên cứu, biên soạn Đề án Thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát. Dự thảo Đề án đã được xin ý kiến góp ý của các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đã được hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 12 năm 2018. Đề án tập trung vào bốn nội dung lớn: (1) Nghiên cứu nắm vững cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát; (2) Từng bước xác định đầy đủ, chính xác phạm vi, quy mô khu vực kinh tế chưa được quan sát; (3) Lựa chọn phương pháp đo lường phù hợp và hiệu quả; (4) Đo lường và cập nhật kết quả đo lường biên soạn tài khoản quốc gia. Đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát là công việc khó và phức tạp. Do vậy, để triển khai thành công Đề án Thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) mong nhận được sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các chuyên gia kinh tế, các nhà khoa học, các trường đại học, viện nghiên cứu, Tài liệu tham khảo 1. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chứcLao động quốc tế (ILO) và một số Cơ quan Thống kê quốc gia (đồng biên soạn). Đo lường khu vực kinh tế chưa được quan sát. Sổ tay. Xuất bản năm 2002. 2. Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc (UNSD). Hệ thống Tài khoản quốc gia (SNA) 2008.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftong_quan_ve_khu_vuc_kinh_te_chua_duoc_quan_sat_kinh_nghiem.pdf
Tài liệu liên quan